BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CƠNG NGHỆ HĨA HỌC VÀ THỰC PHẨM
BÁO CÁO MÔN HỌC HOẠT CHẤT BỀ MẶT
ĐỀ TÀI
SODIUM METHYL COCOYL TAURATE VÀ
ỨNG DỤNG TRONG LĨNH VỰC MỸ PHẨM
GVHD: TS. PHAN NGUYỄN QUỲNH ANH
SVTH: PHẠM THỊ NGỌC CẦM
MSSV: 18139014
LỚP: DH18HT
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01, năm 2022
0
SODIUM METHYL COCOYL TAURATE
MỤC LỤC
MỤC LỤC .....................................................................................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................................................................ 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................................................. 3
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT ................................................... 5
1.
Chất hoạt động bề mặt .................................................................................................... 5
2.
Phân loại các chất hoạt động bề mặt ............................................................................... 5
3.
Tính chất hoa lý của chất hoạt động bề mặt trong dung dịch ......................................... 7
4.
Ứng dụng của chất hoạt động bề mặt ............................................................................. 9
CHƯƠNG 2: SODIUM METHYL COCOYL TAURATE ................................................................ 10
1.
Tên gọi Sodium Methyl Cocoyl Taurate ...................................................................... 10
2.
Định nghĩa Sodium Methyl Cocoyl Taurate ................................................................. 10
3. Cấu trúc hoá học của Sodium Methyl Cocoyl Taurate ................................................................. 11
4.
Thông tin chung về Sodium Methyl Cocoyl Taurate ................................................... 11
6.
Cách điều chế ................................................................................................................ 12
7.
Nó có an tồn cho da khơng? ........................................................................................ 13
8.
Tính chất hố lý ............................................................................................................ 13
9.
Ứng dụng của Sodium Metyl Cocoyl Taurate .............................................................. 14
CHƯƠNG 3: CÁC ỨNG DỤNG CỦA METHYL COCOYL TAURATE TRONG LĨNH
VỰC MỸ PHẨM ................................................................................................................................................... 14
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN.................................................................................................................................. 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................................. 21
1
SODIUM METHYL COCOYL TAURATE
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. Mơ hình chất HĐBM ................................................................................................... 5
Hình 2. Chất HĐBM phân loại theo bản chất nhóm háo nước ................................................. 6
Hình 3. Sự hình thành cấu trúc micelle của chất hoạt động bề mặt .......................................... 7
Hình 4. Các dạng cấu trúc Micelle khác nhau .......................................................................... 8
Hình 5. Các dạng micelle trong mơi trường nước và dung mơi khác nhau. ............................. 8
Hình 6. Hình ảnh của Sodium Methyl Cocoyl Taurate (SMCT) ........................................... 10
Hình 7. CTCT của Sodium Methyl Cocoyl Taurate (SMCT) ................................................ 11
Hình 8. Quang phổ của SMCT ................................................................................................ 14
Hình 9. Sản phẩm Sodium Cocoyl Taurate............................................................................. 15
Hình 10. Chất Tạo Bọt Tẩy Rửa Dịu Nhẹ Diapon – KSF ...................................................... 16
Hình 11. CeraVe Foaming Facial Cleanser ............................................................................ 17
Hình 12. Sữa rửa mặt Clean Up Foam Cleansing ................................................................... 18
2
SODIUM METHYL COCOYL TAURATE
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Giá trị của HLB ........................................................................................................... 9
Bảng 2. CTCT của Sodium Methyl Cocoyl Taurate (SMCT) ................................................ 13
3
SODIUM METHYL COCOYL TAURATE
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại không ngừng đổi mới và tiến bộ, chúng ta phải luôn trau dồi và nâng cao
trình độ, cùng với mức sống đã được nâng cao, chúng ta sẽ càng ngày càng quan tâm đến việc
chăm sóc và làm đẹp cho bản thân. Chính vì thế thị trường mỹ phẩm ngày càng phát triển rộng
lớn và chất hoạt động bề mặt đóng vai trò to lớn trong việc phối trộn các thành phần khó kết
hợp với nhau hoặc khó thấm vào da để tạo thành một sản phẩm đồng nhất. Việc lựa chọn các
chất hoạt động bề mặt trong việc phát triển sản phẩm mỹ phẩm là một vấn đề hết sức tinh tế
và phức tạp, trong đó phải tính đến nhiều yếu tố. Trong số đó, người ta thường xem xét những
yếu tố liên quan trực tiếp đến các chức năng của chúng (tẩy rửa, tạo nhũ, tạo bọt, độ làm sạch,
độ dịu nhẹ cho da, cảm giác trên da, v.v.), và cả những yếu tố liên quan đến chi phí, độc tính
và khả năng phân hủy sinh học.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Phan Nguyễn Quỳnh Anh đã dạy chúng em môn
Hoạt Chất Bề Mặt và đã tạo điều kiện cho chúng em có những buổi học tuyệt vời, được tiếp
xúc với những kiến thức bổ ích về chất hoạt động bề mặt và ứng dụng nó trong cuộc sống.
Môn học này đã cung cấp cho em các kiến thức quý giá để nâng cao khả năng đọc hiểu, phân
tích các tài liệu chuyên ngành.
Em chọn đề tài Sodium Methyl Cocoyl Taurate và ứng dụng trong mỹ phẩm. Dù em đã
rất cố gắng trong lúc hoàn thành tiểu luận này. Tuy nhiên, một số yếu điểm về mặt dịch thuật,
sử dụng thuật ngữ chuyên ngành là điều khơng thể tránh khỏi và việc tìm tài liệu chun ngành
cho đề tài vẫn còn bị hạn chế.
Em mong nhận được những lời góp ý từ cơ để em có thể hồn thiện mình hơn.
4
SODIUM METHYL COCOYL TAURATE
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT
1. Chất hoạt động bề mặt
a) Sức căng bề mặt
Sức căng bề mặt là lực tác dụng trên một đơn vị chiều dài giới hạn (chu vi) bề mặt phân
chia pha và làm giảm diện tích bề mặt tiếp xúc của chất lỏng, hoặc có thể hiểu là năng lượng
tự do (hay năng lượng “dư thừa”) được tạo ra trên một vị diện tích bề mặt (kí hiệu là σ – đơn
vị: dyn.cm-1, erg.cm-2).
b) Chất hoạt động bề mặt
- Chất có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của dung môi chứa chúng. Thường là: các
chất hữu cơ như các acid béo, muối của acid béo, ester, rượu, alkyl sulfate....
• Cấu tạo: gồm hai phần:
+ Phần phân cực ( ái nước, ưa nước, háo nước=lyophilic group): các nhóm này liên kết
mạnh với các dung mơi có cực (nhất là nước) nên phần phân cực thường được gọi là đầu ưa
cực (với dung môi thường sử dụng là nước nên nó được gọi là đầu ưa nước). Ví dụ: –COOH,
–CONH2, –C6H4SO3 -, –SO3 -, –(CH2-CH2-O)–,…
+ Phần không phân cực ( kỵ nước, ghét nước hay ái dầu, háo dầu, ưa dầu= lyophobic
group): đó là những gốc ankyl hydrocarbon mạch dài, các nhóm này liên kết tốt với dung môi
kém hoặc không phân cực nên phần không phân cực thường được gọi là đuôi không cực hoặc
đuôi ưa dầu (vì dung mơi thường được sử dụng là nước nên nó được gọi là đi kỵ nước).
Mơ hình chất hoạt động bề mặt:
Hình 1. Mơ hình chất HĐBM
2. Phân loại các chất hoạt động bề mặt
Các chất hoạt động bề mặt có thể được phân loại theo cấu trúc hố học, theo TCVL ( độ
tan trong nước hoặc dung môi), theo ứng dụng hoá học.
5
SODIUM METHYL COCOYL TAURATE
Phân loại theo cấu trúc hoá học có thể phân theo:
➢ Phân loại theo bản chất nhóm háo nước
➢ Phân loại teo bản chất nhóm kỵ nước
➢ Phân loại theo bản chất liên kết giữa nhóm háo nước và kỵ nước
a. Phân loại theo bản chất nhóm háo nước
Theo bản chất nhóm háo nước các chất HĐBM được chia thành các nhóm chính như sau:
các chất HĐBM anion, cation, lưỡng tính và khơng ion.
• Chất hoạt động bề mặt anion (anionic surfactant): nhóm ưa nước phân ly thành ion âm
(anion).
• Chất hoạt động bề mặt cation (cationic surfactant): nhóm ưa nước phân ly thành ion dương
(cation).
• Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính (amphoteric surfactant hoặc zwitterionic surfactant):
nhóm ưa nước chứa cả 2 loại ion, phân ly thành ion tùy thuộc vào độ pH của dung mơi.
• Chất hoạt động bề mặt không ion (non – ionic surfactant) – (NI) là chất hoạt động bề mặt
hòa tan trong dung mơi, nhóm ưa nước khơng phân ly thành ion và được phân loại tùy
thuộc vào nhóm ưa nước của chúng.
Hình 2. Chất HĐBM phân loại theo bản chất nhóm háo nước
6
SODIUM METHYL COCOYL TAURATE
b. Phân loại theo bản chất nhóm kỵ nước
• Gốc alkyl mạch thẳng, C8 – 18.
• Gốc alkyl mạch ngắn C3 – C12 gắn vào nhân thơm.
• Olefin nhánh C8 –C20.
• Hydrocarbon từ dầu mỏ.
• Hydrocarbon mạch dài thu được từ phản ứng CO và H2.
c. Phân loại theo bản chất của nhóm háo nước và kỵ nước
Gồm 2 loại:
• Nhóm háo nước liên kết trực tiếp nhóm kỵ nước: RCOONa, ROSO3Na, RC6H4SO3Na
• Nhóm háo nước liên kết nhóm kỵ nước thơng qua các liên kết trung gian
o Liên kết ester: RCOO-CH2CHOHCH2-OSO3Na
o Liên kết amide: R-NHCOCH2SO3Na
o Liên kết ether: ROC2H4OSO3Na.
3. Tính chất hoa lý của chất hoạt động bề mặt trong dung dịch
a. Sự hình hành Micelle
Khi nồng độ chất họat động bề mặt tăng lên một giá trị nào đó, từ các phân tử hịa tan riêng
biệt, một số lớn các micell bắt đầu hình thành trong hệ. Các micell này là các hình cầu trong
đó trong đó các phân tử chất họat động bề mặt liên kết với nhau bằng đầu hydrocarbon và
hướng nhóm phân cực ra dung dịch nước.
Hình 3. Sự hình thành cấu trúc micelle của chất hoạt động bề mặt
7
SODIUM METHYL COCOYL TAURATE
Số phân tử xà phòng trong một tập hợp như vậy vào khỏang 50, đường kính hình cầu
khỏang gấp đơi chiều dài phân tử xà phịng tạo nên nó. Ngƣời ta giải thích sự tạo thành micell
như sau:
+ Do lực hút Van der Waals giữa các phần hydrocarbon kỵ nước, do lực đẩy của các
nhóm tích điện cùng dấu.
+ Do lực hút giữa các phân tử nước, các phân tử nước sẽ đẩy mạnh hydrocarbon kỵ nước
ra khỏi dung dịch và do đó làm cho chúng phải liên kết lại với nhau.
Ở các nồng độ cao hơn, các micell có kích thước tăng lên và các gốc hydrocarbon mỗi lúc
mỗi thêm song song với nhau hình thành các micelle tấm hay các hình dạng khác.
Hình 4. Các dạng cấu trúc Micelle khác nhau
Hình 5. Các dạng micelle trong môi trường nước và dung môi khác nhau.
8
SODIUM METHYL COCOYL TAURATE
b. Nồng độ Micelle tới hạn (CMC)
Nồng độ micelle tới hạn (Critical Micelle Concentration: CMC): CMC = nồng độ dung
dịch chất hoạt động bề mặt mà tại đó sự hình thành micelle trở nên đáng kể. Các yếu tố ảnh
hưởng đến CMC: chiều dài nhóm kỵ nước, nhiệt độ, chất điện ly, chất hữu cơ
c. Điểm Kraft
Điểm Kraft là nhiệt độ ở đó độ hịa tan bằng CMC (tại nồng độ 0.1 – 10%) → liên quan
đến chất hoạt động bề mặt anion.
d. Điểm đục
Điểm đục là nhiệt độ ở đó chất hoạt động bề mặt khơng ion trở nên khơng thể hịa tan, tách
ra khỏi dung dịch → liên quan đến chất hoạt động bề mặt không ion. Các yếu tố ảnh hưởng
đến điểm đục: độ dài gốc alkyl, lượng nhóm oxide ethylene – [22].
e. HLB (Hydrophile – Lipophile Balance):
HLB là một đơn vị đo lường lưỡng tính đối cực của phân tử
Giá trị của HLB
Độ phân tán
1–4
khơng phân tán trong nước
3–6
ít phân tán
8 – 10
phân tán đục nhưng ổn định
13
dung dịch trong
Bảng 1. Giá trị của HLB
Thang đo HLB: 1 – 20. HLB càng lớn: tính ưa nước (háo nước) càng cao, tính ưa dầu (kỵ
nước) càng thấp; vì thế, gia tăng HLB dẫn đến gia tăng tính ưa nước của chất hoạt động bề
mặt, độ phân tán các thành phần khác nhau trong dung dịch nước sẽ ảnh hưởng đến HLB.
4. Ứng dụng của chất hoạt động bề mặt
• Cơng nghiệp dệt nhuộm: sử dụng như chất làm mếm cho vải sợi, chất trợ nhuộm.
• Cơng nghiệp thực phẩm: Là chất nhũ hóa cho các loại thực phẩm như bánh kẹo, bơ sữa và
đồ hộp.
• Hóa mỹ phẩm: Làm chất tẩy rửa, chất nhũ hóa, chất tạo bọt.
• Ngành in ấn: Sử dụng làm chất trợ ngấm và phân tán mực in.
• Nơng nghiệp: Là hoạt chất sử dụng trong sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.
9
SODIUM METHYL COCOYL TAURATE
• Xây dựng: Sử dụng trong thi cơng nhũ hóa nhựa đường, tăng cường độ đóng rắn của bê tơng.
• Dầu khí: Làm chất nhũ hóa trong dung dịch khoan
• Cơng nghiệp khống sản: Sử dụng làm thuốc tuyển nổi, chất nhũ hóa, chất tạo bọt trong chế
biến và khai thác khoáng sản.
CHƯƠNG 2: SODIUM METHYL COCOYL TAURATE
1. Tên gọi Sodium Methyl Cocoyl Taurate
Danh pháp IUPAC: Sodium Methyl Cocoyl Taurate
Tên viết tắt thông dụng: SMCT
Mã số định danh: CAS 12765-39-8
Tên gọi khác: Natri metyl cocoyl taurat, Sodium formyl taurine, Sodium methyl Cocoyl
taurine
2. Định nghĩa Sodium Methyl Cocoyl Taurate
Hình 6. Hình ảnh của Sodium Methyl Cocoyl Taurate (SMCT)
SMCT là một chất hoạt động bề mặt nhẹ có nguồn gốc từ dừa. Nó có màu trắng và có độ
sệt giống như hồ. Nó được tìm thấy trong nhiều sản phẩm chăm sóc da và tóc như sữa rửa mặt
và dầu gội (sản phẩm xả), bao gồm cả sản phẩm dành cho trẻ em. Tuy nhiên, nó cũng được sử
dụng trong các sản phẩm để lại như kem nền và bột đắp mặt và các sản phẩm khác như nước
súc miệng và chất làm thơm hơi thở
10
SODIUM METHYL COCOYL TAURATE
Taurate như Sodium metyl cocoyl taurate là chất hoạt động bề mặt anion nhẹ. Chúng
thường được sử dụng trong dầu gội không chứa sulfat để làm sạch da đầu mà khơng làm khơ
da vì chúng có độ pH ổn định về mặt hóa học.
Sodium methyl cocoyl taurate có thể tăng cường sự xâm nhập của các thành phần khác vào
da.
Chất hoạt động bề mặt Taurine cũng có thể thể hiện đặc tính chống oxy hóa, điều chỉnh
phản ứng viêm và tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ da.
Vì nó là một chất tẩy rửa khơng làm khơ, nó có thể giữ cho da mềm và ẩm sau khi sử dụng.
Nó cũng được cho là an tồn và nhẹ nhàng cho da nhạy cảm.
3. Cấu trúc hoá học của Sodium Methyl Cocoyl Taurate
Hình 7. CTCT của Sodium Methyl Cocoyl Taurate (SMCT)
Cơng thức hóa học: RCON(CH3)CH2CH2SO3Na, trong đó RCO- đại diện cho gốc axit dừa.
Cấu trúc hóa học: SMCT có một nhóm đầu ưa nước bao gồm N-metyltaurine (axit 2metylaminoethanesulfonic) và một nhóm ưa béo bao gồm một axit béo dừa chuỗi dài, cả hai
đều được liên kết thông qua một liên kết amit. SMCT là chất hoạt động bề mặt anion có nhóm
sulfo âm điện tử mạnh và nhóm cation amine nhẹ
4. Thơng tin chung về Sodium Methyl Cocoyl Taurate
Trạng thái sản phẩm: dạng kem sáp, màu trắng hoặc dạng bột màu trắng.
Giá trị pH: 7.0 - 8.0
Tỷ lệ sử dụng: 3 - 30%
5. Công dụng của Sodium Methyl Cocoyl Taurate
✓ Sodium Methyl Cocoyl Taurate là một chất hoạt động bề mặt anion hồn hảo, có khả
năng tương thích với các cation khác nhau và các chất hoạt động bề mặt khơng ion, có khả
năng tạo bọt cao nên đực sử dụng như chất tạo bọt hoàn hảo trong các cơng thức.
✓ Natri methyl cocoyl taurate hồ trộn được với nước và dầu chính vì thể nó có khả năng
rửa trơi mọi chất bẩn và tẩy dầu mỡ tốt.
11
SODIUM METHYL COCOYL TAURATE
✓ Tạo bọt tốt ngay cả khi nồng độ dầu bã nhờn cao nên được ứng dụng nhiều trong các
sản phẩm sữa rửa mặt.
✓ Nó có tính giữ ẩm, nhũ hóa, làm mềm, khơng gây kích ứng da, do đó có thể được sử
dụng trong dầu gội, sữa tắm, máy rửa mặt và tất cả các loại.
✓ Cấu trúc axit amin ưa nước có kích ứng thấp cho da, không độc hại, phân hủy sinh học
dễ dàng, tài sản nhẹ, bảo quản miễn phí, bảo vệ mơi trường xanh và mơi trường, nó là một chất
hoạt động bề mặt anion cao.
✓ Sodium Methyl Cocoyl Taurate được sử dụng trong dầu gội đầu (dầu gội dầu dịu nhẹ,
kích ứng thấp và dầu gội kiểm soát dầu), sữa rửa mặt, kem đánh răng, sản phẩm làm trắng
răng, sản phẩm tẩy trắng, tẩy tế bào chết, xà phòng, kem dưỡng da, kem dưỡng ẩm…
6. Cách điều chế
a. Phương pháp 1
SMCT được điều chế bằng cách hòa tan N-metyl taurine (một amit của axit béo dừa) trong
hỗn hợp của Natri hydrat, Rượu isopropyl và nước.
Một hỗn hợp gồm axit lauric, natri clorua và natri hiđrat được thêm vào dung dịch.
Dung dịch canxi clorua và axit clohydric được thêm vào hỗn hợp.
Sau đó, hỗn hợp này được tinh chế, lọc và sấy khơ, tạo thành chất bột màu trắng. Nó cũng
có thể được tìm thấy dưới dạng dung dịch trộn với nước và Natri Clorua (NaCl).
b. Phương pháp 2
Trong phương pháp này, amit axit béo dừa - N-metyl taurine, dung dịch natri metyl tarat,
và axit boric được đun nóng ở 200 ° C.
Nó được khuấy ở mức nhiệt và áp suất thấp hơn.
Khi làm lạnh nó sẽ tạo ra một chất sáp rắn giống như chất bột.
SMCT được tạo ra bằng cách phản ứng taurine, N-metyltaurine, hoặc muối ăn mòn với axit
béo dừa. (Lưu ý: Taurine xuất hiện tự nhiên trong cơ thể người). Điều này thường có nghĩa là
đun nóng axit dừa, dung dịch natri metyl tarat và axit boric đến 200º C trong khi khuấy với
chất tẩy nitơ dưới bề mặt. Điều này chưng cất nước. Khuấy sau đó xảy ra dưới nhiệt độ thấp
hơn và áp suất thấp hơn. Khi nguội, kết quả là một chất rắn như sáp được nghiền thành bột.
Một cách khác để sản xuất natri metyl cocoyl taurat là hòa tan taurine trong hỗn hợp nước,
rượu isopropyl và natri hydrat. Axit lauric clorua và dung dịch natri hiđrat được khuấy vào
12
SODIUM METHYL COCOYL TAURATE
dung dịch. Tiếp theo, axit clohydric và dung dịch canxi clorua được thêm vào và khuấy. Chất
màu trắng sau đó được lọc và làm khơ.
Thơng thường, natri metyl cocoyl tarat được bán dưới dạng hỗn hợp với natri clorua và
nước.
7. Nó có an tồn cho da khơng?
Mặc dù natri Metyl cocoyl tarat hầu hết được coi là an tồn, nhưng nó có thể gây ra phản
ứng phụ.
✓ Đỏ và phát ban da (ban đỏ)
✓ Kích ứng mắt
Do đó, hãy ln kiểm tra trước khi sử dụng các sản phẩm có natri metyl cocoyl taurat.
8. Tính chất hố lý
Tên gọi chung
Sodium Methyl Cocoyl Taurate
Số CAS
12765-39-8
Trọng lượng phân tử
Tỉ trọng
1,0 ± 0,1 g / cm3
Điểm sôi
Công thức phân tử
C 11 H 22 N 2
Độ nóng chảy
N/A
MSDS
N/A
Điểm sáng
101,2 ± 9,4°C
LogP
1,97
Chỉ số khúc xạ
1.494
Áp suất hơi
182.306
266,4 ± 8,0°C ở
760 mmHg
0,0 ± 0,5 mmHg ở
25°C
Bảng 2. CTCT của Sodium Methyl Cocoyl Taurate (SMCT)
13
SODIUM METHYL COCOYL TAURATE
Hình 8. Quang phổ của SMCT
9. Ứng dụng của Sodium Metyl Cocoyl Taurate
SMCT có thể được tìm thấy trong hàng trăm sảm phẩm như: Mỹ phẩm, kem dưỡng da,
kem dưỡng ẩm, dầu gội đầu, sữa rửa mặt, sữa tắm, sản phẩm tẩy trắng, mặt nạ, trị mụn, kem
đánh răng, xà phòng rửa tay, tẩy giặt, thực phẩm.
CHƯƠNG 3: CÁC ỨNG DỤNG CỦA METHYL COCOYL TAURATE TRONG
LĨNH VỰC MỸ PHẨM
Sodium methyl cocoyl taurate là muối natri của acid béo dừa amide N-methyltaurine. Là
chất hoạt động bề mặt, chất tạo bọt an toàn chiết xuất từ trái dừa, dùng được cho da em bé và
da nhạy cảm. Điều đặc biệt của Sodium methyl cocoyl taurate là khả năng tạo bọt và ổn định
bọt ngay cả trong sự hiện diện của dầu, bã nhờn nên nó là thành phần lý tưởng trong các sản
phẩm sữa rửa mặt.
Hiện nay, Sodium Methyl Cocoyl Taurate được sử dụng như là một nguyên liệu phổ biến
khi chế tạo dầu gội đầu. Các loại dầu gội đầu này có có cơng dụng làm sạch bề mặt da và tóc
hiệu quả, khơng gây kích ứng da và kiểm sốt dầu hiệu quả.
Ngồi ra, Sodium Methyl Cocoyl Taurate còn được sử dụng để chế tạo sữa rửa mặt, kem
đánh răng, xà phòng, kem dưỡng da, kem dưỡng ẩm và một số sản phẩm tẩy trắng, tẩy tế bào
chết trên da.
14
SODIUM METHYL COCOYL TAURATE
Với ứng dụng rộng rãi của hoạt chất Sodium Methyl Cocoyl Taurate, nhu cầu tìm kiếm loại
nguyên liệu này trên thị trường đang tăng nhanh hàng ngày, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất
mỹ phẩm.
Hình 9. Sản phẩm Sodium Cocoyl Taurate
MỘT SỐ SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
15
SODIUM METHYL COCOYL TAURATE
Chất Tạo Bọt Tẩy Rửa Dịu Nhẹ Diapon – KSF
Hình 10. Chất Tạo Bọt Tẩy Rửa Dịu Nhẹ Diapon – KSF
Inci name: SODIUM METHYL COCOYL TAURATE
Xuất xứ: Nhật Bản.
* Diapon K-SF: Là chất hoạt động bề mặt dịu nhẹ, có nguồn gốc từ thực vật so với các chất
hoạt động bề mặt thông thường (SLES, SLS ...), nó có các ưu điểm vượt trội sau:
✓ Tạo bọt nhiều, tạo bọt trong mọi khoảng pH và cả trong mơi trường nước cứng.
✓ Bọt dai và mịn, thích hợp cho mọi loại da, đặc biệt da nhạy cảm. Tẩy rửa sạch và chọn
lọc bã nhờn trên da, cho cảm giác ẩm sau khi sử dụng.
✓ Độc tính thấp, khả năng hấp thụ vào da thấp, độ kích ứng thấp cho da và thậm chí là thấp
đối với vùng mắt.
✓ Trong dầu gội đầu: không gây ảnh hưởng hư tổn cho tóc như SLES / SLS. Một phần hỗ
trợ giảm lượng gàu.
✓ Dùng thay thế cho SLES / SLS hoặc có thể kết hợp với SLES / SLS.
* Các sản phẩm ứng dụng chất tẩy rửa dịu nhẹ Diapon KSF:
- Rửa mặt gạng gel: Mild Facial wash
- Rửa mặt dạng tạo bọt: Pump Type Facial wash
- Rửa mặt nền kem fatty acid: Facial wash cream (soap base)
- Sữa tắm: Body wash
16
SODIUM METHYL COCOYL TAURATE
- Dầu gội: 2n1 conditioning shampoo
- Dung dịch vệ sinh phụ nữ dạng tạo bọt: Feminine hygiene wash pump type
- Dung dịch vệ sinh phụ nữ dạng gel: Feminine hygiene wash
* Cách sử dụng Diapon KSF:
Dùng từ 5-15% tuỳ độ lên bọt mong muốn.
Có thể dùng thay hostapon / SLS / SLES hoặc kết hợp cùng nhau để giảm độ kích ứng mà
vẫn ổn định giá thành sản phẩm.
Hồ tan vào nước là tự tan, khơng cần khuấy trộn phức tạp.
CeraVe Foaming Facial Cleanser - Thương hiệu Mỹ
Hình 11. CeraVe Foaming Facial Cleanser
Thành phần: Water, Cocamidopropyl Hydroxysultaine, Glycerin, Sodium Lauroyl
Sarcosinate, PEG-150 Pentaerythrityl Tetrastearate and PEG-6 Caprylic/Capric Glycerides,
Niacinamide, Propylene Glycol, Sodium Methyl Cocoyl Taurate, Ceramide 3, Ceramide 6-II,
Ceramide 1, Hyaluronic Acid, Cholesterol, Sodium Chloride, Phytosphingosine, Citric Acid,
17
SODIUM METHYL COCOYL TAURATE
Edetate Disodium, Dihydrate, Sodium Lauroyl Lactylate, Methylparaben, Propylparaben,
Carbomer, Xanthan Gum
CƠNG DỤNG
✓ Thích hợp cho da thường đến da dầu
✓ Làm sạch và loại bỏ dầu, sáng da mà không phá vỡ hàng rào bảo vệ da
✓ Ceramides: Giúp khơi phục và duy trì hàng rào bảo vệ tự nhiên của da
✓ Axit hyaluronic: Giúp duy trì độ ẩm tự nhiên của da
✓ Niacinamide: Giúp làm dịu da
✓ Khơng gây mụn, khơng gây kích ứng và khơng có mùi thơm
✓ Được phát triển với các bác sĩ da liễu
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
✓ Làm ướt da bằng nước
✓ Mát xa sữa rửa mặt Cerave vào da theo chuyển động tròn, nhẹ nhàng
✓
Rửa sạch lại với nước
Sữa rửa mặt Clean Up Foam Cleansing
Hình 12. Sữa rửa mặt Clean Up Foam Cleansing
Thành phần: Glycerin, myristic Acid, Nước tinh khiết, Methyl Cocoyl Taurate, Potassium
Cocoyl Glycinate, Potassium Hydroxide, Stearic Acid, Cocamidopropyl Betaine Laurie Seed,
18
SODIUM METHYL COCOYL TAURATE
Sodium Methyl Cocoyl Taurate, P. Pisa-40 Stearate, Glyceryl Stearate, Pizar-100 Stearate,
Chiết xuất nhân yến mạch, Chiết xuất cây cỏ đuôi ngựa, Chiết xuất lá atiso, Chiết xuất rễ cây
du, Chiết xuất hạt chuỗi Cockscomb, Tinh dầu cam ngọt, Tinh dầu vỏ quýt, Tinh chất trà xanh,
Lecithin Hydro hóa, Dầu hạt hố, Tocopheryl Acetate, Butylene Glycol, Trisodium Edithiate,
Polyquaternium-51, Beta-Glucan, Panthenol, Rapinose, Axit Folic, Ceramide NP,
Tromethamine, Palmitoyl Pentapeptide-4, 1,2-Nucleic Acid Polyol.
Với lớp bọt bông mịn cùng các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng làn da, sữa rửa mặt
Clean Up Foam Cleansing không chỉ làm sạch bề mặt, giúp da thơng thống mà cịn dưỡng ẩm
cho làn da từ sâu bên trong, mang đến cho bạn làn da khỏe đẹp, săn chắc.
- Loại bỏ bụi bẩn, tàn dư mỹ phẩm cịn sót lại sau khi tẩy trang
- Giúp da thơng thống, dễ hấp thu dưỡng chất từ các bước chăm sóc da tiếp theo
- Bổ sung độ ẩm vừa đủ cho làn da khô. Với da dầu, sản phẩm sẽ loại bỏ phần nhờn bụi
bẩn trên da, giúp lỗ chân lơng khơng bị bít tắc gây mụn
- Sản phẩm dịu nhẹ, khơng gây kích ứng cho da mặt
19
SODIUM METHYL COCOYL TAURATE
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
Sodium Methyl Cocoyl Taurate là chất hoạt động bề mặt được chiết xuất từ quả dừa với
tính năng tạo bọt tốt . Hoạt chất này rất thân thiện với mơi trường và an tồn đối với cơ thể
con người. Chính vì vậy, Sodium Methyl Cocoyl Taurate thường được sử dụng để điều chế
các sản phẩm chăm sóc da và tóc cho cả người lớn và cho em bé.
Đặc điểm nổi bật của Sodium Methyl Cocoyl Taurate là có khả năng tạo bọt cũng như ổn
định bọt ngay trong môi trường dầu và bã nhờn. Chính vì vậy mà Sodium Methyl Cocoyl
Taurate đã và đang trở thành một nguyên liệu quý và cần thiết khi tạo dòng sản phẩm sữa rửa
mặt.
Thời đại ngày càng chú trọng về bảo vệ môi trường và các sản phẩm phân hủy sinh học,
hoặc được làm từ tự nhiên vừa tốt vừa đảm bảo sức khỏe trong các lĩnh vực như mỹ phẩm,
dược phẩm,… Có thể nói Sodium Methyl Cocoyl Taurate đang là lựa chọn tốt trong phân
khúc chất hoạt động bề mặt dành cho mỹ phẩm và chăm sóc da.
20
SODIUM METHYL COCOYL TAURATE
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Hoá Học và Kỹ Thuật Chất Hoạt Động Bề Mặt – PGS.TS. Lê Thị Hồng Nhạn
/>g/research/literaturedata/article/21835802/sodium-methyl-cocoyl-taurate-biosurfactant-inaction?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc
/>g/articles/sodium-methyl-cocoyl-taurate-forskin/?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc
g/research/literaturedata/article/21835802/sodium-methyl-cocoyl-taurate-biosurfactant-inaction?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc#figures-and-formulas
g/en/chem/SODIUM%20METHYL%20COCOYL%20TAURATE?_x_tr_s
l=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc
/>
21