Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lí Việt Nam chủ đề Địa lí ngành nông nghiệp để nâng cao chất lượng học sinh giỏi lớp 12 ở trường THPT Yên Dũng số 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 81 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lí Việt Nam
chủ đề Địa lí ngành nơng nghiệp để nâng cao chất lượng học sinh giỏi lớp 12 ở
trường THPT Yên Dũng số 3.
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 02/01/2020.
3. Các thông tin cần bảo mật: Không.
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm
Trước khi giải pháp này được thực hiện tại trường trung học phổ thông Yên
Dũng số 3, Giáo viên đã hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lí Việt Nam ở các
giờ dạy. Tuy nhiên, việc thực hiện này hầu hết đều có điểm chung là mang tính
quan sát, minh họa, nặng về truyền thụ kiến thức. Cách thức tổ chức như vậy vẫn
mang lại ý nghĩa nhất định, song lại dẫn đến hiện tượng “học sinh không biết cách
vận dụng và khai thác các nội dung trong các trang Atlat Địa lí Việt Nam”. Hoặc
giáo viên có dạy ở ôn thi tốt nghiệp THPT nhưng ở mức độ cơ bản chỉ dành cho
học sinh ôn thi trung học phổ thông quốc gia không phù hợp với học sinh giỏi,
không cập được kiến thức trong đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Giáo viên dạy như
vậy, phần nào đã làm giảm niềm hứng thú, u thích mơn Địa lí nói chung và sợ
khai thác Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng.
5. Sự cần thiết áp dụng giải pháp sáng kiến
Khi dạy chủ đề địa lí ngành nơng nghiệp Việt Nam, với nhiều kiến thức, số
liệu, bản thân tôi luôn trăn trở: làm thế nào để học sinh có thể biết cách khai thác
những kiến thức có trong Atlat để làm bài tránh tính trạng học vẹt, học thuộc lịng,
làm thế nào để học sinh u thích bộ mơn Địa lí, tham gia đội tuyển học sinh giỏi
trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay. Từ trăn trở đó và với kinh nghiệm giảng
dạy đội tuyển học sinh giỏi nhiều năm, tôi nhận thấy rất cần áp dụng giải pháp này
trong các giờ học Địa lí để giúp các em biết cách khai thác Atlat Địa lí Việt Nam
chủ đề Địa lí ngành nơng nghiệp. Giải pháp này có thể phát triển để áp dụng cả với


các chủ đề tự nhiên, dân cư, công nghiệp, dịch vụ…
Trước hết khi dạy về chủ đề này học sinh ln thấy khó bởi kiến thức khô
khăn, nhiều số liệu, cụ thể học sinh đội tuyển học sinh giỏi tỉnh năm học 2017 –


2
2018 cảm thấy sợ khi học về chủ đề này, điểm thi chủ đề này không cao. Khi dạy
giáo viên yêu cầu học sinh khai thác kiến thức từ Atlat Địa lí Việt Nam, nhưng khi
học bài, học sinh vẫn cho rằng việc học từng bài trên Atlat vẫn còn q phức tạp
so với ngồi học thuộc lịng vì vậy các em xem Atlat chỉ mang tính minh họa mà
thơi. Giáo viên trong kì I do phân phối chương trình trên lớp chỉ có 1 tiết/tuần, các
chủ đề Địa lí tự nhiên dài nên việc hướng dẫn trên lớp tốn rất nhiều thời gian. Giáo
viên đã hướng dẫn những kĩ năng để học sinh khai thác Atlat nhưng chưa đạt kết
quả như mong muốn. Sau khi được ôn tập bồi dưỡng kiến thức về khai thác Atlat
Địa lí Việt Nam chủ đề Địa lí ngành nơng nghiệp các em cảm thấy yêu thích và tự
học ở nhà, tự khai thác Atlat để trả lời tốt những câu hỏi giáo viên yêu cầu.
Thứ hai, trong kì thi học sinh giỏi tỉnh học sinh được sử dụng Atlat làm bài
trong phòng thi, đây sẽ là một tài liệu vô cùng quan trọng và hữu hiệu cho học sinh
làm bài. Với cấu trúc đề thi học sinh giỏi những năm gần đây chủ đề Địa lí ngành
nơng nghiệp chiếm khoảng 25% kiến thức đề thi. Do đó, sử dụng Atlat Địa lí Việt
Nam là việc làm rất cần thiết để học sinh đạt kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi
tỉnh. Như vậy, sự cần thiết của việc hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lí Việt
Nam là học sinh sẽ “vận dụng” rất nhiều điều từ Atlat, thay vì chỉ “biết” theo cách
dạy truyền thống. Điều này đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay
chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực, phẩm chất người học.
Thứ ba, hoạt động này phù hợp và đáp ứng u cầu đổi mới chương trình
mơn Địa lí năm 2018. Thời lượng số tiết yêu cầu học sinh khai thác Atlat, bản đồ,
lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, lát cắt, mơ hình, khối đồ, bảng số liệu, tranh ảnh,... tăng
lên ở tất cả các tiết dạy giúp học sinh tìm tịi, khám phá các tri thức địa lí. Để phát
triển thành phần năng lực tìm hiểu địa lí, điều này đã khẳng định sự đổi mới tích

cực của chương trình và cần thiết của hoạt động ý nghĩa này nhằm đáp ứng mục
tiêu giáo dục trong thời đại mới.
6. Mục đích của giải pháp sáng kiến
Để giải quyết được những khó khăn trên cần thực hiện đồng bộ nhiều giải
pháp. Sau đây, xin được phân tích kĩ một số giải pháp chủ yếu.
Giải pháp 1. Hệ thống hóa những lý thuyết cần thiết, ngắn gọn một số vấn
đề về kĩ năng hướng dẫn khai thác Atlat Địa lí Việt Nam. Giải pháp này nhằm mục
đích cho học sinh dễ dàng tiếp cận lý thuyết mà không cảm thấy áp lực, khó khăn,
hoang mang khi học, dễ nhớ, dễ hiểu. Từ đó điều khiển hoạt động nhận thức của
học sinh: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến
thực tiễn. Giúp cho học sinh khắc sâu những tri thức đã lĩnh hội được. Giải pháp
này nhằm phát triển cho học sinh năng lực quan sát, năng lực tự khai thác kĩ năng


3
bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh từ Atlat Địa lí Việt Nam. Giúp phát huy tính tích cực
chủ động sáng tạo, tạo trạng thái tâm lí thoải mái, kích thích hứng thú nhận thức
của học sinh.
Giải pháp 2. Nhằm củng cố phần kĩ năng của giải pháp 1 bằng các câu
hỏi và bài tập đơn giản, sau đó học sinh vận dụng cơ sở lý thuyết đó vào các câu
hỏi và bài tập ở cấp độ khó hơn. Giải pháp này nhằm phát triển năng lực tư duy
vận dụng kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam đáng giá, phân tích, chứng
minh, so sánh, giải thích phán đốn đưa ra hướng giải quyết các câu hỏi và bài
tập liên quan đến đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Giúp học sinh tìm tịi, phát hiện tri
thức mới.
Dạy học theo 2 giải pháp này nhằm khuyến khích được tinh thần tự học của
học sinh, học sinh có hứng thú trong học tập, tự giác và hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao. Từ đó học sinh có thể phát triển năng lực tư duy lo gic bằng cách tự học.
7. Nội dung
7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến:

7.1.1. Các giải pháp áp dụng
Giải pháp 1: Hệ thống lý thuyết một số vấn đề chung về hướng dẫn học sinh
khai thác Atlat Địa lí Việt Nam. Tác giả nêu sơ lược về Atlat Địa lí Việt Nam, cách
thức hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat, những yêu cầu khi khai thác Atlat Địa lí
Việt Nam. Tác giả hướng dẫn khai thác Atlat Địa lí Việt Nam: nêu một số kĩ năng,
kiến thức và hướng dẫn khai thác Atlat khi làm bài thi. Với hệ thống lý thuyết này
giáo viên đưa ra kĩ năng và các bước khai thác Atlat giảng dạy phù hợp với học
sinh từ đó học sinh làm bài một cách dễ dàng, khơng cịn phải học thuộc lịng một
cách máy móc mà sẽ hiểu bản chất của khai thác Atlat Địa lí Việt Nam chủ đề Địa
lí ngành nông nghiệp và từ đây cũng phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng tổng hợp,
phân tích.
Kết quả giải pháp 1: Hệ thống được lí thuyết một số vấn đề chung về hướng
dẫn học sinh khai thác Atlat và hướng dẫn kĩ năng khai thác Atltat Địa lí Việt Nam.
(Chi tiết tại phụ lục 1)
Giải pháp 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập chủ đề Địa lí ngành nơng
nghiệp.
Trong giải pháp này tác giả đã đưa ra 2 dạng câu hỏi:
- Câu hỏi tự luận có hướng dẫn khai thác và gợi ý trả lời: phần này để củng
cố phần lý thuyết ở giải pháp 1 sau đó vận dụng ở các cấp độ khác nhau vào các đề
thi học sinh giỏi tỉnh. Với các dạng câu hỏi khác nhau, sau khi làm được các câu


4
hỏi này học sinh càng khắc sâu kiến thức của q trình khai thác Atlat Địa lí Việt
Nam chủ đề Địa lí ngành nơng nghiệp. Từ đó giúp học sinh tự tin làm bài thi khi
gặp các dạng câu hỏi này. Các câu hỏi tự luận phần này có hướng dẫn và gợi ý trả
lời để học sinh có thể đối chiếu.
- Câu hỏi trắc nghiệm: sau khi đã hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lí
Việt Nam học sinh có thể tự học khai thác Atlat để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
Đây cũng là những nội dung giáo viên dùng để củng cố, ôn luyện và kiểm tra đánh

giá học sinh. Qua đó sẽ nâng cao trình độ, phát triển tư duy, kỹ năng xử lý tình
huống, đúc rút kinh nghiệm khi làm bài thi.
Kết quả giải pháp 2:
Tác giả đã xây dựng 6 dạng câu hỏi tự luận và 3 dạng câu hỏi trắc nghiệm.
Đặc biệt là các dạng câu hỏi vận dụng kiến thức Atlat Địa lí Việt Nam để phân tích,
chứng minh, giải thích sự phát triển và phân bố sản xuất cây lương thưc, cây công
nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp. Các dạng này xuất hiện rất nhiều trong
các đề thi học sinh giỏi tỉnh.
(Chi tiết tại phụ lục 2)
Tôi đã sử dụng sáng kiến trong hoạt động dạy đội tuyển cho lớp 12, được
các đồng chí trong tổ bộ mơn ghi nhận có hiệu quả tốt trong việc nâng cao chất
lượng bồi dưỡng đội tuyển, tiết kiệm thời gian các buổi rèn kĩ năng làm bài cho đội
tuyển.
Kết quả khi áp dụng 02 giải pháp:
Sau khi áp dụng sáng kiến hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lí Việt
Nam chủ đề Địa lí ngành nơng nghiệp, tơi thấy học sinh rất hứng thú học bài, giờ
học có sự thay đổi nhiều theo chiều hướng tích cực, giờ học khơng còn cứng nhắc,
đơn điệu, truyền thụ kiến thức một chiều, mà trở nên sinh động, sơi nổi, học sinh
rất tích cực tìm tịi, khám phá những kiến thức có trong Atlat để xây dựng bài. Học
sinh yêu thích học và sẵn sàng đầu tư thời gian vào học đội tuyển. cụ thế:
ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH KHAI THÁC
ATLTA ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Năm học

2017 - 2018

Rất hứng thú

Hứng thú


Bình thường

Số lượng

(%)

Số lượng

(%)

Số lượng

(%)

0

0

1

33,3

2

66,7


5
ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH KHAI THÁC
ATLTA ĐỊA LÍ VIỆT NAM SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Năm học

Rất hứng thú

Bình thường

Hứng thú

Số lượng

(%)

Số lượng

(%)

Số lượng

(%)

2019 – 2020

2

67,7

1

33,3


0

0

2020 - 2021

3

100

0

0

0

0

Đối với đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 năm học 2019 - 2020, 2020 – 2021,
tôi thấy có sự tiến bộ về điểm thi, số lượng và chất lượng so với đội tuyển học sinh
giỏi năm học 2017 – 2018 khi chưa áp dụng sáng kiến, cụ thể:
ĐIỂM KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017 – 2018
TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Họ và tên học sinh

Khảo sát

Khảo sát

Khảo sát


lần 1

lần 2

lần 3

Điểm tăng
sau 3 lần KS

Hoàng Thị Vân

11,7

13,5

14,0

2,3

Hoàng Thị Lan Hương

11,15

12,5

12,65

1,5


Lưu Thị Duyên

11,0

13,3

12,85

1,85

ĐIỂM KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2019 – 2020
SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Họ và tên học sinh

Khảo sát

Khảo sát

Khảo sát

lần 1

lần 2

lần 3

Điểm tăng sau
3 lần KS

Trần Thị Vi


15,5

17,25

18,75

3,25

Trần Thị Thu Hường

14,0

16,0

16,65

2,65

Vũ Trí Đơng

12,25

14,0

15,0

2,75

ĐIỂM KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2020 – 2021

SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN


6
Họ và tên học sinh

Khảo sát

Khảo sát

Khảo sát

lần 1

lần 2

lần 3

Điểm tăng sau
3 lần KS

Phạm Thị Quỳnh

14,75

16,7

18,2

3,45


Phạm Thị Nhung

14,0

16,2

17,25

3,25

Trần Thu Uyên

14,2

16,6

17,8

3,6

(Đề khảo sát đội tuyển học sinh giỏi chi tiết phụ lục 3)
So sánh kết quả thi học sinh giỏi cụm Yên Dũng năm học 2017 – 2018 đạt
01 giải khuyến khích. Năm học 2019 - 2020 đạt 02 giải trong đó có 01 giải nhất,
01 giải khuyến khích, năm học 2020 - 2021 đạt 04 giải có 01 giải nhất, 01 giải nhì,
02 giải khuyến khích.
SO SÁNH VỀ CHẤT LƯỢNG GIẢI THI HỌC SINH GIỎI CỤM YÊN DŨNG
Năm học 2017-2018

Năm học 2019-020


Năm học 2020-2021

Số giải

Đạt 1 giải

Đạt 2 giải

Đạt 4 giải

Chất
lượng

01 khuyến khích

01 giải nhất, 01 giải
khuyến khích

01 giải nhất, 01 giải
nhì, 02 giải khuyến
khích

So sánh

So sánh kết quả thi học sinh giỏi tỉnh năm học 2017 – 2018 đạt 01 giải
khuyến khích. Năm học 2019 - 2020, 2020 - 2021 đã đạt chỉ tiêu về số lượng nhưng
về chất lượng được nâng lên đáng kể: năm học 2019 - 2020 đạt 02 giải trong đó có
01 giải nhất, 01 giải khuyến khích, năm học 2020 - 2021 đạt 02 giải có 01 giải
nhất, 01 giải ba.

SO SÁNH VỀ CHẤT LƯỢNG GIẢI THI HỌC SINH GIỎI TỈNH BẮC GIANG
So sánh Năm học 2017-2018

Năm học 2019-020

Năm học 2020-2021

Số giải

Đạt 1 giải

Đạt 2 giải

Đạt 2 giải

Chất
lượng

01 khuyến khích

01 giải nhất, 01 giải
khuyến khích

01 giải nhất, 01 giải
ba

(Chi tiết tại phụ lục 4)
7.1.2. Các bước đã được thực hiện khi áp dụng sáng kiến:



7
Bước 1: Giới thiệu sáng kiến đến các đồng chí đang giảng dạy bộ Địa lí tại
trường THPT Yên Dũng số 3.
Bước 2: Tổ chức trao đổi, thảo luận trong nhóm dạy; xây dựng kế hoạch áp
dụng sáng kiến; đã trao đổi với các đồng chí trong tổ bộ mơn áp dụng sáng kiến
trong giảng dạy.
Số
Họ và tên
TT

Nơi
Ngày
tác
tháng
năm sinh

cơng

Chức
danh

Nội
dung
Trình
cơng việc hỗ
độ CM
trợ
Nhận
xét,
Thạc sĩ phản hồi về

sáng kiến.

1

GV
Khổng
Thi
THPT Yên
18/8/1986
THPT
Thanh Hà
Dũng số 3
hạng II

2

THPT Yên GV
Nhận
xét,
Lương Thị Hải 10/8/1987 Dũng số 3 THPT
Thạc sĩ phản hồi về
hạng III
sáng kiến.

Bước 3: Tổ chức giảng dạy đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 bắt đầu từ tháng
01/2020
Bước 4: Tổ chức rút kinh nghiệm sau khi áp dụng sáng kiến để giảng dạy
sau mỗi lần thi thử và thi học sinh giỏi.
7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến
Sáng kiến đã được áp dụng giảng dạy cho học sinh đội tuyển lớp 12 năm học

2019 - 2020, 2020 - 2021 kết quả thi học sinh giỏi tỉnh năm học 2019 - 2020, 2020
- 2021 của các học sinh đội tuyển thấy có sự tiến bộ về mức độ nhận thức, chất
lượng và số lượng. Sáng kiến đã được giới thiệu áp dụng tại trường THPT Yên
Dũng số 2.
(đã nêu ở phần kết quả của giải pháp).
7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến:
Sau khi áp dụng các giải pháp nêu trên ở tại trường THPT Yên Dũng số 3,
hiệu quả của sáng kiến đạt được như sau:
Về lợi ích kinh tế
Những ưu điểm khi áp dụng sáng kiến vào thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi:


8
- Tiết kiệm thời gian, công sức của giáo viên khi tổ chức rèn kĩ năng làm bài
cho học sinh giỏi mơn Địa lí.
+ Giáo viên có thể sử dụng phần lý thuyết của sáng kiến kinh nghiệm này để
tiếp tục xây dựng các các giải pháp về hướng dẫn học sinh khai thác Atlat Địa lí
Việt Nam ở các chủ để khác.
+ Giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi và bài tập đã được thiết kế trong sáng
kiến để củng cố kiến thức và kĩ năng cho học sinh trong q trình ơn luyện.
- Những giải pháp được nêu trong sáng kiến có thể trở thành tư liệu tham
khảo để học sinh tự học, tự rèn tại nhà. Qua đó tiết kiệm được chi phí đi lại, các
khoản chi cho việc mua tài liệu tham khảo…
Về lợi ích xã hội
- Với mục tiêu hướng dẫn học sinh nghiên cứu để tìm ra kiến thức khi dựa
vào Atlat, sơ đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu để không gây áp lực, lo sợ khi học
phải nhớ nhiều số liệu, địa dạnh...từ đó giúp học sinh thấy yêu mơn Địa lí hơn, u
đất nước Việt Nam hơn. Với tinh thần đó, sáng kiến góp phần làm giảm áp lực cho
giáo viên và học sinh trong việc dạy và học. Hơn nữa khi học sinh sử dụng Atlat
Địa lí Việt Nam cịn làm tăng điểm trong các kì thi, tạo niềm vui cho học sinh, giáo

viên, gia đình, nhà trường và nâng cao vị thế của trường THPT Yên Dũng số 3
trong tỉnh Bắc Giang.
- Sáng kiến kinh nghiệm này cũng là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp giáo
viên nâng cao năng lực chun mơn, đóng góp hiệu quả cho công tác giáo dục mũi
nhọn.
* Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật
và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Xác nhận của cơ quan, đơn vị
(Chữ ký, dấu)

Tác giả sáng kiến
(Chữ ký, họ và tên)

Hoàng Thị Thanh Hà


9
Phụ lục 1

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI
THÁC ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM
1. Một số khái niệm chung
1.1. Sơ lược về Atlat Địa lí Việt Nam
Atlat là một tập các bản đồ của một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
Các bản đồ trong Atlat có sự liên quan với nhau một cách hữu cơ và bổ sung cho
nhau, được xây dựng theo một chương trình địa lí và lịch sử nhất định như một tác
phẩm hồn chỉnh.Thơng thường để tiện sử dụng, Atlat được biên tập có khổ nhỏ
hơn so với các loại bản đồ treo tường.
Atlat giáo khoa là tập hợp một tập bản đồ giáo khoa trong đó bao gồm hệ
thống các bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ ... nhằm phản ảnh các sự vật hiện tượng địa lí

tự nhiên, kinh tế - xã hội. Các bản đồ, biểu đồ được sắp xếp theo một trình tự logic,
có hệ thống của các bài học địa lí phù hợp nội dung sách giáo khoa và chương trình
địa lí ở trường học.
Atlat Địa lí Việt Nam là tập các bản đồ gồm hệ thống các bản đồ, biểu đồ,
lát cắt ... về tự nhiên, dân cư, kinh tế ngành và kinh tế các vùng của Việt Nam chủ
yếu phục vụ cho nghiên cứu, học tập, giảng dạy địa lí lớp 8, 9 và 12.
1.2. Cách thức hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat
Cách thức hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat là hệ thống các biện pháp, hoạt
động, thao tác mà giáo viên sử dụng Atlat để tiến hành tổ chức, điều khiển, định
hướng, chỉ dẫn cho học sinh khai thác, lĩnh hội tri thức, rèn luyện, phát triển các kỹ
năng và tư duy trong quá trình nhận thức.
2. Những yêu cầu khi khai thác Atlat Địa lí Việt Nam
2.1. Cấu trúc Atltat Địa lí Việt Nam
- Gồm có 4 phần:
+ Phần 1: Địa lí tự nhiên từ trang 4 đến trang 14.
+ Phần 2: Địa lí dân cư từ trang 15 đến trang 16.
+ Phần 3: Địa lí các ngành kinh tế từ trang 17 đến trang 25.
+ Phần 4: Địa lí vùng kinh tế từ trang 26 đến trang 30.
2.2. Những yêu cầu cơ bản khi khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam
trong dạy học Địa lí
Atlat Địa lí Việt Nam là sự lựa chọn hồn hảo. Nó vừa đáp ứng yêu cầu nhỏ


10
gọn của bản đồ giáo khoa lại vừa đáp ứng tính khoa học, tồn diện của bản đồ treo
tường. Bố cục của Atlat lại rất khoa học và phong phú, số liệu được cập nhật thường
xuyên nên việc khai thác, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí là hết
sức cần thiết.
Trước hết, giáo viên cần có nhận thức đúng đắn về việc khai thác, sử dụng
Atlat trong dạy học vì quá trình dạy học địa lí ln nhiều yếu tố, tác động qua lại

và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục như mục tiêu, nội dung, phương pháp, mơi
trường giáo dục. Trong đó phương tiện dạy học mà cụ thể là Atlat Địa lí là một yếu
tố quan trọng. Giáo viên và học sinh cần hiểu rõ rằng tri thức địa lí và các kĩ năng
khai thác, sử dụng Atlat có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để tạo thành một thể
thống nhất không thể tách rời. Có kĩ năng sử dụng Atlat, học sinh mới phát hiện
được tri thức địa lí ẩn dấu trong đó. Ngược lại cần phải có các tri thức địa lí, học
sinh mới có thể phát hiện và xác lập được mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí thể
hiện trong Atlat.
Thứ hai, việc khai thác và sử dụng Atlat để nâng cao hiệu quả dạy học phải
căn cứ vào từng loại bài, vị trí, mục tiêu của từng loại bài. Hiện nay, theo cách phân
loại phổ biến nhất, ta thấy có bốn loại bài học Địa lí cơ bản: bài học nghiên cứu
kiến thức mới; bài ôn tập; bài kiểm tra, bài học hỗn hợp.
Mỗi loại bài học có vị trí và mục tiêu khác nhau. Do đó, giáo viên phải lựa
chọn nội dung và phương pháp dạy học phù hợp. Việc khai thác và sử dụng Atlat
cũng phải phù hợp với mục tiêu của mỗi loại bài học. Với bài học nghiên cứu kiến
thức mới có nhiệm vụ làm giàu thêm cho học sinh những kiến thức, cảm xúc, kĩ
năng và tư duy nên nội dung và phương pháp dạy học của giáo viên phải phục vụ
cho mục đích này. Bài ơn tập nhằm hệ thống hóa kiến thức, củng cố các kĩ năng
nên nội dung và phương pháp dạy học phải đặt ra những mục tiêu về kiến thức và
kĩ năng ở mức độ cao hơn. Bài học kiểm tra lại nhằm hoàn thiện, đánh giá sự tiếp
thu kiến thức của học sinh sau một quá trình học tập vì vậy, giáo viên phải áp dụng
các nhóm phương pháp kiểm tra, đánh giá...
Thứ ba, khi khai thác, sử dụng Atlat Địa lí, giáo viên phải biết khai thác
những ưu thế của Atlat, tránh lạm dụng Atlat. Đồng thời giáo viên phải kết hợp
nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học. Ưu thế lớn nhất của Atlat là tính khoa
học, hệ thống, nội dung và bố cục khá phù hợp với chương trình. Điều đó có nghĩa
là giáo viên ln có thể chủ động thiết kế được các nội dung bài học có yêu cầu
khai thác Atlat. Màu sắc đẹp, kích thước nhỏ gọn là những điểm thuận lợi cho học
sinh khi sử dụng.
Thứ tư, việc khai thác và sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí vừa phải làm rõ

kiến thức cơ bản có trong sách giáo khoa, vừa đảm bảo tính vừa sức đối với học


11
sinh. Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng cho mỗi nội dung kiến thức, giáo viên sẽ
lựa chọn những nội dung nào cần khai thác, sử dụng Atlat và khai thác, sử dụng
Atlat ở mức độ nào để học sinh có thể nhận biết, thơng hiểu và vận dụng được
những kiến thức địa lí sau khi kết thúc bài học.
Thứ năm, giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng Atlat Địa lí
đúng lúc, đúng chỗ và đúng mức độ. Khai thác, sử dụng Atlat đúng lúc là chọn thời
điểm sử dụng thích hợp, phù hợp với nội dung kiến thức và phương pháp dạy học,
cũng như nhu cầu và trạng thái tâm lí của học sinh. Đúng chỗ là việc lựa chọn
khơng gian, vị trí, tổ chức cá nhân hoặc nhóm cùng khai thác để mọi học sinh có
thể thực hiện được, tạo điều kiện thuận lợi cho các em tích cực tham gia vào q
trình này. Đúng mức độ là yêu cầu về khối lượng kiến thức và thời lượng sử dụng
trong quá trình dạy học phải phù hợp với trình độ tiếp thu cũng như tâm sinh lý
từng đối tượng học sinh.
Thứ sáu, việc khai thác, sử dụng Atlat phải tạo điều kiện thuận lợi cho học
sinh lĩnh hội kiến thức cơ bản theo hướng tích cực nhằm đạt được mục tiêu bài học
đã xác định ở khâu soạn giáo án. Trên thực tế Atlat có rất nhiều ưu thế trong việc
hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức mới. Tuy nhiên, không phải bài học nghiên
cứu kiến thức mới nào, giáo viên cũng đặt ra yêu cầu khai thác sử dụng Atlat và
không phải cứ khai thác Atlat là học sinh tiếp thu và ghi nhớ tốt, mà quan trọng là
giáo viên phải lựa chọn nội dung, phương pháp khai thác và phối hợp với những
nguồn tư liệu khác để tổ chức hướng dẫn học sinh nghiên cứu nhằm đạt được mục
tiêu đề ra.
Thứ bảy, để khai thác, sử dụng Atlat có hiệu quả, mỗi giáo viên phải có sự
chuẩn bị chu đáo. Giáo viên phải tìm hiểu kĩ cấu trúc của Atlat, hiểu rõ nội dung,
công dụng của từng trang bản đồ để phục vụ cho từng bài học, từng nội dung, câu
hỏi cụ thể:

Giáo viên phải dự kiến trước những kiến thức có thể được khai thác từ Atlat
và cách thức khai thác những kiến thức đó, đồng thời dự kiến những kĩ năng mà
học sinh cần sử dụng để khai thác Atlat nhằm đạt tới tri thức mới.
Giáo viên đưa ra những yêu cầu và hướng dẫn phù hợp thông qua việc thiết
kế những hoạt động với các câu hỏi, bài tập chi tiết cho từng nội dung bài học trong
đó cần chú ý việc khai thác kĩ năng địa lí của học sinh để các em được rèn luyện,
đồng thời phát triển khả năng tự học của học sinh.
Giáo viên cần có hình ảnh các trang bản đồ trong Atlat phóng to (in hoặc
trình chiếu trên powerpoint) để học sinh đối chiếu, kết hợp với các nguồn tư liệu
khác. Qua đó, giáo viên có thể hướng dẫn, rèn luyện và kiểm tra kĩ năng khai thác,


12
sử dụng bản đồ trong Atlat của học sinh dễ dàng hơn. Từ đó có sự điều chỉnh
phương pháp cho phù hợp.
II. HƯỚNG DẪN KHAI THÁC ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM
1. Kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam
- Thơng thường khi làm việc với Atlat Địa lí Việt Nam, học sinh cần phải:
+ Hiểu hệ thống kí, ước hiệu bản đồ (trang 3 của Atlat).
+ Nhận biết, chỉ và đọc được tên các đối tượng địa lí trên bản đồ.
+ Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ, kích thước, hình
thái và vị trí các đối tượng địa lí trên bản đồ.
+ Mơ tả đặc điểm đối tượng trên bản đồ.
+ Xác định các mối liên hệ không gian trên bản đồ.
+ Xác định các mối quan hệ tương hỗ và nhân quả thể hiện trên bản đồ.
+ Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (vị trí địa lí, địa hình,
khí hậu, thủy văn, đất đai, dân cư, kinh tế).
- Để khai thác các kiến thức địa lí có hiệu quả từ Atlat Địa lí Việt Nam, cần
lưu ý việc khai thác và sử dụng thông tin ở từng trang như sau:
+ Đối với trang đầu của Atlat Địa lí Việt Nam: học sinh cần hiểu được ý

nghĩa, cấu trúc, đặc điểm của Atlat; nắm chắc các kí hiệu chung.
+ Đối với các trang bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam: học sinh phải xác
định được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, vùng kinh tế; nêu đặc điểm của đối tượng
địa lí (đất, nước, khí hậu, khống sản…;trình bày được sự phân bố các đối tượng
như khoáng sản, đất đai, địa hình, dân cư, các loại cây trồng, vật ni…;giải thích
phân bố các đối tượng địa lí, phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí, phân
tích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với nhau (khí hậu, sơng ngịi, đất đai và
sinh vật…), giữa các yếu tố tự nhiên với kinh tế, dân cư với kinh tế, kinh tế với
kinh tế, …; đánh giá các nguồn lực phát triển về ngành và vùng kinh tế; trình bày
tiềm năng, hiện trạng phát triển của một ngành, lãnh thổ; phân tích mối quan hệ
giữa các ngành và các lãnh thổ kinh tế với nhau.
2. Khi khai thác kiến thức từ Atlat chủ đề địa lí nông nghiệp học sinh
cần nắm được kiến thức cơ bản
- Ngành trồng trọt:
+ Tỉ trọng của ngành trồng trọt trong cơ cấu ngành nông nghiệp.


13
+ Sự phát triển và phân bố của các loại cây trồng chính. Đối với mỗi loại cây
trồng, cần trình bày rõ tỉ trọng của nó trong tổng diện tích canh tác (hay gieo trồng),
tốc độ tăng trưởng (hoặc giảm sút), năng suất, sản lượng, địa bàn tập trung sản xuất.
- Các vùng chuyên canh: Đối với mỗi vùng, cần làm rõ về vị trí địa lí, quy
mơ (diện tích, lao động), cây trồng và vật ni chính (số lượng, tỉ lệ so với toàn
tỉnh, tốc độ phát triển, địa bàn tiêu thụ).
- Ngành chăn ni:
+ Vai trị, điều kiện phát triển.
+ Phát triển và phân bố ngành chăn nuôi.
+ Các loại vật ni (mục đích chính của chăn ni, số lượng, phân bố).
- Ngành thủy sản:
+ Vai trò, điều kiện phát triển.

+ Các ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (tình hình phát triển và phân
bố).
- Ngành lâm nghiệp:
+ Vai trò, điều kiện phát triển.
+ Khai thác lâm sản.
+ Bảo vệ rừng và trồng rừng.
3. Hướng dẫn khai thác Atlat khi làm bài thi
Bước 1. Đọc kĩ yêu cầu của đề bài
- Học sinh phải đọc kĩ yêu cầu của đề bài, gạch chân dưới những từ quan
trọng.
Bước 2. Chọn bản đồ, trang Atlat phù hợp với nội dung (mục đích) cần
tìm hiểu (học tập)
- Xác định phạm vi của đối tượng cần khai thác trong Atlat (có thể sử dụng
một hoặc nhiều trang Atlat).
- Những câu hỏi chỉ cần sử dụng một đối tượng (thường là một bản đồ hoặc
loại biểu đồ) của Atlat.
Ví dụ: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày tình
hình phát triển cây cơng nghiệp lâu năm ở nước ta. Với câu hỏi trên chỉ dựa
vào trang 19 bản đồ nông nghiệp.
- Những câu hỏi dùng nhiều trang bản đồ trong Atlat, để trả lời câu hỏi.


14
Ví dụ: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích thế
mạnh để phát triển nông nghiệp của nước ta. Với câu hỏi này cần sử dụng các trang
Atlat: sơng ngịi (trang 10), khí hậu (trang 9), địa hình (trang 13,14).
Bước 3. Tìm hiểu kí hiệu, bảng chú giải trong Atlat Địa lí Việt Nam
- Học sinh cần nắm chắc các kí hiệu, ước hiệu trên Atlat.
- Đọc bản chú giải để hiểu đối tượng thể hiện những yếu tố địa lí nào.
Bước 4. Hiểu và khai thác tốt các loại biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh…

trong Atlat
- Khai thác bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam:
+ Nắm được mục đích của việc làm.
+ Đọc bảng chú giải để biết được các kí hiệu quy ước chỉ đối tượng cần tìm
trên bản đồ.
+ Tái hiện các biểu tượng địa lí dựa vào các kí hiệu.
+ Căn cứ vào các kí hiệu, tìm vị trí của chúng trên bản đồ.
+ Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét đặc điểm, tính chất của nó.
+ Tổng hợp các đối tượng địa lí trong khu vực để tái tạo biểu tượng chung
về khu vực.
+ Dựa vào kiến thức địa lí đã có trước đây, phân tích các mối quan hệ giữa
các đối tượng biểu hiện trên bản đồ rồi rút ra kết luận mới. Những kết luận này
hồn tồn chỉ có trong tư duy học sinh mà khơng có trên bản đồ.
- Khai thác biểu đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam:
+ Xác định biểu đồ thuộc loại nào? Thể hiện bằng hình thức nào? Đơn vị thể
hiện số liệu là gì? Theo thời gian và không gian như thế nào?
+ Đọc tên của biểu đồ để xác định nội dung thể hiện của biểu đồ.
+ Xác định vị trí của từng thành phần trong biểu đồ. Thành phần nào quan
trọng mang nội dung chính cần khai thác. Đo tính, so sánh, phân tích, tổng hợp và
khái quát hóa các số liệu của các đại lượng được biểu hiện trên biểu đồ.
+ Rút ra nhận xét từ cái chung, cái khái quát nhất, nổi bật và tồn diện của
biểu đồ. Sau đó nhận xét cái riêng, cái cụ thể, cái có tính chất đột biến.
+ Giải thích nguyên nhân gây nên những biến đổi của hiện tượng theo thời
gian và không gian.
- Khai thác tranh ảnh, lát cắt…trong Atlat Địa lí Việt Nam:


15
+ Đọc tên bức ảnh.
+ Mô tả nội dung của bức ảnh.

+ Liên hệ với kiến thức đã học và kiến thức thực tế để rút ra nhận xét.
Bước 5. Vận dụng mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong Atlat để khai
thác có hiệu quả nhất
– Tìm vị trí đối tượng trên bản đồ, mơ tả đối tượng (hình dáng, kích thước,
quan hệ khơng gian …) xác định mối liên hệ tương hỗ, nhân quả giữa các đối tượng,
yếu tố … mô tả tổng hợp đối tượng cần khám phá trên bản đồ.
– Sử dụng Atlat Địa lí địi hỏi phải so sánh, chồng xếp các bản đồ trong tập
Atlat với nhau để tìm ra các kiến thức cần nắm.
Bước 6. Từ những kiến thức khai thác trong Atlat kết hợp với kiến thức
đã học để hoàn thành các dạng bài tập
Thông thường sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam vào giải quyết các dạng bài tập
sau đây:
- Dạng 1: Nêu sự phân bố của các đối tượng địa lí.
Ví dụ: Nêu sự phân bố của cây cơng nghiệp lâu năm của nước ta.
- Dạng 2. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng, hiện trạng, tình hình phát triển
của một đối tượng địa lí.
Ví dụ: Trình bày tình hình phát triển của cây cơng nghiệp nước ta.
- Dạng 3: Câu hỏi chứng minh.
Ví dụ: Chứng minh trong những năm gần đây ngành trồng cây công nghiệp
lâu năm của nước ta phát triển mạnh mẽ.
- Dạng 4: Câu hỏi giải thích.
Ví dụ: Giải thích vì sao Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của
nước ta.
- Dạng 5: Câu hỏi so sánh.
Ví dụ: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh sản
xuất cây công nghiệp lâu năm của Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
- Dạng 6: Câu hỏi viết báo cáo ngắn gọn về một đối tượng địa lí ở một địa
phương, một tỉnh, một ngành.
Ví dụ: Viết báo cáo ngắn gọn tình hình phát triển cây lương thực của nước
ta.



16
Để có thể hướng dẫn học sinh sử dụng cuốn Atlat Địa lí Việt Nam một cách
thành thạo bản thân người giáo viên phải nắm chắc các bước trên. Sau đó trong q
trình dạy học từng bước hướng dẫn học sinh và cho học sinh khai thác các dạng
câu hỏi thành thạo hơn.


17
Phụ lục 2
CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. CÂU HỎI TỰ LUẬN
1.1. Dạng câu hỏi nêu đối tượng
Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy nêu sự phân bố cây lúa, cây
công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm ở các vùng nước ta.
Hướng dẫn khai thác:
- Bước 1: Đọc kĩ yêu cầu đề bài.
- Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh chọn trang 18, 19 kể tên các cây trồng,
vật nuôi trong các vùng kinh tế.
- Bước 3: Giáo viên yêu cầu cho học sinh dựa vào bảng chú giải xác định
được các 7 vùng nông nghiệp của nước ta đánh số lần lượt từ vùng I kí hiệu là
Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng II kí hiệu là Đồng bằng sơng Hồng...lần lượt
đến vùng VII Đồng bằng sông Cửu Long. Học sinh quan sát và thuộc các kí hiệu
về cây trồng, vật nuôi của từng vùng.
- Bước 4: Học sinh nêu lần lượt sự phân bố các loại cây lúa, cây công nghiệp,
gia súc, gia cầm.
Gợi ý trả lời:
- Cây lúa: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Cây cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.

- Cây cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam
Trung Bộ.
- Cây chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
- Cây dừa: Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Cây mía: Đồng bằng sơng Cửu Long, Đơng Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên
hải Nam Trung Bộ.
- Cây lạc, thuốc lá: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ,
Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.
- Đàn trâu: Trung du và miền núi Bắc bộ, Bắc Trung Bộ.
- Đàn bò: Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.
- Đàn lợn: Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung
Bộ.


18
- Đàn vịt: Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đàn gà: Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc
Bộ.
1.2. Dạng câu hỏi trình bày tình hình phát triển và phân bố
Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày tình hình sản xuất
và phân bố cây lúa của nước ta.
Hướng dẫn khai thác:
- Bước 1: Đọc kĩ yêu cầu đề bài.
- Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn Altat trang 19, cây lương thực.
- Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào chú giải, biểu đồ.
+ Nhận xét biểu đồ diện tích và sản lượng lúa cả nước từ năm 2000 – 2007.
Đối với biểu đồ tròn nhận xét tỉ trọng giá trị sản xuất cây lương thực trong tổng giá
trị sản xuất ngành trồng trọt.
+ Tính năng suất = sản lượng/diện tích
+ Tính bình qn lượng thực = sản lượng/dân số.

+ Phân bố dựa vào bảng chú giải kí hiệu bằng 5 màu sắc thể hiện tỉ lệ diện
tích trồng lúa so với tổng diện tích trồng cây lương thực. Quan sát màu vàng càng
đậm thể hiện diện tích trồng lúa lớn, màu vàng nhạt thể hiện diện tích nhỏ. Cụ thể
dưới 60%; từ 60 – 70%; từ trên 70 – 80%; từ trên 80 – 90%; trên 90%.
- Bước 4: Vận dụng kiến thức để trả lời.
Gợi ý trả lời:
- Tình hình sản xuất.
+ Diện tích lúa giảm chậm: năm 2007 giảm 459 nghìn ha so với năm 2000.
+ Năng suất lúa tăng khá nhanh: năm 2000 đến năm 2007 tăng 7,44 tạ/ha,
tăng gấp 1,2 lần.
+ Sản lượng lúa tăng nhanh năm 2000 đến năm 2007 tăng 3412 nghìn tấn.
+ Trong giai đoạn 2000 -2007 do tốc độ tăng sản lượng lúa và tốc độ tăng
dân số đạt xấp xỉ nhau nên sản lượng lúa bình quân theo đâu người tăng chậm từ
419kg/người lên 422 kg/người.
- Phân bố cây lúa.
+ Những tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích cây lương thực trên
90%: tất cả các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh ở Đồng bằng sông


19
Hồng như Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định và Đơng Nam
Bộ như Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Những tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực
thấp dưới 60% phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày tình
hình phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm ở nước ta.
Hướng dẫn khai thác:
- Bước 1: Đọc kĩ yêu cầu đề bài.
- Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn Atlat trang 19, bản đồ cây
công nghiệp.

- Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào chú giải, biểu đồ.
+ Nhận xét biểu đồ cột diện tích cây công nghiệp từ năm 2000 – 2007 và
biểu đồ trịn nhận xét tỉ trọng cây cơng nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành
trồng trọt.
+ Cơ cấu cây công nghiệp đa dang dựa vào biểu đồ cột và tròn nêu nhận xét
diện tích và sản lượng cây cà phê, cao su và điều các năm từ 2000 – 2007.
+ Phân bố cây công nghiệp học sinh dựa vào chú giải kí hiệu bằng 5 màu sắc
thể hiện tỉ lệ diện tích cây cơng nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng màu sắc
xanh đậm là vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng lớn, màu xanh nhạt là vùng có diện
tích gieo trồng nhỏ cụ thể: dưới 10%; từ 10 – 20%; từ trên 20 – 30%; từ trên 30 –
50%; trên 50%.
- Bước 4: Vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.
Gợi ý trả lời:
- Tình hình phát triển.
+ Diện tích cây cơng nghiệp lâu năm tăng nhanh (nhanh hơn cây công nghiệp
hàng năm).
+ Cây công nghiệp lâu năm chiếm ưu thế trong cơ cấu diện tích cây cơng
nghiệp của nước ta và có xu hướng tăng tỉ trọng.
+ Cơ cấu cây cơng nghiệp lâu năm: có cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê,
cao su, hồ tiêu, điều..) và cây công nghiệp cận nhiệt (chè).
- Phân bố cây công nghiệp:


20
+ Cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở trung du và miền núi: Tây Nguyên
(cây cà phê, cao su, hồ tiêu, chè...). Đông Nam Bộ (cao su, cà phê, hồ tiêu...) Trung
du và miền núi Bắc Bộ (chè).
+ Cây công nghiệp hàng năm được trồng nhiều ở cả miền núi, đồng bằng
như mía (Đồng bằng sơng Cửu Long, Đơng Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ)
lạc, thuốc lá (Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ...).

Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày tình
hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp nước ta.
Hướng dẫn khai thác:
- Bước 1: Đọc kĩ yêu cầu đề bài.
- Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn Atlat trang 20, 18.
- Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào chú giải, biểu đồ.
+ Nhận xét với biểu đồ cột diện tích rừng của cả nước năm 2000 – 2007,
diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng.
+ Đối với bản đồ nơng nghiệp chung nhận xét biểu đồ trịn cơ cấu giá trị sản
xuất nông, lâm, thủy sản phân theo ngành năm 2000 – 2007; nhận xét tỉ trọng của
lâm nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản nước ta.
+ Phân bố học sinh chú ý vào 5 màu sắc tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích
tồn tỉnh học sinh nhận xét được vùng nào có diện tích rừng lớn, vùng nào có diện
tích rừng nhỏ cụ thể: dưới 10%; từ 10 – 20%; từ trên 20 – 40%; từ trên 40 – 60%;
trên 60%.
- Bước 4: Vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.
Gợi ý trả lời:
- Tình hình phát triển:
+ Tổng diện tích rừng tăng.
+ Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng đều tăng.
+ Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng. Tuy vậy, tỉ trọng giá trị sản xuất ngành
lâm nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành trong nơng nghiệp nhỏ và
có xu hướng giảm.
- Phân bố:
+ Độ che phủ rừng ở khu vực đồi núi khá cao (chủ yếu trên 40%). Độ che
phủ rừng ở khu vực đồng bằng thấp (chủ yếu dưới 20%).


21
+ Các tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất (trên 60%) thuộc vùng Tây Nguyên

(Kon Tum, Lâm Đồng), Bắc Trung Bộ (Quảng Bình), Trung du và miền núi Bắc
Bộ (Tuyên Quang). Các tỉnh có độ che phủ rừng thấp nhất (dưới 10%) đều thuộc
Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
1.3. Dạng câu hỏi chứng minh
Câu 1. Chứng minh rằng lúa là cây lương thực chủ yếu ở nước ta.
Hướng dẫn khai thác:
- Bước 1: Đọc kĩ yêu cầu đề bài.
- Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn Atlat trang 19.
- Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào chú giải, biểu đồ.
+ Học sinh ghi nhớ các kí hiệu bằng cột màu xanh diện tích lúa, cột màu
vàng thể hiện sản lượng lúa phân bố ở các tỉnh.
+ Nhận xét chú giải diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực
thể hiện bằng 5 màu sắc thể hiện dưới 60%; từ 60 – 70%; từ trên 70 – 80%; từ trên
80 – 90%; trên 90%.
- Bước 4: Vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.
Gợi ý trả lời:
- Diện tích và sản lượng lúa tăng qua các năm, chiếm >80% diện tích và sản
lượng cây lượng thực.
- Lúa được trồng ở hầu hết các địa bàn trên cả nước (trừ Trung du miền núi
Bắc Bộ và Tây Nguyên có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với cây lương thực < 60%,
còn lại các vùng hầu hết > 60%).
- Hình thành 2 vùng trọng điểm cây lúa:
+ Đồng bằng sơng Cửu Long các tỉnh có diện tích trồng lúa chiếm > 90% so
với diện tích trổng cây lương thực.
+ Đồng bằng sông Hồng > 70%.
- Nước ta đã đảm bảo an ninh lương thực và là một trong ba nước xuất khẩu
lúa gạo lớn nhất thế giới.
Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh
rằng ngành thủy sản của nước ta có vai trị ngày càng quan trọng.
Hướng dẫn khai thác:

- Bước 1: Đọc kĩ yêu cầu đề bài.


22
- Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn Atlat trang 18, 20, 24.
- Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào chú giải, biểu đồ.
+ Nhận xét biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản phân theo
ngành năm 2000 – 2007.
+ Nhận xét biểu đồ cơ cấu giá trị hàng xuất, nhập khẩu năm 2007.
+ Nhận xét biểu đồ cột chồng sản lương thủy sản khai thác, nuôi trồng, tổng
sản lượng thủy sản.
- Bước 4: Vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.
Gợi ý trả lời:
- Quan trọng: 26,4% giá trị sản xuất của nông –lâm – thủy sản năm 2007;
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy hải sản; 7,7 % kim ngạch xuất khẩu của
nước ta (năm 2007).
- Vai trò ngày càng tăng (từ 16,3 % tăng lên 26,4 % giá trị sản xuất nông –
lâm – thủy sản năm 2007).
- Thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn , có tỉ trọng lớn trong cơ cấu
kinh tế của nhiều địa phương ven biển.
- Trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
- Các vai trò khác (nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tạo việc làm, tăng
thu nhập …).
Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh
cà phê là cây công nghiệp chủ lực của nước ta?
Hướng dẫn khai thác:
- Bước 1: Đọc kĩ yêu cầu đề bài.
- Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn Atlat trang 19.
- Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào vào chú giải, biểu đồ.
+ Nhận xét diện tích, sản lượng của cây cà phê so với các cây còn lại.

+ Phân bố dựa vào các kí hiệu cà phê trang 19 xác định các vùng trồng nhiều.
Ngoài ra học sinh liên hệ kiến thức đã học như điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
ảnh hưởng đến sản xuất cà phê.
- Bước 4: Vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.
Gợi ý trả lời:


23
- Diện tích ngày càng tăng. Do nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển cây cà phê (đất, khí hậu, nước... thị trường tiêu thụ trong và ngồi nước ngày
càng mở rộng, cơng nghiệp chế biến phát triển...).
- Mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao.
+ Sản lượng cà phê thu hoạch năm 2007 đạt 489 nghìn tấn (lớn hơn sản lượng
cao su và điều) do mở rộng diện tích, áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kĩ thuật
vào sản xuất.
+ Phân bố tập trung cao tại 2 vùng chuyên canh quy mô lớn ở Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ.
+ Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực (dẫn chứng) do sản lượng
cao, nhu cầu thị trường lớn.
1.4. Dạng câu hỏi giải thích
Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét
và giải thích sự phân bố cây công nghiệp ở nước ta.
Hướng dẫn khai thác:
- Bước 1: Đọc kĩ yêu cầu đề bài.
- Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn Atlat trang 19.
- Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát chú giải.
+ Nhận xét sự phân bố các loại cây công nghiệp lâu năm và hàng năm.
+ Giải thích nhưng khó khăn tại sao cây công nghiệp lâu năm phân bố ở miền
núi và trung du, cây công nghiệp hàng năm phân bố ở cả miền núi và đồng bằng.
Yêu cầu học sinh liên hệ kiến thức phần tự nhiên.

Bản đồ địa hình Atlat trang 13 -14, địa hình Việt Nam ¾ là đồi núi, đồng
bằng chiếm ¼ diện tích.
Bản đồ đất Atlat trang 11 chủ yếu là nhóm đất feralit chiếm 60% diện tích
chủ yếu ở đồi núi và đất phù sa tập trung nhiều ở đồng bằng.
Bản đồ khí hậu Atlat trang 9 khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa kết hợp với các
nhân tố về đường lối chính sách, thị trường, khoa học kĩ thuật.
- Bước 5: Vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.
Gợi ý trả lời:
- Các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu) phân bố chủ
yếu ở miền núi, trung du vì thích hợp các loại đất feralit, đất phù sa cổ. Các cây


24
công nghiệp nhiệt đới phân bố chủ yếu ở miền Nam do ở đây có khí hậu nóng
quanh năm.
- Các cây công nghiệp hàng năm được trồng nhiều ở cả miền núi và đồng
bằng do thích hợp với nhiều loại đất khác nhau.
- Trên cả nước đã hình thành các vùng chun canh cây cơng nghiệp do có
nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, nhất là điều kiện khí hậu, đất đai. Đồng
thời đây cũng là những địa bàn nhận được nhiều chính sách ưu tiên phát triển cây
cơng nghiệp của nhà nước.
- Các vùng khác có diện tích cây cơng nghiệp khơng lớn.
Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và
giải thích tình hình sản xuất ngành thủy sản nước ta.
Hướng dẫn khai thác:
- Bước 1: Đọc kĩ yêu cầu đề bài.
- Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn Atlat trang 20.
- Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào chú giải, biểu đồ.
+ Nhận xét biểu đồ cột chồng sản lương thủy sản khai thác, nuôi trồng, tổng
sản lượng thủy sản.

+ Nhận xét về cơ cấu giá trị ngành thủy sản, tỉ trọng ngành khai thác, ni
trồng tăng hoặc giảm.
+ Giải thích giáo viên hướng dẫn học sinh liên hệ kiến thức đã học như điều
kiện tự nhiên nước ta có đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng, khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa. Điều kiện kinh tế xã hội như thị trường tiêu thụ, cơ sở vật
chất – kĩ thuật, chính sách...
- Bước 4: Vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.
Gợi ý trả lời:
- Nhận xét: Ngành thủy sản nước ta ngày càng phát triển.
+ Về sản lượng:
Tổng sản lượng thủy sản tăng liên tục.
Sản lượng khai thác tăng chậm hơn sản lượng nuôi trồng.
+ Về cơ cấu giá trị ngành thủy sản: có sự thay đổi theo hướng tích cực:
Tỉ trọng giá trị ngành khai thác có xu hướng giảm.
Tỉ trọng giá trị ngành ni trồng có xu hướng tăng.


25
+ Giai đoạn 2010 - 2013, tỉ trọng giá trị ngành khai thác tăng và tỉ trọng
ngành nuôi trồng giảm nhẹ.
- Giải thích: Ngành thủy sản của nước ta có bước phát triển mạnh là do:
+ Thị trường ngày càng mở rộng cả trong và ngồi nước.
+ Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển cả nuôi trồng và đánh bắt thủy
sản.
+ Các nguyên nhân khác: cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị đánh bắt,
chính sách, lao động…
- Ngành nuôi trồng phát triển mạnh hơn ngành khai thác vì:
+ Nguồn thủy sản gần bờ bị suy giảm nghiêm trọng trong khi đánh bắt gần
bờ gặp nhiều khó khăn như tàu thuyền công suất nhỏ lạc hậu; tranh chấp về ngư
trường; phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

+ Trong những năm gần đây nước ta đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy sản đặc
biệt là xuất khẩu; nhu cầu của thị trường lớn; chủ động được các mặt hàng xuất
khẩu và khai thác những thuận lợi về nguồn lợi ni trồng thủy sản.
Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét
và giải thích tình hình phát triển, cơ cấu giá trị sản xuất và tình hình phân bố
ngành chăn ni ở nước ta.
Hướng dẫn khai thác:
- Bước 1: Đọc kĩ yêu cầu đề bài.
- Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn Atlat trang 19.
- Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào chú giải, biểu đồ:
+ Nhận xét biểu đồ tròn giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị
sản xuất nông nghiệp.
+ Nhận xét biểu đồ tròn cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi qua các năm.
+ Nhận xét chú giải sản lượng thịt hơi xuất chuồng của các tỉnh theo đầu
người.
+ Giải thích giáo viên hướng dẫn học sinh liên hệ kiến thức đã học như điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành chăn
nuôi.
- Bước 4: Vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.
Gợi ý trả lời:


×