Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

SKKN biện pháp khởi động bài học nhằm nâng cao chất lượng môn tiếng anh lớp 12 tại trường THPT trần quý cáp – ninh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.73 KB, 50 trang )

- 0 -

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA
TRƯỜNG THPT TRẦN QUÝ CÁP
***





ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SƯ PHẠM ỨNG DỤNG



“SỬ DỤNG TRÒ CHƠI ĐỂ KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG MÔN TIẾNG ANH LỚP 12 TẠI TRƯỜNG THPT TRẦN QUÝ
CÁP, NINH HÒA”












Người thực hiện: Hồ Thị Ngọc Hân


Đơn vị: Tổ Ngoại Ngữ - Trường THPT Trần Quý Cáp




Năm học 2013-2014
- 1 -
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Viết tắt Viết đầy đủ
NC Nghiên cứu
NCKHSPƯD Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
NXB Nhà xuất bản
SGK Sách giáo khoa
THPT Trung học phổ thông
TĐ Tác động
PP Phương pháp
PPDH Phương pháp dạy học
GD – ĐT Giáo dục – đào tạo
NTN Nhóm thực nghiệm
NĐC Nhóm đối chứng
ĐTB Điểm trung bình


- 2 -
MỤC LỤC
I. TÓM TẮT trang 3
II. GIỚI THIỆU trang 4


1. Hiện trạng trang 4
2. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài trang 4
3. Vấn đề nghiên cứu trang 4
4. Giả thuyết nghiên cứu trang 5
III. PHƯƠNG PHÁP trang 5

1. Khách thể nghiên cứu trang 5
2. Thiết kế trang 5
3. Quy trình nghiên cứu trang 6
3.1. Các dạng trò chơi được nghiên cứu trang 6
3.2. Quy trình tiến hành nghiên cứu trang 13
4. Đo lường trang 14
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ trang 14
V. BÀN LUẬN trang 15
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ trang 15

1. Kết luận trang 15
2. Khuyến nghị trang 16
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 17
VIII. BẢN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ trang 18
IX. PHỤ LỤC trang 19

Phụ lục 1: Ma trận, đáp án và đề kiểm tra trước TĐ trang 19
Phụ lục 2: Bảng điểm NĐC và NTN trước và sau TĐ trang 25
Phụ lục 3: Giáo án trang 29
Phụ lục 4: Ma trận, đáp án và đề kiểm tra sau TĐ trang 43
MINH CHỨNG BÀI KIỂM TRA TRƯỚC TĐ VÀ SAU TĐ (kèm theo)

- 3 -
Tên đề tài:

“SỬ DỤNG TRÒ CHƠI ĐỂ KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG MÔN TIẾNG ANH LỚP 12 TẠI TRƯỜNG THPT TRẦN QUÝ
CÁP – NINH HÒA”
I. TÓM TẮT:
Theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay tập trung hướng
vào việc phát triển tính năng động, sáng tạo và tích cực của học sinh nhằm tạo
được khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho các em. Để đạt được mục tiêu
này, cần phải thay đổi phương pháp dạy học theo hướng coi trọng người học, coi
học sinh là chủ thể hoạt động khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ
động, sáng tạo của các em. Việc khơi dậy niềm đam mê yêu thích môn học cho
học sinh là điều hết sức cần thiết mà hoạt động vào bài, khởi động bài học là
một hoạt động có thể giúp học sinh thêm phấn chấn tập trung nhiều hơn cho nội
dung bài hoc.
Trong thực tế các lớp học ở trường THPT Trần Quý Cáp bao gồm đủ các
học sinh từ khá, giỏi đến yếu, kém. Số học sinh khá, giỏi của lớp rất năng động
tích cực học tập, tiếp thu bài tốt, tham gia tích cực vào các hoạt động khởi động
bài học. Riêng số học sinh yếu, kém lại rất lười học, chưa có khả năng tham gia
vào các hoạt động khởi động bài tốt.
Mức độ tiếp thu bài học của các em không đồng đều gây khó khăn cho
việc chọn lựa các hoạt động thật phù hợp với trình độ của lớp. Đối với hoạt động
dễ sẽ gây nhàm chán cho số học sinh khágiỏi, nhưng các hoạt động khó, nâng
cao, các học sinh yếu kém không tiếp thu kịp.
Giải pháp của tôi là đưa những trò chơi vào phần mở đầu của các tiết học
để gây sự hứng thú trong học tập của các em, từ đó nâng cao kết quả cũng như
chất lượng học tập ở trường THPT Trần Quý Cáp.
Thiết kế: nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm học sinh (hai lớp học
khác nhau) mà tôi đang trực tiếp giảng dạy.
Nhóm 1 (NTN): học sinh lớp 12A3
Nhóm 2 (NĐC): học sinh lớp 12A12
Kết quả cho thấy tác động rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: NTN đã đạt

được kết quả cao hơn so với NĐC. Điểm bài kiểm tra sau TĐ của NTN có giá trị
trung bình là 6,71; điểm kiểm tra sau tác động của NĐC là 5,89. Kết quả kiểm
chứng Ttest p<0,05 cho thấy có sự khác biệt giữa ĐTB của NĐC và NTN.
Điều này chứng tỏ việc ứng dụng những phương pháp trong quá trình nghiên
cứu là có hiệu quả.




- 4 -
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng
Trường THPT Trần Quý Cáp nằm trên địa bàn vùng nông thôn gần biển,
trình độ nhận thức của người dân về môn tiếng Anh còn chưa cao, học sinh hai
lớp chọn để tiến hành nghiên cứu còn ít quan tâm và gặp khó khăn trong môn
học này. Hiện nay, trường có tất cả 11giáo viên giảng dạy tiếng Anh có trình độ
đại học, có nhiều đóng góp cho bảng thành tích về hoạt động của nhà trường.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế còn gặp phải trong quá trình giảng dạy tại
trường THPT.
 Trong các tiết dạy, đôi khi giáo viên bỏ qua phần khởi động bài học mà
đi thẳng vào nội dung bài.
 Chưa lựa chọn các nội dung phù hợp với khả năng của học sinh.
 Học sinh chưa tích cực, hăng hái trong học tập.
 Học sinh còn lo sợ môn học.
 Mức độ tiếp thu bài của học sinh không đồng bộ.
 Không khí trong giờ học còn căng thẳng.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp, tôi nhận thấy để tạo được hứng
thú cho học sinh cần phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực của học sinh. Hay
nhất là tổ chức được những tình huống có vấn đề đòi hỏi dự đoán, nêu giả
thuyết, tranh luận giữa những ý kiến trái ngược, các hoạt động có tính thi đua, có

đặc điểm của những trò chơi dân gian ….
Các trò chơi khởi động bài học (warm up) có thể đáp ứng được nhu cầu
và hứng thú cho học sinh trong việc chuyển tiếp sang nội dung bài mới. Những
trò chơi trong khởi động bài học có thể cùng lúc đáp ứng được nhiều mục đích
khác nhau. Bằng nhiều trò chơi linh hoạt, giáo viên cùng một lúc gây hứng thú
với bài học, ổn định được lớp, kiểm tra, ôn tập lại bài cũ. Đồng thời cũng giúp
học sinh chuẩn bị tâm lí và kiến thức cần thiết cho bài mới.
2. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài
Cho đến nay đã có rất nhiều bài nghiên cứu, sách, báo đề cập về các khía
cạnh khác nhau của việc sử dụng trò chơi trong dạy và học tiếng Anh nói chung.
Theo Wright, Betteridge và Buckby (2005) thì việc học ngoại ngữ là một quá
trình đòi hỏi người học phải nỗ lực liên tục và trò chơi sẽ tạo ra được không khí
thư giãn giúp người học duy trì hứng thú với việc học. Ngoài ra, trong các sách
“How to Use Games in Language Teaching” của Shelagh Rixon, “Teaching
Languages to Young Learners”, và sách “Thiết kế bài giảng 10 tập 1” cũng đã
nêu lên tầm quan trọng của việc sử dụng trò chơi giảng dạy và cách thức tiến
hành các trò chơi này trên lớp như thế nào.
3. Vấn đề nghiên cứu
Các trò chơi khởi động bài học (warm up) có thể đáp ứng được nhu cầu
và hứng thú cho học sinh trong việc chuyển tiếp sang nội dung bài mới không?
Việc áp dụng trò chơi có gây được hứng thú cho học sinh, từ đó nâng cao
kết quả học tập của các em không?
- 5 -
4. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thiết mà tôi đưa ra là: việc áp dụng trò chơi vào giảng dạy phần khởi
động bài học có đem lại hứng thú cho học sinh lớp 12A3 trong việc chuyển tiếp
sang nội dung bài mới không, từ đó nâng cao kết quả học tập của các em
không?
III. Phương pháp
1. Khách thể nghiên cứu

+ Giáo Viên:  Cô Hồ Thị Ngọc Hân, giảng dạy trên NTN (học sinh lớp 12A3)
và cả NĐC (học sinh lớp 12A12)
+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là các trò chơi khởi động bài học phù hợp
với từng nội dung đơn vị của bài học của chương trình Tiếng Anh lớp 12.
+ Khách thể nghiên cứu: là khả năng tiếp thu và diễn biến học tập của các em
học sinh lớp 12A3, và 12A12
2. Thiết kế
Tôi chọn hai lớp 12A3 và 12A12 có cùng những điểm tương đồng về số
lượng, tỉ lệ xếp loại học tập, ý thức học tập và thành phần dân tộc.
Bảng 1: Bảng số lượng học sinh và thành phần dân tộc
Số học sinh các lớp Dân tộc
A3 36 học sinh
A12 36 học sinh

Kinh

Tôi dùng bài kiểm tra một tiết môn tiếng Anh làm bài kiểm tra trước TĐ.
Kết quả cho thấy ĐTB của 2 nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm
chứng Ttest để kiểm chứng sự chênh lệch của hai nhóm trước khi TĐ
Bảng 2: Bảng kiểm chứng để xác định nhóm tương đương trước TĐ
NĐC NTN
ĐTB 5,88 5,93
Giá trị p 0,41
P = 0,41 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch ĐTB của NTN và NĐC là không
có ý nghĩa, nghĩa là chênh lệch xảy ra ngẫu nhiên, và 2 nhóm được coi là tương
đương.
Thiết kế nghiên cứu:
Nhóm
Kiểm tra trước
TĐ Kiểm tra sau TĐ

- 6 -

NTN O1
Áp dụng các trò
chơi được NC
vào phần khởi
động bài học
O3
NĐC O2
Không áp dụng
trò chơi được
NC vào phần
khởi động bài
học
O4

3. Quy trình nghiên cứu
3.1 Các dạng trò chơi được nghiên cứu:
Tuỳ theo mục đích và đặc thù của giờ dạy, đồng thời tuỳ theo đối tượng
học sinh cụ thể của mình giáo viên có thể lựa chọn những trò chơi vào bài cho
phù hợp. Giáo viên có thể rút kinh nghiệm và thay đổi trò chơi sau khi đã dạy
qua một lớp để tạo được tính tích cực cho hoạt động cao hơn.
CÓ BA DẠNG TRÒ CHƠI:
 DẠNG THỨ NHẤT: GUESSING TOPIC

Đây là hình thức hoạt động nhằm đoán ra chủ đề bài học, giáo viên có thể
dùng nhiều trò chơi khác nhau để giúp học sinh đoán ra đúng chủ đề của bài
học:
a) Hangman: Giáo viên gạch những đường gạch trắng lên bảng, mỗi gạch
tương đương với mỗi mẫu tự trong từ. Giáo viên đưa ra gợi ý để học sinh tập

trung vào nội dung cần thiết.
Ví dụ: Bài 2 “Cultural Diversity” – tiết Nghe

Giáo viên muốn học sinh đoán từ “marriage” thì gạch lên bảng 8 gạch và
gợi ý cho các em đây là số lượng chữ cái trong từ (_ _ _ _ _ _ _ _). Giáo viên
vẽ hình người đàn ông hình que lên bảng, mỗi lần học sinh đoán sai một chữ
trong từ , người đàn ông này sẽ bị treo 1 bộ phận lên (theo thứ tự trong hình
vẽ). Nếu học sinh đoán sai quá 6 lần sẽ bị thua, thời gian cho trò chơi là 5 phút.






1
2
3
4
- 7 -


Từ khóa cần tìm là “MARRIAGE”
Giáo viên dẫn vào nội dung bài nghe “ Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm
hiểu về phong tục cưới ở Việt Nam qua đoạn băng nghe sau đây.”
b) Jumbled words: Giáo viên đưa ra cho học sinh một số từ đã bị xáo trộn và
gợi ý chủ đề của các từ đó. Học sinh sắp xếp lại từ cho đúng trật tự và có
nghĩa.
Ví dụ: Bài 1 “Home Life” – tiết Nghe
Giáo viên viết 6 từ liên quan đến chủ đề bài nghe lên bảng nhưng các chữ
cái bị xáo trộn và gợi ý chủ đề liên quan đến gia đình.

1. owrk 2. terinest 3. resha 4. creest 5. rincag 6. ineotbedn
Giáo viên chia lớp học làm 4 nhóm, các nhóm thảo luận trong vòng 3 phút,
nhóm nào có kết quả đúng và sớm nhất sẽ là nhóm chiến thăng.
Đáp án: 1. work 2. interest 3. share 4. secret 5. caring 6. obedient
Giáo viên giới thiệu nội dung bài “Những từ mà các em vừa tìm ra sẽ giúp
các em hiểu về nội dung bài nghe giữa Paul and Andrea về gia đình của họ.”
c) Guessing words: Giáo viên chia nhóm học sinh sau đó phát cho mỗi nhóm
một tờ giấy có ghi các câu bỏ lửng, câu hỏi… . Giáo viên yêu cầu học sinh
hoàn tất chúng bằng một từ rồi đoán từ chìa khóa được ghép từ các mẫu tự đầu
tiên của các từ đoán được. Nhóm nào đoán trước, đúng sẽ là nhóm thắng cuộc.
Ví dụ: Bài 4 “School education system” – Tiết Đọc Hiểu
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy có 8 câu
bỏ lửng và câu hỏi. Các nhóm hoàn tất chúng bằng một từ rồi đoán từ chìa
khóa được ghép từ các mẫu tự đầu tiên của các từ đoán được. Nhóm nào đoán
trước, đúng sẽ là nhóm thắng cuộc.
1. ……….is an international language. (English)
2. ………….you go to the cinema yesterday? (Did)
3. Take an …………when it rains. (umbrella)
4. When do the…………in Vietnam go to primary school? (children)
5. How……….you? – I’m fine. (are)
6. Did you…… part in Mary’s party last night? (take)
7. I like to learn…………and Technology. (Information)
8. John has an examination……… Monday. (on)
9. My……… is Susan. (name)
Từ khóa :
EDUCATION
5
6
- 8 -
Giáo viên dẫn vào nội dung bài học: “ Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm

hiểu bài đọc liên quan đến chủ đề hệ thống giáo dục ở Anh.”
d) Guessing topic from pictures: Giáo viên chọn một số bức tranh chứa nội
dung bài học tương đối rõ ràng và nêu gợi ý cho học sinh bức tranh nói về điều
gì. Từ tranh giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài học.
Ví dụ : Bài 3 “Ways of socialising” – tiết Đọc Hiểu
Giáo viên đưa ra bốn bức hình và yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm.
Mỗi nhóm gồm 9 thành viên, các nhóm có 3 phút để tìm hiểu các bức hình nói
về vấn đề gì, sau đó đưa ra chủ đề chính dựa trên các bức hình
Nhóm nào đưa ra chủ đề đúng nhất và nhanh nhất sẽ là nhóm chiến thắng





P1 P2





P3 P4
P1: shake hands P2: wave hands
P3: embrace P4: give someone a nod
Chủ đề chính của bài: Ways of socialising
e) Shark attack: Giáo viên vẽ những gợn sóng lên bảng tượng trưng cho mặt
biển, vẽ những bậc tam cấp dẫn xuống mặt biển, vẽ hình con cá mập lên mặt
biển sát với bậc tam cấp cuối cùng, vẽ hình các con vật lên bậc trên cùng. Giáo
viên gạch những đường gạch ngắn lên bảng, mỗi gạch tương đương một mẫu
tự trong từ. Mỗi lần học sinh đoán mẫu tự không có trong từ, con vật phải
bước xuống 1 bậc thang. Nếu con vật đã ở bậc thang cuối cùng mà học sinh

vẫn chưa đoán ra được từ đó thì con vật sẽ bị cá mập ăn thịt và đội đó sẽ thua.




- 9 -
Ví dụ: Bài 6 “Future jobs” – tiết Đọc Hiểu















Trước tiên giáo viên chia lớp thành 2 nhóm : Nhóm “Thỏ”(rabbit) và
“Mèo”(cat).
Giáo viên gợi ý từ khóa có 9 chữ cái liên quan đến nội dung bài đọc hiểu,
các đội đoán từng mẫu tự, nếu đội nào đoán đúng, chữ cái đó sẽ được lật lên.
Khi các em đoán sai, con vật đại diện cho đội đó sẽ nhảy xuống 1 bậc thềm và
cứ tiếp tục như thế cho đến khi bị cá mập ăn hoặc đoán ra đúng đáp án. Nếu
nhóm nào có thể đoán được cả từ đúng thì trò chơi kết thúc và đội tìm ra từ khóa
đúng là đội chiến thắng.

Từ khóa:
INTERVIEW
Giáo viên dẫn vào nội dung bài đọc hiểu “ Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem
để xin được một công việc thì phải trải qua cuộc phỏng vấn như thế nào nhé”
 DẠNG THỨ HAI: FINDING INFORMATION
Các hình thức hoạt động này nhằm giúp học sinh vừa ổn định lớp, tập
trung chú ý, gây hứng thú nhưng vẫn có thông tin cần thiết để vào bài học mới.
f) Brainstorming: Đây là hoạt động lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên có
thể dùng trò chơi này để giới thiệu tình huống và thiết lập chủ điểm của bài học.
Ví dụ: Bài 4 “School education system” – Tiết Nói
Nội dung bài học nói về hệ thống giáo dục ở Việt Nam. Giáo viên chia
học sinh làm 4 nhóm, mỗi nhóm có 4 phút để liệt kê ra tất cả các cấp bậc học ở
Việt Nam. Sau khoảng thời gian quy định, nhóm nào tìm ra nhiều ý đúng sẽ là
nhóm chiến thắng.
Phương án trả lời: Nursery, Kindergarten, Primary education, Secondary
education
Giáo Viên : Hu?nh T?n Ð?c –LÐA-AG
V
a oa c t i
n
K
E
Y
TOPIC
- 10 -
Giáo viên dẫn vào bài: “Hôm nay chúng ta cùng nhau luyện tập nói về hệ thống
giáo dục Việt Nam dựa trên những thông tin các em vừa tìm ra trong phần trò
chơi nhé.”
g) Networks: Giáo viên viết mạng từ lên bảng. Học sinh làm việc theo nhóm
cặp hoặc cá nhân để tìm ra các thông tin theo chủ điểm bài học.

Ví dụ: Bài 6 “Future Jobs” – Tiết Nói
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm lớn, yêu cầu các nhóm hoàn thành mạng
từ liên quan đến chủ đề “jobs” trong vòng 3 phút. Sau thời gian quy định, nhóm
nào có nhiều đáp án đúng sẽ là nhóm chiến thắng,

Singer


Giáo viên dẫn vào bài “ Những công việc mà các em vừa liệt kê được
trong phần trò chơi sẽ là nội dung chính trong tiết học Nói của chúng ta”
h) Lucky number: Giáo viên viết các con số lên bảng, mỗi số tương ứng một
câu hỏi trong đó có từ hai đến ba con số may mắn. Nếu chọn trúng số may mắn
học sinh sẽ được điểm mà không phải trả lời câu hỏi. Những số còn lại mỗi số
tương ứng với một câu hỏi. Nếu trả lời đúng câu hỏi học sinh sẽ được điểm. Nếu
trả lời sai nhóm khác có quyền tiếp tục trả lời câu hỏi. Điểm số cộng lại nhóm
nào nhiều điểm hơn sẽ là nhóm thắng.
Ví dụ: Bài 4 “ School education system” – Tiết Language focus
Chia lớp học thành 4 nhóm (9 học sinh/nhóm), trò chơi trong vòng 6 phút
Giáo viên viết lên bảng 8 con số, trong các số đó có những con số may mắn



Nếu chọn trúng số may mắn (2, 3, 5), nhóm được 2 điểm mà không phải làm gì.
Những con số còn lại là các yêu cầu
1. Viết cấu trúc bị động của thì hiện tại đơn.
4. Viết cấu trúc bị động của thì hiện tại hoàn thành.
6. Viết cấu trúc bị động của thì quá khứ đơn.
7. Viết cấu trúc bị động của thì quá khứ hoàn thành.
8. Viết cấu trúc bị động của thì tương lai đơn.
Khi các số đã được chọn hết, nhóm nào có nhiều điểm hơn thì thắng cuộc.


Jobs
1 2 3 4

5 6 7 8
- 11 -
Giáo viên dẫn vào bài: “Phần trò chơi đã giúp các em khởi động lại bố nhớ về
các cấu trúc bị động đã được học ở lớp 11, và đây cũng là nội dung chính trong
tiết học hôm nay.”
i) Kim’s game: Đây là trò chơi luyện trí nhớ, đồng thời giúp học sinh tìm ra các
thông tin cho bài học mới.
Giáo viên chia học sinh ra thành các nhóm, cho các em xem từ 8 đến 10
tranh hoặc 8 đến 10 từ theo một chủ điểm. Yêu cầu học sinh không được viết mà
chỉ ghi nhớ. Sau đó giáo viên cất tranh hoặc từ đi, học sinh lên bảng viết lại tên
hoặc từ đã xem theo hai nhóm, nhóm nào ghi nhớ nhiều hơn sẽ là nhóm thắng.
Ví dụ: Bài 8 “Life in the future” – tiết Đọc Hiểu
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, cho các em xem 8 từ liên quan đến chủ
đề bài đọc trong vòng 20 giây.
Computer, robot, space-shuttle, dangerous, future, environment, modern,
technology
Học sinh không được viết mà chỉ ghi nhớ. Sau đó giáo viên cất các từ đi,
2 nhóm cử đại diện lên bảng viết lại các từ. Nhóm nào có nhiều từ đúng sẽ là
nhóm chiến thắng.
Giáo viên dẫn vào bài “Những từ mà các em vừa ghi nhớ được sẽ giúp các
em tưởng tượng ra cuộc sống trong tương lai là như thế nào.”
 DẠNG THỨ BA: REMEMBERING KNOWLEDGE
Các hoạt động ở phần này nhằm tạo môi trường thuận lợi cho học sinh
vừa nhớ lại kiến thức cũ vừa có được tâm lí thoải mái cho bài học mới.
j) Bingo: Học sinh nhắc lại khoảng 10 đến 15 từ các em đã học và có liên quan
đến bài học mới. Giáo viên viết các từ này lên bảng. Mỗi học sinh chọn 9 từ bất

kì trên bảng viết vào một bảng có 9 ô. Giáo viên lần lượt đọc các từ nhưng
không theo thứ tự. Học sinh đánh dấu vào từ có trong bảng của mình khi nghe
giáo viên đọc từ đó. Học sinh nào có 3 từ liên tục sẽ hô to “BINGO” và thắng
trò chơi.
Ví dụ: Bài 10 “Endangered species” – Tiết Nói
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc 15 từ liên quan đến chủ đề đã học ở tiết Đọc
hiểu, giáo viên viết các từ này lên bảng:
Wildlife, habitat, government, endangered, species, plants, aninals, pollution,
chemicals, extinct, rhinoceros, tortoise, survive, diversity, leopard
Mỗi học sinh chọn 9 từ viết vào một bảng có 9 ô. Giáo viên đọc 9 từ trong 15
từ các em vừa nhắc, học sinh đánh dấu vào từ trong bảng của mình khi nghe
giáo viên đọc từ đó. Học sinh có 3 từ liên tục sẽ hô “BINGO” và thắng trò chơi
Giáo viên dẫn vào bài: “Tiết học hôm nay chúng ta sẽ sử dụng rất nhiều
những từ các em vừa đưa ra trong trò chơi để luyện kỹ năng nói của các em về
vấn đề môi trường.”
- 12 -
k) Noughts and crosses: Giáo viên giải thích với học sinh rằng trò chơi này
cũng giống như trò chơi “carô” ở Việt Nam, nhưng chỉ cần ba ô “o” hoặc “x”
trên một hàng ngang, dọc hoặc chéo là thắng. Giáo viên kẻ 9 ô trên bảng mỗi ô
chứa 1 từ hoặc 1 tranh vẽ, học sinh mỗi đội nếu nói được câu chứa từ hoặc tranh
ở ô nào thì đội của học sinh đó làm dấu “o” vào ô đó, đội kia tiếp tục nói được
câu chứa từ của ô khác và đánh dấu “x” vào ô đó. Đội nào có được 3 dấu “x”
hoặc “o” trên một hàng ngang, dọc hoặc chéo sẽ chiến thắng.
Ví dụ: Bài 6 “Future jobs” – tiết Viết
Giáo viên chia lớp thành hai đội A (đánh dấu “o”) và B (đánh dấu “x”)
Kẻ 9 ô trên bảng, mỗi ô chứa một từ.

Name address letter
education tourist English
Work interview travel


Học sinh đội A nếu nói được câu chứa từ ở ô nào thì đội A làm dấu “o” vào ô
đó, đội B tiếp tục nói được câu chứa từ của ô khác và đánh dấu “x” vào ô đó.
Đội nào có được 3 dấu “x” hoặc “o” trên một hàng ngang, dọc hoặc chéo sẽ
chiến thắng.
Giáo viên giới thiệu nội dung bài học: “Chúng ta sẽ vận dụng những từ và
các mẫu câu các em vừa đưa ra trong phần trò chơi để áp dụng vào tiết học viết
thư xin việc.”
l) Matching: Đây là thủ thuật kết nối giữa hai cột A và cột B. Thủ thuật này có
thể dùng nhắc lại nghĩa của một số từ cần thiết hoặc nhắc lại cấu trúc một số câu
bằng cách nối một nữa câu với một nữa còn lại, hoặc nối kết giữa từ, cụm từ và
định ngĩa của nó.
Ví dụ: Bài 5 “Higher education” – tiết Nói
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm có 3 phút để kết nối giữa cụm từ
ở cột A với định nghĩa tương ứng ở cột B
A B
1. Application form a. Giấy khai sinh
2. Identity card b. Thư giới thiệu
3. Reference letter c. Học bạ trường THPT
4. School certificate d. CMND
5. Record of performance e. Đơn đăng ký dự thi
6. Scores of entrance exam f. Bảng điểm kỳ thi đầu vào
7. Birth certificate g. Bằng chứng nhận tốt nghiệp
- 13 -
Nhóm nào có đáp án đúng và nhanh nhất sẽ là nhóm chiến thắng.
Đáp án: 1.e 2.d 3.b 4.g 5.c 6.f 7.a
Giáo viên giới thiệu bài mới: “Khi các em hiểu rõ định nghĩa của các cụm từ
ở phần trò chơi thì các em biết mình sẽ nói về điều gì trong tiết học hôm nay?”
m) Crossword puzzle: Học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm, sử dụng những
gợi ý để tìm ra các từ trong ô chử. Gợi ý có thể là tranh vẽ, từ đồng nghĩa, từ

tiếng việt,…
Ví dụ: Bài 6 “Future jobs” – Tiết Nói
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu các nhóm trong vòng 5 phút tìm ra
các từ hàng ngang dựa vào gợi ý cho sẵn.
Sau khi tìm được 3 từ hàng ngang, các nhóm có quyền tìm ra từ khóa, nhóm
nào tìm ra từ khóa trước và đúng sẽ là nhóm chiến thăng.
Gợi ý cho các từ hàng ngang
1. A job that is available
2. The word means “ special interest”
3. The word means “ take part in” .
4. The antonym of “ formal”
5. The antonym of “ interesting”
6. A person who makes an interview
Gợi ý cho từ khóa : A place where you usually come to when you want to get a
job.
1 V

A

C

A

N

C
Y


2 K


E

E

N

N

E S S

3
J
O

I N


4 I N

F
O

R

M

A

L


5
B

O

R

I N

G
6 I N

T
E

R

V I
E

W

E

R


Key word: A JOB CENTER
Giáo viên dẫn vào bài học: “Hôm nay chúng ta hãy tưởng tượng mình là

những người đi xin việc làm, vậy các em muốn làm những công việc gì?”
3.2. Quy trình tiến hành nghiên cứu
Từ ý định nghiên cứu, tôi chọn lớp 12A3 làm NTN và 12A12 làm NĐC,
tiến hành kiểm tra theo bài kiểm tra và ma trận chung cho hai lớp. (xem phụ lục
1)
Sau khi kiểm tra, thấy rằng ĐTB kiểm tra trước khi TĐ của hai lớp là
tương nhau nên việc nghiên cứu có thể thực hiện được. (xem phụ lục 2)
- 14 -
Áp dụng các trò chơi đã được nghiên cứu trong đề tài vào giảng dạy ở lớp
12A3. (xem phụ lục 3)
Ở lớp 12A12, giáo viên vẫn giảng dạy theo cách truyền thống, không áp
dụng các trò chơi đã được nghiên cứu vào phần khởi động bài học.
Xây dựng đề kiểm tra và ma trận chung cho NTN và NĐC sau TĐ (xem
phụ lục 4)
Sau khi hoàn thành chương trình giảng dạy, kiểm tra lấy điểm của NTN
và NĐC để tiền hành đo lường. (xem phụ lục 2)
Sử dụng phép kiểm chứng Ttest độc lập và mức độ chênh lệch giá trị
trung bình chuẩn SMD để kiểm chứng giá trị của TĐ và mức độ ảnh hưởng của
TĐ đến kết quả môn học.
Từ đó, rút ra kết luận việc TĐ đã ảnh hưởng tích cực tới kết quả học tập
của NTN.
4. Đo lường:
Sau quá trình áp dụng các phương pháp, tôi tiến hành kiểm tra kết quả
bằng bài kiểm tra 1 tiết chung cho cả NTN và NĐC
Sau khi tiến hành kiểm tra bài, với điểm kiểm tra sau TĐ kết quả cho như
sau:
NĐC NTN
ĐTB 5,89 6,71
Độ lệch chuẩn 0,94 0.93
Giá trị p của Ttest 0,0004

Chênh lệch giá trị TB
chuẩn (SMD)
0,44

IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Như đã trình bày, tôi chọn hai nhóm nghiên cứu có ĐTB trước TĐ là
tương đương nhau.
Sau TĐ kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng TTest cho kết quả P = 0,0004
< 0,05, cho thấy: sự chênh lệch ĐTB giữa NTN và NĐC có ý nghĩa, tức là
chênh lệch kết quả ĐTB của NTN cao hơn NĐC là không phải do ngẫu nhiên
mà do kết quả của sự TĐ.
Theo bảng tiêu chí Cohen, Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn:
SMD = (6,71 5,89)/0,94 = 0,44. Điều đó cho thấy ảnh hưởng của việc áp
dụng các phương pháp vào giảng dạy là lớn.
- 15 -

0
1
2
3
4
5
6
7
Trước TĐ Sau TĐ
NĐC
NTN

Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước và sau TĐ của NĐC và NTN


V. BÀN LUẬN
Kết quả bài kiểm tra sau TĐ của NTN có ĐTB là 6,71, và ĐTB của NĐC là
5,89. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là ĐTB
(NTN)
– ĐTB
(NĐC)
= 6,71 – 5,89 =
0,82. Điều đó cho thấy điểm TBC của NĐC và NTN đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp
được TĐ có điểm TBC cao hơn lớp không được TĐ.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,44.
Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng Ttest ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0,0004< 0.05.
Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu
nhiên mà là do tác động.
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua thời gian quan tâm áp dụng đề tài, các tiết học sôi nổi hẳn lên, học
sinh tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài hơn. Số học sinh yếu kém tỏ ra
phấn khởi cùng các bạn tham gia vào các trò chơi tập thể, các hoạt động cặp
nhóm.
Mặc dù mức độ tiếp thu bài học của các em học sinh lớp 12A3 vẫn chưa
đồng đều nhưng ở phần khởi động bài học hầu hết các em đều tích cực tham gia
không còn phân biệt học sinh yếu, kém hay học sinh khá, giỏi ở hoạt động này.
Qua các giai đoạn thực hiện và thử nghiệm các trò chơi khởi động bài học
cho học sinh lớp 12A3 kết quả học tập của các em có tiến bộ rõ rệt.


- 16 -
2. Khuyến nghị:
Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài vào thực tế tôi đã rút ra một số

khuyến nghị sau:
* Đối với giáo viên:
 Bước khởi động bài học (warmup) thực sự là một bước quan trọng để
tạo cho học sinh hứng thú học tập và sẵn sàng tâm lí cho bài học mới
 Hình thức khởi động bài học cần chú ý tạo không khí thoải mái cho học
sinh hoạt động tích cực. Các trò chơi mang tính thi đua tập thể để học sinh phấn
đấu thi đua với các bạn và cảm thấy phấn khởi tích cực hoạt động để dành được
phần thắng.
 Giáo viên nên có biểu hiện khen ngợi thành tích của các em đồng thời
giáo viên cần giáo dục các em tính thi đua lành mạnh, có tinh thần cùng động
viên cổ vũ bạn khi bạn đạt thành tích, tránh thi đua dẫn đến ganh đua, ghen ghét,
đố kị nhau.
 Giáo viên cần tổ chức hoạt động nghiêm túc tránh gây ồn ào, hạn chế sự
phấn chấn quá mức của các em dẫn đến việc ảnh hưởng các giờ học của các lớp
bên cạnh. Sự phấn chấn quá mức cũng ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học tiếp
theo của các em.
 Giáo viên thường xuyên tham khảo thêm các loại sách, tài liệu để có
thêm những trò chơi hay cho hoạt động khởi động bài học, trao đổi, lấy ý kiến từ
các anh em đồng nghiệp để được đóng góp thêm cho việc thiết kế các trò chơi
phù hợp khởi động bài học.
* Đối với các cấp lãnh đạo:
 Nhà trường cần trang bị thêm cơ sở vật chất cho bộ môn tiếng anh.
 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các trò chơi liên quan đến tiếng anh
để tăng thêm sự yêu thích môn tiếng Anh trong học sinh.
 Sở GD & ĐT Khánh Hòa thường xuyên mở lớp bồi dưỡng chuyên môn
cho giáo viên tiếng Anh và các sân chơi nhằm thi đua giữa các giáo viên với
nhau để giáo viên có ý thức tự rèn luyện nâng cao tay nghề của bản thân.











- 17 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tập huấn NCKHUDSP, 2009.
2. Thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 10 – tập 1 – NXB Giáo dục
3. Rixon, S. (1984), How to use games in language teaching, HongKong:
Macmillan Publishers Ltd.
4. Wright, A., Betteridge, D., & Buckby, M. (2005), Games for language
learning, New York: Cambridge University Press.
5. Website: //http: edu.go.vn
//http: violet.vn
- 18 -
















































Nhận xét, xếp loại


 Nhận xét:
…………………………… ……………… …………………………………
……………………………… …………………………………… …………
……………………………… ……………………………………… ………….
…………………… ……………………………… …………………………….
………… ……………………………… ……………………………… ………
…………………………… ………………….…………… ……………………
………… ……………………………………… ………………………………
……………………………… ……………………………………… …………
…………………… ……………………………… ……………………………
……… ………………….…………….……………………………… …………
…………………………… ……………………………… ……………………
………… ……………………………………… ………………………………
……………………………… …………………………………… ……………
…….…………….……………………………… ………………………………
……… ……………………………… ……………………………… …………
…………………………… ……………………………… ……………………
………… …………………………………… ………………….…………….…
…………………………… ……………………………………… ……………
………………… ……………………………… ………………………………
……… ……………………………… ……………………………… …………
………………………… ………………….…………….………………………

 Xếp loại: …………

Ngày .… tháng ….năm….
HIỆU TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT
- 19 -
IX. PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Ma trận, đáp án và đề kiểm tra trước TĐ

ĐÁP ÁN
CODE A
A. Multiple choices
I. 1. B 2. A
II. 3. C 4. C
III. 1. A 2. A 3.B 4.A 5.B 6.B 7.C 8. A 9.B 10.B 11.B
12.C
IV. 1.B 2.A 3.B 4.B
V. 1.A 2.C 3.C 4.D
B.
Writing
I.
1. The window must be cleaned before it is painted.
2. The mystery can’t be solved.
II.
3. This is the bank which we borrowed the money from
/ This is the bank from which we borrowed the money
4. I told you about a person who is at the door.
III.
1. was reading/ heard/ got/ didn’t see


CODE B
A.
Multiple choices
I. 1. D 2. A
II. 3. C 4. C
Vận dụng Nhận biết Thông hiểu
Cấp độ thấp Cấp độ cao
CKT-KN
TNKQ TL TNKQ TL TN
KQ
TL TN
KQ
TL
Cộng
Unit 2
 Vocab &
Speaking
 Gram:
 Reading
(Questions)


4 1,0

3 0,75
4 1,0










2 0,5







2
0,5







2 1,0






1

0,5


18

5,25



Unit 3
(MCQ)
Vocab &
Speaking
Gram:


4 1,0

3 0,75



2 0,5





1 0,5



2 0,5


1
0,5



13

3,75

Pron &
Stress
2 0,5
2 0,5




4
1

Total 22
5,5


4
1,0

3
1,0

4
1,5

2
1,0

35

10,0

- 20 -
III. 1. B 2. A 3.C 4.C 5.B 6.B 7.C 8. D 9.B 10.A 11.A
12.C
IV. 1.D 2.A 3.C 4.C
V. 1.A 2.C 3.C 4.D
B.
Writing
I.
1. Your homework has to be done everyday.
2. The children should be warned not to speak to stranger.
II.
3. The chair which was broken two days ago has now been repaired.
4. The children who were playing football in the schoolyard were my students.
III.
1. arrived/ discovered/ was preparing 2. had finished



FORTY - FIVE MINUTES TEST
Code A
A. Multiple choices
I. Choose the word that has the underlined part pronounced differently
from the rest ones.
1. A. chooses B. houses C. rises D. horses
2. A. wanted B. stopped C. booked D. worked
II. Choose the word whose main stress is placed differently from that of the
rest.
3. A. swallow B. reserve C. survive D. reduce
4. A. colony B. wildlife C. leopard D. rhinoceros
III. Choose the best answer A, B, C or D to complete the sentences.
1. … the end of the book, they get married and live happily ever after.
A. At B. In C. On D. To
2. Luckily, you are…………… time for the meeting.
A. in B. on C. at D. of
3. He was writing to his friend when he __________a noise.
A. was hearing B. heard C. had heard D. hears
4. ………….species are plant and animal species which are in danger of
extinction.
A. Endangered B. Danger C. Endanger D. Dangerous
5. Reviewers sometime describe books as “hard to put… ”, or “hard to pick
……… again”
A. up/ down B. down/ up C. up/ out D. down/ on
6. This book is very interesting. It ……… into Vietnamese.
A. will translate B. should be translated
C. can be translated D. has to be translated
7. She was playing games while he __________a football match.
A. watched B. watches C. was watching D. watching
8. Sue: “I love comic books.”

Alice: “__________.”
A. I do, too B. No, I won’t C. Yes, I like it D. I’m very happy
9. Books are still a cheap way to get __________ and entertainment.
A. inform B. information C. informative D. informatively
- 21 -
10. .……….…is the natural environment in which a plant or animal lives.
A. place B. habitat C. habitant D. environment
11. Lan gave you a letter to post. You ……… forget to post it.
A. must B. mustn’t C. needn’t D. may
12. There are too many poor people ________ do not have enough to eat in the
world.
A. whose B. whom C. that D. which
IV. Identify the mistakes from the underlined parts that must be changed to
correct.
1. The new school will be open soon by the local government
A B C D
2. My wife, that is a doctor, works at Community Hospital.
A B C D
3. The person from him you got the information is my brother.
A B C D
4. All the homework must been done before go to school.
A B C D
V. Read the passage and choose one correct answer for each question.
Many people still believe that natural resources will never be used up.
Actually, the world’s energy resources are limited. Nobody knows exactly how
much fuel is left. However, we also should use them economically and try to
find out alternative sources of power. According to Professor Marvin Burnham
of the New England Institute of Technology, we have to start conserving coal,
oil and gas before it is too late; and nuclear power is the only alternative.
However, many people do not approve of using nuclear power because it is very

dangerous. The most effective thing is that we should use natural resources as
economical as possible.
1. How much fuel is left?
A. No one knows exactly. B. It will never be used up.
C. There is a lot of fuel. D. Let’s use it as much as we
would like.
2. We should use coal, oil, and gas
A. as much as possible B. carelessly
C. as economically as possible D. all are correct
3. According to Professor Marvin Burnham………
A. nuclear power is the only alternative C. A & B are correct
B. we have to conserve coal, oil, and gas D. A & B are incorrect
4. According to the passage, using nuclear power is …….
A. safe B. cheap C. interesting D. dangerous

B. Writing
I. Turn these sentences into the passive voice:
1. You must clean the window before you paint it.
……………………………………………………………………………………

- 22 -
2. Nobody can solve the mystery.
…………………………………………………………………………………
II. Complete the sentences, using a relative pronoun.
3. This is the bank. We borrowed the money from it.

4. I told you about a person. She is at the door.

III. Supply the correct verb form
Last night I had just gone to bed and (read)………………a book when

suddenly I (hear) ……………… a noise. I (get)………………up to see what it
was but I (not/see) ………………….anything, so I went back to bed.

Code B
A. Multiple choices
I. Choose the word that has the underlined part pronounced differently
from the rest ones.
1. A. hopes B. arrives C. parks D. cloths
2. A. stopped B. added C. decided D. waited
II. Choose the word whose main stress is placed differently from that of the
rest.
3. A. swallow B. reserve C. survive D. reduce
4. A. colony B. wildlife C. leopard D. rhinoceros
III. Choose the best answer A, B, C or D to complete the sentences.
1. This is nonsmoking room. You ……… smoke in here.
A. needn’t B. mustn’t C. shouldn’t D. can’t
2. Luckily, you are…………… time for the meeting.
A. in B. on C. at D. of
3. Taking soup is easy and fast; just put it in your mouth and…………
A. chew B. taste C. swallow D. digest
4. Anna: What an attractive hair style you have got, Mary! Mary:
“___________.”
A. Thank you very much. I am afraid B. You are telling a lie
C. Thank you for your compliment D. I don't like your sayings
5. Reviewers sometime describe books as “hard to put… ”, or “hard to pick
……… again”
A. up/ down B. down/ up C. up/ out D. down/ on
6. This book is very interesting. It ……… into Vietnamese.
A. will translate B. should be translated
C. can be translated D. has to be translated

7. She was playing games while he __________a football match.
A. watched B. watches C. was watching D. watching
8. Books are a wonderful source of __________ and pleasure.
A. know B. knowing C. knowledgeable D. knowledge
9.
I.
__________
TV when the telephone rang.
A.
watched
B.
was watching
C.
are watching
D.
have watched
- 23 -
10. She
__________
lunch by the time we arrived.
A. had finished
B.
finished C. have finished
D.
finishing
11. The boy _________ sat next to you is my friend.
A. who B. which C. whom D. whose
12. We are using books _________ were printed last year.
A. what B. who C. which D. whose
IV. Identify the mistakes from the underlined parts that must be changed to

correct.
1. The plants should be water every day.
A B C D
2. After John eaten dinner, he wrote several letters and went to bed.
A B C
D
3. The ring she is wearing it is made of gold and diamond.
A B C D
4. Be careful of that dog. It need bite you.
A B C D
V. Read the passage and choose one correct answer for each question.
Many people still believe that natural resources will never be used up.
Actually, the world’s energy resources are limited. Nobody knows exactly how
much fuel is left. However, we also should use them economically and try to
find out alternative sources of power. According to Professor Marvin Burnham
of the New England Institute of Technology, we have to start conserving coal,
oil and gas before it is too late; and nuclear power is the only alternative.
However, many people do not approve of using nuclear power because it is very
dangerous. The most effective thing is that we should use natural resources as
economical as possible.
1. How much fuel is left?
A. No one knows exactly. B. It will never be used up.
C. There is a lot of fuel. D. Let’s use it as much as we would like.
2. We should use coal, oil, and gas
A. as much as possible B. carelessly
C. as economically as possible D. all are correct
3. According to Professor Marvin Burnham………
A. nuclear power is the only alternative C. A & B are correct
B. we have to conserve coal, oil, and gas D. A & B are incorrect
4. According to the passage, using nuclear power is …….

A. safe B. cheap C. interesting D. dangerous

B. Writing
I. Turn these sentences into the passive voice:
1. You have to do your homework every day.
……………………………………………………………………………………
2. We should warn the children not to speak to stranger.
……………………………………………………………………………………

- 24 -
II. Complete the sentences, using a relative pronoun.
3. The chair was broken two days ago. It has now been repaired

4. The children were playing football in the schoolyard. They were my students

III. Supply the correct verb form
1. When I (arrive)…………… home last night, I (discover)…………… that
Jane (prepare)…………………. a beautiful candlelight dinner.
2. After he (finish)……………… his English course, he went to England to
continue
his study.











×