Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Một số vấn đề về vận dụng tư tưởng Lênin trong đổi mới kinh tế ở Việt Nam pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.93 KB, 3 trang )

Một số vấn đề về vận dụng tư tưởng Lênin trong đổi mới kinh tế ở Việt
Nam
15:2' 9/7/2008
Có thể nói rằng, sự sụp đổ của Đông âu xã hội chủ nghĩa và
Liên Xô; sự trì trệ, khủng hoảng ở các nước xã hội chủ
nghĩa còn lại (trong đó có Việt Nam trước năm 1986)…
với “mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Xô viết” về cơ bản không phải
là do làm theo tư tưởng của V.I.Lênin, trái lại là đã “bỏ qua”
những tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội, nhất là về thời
kỳ quá độ bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa… từ một
nước tiểu nông đi lên chủ nghĩa xã hội.

Sự sụp đổ và khủng hoảng nặng nề của hệ thống xã hội chủ
nghĩa trên thế giới vào cuối thế kỉ XX đã làm “mang tiếng” (xấu)
cho chủ nghĩa xã hội, cho học thuyết Mác-Lênin nói chung và
cho những tư tưởng của V.I.Lênin nói riêng.
Cũng có thể khái quát gọn rằng: Về cơ bản, “những thành tựu to
lớn và có ý nghĩa lịch sử”(1) của hơn 20 năm Đổi mới ở Việt
Nam là nhờ “trở lại” vận dụng và phát triển đúng đắn, sáng tạo
nhiều quan điểm của V.I.Lênin - đặc biệt là những quan điểm của
Người thời kỳ “chính sách kinh tế mới” (NEP thực chất là quan
điểm của Lênin ngay từ 1918). Chỉ cần nêu một số vấn đề với ý
nghĩa “trọng tâm” sau đây theo cách so sánh trước Đổi mới và
Đổi mới ở Việt Nam thì ta cũng đủ rõ về sự “trở lại” nêu trên;
đồng thời minh chứng cho quan điểm nhận định của Đảng ta qua
Đại hội X, rằng: trong quá trình Đổi mới, “Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ngày càng sáng tỏ hơn”(2).
1. Quan điểm của V.I.Lênin về “bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội là thế nào” và ý
nghĩa của việc chúng ta tự gọi mình là nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa”” (3).
Đó là: “tính chất quá độ của nền kinh tế ấy”…; danh từ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa… có nghĩa là chính
quyền Xô viết quyết tâm thực hiện bước chuyển lên chủ nghĩa xã hội, chứ hoàn toàn không có nghĩa là đã


thừa nhận chế độ kinh tế hiện nay là chế độ xã hội chủ nghĩa”(4).
Trước Đổi mới, Quốc hội ta năm 1976, sau khi thống nhất đất nước đã chưa chú trọng giải thích việc đổi
tên nước ta từ “Việt Nam dân chủ cộng hoà” thành “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo quan điểm
V.I.Lênin cho nên đã có quan điểm chủ quan, nóng vội, duy ý chí, cho rằng ta “đã là nước xã hội chủ nghĩa”.
Thậm chí còn cho rằng, thành tựu của chúng ta là đã “chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp hết sức lạc
hậu sang chế độ xã hội chủ nghĩa một cách nhanh gọn”(5).
Từ Đổi mới, Đảng ta đã từng bước “trở lại” với quan điểm V.I.Lênin và xác định rõ là ta chưa thể có chế độ
xã hội chủ nghĩa hoàn thiện mà mới ở “chặng đường đầu tiên là một bước quá độ nhỏ trong bước quá độ
lớn”(6) của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - đúng như V.I.Lênin đã chỉ rõ. Người còn giải thích rằng: đó
chưa phải là chủ nghĩa xã hội, nhưng đó là những cái cần thiết… để tiến hành công việc xây dựng chủ
nghĩa xã hội(7).
2. Quan điểm của V.I.Lênin về “các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”
Theo V.I.Lênin, kết cấu “kinh tế quá độ” là gồm “những thành phần, những bộ phận, những mảnh của chủ
nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội”(8): “1/ kinh tế nông dân… có tính chất tự nhiên. 2/ sản xuất hàng hoá nhỏ
(… đại đa số nông dân…). 3/ chủ nghĩa tư bản tư nhân. 4/ chủ nghĩa tư bản nhà nước. 5/ chủ nghĩa xã
hội(9). Có nghĩa: “kinh tế quá độ” phải là kinh tế nhiều thành phần.
Trước Đổi mới, ở Việt Nam về cơ bản và thực chất chỉ có kinh tế “2 thành phần” là quốc doanh và tập thể –


tức là chưa vận dụng đúng đắn quan điểm của V.I.Lênin, do đó đã hạn chế rất nhiều năng lực sản xuất -
kinh tế của toàn xã hội, tạo nên trì trệ, khủng hoảng kinh tế xã hội… Từ Đổi mới, Đảng ta đã “trở lại” vận
dụng đúng đắn, sáng tạo quan điểm của V.I.Lênin nêu trên: Dứt khoát từ Đại hội VI, VII, trên cả nước ta có
“nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần”(10). Khái niệm chung – bao quát có ý nghĩa phương pháp luận
của duy vật biện chứng là: “Nhiều thành phần” (chứ không “rập khuôn” 5 thành phần – như V.I. Lênin). Quả
nhiên, sau đó có một số thành phần kinh tế mới nảy sinh trong thực tiễn (như “kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài…).
3. Quan điểm của V.I.Lênin về kinh tế hàng hoá, thương mại và động lực lợi ích kinh tế trong xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Theo V.I.Lênin, trong chủ nghĩa xã hội, nhất là thời kỳ quá độ, sau khi nhân dân ở nhiều thành phần kinh tế,
nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đã nộp thuế – làm nghĩa vụ xã hội – thì nhân dân và các cơ sở sản xuất

kinh doanh có quyền trao đổi trên thị trường qua quan hệ “trao đổi hàng hoá” hoặc “hàng hoá - tiền tệ”. Khi
nhận thức rõ hơn về “kinh tế hàng hoá”, V.I.Lênin còn nhấn mạnh rằng: “hiện nay chế độ trao đổi hàng hoá
đã tỏ ra không phù hợp với tình hình thực tế… mà lại là lưu thông tiền tệ, mua bán bằng tiền mặt. Sự thật
đã chứng minh điều đó… chỉ có trên cơ sở hạch toán thương nghiệp ta mới có thể xây dựng được nền kinh
tế”…; “Nhà nước điều tiết thương nghiệp và lưu thông tiền tệ… là con đường duy nhất có thể đi theo đối với
chúng ta”(11). Thậm chí V.I.Lênin còn đặc biệt cảnh tỉnh rằng: “… tìm cách ngăn cấm, triệt để chặn đứng
mọi sự phát triển của sự trao đổi tư nhân … là một sự dại dột và tự sát đối với đảng nào muốn áp dụng
nó”(12).
Chính qua kinh tế hàng hoá, thương mại, trao đổi trên thị trường mà V.I.Lênin đặc biệt chú ý động lực lợi
ích kinh tế đối với người lao động và các doanh nghiệp. Người nhấn mạnh: “cái khó là ở chỗ tạo ra được sự
quan tâm thiết thân của cá nhân… khiến họ thiết tha với việc phát triển sản xuất”; và, “phải xây dựng chủ
nghĩa xã hội trên cơ sở sự quan tâm thiết thân của cá nhân”(13); “làm cho nhân dân yên tâm, hăng hái hơn
trong sản xuất, và đó chính là điều chủ yếu”(14).
Trước Đổi mới, có thể nói, ở Việt Nam về cơ bản là chưa có “kinh tế hàng hoá” và “thị trường” và chưa có
động lực lợi ích trong sản xuất, nhất là lợi ích cá nhân người lao động. Đó là nhận thức và làm chưa đúng
quan điểm của V.I.Lênin về “kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội”. Đó cũng là một trong những nguyên nhân
gây trì trệ, khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Từ Đổi mới, Đảng ta thể hiện rõ và dứt khoát “trở lại” với quan điểm V.I.Lênin về “kinh tế hàng hoá”, về
“thương mại”, về “thị trường”…, về “khoán” – khuyến khích lợi ích; về làm giàu chính đáng và xoá đói, giảm
nghèo…
Từ cơ chế “nhiều giá” do Nhà nước quản lý – “ra lệnh” và giá cả không phản ánh đúng giá trị hàng hoá, giá
“bao cấp” v.v… đến cơ chế: giá cả hàng hoá chủ yếu do giá trị hàng hoá và thị trường quy định. Từ “ngăn
sông cấm chợ”… đến mở rộng thị trường các loại…; thực sự khuyến khích sản xuất, kinh doanh. Từ phân
phối bình quân – bao cấp đến thực sự phân phối theo lao động và các thu nhập chân chính… Đấy là việc
làm đúng quy luật kinh tế, tạo động lực cho sản xuất và kinh tế thị trường; từng bước hình thành “thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (có vai trò “quản lý vĩ mô” của Nhà nước xã hội chủ nghĩa).
Thực tiễn đổi mới này có tác động rất quyết định cho việc ổn định, phát triển sản xuất, kinh tế, đời sống một
cách nhanh, bền vững và về cơ bản là đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
4. Quan điểm của V.I.Lênin về sử dụng những thành tựu và chuyên gia của chủ nghĩa tư bản để xây dựng
chủ nghĩa xã hội.

Một số người đã hiểu lầm hoặc xuyên tạc khi cho rằng: “V.I.Lênin chỉ có chống và phủ nhận chủ nghĩa tư
bản”. Song sự thực không phải như vậy. Thái độ của V.I.Lênin khi xem xét chủ nghĩa tư bản là thái độ hết
sức biện chứng. Dưới đây là một vài trong số hàng trăm luận điểm đó của Người:
“Không có kỹ thuật đại tư bản chủ nghĩa được xây dựng trên những phát minh mới nhất của khoa học hiện
đại, không có một tổ chức nhà nước có kế hoạch khiến cho hàng chục triệu người phải tuân theo một cách
nghiêm ngặt… thì không thể nói đến chủ nghĩa xã hội được”(15); “chủ nghĩa tư bản độc quyền – nhà nước
là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội…”(16), và,
“chủ nghĩa tư bản tư nhân… đóng vai trò trợ thủ cho chủ nghĩa xã hội…; đó là một sự thật kinh tế hoàn toàn
không thể chối cãi được”(17) v.v…
Còn, việc cần phải sử dụng các chuyên gia tư sản thì V.I.Lênin cũng có rất nhiều quan điểm rõ ràng và
đúng đắn. Ví dụ: “Một người cộng sản thông minh không sợ phải học một nhà tư bản”; chúng ta phải “nhận
ra những chuyên gia nào chân thật và tận tâm, và tính tổng cộng, sử dụng được hàng nghìn, hàng vạn
chuyên gia quân sự…; đối với các kỹ sư, các giáo viên, chúng ta làm việc này còn rất kém… Chúng ta cũng
sẽ học cách làm của các thương gia kinh tế…, các người trung gian làm việc cho nhà nước…, với các chủ
xí nghiệp…”; “chớ nên suy tính về “học phí”, chớ có sợ phải trả đắt, miễn là thu được kết quả tốt”(18). Và,
điều kiện cơ bản nhất để những người cộng sản không ngần ngại với chủ nghĩa tư bản, với chuyên gia tư
sản… thì V.I.Lênin nhấn mạnh đó là: “Chúng ta thể hiện càng đầy đủ nhà nước xã hội chủ nghĩa và chuyên
chính vô sản…” (chứ không phải theo đuôi chủ nghĩa tư bản, chuyển sang chủ nghĩa tư bản).
Trước Đổi mới, Việt Nam hầu như không giao lưu, học hỏi, hợp tác kinh tế, khoa học, văn hoá… với các
nước tư bản chủ nghĩa (chỉ hợp tác trong “phe xã hội chủ nghĩa” – khối SEP); cũng rất ít, thậm chí ngại
ngần và chưa tin tưởng… khi sử dụng các nhà tư sản, các loại chuyên gia tư sản. Đó là việc làm không
đúng với tư tưởng của V.I.Lênin, làm hạn chế rất nhiều tiềm năng nội và ngoại lực để xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Đó cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra trì trệ, khủng hoảng kinh tế - xã hội…
Từ Đổi mới Đảng và Nhà nước ta đã “trở lại” vận dụng đúng đắn, sáng tạo các quan điểm nêu trên của
V.I.Lênin… với hệ thống các quan điểm mới về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản; về những biểu hiện
mới của chủ nghĩa tư bản và của thời đại hiện nay; với những quan điểm mới về “mở rộng kinh tế đối ngoại”
– nhất là sau khi Đông âu và Liên Xô sụp đổ. Quan điểm tổng quát nhất mang ý nghĩa chủ đạo là: Việt Nam
muốn là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước, các đối tác… trên cơ sở tôn trọng, bình đẳng, cùng có
lợi. Cùng với đó là tư duy mới cụ thể và đúng đắn hơn về “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua
việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu,

kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và
công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”(19).
Mới đây trong Nghị quyết Trung ương 6 khoá X về “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng XHCN” Đảng ta đã khẳng định: “Sau hơn 20 năm đổi mới nước ta chuyển đổi thành công từ thể chế
kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đây
chính là một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc đổi mới Nhận thức và tư duy kinh tế đã cơ bản
đổi mới, được vận dụng vào xây dựng đường lối của Đảng. Đường lối đổi mới của Đảng đã được thể chế
hoá thành Hiến pháp, pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hình
thành và phát triển. Chế độ sở hữu và cơ cấu thành phần kinh tế được đổi mới cơ bản, từ sở hữu toàn dân,
sở hữu tập thể, kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể là chủ yếu chuyển sang nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế, đan xen, hỗn hợp, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Các loại thị trường
cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thống nhất trong cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế
giới (20). Vì vậy, trong hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt nhiều thành quả đáng khích lệ khi lấy “nội lực”
làm cơ sở quyết định nhất để mà sử dụng “ngoại lực” (chủ yếu là của chủ nghĩa tư bản và các chuyên gia
tư sản các nước) đóng góp phần quan trọng cho ổn định, phát triển đất nước nhanh, bền vững và về cơ
bản vẫn là đúng định hướng xã hội chủ nghĩa./.

PGS. TS. Nguyễn Đức Bách

(1), (2) ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H, 2006, tr.17. (3), (4), (7), (8),
(12), (14), (15), (16), (17), (18) V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb TB, M.,1978, t. 43, (tiếng Việt), tr.247, 248, 248,
248, 267, 298, 253, 256, 281, 293-295-256. (5) ĐCSVN, Văn kiện Đại hội… IV, Nxb ST, H,1976, tr.33.(6)
ĐCSVN, Văn kiện Đại hội … VI, Nxb CTQG, H, 1987, tr.41. (7) V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb TB, M.,1978, t. 45
(tiếng Việt), tr.422. (10) ĐCSVN, Cương lĩnh… Đại hội VII, Nxb ST, H,1991, tr.10.(11), (13) V.I.Lênin, Toàn
tập, Nxb TB, M,1978, t.44 (tiếng Việt), tr.262-264, 206-210 (19) ĐCSVN, Văn kiện Đại hội… IX, Nxb CTQG,
H,2001, tr.21.
(20) Ban Tuyên giáo Trung ương, Tài liệu Nghiên cứu các NQHNTW6, khoá X, Nxb CTQG, H, 2008, tr
62,63.


×