Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Cách hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.34 KB, 2 trang )

Cách hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu
Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Cây lúa có khả năng đẻ nhánh rất lớn, tuy nhiên số nhánh hữu hiệu (nhánh
cho bông), chỉ đạt tỷ lệ 20-30%. Những nhánh vô hiệu (nhánh không trổ bông) với
số lượng lớn sử dụng nhiều dinh dưỡng làm tăng chi phí phân bón, tăng diện tích
lá, tăng độ ẩm không khí trong ruộng là điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh phát sinh
phát triển gây hại cho mùa màng.
Xin giới thiệu cách hạn chế đẻ nhánh vô hiệu cho lúa xuân.
Hạn chế đẻ nhánh vô hiệu bằng cách bón phân đạm sớm, bón tập trung:
Phân urê thường được bón lót sâu với lượng 30-50% (tổng lượng bón cho lúa vụ
xuân 6-12kg/sào Bắc bộ 360m
2
) cho lúa trước khi cấy và bón thúc sớm 60-40%
lượng đạm sau cấy 15-20 ngày khi lúa bén rễ hồi xanh. Tuy nhiên với những loại
đất cát pha, đất cát khả năng giữ phân kém chỉ nên bón lót 20-30%, bón thúc lần 1
khoảng 50-60% chia làm 2 lần cách nhau 4-5 ngày để tăng hiệu quả của phân bón.
Nên bón đạm sớm kết hợp với phân kali (tỷ lệ 2đạm/1kali).
Phân đạm dạng hỗn hợp thường được sử dụng phổ biến dưới dạng phân
tổng hợp NPK. Phân tổng hợp NPK loại nhiều lân như NPK (5:10:3) thường được
bón lót với lượng 15-25 kg/sào Bắc bộ. Phân NPK loại nhiều đạm ví dụ NPK
(12:5:10) dùng để bón thúc đẻ với lượng 7-10 kg/sào. Phân tổng hợp NPK có
nhiều ưu điểm, do mỗi thành phần dinh dưỡng được bao bọc bởi một lớp phụ gia
đặc biệt nên quá trình hoà tan chậm, dinh dưỡng trong phân được giải phóng dần
nên hiệu quả sử dụng phân cao (70-80%), thời gian sử dụng phân dài (35-40 ngày
sau bón), lúa ít bị chết rét.
Tránh bón phân ure, phân NPK cho lúa muộn, bón nhiều lần làm thời gian
lúa đẻ kéo dài, nhiều dảnh vô hiệu.
Hạn chế đẻ nhánh vô hiệu cho lúa bằng cách điều tiết nước: Giữ mực nước
ngập từ khi cấy đến sau cấy 30-35 ngày (sau khi bón thúc đợt 1 khoảng 10-15
ngày) từ 3-5 cm để phòng lúa bị chết rét, và kích thích lúa đẻ nhánh sớm. Từ 30-
35 ngày sau cấy, nếu đếm trung bình 10 khóm giữa ruộng đạt 5-6 dảnh/khóm với


lúa cấy mật độ 45-50 khóm/m
2
và 7-8 dảnh/khóm với lúa cấy thưa 30-35 khóm/m2
thì tiến hành tháo cạn nước để khô nứt chân chim trong 10-12 ngày có tác dụng
hạn chế đẻ nhánh vô hiệu, oxy hoá các chất độc trong đất, kích thích rễ lúa ăn sâu
hút được nhiều dinh dưỡng nuôi cây.

×