BÀI TẬP LỚN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CƯƠNG LĨNH CHÍNH
TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG (2/1930)? GIÁ TRỊ CỦA CƯƠNG LĨNH ĐỐI VỚI SỰ
NGHIỆP XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY?
Mục lục
PHẦN I: MỞ ĐẦU..................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG.............................................................................................3
1.
Hoàn cảnh lịch sử và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam................3
2.
Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) 5
3. Giá trị của Cương lĩnh đối với sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai
đoạn hiện nay.....................................................................................................10
PHẦN III: KẾT LUẬN.........................................................................................14
Tài liệu tham khảo.................................................................................................14
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa MácLênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Mỗi thắng lợi
của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với vai trò của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh - Người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trước
các nhiệm vụ lịch sử, Đảng và Bác Hồ đã kịp thời xác định đúng đắn, sáng tạo
đường lối, chiến lược, sách lược đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác. Một trong những văn kiện góp phần quan trọng vào những thành tựu mà
Đảng đạt được là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930). “Đây là một
cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù
hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch
sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm nhuần tinh thần dân
tộc”[ CITATION LêM03 \l 1033 ]. Chính vì vậy, em xin chọn đề tài: “Phân tích
những nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930)? Giá
trị của Cương lĩnh đối với sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay”
2
làm bài tiểu luận hết học phần môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, với mong
muốn nghiên cứu, tìm hiểu một cách đầy đủ, toàn diện về Cưỡng lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng và từ đó, liên hệ với bản thân.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Hoàn cảnh lịch sử và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam
Đến năm 1929, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng Việt
Nam, tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên khơng cịn thích hợp và đủ sức
lãnh đạo phong trào. Trước tình hình đó, tháng 3 – 1929, những người lãnh đjao kỳ
bộ Bắc Kỳ (Trần Văn Cung, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh,…) họp tại số nhà
5D, phố Hàm Long, Hà Nội, quyết định lập chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.
Tháng 5 – 1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên do Tổng hội triệu tập tại Hồng Kơng (Trung Quốc), kiến nghị của đồn đại
biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ về việc giải tán Hội để thành lập Đảng Cộng sản khơng được
chấp nhận. Đồn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ rút khỏi đại hội và về nước.
Ngày 17 – 6 – 1929, các đại biểu của tổ chức cộng sản ở Bắc Kỳ họp, quyết
định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng; thông qua Tuyên Ngôn, Điều Lệ.
Trước ảnh hưởng của Đông Dương Cộng sản Đảng, tại Nam Kỳ, Trung Kỳ
các tổ chức cộng sản lần lượt được thành lập là An Nam Cộng sản Đảng (11-1929)
và Đơng Dương Cộng sản Liên Đồn (12-1929).
Sự ra đời ba tổ chức cộng sản trên cả nước diễn ra trong vòng nửa cuối năm
1929 đã khẳng định phong trào nước ta lúc bấy giờ theo khuynh hướng cách mạng
vô sản, phù hợp với xu thế và nhu cầu bức thiết của lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên,
3
sự ra đời của ba tổ chức cộng sản đã có sự tranh giành ảnh hưởng trong quần
chúng, bài xích lẫn nhau. Do đó, nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhất của những
người cộng sản, yêu nước chân chính là thành một một đảng thống nhất, lãnh đạo
nhân dân đấu tranh.
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Trước tình hình xuất hiện ba tổ chức cộng sản trong nước. Được giao nhiệm
vụ của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc chịu trách nhiệm hợp nhất các phần tử
chân chính lại để thành lập một Đảng duy nhất. Hội nghị hợp nhất được tiến hành
từ ngày 3 – 2 – 1930 đến ngày 7 – 2 – 1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc). Thành
phần dự Hội nghị gồm các đại biểu của Đơng Dương cộng sản Đảng (Trịnh Đình
Cửu), và An Nam Cộng sản Đảng (Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu), dưới sự chủ trì
của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, hội nghị đã thống nhất hợp nhất các tổ
chức thành một Đảng, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua 4 văn kiện do
Nguyễn Ái Quốc dự thảo: Chính Cương văn tắt, sách lược văn tắt, điều lệ văn tắt
và lời kêu gọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế cộng sản và Đảng
cộng sản Việt Nam gửi đến quần chúng công, nông, binh, đồng bào và đồng chí
trong cả nước nhân dịp thành lập Đảng. Bốn văn kiện này được coi là Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng.
Ngày 24 – 2 – 1930, Lâm thời chấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định
chấp nhận Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhấp Đảng Cộng sản Việt Nam.
Như vậy, sự thống nhất các tổ chức cộng sản được hoàn thành, chấm dứt sự
chia rẽ bất lợi cho cách mạng. Những văn kiện được thông qua trong Hội nghị hợp
nhất dù “vắn tắt”, nhưng đã phán ảnh những vấn đề cơ bản trước mắt và lâu dài
cho các mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam sang một trang sử mới.
4
2. Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930)
Cương lĩnh chính trị là văn bản quan trọng và cao nhất của Đảng, có tính
chiến lược lâu dài nhằm định hướng, chỉ đạo to lớn, toàn diên đối với sự nghiệp
cách mạng của đất nước trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Những nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930) được thể
hiện qua hai văn kiện do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được thông qua tại
Hội nghị thành lập Đảng: Chánh cương văn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng có những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, về phương hướng và mục tiêu cách mạng Việt Nam
Cương lĩnh xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam: từ việc
phân tích tình thực trạng và mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam – một xã hội thuộc
địa nửa phong kiến, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam trong đó có cơng nhân, nơng
dân với đế quốc ngày càng gay gắt cần phải giải quyết, đi đến xác định đường lối
chiến lược của cách mạng Việt Nam “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng
và thổ địa cách mạng đi tới xã hội cộng sản”.
Thứ hai, về nhiệm vụ cụ thể của cách mạng
Về phương diện chính trị, Cương lĩnh xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt
của cách mạng Việt Nam: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”,
“làm cho nước Nam được hồn tồn độc lập. Dựng ra chính phủ cơng nơng binh.
Tổ chức quân đội công nông”. Các nhiệm vụ trên đây đã phán ảnh đúng mâu thuẫn
cơ bản của xã hội Việt Nam thuộc địa, nửa phong kiến và đáp ứng đúng yêu cầu
bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là đánh đuổi đế quốc xâm lược để giành
lại độc lập cho dân tộc, mang lại dân chủ thực sự cho nhân dân. Như vậy, nhiệm vụ
chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đã phản ánh đúng quan điểm của lãnh tụ
5
Nguyễn Ái Quốc: “Chúng ta đã hy sinh làm kách mệnh, thì nên làm cho đến nơi,
nghĩa là làm sao kách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để
trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới
hạnh phúc”[ CITATION HồC00 \l 1033 ]
Về phương diện kinh tế, Cương lĩnh xác định: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái;
thâu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng,…) của tư bản đế
quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ cơng nơng binh quản lý; thâu hết
ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế
cho dân cày nghèo; mở mang công nghiêp và nông nghiệp; thi hành luật ngày làm
tám giờ,… Những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam về phương diện kinh tế nêu
trên vừa phản ánh đúng tình hình kinh tế, giai cấp của xã hội thuộc địa nửa phong
kiến Việt Nam, và yêu cầu cần phải tập hợp lực lượng để giải quyết thắng lợi
nhiệm vụ hàng đầu lúc này là đánh đế quốc, giành độc lập dân tộc. Đồng thời, vừa
thể hiện tính cách mạng, tồn diện, triệt để là xóa bỏ tận gốc ách thống trị, bóc lột
hà khắc của ngoại bang, nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng
xã hội, đặc biệt là giải phóng cho hai giai cấp cơng nhân và nơng dân.
Về phương diện văn hóa, xã hội, dân chúng được tự do tổ chức; Nam nữ
bình quyền,…; Phổ thơng giáo dục theo cơng nơng hóa. Những nhiệm vụ trên đây
bao gồm cả hai nội dung dân tộc và dân chủ, tuy nhiên, nổi lên hàng đầu là nhiệm
vụ chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc.
Thứ ba, về lực lượng cách mạng
Trên cơ sở nắm vững đặc điểm sự phân hóa giai cấp của xã hội Việt Nam
sau khi Pháp xâm lược và khai thác thuộc địa. Đảng chủ trương đoàn kết tất cả các
giai cấp, các tầng lớp, các lực lượng tiến bộ, các cá nhân yêu nước, trước hết là
công nông. Đồng thời, Đảng phải tranh thu liên lạc với các tầng lớp: tiểu tư sản, trí
6
thức, trung nơng,… để kéo họ về phía vơ sản. Lợi dụng bộ phận phú nông, trung,
tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam chưa rõ mặt phản động. Bộ phận nào rõ mặt phản
động phải đánh đổ. Trong khi thực hiện sự liên lạc tạm thời với các giai cấp, tầng
lớp khác không được thỏa hiệp giai cấp.
Quan điểm của Đảng về lực lượng cách mạng Việt Nam đã phản ánh đúng
tình hình kinh tế xã hội và giai cấp ở nước ta đầu thế kỉ XX. Cụ thể, cương lĩnh đã
đánh giá sát thực thái độ của các giai tầng trong xã hội, từ đó, khơng chủ làm phân
hóa lực lượng của kẻ thù, mà cịn đã xác định tập hợp, đoàn kết với tất cả những
giai tầng có nhiệm vụ trước mắt là giải phóng dân tộc. Đây là sự sáng tạo của
Nguyễn Ái Quốc về việc tập hợp lực lượng cách mạng ở Việt Nam, là cơ sở của tư
tưởng chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết rộng rãi
các giai cấp, các tầng lớp nhân dân yêu nước, các tổ chức yêu nước trên cơ sở đáh
giá đúng thái độ các giai cấp phù hợp với đặc điểm xã hội Việt Nam.
Thứ tư, về lực lượng lãnh đạo cách mạng
Đảng xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam là giai cấp công nhân
lãnh đạo thông qua tiền phong của họ là Đảng cộng sản Việt Nam, và khẳng định
sự lãnh đạo của Đảng nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng. Đảng là đội tiên
phong của vơ sản giai cấp cho nên Đảng có trách nhiệm thu phục cho được đại bộ
phận giai cấp mình, phải làm giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng,… Đồng thời,
là người tổ chức và lãnh đạo cách mạng, đấu tranh để giải phóng cơng nhân, nơng
dân, tồn thể đồng bào ta khởi bị đế quốc và phong kiến thống trị, áp bức và bóc
lột, giành lại quyền độc lập tự do.
Thứ năm, về phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc
Cương lĩnh khẳng định phải bằng con đường bạo lực cách mạng của quần
chúng để giải phóng dân tộc, chứ không thể là con đường cải lương thỏa hiệp
7
“không khi nào nhượng một chút lợi của công nông mà đi vào con đường thỏa
hiệp”. Có sách lược đấu tranh cách mạng thích hợp để lơi kéo tiểu tư sản, trí thức ,
trung nơng về phía giai cấp vơ sản, còn “bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng
(Đảng Lập hiến,…) thì phải đánh đổ”. Kinh nghiệm của cách mười tháng Mười
Nga, sau cách mạng dân chủ tư sản tháng 2/1917, tồn tại song song hai chính
quuyền: Chính phủ tư sản lâm thời và chính quyền Xơ viết, hai nền chuyên chính
với hai bản giai cấp đối lập nhau không thể cùng tồn tại trong một nước. Lênin chủ
trương thực hiện 2 phương án hịa bình và vũ trang. Phương án đấu tranh hòa bị
thất bại, Đảng cộng sản Bơnsêvích phải rút vào hoạt động bí mật và Đảng đã tổ
chức lãnh đạo hoạt động mạng bằng phương pháp đấu tranh vũ trang và đã giành
được thắng lợi. Vì vậy, Đảng ta đã rút ra kinh nghiệm là do bản chất của chủ nghĩa
đế quốc và giai cấp tư sản với hai bản chất cấp hoàn toàn đối lập, là một cuộc chiến
đấu không khoan nhượng; phải dùng bạo cách mạng đánh đổ bạo lực phản cách
mạng mới giành được thắng lợi hoàn toàn.
Thứ sáu, về xác định lực lượng đồng minh quốc tế
Cương lĩnh phát triển quan điểm về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng
thuộc địa với cách mạng vơ sản ở chính quyền cách mạng Việt Nam là một bộ
phận của cách mạng thế giới. Cương lĩnh xác định Đảng phải liên kết với các dân
tộc bị áp bức và quần chúng lao động trên thế giới, nhất là quần chúng vô sản
Pháp. Mặc dù, cách mạng giải phóng dân khơng tách rời cách mạng vơ sản nhưng
chỉ có thể thực hiện bằng nỗ lực của bản các dân tộc thuộc địa. Tóm lại, Cương
lĩnh khơng chỉ đặt cách mạng Việt Nam trong dịng chảy của cách mạng giải phóng
dân tộc thế giới, nhằm phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, mà còn
đặt cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ chặt chẽ và sự chủ động của cách
mạng giải phóng dân tộc với phong trào cách mạng vơ sản thế giới.
8
Như vậy, Từ những nội dung cơ bản trên, có thể thấy Cương lĩnh đầu tiên
tuy vắn tắt song đã nêu được những vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng Việt
Nam, có nội dung cách mạng, khoa học và sáng tạo phù hợp với nhu cầu khách
quan của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam, thuận chiều tiến hóa của
thời đại. Cụ thể, đã chỉ rõ những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của dân tộc Việt
Nam, đặc biệt là việc đánh giá đúng đắn, sát thực thái độ của giai cấp xã hội đối
với nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Từ đó, các văn kiện đã xác định đường lối chiến
lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, đồng thời xác định phương pháp cách
mạng, nhiệm vụ cách mạng và lực lượng cách mạng để thực hiện đường lối chiến
lược và sách lược đã đề ra.
Cương lĩnh đầu tiên là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo
học thuyết Mác Lênin, đường lối của Quốc tế cộng sản và kinh nghiệm cách mạng
thế giới vào hoàn cảnh cụ thể nước ta, là sự thể hiện tập trung tư tưởng cơ bản của
lãnh tụ Nguyễn ái Quốc về cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở nước thuộc địa nửa phong kiến.
Nhưng không phải những giá trị tư tưởng, đường lối đúng đắn trên đã
được mọi người nhận thức, quán triệt. Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng
tháng 10 nǎm 1930 đã phê phán những "sai lầm" của Hội nghị hợp nhất và quyết
định "thủ tiêu Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ" của Đảng, thơng
qua Luận cương chính trị theo tinh thần chỉ thị của Quốc tế. Mặc dù bị phê phán,
nhưng thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh cho sự đúng đắn, sáng tạo
của Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (2/1930).
3. Giá trị của Cương lĩnh đối với sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai
đoạn hiện nay
9
Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt
vĩ đại trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Với Cương lĩnh chính trị đúng đắn,
Đảng đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam vượt qua bao khó khăn giành từ thắng lợi này
đến thắng lợi khác. Đã 91 năm trôi qua, nhưng những ý nghĩa lịch sử trọng đại và
giá trị chỉ đạo thực tiễn to lớn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng vẫn giữ
nguyên giá trị, vẫn là ngọn cờ dẫn lối cho cách mạng Việt Nam tiến bước lên chủ
nghĩa xã hội.
Đề cao đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là bài học lớn đối
với sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Trong nội dung về lực lượng cách mạng, Cương lĩnh đã xác định phải chủ
trương phải đoàn kết tất cả các giai cấp, các tầng lớp,… đã tạo nên sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc giành thắng lợi lịch sử trong Cách mạng Tháng Tám năm
1945 và các cuộc kháng chiến cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày nay, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đang tiếp tục phát
huy cao độ, trở thành động lực của cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước. Sau 35
năm thực hiện công cuộc đổi mới do Ðảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nước ta đã
đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện
hơn so với những năm trước đổi mới. Đặc biệt, từ đầu năm 2020 đến nay khi đại
dịch Covid – 19 bùng phát, diễn biến rất phức tạp trên toàn cầu và ở Việt Nam,
toàn dân ta đồn kết, đồng lịng thực hiện “chống dịch như chống giặc” để đẩy lùi
dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân và ổn định phát triển sản xuất, thực hiện
mục tiêu kép được quốc tế đánh giá cao.
Tuy nhiên, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ,
có lúc, có nơi chưa phát huy được vai trò, quyền làm chủ thực sự của nhân dân. Do
đó, cần tiếp tục phát huy sức mạnh đại đồn kết tồn dân tộc, ý chí, nghị lực và sức
10
sáng tạo của con người Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất
là trong thời kỳ covid – 19 như hiện nay.
Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt
Nam đối với sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay.
Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt
Nam được nêu trong nội dung về lực lượng lãnh đạo cách mạng trong Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930).
Thực tiễn mấy chục năm đấu tranh cứu nước và giữ nước đã chứng minh sự
khẳng định Đảng lãnh đạo là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng
Việt Nam trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên là đúng đắn. Kế thừa, vận dụng giá
trị ấy, Trong thời kì đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đất nước ta đã đạt được
những thành tự to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội
và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển, đang đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế tăng trưởng khá; nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN từng bước được hình thành; chính trị - xã hội, quốc
phịng, an ninh, văn hóa, xã hội ổn định, có bước phát triển mới; đời sống nhân dân
từng bước được nâng lên; Vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày
càng được nâng cao. Đặc biệt, trong thời kì covid – 19, với tinh thần khẩn trương,
chủ động phân tích, dự báo, đánh giá đúng tình hình, diễn biến của dịch bệnh,
Đảng và Nhà nước ta đưa ra các giải pháp quyết liệt, kịp thời, phù hợp với điều
kiện, thực lực của đất nước, vừa ngăn chặn, hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh,
đảm bảo tính mạng, sức khỏe của nhân dân, vừa thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm an sinh, an toàn xã hội.
Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung cịn một số
hạn chế và bất cập như: Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị
11
cịn chậm đổi mới, có mặt cịn lúng túng; Cơ chế kiểm soát quyền lực trong Đảng
và Nhà nước chưa đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả chưa cao; việc lãnh đạo, chỉ
đạo, tổ chức thực hiện một số nghị quyết chưa nghiêm, hiệu quả thấp, chưa đạt yêu
cầu đề ra... Chính vì vậy, cần tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng cũng như
đề ra, thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế những bất cập để giải quyết những yêu
cầu đặt ra trong thời kỳ đẩy mạnh tồn diện, đồng bộ cơng cuộc đổi mới, cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Như vậy, sự lãnh đạo của Đảng không chỉ quyết định đến thắng lợi của Việt
Nam thời kì năm 1930 mà cịn có vai trò quyết định đến thắng lợi của Đất nước ta
trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay.
Sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đối với sự nghiệp xây
dựng đất nước giai đoạn hiện nay.
Ngày nay, tồn cầu hố mà trước hết là tồn cầu hoá về kinh tế đang tác
động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, đến mọi quốc gia, dân tộc. Mọi
quốc gia cần phải mở cửa, hội nhập để phát triển đất nước. Nhận thức sâu sắc tính
tất yếu và cơ hội đó, Đảng ta ln coi việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại để tạo nên sức mạnh tổng hợp. Vừa phát huy mạnh mẽ nội lực của đất
nước về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc
phòng - an ninh,… Đồng thời, chú trọng ngoại lực: vốn nước ngồi, cơng nghệ
hiện đại cùng những giá trị văn hố tinh thần gắn liền với cơng nghệ hiện đại, sức
mạnh thời đại cần thiết cho sự phát triển đất nước hiện nay. Thực hiện chính sách
đối ngoại hồ bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước. Từng bước phát triển,
sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
12
Những ngày này, nhờ sức mạnh đoàn kết quốc tế, sự kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ quý báu của
nhân dân, Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế về trang thiết bị, vật tư y tế
phịng chống dịch, góp phần vào thành cơng của Việt Nam trong phòng chống
COVID-19.
Như vậy, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại có giá trị lớn đối
với sự nghiệp xây dựng đất nước giai đoạn hiện nay.
Tóm lại, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) đã để lại nhiều giá
trị đối với sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay. Qua đây, bản
thân em có nhận thức đầy đủ hơn về Cương lĩnh và giá trị của Cương lĩnh, đồng
thời, em thấy mình cần có trách nhiệm học tập nghiêm túc, rèn luyện bản thân, tu
dưỡng đạo đức; tin tưởng, kiên định vào mục tiêu của Đảng đề ra, chấp hành tốt
mọi chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, của Nhà nước; tích cực đấu tranh,
phê phán những quan điểm sai lầm, bôi xấu những giá trị của Cương lĩnh đem lại;
…
PHẦN III: KẾT LUẬN
Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo
được Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thông qua. Cương lĩnh đầu tiên của
Đảng tuy vắn tắt nhưng đã xác định được nhiều vấn đề thuộc về chiến lược và sách
lược của cách mạng Việt Nam – một cương lĩnh đúng đắn, chấm dứt thời kỳ khủng
hoảng về đường lối cứu nước của cách mạng, mở ra giai đoạn mới, giai đoạn đấu
tranh giải phóng dân tộc. Thơng qua những nội dung cơ bản của Cương lĩnh, thấy
được giá trị to lớn mà Cương lĩnh để lại cho sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình mơn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. (không ngày tháng).
13
2. Hồ Chí Minh. (2000). Tồn Tập, tập 2. CTQG -ST.
3. Lê Mậu Hãn. (2003). Các Cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Hà Nội: Chính trị Quốc gia.
4. PGS, TS. DƯƠNG TRUNG Ý. (2021, 6 11). Đổi mới mạnh mẽ phương thức
lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện mới. Được truy lục từ
Tạp chí Cộng sản: />5. PGS, TS. DƯƠNG TRUNG Ý. (2021, 10 24). Những thành tựu và một số
hạn chế, bất cập trong phương hướng lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Được
truy lục từ Tạp chí Cộng sản:
/>6. TS. Nguyễn Văn Hùng. (2021, 6 15). Đại đoàn kết dân tộc - Nguồn sức
mạnh, nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự
nghiệp cách mạng ở Việt Nam. Được truy lục từ Tuyên Quang - tạp chí của
ban tuyên truyền trung ương: />
14