Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích đặc điểm hợp đồng đối tác công tư theo pháp luật hiện hành của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.62 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
Thực tế khơng phải chính phủ nào cũng có đủ khả năng trang trải mọi
khoản đầu tư và chi phí cho dịch vụ cơng bao gồm xây dựng kết cấu hạ tầng; do
vậy, việc tìm kiếm các hình thức đầu tư mới, có sự tham gia của tư nhân trong
đầu tư, cung cấp dịch vụ công là mối quan tâm của nhi ều qu ốc gia, đ ặc bi ệt là
một nước đang phát triển như Việt Nam, nhu cầu phát tri ển hệ th ống kết cấu
hạ tầng đất nước đang được quan tâm đặc biệt.
Đối với mục tiêu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đất nước, ngày
16/01/2012, Ban Chấp hành Trung ương có Nghị quyết số 13-NQ/TW về xây dựng hệ
thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại vào năm 2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 13-NQ/TW). Nghị
quyết đã xác định một trong các giải pháp chủ yếu là “thu hút mạnh các thành phần
kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng,
bảo đảm lợi ích thỏa đáng của nhà đầu tư; mở rộng hình thức Nhà nước và nhân dân
cùng làm...; có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ
tầng...”. Và đầu tư theo hình thức hợp tác cơng tư được thể hiện bằng hợp đồng đối
tác công tư chính là một con đường hợp lý mà Nhà nước ta đang theo đuổi để thu hút
đầu tư.
Trên cơ sở đó, em xin lựa chọn đề 08: “Phân tích đặc điểm hợp đồng đối
tác công tư theo pháp luật hiện hành của Việt Nam và sưu tầm một ví dụ
về đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác cơng tư ở Việt Nam.” trở thành đề
bài tập học kỳ môn Luật Đầu tư của em.
NỘI DUNG
I. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG ĐỐI TÁC CÔNG TƯ THEO PHÁP LUẬT HIỆN
HÀNH CỦA VIỆT NAM
1. Khái niệm
Mơ hình hợp tác cơng tư theo tiếng Anh là Public – Private – Partnership
(viết tắt là PPP), lần đầu tiên xuất hiện ở Hoa Kỳ. Mơ hình này tr ở nên ph ổ bi ến
trên thế giới từ thập niên 1980 và nó đóng vai trị quan tr ọng trong vi ệc đ ịnh
hình cơ sở hạ tầng ở các nước phát triển và các nước đang phát tri ển. Có nhi ều
cách định nghĩa khác nhau trên thế giới về thuật ngữ hợp tác công tư PPP.




Theo Word Bank: “PPP là việc chuyển giao cho khi vực tư nhân các d ự án
đầu tư mà theo truyền thống thì đó là các dự án phải do Nhà n ước đầu tư v ận
hành”.
Hội đồng hợp tác giữa nhà nước – tư nhân Canada, Hội đ ồng qu ốc gia v ề
PPP của Mỹ đưa ra định nghĩa: “PPP là m ột liên doanh h ợp tác gi ữa khi v ực công
và tư, dựa trên lợi thế của mỗi bên nhằm xác định nhu cầu của c ộng đ ồng thông
qua sự phân bố hợp lý các nguồn lực, rủi ro và lợi ích”.
Bộ Tài chính Singapore cho khái niệm là như sau: “PPP đ ề c ập đ ến m ối
quan hệ hợp tác lâu dài giữa khu vực nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực cung
cấp các dịch vụ cơng cộng. Nó là một phương pháp ti ếp cận mới mà Chính phủ
đang áp dụng để tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân trong vi ệc cung
cấp các dịch vụ công cộng.”
Trong pháp luật Việt Nam, tại Nghị định 63/2018/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 4 tháng 5 năm 2018 về đầu tư theo hình thức đối tác cơng t ư quy đ ịnh nh ư
sau: “Đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư là hình th ức đ ầu tư th ực hi ện trên c ơ
sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghi ệp
dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp d ịch v ụ
công”. Ở tầm khái quát hơn, tại Khoản 8 Điều 3 Lu ật Đầu tư năm 2014 đ ịnh
nghĩa về hợp đồng đầu tư theo hình thức PPP – vốn là cơ s ở pháp lý của mơ hình
này – như sau: “Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư (sau đây g ọi là
hợp đồng PPP) là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có th ẩm quy ền
và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư theo quy đ ịnh t ại
Điều 27 của Luật Đầu tư năm 2014”
Trên cơ sở đó, em đồng tình với quan điểm được nêu trong Luận văn th ạc
sĩ Luật học của tác giả Lương Thị Linh Chi: “Hợp đồng đầu tư theo hình th ức đ ối
tác công tư là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan nhà nước và nhà đ ầu tư
tư nhân để cùng thực hiện một dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng th ời xác
định cụ thể quyền, nghĩa vụ cũng như sự phân chia rủi ro của các bên khi tham

gia thực hiện dự án”.
2. Các hình thức hợp đồng hợp tác cơng tư
Các dạng hợp đồng của đầu tư theo PPP đã được quy định cụ thể tại Ngh ị
định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư. Hi ện nay có 7
dạng hợp đồng để áp dụng khi đầu tư theo mơ hình PPP. L ưu ý ở đây là ngay t ừ
chính tên gọi của dạng hợp đồng đã th ể hiện các b ước chính và trình t ự các
bước trong việc hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân trong dự án đó:


a. Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT) là h ợp đ ồng
được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư đ ể xây dựng cơng
trình kết cấu hạ tầng; sau khi hồn thành cơng trình, nhà đ ầu tư được quy ền
kinh doanh cơng trình trong một thời hạn nhất định; hết th ời hạn, nhà đầu tư
chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b. Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO) là h ợp đ ồng
được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư đ ể xây dựng cơng
trình kết cấu hạ tầng; sau khi hồn thành cơng trình, nhà đ ầu tư chuy ển giao
cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh cơng trình
trong một thời hạn nhất định.
c. Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT) là hợp đồng được ký gi ữa c ơ
quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu h ạ
tầng; nhà đầu tư chuyển giao cơng trình đó cho c ơ quan nhà n ước có th ẩm
quyền và được thanh tốn bằng quỹ đất để thực hiện dự án khác.
d. Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO) là hợp đồng được ký
giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp d ự án đ ể
xây dựng cơng trình hạ tầng; sau khi hồn thành cơng trình, nhà đ ầu tư, doanh
nghiệp dự án sở hữu và được quyền kinh doanh cơng trình trong một thời hạn
nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chấm dứt ho ạt đ ộng
của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
e. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (BTL) là h ợp đ ồng

được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghi ệp dự
án để xây dựng cơng trình hạ tầng; sau khi hồn thành cơng trình, nhà đ ầu tư,
doanh nghiệp dự án chuyển giao cho cơ quan nhà n ước có th ẩm quy ền và đ ược
quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác cơng trình đó trong m ột
thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán
cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.
f. Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuy ển giao (BLT) là h ợp đ ồng
được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghi ệp dự
án để xây dựng công trình hạ tầng; sau khi hồn thành cơng trình, nhà đ ầu tư,
doanh nghiệp dự án được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác
cơng trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền
th dịch vụ và thanh tốn cho nhà đầu tư, doanh nghi ệp dự án; h ết th ời h ạn
cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuy ển giao cơng trình đó cho
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


g. Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (O&M) là hợp đồng được ký giữa cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghi ệp dự án đ ể kinh
doanh một phần hoặc tồn bộ cơng trình trong một thời hạn nhất định.
3. Sơ lược và lịch sử phát triển của khung pháp lý cho hợp đồng PPP ở
Việt Nam.
Hiện nay, hệ thống pháp luật điều chỉnh vấn đề hợp tác đối tác công t ư ở
nước ta gồm nhiều văn bản khác nhau, do bao gồm nhi ều hình thái h ợp đ ồng
khác nhau cũng như các đối tượng điều chỉnh khác nhau, liên quan đ ến nhi ều
lĩnh vực và quan hệ pháp luật khác nhau
Bàn về lịch sử, ở nước ta đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư dưới dạng các
hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT – một trong các loại hợp đồng PPP đã xuất hiện
và được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật từ năm 1997. 1 Ngày
11/5/2007, Nghị định số 78/2007/NĐ-CP về đầu tư theo các hình thức hợp đồng BOT,
BTO và BT đã được ban hành nhằm áp dụng thống nhất cho nhà đầu tư thuộc mọi

thành phần kinh tế. Có thể nói các quy định về đầu tư theo các hình thức hợp đồng
BOT, BTO và BT là cơ sở pháp lý đầu tiên về hợp tác PPP trong phát triển cơ sở hạ
tầng tại Việt Nam.
Trên cơ sở cập nhật tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, Nhà nước
ban hành liên tiếp để cập nhật, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến hợp đồng PPP. Đánh giá sơ bộ giai đoạn ban đầu, các văn bản điều chỉnh
trong lĩnh vực đầu tư PPP ra đời tương đối sớm, đã và đang là cơ sở pháp lý cho các
hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
Cho đến nay, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu lập pháp,
điều chỉnh quan hệ pháp luật liên quan đến hợp đồng đối tác công tư (PPP), Nhà nước
ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tiễn để xây dựng khung pháp lý về hình
thức hợp đồng này, cố gắng thực thi hiệu quả vào thực tiễn.
Hiện nay, nếu quan tâm đến bộ khung pháp lý cơ bản của hợp đồng PPP, có thể
liệt kê được nhiều văn bản Luật, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị hướng dẫn khác nhau,

1 Trong giai đoạn 1997-1998, Chính phủ đã ban hành Ngh ị định 77 /CP ngày 18/6/1997 về đầu
tư theo hình thức Hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuy ển giao (BOT) áp d ụng cho nhà đ ầu t ư trong
nước, và Nghị định 62/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 về đầu tư theo H ợp đ ồng xây d ựng – kinh doanh
chuyển giao (BOT), Hợp đồng xây dựng chuyển giao – kinh doanh (BTO) và H ợp đ ồng xây d ựng - chuy ển
giao (BT) áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài.


nhưng trong khuôn khổ nghiên cứu của bài tập học kỳ môn Luật đầu tư, em xin quan
tâm rõ nhất vào hai văn bản hiện hành về pháp luật đầu tư là: Luật Đầu tư năm 2014
và Nghị định số 63/2018/NĐ-CP. Trong bối cảnh hiện nay, đây là hai văn bản tiên
phong nếu như chúng ta muốn nghiên cứu sâu hơn vào lĩnh vực hợp đồng đối tác công
tư PPP.
II. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG ĐỐI TÁC CƠNG TƯ THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM
1. Những đặc điểm của hợp đồng PPP

a. Về chủ thể của hợp đồng.
Về chủ thể của hợp đồng đầu tư PPP, ba chủ th ể giao kết h ợp đ ồng là c ơ
quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, ngồi ra căn c ứ theo Đi ều 27 Lu ật
Đầu tư 2014 cịn có thêm chủ thể khác là doanh nghiệp dự án.
Cụ thể, về phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bao gồm: Bộ, ngành,
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan nhà nước có th ẩm quyền ký kết h ợp đ ồng
dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và th ực hi ện các quy ền,
nghĩa vụ trên cơ sở thỏa thuận với nhà đầu tư tại hợp đồng của dự án. Như vậy,
có thể thấy khác với quan hệ hợp đồng hợp tác kinh doanh, chủ th ể là các t ổ
chức, cá nhân bỏ vốn để tiến hành hoạt động đầu tư thì h ợp đồng dự án đầu t ư
PPP có sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền v ới tư cách là m ột bên
trong quan hệ hợp đồng. Các cơ quan Nhà nước khi tham gia h ợp đ ồng dự án
nhằm mục đích giảm thiểu gánh nặng tài chính của vi ệc đầu tư phát tri ển c ơ s ở
hạ tầng, từ đó sử dụng hiệu quả nguốn vốn ngân sách nhà n ước vào các nhi ệm
vụ phát triển đất nước. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện các
quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm theo thỏa thuận với nhà đầu tư theo h ợp đ ồng
dự án. Dựa theo tính chất, quy mơ của dự án mà cơ quan nhà nước có th ẩm
quyền sẽ xem xét thành lập bộ phận chuyên trách hoặc ch ỉ đ ịnh c ơ quan chun
mơn của mình là đại diện dẫn đầu tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa v ụ theo
thỏa thuận trong hợp đồng dự án nhưng mọi trường hợp phải chịu hoàn toàn
trách nhiệm về các nghĩa vụ đã cam kết theo hợp đồng dự án.
Về phía nhà đầu tư, chủ thể này bao gồm các tổ chức, cá nhân th ực hi ện
hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật v ề đầu tư và pháp lu ật có liên
quan.2 Theo quy định của pháp luật hiện hành, mọi nhà đầu tư đ ều bình đ ẳng,
khơng phân biệt nhà đầu tư trong nước hay ngồi nước. Họ đều có th ể tham gia
2 Khoản 16 Điều 3 Nghị định 63/2018/NĐ-CP quy định: “Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt
động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan.”


đấu thầu dự án và nếu trúng thầu sẽ tham gia đàm phán ký k ết h ợp đ ồng v ới c ơ

quan nhà nước có thẩm quyền.
Về doanh nghiệp dự án, theo Khoản 17 Điều 3 Nghị định 63/2018/NĐ-CP
quy định về doanh nghiệp dự án: “Doanh nghiệp dự án là doanh nghiệp do một
hoặc liên danh các nhà đầu tư thành lập để th ực hiện dự án PPP.” Doanh nghiệp
dự án về bản chất có mối liên hệ chặt chế với phía nhà đầu tư h ơn là phía nhà
nước, được thành lập để bám sát hoạt động đầu tư, xây dựng và kinh doanh d ự
án.
b. Về đối tượng của hợp đồng
Khác với hợp đồng hợp tác kinh doanh, các hợp đồng PPP th ường hướng
đối tượng của mình đến cơ sở, kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp các dịch vụ công.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật Đầu tư 2014: “ Nhà đầu tư, doanh
nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đ ể
thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, m ở r ộng, qu ản lý
và vận hành cơng trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.”
Cụ thể hơn nữa, Điều 4 Nghị định 63/2018/NĐ-CP quy định v ề lĩnh v ực
dự án được Nhà nước khuyến khích việc đầu tư dưới hình thức PPP:
- Giao thông vận tải;
- Nhà máy điện, đường dây tải điện;
- Hệ thống chiếu sáng công cộng; hệ thống cung cấp nước sạch; h ệ th ống
thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải; cơng viên; nhà, sân bãi
để ơ tơ, xe, máy móc, thiết bị; nghĩa trang;
- Trụ sở cơ quan nhà nước; nhà ở công vụ; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư;
- Y tế; giáo dục, đào tạo, dạy nghề; văn hóa; th ể thao; du l ịch; khoa h ọc và
cơng nghệ, khí tượng thủy văn; ứng dụng công nghệ thông tin;
- Hạ tầng thương mại; hạ tầng khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp,
cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung; hạ tầng kỹ thu ật công
nghệ cao; cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa;
- Nông nghiệp và phát triển nông thôn; dịch vụ phát tri ển liên k ết s ản
xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

- Các lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.


c. Về nội dung hợp đồng
Nội dung của hợp đồng PPP đều bao gồm các th ỏa thu ận về các n ội dung
của hoạt động xây dựng, kinh doanh, chuyển giao các cơng trình k ết c ấu h ạ t ầng
hoặc cung ứng dịch vụ công. Xem xét ở nội dung, trình tự quan h ệ pháp lu ật c ủa
các dạng hợp đồng PPP, có thể thấy nội dung c ốt lõi của h ợp đ ồng là quy ền và
nghĩa vụ của nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quy ền liên quan đ ến vi ệc
xây dựng, kinh doanh và chuyển giao các cơng trình kết cấu hạ tầng, cung c ấp
dịch vụ công. Nội dung của hợp đồng PPP luôn quan tâm đến s ản ph ẩm cơng
trình, dịch vụ trong mối quan hệ tạo lập, sử dụng và chuyển giao quy ền s ử dụng
giữa các chủ thể trong hợp đồng, cụ thể là nhà đầu tư, doang nghi ệp dự án v ới
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
PPP khác với hợp đồng mua đứt bán đoạn ở chỗ các dự án th ường có th ời
gian dài, có sự phối hợp giữa hai bên trong suốt thời gian thực thi dự án. Chính
điều này dẫn đến PPP thường gánh nhiều những rủi ro pháp lý và ph ần thi ệt
thuộc về nhà đầu tư tư nhân. Do vậy nội dung hợp đồng PPP th ường được phía
nhà đầu tư xem xét vô cùng thận trọng để đảm bảo lợi ích tốt nhất về kinh tế
mà mình có thể được nhận.
d. Mục đích của các bên khi ký kết hợp đồng PPP
Do đối tượng của hợp đồng PPP là các cơng trình kết cấu hạ tầng ho ặc
cung cấp dịch vụ công, đây vốn đươc coi là những đối tượng vì sự phát tri ển
chung của xã hội, thuộc trách nhiệm quản lý của Nhà nước. Từ đó ta hi ểu đ ược
vai trò của Nhà nước khi tham gia và trở thành m ột bên của h ợp đ ồng PPP. Nhà
nước tham gia hợp đồng PPP là nhằm đạt được những mục tiêu kinh t ế - xã h ội,
một chức năng quản lý nhà nước.
Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư vì mục đích kinh doanh ki ếm l ời mà tham
gia vào hợp đồng PPP. Nhà đầu tư chẳng hề quan tâm đ ến các y ếu t ố công, y ếu
tố liên quan đến Nhà nước mà chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh. Đi ều này

đúng với bản chất của khu vực tư nhân khi mà nhà đ ầu tư tư nhân ln ph ải
đảm bảo được lợi ích của mình khi tham gia vào m ột giao k ết h ợp đ ồng. T ừ đó,
hợp đồng PPP thể hiện ý chí tự do, tự nguyện của nhà đầu tư.
Từ phân tích hai mục đích của hai bên chủ th ể tham gia h ợp đ ồng PPP, có
thể thấy cán cân lợi ích được xác lập khi một bên là l ợi ích cơng c ộng c ủa qu ốc
gia vì sự phát triển của đất nước và một bên là lợi ích tư nhân mang tính kinh t ế
của nhà đầu tư trong các hoạt động kinh doanh xu ất phát từ h ợp đ ồng PPP. Hai
mục đích này dung hịa với nhau, tạo ra ý chí chung giữa hai bên ch ủ th ể đ ể đi
đến ký kết hợp đồng đối tác công tư.


2. Đánh giá mơ hình hợp đồng PPP
2.1 Thuận lợi
Về cơ bản, lợi ích khi áp dụng hình thức đầu tư theo h ợp đ ồng PPP là t ận
dụng được lợi thế, điểm mạnh của Nhà nước và của khu vực tư nhân, đi ều đó
mang lại lợi ích cho cả nhà nước, khu vực tư nhân và người dân sử dụng dịch v ụ,
sản phẩm từ sự hợp tác công tư, cụ thể là:
Thứ nhất, hợp tác công tư tạo ra nhiều khoản đầu tư hơn cho c ơ sở hạ
tầng. Với cơ chế PPP, Nhà nước sẽ giảm được gánh nặng phải tìm ki ếm, s ắp x ếp
và phân bổ nguồn vốn từ đầu tư ngân sách cho cơ s ở hạ tầng. B ởi vậy, Nhà n ước
có thể tiến hành nhiều dự án đầu tư hơn hoặc tăng quy mô d ự án đ ầu t ư v ề c ơ
sở hạ tầng.
Thứ hai, hợp tác công tư tạo ra sự ổn định và tăng tr ưởng cho khu v ực t ư
nhân. Với việc tham gia cơ chế PPP, khu vực tư nhân có đ ược nhi ều c ơ h ội đầu
tư mang tính dài hạn hơn, có thểít rủi ro hơn v ới sự đảm bảo, chia s ẻ t ừ Nhà
nước. Trên cơ sở đó tạo ra sự ổn định, tăng trưởng cho khu v ực tư nhân, thúc
đẩy sự phát triển của công nghiệp địa phương cũng như tạo thêm nhi ều vi ệc
làm hơn cho người lao động. Bên cạnh đó, khu vực tư nhân có th ể tạo thêm
doanh thu cho bên thứ 3 khác bằng cách sử dụng năng l ực còn dư ho ặc nh ượng
lại tài sản, thiết bị thừa.

Thứ ba, phân bổ và quản lý rủi ro tốt hơn, đảm bảo hiệu quả hơn. Nguyên
tắc tất yếu của PPP là rủi ro sẽ được phân bổ cho bên nào gi ải gi ải quy ết t ốt
nhất với chi phí thấp nhất. Trong nhiều trường hợp, Nhà nước sẽ là bên có trách
nhiệm giải quyết những rủi ro liên quan đến cộng đồng, môi trường hoặc bảo
lãnh vay vốn của Nhà nước. Ngược lại thì khu vực tư nhân ưu vi ệt hơn trong
việc xử lý rủi ro liên quan tới quản lý, sử dụng vốn.
Thứ tư, tiết kiệm chi phí. Ở đây thể hiện trên hai khía cạnh: M ột là, v ới
việc kết hợp hai khâu thiết kế và xây dựng trong cùng một h ợp đồng, cơ ch ế
PPP cho phép giảm thời gian trong quá trình xây dựng, thi ết k ế mang tính sáng
tạo hơn, tiết kiệm được nhiều chi phí hơn, đưa dịch vụ sớm đi vào hoạt động.
Hai là, hầu hết dự án PPP cần dịch vụ vận hành và bảo trì trong su ốt vịng đ ời
của dự án, và việc này được giao cho khu vực tư nhân. Do đó khu v ực t ư nhân sẽ
có động lực và giải pháp để giảm thiểu chi phí vận hành và bảo trì trong vịng
đời của cơng trình dự án, điều mà Nhà nước hạn chế do phụ thuộc vào vấn đ ề
ngân sách.
Thứ năm, cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp. Một trong những lợi ích
rõ ràng có thể nhận thấy là chất lượng các dự án áp dụng hình th ức PPP th ường


tốt hơn so với các dự án đầu tư truyền thống. Lý do là PPP tận dụng được những
lợi thế của các bên, với Nhà nước là “chính sách và khả năng quản tr ị”, v ới khu
vực tư nhân là “các yếu tố kỹ thuật như thiết kế, xây dựng, vận hành và qu ản lý”.
Thứ sáu, nâng cao khả năng quản lý công. Nhà nước không phải quá chú
trọng đến công việc quản lý hàng ngày liên quan đến dự án vì đã giao cho khu
vực tư nhân. Trên cơ sở đó Nhà nước sẽ tập trung vào việc l ập kế hoạch và giám
sát việc quản lý hàng ngày.
Thứ bảy, uy tín về mặt chính trị tốt hơn cho Nhà nước. Khi mà kết qu ả
cho thấy các cơng trình PPP được tiến hành hiệu quả hơn, ít t ốn kém h ơn, ch ất
lượng tốt hơn, thời gian xây dựng ngắn hơn sẽ tạo được niềm tin ở nhân dân vào
chính sách quản lý đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội của Nhà

nước.
2.2 Hạn chế
Bên cạnh những lợi ích rõ ràng, và ưu việt so với các hình th ức đ ầu tư
khác, cơ chế PPP cũng chứa đựng những vấn đề mang tính hạn chế cao, cụ th ể:
Thứ nhất, gây ra chi phí cao hơn. Điều này khơng mâu thu ẫn v ới đi ểm tích
cực là tiết kiệm chi phí mà chi phí cao hơn ở đây có thể là vi ệc các kho ản vay đ ối
với khu vực tư nhân sẽ có lãi suất cao hơn so v ới vi ệc Nhà n ước đi vay trong các
mơ hình truyền thống. Chi phí cho việc tổ chức đấu thầu, đàm phán h ợp đồng và
chi trả cho các công ty cố vấn pháp lý cũng có th ể khi ến cho chi phí áp d ụng c ơ
chế PPP cao hơn. Từ đó dẫn đến hệ quả người sử dụng dịch vụ sẽ phải tr ả m ức
phí cao hơn so với sử dụng dịch vụ được cung cấp bởi riêng Nhà nước.
Thứ hai, làm giảm tính cạnh tranh. Các tiêu chuẩn cao khi l ựa ch ọn đ ơn v ị
là nhà đầu tư, chi phí giao dịch và đấu thầu cao cùng v ới vi ệc ph ải ý h ợp đ ồng
dài hạn là những yếu tố cần thiết để tham gia cơ chế PPP, tuy nhiên không ph ải
đơn vị nào cũng đáp ứng được. Việc này dẫn đến sự thu hẹp trong l ựa ch ọn đ ối
tác tư nhân của Nhà nước do đó tạo ra thị trường độc quyền, ít sức ép cạnh
tranh trong khu vực tư nhân.
Thứ ba, thách thức mang tên quyền ki ểm soát. Bản chất c ủa c ơ ch ế PPP là
việc chia sẻ rủi ro, lợi ích và quyền quyết định gi ữa các bên. Đ ối tác t ư nhân v ới
việc đầu tư về mặt tài chính, cơng nghệ và năng lực địi hỏi cho mình có được
quyền lợi nhiều hơn khi tham gia dự án. Quyền lợi này phản ánh ở vi ệc ai sẽ là
bên nắm quyền kiểm sốt dịch vụ sau khi hồn thành dự án. Nhi ều tranh cãi đã
xảy ra liên quan đến vấn đề Nhà nước hay tư nhân nắm gi ữ quy ền l ợi về c ơ s ở
hạ tầng quốc gia.


Thứ tư, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình thấp. Lý do quan ngại v ề
tính minh bạch là bởi tiếp cận thông tin của các đối tác tư nhân rất khó khăn,
đặc biệt là những thơng tin tài chính, thương mại được coi như là bí m ật c ủa
doanh nghiệp. Ngoải ra việc đánh giá toàn bộ dự án cũng rất khó khăn do nh ững

lý do nêu trên cùng với khả năng xác minh thông tin vẫn là dấu h ỏi. Và khi tính
minh bạch và chất lượng giải trình thấp có thể dẫn tới cơng chúng ch ỉ trích s ự
hợp tác của Nhà nước với tư nhân và yêu cầu Nhà nước phải bảo đảm quy ền l ợi
cộng đồng.
Thứ năm, thời gian dài hơn. Quy trình đàm phán và đấu thấu đối với dự án
PPP thường kéo dài và phức tạp hơn so với các phương thức đầu tư truy ền
thống. Mặt khác, do tính chất phức tạp và thời gian dài hạn của h ợp đồng h ợp
tác giữa Nhà nước và tư nhân, bất kỳ mâu thuẫn tranh ch ấp nào cũng c ần r ất
nhiều thời gian giải quyết.
III. VÍ DỤ VỀ ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG ĐỐI TÁC CÔNG TƯ Ở
VIỆT NAM
Theo số liệu thống kê của Bộ kê hoạch và đầu tư, trong b ối c ảnh đ ất
nước đang tiến nhanh tiến mạnh trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia
để bắt kịp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đối với các địa phương, trong giai đoạn
2016-2020 có 18/63 địa phương đăng ký danh mục dự án PPP với tổng số 598 dự án,
trong đó có 321 dự án dự kiến khởi công mới trong giai đoạn 2016 – 2020, 277 dự án
chuyển tiếp từ năm 2011 – 2015. Tổng nhu cầu vốn cho các dự án PPP là 254.054,717
tỷ đồng, cụ thể vốn ngân sách nhà nước là 16.863,617 tỷ đồng, vốn dự kiến do nhà đầu
tư huy động là 237.191,099 tỷ đồng. Các dự án được đề xuất vẫn chủ yếu áp dụng
hình thức BT (256 dự án), BOT (87 dự án), BLT (6 dự án), BOO (1 dự án), BTO (11
dự án), các dự án còn lại chưa xác định cụ thể loại hợp đồng.
Sau đây em xin chọn dự án đường vành đai 2 trên cao từ Cầu Vĩnh Tuy đến
Ngã Tư Sở, đơn vị đối tác tư nhân là tập đồn Vingroup là ví dụ về hình th ức h ợp
đồng đối tác cơng tư ở Việt Nam.
1. Mơ hình của dự án đường Vành đai 2 trên cao (Vĩnh Tuy – Ngã T ư Sở) của
tập đoàn Vingroup
Dự án đường vành đai 2 đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở bao gồm
tuyến đường bộ trên cao từ Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở kết hợp với mở rộng theo quy
hoạch phần dưới thấp từ Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng. Tuyến đường bộ trên cao
được xây mới hồn tồn gồm 1 cầu chính và 3 cầu dẫn nối từ các đi ểm là Vĩnh

Tuy, Ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở.


Dự án có chiều dài 5,08 km, với điểm đầu là phía Nam cầu Vĩnh Tuy, đi ểm
cuối tiếp giáp nút giao Ngã Tư Sở, phía đường Trường Chinh. Các h ạng m ục
chính được đầu tư trong dự án gồm cầu chính rộng 19m và cầu dẫn rộng 7m;
các nhánh cầu dẫn kết nối với các tuyến đường bên dưới tại các vị trí: đ ầu c ầu
Vĩnh Tuy, nút Ngã Tư Vọng, nút Ngã Tư Sở. Cao độ mặt cầu cách cao đ ộ tuy ến
đường bên dưới khoảng 10m, đảm bảo tĩnh không của đường bên dưới đối v ới
đoạn thông thường khoảng 11-12m, riêng đoạn từ đầu tuyến đến cầu Mai Động
có cao độ mặt cầu cách cao độ tuyến đường bên dưới khoảng 10m.
Dự án được thực hiện theo hình thức hợp tác cơng tư, loại hợp đồng BT,
tổng vốn đầu tư khoảng 9.400 tỷ đồng, trong đó 4.194 tỷ đồng chi cho gi ải
phóng mặt bằng. Dự án bắt đầu được khởi công vào năm 2018 và nhà đầu tư
cam kết đến năm 2020 sẽ hoàn thành và bắt đầu sử dụng khai thác.
Nhắc lại về lịch sử dự án, từ cuối năm 2010, CTCP Vincom (nay là t ập
đồn Vingroup) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và UBND TP. Hà N ội đ ề
xuất được làm chủ đầu tư dự án đường trên cao nói trên theo hình th ức BT. Mục
đích của cơng trình này là nhằm giải toả ách tắc giao thơng cho khu v ực phía
Nam Hà Nội, đặc biệt nhiều đoạn đường và khu vực từ vành đai 2 tr ở vào. Trên
cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP. Hà Nội ngày
27/8/2013 đã chính thức ban hành quyết định phê duy ệt d ự án xây dựng tuy ến
đường bộ trên cao đọc đường vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đ ến Ngã Tư S ở
theo hình thức hợp đồng BT.
Do là hình thức hợp đồng BT nên nhà đầu tư sẽ được Nhà nước thanh toán
thực hiện bằng quỹ đất để thực hiện dự án khác. Theo đó, UBND thành ph ố cho
phép nhà đầu tư được tạo điều kiện khai thác quỹ đất 96 ha tại khu Sài Đ ồng A,
quận Long Biên và nghiên cứu lập quy hoạch, thực hiện dự án khu đô th ị m ới
trên khu đất gồm cả ô đất ký hiệu A4, một phần khu đất ký hiệu A8 v ới quy mô
khoảng 130 ha thuộc đồ án quy hoạch phân khu S1 đ ể th ực hi ện d ự án khác

nhằm thu hồi vốn đầu tư cơng trình BT theo quy định hiện hành c ủa nhà n ước
và của thành phố. 3
2. Đánh giá hiệu quả của mơ hình đầu tư PPP từ ví dụ
Theo đánh giá của cá nhân em, dự án đường vành đai 2 trên cao do tập
đồn Vìngroup làm chủ đầu tư là một trong những dự án được đánh giá mang
tính hiệu quả của hình thức hợp đồng PPP, cho dù đến th ời đi ểm này dự án v ẫn
chưa được hoàn thành.
3 />

Xét về hiệu quả của mơ hình PPP, áp dụng đối chiếu vào dự án đầu tư này,
có thể nhận thấy được các điểm tích cực sau:
- Về khoản đầu tư khổng lồ, rõ ràng việc một tập đoàn hàng đầu của
nước ta – tập đồn có thế mạnh đa ngành, trong đó có xây dựng – đứng ra làm
nhà đầu tư cho dự án đã giúp cho nhà nước giảm thi ểu gánh nặng về nguồn v ốn.
Có thể nhận thấy con số 9.400 tỷ đồng là con số khổng l ồ mà nguồn ngân sách
khó có thể bỏ ra mà đối ứng nếu như khơng có một nhà đầu tư có n ền tảng kinh
tế mạnh mẽ trong khối doanh nghiệp tư nhân hỗ trợ.
- Dự án này vừa mang lại lợi ích cho cộng đồng xã hội, nhất là h ệ th ống
giao thông đô thị của thành phố Hà Nội được cải thiện, góp phần gi ảm thi ểu
tình trạng ách tắc giao thơng ở khu vực phía Nam thành ph ố v ới nh ững đi ểm
nóng như Trường Chinh, Minh Khai. Mặt khác, lợi ích cho tập đoàn Vingroup
cũng rất rõ rệt khi hệ thống giao thông được mở rộng, nối liền hai khu đô th ị
hiện đại là Times City và Royal City, kéo dài đến khu đô th ị Vinhomes Riverside
khi nối liền với cầu Vĩnh Tuy. Đây đều là những dự án bất đ ộng s ản t ầm c ỡ c ủa
tập đoàn Vingroup, nâng cao cơ sở hạ tầng đường xá cũng là kết n ối nh ững
trung tâm đơ thị hiện đại của tập đồn này.
- Hiệu quả xây dựng cũng được nâng cao khi nhà đầu tư của d ự án là m ột
tập đoàn tầm cỡ, có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng với nhi ều dự án đã
được khẳng định. Bằng chứng là tiến độ xây dựng từ năm 2018 đến nay đang
được thể hiện một cách tích cực, thể hiện sự khả quan đúng tiến đ ộ. Đây cũng là

bài học cho Nhà nước để chọn đúng nhà đầu tư cho các dự án PPP khi mà hi ện
nay có rất nhiều dự án đóng băng, gây lãng phí ngu ồn v ốn c ủa nhà n ước và nhà
đầu tư và thời gian thi cơng.
Tuy nhiên, vẫn có những mặt hạn chế phía sau dự án đầu tư này, có th ể
nêu lên một số điểm sau:
- Việc Nhà nước đổi đất lấy hạ tầng theo hình thức hợp đồng BT hi ện nay
diễn ra khá phổ biến. Mặt tích cực là xúc tiến q trình đơ th ị hóa hi ện đ ại hóa
nhưng mặt khác lại là nguyên nhân sâu xa của nhi ều tranh ch ấp đ ất đai, ngun
nhân của q trình đơ thị hóa khơng tồn diện, đời sống xã hội gặp nhi ều vấn
đề về an ninh trật tự,...Nhà nước cần điều chỉnh hợp lý vấn đề quy hoạch b ởi s ố
lượng dự án BT càng nhiều thì càng phải hoạch định quỹ đ ất h ợp lý đ ể giao cho
nhà đầu tư.
- Chỉ một số doanh nghiệp nước ta có đủ điều kiện tham gia các d ự án
PPP do nguồn lực tài chính có hạn. Khi đấu thầu dự án, các nhà đầu tư n ước
ngồi có nhiều lợi thế và chúng ta cần phải cẩn tr ọng vấn đề này. M ột thực ti ễn


bên lề là: Vingroup, Sun Group là những tập đoàn kinh tế tư nhân quy mô l ớn
nhất cả nước, và họ đã và đang khẳng định sự đúng đắn của xu hướng chuy ển
dịch tư nhân làm cơ sở hạ tầng, nhất là trong bối cảnh ngân sách nhà n ước g ặp
nhiều khó khăn như hiện nay. Giữa năm ngoái, UBND TP. Hà N ội đã đ ề xu ất Th ủ
tướng cho phép sử dụng 6.000 ha đất có giá trị khoảng 300.000 tỷ đ ồng đ ể đ ối
ứng cho 10 dự án đường sắt trên cao. Cơ quan này tiết lộ đã có 5 tập đoàn trong
nước và 2 nhà đầu tư nước ngoài đăng ký tham gia, trong đó ngồi Vingroup, cịn
nhiều tên tuổi như Xuân Thành, Tân Hoàng Minh, MIK Group...4
KẾT LUẬN
Rõ ràng, PPP không đơn thuần là mối quan hệ đối tác về v ốn gi ữa Nhà
nước và Tư nhân mà là sự hợp tác nhằm cung cấp dịch vụ công v ới ch ất l ượng
tốt nhất. Mối quan hệ giữa các đối tác là công bằng, hai bên cùng có l ợi trên n ền
tảng của sự cam kết, tin tưởng lẫn nhau, phù hợp với quy định của pháp lu ật.

PPP vừa là một phương cách nâng cao hiệu quả hoạt động của khu v ực nhà
nước, vừa là tiền đề cho việc khai thông các nguồn lực, là m ột chiến l ược đ ể
kích thích sự phát triển của khu vực tư nhân thông qua vi ệc cùng h ợp tác v ốn, kỹ
thuật, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng mà mỗi bên có l ợi th ế đ ể cung c ấp
dịch vụ công tốt nhất, thúc đẩy sự phát tri ển kinh tế xã hội, nâng cao ch ất l ượng
sống nhân dân.
Để mơ hình PPP thực sự hồn thiện và đem lại lợi ích như mong mu ốn rất
cần có những phương pháp tiếp cận phù hợp. Khn khổ pháp lý, chính sách
thực thi hợp đồng và giải quyết tranh chấp cần thiết phải tạo lập rõ ràng và đ ầy
đủ, tạo lịng tin cho nhà đầu tư và nhân dân. Vì PPP t ại Vi ệt Nam là r ất m ới m ẻ
về khung pháp lý, lý thuyết cũng như kinh nghiệm; do vậy vẫn còn rất nhi ều
vấn đề cần nghiên cứu trong tương lai như các tiêu chí phân đ ịnh c ơ c ấu đ ối tác
công tư, kiểm chứng những hình thức hợp đồng phù hợp, các bài h ọc thành công
và thất bại từ các dự án BT, BOT, BTO tại Việt Nam thời gian qua.
Trên đây là phần trình bày bài tập học kỳ mơn Luật Đầu tư của em, bài
làm cịn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận sự đóng góp của các thầy cơ đ ể hồn
thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

4 />

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Đầu tư 2014
2. Nghị định 63/2018/NĐ-CP
3. Lương Thị Linh Chi (2016), Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư và
thực tiễn trong lĩnh vực xây dựng cơng trình kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội
4. />5. />6. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011) Giáo trình Luật Đầu tư, Nxb Cơng an nhân
dân, Hà Nội.



MỤC LỤC



×