Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

VĂN hóa ẩm THỰC NGƯỜI tày ở CAO BẰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.65 KB, 35 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................3
2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................3
3. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................4
6. Bố cục đề tài.................................................................................4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI TÀY Ở CAO BẰNG...5
1.1 Điều kiện tự nhiên......................................................................5
1.1.1 Vị trí địa lý ..............................................................................5
1.1.2 Địa hình....................................................................................5
1.1.3 Khí hậu.....................................................................................5
1.2 Điều kiện xã hội.........................................................................6
1.2.1 Dân cư- dân tộc Tày ở Cao Bằng.............................................6
1.2.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội..........................................................7
1.3 Đặc trưng văn hóa của người Tày ở Cao Bằng........................7
1.3.1 Đặc điểm văn hóa vật chất.......................................................7
1.3.2 Đặc điểm văn hóa tinh thần.....................................................9
1.4 Khái niệm văn hóa ẩm thực.......................................................10
CHƯƠNG 2: ẨM THỰC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TÀY Ở
CAO BẰNG.............................................................................................11
2.1 Đồ ăn, uống truyền thống trong sinh hoạt thường nhật..........11
2.1.1 Nguồn nguyên liệu....................................................................11
2.1.2 Các món ăn, đồ uống đặc trưng...............................................11
2.2 Đồ ăn uống truyền thống trong lễ tết, hội làng.........................11
2.2.1 Những món ăn được chế biến từ gạo.......................................12
2.2.2 Những món ăn chế biến từ thịt.................................................16
1



2.2.3 Những món ăn chế biến từ cá ..................................................17
2.2.4 Những món ăn khác..................................................................18
2.2.5 Đồ uống,hút..............................................................................18
2.3 Phương thức ứng xử trong ẩm thực .......................................18
2.4 Một số quan niệm ăn uống trong ngày lễ tết của người Tày. .20
2.5 Vai trò của văn hóa ẩm thực trong lễ tết, hội làng...................20
CHƯƠNG 3: BIẾN ĐỔI TRONG ẨM THỰC CỦA NGƯỜI TÀY Ở
CAO BẰNG HIÊN NAY.........................................................................21
3.1 Xu hướng biến đổi trong ẩm thực.............................................21
3.1.1 Biến đổi trong nguyên liệu.......................................................21
3.1.2 Biến đổi trong cách chế biến ...................................................22
3.1.3 Biến đổi trong cách sử dụng.....................................................22
3.2 Nguyên nhân khiến ẩm thực truyền thống biến đổi.................23
3.2.1 Do cư trú với người Việt ..........................................................23
3.2.2 Do phát triển kinh tế thị trường...............................................23
3.2.3 Do mức sống hằng ngày càng tăng lên....................................23
3.2.4 Do sự tác động của điều kiện tự nhiên.....................................24
3.3 Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống người
Tày hiên nay.............................................................................................24
3.3.1 Sự cần thiết bảo tồn..................................................................24
3.3.2 Những giải pháp bảo tồn và phát huy......................................25
KẾT LUẬN .....................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................27
PHỤ LỤC.........................................................................................28

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một nước đa dân tộc. Văn hóa dân tộc Việt
Nam là thể thống nhất văn hóa của các dân tộc sống trên đất
nước Việt Nam. Tính thống nhất ấy góp phần và làm nên sự
phong phú của văn hóa Việt Nam với điều kiện khơng đánh
mất bản sắc văn hóa tộc người. Trải qua bao thử thách và
khảo nghiệm của lịch sử trong q trình dựng nước và giữ
nước.Ơng cha ta đã xây dựng và phát triển một nền văn hóa
Việt Nam với tất cả sự đa dạng và độc đáo của 54 anh em dân
tộc sinh sống trên đất nước ta. Việc phát triển văn hóa nhằm
mục đích tạo nên sự tồn tại bền vững của văn hóa Việt Nam,
nhưng làm thế nào để tạo dựng nên một sự bền vững trong
khi một số người lại đang đánh mất bản sắc văn hóa của dân
tộc mình, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Bên cạnh đó, các thế
lực phản động trong nước, quốc tế đã và đang sử dụng văn
hóa như một cơng cụ để kích động mâu thuẫn, xung đột dân
tộc, sắc tộc. Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc là vấn đề cấp của mỗi quốc gia. Dân tộc Tày là cư dân
bản địa và đã sinh sống ở nước ta từ rất lâu đời. Họ phân bố
trên phạm vi rộng từ biên giới phía Bắc, tỉnh Cao Bằng. Do
sớm có mặt ở Cao Bằng, lại chiếm tỷ lệ dân số khá đơng,
trong tiến trình phát triển của lịch sử, đồng bào Tày nơi đây đã
sớm tạo dựng nên một nền văn hóa truyền thống phong phú
và đa dạng, góp phần xây dựng truyền thống văn hóa Việt
Nam. Nhưng bên cạnh đó, dân tộc Tày vẫn luôn luôn tiếp thu
và giao tiếp văn hóa với các dân tộc anh em, trong đó có đồ
ăn, uống. Vậy nên, trong ẩm của người Tày ln có sự kết
giữa cái truyền thống của dân tộc mình và tiếp thu những cái
hay về mặt nguyên liệu, kỹ thuật của dân tộc bạn. Khiến cho
văn hóa ẩm thực của dân tộc Tày ngày thêm phong phú và đa
dạng. Là một sinh viên học ngành Văn hóa học và là đứa con

dân tộc Tày cùng quê cha Cao Bằng, tơi nhận thấy việc tìm
hiểu về ẩm thực, giữ gìn và phát huy những nét đẹp ấy là việc
làm cấp thiết, góp phần bảo tồn các di sản văn hóa truyền
thống quý báu của dân tộc. Hơn nữa, với mong muốn bản
thân được trau dồi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng tìm hiểu
văn hóa tộc người, việc thực hiện đề tài này sẽ giúp tơi tìm
hiểu được sâu hơn về đời sống của người Tày nói chung, người
Tày ở Cao Bằng nói riêng. Xuất phát từ những mục đích đó,
3


nên tôi đã quyết định chọn đề tài "Ẩm thực của người Tày ở
Cao Bằng" làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Đối tượng nghiên cứu
Ẩm thực truyền thống và biến đổi trong ẩm thực của
người Tày ở Cao Bằng trong bối cảnh hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về văn hóa ẩm thực truyền thống và sự
biến đổi trong ẩm thực của người Tày ở Cao Bằng. Tuy nhiên,
khi đề cập đến vấn đề ẩm thực thì rất rộng và cần chun
mơn, kiến thức sâu, mà thời gian cịn nhiều hạn chế và trình
độ cịn có nhiều thiếu sót, vì thế tơi chỉ đi sâu vào nghiên cứu
một số vấn đề chủ yếu như sau: Về văn hóa ẩm thực truyền
thống của người Tày ở Cao Bằng (tập trung nghiên cứu một số
món ăn truyền thống tiêu biểu của người Tày về nguyên liệu,
cách chế biến và thưởng thức), về biến đổi trong văn hóa ẩm
thực của người Tày hiện nay (tìm hiểu và nghiên cứu một số
biến đổi tiêu biểu trong cuộc sống hàng ngày và trong các
ngày lễ tết, hội làng).
4. Mục đích và nhiệm vụ đề tài

* Mục đích nghiên cứu :
Với mục đích nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn về ẩm thực
truyền thống của người Tày và thấy được sự thay đổi trong ẩm
thực của người Tày ở Cao Bằng trong bối cảnh hiện nay. Từ đó
đưa ra cái nhìn khách quan về sự giao thoa ảnh hưởng của
văn hóa vùng và tộc người, đưa ra cách nhận diện đúng văn
hóa gốc của các dân tộc, góp phần giữ gìn và phát huy văn
hóa truyền thống dân tộc trong xu thế hội nhập.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu trên, đề tài có những
nhiệm vụ cụ thể sau đây: Tìm hiểu khái qt về văn hóa vật
chất của người Tày (Ăn, mặc, ở, nơng cụ....) Tìm hiểu một số
vấn đề liên quan đến đời sống tinh thần của người Tày (ngơn
ngữ, chữ viết, tín ngưỡng dân gian, thờ cúng và các lễ hội
chính). Tìm hiểu về đồ ăn, uống truyền thống của người Tày
(về nguyên liệu, cách chế biến, sử dụng, các món ăn tiêu biểu
và sử dụng,...). Nêu được quan điểm riêng của bản thân về
vấn đề nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để làm rõ vấn đề nghiên cứu, tôi sử dụng trong bài nghiên
cứu các phương pháp như: Phương pháp nghiên cứu thư tịch:
để thu thập những tài liệu sách báo, những cơng trình nghiên
cứu về người Tày, ẩm thực của người Tày đã được công bố.
4


Phương pháp điền dã dân tộc học là phương pháp chủ đạo
được sử dụng trong bài nghiên cứu để thu thập tư liệu thực
địa với các kỹ thuật như: quan sát, phỏng vấn, học hỏi,…. Để
thu thập tư liệu cho đề tài. Trong q trình đi thực tế tơi đã

tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau để thu thập thông tin,
đặc biệt là các bà, các mẹ, các chị em phụ nữ là người có kinh
nghiệm trong việc chế biến những món ăn để tìm hiểu về ẩm
thực của người Tày ở Cao Bằng. Ngoài ra để xử lý tư liệu đã
được thu thập thì phương pháp logic, phương pháp lịch sử,
phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh cũng được sử dụng
trong đề tài.
6. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, tài liệu tham khảo và kết
luận, bài nghiên cứu được chia thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về người Tày ở Cao Bằng
Chương 2: Ẩm thực truyền thống của người Tày ở Cao
Bằng
Chương 3: Biến đổi trong ẩm thực của người Tày ở Cao
Bằng hiện nay

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI TÀY Ở CAO BẰNG
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Cao Bằng là tỉnh miền núi, nằm ở phía đơng bắc Việt
Nam, toạ độ địa lý 22022'-23007' vĩ độ Bắc, 105016'-106050'
kinh độ Ðông, cách thủ đơ Hà Nội 286km. Diện tích tự nhiên
tồn tỉnh là 6.690,72 km2, chiếm 2,03% diện tích tự nhiên cả
nước.

Phía bắc và đông bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc)
với đường biên giới dài 333,125 km





Phía tây giáp tỉnh Hà Giang
Phía tây nam giáp tỉnh Tuyên Quang
Phía nam giáp các tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.
5


1.1.2 Địa hình
Ðặc điểm địa hình tỉnh Cao Bằng chia cắt phức tạp bởi
nhiều dãy núi cao, xen kẽ là những sông suối ngắn, thung
lũng hẹp, độ dốc lớn với vùng núi chiếm 90% diện tích tự
nhiên tồn tỉnh, gồm: Núi đá vơi chiếm 25% diện tích tồn
tỉnh; núi đất chiếm 65% diện tích tồn tỉnh. Ðiểm cao nhất có
độ cao 1.980m; điểm thấp nhất có độ cao dưới 200 m. Ðộ cao
trung bình 600-1000 m so với mực nước biển.
1.1.3 Khí hậu
Nhìn chung Cao Bằng có khí hậu ơn hịa dễ chịu. Với khí
hậu cận nhiệt đới ẩm, địa hình đón gió nên chịu ảnh hưởng
trực tiếp từ các đợt khơng khí lạnh từ phương bắc. Tuy nhiên
nhiệt độ của Cao Bằng chưa bao giờ xuống thấp quá 0 °C, hầu
như vào mùa đơng trên địa bàn tồn tỉnh khơng có băng tuyết
(trừ một số vùng núi cao có băng đá xuất hiện vào mùa
đơng).
Mùa hè ở đây có đặc điểm nóng ẩm, nhiệt độ cao trung
bình từ 30 - 32 °C và thấp trung bình từ 23 - 25 °C, nhiệt độ
không lên đến 39 - 40 °C. Vào mùa đơng, do địa hình Cao
Bằng đón gió nên nó có kiểu khí hậu gần giống với ơn đới,
nhiệt độ trung bình thấp từ 5 - 8 °C và trung bình cao từ 15 28 °C, đỉnh điểm vào những tháng 12, 1 và 2 nhiệt độ có thể
xuống thấp hơn khoảng từ 6 - 8 °C, độ ẩm thấp, trời hanh khô
vào đầu mùa. Mùa xuân và mùa thu không rõ rệt, thời tiết

thất thường; mùa xuân thường có tiết trời nồm, mùa thu mát,
dễ chịu.

1.2 Điều kiên kinh tế- xã hội
1.2.1 Dân số- dân tộc Tày ở Cao Bằng
* Dân số
Dân số toàn tỉnh là 530.341 người (theo điều tra dân số
ngày 01/04/2019). 76,8% dân số sống ở đô thị và 23,2% dân
số sống ở nông thôn.
6


Các dân tộc ở Cao Bằng gồm Tày (chiếm 41,0% dân số),
Nùng (31,1 %), H'Mông (10,1 %),
Dao (10,1 %), Việt (5,8 %), Sán Chay (1,4 %)... Có 11 dân
tộc có dân số trên 50 người.
* Dân tộc Tày ở Cao Bằng
Dân tộc Tày là một dân tộc định cư lâu đời ở Cao Bằng,
sinh sống ở khắp vùng trong tỉnh. Trong mọi giai đoạn lịch sử,
người Tày luôn giữ vai trị là nịng cốt, trung tâm của khối đại
đồn kết các dân tộc. Trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội như: chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh quốc
phịng.
Dân tộc Tày cịn có tên gọi khác là Thổ và bao gồm cả các
nhóm: Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí. Phần đơng người Tày cư
trú ven các thung lũng, triền núi thấp ở các tỉnh Cao Bằng,...
Người Tày có một nền nơng nghiệp cổ truyền khá phát triển
với đủ loại cây trồng như lúa, ngô, khoai... và rau quả mùa
nào thức đó.
Bản của người Tày thường ở chân núi hay ven suối. Tên

bản thường gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sơng. Mỗi
bản có từ 15 đến 20 nóc nhà. Bản lớn chia ra nhiều xóm nhỏ.
Nhà ở có nhà sàn, nhà đất và một số vùng giáp biên giới có
loại nhà phịng thủ. Trong nhà phân biệt phịng nam ở ngồi,
nữ ở trong buồng. Người Tày thường mặc quần áo vải bông
nhuộm chàm, áo phụ nữ dài đến bắp chân, ống tay hẹp, xẻ
nách ở bên phải, cài 5 khuy.
Gia đình người Tày thường q con trai hơn và có qui định
rõ ràng trong quan hệ giữa các thành viên trong nhà. Vợ
chồng u thương nhau, ít ly hơn. Đã từ lâu khơng cịn tục ở
rể.
Thờ cúng tổ tiên là nghi lễ tơn giáo hàng đầu của người
Tày. Nơi thở tổ tiên chiếm vị trí trung tâm, tơn nghiêm nhất
trong nhà. Chiếc giường trước bàn thờ để không, khách lạ
không được ngồi, nằm lên đó. Ngồi ra, có những điều kiêng
kị như khơng đặt chân lên khúc củi đang cháy trong bếp lửa
hay đặt chân lên thành bếp. Những người đi đám ma về chưa
tắm rửa sạch sẽ khơng được nhìn vào gia súc, gia cầm. Người
mới sinh con không được đến chỗ thờ tổ tiên

7


Người Tày có một nền văn nghệ cồ truyền phong phú, đủ
các thể loại, thơ, ca, múa nhạc, có cả múa rối. Tục ngữ, ca
dao chiếm một khối lượng đáng kể. Các điệu dân ca phổ biến
nhất là hát lượn, hát đám cưới, ru con.
Người Tày mến khách, cởi mở, dễ làm quen và thích nói
chuyện. Họ rất trọng người cùng tuổi, khi đã kết nghĩa bạn bè
thì coi nhau nhanh em ruột thịt, bà con thân thích của mình.

1.2.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội
- Về nhà ở: Người Tày thường sống thành chịm, xóm có
tên là bản, là Nà ... Mỗi bản thường có 5 nhà, 10 nhà hoặc
nhiều hơn, có nơi có tới hàng 100 ngơi nhà. Tuỳ vào địa bàn
cư trú và khả năng kinh tế mà nhà ở của người Tày khác nhau,
đối với vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên cương người
Tày thường làm nhà sàn; vùng đồng bằng, vùng ven thị trấn,
vùng ven đường cái thường làm nhà trệt; vùng lưng chừng
thường làm nhà nửa sàn nửa trệt; vùng đô thị thường làm nhà
xây.
- Về thu nhập: Nguồn thu nhập chủ yếu của đồng bào là
từ bán sản phẩm trồng trọt như lúa, ngô... sản phẩm chăn
nuôi như gà, vịt, vịt, lợn. Số liệu năm 2003, thu nhập đạt trên
10 triệu VNĐ/năm là 19,06%, dưới 5 triệu VNĐ/ năm là 2 1 ,
43%, từ 5 triệu đến 10 triệu là 59,51%. Người Tày chủ yếu
dùng tiền vào mua các công cụ sản xuất, phân bón và các
nhu yếu phẩm khác.
- Lao động và việc làm: Theo số liệu năm 2002, số hộ
nông nghiệp là 79.831, hộ lâm nghiệp là 250, hộ thuỷ sản 1 1,
hộ công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 615, hộ xây dựng là
248 hộ. . .
1.3 Đặc trưng văn hóa
1.3.1 Đặc điểm văn hóa vật chất
Nhà cửa
Do đặc điểm cư trú nên nhà của người Tày ở đây chủ yếu
là nhà đất, làm bằng gỗ. Còn nhà sàn thì khơng có hành lang
nhỏ chạy suốt mặt trƣớc của nhà nên cửa chính khơng nằm ở
gian giữa mà lại mở ngay ở sườn nhà. Những nhà truyền
thống thường là nhà sàn, nhà đất mái lợp cỏ gianh và một số
8



vùng giáp biên giới có loại nhà phịng thủ. Trong nhà phân
biệt phịng nam ở ngồi, nữ ở trong buồng. Phổ biến là loại
nhà đất 3 gian, 2 mái (không có chái), tường trình đất hoặc
thưng phên nứa, gỗ xung quanh, mái lợp cỏ tranh, ngói âm
dương hoặc tấm Prơximăng. Bố trí mặt bằng sinh hoạt được
quy định thống nhất qua từng vị trí trong ngơi nhà. Người Tày
sống định cư, quây quần thành từng bản chừng 15 đến 20 hộ,
có quan hệ gần gũi với người Nùng và với người Choang
(Trung Quốc).
Trang phục
Nói đến trang phục của người Tày, ai cũng liên tưởng đến
màu chàm. Màu chàm đã đi gắn bó và đi vào cuộc sống ngàn
đời của đồng bào. Màu chàm là màu của núi rừng, màu của
ruộng lúa, nương ngô đã nuôi dưỡng cuộc sống con người ở
nơi đây, đã kết hợp họ với thiên nhiên và giúp họ hòa vào
thiên nhiên. Màu chàm đối với người Tày thật đẹp và thiêng
liêng, họ nâng niu, coi trọng và coi đó là cái chất riêng của
miền núi, của dân tộc mình. Y phục nam giới Tày khơng có gì
đặc biệt, về hình thức nó gần giống y phục nam của các dân
tộc khác ở miền phía phía Bắc, họ mặc áo chàm và quần
trắng. Trên đầu đội khăn xếp, chân đi giầy vải. Còn phụ nữ Tày
đầu vấn ngang, ngồi trùm khăn vng có mỏ quạ, áo dài
màu chàm dài có khuy đồng kéo từ nách phải lên cổ. Ngang
lưng thắt vải chàm khổ 30cm, dài 1,5m , khi buộc để hai đuôi
vải buông ra đằng sau. Đồ trang sức của họ cũng là những
thứ quen thuộc như những chiếc vòng tay, còng cổ, khuyên
tai, bộ dây xà tích, túi đeo, túi đừng trầu.. làm bằng bạc hoặc
bằng đồng. Ngoài ra nhuộm răng đen cũng là một cách làm

đẹp của họ.
Ẩm thực
Thức ăn hàng ngày của họ chủ yếu lấy từ trồng trọt tăng
gia hoặc chăn nuôi. Do đó thịt, cá , trứng là những thứ khơng
thể thiếu. Trong các ngày lễ tết cỗ bàn của họ rất thịnh soạn.
Tết Nguyên Đán các gia đình làm nhiều thứ bánh 20 như :
bánh chưng, bánh khảo, bánh chè lam, bánh Khẩu sli..và các
lọai thịt như thịt gà thiến, thịt lợn.. Người Tày cũng có nhiều
ngày lế tết. Trong các ngày lế đó, các bà, các mẹ thường hay
làm các loại bánh đặc trưng để cúng tổ tiên trong ngày lễ đó.
Như ngày lễ tảo mộ họ làm xơi bảy màu, làm bánh trứng kiến.
Dịp tết Đoan ngọ ngưuời dân làm bánh gio chấm mật, ăn
9


mận, mơ để trừ sâu bọ. Vào Tết rằng tháng Bảy nhà nào cũng
làm “ pẻng tải”, thịt vịt để cúng tổ tiên và là dịp để mọi người
nghỉ ngơi, gặp gỡ nhau. Nói đến Cao Bằng, khơng thể khơng
nói đến những món ăn đặc trưng như : bánh khảo, bánh chè
lam, khẩu sli, lợn quay Quảng uyên, vịt thất khê... Nên người
dân ở đây cũng làm các món này trong các ngày lế tết. Đồ
uống của người Tày ở Cao Bằng chủ yếu là rượu, rượu dùng
trong các bữa ăn hàng ngày, dùng để tiếp khách, gặp gỡ bạn
bè và dùng trong các ngày lễ. họ còn dùng các lại lá để nấu
nước uống như lá chè xanh, lá vối.. Việc hút thuốc lá ở đây
cũng rất phổ biến vì nơi đây cũng được coi là nơi trồng nhiều
cây thuốc lá. Ẩm thực của người Tày ở nơi đây mang đậm chất
núi rừng, mang hương vị đặc trưng của q hương khiến
những người con xa q ln mong ngóng về để tìm lại tuổi
thơ ngọt ngào bên mâm cơm gia đình, khiến những du khách

ăn một lần khơng thể nào qn.

1.3.2 Đặc điểm văn hóa tinh thần
Ngơn ngữ, chữ viết
Ngày xưa, đồng bào Tày ở nơi đây sử dụng ngơn ngữ
chính để giao tiếp là tiếng Tày và sử dụng chữ Nôm Tày. Tuy
nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhiều
cơ hội học tập và giao lƣu giữa các vùng miền và các dân tộc
khác, đặc biệt là người Kinh nên ngôn ngữ và chữ viết nơi đây
đã có nhiều thay dổi. Bây giờ đồng bào đa phần vẫn sử dụng
ngôn ngữ Tày nhưng lại viết chữ phổ thông. Tuy nhiên, hiện
nay một bộ phận giới trẻ đã khơng cịn biết nói tiếng dân tộc,
chỉ nghe được 21 mà khơng nói được. Cịn về chữ Nơm Tày chỉ
cịn bộ phận ít thầy cúng, thầy mo và số ít người già biết sử
dụng.
Tơn giáo- tín ngưỡng
Cũng giống như nhiêu dân tộc khác, người Tày không
theo một tơn giáo nào. Họ có quan niệm Vạn vật hữu linh cho
nên họ có tín ngưỡng đa thần, thờ ông bà tổ tiên và các vị
thần linh như thần rừng, thần núi, thần sông, thần suối.. Trong
quan niệm của người Tày ở đây thì ma có nhiều loại như ma
ông bà tổ tiên, ma hiền, ma ác, ma gà... Mỗi khi có bệnh tật,
10


hay trong may chay, mừng nhà mới, lễ thôi nôi... họ thường
mời thầy mo đến làm Then, cúng tế. Bên cạnh đó, các đạo
cũng có nhiều ảnh hưởng đến đời sống của họ trong gia đình
được quy định một cách chặt chẽ như vấn đề trọng nam khinh
nữ, phụ quyền của Nho giáo; xem bói, xem tướng số trong

Đạo giáo hay lòng yêu thương, từ bi, bác ái của Phật giáo.
Lễ hội
Trong một năm, người Tày có nhiêu lễ hội, lễ tết như tết
Nguyên Đán, Tết Thanh Minh, tết rằm tháng 7... Những ngày
lễ tết họ thường làm các loại bánh, các loại thịt khác nhau đặc
trưng cho lễ tết. Đặc biệt , vào dịp tết sau tết Nguyên Đán, họ
có tổ chức lễ hội Lồng Tồng. Lễ hội gồm có hai phần là phần
lễ và phần hội thường được tổ chức ở ngồi cánh đồng, để
cúng tế thần nơng cầu cho mƣu thuận gió hịa, mùa màng tốt
tươi và vào dịp này trong các bản trai gái hẹn hò, tìm hiểu lẫn
nhau thơng qua các bài hát trao dun, lượn.. và diễn ra
nhiều trò chơi dân gian như ném còn, đá sáng, múa sư tử.. Lễ
hội Nàng Hai của dân tộc Tày được bắt đầu vào tháng giêng
và kéo dài đến trung tuần tháng ba.Theo tín ngưỡng dân gian
dân tộc Tày thì trên cung trăng có Mẹ Trăng và mười hai nàng
tiên - con gái của mẹ. Mẹ cùng các nàng hằng năm chăm lo
bảo vệ mùa màng cho dân. Hội Nàng Hai được tổ chức với ý
nghĩa tượng trưng các mẹ các nàng ở dưới trần gian hành
trình lên trời đón Mẹ 22 Trăng và các nàng tiên xuống thăm
trần gian và giúp trần gian trong công việc làm ăn để sinh
sống.

Văn học, nghệ thuật dân gian
Người Tày có một nền văn nghệ cổ truyền phong phú, đủ
các thể loại thơ, ca, các truyện cổ tích, truyện cười dân gian,
múa nhạc... Các điệu dân ca phổ biến nhất là hát lượn, hát
đám cưới, ru con. Người Tày phổ biến hát lượn như hát ví ở
miền xi. Hai bên nam nữ hát đối đáp về mọi khía cạnh của
đời sống xã hội, nhất là về tình u đơi lứa. Có nhiều điệu lượn
như lượn Slơng, lượn Then, lượn Nàng Hai... Người Tày cịn có

các điệu hát Then, gọi là Văn ca, đƣợc ngâm hát trong đám
tang, gọi là hát hội trong các hội Lồng tồng, gọi là Cỏ lẩu
trong hát đám cưới. Then gắn với đời sống tâm linh và tín
ngưỡng của người Tày, góp phần làm nên bản sắc văn hóa
11


của cộng đồng Tày. Hát Then, đàn tính là linh hồn cho các lễ
nghi, hội hè. Tiếng đàn tính vang vọng, lời Then ngọt ngào
nồng ấm cùng yêu tố thiêng là món ăn tinh thần hơn tất thảy
các món ăn tinh thần khác. Trước hiện tượng văn hoá dân gian
tổng thể có tính ngun hợp hay một nghi lễ tơn giáo được
diễn xướng bằng hình thức hát, hát kể có kèm theo nhạc và
nhảy múa, cùng những biểu tượng tôn giáo mang tính tượng
trưng như hát Then đã đặc biệt gây được sự quan tâm và chú
ý không chỉ với cộng đồng Tày ở Cao Bằng mà cả với các tộc
người khác trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Đàn tính
là loại nhạc cụ có mặt trong tất cả những sinh hoạt văn hoá
tinh thần của đồng bào Tày. Nó như linh hồn trong nghệ thuật
dân ca dân vũ Tày. Bao đời nay đàn tính như một phương tiện
giao tiếp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày. Bên cạnh ca
hát, người Tày ở Cao Bằng còn có một hình thức sinh hoạt văn
nghệ dân gian khá phổ biến khác là kể chuyện. Vì chuyện thơ
dài nên họ thường kể dưới hình thức văn xi và những đoạn
gần nhủ thật hay mới được họ giữ nguyên bản. Những câu
chuyện như vậy thường được ghi lại bằng những 23 chữ Nơm
Tày hoặc thơng qua hình thức kể chuyện như vậy mà được lưu
truyền từ đời này sang đời khác.
Trang phục truyền thống của người Tày, đàn ông mặc áo
dài chàm và quần trắng, đầu đội khăn xếp, giầy vải. Trang

phục của phụ nữ Tày, đầu vấn ngang, ngoài trùm khăn vng,
có mỏ quạ, áo đài màu chàm, cài khuy đồng bên phải; ngang
lưng thắt dải chàm, hai đuôi vải bng xuống đằng sau; quần
vải chàm. Nói chung quần áo của người Tày đều bằng vải tự
dệt, tự nhuộm chàm, tự khâu.
1.4 Khái niệm văn hóa ẩm thực
Văn hóa ẩm thực bao gồm tồn bộ mơi trường văn hóa
dinh dưỡng của con người, như cách trang trí và cách thức ăn
uống, nghi thức và nghi lễ, thực phẩm như biểu tượng của sự
tinh khiết hay tội lỗi, hoặc đặc sản khu vực và do đó nhận
dạng văn hóa. Kể từ thời cổ đại, thực phẩm ln ln có liên
hệ với địa vị xã hội, quyền lực chính trị và tôn giáo (xem thêm
xã hội học dinh dưỡng).
Ngày nay, trong nhiều nền văn hóa, cái nhìn sâu sắc vào
bối cảnh liên quan đến sức khỏe hơn là các quy tắc nhịn ăn
xác định các nỗ lực ăn uống điều độ. Đồng thời, sự vội vã và
do đó các món ăn làm sẵn và thức ăn nhanh chiếm ưu thế
12


trong cuộc sống hàng ngày. Trong bối cảnh đó, lối sống này
thường bị chỉ trích là đánh mất văn hóa thực phẩm. Bởi vì
thường khơng có các bữa ăn cố định: chúng được thay thế
bằng một số bữa "ăn vặt" phân bổ cả ngày.
Nghiên cứu khoa học về văn hóa ẩm thực được thực hiện
bởi nghiên cứu thực phẩm theo văn hóa dân gian, lịch sử văn
hóa và xã hội học dinh dưỡng.
CHƯƠNG 2: ẨM THỰC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI
TÀY Ở CAO BẰNG
2.1 Đồ ăn, uống truyền thống trong sinh hoạt

thường nhật
2.1.1 Nguồn nguyên liệu
Cuộc sống của người Tày thường gắn bó với thiên nhiên,
do đó nguồn lương thực, thực phẩm chính của người Tày là
những sản phẩm tìm và hái được từ rừng núi tự nhiên như: rau
rừng ( rau bò khai, rau dớn, măng,...), quả rừng, các loại thủy
sản cá, tơm, cua,... Ngồi ra họ cịn tự trồng trọt, chăn ni
sản xuất ra chính những nguồn ngun liệu của mình. Đó là
thóc, gạo, ngơ, khoai, sắn, đậu, đỗ, các loại gia súc, gia cầm
như trâu, bò, gà, vịt.
2.1.2 Các món ăn, đồ uống đặc trưng
* Cơm tẻ: Cơm là món ăn chính hàng ngày của người Tày.
Đổ gạo tẻ vào nồi nấu cùng với nước. Khi nước cạn đem vần
nồi cạnh bếp cho đến khi chín.
* Thịt, trứng, cá: Là nguồn nguyên liệu sạch được họ kiếm
tại nhà, tự chăn nuôi do nhà làm ra. Họ thường chế biến thành
các món ăn đơn giản như thịt xào, thịt luộc, thịt nướng, trứng
chiên, cá chiên,...
* Rau: Với nguồn thực phẩm dễ kiếm trong rừng hay tại
vườn nhà. Trong mâm cơm của người Tày ln ln có các
món rau được chế biến theo nhiều cách như: rau xào, rau
luộc, canh,....
Thường ngày, người Tày uống nước đun sôi với lá hoặc vỏ
cây rừng. Nhưng khi đi rừng, lên nương, người dân thường
uống nước khe, nước suối.
13


2.2 Đồ ăn truyền thống trong lễ tết, hội làng
Vào ngày lễ tết dân tộc Tày thương làm nhưng món ăn được gọi là đặc

săn của mình để cúng, thờ ông bà tổ tiên, các vị thần hay để mọi người
thưởng thức giới thiệu đặc sản của mình đến với mọi người. Những món ăn
ấy có những món được người Tày làm từ đơn giản, đến cầu kì nhất để cho
phù hợp với không gian ngày lễ tết. Chúng vừa thể hiện giá trị vật chất, lẫn
giá trị tinh thần trong cuộc sống dân tộc Tày.
2.2.1 Những món ăn chế biến từ gạo
* Xơi ngũ sắc của người Tày
Món ăn có 5 màu, tượng trưng cho triết lý âm dương, ý nghĩa nhân sinh
cao đẹp. Xơi ngũ sắc (cịn gọi là cơm đen cơm đỏ) là món ăn quan trọng
khơng thể thiếu của đồng bào dân tộc Tày trong dịp lễ, Tết. Xơi có 5 màu sắc
chính là trắng, đỏ, xanh, tím, vàng. Món ăn thơm ngon, người lao động sáng
tạo trong cách sử dụng nguyên liệu tự nhiên, có sẵn tại địa phương để tạo
màu. Màu trắng là màu tự nhiên của gạo, màu tím từ cây cơm đen, màu đỏ từ
cây cơm đỏ, màu vàng từ nghệ, màu xanh làm từ cây cơm đen, một loại tro.
Cơm đen, cơm đỏ là những loại cây rừng có lá hình bầu dục, màu xanh, thân
tròn, Trên mặt lá cây cơm đen có hình bán nguyệt màu trắng. Người Tày hái
hai loại cây này, rửa sạch, nấu chín, lọc lấy phần nước, ngâm với gạo để có
được gạo màu tím, đỏ. Người dân lấy 2 - 3 củ nghệ tươi đem giã cho nhỏ mịn,
lọc nước để ngâm gạo tạo thành màu vàng. Màu xanh lam có cách làm cầu kỳ
hơn vì người Tày phải giã nhỏ cây cơm đen, trộn với tro cây vừng hoặc tro
rơm nếp, sau đó lọc nước, ngâm với gạo để tạo màu xanh lam lạ mắt. Sau 5 6 tiếng ngâm, gạo chuyển màu, người nội trợ vớt gạo ra cho vào chõ đồ chín.
Chõ đồ xôi cao thành và làm bằng gỗ. Đồ xôi bằng chõ gỗ giúp gạo chín đều,
khơng bị nhão ở đáy, khi chõ xôi lên hơi, mùi thơm tỏa ra là xơi chín.
Mỗi màu sắc có ý nghĩa riêng, tượng trưng cho ước mơ về hạnh phúc,
khát vọng ngàn đời no đủ, mong ước mưa thuận gió hịa để mùa màng tốt
tươi. Màu đỏ là biểu tượng của lửa, của sự no ấm nhiệt huyết; màu vàng đại
diện cho cây lúa, loại hoa màu, ngũ cốc, màu tím đại diện cho đất đai trù phú;
màu trắng mang ý nghĩa tình yêu thủy chung, son sắt; màu xanh lam gắn với
áo trang phục truyền thống của người Tày. Vào vụ lúa mùa, mỗi gia đình
người Tày đều dành riêng một mảnh ruộng cấy nếp nương để Tết nấu xôi, làm

bánh chưng. Nếp nương trịn hạt, thơm, hạt xơi mọng, dẻo, ngọt thơm hương
vị đặc trưng vùng núi cao. Món xơi ngũ sắc của người Tày ngon hơn khi
thưởng thức với cá nướng hoặc thịt nướng.
* Xôi trám:
Đến Cao Bằng vào dịp mùa thu, khi bạn có dịp vào các bản làng của
người Tày bạn sẽ có dịp được thưởng thức món xôi trám đặc biệt thơm ngon
14


của người dân bản địa. Món xơi ngon hay khơng một phần lớn quyết định ở
việc chọn nguyên liệu. Có hai loại trám: trắng và đen. Trám trắng thường
dùng làm những thứ kẹo, mứt, đậu sị, ơ mai và cịn dùng để chữa ho và cịn có
tác dụng giải rượu. Nhưng chỉ có những người đầu bếp tinh tế và có cách chế
biến riêng sẽ chọn quả trám đen để nấu xôi. Xôi trám làm đơn giản nhưng ăn
rất tốt cho sức khỏe, thơm, bùi và béo ngậy. Quả trám sau khi hái về ngâm
nước ấm, bóc lấy phần thị t rồi trộn với gạo nếp cùng một số gia vị rồi nấu.
Mùi vị của xôi trám rất thơm và bùi, mùi lạ đặc biệt. Bạn sẽ khơng uổng phí
cơng sức khi đến Cao Bằng và thưởng thức món ăn này.
* Cơm lam:
Là món ăn đặc trưng của người Tày. Trước tiên, người ta ngâm gạo nếp
rồi cho vào ống tre non cùng một ít nước, đậy nút kín rồi đem nướng trên lửa
hoặc đồ lên cho chín. Để ống tre nguội, bóc vỏ ống để lại lượt áo mỏng bao
quanh cơm. Khi ăn, dùng dao xắt thành từng khúc nhỏ dóc bỏ lớp vỏ cháy bên
ngồi, để lại lớp tre, nứa mỏng sát với ống cơm trong ruột tre, nứa. Lúc nào
ăn thì tước bỏ phần vỏ tre, nứa, cơm lam trắng ngần, thơm dẻo sẽ hiện ra.
Cơm lam ăn chỉ biết no không biết chán và khi ăn khơng cần rau hoặc thức ăn
bởi nó đã có vị đậm đà của hương nếp quyện với mùi thơm ngọt đặc trưng
của tre, nứa rừng đã được nướng qua lửa.
* Bánh chưng đen:
Là một món ăn truyền thống của người Việt Nam, bánh chưng được ví

như linh hồn của bữa cơm ngày trọng đại, đặc biệt là ngày Tết. Nếu như bánh
chưng vuông xanh là nét đẹp ẩm thực ngày Tết của người Kinh với nhiều ý
nghĩa tầng lớp thể hiện triết lý âm dương, sinh sôi nảy nở của vũ trụ thì bánh
chưng đen của đồng bào Tày lại độc đáo về nguyên liệu chế biến, giá trị về y
học và hình thức gói bánh.
Bánh chưng đen khơng những mang đậm hương sắc núi rừng vùng cao,
mà còn thể hiện sự sáng tạo và thành kính của người dân tộc Tày với tổ tiên
của mình khi dụng cơng, cầu kỳ làm ra món bánh đặc sản tưởng nhớ những
người đã khuất mỗi dịp Tết đến xuân về. Bánh chưng đen (hay cịn gọi là
bánh chưng cẩm) được gói theo hình trụ dài giống bánh tét miền Nam hay
bánh gù của người Giáy. Tuy nhiên, món bánh đặc trưng của người Tày có
màu đen bóng rất lạ mắt, quyện chặt vào từng hạt nếp chắc mẩy và khiến
khơng ít người phải tò mò.
Ngay từ tháng 10 Âm lịch, người Tày đã rục rịch chuẩn bị những công
đoạn đầu tiên để gói bánh trưng đen. Sau vụ gặt lúa mùa, người ta chọn những
cọng rơm nếp to, vàng ươm đem về phơi khơ rồi đốt thành tro. Sau đó, họ vị
kỹ, rây lấy phần mịn nhất rồi trộn với gạo nếp thơm để tạo ra màu đen bóng.
Một số nơi khác còn lấy thân cây núc nác trên rừng tước vỏ, đốt thành
than, giã mịn như bột rồi trộn lẫn với gạo nếp. Người Tày sẽ liên tục đảo đều
15


cho đến khi miết mạnh hạt gạo trên đầu ngón tay, thấy gạo đã quyện chặt với
bột than thành màu đen nhánh thì mới đem đi gói.
* Bánh dày:
Thường làm vào dịp lễ hội, cưới xin. Bánh to, trịn (sì pưởng) thường
làm để biếu, bánh nhỏ, trị (sì ăn) làm để nhà ăn hay cúng. Bánh có thể có
nhân hoặc khơng. Nhân bánh làm bằng đậu, lạc, vừng, đường. Có loại bánh
được nhuộm đỏ có loại vẽ lên trên bề mặt hình hoa văn bằng phẩm đỏ, vàng.
Có loại lại làm bằng bột gạo và lá ngải (pẻng nhả ngài) để ăn vào Tết Thanh

minh.
* Bánh trơi ( Cng phù):
Làm vào dịp Tết Đơng chí. Bánh trơi là một món ẩm thực quen thuộc
với mọi người, nhưng ở Cao Bằng người ta gọi là cng phù (cịn có tên khác
là phù noòng) theo tiếng Tày. Cách thức làm bánh và nguyên liệu khác với
cách làm bánh trôi thông thường. Trong tiết trời se lạnh, thưởng thức một bát
bánh trơi nóng cảm nhận mùi thơm của bột nếp, vị ngọt của nước đường nấu,
vị nóng cay của gừng giúp làm tan đi cái lạnh của tiết trời lạnh mướt. Có thể
trộn gạo với gấc, lá cẩm... để tạo ra nhiều màu sắc, hương vị khác khau; các
viên bánh nặn tròn xoe, đều tăm tắp cho bát bánh trôi thêm hấp dẫn. Bát bánh
trơi nóng hổi chan với nước đường thơm mùi gừng, có thể rắc thêm ít lạc rang
giã nhỏ, nước cốt dừa cho thơm, như thế mới cảm nhận được sự độc đáo, vị
ngon của bánh.
* Bánh khảo:
Là một trong những đặc sản Cao Bằng nổi tiếng được nhiều người ưa
chuộng. Mỗi dịp xuân về, bánh Khảo không thể thiếu được trên bàn thờ cúng
tổ tiên. Nguyên liệu làm bánh là loại gạo nếp, ngon, thơm, hạt tròn và mẩy
đều. Người dân ở đây dùng đường kính hoặc đường phên để làm bánh khảo.
Nhân bánh có vị bùi của lạc, vừng hoà quyện với vị béo ngậy của mỡ heo.
Những người nghệ nhân khéo léo, tỉ mỉ gói thật gọn bánh thành từng phong
hình chữ nhật. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị thơm đậm đà của bột nếp, vị
ngọt thanh của đường không thể nào quên.
* Bánh gio:
Mùa xuân, Tây Nguyên nắng đỏ. Nắng thắp bừng lên ngọn lửa trên
những thân gạo trơ trụi đầu làng. Miếng bánh thơm lừng, mát rượi dần thấm
trên đầu lưỡi, nơi cuống họng… Và rồi, Tết ngồn ngột miền biên cương nắng
gió bị xua tan bởi hương vị thanh nồng, thơm ngái của món bánh có tên gọi
dân dã: Bánh gio. Món bánh gio là đặc sản của người Tày, tiếng Tày là “Pẻng
Tầu”. Người Tày có câu: “Khỏe mạnh cả năm mới được ăn bánh gio”. Ý nói,
bánh gio chỉ được ăn vào dịp Tết. Con người không khỏe mạnh và tồn tại

được đến ngày Tết thì chẳng thể được ăn món đặc sản dân tộc này.
16


Theo phong tục truyền thống của người Tày, Tết dù nhà có nghèo đói,
thiếu thốn đến đâu cũng phải có được món bánh gio. Bánh gio nhất thiết phải
có mặt trên mâm cúng ngày Tết, giống như bánh chưng của người Việt. Sở dĩ
có tên gọi là bánh gio bởi bánh không thể thiếu gio (tro). Gio dùng để làm
bánh là một loại gio đặc biệt, được đốt từ thân cây tầm gửi, cây sấu, cây lai…
Gio sau khi đốt đem bỏ vào một chiếc xô, lèn chặt và đổ nước lên trên. Nước
thấm qua lớp gio, rỉ xuống tạo thành một thứ nước có màu nâu vàng như mật
ong loãng. Gạo nếp sau khi tuyển chọn kỹ sẽ được bỏ vào ngâm trong nước
gio này. Bánh ngon nhất là làm từ gạo nếp cái hoa vàng xứ Bắc. Sau một đêm,
gạo được đổ ra hong cho ráo nước. Bánh được gói bằng lá dong, tạo thành
thỏi dài khoảng 20cm, to bằng hai ngón tay. Khi gói bánh, tay phải nén chặt
và tản gạo thật đều để sau khi ra lị, bánh dền và có hình khối đẹp. Chất lượng
bánh cũng phụ thuộc rất nhiều vào đôi bàn tay khéo léo của người gói. Gio
cùng với lá dong, gạo nếp sẽ làm nên hương vị và màu sắc đặc trưng cho
chiếc bánh. Bánh gio chỉ cần bỏ vào nồi nước đun chừng 6 tiếng là vớt ra, treo
trên giá cho ráo. Bánh khi nấu chín có màu vàng tựa như mật, những hạt gạo
nếp quện quánh vào nhau, trong suốt tựa như hổ phách. Bánh gio dùng ăn
nguội, chấm với mật mía.
Để làm món bánh gio khơng khó nhưng địi hỏi sự khéo léo trong cách “điều
chế” nước gio. Nước gio đặc quá, bánh sẽ mặn, mất ngon. Còn nếu nước q
lỗng, bánh sẽ khơng có được hương vị, độ ngon mát cũng như màu sắc cần
thiết. Bánh gio có thể tích trữ cả tuần khơng hư hỏng. Khi ăn, bánh có vị
thanh mát, có chút nồng nồng, ngai ngái của nếp, gio, lá dong quyện lẫn vào
nhau.
* Bánh chuối:
Mặc dù bánh chuối là món ăn phổ biến mà chúng ta có thể bắt gặp ở

nhiều nơi. Tuy nhiên, bánh chuối của người Tày ở Cao Bằng lại có một hương
vị rất đặc biệt xứng đáng trở thành món ăn đặc sản trong danh sách ẩm thực
dân tộc Tày. Nhân bánh chuối có đỗ, lạc, đường cịn lại các phụ gia đều làm
từ chuối. Đây là món ăn có vị chua chua lại ngọt ngọt, phù hợp với khẩu vị
của mọi lứa tuổi. Bánh chuối là món ăn được ưa chuộng trong các dịp rằm
hay tết nhất là rằm tháng giêng và rằm tháng 7.
* Bánh cc mị:
Trong ẩm thực dân tộc Tày, bánh cc mị là loại bánh quan trọng, không
thể thiếu trong các dịp trọng đại như tiệc đầy tháng, ăn mừng vụ mùa,... Đơi
khi bánh cc mị cịn được người dân gói bên người để ăn khi lên nương làm
rẫy. Có thể nói loại bánh này đã trở thành món ăn khơng thể thiếu trong đời
sống cộng đồng người vùng cao. Giới thiệu thêm về bánh coóc mị thì tên loại
bánh này dịch sang tiếng Kinh là bánh sừng bị. Bánh có hình chóp hơi nhọn,
vừa miệng ăn. Tuy bánh khơng có nhân nhưng lại làm từ loại nếp ngon nhất
17


bà con trồng được trên bản. Gạo phải thật thơm, thật dẻo thì mới đem gói
bánh và khi gói cần chọn đúng lá chuối hoặc lá dong.
* Phở chua:
Là món ngon đặc sản Cao Bằng xuất hiện chủ yếu trong các dịp lễ, sự
kiện quan trọng của người dân nơi đây, thường là hiếu, hỉ, cúng giỗ… Lân
đầu tiên thưởng thức thì người dùng chưa chắc đã có thể cảm nhận hết được
cái ngon và hương vị đậm đà của món ăn. Tuy nhiên khi bạn đã quen với vị
thơm ngon của các loại gia vị thì vị chua ngọt của nước sốt, độ dai của bánh
phở cùng với vị đậm đà của các gia vị sẽ làm bạn cảm thấy khó qn. Phở
chua khơng có nhiều nước như phở bình thường, ngun liệu và cách chế biến
cũng vơ cùng khác biệt. Bánh phở to, dày được làm từ gạo Cao Bằng thơm và
dẻo. Ngồi ra trong một tơ phở đầy đủ cịn có thịt ba chỉ được chiên vàng
rộm, khoai tầu cắt sợi chiên giòn, gan lợn và dạ dày luộn rồi cắt mỏng và

chiên, thịt vịt quay và đặc biệt là loại lá mắc mật đặc trưng. Phở chua có vị
ngậy của mỡ vịt, vị béo của thịt ba chỉ, mùi thơm của lá mắc mật, bánh phở
dẻo dẻo và ớt cay nồng. Phở ngon hơn khi rắc thêm đậu phộng và ăn kèm với
các loại rau thơm đặc trưng của núi rừng.
2.2.2 Những món ăn chế biến từ thịt
* Thịt trâu khô:
Thịt trâu Sau khi đã được mổ, người ta đem từng tảng thịt to đi chế biến
cho chín rồi tẩm gia vị để ăn, món ăn này có thể để lâu ăn dần. Trong những
lần ăn sau, người ta thường chế biến thịt trâu với lá cải hoặc tỏi tây để làm
món canh rau cải và món thịt trâu khơ xào tỏi.
Món ăn này có một vị rất đặc trưng đấy là vị cay, thơm từ các kiểu rau
quả hòa quyện với bùi ngậy của thịt trâu. Có thể nói đây chính là một trong
những đặc trưng không thể thiếu khi đề cập ẩm thực dân tộc Tày.
* Lạp xưởng:
Lạp sườn hay lạp xưởng là đặc sản mang nét độc đáo riêng của đồng
bào dân tộc Tày ở Cao Bằng, Lạp sườn Cao Bằng có mùi của nắng vùng cao,
mùi của khói bã mía, thoảng mùi gừng, mùi rượu, mùi mắc mật thơm một
cách đặc biệt. Chế biến cầu kỳ, làm từ thịt lợn mán đen nên chắc, ngọt, có mỡ
cũng khơng ngán. Khi ăn có vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc, vị béo của
mỡ hòa quyện với nhau, ăn thật ngon miệng. Chế biến phong phú: lạp sườn
để nguyên cả khúc đem chiên chín sau đó thái lát, khi ăn chấm với tương ớt
hoặc nước mắm ớt. Chúng ta cũng có thể thái lạp sườn thành các khoanh dày
vừa phải, chờ cho mỡ trong chảo thật nóng già thì cho lạp sườn vào, đảo đều,
rưới thêm ít nước mắm, cho thêm chút lá tỏi tươi cắt dài hoặc ngồng tỏi. Đĩa
lạp sườn thơm phức, mới trông đã thấy thèm. Cho nên ngày tết, dù có bao
18


món ngon nhưng Lạp sườn Cao Bằng vẫn là món được mọi người đụng đũa
nhiều hơn cả.

Lạp sườn tùy từng vùng sẽ được chế biến và nêm nếm gia vị có điểm
khác biệt. Lạp sườn ở Cao Bằng to hơn và được chế biến từ những gia vị gia
truyền. Lòng non được rửa thật sạch bằng rượu trắng. Để làm nhân lạp sườn
người ta chọn loại thịt nửa nạc nửa mỡ. Bởi nạc nhiều, lạp sườn sẽ khô, sác;
mỡ nhiều, lạp sườn sẽ nhão, ăn mau ngấy nên loại thịt thích hợp nhất để làm
lạp sườn là thịt vai. Thịt được thái miếng nhỏ, tẩm ướp với gia vị đặc biệt gia
truyền và không thể thiếu hạt tiêu cùng chút rượu tạo mùi thơm khác biệt.
Nhồi nhân thật chặt vào ruột, sao cho miếng lạp xưởng tròn đều và căng
mượt. Nhân được nhồi căng, đem phơi dưới nắng khoảng 3 ngày rồi treo lên
gác bếp hoặc hun khói với bã mía. Hơi ấm của lửa sẽ làm lạp xường se lại,
săn chắc, lại càng thơm đậm đà với mùi ngọt thoảng của bã mía. Lạp sườn
được nắng, được hơi lửa, cứ ánh lên màu đỏ hồng của thịt nạc xen những
đường vân trắng ngà của thịt mỡ.
* Nằm khau (Khâu nhục):
Món ăn khơng thể thiếu trong đám cưới người Tày. Theo tiếng Tày,
“khâu” nghĩa là hấp chín cịn “nhục” là thịt xay nhuyễn. Thịt ba chỉ được thái
thành từng lát sau đó luộc lên. Thịt sau khi luộc xong, người ta dùng ban
châm tự chế để đâm thành nhiều lỗ trên bề mặt da miếng thịt để khi chiên
miếng bì nổ đều. Đặc biệt trước khi đem đi rán thì da của thịt được thoa qua
một lớp rượu gừng pha với bia (rượu hịa cùng nước gừng chắt) để khơng bị
cháy trong q trình chiên và có màu sắc vàng đều. Một số nơi thì sử dụng
mật ong phết lên thịt trong quá trình nướng. Trong quá trình làm thịt ba chỉ
chiên người ta sẽ làm cả gia vị. Gia vị được làm cầu kỳ có mùi vị đậm đà từ
hành, tỏi, tiêu, gừng, mắm, muối, đường, rượu trắng, quả mắc mật, dưa muối,
tương đen…Đặc biệt không thể thiếu lá tàu soi – thứ lá đặc sản đặc trưng của
vùng Tây Bắc. Cuối cùng là công đoạn hấp thịt và gia vị để có được món ăn
đặc sản Cao Bằng không thể thiếu trong các đám cưới của người Tày nơi đây.
Người ta thường ăn kèm khâu nhục với cơm trắng hoặc bánh mì vào bữa
sáng. Vị béo của miếng thịt, cộng với độ dịn của miếng bì, mùi thơm của mắc
mật quyện vào đậm đà tạo thành một hương vị khó quên. Cách chế biến khâu

nhục khá phức tạp với nhiều công đoạn. Tuy nhiên sự vất vả này là hoàn toàn
xứng đáng bởi hương vị tuyệt vời mà thức đặc sản Cao Bằng này đem lại.
* Vịt quay 7 vị:
Bất kì du khách nào đặt chân đến Cao Bằng, đều tấm tắc khen ngon khi
thử món ăn này. Sở dĩ có tên gọi là vịt quay 7 vị vì người Cao Bằng dùng đến
7 loại gia vị khác nhau để ướp món thịt vịt này. Khơng như những món vịt
thơng thường, vịt quay Cao bằng ngay từ khâu chọn vịt đã rất công phu.
Người dân Cao Bằng phải chọn vịt vừa phải chắc thịt, sáng lông. Quan trọng
19


nhất là khâu ướp vịt với đủ 7 vị – Đây có lẽ là bí quyết riêng của người Tày
sống ở tỉnh Cao Bằng nên khi quay vịt sẽ mang mùi thơm lạ hấp dẫn. Quết
một lớp mật ong thơm ngon đều lên vịt. Màu da óng mật kích thích vị giác
của bạn. Cảm nhận những miếng đầu tiên, bạn phải nhai thật chậm để thưởng
thức hết vị ngọt của mật ong rừng quyện với vị béo ngậy của dầu. Vị ngon
của vịt quay thấm đượm trên đầu lưỡi.
2.2.3 Những món ăn chế biến từ cá:
* Cá nướng và cá sấy (hay cịn được gọi theo cách nói của người Tày là
“cá nướng Pa Pỉnh Tộp”):
Là cách chế biến thường thấy nhất ở người Tày. Cá làm sạch rồi xiên vào
que nướng trên lửa. Khi chín, gỡ thịt cá ra chấm với nước chấm. Khi có nhiều
cá thì người ta đem sấy khô trên giàn bếp để ăn dần và theo cách sấy này họ
cũng bảo quản được cá lâu hơn, tránh hư nhanh.
* Món canh cá nấu măng chua:
Canh cá nấu măng chua là món canh ngon khá dễ ăn, được lòng cả người
lớn và trẻ nhỏ. Vị chua dịu nhẹ của măng kết hợp với cá ngọt thịt khiến cá
không những mất đi vị tanh mà hương vị tăng lên gấp bội phần. Bữa cơm gia
đình trong ngày Tết chắc chắn khơng thể thiếu một tơ canh nóng ấm, chan với
cơm thật ngon.

2.2.4 Những món ăn khác:
* Miến dong đen:
Từ lâu, Cao Bằng nổi tiếng có sản phẩm miến dong đen được làm từ bột
dong riềng nguyên chất, ngon. Với sự khéo léo và kinh nghiệm của những
người dân nơi đây đã tạo nên những sợi miến bóng, đẹp, giịn, dai và có
hương thơm đặc trưng của bột dong mà khơng sử dụng bất kì loại hố chất
nào. Trong mâm cỗ ngày Tết, người dân Cao bằng với bát miến được nấu với
thịt gà ăn kèm với nấm hương, mộc nhĩ đã là món ẩm thực truyền thống, đậm
đà và ấm lòng của người dân vùng nùi nơi đây.
* Món canh măng khơ:
Trong mâm cỗ Tết truyền thống, thật ít khi vắng món canh măng khơ
ninh xương ngon mềm, ấm cúng. Canh măng khô là sự kết hợp hoàn hảo giữa
vị thơm của măng và vị ngọt của xương lợn được ninh kỹ. Vị ngọt thanh của
bát canh măng cũng làm dịu đi cái chua của củ kiệu, dưa hành và bớt đi cái
ngấy của những miếng thịt kho tàu béo ngậy trong mâm cơm ngày Tết. Món
canh măng khô ngày Tết thơm ngon sẽ bổ sung thêm gia vị ấm nóng cho bữa
cơm gia đình, tạo cơ hội để mọi ngƣời cùng quây quần trong những ngày đầu
xuân năm mới.
20


* Món dưa muối chua:
Dưa muối là món ăn khơng thể thiếu trong mỗi gia đình khi mỗi độ tết
đến xn về. Dưa món có vị chua giịn, được ăn kèm với bánh chưng, bánh tét
và các thức ăn nhiều dầu mỡ. Dưa muốicó thể cất giữ dưa món trong khoảng
thời gian dài, để ăn kèm cơm hoặc bánh chưng ngày Tết.
2.2.5 Đồ uống, hút
* Rượu:
Là đồ uống phổ biến của dân tộc Tày, nhưng khác với người Thái và
người Mường, người Tày không làm cần mà nấu rượu bằng gạo, sắn, ngơ, mật

mía.Rượu nếp ủ trong hũ dùng trong dịp 14 tháng 7 âm lịch. Trong các dịp
hội, hè lễ tết hợc tiếp khách, người Tày đều phải mời rượu, có khi chỉ là rượu
sng.
* Đồ hút:
Cũng như các dân tộc khác, trong ngày Tết cũng như thường ngày, đàn
ơng có thói quen hút thuốc lào bằng điếu cày hay hút thuốc lá quấn bằng lá
thuốc.
2.3 Phương thức ứng xử trong ẩm thực
Ứng xử trong ăn uống là nét đẹp riêng biệt của mỗi tộc người, thông qua
cách ứng xử trong ăn uống ngày Tết có thể thấy rõ quan hệ ứng xử trong gia
đình đó là tình cảm của cha mẹ đối với con cái và ngược lại. Trong quan hệ xã
hội chủ nhà đối với khách và khách đối với chủ nhà, mọi người trong thơn
bản.. Ngồi ra cịn thể hiện vị trí của ngƣời đàn ơng trong bản.
Trong phạm vi gia đình :
Bữa cơm thường lúc cả gia đình xum họp quây quần bên mâm cơm. Họ
có ý thức chờ nhau cùng ăn thể hiện tính đồng cam cộng khổ trong một gia
đình. Trong bữa cơm Tết cũng như thường ngày thì người già và trẻ con luôn
được ưu tiên hơn, được giành phần ngon hơn. Thịt gà thì trẻ con và người già
thường đƣợc để phần đùi. Cơ dâu mới về nhà chồng thì khơng được ngồi ăn
cùng anh chồng và bố chồng.
Trong phạm vi xã hội :
Người Tày rất hiếu khách, khi có khách đến chơi nhà dù giàu hay nghèo
thì họ cũng đều mời khách ở lại dùng bữa “ cơm rau” cùng gia đình. Tuy
nhiên, trong bữa cơm khơng hẳn là bữa cơm rau theo nghĩa thực của nó mà đó
cịn là thịt gà, thịt cá, vịt...Điều này chứng tỏ họ rất hiếu khách , để cho khách
đỡ ngại và mong muốn khách ở lại ăn cơm cùng gia đình mình. Phụ nữ
thường lo nấu nướng cịn nam giới thì tiếp khách. Điều đó cịn tùy thuộc vào
khách của vợ hay chồng mà tiếp đón. Điều quan trọng nhất là trong bữa cơm
21



là khách thì khơng thể khơng có rượu. Chủ nhà thường xuyên mời rượu và
gắp thức ăn cho khách.
Trong phạm vi cộng đồng :
Trong bữa ăn ngày Tết cũng như các dịp cưới xin, ma chay, chủ nhà
thường đi mời anh em, họ hàng, làng xóm đến giúp làm và ăn chung cùng
nhau mâm cơm ngày Tết. Điều này thể hiện tinh thần đồn kết, chia sẻ lẫn
nhau. Bình thường, họ rất ít khi uống rượu một mình, khi nhà có khách đến
chơi người ta thường mang rượu ra mời . Rượu ở đây trong truyền thống được
uống bằng thìa và chung nhau một bát, điều này thể hiện tình cộng đồng và
tinh thần đoàn kết cao.
2.4 Một số quan niệm ăn uống trong ngày lễ tết của người Tày
Vào ngày 27, 28 tháng chạp âm lịch, các gia đình dân tộc Tày đã nhộn
nhịp thịt lợn, gói bánh chưng. Những con lợn to nhất được chọn thịt trong
ngày tết. Thịt lợn được chế biến thành nhiều món ăn đặc trưng của người Tày,
như thịt lam, thịt treo gác bếp, lạp sườn, thịt ướp muối gừng… và một phần
để gói bánh chưng. Người Tày khơng gói bánh chưng vng như người Kinh
mà gói bánh chưng dài. Những tàu lá dong xanh mướt được chọn lựa kỹ càng,
gạo nếp phải là nếp hái được chọn từng bơng ngồi ruộng, cùng thịt lợn béo,
đỗ xanh, lạt giang. Công việc chuẩn bị tết chủ yếu do các chị, các mẹ đảm
nhiệm. Bàn thờ là nơi được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất. Ngoài việc dọn dẹp,
người dân tộc Tày còn trải một tờ giấy đỏ ở bàn thờ với hy vọng một năm mới
sẽ gặp nhiều may mắn, mùa màng bội thu. Bốn chân bàn thờ được buộc bốn
cây mía, với quan niệm đó là cái gậy để tổ tiên chống về nhà ăn tết cùng gia
đình.
Sáng mùng một, người dân tộc Tày kiêng có người khơng mời mà vào,
vì thế, họ chọn mời người xơng nhà là người có đạo đức trong bản, người làm
ăn siêng năng, kỵ nhất là người có tang. Đối với những nhà có tang, người
nhà khơng đi chơi trong ngày mùng một.
Vào khoảng ngày mùng 4, mùng 5, người Tày tổ chức hội lồng tồng

(xuống đồng). Những chàng trai cô gái tươi tắn trong sắc áo chàm đặc trưng
cùng nhau đi chơi hội. Trong ngày này, các trò chơi được tổ chức phổ biến
gồm: Hái hoa dân chủ; ném còn; kéo co; thi hát các câu Sli, câu lượn về Bác
Hồ, về mùa xuân, ca ngợi tình yêu q hương, đất nước…
2.5 Vai trị của văn hóa ẩm thực trong lễ tết, hội làng
Văn hóa ẩm thực là đặc trưng văn hóa của mỗi vùng miền, địa phương.
Văn hóa ẩm thực đã trở thành một trong những nhân tố thu hút du khách đến
với Cao Bằng. Bên cạnh những loại hình du lịch khác nhau như: du lịch tâm
linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh,… du lịch ẩm thực đang ngày
càng trở thành xu thế và chiếm vai trị khơng hề nhỏ trong sự phát triển du
22


lịch địa phương. Ẩm thực là yếu tố góp phần tạo nên chất lượng và thương
hiệu du lịch. Khai thác giá trị văn hóa ẩm thực là một phần khơng thể thiếu
trong hoạt động kinh doanh du lịch giúp quảng bá văn hóa, phong tục tập
quán của dân tộc Tày đến với mọi người. Qua đó có thể thấy giá trị, vai trò
quan trọng của ẩm thực trong sự phát triển du lịch ở Cao Bằng.
* Thứ nhất, đáp ứng nhu cầu ăn uống của du khách được coi như vai trị
đầu tiên của ẩm thực. Ẩm thực có vai trị trong việc duy trì nhu cầu sự sống
và sự phát triển tinh thần của con người. Nhu cầu ăn uống của con người là
một trong những nhu cầu hết sức tự nhiên. Đây được coi như bản năng vốn có
của con người. Các cụ ngày xưa đã có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học
mở” để nhắc nhở một đứa trẻ chào đời thì khâu đầu tiên là “học ăn”. Tháp nhu
cầu của Maslow cũng đã chỉ ra, ăn uống là nhu cầu tối thiểu, chỉ khi được
thỏa mãn trọn vẹn, con người mới quan tâm tới các nhu cầu khác. Đối với du
khách đến với Cao Bằng, ăn uống không chỉ để thỏa mãn nhu cầu thiết yếu
mà cần được nâng lên thành nghệ thuật. Ẩm thực là một “nghệ thuật đặc
biệt”. Nếu các môn nghệ thuật như nhạc họa, điện ảnh đáp ứng nhu cầu tinh
thần của con người thì ẩm thực là để thỏa mãn… cái dạ dày. Sau đó mới đến

nhu cầu thưởng thức: món ăn ngon, trình bày đẹp, khơng gian u thích…
Ẩm thực hay nói cách khác chính là ăn uống là những hoạt động không thể
thiếu trong mỗi chuyến du lịch nhằm đáp ứng nhu cơ bản của con người.
* Thứ hai, đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu của khách du lịch. Ẩm
thực là một sản phẩm du lịch thu hút du khách với nhu cầu tham quan, tìm
hiểu khám phá văn hóa ẩm thực Cao Bằng. Đây là một trong những dịch vụ
tạo dấu ấn đối với du khách qua điểm đến nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá
văn hóa ẩm thực của địa phương. Đơi khi chính sự hấp dẫn văn hóa ẩm thực
của Cao Bằng trở thành động cơ và mục đích đi du lịch của du khách. Bởi lẽ,
ẩm thực chính là một bức tranh đầy màu sắc mà bất kỳ du khách nào đến với
một vùng đất mới cũng có khát khao được khám phá, thưởng thức dư vị đặc
trưng văn hóa vùng miền.
* Thứ ba, ngoại giao văn hóa là một trong ba trụ cột chính trong ngoại
giao tồn diện (ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa).
Một cách tiếp cận mới, tạo nên điểm nhấn trong dòng chảy chung giới thiệu,
quảng bá hình ảnh của Cao Bằng trong cả nước và ra thế giới.
* Cuối cùng văn hóa ẩm thực chính là phát triển kinh tế du lịch. Văn hóa
ẩm thực đặc trưng của điểm đến góp phần thu hút thêm khách du lịch, kéo dài
thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu bình quân của khách, tăng doanh thu du
lịch và tạo nguồn thu cho Cao Bằng. Văn hóa ẩm thực được xem là yếu tố
khơng thể tách rời của du lịch. Hoạt động du lịch không chỉ đáp ứng nhu cầu
ăn uống của khách du lịch, tạo ra việc làm và mang lại thu nhập kinh tế cho
một bộ phận người dân địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế du
lịch Cao Bằng.
23


CHƯƠNG 3: BIẾN ĐỔI TRONG ẨM THỰC CỦA NGƯỜI TÀY Ở
CAO BẰNG HIỆN NAY
3.1 Xu hướng biến đổi trong ẩm thực

3.1.1 Biến đổi trong nguyên liệu
Cũng do ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là quá trình
giao lưu tiếp xúc với người Kinh, Trung Quốc nên đã dẫn đến việc biến đổi
các nguyên liệu chế biến món ăn của người Tày ở Cao Bằng. Do ảnh hưởng
phong tục tập quán, cách ăn uống của người Nùng nên người ày khơng ăn thịt
trâu, thịt chó.. nhưng hầu hết bây giờ trong những món ăn cũng có những món
ăn chế biến từ các loại thịt này. Các gia vị của ngành cơng nghiệp hiện đại
cũng có mặt trong nhũng món ăn. Họ dùng bột canh thay cho muối, họ biết
dùng các loại mì chính, nước mắm, hạt nêm.. cho món ăn ngon hơn. Đặc biệt ,
các gia vị, nguyên liệu của người Trung Quốc bán đầy trên thị trường nước ta
như xúc xích, thịt gà .. Và những món ăn sẵn của ngành cơng nghiệp hiện đại
được sử dụng trong ngày như giò, chả, đồ hộp làm phong phú hơn cho bữa ăn.
Ngoài những loại bánh truyền thống thì cịn có các loại bánh kẹo được sản
xuất trong và ngoài nước . Thức ăn thường được bảo quản bằng muối, đem
phơi để được lâu nhưng hiện nay các loại nguyên liệu chủ yếu là tươi sống.
Trong các bữa phụ khơng chỉ có cơm nguội, cháo nữa mà thay vào đó là các
loại đồ ăn nhanh như : mì tơm, bánh mì, sữa..rất tiện dụng.
3.1.2 Biến đổi trong cách chế biến
Do giao lưu kinh tế - văn hóa với người Kinh và nguời Trung Quốc mà
người Tày ở Cao Bằng đã tiếp thu được nhiều thứ từ người Kinh từ sản xuất,
ăn mặc và cả ẩm thực. Trong ăn uống, nhiều món ăn của người Tày đơn giản
nhưng đã trở thành những món đặc sản. Trước đây, người Tày chỉ sử dụng
phổ biến các cách chế biến như : xào, nấu, treo gác bếp.. thì giờ đây họ đã tiếp
thu nhiều các nấu ăn mới cầu kì như sốt, ninh, hầm.. làm cho món ăn phong
phú, đa dạng hơn và tăng thêm hương vị. Nhiều món ăn được chế biến với
cách thức chế biến mới như hầm với các món thịt bị hầm sốt vang, thịt gà
hầm.. hay các món sốt là cách chế biến cho các nguyên liệu vào các gia vị rồi
sốt lên như : thịt bò sốt vang.. Với đồ uống, cách nấu rượu cũng thay đổi
khơng cịn nấu theo cách truyền thống nữa mà đồng bào nấu theo kiểu của
người Kinh cho nhanh hơn và tạo ra được nhiều rượu hơn. Điều này làm mất

đi hương vị ngon đặc trưng của rượu nơi đây. Các cách chế biến đa dạng và
cầu kì địi hỏi sự khéo léo của người phụ nữ Tày mà nhiều món ăn mới được
tạo ra để thêm đa dạng hương vị.
3.1.3 Biến đổi trong cách sử dụng
Trước kia, cuộc sống của đồng bào cịn rất khó khăn. Cái ăn, cái mặc cịn
khó nên người Tày ở Cao Bằng khơng mua sắm được thực phẩm mà chủ yếu
là sản phẩm từ chăn ni và khai thác trong rừng. Chính vì thế mà họ chỉ cốt
được “ăn no cái bụng” , ăn chủ yếu là cơm, rau rừng, gia đình nào may mắn
24


thì săn được gà rừng, lợn rừng để cải thiện bữa ăn nên những món ăn khơng
cần phải ngon lắm. Nay cuộc sống của đồng bào đã được đầy đủ nên gia đình
nào cũng đầy đủ các thực phẩm đa dạng. Trước kia họ cho rằng ăn cho ăn no,
còn nay họ quan niệm ăn uống chính là một cách thưởng thức, khơng cịn ăn
nhiều cơm, rau rừng mà thay vào đó là những món ăn bổ dưỡng, và quan
niệm “ sành ăn” đang dần thay đổi trong cuộc sống của người Tày.

3.2 Nguyên nhân khiến ẩm thực truyền thống biến đổi
3.2.1 Do cư trú với người Kinh (Việt )
Các dân tộc anh em ở Việt Nam sốn xen kẽ với nhau nên đã làm cho các
dân tộc sống gần gũi và hòa nhập với nhau. Các dân tộc nhỏ sẽ ảnh hưởng văn
hóa của các dân tộc lớn hơn. Do ở vùng có nhiều cán bộ, cơng nhân viên chức
người Kinh làm việc ở nơi đây nên người Tày đã ảnh hưởng cả lối sống cũng
như ẩm thực từ người Kinh. Đồng bào khơng chỉ chế biến những món ăn
truyền thống của dân tộc mình mà cịn tiếp thu nhiều món ăn ngon, lạ của dân
tộc Kinh với nhiều cách chế biến khác nhau như: giò chả, nem rán, thịt lợn
nấu đơng, thị bị sốt vang. Nhiều món ăn có vị ngọt cũng được chế biến như :
sườn xào chua ngọt, nộm chua ngọt ... Đồ uống không chỉ bó hẹp với rượu mà
đồng bào cịn sử dụng các loại đồ uống của người Việt dụng như bia lon, nước

ngọt có ga, sampanh.. Chính điều này đã làm cho cơ cấu bữa ăn của người
Tày thêm đa dạng hơn, hấp dẫn hơn.
3.2.2 Do phát triển kinh tế thị trường
Sau năm 1986, đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, đây là điều
kiện để phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, các mặt hàng ngày càng phong phú
đa dạng hơn. Nhiều hàng hóa về lương thực, thực phẩm đa dạng được bán ở
khắp mọi nơi cả những vùng khó khăn. Các mặt hàng về lương thực thực
phẩm đa dạng cả về chất lượng và số lượng. Cao Bằng hiện nay có chợ phiên
mở vào thứ 7 hàng tuần, của hàng tạp hóa có khoảng 20 cửa hàng lớn nhỏ.. Ở
các chợ thương nhân chủ yếu là người Kinh mang những mặt hàng lên buôn
bán , chủ yếu là lương thực thực phẩm để phục vụ cho đồng bào ở nơi đây.
Đồng 56 bào chủ yếu mua các thực phẩm đóng gói như : thịt hun gói, xúc
xích, các loại mì miến, nước ngọt, rượu ngoại, bia lon..
3.2.3 Do mức sống hằng ngày càng tăng lên

25


×