Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Tài liệu ôn tập môn Phát triển Ứng dụng trong quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 37 trang )

MỤC LỤC
Câu 1: Bình luận về tầm quan trọng và lợi ích của việc tin học hóa cơng tác quản lý đối với sự phát
triển của tổ chức, doanh nghiệp. Liên hệ với thực tế ở Việt Nam hiện nay..............................................1
Câu 2: Trình bày lợi ích và những điều bất lợi khi thực hiện tin học hóa cơng tác quản lý doanh
nghiệp tại Việt Nam....................................................................................................................................3
Câu bổ sung 1: Bình luận về thực trạng tin học hố cơng tác quản lý tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ
của Việt Nam thời gian gần đây? Nguyên nhân và giải pháp phát triển?.................................................3
Câu 3: Tại sao nói việc tin học hóa cơng tác quản lý là xu hướng cũng như giải pháp tất yếu để một
doanh nghiệp có thể tồn tại và tiếp tục phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam hiện nay?................................................................................................................5
Câu 4: Trình bày hiểu biết của bạn về thực trạng và xu hướng phát triển của nền tảng và các giải pháp
phát triển phần mềm ở Việt Nam hiện nay................................................................................................5
Câu 5: Trình bày những điểm mạnh của ngơn ngữ lập trình .NET và cơng cụ tạo báo cáo Crystal
Report.........................................................................................................................................................7
Câu 6: Bình luận về thực trạng tin học hóa cơng tác quản lý tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt
Nam thời gian gần đây? Nguyên nhân và giải pháp phát triển?...............................................................7
Câu bổ sung 2: Những mối lợi thu được khi tin học hóa cơng tác quản lý Quan hệ khách hàng; quản lý
kế toán, quản lý nhân sự, quản lý vật tư tại doanh nghiệp?......................................................................9
Câu bổ sung 3: Các thành viên tham gia dự án phát triển một HTTT quản lý sinh viên, quản lý nhân
sự, quản lý tài sản,… nhiệm vụ của mỗi thành viên dự án?...................................................................10
Câu 7: Với tư cách là người thiết kế và xây dựng dự án phần mềm “Quản lý hoạt động của thư viện”,
quản lý sinh viên, quản lý nhân sự,….....................................................................................................10
1.
Phần mềm Thư viện.................................................................................................................10
2.
Phần mềm quản lý Sinh viên...................................................................................................15
3.
Phần mềm quản lý Nhân sự.....................................................................................................17
4.
Phần mềm quản lý Khách sạn..................................................................................................18
5.


Phần mềm quản lý Thi trắc nghiệm.........................................................................................20
6.
Phần mềm quản lý Bán thuốc..................................................................................................21
7.
Phần mềm quán Cafe...............................................................................................................22
8.
Trình bày các bước để thiết kế và hiển thị báo cáo trong C# sử dụng Crystal Report...........23
Câu 8: Hãy viết một hàm bằng ngơn ngữ lập trình C# có chức năng tách mã số ra khỏi chuỗi có cả mã
và tên; tách họ đêm ra khỏi một chuỗi họ và tên.....................................................................................26
1.
Tách họ đệm ra khỏi một chuỗi họ và tên...............................................................................26
2.
Tách mã ra khỏi chuỗi gồm mã và tên....................................................................................26
Câu 9: Viết thủ tục (Sub cmdLogin_click()) thực hiện việc đăng nhập hệ thống bằng việc kiểm tra Tên
và Mật khẩu của người dùng được nhập vào hai ô TextBox tương ứng trong bảng TênUSER của
DATA (đã được kết nối thành công). Nếu việc kiểm tra là thành cơng thì đóng form login và cho hiện
form chính (frmmain). Nếu khơng thành cơng thì báo lỗi và chỉ cho phép nhập sai tối đa là 3 lần......28
Câu 10: Thực hiện chức năng cơ bản là thêm, sửa, xoá, update:............................................................29
1.
Chức năng Xoá:.......................................................................................................................29
2.
Chức năng Sửa (Update):........................................................................................................29
3.
Chức năng Thêm:.....................................................................................................................30
Câu 11: Thực hiện chức năng cơ bản của một form sau:........................................................................30
Lý thuyết: 5 điểm, BT 5 điểm
Giới hạn ôn tập môn Phát triển ứng dụng trong quản lý
Câu 1: Bình luận về tầm quan trọng và lợi ích của việc tin học hóa cơng tác quản lý đối với sự
phát triển của tổ chức, doanh nghiệp. Liên hệ với thực tế ở Việt Nam hiện nay.


Tầm quan trọng và lợi ích:
CNTT ngày càng tỏ ra là cơng cụ khơng thể thiếu đối với các doanh nghiệp (DN). Mức độ áp dụng
CNTT trong DN ở góc độ nào đó nói lên sự phát triển của họ. Tin học hóa và sự phát triển của DN là
hai yếu tố tác động tương hỗ nhau, kết quả đạt được sẽ là hiệu quả kinh doanh. Rất nhiều rào cản cần

1


phải phá bỏ trước khi có được mức độ tin học hóa cao. Bắt đầu từ nhận thức của ban lãnh đạo về tầm
quan trọng của tin học hóa trong quản lý. Sau đó đến vấn đề tài chính và đặc biệt là sự quyết tâm phá
bỏ các thói quen cố hữu đã “ăn sâu bắt rễ” nhiều năm trong lề thói làm việc, những thách thức về sự
ngại học kiến thức và cách làm mới. Những khó khăn kỹ thuật, nhân sự, tài chính, thời gian, áp lực
cơng việc... đi kèm với kết quả không rõ nét của việc tin học hóa dễ làm DN chùn bước, khơng tiếp
tục con đường đã lựa chọn.
Tin học hoá quản lý là việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và điều hành tổ chức. Tin học hóa
quản lý là một giải pháp cũng như xu hướng tất yếu của một doanh nghiệp khi muốn phát triển, mở
rộng trong tương lai.
Thực hiện tin học hóa quản lý sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như:
- Cung cấp thơng tin một cách nhanh chóng cho các nhà quản lý để hỗ trợ việc ra quyết định và kiểm
tra việc thi hành quyết định: Một HTTT đc xây dựng toàn diện, tổng thể cịn cho phép nhà quản lý có
thể thực hiện việc kiểm tra, theo dõi quá tình, tiến độ và kết quả việc thực hiện các quyết định quản lý
được ban hành.
- Giúp người quản lý có khả năng cùng một lúc làm được nhiều tác vụ, tự động hoá được nhiều khâu.
- Giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí th nhân cơng chi phí cho việc lưu trữ, bảo quản và tiết kiệm
thời gian.
- Giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận những ứng dụng hiện đại của CNTT như: tham gia thương mại
điện tử, mở rộng phạm vi giao dịch vượt ra khỏi biên giới quốc gia vươn tới các nước trong khu vực
và trên thế giới, tận dụng thời gian giao dịch

Liên hệ:

Trong thời buổi kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế, tin học hóa cơng tác quản lý đã giúp
doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận những ứng dụng hiện đại của công nghệ thông tin như tham
gia thương mại điện tử, thị trường chứng khoán với cơ hội mở rộng phạm vi giao dịch vượt ra ngoài
biên giới quốc gia vươn tới các nước trong khu vực và trên thế giới. Với hệ thống thông tin quản lý
hiện đại, doanh nghiệp sẽ có uy tín hơn, được tin tưởng hơn trong mắt các đối tác và các bạn hàng
trong khu vực và trên thế giới, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận những hợp đồng lớn hơn, có giá trị
cao hơn. Vì vậy tin học hóa cơng tác quản lý đang là xu hướng cũng như giải pháp tất yếu để một
doanh nghiệp có thể tồn tại và tiếp tục phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam hiện nay.
Sự quan tâm của các DN đối với PM quản lý có nhiều mức độ khác nhau. Số ít các DN sẵn sàng đầu
tư trang bị PM tốt nhưng khả năng cung cấp của thị trường chưa đáp ứng đủ. Nhiều DN trong thời
gian qua đã tích cực đầu tư trang bị nhiều PM đơn lẻ phục vụ cho các mục đích quản lý khác nhau
như: Kế tốn, quản lý bán hàng, quản lý kinh doanh, PM điều hành thông tin nội bộ, quản lý nhân sự,
PM lập kế hoạch sản xuất...
Tiến trình trang bị hệ thống tin học tổng thể (như ERP) còn chậm chạp hơn nhiều. Các DN vừa và lớn
hiện nay quan tâm rất nhiều đến hệ thống ERP, nhưng khả năng đánh giá sản phẩm cũng như ý thức
được tác dụng của việc áp dụng ERP cịn mơ hồ, và cũng chưa có nhiều DN áp dụng thành công ERP
để tham khảo. Sự hiểu biết không rõ ràng về sản phẩm cùng với đầu tư lớn cho dự án buộc DN phải
cân nhắc kỹ trước khi quyết định.
Đến nay tình hình ứng dụng cntt trong các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức trang bị các phần
mềm văn phịng đơn giản cùng vài cơng cụ như email, trang web giới thiệu, trang web giao dịch điện
tử...trong khi đó giải pháp trong việc quản trị doanh nghiệp như quản trị nhân lực, quản lý khách
hàng, kế toán, quản lý bán lẻ.. vẫn chưa đc chú trọng đầu tư.
Theo cuộc khảo sát của Phòng Thương Mại và Công nghiệp VN(VCCI) về mức độ sử dụng cntt trong
doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2010 chỉ có 46% doanh nghiệp sử dụng email trong cv, hơn 50% ko có
nhu cầu dùng phần mềm quản lý nhân sự, tiền lương, quản lý bán hàng. Chỉ có khoảng 20% có trang
web riêng. Những thứ mà họ sử dụng chủ yếu là điện thoại, fax và ứng dụng phần mềm quản lý đơn
giản
Hiên nay đã có nhiều doanh nghiệp tin học hóa một số khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh như
kế toán, quản lý nhân sự theo cách áp dụng từng phần, nghĩa là cần chỗ nào thì bịt chỗ đó mà chưa có

kế hoạch hay chiến lược tổng thể, do đó kết quả giải quyết được vấn đề này thì lại phát sinh vấn đề
khác.

2


Tuy hiện nay khả năng tiếp cận với hệ thống quản lý chuyên nghiệp đã dễ dàng hơn nhưng kinh
nghiệp quản lý, quy trình quản lý, hệ thống quản lý chưa được áp dụng một cách có khoa học và triệt
để, do đó khi thay đổi mơ hình quản lý theo mục tiêu, quy trình thường gặp nhiều khó khăn
Câu 2: Trình bày lợi ích và những điều bất lợi khi thực hiện tin học hóa cơng tác quản lý doanh
nghiệp tại Việt Nam.
Tin học hoá quản lý là việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và điều hành tổ chức. Tin học hóa
quản lý là một giải pháp cũng như xu hướng tất yếu của một doanh nghiệp khi muốn phát triển, mở
rộng trong tương lai.
Thực hiện tin học hóa quản lý sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như:

Cung cấp thơng tin một cách nhanh chóng cho các nhà quản lý để hỗ trợ việc ra quyết định và
kiểm tra việc thi hành quyết định.

Giúp người quản lý có khả năng cùng một lúc làm được nhiều tác vụ, tự động hoá được nhiều
khâu.

Giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí th nhân cơng và hơn cả là cơng việc tiến hành nhanh
gọn, chính xác, dễ quản lý.

Giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận những ứng dụng hiện đại của CNTT như: tham gia
thương mại điện tử, mở rộng phạm vi giao dịch vượt ra khỏi biên giới, tận dụng thời gian (có thể tiến
hành 24giờ/ngày và 7ngày/tuần)…
Tuy đây thực sự là một cuộc cách mạng, nó mang lại rất nhiều lợi ích cho DN và làm thay đổi quy
trình tác nghiệp, nâng cao trình độ cán bộ làm cơng tác quản lý nhằm mục đích đạt hiệu quả cao hơn

trong hoạt động và đạt tới các mục tiêu đề ra. Nhưng tin học hóa cũng mang lại khơng ít thách thức
cho các DN như:

Địi hỏi chi phí khá lớn cho việc trang bị máy móc thiết bị tin học và xây dựng các HTTT
phục vụ quản lý.

Đòi hỏi cán bộ trong tổ chức phải có một nền tảng kiến thức về tin học và ngoại ngữ để vận
hành và khai thác hệ thống có hiệu quả.

Địi hỏi người quản lý phải đề ra các mục đích cụ thể cho q trình tin học hố. Nếu khơng, sẽ
dẫn đến tình trạng các thiết bị được sử dụng sai mục đích, làm giảm hiệu suất làm việc và lãng phí các
nguồn tài ngun.

Địi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách đúng mức cho việc bảo mật thông tin, nếu không, sẽ
dẫn đến những hậu quả không thể lường trước.

Bổ sung: Những điểm thuận lợi và điểm chưa thuận lợi của DN đối với việc đầu tư cho CNTT
Điểm thuận lợi
Điểm chưa thuận lợi
1 Cơ cấu tổ chức rất gọn,
Chưa/Khơng có quy trình rõ ràng trong các hoạt động sản xuất
nhẹ, không phức tạp
kinh doanh
2 Là đối tượng nằm trong
Lãnh đạo còn hạn chế về kiến thức quản lý nên có thể ngại thay
nhiều chương trình hỗ
đổi các quy trình đã định hình từ trước (dù có thể chưa hiệu quả,
trợ DN của nhà nước và
gây sai sót, tốn kém hữu hình lẫn vơ hình), chưa dễ dàng ủng hộ
các tổ chức DN, hiệp hội

phương pháp làm việc mới (có thể chưa mang lại ngay mọi ưu
điểm trước mắt)
3 Là loại hình DN năng
Hạn chế về tài chính
động, có thể thích ứng
nhanh theo u cầu của
thị trường
4
Hạn chế về nhân lực có khả năng biết và sử dụng các tiện ích của
CNTT
Câu bổ sung 1: Bình luận về thực trạng tin học hố cơng tác quản lý tại các doanh nghiệp vừa
và nhỏ của Việt Nam thời gian gần đây? Nguyên nhân và giải pháp phát triển?
Tin học hóa được ví như lực đẩy giúp doanh nghiệp phát triển và hoạt động có hiệu quả hơn. Tuy
nhiên việc ứng dụng cntt trong các dn vừa và nhỏ vẫn chưa tương xứng với quy mô hoạt động và nhu

3


cầu phát triển của chính họ. do chậm chân trong việc tin học hóa nhiều doanh nghiệp đang tụt hậu so
với nền kinh tế.

Thực trạng:
Đến nay tình hình ứng dụng cntt trong các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức trang bị các phần
mềm văn phòng đơn giản cùng vài công cụ như email, trang web giới thiệu, trang web giao dịch điện
tử...trong khi đó giải pháp trong việc quản trị doanh nghiệp như quản trị nhân lực, quản lý khách
hàng, kế toán, quản lý bán lẻ.. vẫn chưa đc chú trọng đầu tư.
Theo cuộc khảo sát của Phòng Thương Mại và Công nghiệp VN(VCCI) về mức độ sử dụng cntt trong
doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2010 chỉ có 46% doanh nghiệp sử dụng email trong cv, hơn 50% ko có
nhu cầu dùng phần mềm quản lý nhân sự, tiền lương, quản lý bán hàng. Chỉ có khoảng 20% có trang
web riêng. Những thứ mà họ sử dụng chủ yếu là điện thoại, fax và ứng dụng phần mềm quản lý đơn

giản
Hiên nay đã có nhiều doanh nghiệp tin học hóa một số khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh như
kế toán, quản lý nhân sự theo cách áp dụng từng phần, nghĩa là cần chỗ nào thì bịt chỗ đó mà chưa có
kế hoạch hay chiến lược tổng thể, do đó kết quả giải quyết được vấn đề này thì lại phát sinh vấn đề
khác.
Tuy hiện nay khả năng tiếp cận với hệ thống quản lý chuyên nghiệp đã dễ dàng hơn nhưng kinh
nghiệp quản lý, quy trình quản lý, hệ thống quản lý chưa được áp dụng một cách có khoa học và triệt
để, do đó khi thay đổi mơ hình quản lý theo mục tiêu, quy trình thường gặp nhiều khó khăn

Ngun nhân
Bên trong doanh nghiệp
Rào cản trong ứng dụng cntt của doanh nghiệp vừa và nhỏ là năng lực tài chính và nguồn nhân lực
còn yếu, đặc biệt là nhận thức của người lãnh đạo trong doanh nghiệp về lợi ích cntt cịn mờ nhạt.
nhận thức đầy đủ ở đây là ứng dụng cái ji cho phù hợp với đặc thù doanh nghiệp của mình và ứng
dụng như thế nào. Hầu hết họ chỉ trả lời được câu hỏi thứ nhất
Nhiều doanh nghiệp còn chưa nhận thức được rằng ứng dụng cntt nhằm khai thắc hữu hiệu các phần
mềm ứng dụng quản lý, công cụ giải pháp tổng thể nhằm giúp nâng cao năng suất, tối ưu các hoạt
động phục vụ cho sx kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp có chủ trương trang bị phần mềm nhưng quá trình tìm kiếm đối tác hoặc triển
khai kế hoạch hay bị trì hỗn bởi cịn nhiều việc khác quan trọng hơn chưa kể việc áp dụng phần mềm
cần có thời gian
Có nhiều doanh nghiệp áp dụng phần mềm nhiều lần ko thành công lý do bởi họ áp dụng chưa có hệ
thống, quy trình chuẩn trước đó. Trong khi nhg dn thành cơng thì điểm chung của họ là đã có hệ thống
quản lý khi đó pm chỉ là công cụ để thay thế hoạc động trên giấy sang hoạt động trên máy
Quết tâm của ban lãnh đạo là yếu tố ko nhỏ trong việc triển khai giải pháp cntt , nó sẽ ảnh hưởng đến
hiệu suất cv chung, do đó thiếu quyết tâm và sợ khó khăn sẽ thành rào cản rất lớn.
Bên ngoài doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tìm kiếm được các giải pháp cntt phù hợp với nhu cầu hoạt động
của mình do các dn cng cấp ứng dụng, giải pháp cntt thường nhắm đến các doanh nghiệp lớn những
người có khả năng chi trả số tiền lớn đáp ứng các dv cntt phức tạp, mà ít quan tâm đến ptr giải pháp

phù hơp với điều kiện kinh tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chính sách hỗ trợ của nhà nước đã có song q trình thực hiện ko liên tục và ko nhất quán khiến hiệu
quả chính sách chưa cao.

Giải pháp:
Chia nhỏ để đầu tư: các doanh nghiệp phải xác định đúng được nhu cầu của mình. Trong đó phải xác
định rõ tiêu chuẩn của hệ thống cntt mà doanh nghiệp cần đầu tư, khả năng mở rộng theo nhu cầu khi
doanh nghiệp phát triển, tính ổn định, và an tồn của hệ thống. từ đó sẽ chi nhỏ nhu cầu theo thứ tự ưu
tiên để có lộ trình đầu tư phù hợp
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc cắt giảm chi phí đầu tư đc xem là quan trọng hàng đầu.
Xem xét các mơ hình th ngồi giúp hạ thấp chi phí vốn và chi phí hoạt động, nâng cao năng suất
giảm nhập liệu, tăng tính cộng tác và gỉam thời gian xử lý
Chú trọng đến cơng tác đào tạo, nâng cao trình độ cơng nhân viên nhất là đối với nhân viên quản trị
httt. Quan tâm đến các biện pháp đảm bảo an toàn và an ninh mạng thông tin để tránh việc bị gián
đoạn trong hoạt động

4


Có thể áp dụng hệ thống quản trị nhan sự, quản lý kinh doanh, quản trị sản xuất, và tổng thể hơn nữa
là hệ thống ERP-hoạt định nguồn lực dn hoặc hệ thống quản lý ISO, có thể thực hiện từng phần nhưng
phải việc lựa chọn giải pháp và nhà cung cấp fai có tính tổng thể tránh tình trạng mở rộng dn fai bỏ
cái cũ xây dựng cái mới
Câu 3: Tại sao nói việc tin học hóa cơng tác quản lý là xu hướng cũng như giải pháp tất yếu để
một doanh nghiệp có thể tồn tại và tiếp tục phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay?
--- Đoạn 1 trang 5 SGT là ở đâu ạ huhu?
Tin học hóa cơng tác quản lý là một giải pháp cũng như xu hướng tất yếu của một doanh nghiệp khi
muốn phát triển, mở rộng trong tương lai. Thực vậy, khi mà quy mô và phạm vi hoạt động của doanh
nghiệp phát triển đến một mức nào đó sẽ làm cho số lượng dữ liệu phát sinh cần phải xử lý cùng với

độ phức tạp của bài toán quản lý ngày càng tăng lên. Việc duy trì một HTTT cũ thủ công hay lạc hậu
sẽ dần trở thành một gánh nặng, không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, là nguyên nhân
cản trở sự phát triển, mở rộng của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai.
Hiện nay, Việt Nam đã bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc và toàn diện hơn bao giờ hết.
Tính đến năm 2011, chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với 179 quốc gia, có quan hệ kinh tế, thương
mại, đầu tư với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Quá trình hội nhập mang đến nhiều cơ hội đồng
thời cũng mang đến những thách thức vô cùng lớn, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Đa số các tập đoàn hàng đầu thế giới đều áp dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp để
quản lý hoạt động kinh doanh của mình và xem đây là yếu tố then chốt, chìa khóa cho sự thành công
của doanh nghiệp, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tiếp cận và áp dụng hệ thống tin học trong
quá trình hoạt động doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực canh tranh trên thị
trường trong nước và quốc tế.
Hiện nay,tin học hóa khơng thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp, nó xâm nhập vào hầu hết các
lĩnh vực kinh doanh. Các doanh nghiệp tự động hóa sản xuất và sản xuất linh hoạt tạo nên ưu thế về
giá và sản phẩm phù hợp với chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường. Đây là giai
đoạn đầu tư công nghệ thông tin quyết định sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. Kinh doanh trong thời
đại internet, cụ thể hơn là sử dụng những công nghệ và dịch vụ Internet để lựa chọn thông tin, kết nối
với và chia sẻ nguồn thông tin giữa các doanh nghiệp, khách hàng, nhà cung cấp,…Thông qua ứng
dụng cơng nghệ thơng tin, có thể đưa doanh nghiệp lên tầm cao mới, kinh doanh toàn cầu và thực thi
được những chiến lược kinh doanh đạt được hiệu quả cao nhất.
Tốc độ công nghệ thông tin ngày càng phát triển, mỗi doanh nghiệp cần trang bị những kiến thức để
hiểu sử dụng hiệu quả, và lựa chọn những phương thức kinh doanh phù hơp dựa trên nền tảng cơng
nghệ thơng tin sẵn có. Phương thức quản lý kinh doanh nào cũng có hai mặt vì thế doanh nghiệp cần
phải dự trù những điểm bất lợi khi sử dụng cơng nghệ thơng tin để quản lý, từ đó đưa ra hướng giải
quyết phù hợp mà không làm thay đổi những chiến lược kinh doanh đã đề ra.
//Nếu đủ thời gian ghi thêm lợi ích tin học hố đem lại ở câu 1
Câu 4: Trình bày hiểu biết của bạn về thực trạng và xu hướng phát triển của nền tảng và các
giải pháp phát triển phần mềm ở Việt Nam hiện nay.



Thực trạng phát triển phần mềm tại Việt Nam
Hiện Việt Nam có khoảng hơn 1500 doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) trong lĩnh vực cơng
nghệ phần mềm, có nhiều doanh nghiệp tại Tp.Hồ Chí Minh đang hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo
phần mềm
Từ những năm 2000 đến nay, mức phát triển của công nghệ phần mềm luôn giữ mức tăng
trưởng với tốc độ khá cao, trung bình khoảng 35%/năm, gấp gần 3 lần tốc độ phát triển trung bình của
tồn ngành cơng nghiệp
Theo báo cáo tổng kết năm 2019 và định hướng năm 2020 của bộ TT và TT, doanh thu ngành
công nghệ phần mềm đạt 5 tỷ đô, tăng 500 triệu đô so với năm 2018, tốc độ tăng trưởng đạt 13,8%.
Ngồi ra, cịn có sự khởi sắc từ thị trường xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu phần mềm đạt 3,5 tỷ đơ.
Cùng với đó là tập khách hàng rộng, đặc biệt là các khách hàng đến từ các quốc gia phát triển như
Nhật Bản, Mỹ, Canada,..

5


Chính phủ cũng đã đưa ra những chính sách khuyến khích đầu tư mạnh mẽ vào các khu cơng
nghệ cao và khu phần mềm
“Thị trường gia công phần mềm Việt Nam được biết đến như là India+1 (Ấn Độ+1), có thể
xếp vào tốp 5 điểm đến về gia công phần mềm hàng đầu thế giới (ngoại trừ Ấn Độ) gồm: Trung Quốc,
Liên bang Nga, Ba Lan, Argentina và Việt Nam” ông Nguyễn Hữu Lệ, Chủ tịch HĐQT công ty TMA
Ưu điểm ngành công nghệ phần mềm (Phát triển phần mềm)

Không chỉ phát triển phần mềm tại Việt Nam, 80% doanh thu từ ngành công nghệ phần mềm
là do các thị trường bên Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ,…

Không cần phải lo về đầu ra sản phẩm cũng như nguyên liệu sản xuất rất phù hợp với những
công ty vừa và nhỏ, công ty khởi nghiệp

Tiết kiệm được nhiều chi phí


Tiếp cận khoa học hiện đại nhanh nhất

Đưa cơng nghệ vào tất cả các lĩnh vực có trong đời sống: kinh tế, xã hội, chính trị,…

Có thể đưa ngành cơng nghệ phần mềm có thể sánh với những nước cơng nghệ phát triển

Thúc đẩy nền kinh tế quốc gia, Giúp tăng trưởng GDP

Giúp quốc gia tiếp cận nhanh hơn với nên khoa học hiện đại trên thế giới
Thách thức gặp phải

Không phải công ty phần mềm nào cũng đăng ký bản quyền sản phẩm cho các phần mềm của
mình nên rủi ro không phải là không gặp và khách hàng khó biết đến sản phẩm nào của cơng ty phần
mềm nào

Lợi nhuận thu được từ phát triển phần mềm có thể rất lớn, nhưng giá trị mang lại sau khi kết
thúc dự án thì ko cao

Các sản phẩm của cơng ty phần mềm trong nước chưa mang được đặc trưng riêng cũng như
tính sáng tạo

Có q nhiều cơng ty phát triển phần mềm tại thị trường Việt Nam có thể dẫn đến sự bão hòa

Mặc dù được đánh giá cao, nhưng Việt Nam vẫn còn gặp những rào cản nhất định khi vươn ra
thị trường thế giới bởi các công ty phần mềm Việt Nam có quy mơ nhỏ nên khó có thể tiếp xúc với thị
trường rộng lớn thế giới

Xu hướng phát triển nền tảng phần mềm tại Việt Nam
Ngồi những cơng ty phần mềm hàng đầu như FPT, TMA, cơng ty TNHH Harvey Nash

VietNam,… thì đa phần là các công ty phần mềm vừa và nhỏ, hoặc là những công ty khởi nghiệp
Điện thoại thông minh được sử dụng rộng rãi, chính vì điều này, các cơng ty phần mềm tối ưu
hóa các phần mềm dành cho di động cũng như thiết kế web bắt mắt
Trong mọi lĩnh vực, dữ liệu lớn là vua đồng thời là người khổng lồ. Chính vì thế, hầu hết các
cơng ty phần mềm đang sử dụng ngôn ngữ Python, Scala hoặc Java khi xây dựng, xử lý dữ liệu
Cơng nghệ tài chính: Các chuyên gia tại công ty tư vấn tập trung vào châu Á Solidiance dự
báo thị trường fintech của Việt Nam sẽ đạt 7,8 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020. Kể từ năm 2015, fintech đã
được phát triển mạnh mẽ ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trong khi một số công ty fintech địa
phương như Momo và Money Lover đã có mặt trên bản đồ tồn cầu. Tuy nhiên, so với các công ty
cùng ngành trong khu vực, số lượng công ty fintech tại Việt Nam vẫn khiêm tốn ở mức 67, trong khi
giai đoạn 2017 - 2018 có 490 cơng ty tại Singapore, 196 cơng ty tại Malaysia và 262 công ty tại
Indonesia.
Blockchain: Việt Nam với đội ngũ kỹ sư CNTT hùng hậu và có năng lực được coi là một
trong những trung tâm Blockchain mới nổi trong khu vực, báo cáo cho biết. Hầu hết các sản phẩm
blockchain do các công ty CNTT của Việt Nam phát triển được sản xuất cho các thị trường toàn cầu,
bao gồm các tên tuổi đang lên như OmniLabs, IBL, Lina, Nexttech, Umbala Network, v.v. Theo
Infinity Blockchain Labs, có 430.000 dự án nguồn mở và 800 cơng ty khởi nghiệp hoạt động dựa trên
nền tảng blockchain trên toàn thế giới.
Trí tuệ nhân tạo (AI): Các cơng ty đã tạo ra doanh thu cao từ ứng dụng AI bao gồm FPT.AI,
ELSA, QRM, Hana.ai, CyRadar, Gotlt, ... Gần đây, tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam Vingroup đã
khai thác thị trường này với việc thành lập trung tâm nghiên cứu AI - VinAL. TopDev tiết lộ hơn 73%
công ty CNTT đang xem xét áp dụng AI vào các sản phẩm của họ, cho thấy nhu cầu về kỹ sư AI tiềm
năng sẽ tăng lên trong tương lai.

6


Cho thuê phần mềm (SaaS) SaaS được dự đoán là xu hướng mới của các công ty CNTT tại
Việt Nam. Một cuộc khảo sát của BetterCloud thông báo rằng đến năm 2020, 73% doanh nghiệp sẽ
chạy gần như hoàn toàn trên SaaS. SaaS hiện đang là xu hướng hàng đầu trong B2B Tech ở nhiều

quốc gia trên thế giới, nhưng nó vẫn cịn ở giai đoạn đầu phát triển tại thị trường Việt Nam, nơi cung
cấp sự kết hợp của những tên tuổi lâu năm như Misa và các công ty khởi nghiệp mới như Base,
Cloudjet, Vexere với những tư duy mới.

Giải pháp phát triển phần mềm ở Việt Nam
Công nghệ 4.0 đang đem đến cho ngành phần mềm. Chính vì thế, hịa nhập với cơng nghệ 4.0
chính là cơ hội vàng cho sự phát triển phần mềm cũng như dịch vụ CNTT tại Việt Nam.
Tìm hiểu và xây dựng những phần mềm mà phần lớn các đơn vị, các tổ chức cần. Xây dựng
những phần mềm thực sự có ích, phù hợp với sự phát triển của Việt Nam
Cần thực sự sáng tạo với các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Đăng ký bản quyền các sản phẩm phần mềm và giới thiệu rộng rãi đến người sử dụng
Marketing phần mềm tại các công ty chưa được quan tâm. Chính vì thế, các cơng ty phần
mềm bên cạnh việc chú trọng đến sản phẩm phần mềm thì nên đầu tư trong việc marketing.
Thường xuyên tổ chức các hội nghị quốc tế về CNTT công nghệ cao, giới thiệu phần mềm
cần thiết, tổ chức các đoàn xúc tiến về CNTT tại các thị trường trọng điểm như Bắc Mỹ, Nhật Bản,
Châu Âu, Singapore, Úc,… giúp quảng bá cho ngành, giúp phát triển phần mềm phổ biến.
Câu 5: Trình bày những điểm mạnh của ngơn ngữ lập trình .NET và công cụ tạo báo cáo
Crystal Report.
* Điểm mạnh của ngơn ngữ lập trình .NET
Visual Basic.NET là một ngơn ngữ đơn giản, hiện đại, hướng đối tượng, là ngôn ngữ lập trình máy
tính được phát triển bởi Microsoft.. Một số ưu điểm ngơn ngữ lập trình .NET:

Dùng Visual Basic .NET là một cách rất nhanh và dễ để tạo lập những ứng dụng nền tảng
.NET, bao gồm các dịch vụ Web XML, những ứng dụng Web ASP, những ứng dụng trên máy tính để
bàn và những ứng dụng trên thiết bị di động

Khai thác thế mạnh của các điều khiển mở rộng

Mức độ hỗ trợ mơ hình hướng đối tượng tốt hơn rất nhiều so với VB 6.0


Mã nguồn rõ ràng. Trong .NET 2.0, mã nguồn tách biệt với giao diện HTML, chạy nhanh hơn
PHP

Có thể kết nối với hệ quản trị CSDL Access, SQL, Oracle
Visual Basic .NET có rất nhiều tính năng mới và cải tiến khiến cho nó trở thành một ngơn ngữ lập
trình máy tính hướng đối tượng mạnh mẽ, xếp thứ 9 trên bảng xếp hạng chỉ số của cộng đồng lập trình
TIOBE và liên tục tăng lên.
* Công cụ tạo báo cáo Crystal Report
Crystal Report là phần mềm thiết kế báo biểu chuyên nghiệp được tích hợp trong các phiên bản của
Visual Studio. Bản thân Crystal Report là một phần mềm tạo báo biểu độc lập với rất nhiều chức năng
thiết kế báo cáo và dịch vụ. Các ưu điểm nổi bật có thể kể đến của Crystal Report như:

Crystal Report là công cụ thiết kế báo cáo cho phép chúng ta tạo ra báo cáo bằng cách tìm và
định dạng dữ liệu từ một nguồn dữ liệu hay từ những nguồn dữ liệu khác nhau. Chúng ta có thể tạo ra
báo cáo đi từ những danh sách đơn giản chỉ gồm vài cột cho đến những báo cáo phức tạp có kèm biểu
đồ.

Người dùng có thể kết nối với nhiều ngơn ngữ dữ liệu khác nhau bằng các ODBC Driver. Báo
cáo khi tạo ra cũng có thể được lưu trữ thành các file .rpt độc lập ở dạng có hay khơng có dữ liệu. Sau
đó, file .rpt có thể được chuyển tới người dùng khác và mở bằng Crystal Report hay có thể kết hợp
với các ứng dụng viết bằng Visual Basic, Visual C++.

Cung cấp đầy đủ các chức năng định dạng dữ liệu và chức năng phân nhóm, tính tốn, subreport và kể cả khả năng lập trình bằng formula dựa trên các formular field.

Người dùng có thể xây dựng bộ thư viện hàm của riêng mình và đưa vào Crystal Report thơng
qua các DLL.

Bên cạnh các báo cáo thông thường, Crystal Report còn cung cấp chức năng thiết kế biểu đồ
dựa trên dữ liệu lấy từ CSDL.


7



Cơng cụ hiển thị báo cáo rất linh hoạt: có thể xem trước một phần báo cáo bằng cách sử dụng
cấu trúc hiển thị dạng cây, các section trong báo cáo cũng có thể mở rộng hay thu hẹp để hiển thị hay
che bớt những dữ liệu không cần thiết.
Câu 6: Bình luận về thực trạng tin học hóa cơng tác quản lý tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ
của Việt Nam thời gian gần đây? Nguyên nhân và giải pháp phát triển?
* Thực trạng:

Các doanh nghiệp Việt Nam có đến trên 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó gần 60%
doanh nghiệp có quy mơ rất nhỏ, vốn cũng như điều kiện kỹ thuật rất lạc hậu.

Theo điều tra của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), Việt Nam có tới
95% doanh nghiệp sử dụng Internet, tuy nhiên con số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong ứng
dụng công nghệ thông tin (CNTT) lên tới gần 60%, chủ yếu về sở hữu trí tuệ, hạ tầng cơng nghệ và
các chính sách hỗ trợ.

Đến nay tình hình ứng dụng cntt trong các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức trang bị các
phần mềm văn phòng đơn giản cùng vài công cụ như email, trang web giới thiệu, trang web giao dịch
điện tử...trong khi đó giải pháp trong việc quản trị doanh nghiệp như quản trị nhân lực, quản lý khách
hàng, kế toán, quản lý bán lẻ.. vẫn chưa đc chú trọng đầu tư.

Theo cuộc khảo sát của Phịng Thương Mại và Cơng nghiệp VN(VCCI) về mức độ sử dụng
cntt trong doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2010 chỉ có 46% doanh nghiệp sử dụng email trong cv, hơn
50% ko có nhu cầu dùng phần mềm quản lý nhân sự, tiền lương, quản lý bán hàng. Chỉ có khoảng
20% có trang web riêng. Những thứ mà họ sử dụng chủ yếu là điện thoại, fax và ứng dụng phần mềm
quản lý đơn giản


Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp tin học hóa một số khâu trong hoạt động sản xuất kinh
doanh như kế toán, quản lý nhân sự theo cách áp dụng từng phần, nghĩa là cần chỗ nào thì bịt chỗ đó
mà chưa có kế hoạch hay chiến lược tổng thể, do đó kết quả giải quyết được vấn đề này thì lại phát
sinh vấn đề khác.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ứng dụng các giải pháp công nghệ
thông tin (CNTT) trong việc điều hành công ty, xem đây là một biện pháp nhằm tăng tính cạnh tranh
và tối đa hóa lợi nhuận.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp CNTT đang cung cấp các giải pháp, dịch
vụ công nghệ hỗ trợ quản trị doanh nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động. Các
doanh nghiệp cần lựa chọn được phần mềm quản lý, giải pháp ứng dụng phù hợp với đặc thù, cá tính
riêng để tận dụng và phát huy tối đa thế mạnh doanh nghiệp của mình.

Tuy hiện nay khả năng tiếp cận với hệ thống quản lý chuyên nghiệp đã dễ dàng hơn nhưng
kinh nghiệm quản lý, quy trình quản lý, hệ thống quản lý chưa được áp dụng một cách có khoa học và
triệt để, do đó khi thay đổi mơ hình quản lý theo mục tiêu, quy trình thường gặp nhiều khó khăn
* Ngun nhân:
Mơi trường bên trong:

Năng lực tài chính và nguồn nhân lực của các doanh nghiệp còn yếu, đặc biệt là nhận thức
của người lãnh đạo trong doanh nghiệp về lợi ích của việc tin học hóa cơng tác quản lý.

Các doanh ngiệp hiểu rõ được sự quan trọng trong việc ứng dụng tin học nhằm khai thác hữu
hiệu các phần mềm ứng dụng quản lý, công cụ giải pháp tổng thể nhằm giúp nâng cao năng suất, tối
ưu các hoạt động phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Nhiều doanh nghiệp áp dụng phần mềm quản lý không thành công lý do bởi họ áp dụng chưa
có hệ thống, quy trình chuẩn trước đó. Muốn thành cơng thì các doanh nghiệp cần có hệ thống quản lý
khi đó phần mềm quản lý chỉ là công cụ để thay thế hoạc động trên giấy sang hoạt động trên máy.

Môi trường bên ngồi:

Mơi trường kinh doanh cũng ngày càng mang tính cạnh tranh cao, những doanh nghiệp nào
sớm cải tiến trong khâu quản lý nhờ việc áp dụng CNTT thì coi như đã nắm được trong tay công cụ
cạnh tranh hữu hiệu.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tìm kiếm được các giải pháp CNTT phù hợp với nhu cầu
hoạt động của mình do các doanh nghiệp cung cấp ứng dụng, giải pháp CNTT thường nhắm đến các
doanh nghiệp lớn những người có khả năng chi trả số tiền lớn đáp ứng các dịch vụ CNTT phức tạp,

8


mà ít quan tâm đến phát triển các giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện kinh tế của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ

Chính sách hỗ trợ của nhà nước đã có song q trình thực hiện ko liên tục và ko nhất quán
khiến hiệu quả chính sách chưa cao.
* Giải pháp:

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc giảm chi phí đầu tư là cách tốt để doanh nghiệp
có đủ nguồn lực và tài chính để tin học hóa cơng tác quản lý. Hiện nay cũng đã có một số Cơng ty
phần mềm có dịch vụ cho thuê những phần mềm quản lý doanh nghiêp. Thay vì việc mua các doanh
nghiệp khơng có đủ tài chính có thể chuyển qua hướng thuê phần mềm.

Các doanh nghiệp cần phải xác định đúng được nhu cầu của mình. Xác định rõ tiêu chuẩn của
hệ thống CNTT mà doanh nghiệp cần đầu tư, khả năng mở rộng theo nhu cầu khi doanh nghiệp phát
triển, tính ổn định, và an tồn của hệ thống. Từ đó đưa ra giải pháp đầu từ phù hợp.

Ngồi ra cần chú trọng đến cơng tác đào tạo, nâng cao trình độ của nhân viên quản lý, nhất là

đối với nhân viên quản trị HTTT. Quan tâm đến các biện pháp đảm bảo an toàn và an ninh mạng
thông tin để tránh việc bị gián đoạn trong hoạt động

Có thể áp dụng hệ thống quản trị nhân sự, quản lý kinh doanh, quản trị sản xuất, và tổng thể
hơn nữa là hệ thống ERP-hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, có thể thực hiện từng phần nhưng phải
việc lựa chọn giải pháp và nhà cung cấp phải có tính tổng thể để phù hợp với q trình phát triển của
doanh nghiệp.
Câu bổ sung 2: Những mối lợi thu được khi tin học hóa cơng tác quản lý Quan hệ khách hàng;
quản lý kế toán, quản lý nhân sự, quản lý vật tư tại doanh nghiệp?
* Quản lý quan hệ khách hàng:

Có cái nhìn tồn diện về khách hàng (bao gồm các thông tin về lịch sử tài khoản, liên hệ, các
lần giao dịch với khách hàng,…) phục vụ cho công việc kinh doanh;

Dễ dàng cho việc khai thác dữ liệu khách hàng tiềm năng để tìm kiếm thêm khách hàng mới;
lưu trữ thông tin khách hàng khi nhân viên nghỉ việc.

Giảm thiểu thời gian vào công việc quản lý, báo cáo nhanh chóng, dẫn đến giảm thời gian vào
cơng việc tìm kiếm, thu hút khách hàng tiềm năng cũng như thỏa mãn nhu cầu khách hàng hiện có;

Dễ dàng cho việc theo dõi, đánh giá mức độ hiệu quả của nhân viên kinh doanh cũng như dự
đoán, dự báo được doanh số ở hiện tại và triển vọng của doanh nghiệp.

Thông tin quan trọng không chia sẻ giữa các nhân viên và lãnh đạo; giảm thiểu rủi ro khi
phản hồi của khách hàng bị bỏ sót hoặc bị lãng quên trong quá trình quản lý
* Quản lý nhân sự:

Sự hoạt động nhất quán giữa bộ phận nhân sự và bộ phận tiền lương giúp quá trình tính lương
khơng xảy ra tình trạng sai sót do chưa cập nhật các thông số kịp thời cho các nhân viên.


Q trình tính lương diễn ra nhanh chóng, chính xác giúp tiết kiệm được thời gian và các chi
phí phát sinh không cần thiết.

Lưu trữ hồ sơ nhân sự tập trung tạo cho việc quản lý, tìm kiếm, tổng hợp, báo cáo số liệu một
cách kịp thời, nhanh chóng; tránh được tình trạng thất lạc hồ sơ như theo quản lý theo dạng thủ cơng
trước đây.

Lãnh đạo doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng, chính xác hơn về tồn cảnh nguồn nhân lực để có
cơ sở đưa ra được những những chiến lược, chính sách đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển của
doanh nghiệp.

Đáp ứng mọi nhu cầu phức tạp nhất trong việc tính tốn lương do tích hợp hệ thống cơng thức
lương hồn tồn động, giúp người dùng tùy biến theo yêu cầu khi cần thiết.

Cung cấp đầy đủ các báo cáo theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp cũng như các loại báo
cáo tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước một cách hiệu quả, nhanh chóng và chính xác.

Tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực làm việc đồng thời đây là nền tảng giúp doanh nghiệp
dần tin học hóa nghiệp vụ quản lý.
* Quản lý kế toán :

Nếu như trước đây khi kế tốn viên cộng sổ kế tốn sai thì tồn bộ các báo cáo tài chính, quản
trị có liên quan đều phải được lập lại từ đầu và thời gian tiêu tốn cho việc này có thể mất vài ngày,

9


thậm chí tới một tuần để hồn thành, thì nay người sử dụng có thể giảm tối đa thời gian lãng phí vào
việc chỉnh sửa dữ liệu, sổ sách, báo cáo từ vài ngày xuống cịn vài phút.


Cơng tác kế tốn thủ cơng địi hỏi cần nhiều nhân sự làm kế tốn. Việc tiến hành tin học hóa
làm cho các cơng đoạn tính tốn, lưu trữ, tìm kiếm và kết xuất báo cáo nên tiết kiệm được nhân sự và
thời gian, chính điều này đã góp phần tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Tồn bộ hệ thống sổ sách của doanh nghiệp được in ấn sạch sẽ (không bị tẩy xóa), đẹp và nhất
quán theo các chuẩn mực quy định. Điều này giúp doanh nghiệp thể hiện được tính chuyên nghiệp của
mình với các khách hàng, đối tác và đặc biệt là các nhà tài chính, kiểm tốn và đầu tư. Đây là một yếu
tố có giá trị khi xây dựng một thương hiệu cho riêng mình.

Tồn bộ hệ thống tích hợp chặt chẽ với nhau tạo ra một mơi trường làm việc cộng tác và cũng
biến đổi cả văn hóa làm việc của doanh nghiệp theo chiều hướng chuyên nghiệp và tích cực hơn.
* Quản lý vật tư

Chi phí vật tư là phần cấu thành nên chi phí sản xuất nên địi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ
vễ mặt số lượng, giá trị vật liệu nhập-xuất kho. Cơng tác tổ chức kế tốn vật tư rất cần thiết cho mỗi
doanh nghiệp để quản lý chặt chẽ chi phí đầu vào và lập kế hoạch điều tiết hàng tồn kho để phù hợp
với quy trình sản xuất diễn ra liên tục, thường xuyên.

Tin học hóa bằng các phần mềm kế toán vật tư sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được
nguồn nhân lực, q trình hạch tốn diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và chi phí quản lý
doanh nghiệp.
Câu bổ sung 3: Các thành viên tham gia dự án phát triển một HTTT quản lý sinh viên, quản lý
nhân sự, quản lý tài sản,… nhiệm vụ của mỗi thành viên dự án?

Những người ra quyết định: họ kiểm soát các nguồn lực được dùng trong hệ thống. Họ có
quyền lực tác động vào việc phát triển HT. Họ có tiếng nói quyết định trong việc lựa chọn mục tiêu
cũng như tiến hành thực hiện HT mới. Đó là bộ phận lãnh đạo cao nhất của tổ chức.

Những nhà quản lý: trơng coi q trình phát triển hoặc vận hành HT. Học là đại diện, ở thứ
bậc thấp hơn, của những người ra quyết định. Họ lao động trong sự hợp tác với các phân tích viên.


Phân tích viên và thiết kế viên: phân tích thiết kế và cài đặt HT trong sự cộng tác với các nhà
ra quyết định và các nhà quản lý.

Người sử dụng cuối: tương tác với HT theo sự cần thiết hoặc tùy chọn. Họ sử dụng đầu ra của
HT. Họ tiếp xúc trực tiếp với HT trong những khoảng thời gian ngắn. Đó là những người sử dụng tạo
các giao diện vào/ra của HT, những nhà quản lý mà HT đang được xây dựng cho họ.

Người sử dụng- thao tác viên: là những người mà vai trò, nhiệm vụ của họ là gắn liền với HT
khi nó trở thành tác nghiệp được. Họ tạo ra các đầu vào Input hoặc nhận các đầu ra từ HT Outputs để
đưa cho những người sử dụng cuối.

Những người sử dụng gián tiếp: đó là những người chịu ảnh hưởng gián tiếp của HT như sử
dụng nguồn lực hiếm, ảnh hưởng xã hội…

Các lập trình viên: chịu trách nhiệm xây dựng các chi tiết của cấu trúc HT.

Các hướng dẫn viên: hướng dẫn cho những người sử dụng, thao tác viên hoặc các nhóm
người khác cách thức sử dụng HT.
Câu 7: Với tư cách là người thiết kế và xây dựng dự án phần mềm “Quản lý hoạt động của thư
viện”, quản lý sinh viên, quản lý nhân sự,….
Hãy thiết kế (vẽ) hệ thống menu chức năng cho phần mềm trên
Hãy vẽ mẫu cho một báo cáo tổng hợp ….
Trình bày các bước để xây dựng hệ thống menu chức năng do bạn vừa thiết kế bằng ngơn ngữ
lập trình c#
Trình bày các bước để thiết kế và hiển thị báo cáo trong C# sử dụng Crystan report
1.
Phần mềm Thư viện
-


Menu chức năng: (Kiểu menuStrip dạng đổ xuống)

10


Hệ thống
Trang chủ
Đăng
nhập
Quản lý
người dùng
Đăng xuất
Thoát

Doanh
mục

Hỗ trợ

Tra cứu
Quản lý độc
giả
Quản lý nhà
cung cấp

Thống kê - Báo
cáo

Liên hệ


Thống kê tổng
hợp

Hướng dẫn
sử dụng

Báo cáo về
độc giả
Báo cáo về tài
liệu

Quản lý tài liệu
Quản lý tác
giả

Báo cáo về tài
liệu mượn
Báo cáo về
độc giả mượn

Quản lý mượn
trả

Báo cáo phiếu
mượn quá hạn
o

Mẫu một báo cáo tổng hợp:
Báo cáo danh sách độc giả


11


o

Báo cáo danh sách phiếu mượn quá hạn đã trả

12


o

Báo cáo danh sách tài liệu

13


o

Báo cáo danh tài liệu đã mượn

Các bước xây dựng hệ thống menu chức năng bằng C#:
(Kiểu chung:

14


B1: Thêm một form mới vào dự án và được thiết kế là form chính khởi động đầu tiên
B2: Chọn điều khiển Menustrip trong Toolbox và định vị vào phần trên cùng của form
B3: Soạn thảo nội dung cho form menu bằng cách lựa chọn kiểu của một đề mục trong menu của hộp

ComboBox tương ứng gồm: MenuItem, ComboBox, Separator, Texbox. Sau đó nhập nội dung vào ơ
Type Here. Soạn thảo các menu cấp cao rồi tiếp tục với các cấp thấp hơn

Menu Hệ thống gồm các menu con: Đăng nhập, quản lý người dùng, kết thúc

Menu Danh mục gồm các menu con…

Menu Quản lý mượn sách gồm các menu con…

Menu Báo cáo gồm các menu con…

Menu Trợ giúp gồm các menu con: giới thiệu, hướng dẫn sử dụng
B4: Gán biểu tượng cho mỗi Menu bằng cách nháy phải chuột vào mục menu tương ứng “Set
image…” rồi lựa chọn biểu tượng phù hợp trong thư viện đã được import
B5: Lập trình menu cấp thấp nhất bằng cách nháy đúp chuột vào mục tương ứng để hiện ra cửa sổ
coding chứa thủ tục phù hợp.
)

B1: Tạo một form mới, form này là form chính khởi động đầu tiên.

B2: Chọn Menustrip trong toolbox, định vị vào phần trên cùng của form

B3: Soạn thảo nội dung : Hệ thống..bằng cách nhập vào Type Here. Tương tự với các mục
menu cấp tương đương như Doanh mục, Báo cáo và Trợ giúp.
Kích vào menu Hệ thống: soạn thảo menu tiếp tục cấp thấp hơn bằng cách nhập nội dung vào
Type Here bên dưới menu Hệ thống: Trang Chủ, Quản lý người dùng, Thoát, Đăng Nhập, Đăng xuất,..
Kích vào menu Doanh mục, thêm các menu cấp dưới bằng cách nhập nội dung menu vào
Type Here (tương tự menu Hệ thống): Tra cứu, Quản lý Độc giả, Quản lý nhà Cung cấp, Quản lý tài
liệu, Quản lý tác giả, Quản lý mượn trả.
Kích vào menu Hỗ trợ, thêm các menu cấp dưới bằng cách nhập nội dung menu vào Type

Here (tương tự menu Hệ thống): Liên hệ, Hướng dẫn sử dụng.
Kích vào menu Thống kê – Báo cáo, thêm các menu cấp dưới bằng cách nhập nội dung menu
vào Type Here (tương tự menu Hệ thống): Thống kê tổng hợp, Báo cáo về độc giả, Báo cáo về tài liệu,
Báo cáo về tài liệu mượn, Báo cáo về độc giả mượn, Báo cáo phiếu mượn quá hạn.

B4: Gán biểu tượng cho mỗi Menu bằng cách nháy phải chuột vào mục tương ứng, chọn Set
image. Lựa chọn trong thư viện đã được cập nhật trước đó

B5: Lập trình menu cấp thấp nhất → nháy đúp chuột vào mục tương ứng để hiện ra cửa số
coding.
Trong cửa sổ coding, để hiện thị form tương ứng khi chọn các menu cấp thấp nhất, ta sử dụng câu
lệnh sau:
frm f = new frm();
f.show();
Trong đó, frm là tên form muốn mở. Ví dụ, Với menu Doanh mục, khi muốn click vào menu cấp thấp
nhất là Danh mục Độc Giả, ta làm như sau:
frmDG f new frmDG();
f.show();
với frmDG là form quản lý độc giả đã thiết kế từ trước.
Ngoài ra, trong menu Hệ thống có menu cấp thấp là Thốt, với chức năng đóng ứng dụng, ta
có mở cửa sổ coding của menu này và thực hiện lệnh code sau:
Application.Exit();
2.

Phần mềm quản lý Sinh viên

-

Menu chức năng:


15


Hệ thống
Trang chủ
Đăng nhập
Quản lý người
dùng

Doanh mục
Tra cứu
Quản lý Khoa

Hỗ trợ
Liên hệ
Hướng dẫn
sử dụng

Thống kê - Báo cáo
Báo cáo sinh viên theo
Khoa
Báo cáo sinh viên theo lớp
chuyên ngành

Đăng xuất

Quản lý Chuyên
ngành

Báo cáo sinh viên theo hệ

đào tạo

Thoát

Quản lý hệ đào
tạo

Báo cáo sinh viên theo khố
Báo cáo sinh viên theo
tình trạng học lực

Hồ sơ sinh viên

Báo cáo sinh viên đã tốt
nghiệp
-

Mẫu một báo cáo tổng hợp:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
THỐNG KÊ DANH SÁCH SINH VIÊN THEO LỚP CHUYÊN NGÀNH
Lớp chuyên ngành:
Khoa:
Hệ đào tạo:
Khóa:
Ngày cập nhật: …/…/……
STT Mã SV Tên SV Ngày sinh Địa chỉ Quê quán SĐT Email Ghi chú

1

Tổng số sinh viên: …… sinh viên

Hà Nội, ngày … tháng … năm ……
Người phê duyệt
Người lập báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
(Ký và ghi rõ họ tên)

Các bước xây dựng hệ thống menu chức năng bằng C#:

B1: Tạo một form mới, form này là form chính khởi động đầu tiên.

B2: Chọn Menustrip trong toolbox, định vị vào phần trên cùng của form

B3: Soạn thảo nội dung : Hệ thống..bằng cách nhập vào Type Here. Tương tự với các mục
menu cấp tương đương như Doanh mục, Báo cáo và Trợ giúp.
Kích vào menu Hệ thống: soạn thảo menu tiếp tục cấp thấp hơn bằng cách nhập nội dung vào
Type Here bên dưới menu Hệ thống: Trang Chủ, Quản lý người dùng, Thốt, Đăng Nhập, Đăng xuất,..
Kích vào menu Doanh mục, thêm các menu cấp dưới bằng cách nhập nội dung menu vào
Type Here (tương tự menu Hệ thống): Tra cứu, Quản lý Khoa, Quản lý Chuyên ngành, Quản lý hệ đào
tạo, Hồ sơ sinh viên
Kích vào menu Hỗ trợ, thêm các menu cấp dưới bằng cách nhập nội dung menu vào Type
Here (tương tự menu Hệ thống): Liên hệ, Hướng dẫn sử dụng.

16


Kích vào menu Thống kê – Báo cáo, thêm các menu cấp dưới bằng cách nhập nội dung menu
vào Type Here (tương tự menu Hệ thống): Báo cáo sinh viên theo Khoa, Báo cáo sinh viên theo lớp
chuyên ngành, Báo cáo sinh viên theo hệ đào tạo,….

B4: Gán biểu tượng cho mỗi Menu bằng cách nháy phải chuột vào mục tương ứng, chọn Set

image. Lựa chọn trong thư viện đã được cập nhật trước đó

B5: Lập trình menu cấp thấp nhất → nháy đúp chuột vào mục tương ứng để hiện ra cửa số
coding.
Trong cửa sổ coding, để hiện thị form tương ứng khi chọn các menu cấp thấp nhất, ta sử dụng câu
lệnh sau:
frm f = new frm();
f.show();
Trong đó, frm là tên form muốn mở. Ví dụ, Với menu Doanh mục, khi muốn click vào menu cấp thấp
nhất là Danh mục Độc Giả, ta làm như sau:
frmKhoa f new frmKhoa();
f.show();
với frmDG là form quản lý khoa đã thiết kế từ trước.
Ngồi ra, cịn một số menu cấp thấp đặc biệt như trong menu Hệ thống có menu cấp thấp là
Thốt, với chức năng đóng ứng dụng, ta có mở cửa sổ coding của menu này và thực hiện lệnh code
sau:
Application.Exit();
3.

Phần mềm quản lý Nhân sự

-

Menu chức năng:

Hệ thống

Quản lý

Trang chủ

Đăng nhập
Quản lý
người dùng
Đăng xuất

Quản lý
nhân viên
Quản lý chấm
công

Hỗ trợ

Doanh mục

Liên hệ
Hướng dẫn
sử dụng

Danh mục
phòng ban

Báo cáo
nhân viên
Báo cáo
tiền lương

Danh mục hợp
đồng

Quản lý tính

lương

Danh mục khen
thưởng

Thốt

-

Danh mục
chức vụ

Báo cáo

Danh mục kỷ
luật

Mẫu một báo cáo tổng hợp:

Số 27, Xã Đàn, Hà Nội
Cơng ty ABC
STT

Mã NV

Tên NV

Danh Sách Nhân Viên
Ngày sinh Phịng
ban


Chức vụ

SDT

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2017
Người lập

Người duyệt

17

Email


Các bước xây dựng hệ thống menu chức năng bằng C#:

B1: Tạo một form mới, form này là form chính khởi động đầu tiên.

B2: Chọn Menustrip trong toolbox, định vị vào phần trên cùng của form

B3: Soạn thảo nội dung : Hệ thống..bằng cách nhập vào Type Here. Tương tự với các mục
menu cấp tương đương như Quản lý, Hỗ trợ, Danh mục, Báo cáo.
Kích vào menu Hệ thống: soạn thảo menu tiếp tục cấp thấp hơn bằng cách nhập nội dung vào
Type Here bên dưới menu Hệ thống: Trang Chủ, Quản lý người dùng, Thốt, Đăng Nhập, Đăng xuất,..
Kích vào menu Doanh mục, thêm các menu cấp dưới bằng cách nhập nội dung menu vào
Type Here (tương tự menu Hệ thống): Doanh mục chức vụ, phòng ban, hợp đồng, khen thưởng, kỷ
luật
Kích vào menu Hỗ trợ, thêm các menu cấp dưới bằng cách nhập nội dung menu vào Type
Here (tương tự menu Hệ thống): Liên hệ, Hướng dẫn sử dụng.

Kích vào menu Báo cáo, thêm các menu cấp dưới bằng cách nhập nội dung menu vào Type
Here (tương tự menu Hệ thống): Báo cáo nhân viên, Báo cáo tiền lương,,,
Kích vào menu Quản lý, thêm các menu cấp dưới bằng cách nhập nội dung menu vào Type
Here (tương tự menu Hệ thống): Quản lý nhân viên, Chấm cơng, Tính lương,…

B4: Gán biểu tượng cho mỗi Menu bằng cách nháy phải chuột vào mục tương ứng, chọn Set
image. Lựa chọn trong thư viện đã được cập nhật trước đó

B5: Lập trình menu cấp thấp nhất → nháy đúp chuột vào mục tương ứng để hiện ra cửa số
coding.
Trong cửa sổ coding, để hiện thị form tương ứng khi chọn các menu cấp thấp nhất, ta sử dụng câu
lệnh sau:
frm f = new frm();
f.show();
Trong đó, frm là tên form muốn mở. Ví dụ, Với menu Quản lý, khi muốn click vào menu cấp thấp
nhất là Quản lý nhân viên, ta làm như sau:
frmNV f new frmNV();
f.show();
với frmNV là form quản lý nhân viên đã thiết kế từ trước.
Ngồi ra, cịn một số menu cấp thấp đặc biệt như trong menu Hệ thống có menu cấp thấp là
Thốt, với chức năng đóng ứng dụng, ta có mở cửa sổ coding của menu này và thực hiện lệnh code
sau:
Application.Exit();
4.

Phần mềm quản lý Khách sạn

-

Menu chức năng:


18


Hệ thống
Trang chủ

Danh mục
khách hàng

Đăng nhập
Quản lý
người dùng

Danh mục
phòng

Đăng xuất

Quản lý đặt
phịng

Thốt
-

Doanh mục

Chức
năng


Hỗ trợ
Liên hệ

Th
phịng

Hướng
dẫn sử
dụng

Trả
phịng

Thống kê - Báo
cáo
Báo cáo tổng hợp
doanh thu thuê phòng
Báo cáo các phòng đã
đặt
Báo cáo các dịch vụ

Sử dụng
dịch vụ

Sử dụng dịch
vụ

Mẫu một báo cáo tổng hợp:

Các bước xây dựng hệ thống menu chức năng bằng C#:


B1: Tạo một form mới, form này là form chính khởi động đầu tiên.

B2: Chọn Menustrip trong toolbox, định vị vào phần trên cùng của form

B3: Soạn thảo nội dung : Hệ thống..bằng cách nhập vào Type Here. Tương tự với các mục
menu cấp tương đương như Danh mục, Hỗ trợ, Chức năng, Thống kê – Báo cáo
Kích vào menu Hệ thống: soạn thảo menu tiếp tục cấp thấp hơn bằng cách nhập nội dung vào
Type Here bên dưới menu Hệ thống: Trang Chủ, Quản lý người dùng, Thoát, Đăng Nhập, Đăng xuất,..
Kích vào menu Doanh mục, thêm các menu cấp dưới bằng cách nhập nội dung menu vào
Type Here (tương tự menu Hệ thống): Danh mục khách hàng, danh mục phịng, quản lý đặt phịng, sử
dụng dịch vụ
Kích vào menu Hỗ trợ, thêm các menu cấp dưới bằng cách nhập nội dung menu vào Type
Here (tương tự menu Hệ thống): Liên hệ, Hướng dẫn sử dụng.

19


Kích vào menu Thống kê - Báo cáo, thêm các menu cấp dưới bằng cách nhập nội dung menu
vào Type Here (tương tự menu Hệ thống): Báo cáo tổng hợp doanh thu thuê phòng, Báo cáo các
phòng đã đặt, Báo cáo các dịch vụ,..
Kích vào menu Chức năng, thêm các menu cấp dưới bằng cách nhập nội dung menu vào Type
Here (tương tự menu Hệ thống): Thuê phòng, trả phòng, sử dụng dịch vụ

B4: Gán biểu tượng cho mỗi Menu bằng cách nháy phải chuột vào mục tương ứng, chọn Set
image. Lựa chọn trong thư viện đã được cập nhật trước đó

B5: Lập trình menu cấp thấp nhất → nháy đúp chuột vào mục tương ứng để hiện ra cửa số
coding.
Trong cửa sổ coding, để hiện thị form tương ứng khi chọn các menu cấp thấp nhất, ta sử dụng câu

lệnh sau:
frm f = new frm();
f.show();
Trong đó, frm là tên form muốn mở. Ví dụ, Với menu Danh mục, khi muốn click vào menu cấp thấp
nhất là Danh mục khách hàng, ta làm như sau:
frmKH f new frmKH();
f.show();
với frmKH là form quản lý khách hàng đã thiết kế từ trước.
Ngoài ra, còn một số menu cấp thấp đặc biệt như trong menu Hệ thống có menu cấp thấp là
Thốt, với chức năng đóng ứng dụng, ta có mở cửa sổ coding của menu này và thực hiện lệnh code
sau:
Application.Exit();
5.

Phần mềm quản lý Thi trắc nghiệm

-

Menu chức năng:

Hệ thống

Trang chủ
Đăng nhập
Quản lý
người dùng

Quản lý đào tạo
Quản lý môn
thi

Quản lý
giảng viên

Hỗ trợ
Liên hệ
Hướng dẫn
sử dụng

Ngân hàng câu
hỏi
Phiên thi
Ca thi

Quản lý sinh
viên

Đăng xuất
-

Câu hỏi - Đề thi

Thoát

Mẫu một báo cáo tổng hợp:

20

Báo cáo kết
quả thi SV



Các bước xây dựng hệ thống menu chức năng bằng C#:

B1: Tạo một form mới, form này là form chính khởi động đầu tiên.

B2: Chọn Menustrip trong toolbox, định vị vào phần trên cùng của form

B3: Soạn thảo nội dung : Hệ thống..bằng cách nhập vào Type Here. Tương tự với các mục
menu cấp tương đương như Quản lý đào tạo, Hỗ trợ, Câu hỏi – Đề thi, Báo cáo kết quả thi SV
Kích vào menu Hệ thống: soạn thảo menu tiếp tục cấp thấp hơn bằng cách nhập nội dung vào
Type Here bên dưới menu Hệ thống: Trang Chủ, Quản lý người dùng, Thốt, Đăng Nhập, Đăng xuất,..
Kích vào menu Quản lý đào tạo, thêm các menu cấp dưới bằng cách nhập nội dung menu vào
Type Here (tương tự menu Hệ thống): Quản lý môn thi, Quản lý giảng viên, quản lý sinh viên
Kích vào menu Hỗ trợ, thêm các menu cấp dưới bằng cách nhập nội dung menu vào Type
Here (tương tự menu Hệ thống): Liên hệ, Hướng dẫn sử dụng.
Kích vào menu Câu hỏi – Đề thi, thêm các menu cấp dưới bằng cách nhập nội dung menu vào
Type Here (tương tự menu Hệ thống): Ngân hàng câu hỏi, Phiên thi, Ca thi

B4: Gán biểu tượng cho mỗi Menu bằng cách nháy phải chuột vào mục tương ứng, chọn Set
image. Lựa chọn trong thư viện đã được cập nhật trước đó

B5: Lập trình menu cấp thấp nhất → nháy đúp chuột vào mục tương ứng để hiện ra cửa số
coding.
Trong cửa sổ coding, để hiện thị form tương ứng khi chọn các menu cấp thấp nhất, ta sử dụng câu
lệnh sau:
frm f = new frm();
f.show();
Trong đó, frm là tên form muốn mở. Ví dụ, Với menu Quản lý đào tạo, khi muốn click vào menu cấp
thấp nhất là Quản lý môn thi, ta làm như sau:
frmMonThi f new frmMonThi();

f.show();
với frmMonThi là form quản lý môn thi đã thiết kế từ trước.

21


Ngồi ra, cịn một số menu cấp thấp đặc biệt như trong menu Hệ thống có menu cấp thấp là
Thốt, với chức năng đóng ứng dụng, ta có mở cửa sổ coding của menu này và thực hiện lệnh code
sau:
Application.Exit();
6.

Phần mềm quản lý Bán thuốc

-

Menu chức năng:

Hệ thống
Trang chủ
Đăng nhập
Quản lý
người dùng
Đăng xuất
Thoát

Doanh mục
Doanh mục
Thuốc
Danh mục Nhà

cung cấp

Hỗ trợ
Liên hệ
Hướng
dẫn sử
dụng

Quản lý bán
hàng

Thống kê - Báo cáo
Báo cáo tổng hợp doanh
thu bán hàng
Báo cáo tồn kho thuốc
Tổng hợp thuốc hết hạn

Quản lý nhập
hàng

22


-

Mẫu một báo cáo tổng hợp

:
7.


Phần mềm quán Cafe

-

Menu chức năng:

-

Mẫu một báo cáo tổng hợp:

23


CÔNG TY TNHH ABC
BẢNG LƯƠNG NHÂN VIÊN
Tháng: … Năm: …
Ngày cập nhật: …/…/……
STT


NV

Tên
NV

Chức
vụ

Lương CB


Hệ số lương

Số ngày nghỉ

Lương

1

TỔNG CỘNG

Người phê duyệt
(Ký và ghi rõ họ tên)

8.

… ngày

…………VNĐ

Hà Nội, ngày … tháng … năm
……
Người lập báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trình bày các bước để thiết kế và hiển thị báo cáo trong C# sử dụng Crystal Report

+
B1: Kích chuột phải vào thư mục Report, chọn Add new item, tạo một Crystal report mới (đặt
tên là rptThongKeSach). Chọn As a blank report -> OK
+

B2: Kích chuột phải vào Database fields, chọn Database expert, chọn Create new connection > Chọn OLEDB(ADO) -> chọn Microsoft OLE DB Provider for SQL server -> Next -> Chọn đường
dẫn đến Database tương ứng, nhập tên đăng nhập và password (nếu có) -> Finish
+
B3: Add Data source to Report, chọn Add new command để viết câu lệnh SQL
Trong cửa sổ Add command to report ở phần Enter sql query in the box below, nhập câu lệnh sql, truy
vấn đến những trường cần trong báo cáo
VD: in danh sách sinh viên trong quản lý sinh viên
Select * from SINHVIEN Sau đó OK→ OK
+
B4: Thiết kế mẫu báo cáo: trong hộp Toolbox sử dụng các thiết kế Text object, Box object,
Line object để thiết kế báo cáo
- Tên báo cáo, tiêu đề trang, chi tiết báo cáo, phần cuối mỗi trang báo cáo, cuối báo cáo
- Thêm Parameter Field, Fomula Field
+
B4.2: Ở phần database field command: kéo thả các trường tương ứng vào phần section 3
(details)
+
B5: Tạo form mới đặt tên frmPreviewReport. Trong hộp Toolbox chọn Crystal report view,
kéo thả vào toàn bộ khoảng trắng vảo form mới tạo. viết câu lệnh sau để gọi báo cáo:
public frmDMHHViewer(rptBH rpt)
{
InitializeComponent();
crystalReportViewer2.ReportSource = rpt;
}
+
B6: Kích đúp vào menu gọi báo cáo tương ứng để hiện ra cửa sổ coding
+
B7: Tại cửa sổ coding, viết các code truyền lệnh và hiển thị báo cáo
SqlConnection conn = new SqlConnection(ChuoiKn);
conn.Open();

string sql = "SELECT * FROM tblSinhVien ";
SqlCommand command = new SqlCommand(sql, conn);

24


SqlDataAdapter adapter = new SqlDataAdapter(command);
DataTable table = new DataTable();
adapter.Fill(table);
InSinhVien rpt = new InSinhVien();
rpt.SetDataSource(table);
frmInSV f = new frmInSV();
f.crystalReportViewer1.ReportSource = rpt;
f.ShowDialog();
//
sql = "Select MaHH, TenHH, Dvt, dgVnd, Sanxuat from tblDMHH where MaNhom=N'"
+comGT.Text+"'" ;
da = new SqlDataAdapter(sql, conn);
dtreport.Clear();
da.Fill(dtreport);
rptBH rpt = new rptBH();
rpt.SetDataSource(dtreport);
rpt.DataDefinition.FormulaFields["MaNhom"].Text = "'" + comGT.Text + "'";
frmDMHHViewer f = new frmDMHHViewer(rpt);
f.Show();
//
Một số công thức thường dùng trong báo cáo:

Hiển thị ngày tháng năm của ngày lập báo cáo: kích chuột phải vào Formular Field, chọn new.
Đặt tên các Formular là Ngay với câu lệnh : Day(ToDay()). Kiểm tra câu lệnh, nếu ko có lỗi sai thì

lưu lại. Làm tương tự với Thang và Nam với câu lệnh Month(Today()) và Year(ToDay()). Chọn các
công thức trong Formular, kéo thả vào những chỗ cần thiết.

Với cột số thứ tự trong bảng báo cáo, ta chọn Record Number trong Special Fields
Đếm trang báo cáo (Trang thứ … trong báo cáo ): chọn page N of M trong Special Fields
Ví dụ in báo cáo sau:

25


×