Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Loài vật trong tiếng gọi nơi hoang dã và nanh trắng của jack london

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.04 KB, 22 trang )


1

Loài vật trong Tiếng gọi nơi hoang dã và Nanh
trắng của Jack London

Trần Thị Lệ

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Văn học
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài; Mã số: 60 22 30
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Huy Bắc
Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Tổng quan về vai trò đặc biệt của loài vật trong sáng tác của Jack London.
Chứng minh một thế giới nhân vật loài vật đa dạng và trình bày vị trí của hình tượng
chó sói, dấu ấn ngụ ngôn cũng như cách tái hiện nhân vật trong tiểu thuyết của Jack
London. Chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Jack
London.

Keywords. Tiểu thuyết; Văn học nước ngoài; Nghiên cứu văn học


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Jack London (1876 – 1916) là một trong những đại biểu xuất sắc của nền văn
học tiến bộ Hoa Kỳ vào những thập niên cuối của thế kỉ XIX đầu XX. Tuy cuộc đời
ngắn ngủi nhưng con người của hai thế kỉ này đã trải qua nhiều biến chuyển phức
tạp trong đời sống xã hội nước Mỹ và để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ. Tác
phẩm của Jack London được dịch ra nhiều thứ tiếng và có mặt ở Việt Nam vào
những năm sáu mươi của thế kỉ XX. Mặc dù được nhiều bạn đọc yêu mến nhưng
cho đến nay các công trình nghiên cứu về Jack London vẫn chưa được quan tâm


đúng mực, chỉ với một luận án, vài luận văn và một số công trình nghiên cứu,
chừng đó chưa thể khám phá hết giá trị tác phẩm của Jack London cũng như chưa
tương xứng với sự đóng góp của nhà văn cho nền văn học thế giới.
Trong tiểu thuyết của Jack London thì Nanh trắng và Tiếng gọi nơi hoang dã
là hai tác phẩm tiểu biểu cho hình tượng loài vật. Việc đưa các con vật vào
chuyện kể không còn là mảnh đất mới mẻ đối với nhà văn và bạn đọc. Nhưng từ
khi sinh mệnh của những con chó sói trong mỗi cuốn truyện của Jack London ra
đời đã thu hút, say mê với bất cứ ai yêu mến văn học. Và người ta không thể

2
không tìm hiểu về những gì đã hấp dẫn họ. Tuy nhiên việc chúng tôi lựa chọn
hình tượng loài vật trong tác phẩm của Jack London làm cơ sở nghiên cứu đề tài
chủ yếu xuất phát từ những lí do sau:
Thức nhất, so sánh với các nhà văn trước đó, với những cây bút cùng thời và
tại thời điểm này thì Jack London vẫn là một nhà văn xuất sắc đã xây dựng được
hình tượng chó sói gắn liền với tên tuổi của mình. Thứ hai, chúng ta không thể
phủ nhận rằng đã có những quan niệm, những cách tân mới mẻ từ các câu chuyện
về loài vật của Jack London. Nhà văn không chỉ qua những con sói để tái hiện đời
sống con người mà quan trọng hơn, ông đã hướng ngòi bút vào chiều sâu tâm lí,
để nhân vật là những con vật trở thành một thực thể sống động, biết lắng nghe,
cảm nhận cuộc đời.


Bên cạnh đó, trên văn đàn nghệ thuật thế giới những năm gần đây, mảng đề tài
về loài vật đã trở nên vắng bóng, thay vào đó là xu hướng khai thác đời sống, chiều
sâu tâm tư con người, đáp ứng thị hiếu của độc giả. Với đề tài: “Loài vật trong tiểu
thuyết Nanh trắng và Tiếng gọi nơi hoang dã của Jack London”, chúng tôi mong
muốn góp tiếng nói đánh thức mảng văn học dường như đang đi vào quên lãng.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Tiếng gọi nơi hoang dã và Nanh trắng là hai cuốn tiểu thuyết ghi dấu tên tuổi J.

London. Do đó có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về các văn bản này trên nhiều
phương diện từ hình tượng, hiện thực, thi pháp,…Song mảng tài liệu nghiên cứu về
loài vật trong sáng tác của Jack London vẫn chủ yếu được trình bày xen kẽ, rải rác
trong một số bài viết: Những nhận định đặc trưng phong cách J. London của tác giả
Đỗ Đức Dục [20]; Vài nét về nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của Đào Duy Hiệp
[28]; Tác giả Lê Nguyên Cẩn có bài viết về J. London và hình tượng con chó Buck. Và
một số công trình nghiên cứu tổng hợp của tác giả Lê Đình Cúc về tác gia văn học Mỹ
[17]; Lê Huy Bắc với hồ sơ về con chó Buck [6]. Bên cạnh nguồn tài liệu tiếng Việt
còn có một nguồn tài liệu dồi dào từ tiếng nước ngoài của một số tác giả như: King
Hendricks, Ear Labor, Earl Wilcox, J. MeClintock,…là những gợi mở cho đề tài của
chúng tôi.


3
3. ĐỐI TƢỢNG, MỤC ĐÍCH, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhân vật loài vật trong hai cuốn tiểu thuyết:
Tiếng gọi nơi hoang dã và Nanh trắng. Từ hình tượng này, chúng tôi mở rộng khai
thác trên một số phương diện về nghệ thuật, tư tưởng của nhà văn.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Loài vật có một vai trò đặc biệt trong sáng tác của Jack London. Ngoài việc
chứng minh một thế giới loài vật đa dạng, luận văn còn đi sâu trình bày vị trí của hình
tượng chó sói, dấu ấn ngụ ngôn cũng như tái hiện nhân vật. Từ đó chỉ ra những đặc sắc
trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Jack London.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài: Loài vật trong Tiếng gọi nơi hoang dã và Nanh trắng, chúng tôi chủ
yếu tập trung vào ba vấn đề chính: phân loại kiểu nhân vật loài vật, tính ngụ ngôn và
vài nét về nghệ thuật xây dựng nhân vật.
3.3.2. Phạm vi tác phẩm

- Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sẽ khảo sát kĩ trên hai cuốn tiểu thuyết lớn
viết về loài vật của tác giả: Tiếng gọi nơi hoang dã [34] và Nanh trắng [35].
- Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo trên một số tác phẩm khác của J.London
để từ đó có sự nhìn nhận và đánh giá toàn diện hơn về vai trò, ý nghĩa của hình tượng
này trong quá trình sáng tác của nhà văn.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng và kết hợp cùng lúc nhiều phương
pháp nghiên cứu. Trong đó có ba phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thống kê hệ thống
- Phương pháp đối chiếu
- Phương pháp phân tích tổng hợp
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài: Loài vật trong Tiếng gọi nơi hoang dã
và Nanh trắng của Jack London được triển khai theo ba hướng tương ứng với ba
chương văn bản:
Chương 1: Kiểu nhân vật loài vật
Chương 2: Dấu ấn ngụ ngôn
Chương 3: Nhân vật qua xung đột và khắc họa tâm l


4

Chƣơng 1
KIỂU NHÂN VẬT LOÀI VẬT
1.1. Sói hóa chó nhà
1.1.1. Vị trí hình tượng chó – sói
Sự xuất hiện của thế giới loài vật trong hệ thống tác phẩm của Jack London tương
đối đa dạng. Mỗi con vật dù đứng với tư cách là hình tượng chính hay phụ, to lớn hay
bé nhỏ, xuất hiện dày đặc hay thoáng qua đều được nhà văn miêu tả với những nét đặc
trưng nhất. Tuy nhiên chúng tôi xét thấy J. London chủ yếu tập trung vào hai nhóm đối

tượng chính: Hình tượng chó sói và các loài vật hoang dã. Trong đó, chó sói là hình
tượng chủ đạo, xuất hiện với tần số dày đặc. Chúng góp mặt ở nhiều thể loại, phong
phú về môi trường sống, đa dạng về tính cách, phức tạp trong đời sống nội tâm.
Để rõ hơn vấn đề này,chúng tôi đưa ra đây bảng thông kê sơ bộ về hai cuốn tiểu
thuyết của Jack London hòng chứng mình vai trò, vị trí của hình tượng chó sói trong
đời sống văn học của nhà văn tài năng này.
Loài vật xuất hiện trong Tiếng gọi nơi hoang dã
Hình tƣợng trung tâm – Loài chó/sói
Loài vật khác
Vật nuôi
Hoang dã
Bán hoang dã
Vật nuôi
Hoang dã
Tút (Toots-chó ỉn
Nhật Bản)
Étkimô
(Husky)
Bấc
(Buck)

Thỏ Bắc Cực
Idaben (Ysabel-chó
lai Mexican)
Chó sói
(Wolf)
Cơli
(Curly)

Gấu đen

Enmô (Elmo-bố
Buck)

Đêvơ
(Dave)

Chồn Gulo
Sép (Shep-mẹ
Buck)

Xpít
(Spitz)

Sóc chuột


Xôn lếch
(Sol-lecks)

Nai rừng


Gô (Joe)

Dế


Bili (Billee)

Chim gõ kiến



Paicơ (Pike)

Ngỗng trời


Đớp (Dub)



5


Đôli (Dolly)




Tích (Teek)




Kuna (Koona)




Xkít (Skeet)





Ních (Nig)



Loài vật xuất hiện trong Nanh trắng

Hình tƣợng trung tâm – Loài chó/sói
Loài vật khác
Vật nuôi
Hoang dã
Bán hoang dã
Vật nuôi
Hoang dã
Cục mỡ
(Patty)
Chó sói
(Wolf)
Sói cái/Kiche
(She-wolf)

Hươu
Ếch
(Forg)
Sói xám
(Grey wolf)
Nanh trắng

(White fang)

Chim tuyết,
gõ kiến
Một tai (One Ear)
Một mắt
(One eye)


Thỏ
Quán quân
(Spanker)



Muỗi
Liplip
(Lip-lip)



Nhím
Baxic
(Baseek)



Gà rừng
Chó săn lông xù
(Setter dog)




Linh miêu
Chó xồm
(Mastiff dog)



Chồn thong
Cheroki
(Cherokee)



Sóc
Côli
(Collie)



Chũi
Đích



Chuột rừng

6
(Dick)


Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có một số điểm đáng lưu ý sau:
- Các kiểu nhân vật có sự phân bố khác nhau trong hai cuốn tiểu thuyết Ở Tiếng gọi
nơi hoang dã, kiểu hình tượng bán hoang dã chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Trong khi đó Nanh
trắng chủ yếu là những con vật nuôi. Từ kiểu phân bố hình tượng có phần chênh lệch
này cho thấy nhà văn đã ngầm đề xuất và lí giải một cách thuyết phục ý tưởng xây
dựng hành trình xuôi/ngược của văn minh và hoang dã. Sự phong phú của loài vật
hoang dã cũng như bán hoang dã là sức hút đối với Buck thì ở Nanh trắng những con
vật nuôi đã được thuần hóa lại đưa nó gần hơn với thế giới văn minh
- So với Hemingway, J. London không miêu tả một cách đa dạng về chủng loại.
Nhưng ở J. London chúng ta lại bắt gặp sự xuất hiện của những con sói lai. Dưới ngòi
bút của ông, chó sói mới trở thành một thực thế sống động.
- Loài chó – sói xuất hiện trong truyện của J. London thường có những xuất
thân rất cụ thể. J. London đã làm thay đổi quan niệm trước đây về hình ảnh những con
sói ma mãnh, quỷ quyệt và độc ác.
1.1.2. Hành trình theo bản năng
Hành trình theo bản năng diễn tả toàn bộ quá trình chuyển biến của Buck, từ một
con chó nhà hóa thành sói hoang. Có thể khái quát hành trình của Buck vào bốn giai
đoạn sau (tương ứng với bố cục của truyện). ): Giai đoạn 1: Vào cõi nguyên thủy
(chương I). Giai đoạn 2: Lao động và thách thức (chương II đến chương V). Giai đoạn 3:
Sức mạnh yêu thương (chương VI). Giai đoạn 4: Bi kịch hóa sói VII). Mỗi giai đoạn là
một giải thích, một minh chứng và kết luận thuyết phục của Jack London về vấn đề thích
nghi hay tiến hóa của xã hội loài sói mà cũng là xã hội loài người.
- Ở giai đoạn đầu Vào cõi nguyên thủy, Buck được tập trung miêu tả qua những chuyến đi
với các đia danh cụ thể và liên tục di chuyển. Sau mỗi chặng đường từ miền Nam ấm áp
cho tới phương Bắc lạnh giá, khốc liệt, Buck dần thích nghi với sự sống mới thông qua
những biến đổi về ngoài hình và các bài học sinh tồn.
- Sang tới giai đoạn 2: Lao động và thách thức, câu chuyện kể về Buck trở nên cuốn hút
bởi cùng với sự thích nghi ở Buck là các dấu hiệu “thoái trào”. Một trong những nguyên
nhân đẩy hành trình của đạt “cực điểm” chính là yếu tố bản năng. Theo quy trình này,

Jack London đã trình bày một cách thuyết phục sự đa dạng của các đặc tính trong tương

7
tác với môi trường. Và chỉ ra rằng không phải bất cứ sự thích nghi nào cũng đem tới
một kết quả tích cực.
- Giai đoạn 3: Sức mạnh yêu thương là đoạn hùng tráng nhất và cũng bi kịch nhất trong
cuộc đời của Buck. Tiếng gọi bản năng ở Buck không xuôi theo một dòng chảy tự nhiên
như nhiều sinh vật khác. Buck là con sói có xúc cảm và biết yêu thương. Bên cạnh việc
miêu tả những giằng xé trong đời sống nội tâm của Buck, nhà văn đã thể hiện sự đấu tranh
và khác vọng tự do ở loài vật mà cũng là của con người.
- Giai đoạn 4: Bi kịch hóa sói được tính từ cuộc xung đột của Buck với người Yeehats cho
đến cuối truyện. Hàng loạt cái chết của người và vật nằm la liệt đã mở ra bi kịch thực sự
của loài người mà Buck là một nan nhận, một sản phẩm tiêu biểu cho sự ngu muội, độc ác
của con người.
Hành trình của Buck không còn là một chuyến phiêu lưu kể từ khi Buck bắt cất
tiếng hú của một con sói đầu đàn. Bằng chính số phận của Buck, Jack London đã thức
tỉnh con người về giá trị của tình yêu thương đang ngày trở nên nhạt hóa ở người Mỹ nói
riêng và nhân loại nói chung.
1.2. Sói thuần hóa
1.2.1. Sự cám dỗ của văn minh
Sau thành công của Tiếng gọi nơi hoang dã, Jack London bắt tay vào viết Nanh
trắng. Từ ý đồ “đảo ngược lại quá trình” của tác giả cùng những mảng hiện thực ẩn
chứa trong mỗi tác phẩm, chúng ta có cơ sở để xác định kiểu hình tượng đặc biệt,
những con sói lai, tương ứng với hai cuộc hành trình: Buck đi vào hoang dã, Nanh
trắng hướng về văn minh. Trong số tất cả những đứa con tinh thần của J. London,
Nanh trắng bị nền văn minh cuốn hút hơn cả và đặc biệt nó lại ý thức được điều đó.
- Lực hấp dẫn đầu tiên và cũng là số một đối với Nanh trắng chính là con người. Ngay
từ lần đầu tiên tiếp xúc, sói con đã biểu lộ một nỗi sợ hãi mang tính thuần phục từ
trong tiềm thức. Sau này, sự cám dỗ đối với các đáng thần lình ngoài những yếu tố cụ
thể như lửa và thức ăn, Nanh trắng còn thể hiện sự ngưỡng mộ, yếu mến đối với con

người.
- Bên cạnh những cám dỗ mang tính hữu hình của văn minh, ở Nanh trắng còn tồn tại
một xúc cảm vô hình “một con sói biết nhớ văn minh”. Đây chính là sợi dây kéo Nanh
trắng quay trở về với lều trại của quanh người.

8
- Con đường đến với văn minh của Nanh trắng chỉ thực sự được định hình và xác
lập khi có sự xuất hiện của Weedon Scott. Văn minh luôn tỏa ra sức hút kì diệu và
ngày càng có sự tăng cấp trong suốt hành trình của con sói lai này. Trong đó tình yêu
là sự cám dỗ lớn nhất để Nanh trắng nỗ lực vượt lên bản năng giống nòi, áp chế dục
vọng và hóa thân trọn vẹn vào đời sống loài người.
J. London quả là bậc thầy trong việc phân tích những tầng bậc tâm lí phức tạp,
linh diệu của nhân vật đặc biệt này. Nhà văn luôn đứng từ lối nhìn của động vật, để
cho thấy cách mà loài vật nhìn nhận thế giới của chúng và cách mà chúng nhìn nhận
loài người. Đó là điểm khác biệt ở hình tượng sói của Jack London so với ngụ ngôn và
văn học truyền thống.
1.2.2. Rời bỏ bản năng
Việc “rời bỏ bản năng” mà chúng tôi trình bày được dựa trên lí thuyết của
Darwin: Những yếu tố tích cực trong khả năng nhận thức và thích nghi của loài vật
trong các hoàn cảnh sống mới. Jack London đã trình bày quá trình thuần hóa thuyết
phục và logic thông diễn biến sau:
- Thể hiện ở Nanh trắng là sự thuần phục, tự nguyện phục tùng các ý muốn của thần
linh. Nó là một con sói hiếm hói ngưỡng vọng và sùng bái con người như nhưng vị
thần linh.
- Ở Nanh trắng luôn tồn tại hai đặc tính đáng quý. Biết đánh giá và nhận xét cuộc
sống con người. Từ đó hình thành cho chú sói này khả năng tự điều chỉnh, thích ứng với
môi trường sống đặc biệt của các đáng thần linh.
- Nanh trắng là một con chó dành tình cảm đặc biệt cho con người ban đầu xuất phát
từ lửa và thức ăn. Nhưng kể từ khi gặp Widon Scott những cố gắng để đáp lại tình yêu
thương ở người chủ này là cao trào của sự quyết tâm rời bỏ bản năng ở Nanh trắng.

Quá trình đưa Nanh trắng từ thế giới hoang dã sang thế giới văn minh còn nói lên
một hành trình nhọc nhằn, kiên nhẫn của con người trong tiến trình thuần hóa các loài
vật hoang dã thành vật nuôi. Tuy nhiên ngoài việc diễn tả các chuyển biến thích nghi
của Nanh trắng, Jack London còn gián tiếp ngợi ca ý chí, nghị lực, tình yêu thương
mang đậm tính nhân văn trong mỗi hình tượng sói.

9

Chƣơng 2
DẤU ẤN NGỤ NGÔN
2.1. Giới thuyết tính ngụ ngôn
Tiểu thuyết loài vật của Jack London gần gũi với thể loại ngụ ngôn ở các đặc
trưng tiểu biểu như: Thế giới loài vật, tính giáo huấn đạo lí. Tuy nhiên các đặc trưng
của ngụ ngôn chỉ đóng vai trò là công cụ góp phần chuyển tải những ý đồ tư tưởng,
nghệ thuật của tác giả. Chúng tôi gọi những dấu ấn thể loại xuất hiện trong các văn
bản tự sự dài hơi này là tính ngụ ngôn.
2.2. Thế giới loài vật – bức tranh chân thực về con ngƣời
Hiện thực được khai thác trong những cuốn tiểu thuyết của Jack London bao giờ
cũng đối chọi, khốc liệt và tàn bạo. Đó là những đoàn người đầy đủ mọi thành phần
đang ồ ạt kéo vào Klondike tìm vàng.
-Ẩn chứa trong mỗi hình tượng sói là những tính cách, bi kịch, số phận con
người. Trong đó con người vừa là chủ nhân vừa là nạn nhân của toàn bộ tấn bi kịch.
- Trong khi truyện ngụ ngôn thường xuất hiện những con sói đánh mất niềm tin
trước con người thì ở tiểu thuyết Jack London người ta lại thấy một nghịch lí có phần
chua chát: con người phụ lại niềm tin yêu, sự phục tùng, hi sinh của sói.
- Sói với bản năng nguyên thủy của giống loài, nó còn là biểu tượng cho các thế
lực tư sản: Mạnh được yếu thua.
Qua bức tranh hiên thực có phần trần trụi và thẩm khốc, Jack London tỏ rõ một
thái độ bất mãn trước xã hội. Nhưng rõ ràng những gì ông thể hiện thì đó còn là một
cây bút lạc quan và nhiều hi vọng khi mà quy luật của cái mạnh dần được thay thế

bằng yếu tố tình thương. Buck và Nanh trắng chính là những ngọn nến nhỏ trong xã
hội Mỹ đang tắt dần hơi ấm tình người.
2.2. Chiều sâu giáo huấn đạo lí
2.2.1. Bài học về sinh tồn
Lẽ sinh tồn là thuật ngữ xuất hiện thường trực trong đời sống thường nhật và đi
vào văn chương của Jack London như một hệ quả tất yếu. Sự sống đối với Jack
London mà nói chính là đấu tranh để tồn tại.
Nhà văn một mặt thừa nhận sức mạnh mù quáng của tự nhiên đối với hành trình
đi tìm sự sống. Mặt khác ông ngợi ca sức sống bền bỉ, nghị lực phi thường tiềm ẩn

10
trong các cá thể xuất chúng. Ở Buck nhân tố bản năng đưa nó rơi vào các trạng thái
thoái trào về đạo đức nhưng cũng giúp nó thích nghi một cách nhanh chóng với hoàn
cảnh mới. Ở Nanh trắng yếu tố bản năng trì níu hành trình đến với văn minh nhưng lại
cho thấy những nỗ lực không ngừng trong toàn bộ hành trình thích nghi của loài sói
hoang dã thành chó nhà.
Jack London cũng luôn nhận định hiện thực trong mối tương quan giữa chủ thể
và hoàn cảnh. Xét về hình thức của Tiếng gọi nơi hoang dã và Nanh trắng thì đây là
hai cuốn tiểu thuyết độc lập nhưng khi đặt cạnh nhau chúng là một câu chuyện mà
nhân vật chính hóa thân vào hai trạng huống khác nhau. Hoàn cảnh sống càng khắc
nghiệt, vạn vật càng phải biến hóa mềm dẻo và hệ quả của sự tuân thủ các quy luật ấy
bao giờ cũng dẫn tới sự ra đời của các nét tính cách mới (bao gồm cả yếu tố tích cực
và tiêu cực). Buck và Nanh trắng của Jack Lodon đều được thừa nhận ở môi trường
mới. Những gì mà nhà văn thể hiện có thể đã không còn mới mẻ nhưng điều đáng nói
ở đây chính là thái độ sống tích cực của ông trước mọi hoàn cảnh.
2.3.2. Bài học về tình yêu thương
Truyện của Jack London lần đầu tiên đề cập đến những con sói biết yêu thương.
Nhà văn gần như đã thay đổi hoàn toàn quan niệm và ấn tượng tồn tại hàng ngàn năm
trong đời sống văn hóa tinh thần của loài người. Những con sói luôn là hình ảnh đáng
sợ, khôn ranh, xỏa quyệt, là biểu tượng khắc tinh với huyền thoại Ma cà rồng

(vampire) lại trở nên thân thiết, gần gũi dưới những trang văn của J. London.
Vì tình yêu thương chúng trở thành những đứa trẻ thơ ưa nũng nịu, chờ đợi những
cái vuốt ve yêu thương của chủ nhân.
Vì tình yêu thương chúng trở nên vi tha, hi sinh và đầy tin tưởng vào con người.
Từ những con sói hoang ngỡ chai sạn trước cuộc sống hoang dã nay hồi sinh,
chuyển biến cả thể xác lẫn tinh thần. Vì tình yêu thương chó sói đã trở thành một thực
thể sống động, có chiều sâu, tâm hồn và tính cách.
Hai hình tượng chính Buck và Nanh trắng xuất hiện ở hai cuốn tiểu thuyết khác
nhau, với hai lối rẽ đường đời cũng khác nhau nhưng lại cùng cho thấy sự nhất quán
trong quan niệm tình yêu thương của Jack London. Trước sau ông vẫn khẳng định: vì
con người yêu thương nên chúng trở thành những con sói tình nghĩa. Trong tính giáo
huấn thì tiểu thuyết của Jack London gần gũi với ngụ ngôn nhất đó là tính giản dị.


11
2.3. Đặc sắc trong việc chuyển hóa chất liệu ngụ ngôn vào thể loại tiểu thuyết
Truyện kể về loài vật của Jack London là sự kết kợp hài hòa giữa các đặc trưng của
ngụ ngôn và thể loại tiểu thuyết hiện đại, được thể hiện qua một số phương diện sau:
Xét về hình tượng, những con sói trong ngụ ngôn xuất hiện ở tình đơn chiều, chủ
yếu qua lời nói và hành động được nhân cách hóa thì ở Jack London hình tượng sói
được khắc họa đa diện, phức tạp. Những con sói có số phận đặc biệt dưới góc chiếu 3
chiều: quá khứ - hiện tại –tương lai, trong các mỗi quan hệ rộng lớn với thiên nhiên,
đồng loại con người.
Xét về xung đột, ngụ ngôn hướng vào các hành động với những xung đột mang
tính mô típ như tốt – xấu; thiện – ác đến tiểu thuyết loài vật của Jack London, ngoài
những xung đột với môi trường sống, đồng loại, con người, nhà văn còn xây dựng kiểu
xung đột bên trong: giữa lí trí và tình cảm; giữa khát vọng và bản năng.
Về phương diện kết câu, nhà văn đã tận dụng kết cấu gọn nhẹ, cô đọng của ngụ
ngôn trong đó mỗi chương là một màn diễn, một sự kiện cụ thể cùng hướng đến tinh
thần chung của tác phẩm. Mỗi nhân vật cũng được nhà văn giới thiệt tỉ mỉ qua các yếu

tố như: nguồn gốc xuất thân, hình dáng, các địa danh chúng đi qua. Ngoài ra còn có
một số đặc sắc về thi pháp như tính chân thực của hình tượng, vấn đề luân chuyển đa
dang điểm nhìn.
Có thể nói sự thành công lớn nhất của Jack London trong hai cuốn tiểu thuyết
Tiếng gọi nơi hoang dã và Nanh trắng là nghệ thuật xây dựng hình tượng. Chính vì
vậy, khi tìm hiểu những nét đặc sắc từ thể loại ngụ ngôn đến tiểu thuyết được biểu
hiện ở Jack London, luận văn của chúng tôi chủ yếu nhìn từ góc chiếu của nhân vật để
đi đến các phương diện khác của tác phẩm. Và nhận thấy rằng: Jack London là một
nhà văn cổ điển trong lối tư duy nhưng lại là một nhà cách tân lớn ở hình thức thể hiện
hiện đại.

12

Chƣơng 3
NHÂN VẬT QUA XUNG ĐỘT VÀ KHẮC HỌA TÂM LÍ

3.1. Khắc họa nhân vật thông qua xung đột
3.1.1. Đối sánh với con người
Con người với chiếc dùi cui trong tay đã trở thành biểu tượng cho sự đối
chọi hay khuất phục, yêu thương và thù hận trong cuộc chiến sinh tồn và thích nghi
của loài chó sói. Sự đối sánh với con người thể hiện rõ tính chất biến hóa trong nghệ
thuật tạo dựng xung đột ở Jack London. Trong đó có sự đậm nhạt, nhanh chậm khác
nhau trong mỗi tác phẩm, nhân vật, đoạn đời.
Tiểu biểu ở Nanh trắng là cuộc đối đầu với Smith kéo dài tới 40/300 trang
văn bản. So với Nanh trắng, xung đột trong Tiếng gọi nơi hoang dã xuất hiện bí ẩn, bất
ngờ và nhanh chóng đẩy nhân vật sang một trạng thái khác. Buck đang say sưa trong
tình yêu với chủ nhận nhưng chỉ trong một khoảnh khắc bé nhỏ đứng trước cái chết
của Jonh thornton: Buck hóa sói. Người Yheets gọi nó là hung thần hay quỷ dữ hiện
hình. Điều đó cho thấy: sự tha hóa bao giờ cũng diễn ra nhanh hơn rất nhiều trong khi
con người phải mất hàng nghìn năm mới vươn tới văn minh,

Trong xung đột với con người, hai hình tượng chính của Jack London đều
đạt tới đỉnh cao bi kịch. Khi rơi vào tay Smith, Nanh trắng trở thành con thú hung dữ.
Buck trước nỗi đau quá lớn đã trở nên điên loạn. Có lẽ hiện thân của quỷ dữ ở đây
không phải Nanh trắng mà chính con người với những âm mưu tàn nhẫn đã đẩy chú
chó tới đỉnh cao của tuyệt vọng, căm thù, hung dữ. Nhà văn đã gián tiếp khẳng định
rằng con người không đơn thuần dùng bạo lực, miếng ăn hay những cái lồng để thuần
phục loài sói hoang.
Trong sự đối sánh với con người, hình tượng sói hiện lên với nhiều trạng thái
cảm xúc từ tin tưởng hi vọng tới bi quan hoài nghi về cuộc đời. Buck ngoài nỗi đau khủng
khiếp nó phải chịu đựng còn là nỗi cô đơn bất tận trong khu rừng hoang vắng.
Ngoài hai xung đột tiêu biểu này hình tượng sói còn được đặt trong các mỗi
quan hệ khác. Ở Nanh trắng là xung đột với Chồn Xám, Ở Buck là người mặc áo nịt
đỏ, Hal và Charles. Mỗi xung đột là một nấc thang mở ra các tầng bậc tâm lí của nhân
vật sói.


13
Và đôi chỗ chính con người lại tôn lên vẻ đẹp của những chú khuyển siêu
cẩu này. Đặt trong sự đối sánh với con người hình tượng sói mới bộc lộ toàn diện, sâu
sắc những tính cách, phẩm chất xuất chúng của loài.
3.1.2. Đối sánh với đồng loại
Jack London luôn chú ý để các hình tượng trung tâm thể hiện sức mạnh thông
qua sự đối sánh với con vật khác. Nanh trắng được Smith đẹp trai huấn luyện để cắm
xé với những con chó khác bằng tất cả sự căm thù. Và có lúc lại được thả vào thế giới
văn minh với những bạn chó nhà hiền lành. Ở Bấc là sự đối đầu với Spit và cuộc chiến
tranh giành quyền lực. Sự đối sánh này thể hiện rất rõ quy luật sinh tồn của loài vật.
Kẻ mạnh là kẻ chiến thắng.
3.1.3. Đối sánh với thiên nhiên
Jack London mặc dù nhấn mạnh vào khả năng thích nghi, chinh phục tự nhiên
của loài sói. Song nhà văn không phủ nhận quyền năng vô song của tự nhiên. Thiên

nhiên với cái băng giá của tuyết, khắc nghiệt của cái đói, nguy hiểm rình rập. Sự sống
và cái chết trở nên mong manh, mơ hồ. Mở ra không gian đặc biệt ấy và đẩy nhân vật
vào, nhà văn muốn tìm một lời giải cho tính bản năng, cho khát vọng sống lớn lao
không chỉ có riêng ở loài vật.
So sánh với Hemingway – một nhà văn có nhiều điểm tương đồng với J. London,
ta có thể thấy những quan niệm khác biệt. Nếu J. London luôn tuân thủ tuyệt đối luật lệ
của rừng hoang: Kẻ mạnh là kẻ chiến thắng. Với Hemingway, thiên nhiên là phép thử để
nổi bật lên lòng dũng cảm, sư hèn nhát, tính nhân từ ở con người. Với J. London cái chết
ngoài những ý nghĩa trên còn là một lời cảnh tỉnh nghiêm khắc trước làn sóng người đang
đổ xô về Klondike.
3.2. Miêu tả tâm lí nhân vật
3.2.1. Tái hiện dòng ý thức và vô thức
Trong quan niệm của triết học thì ý thức là cái mà chúng ta có thể tri nhận và làm
chủ nó. Ý thức là cái quyết định nhiều hơn đến quá trình “văn minh hóa dã man” của
Nanh trắng. Những chuyển biến trong ý thức của mỗi con sói được thể hiện ở các
phương diện như:
- khả năng nhận thức được sức mạnh của con người.
- Thể hiện trong lao động
- Tính sáng tạo

14
Từ việc ý thức được sự hiện hữu của cá nhân và các sự vật xung quanh, những
con sói đã biến tấu linh hoạt các kinh nghiệm sống có được vào từng hoàn cảnh cụ thể
như một con người chân chính.
Nếu ý thức là cái có thể chế ngự thì vô thức hay tiềm thức lại thuộc về bản năng.
Vô thức là cái quyết định tới Buck trên con đường hóa sói và được khái quát thành
một số khía cạnh như:
- lí giả giấc mơ về con người lông lá với tiếng hú gọi của tổ tiên vọng lại
- Biểu tượng lửa và tiếng hú
- Nỗi sợ hãi

- tính vô thức bao giờ cũng gắn với yếu tố bản năng.
Như vậy, vô thức đến với J. London không còn là một triệu chứng mà trở thành
động lực sáng tạo. Nó đóng vai trò là công cụ để nhà văn dẫn người đọc vào thế giới
chiều sâu của nhân vật hay đến với một ý nghĩa cụ thể trong tác phẩm. Các hình tượng
văn học vượt khỏi những chi phối của “khối thống nhất” trong nghệ thuật biểu hiện để
trở nên sống động. Đó là việc mất kiểm soát vô thức thành công nhất của một nghệ sĩ
tài năng.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí với ý thức và vô thức đã cho thấy sự trung thành của J.
London với học thuyết tiến hóa của Darwin và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Ông đã
góp phần đưa vấn đề tiềm thức từ chủ nghĩa siêu hình mang tính tâm linh tôn giáo
thành một hiện tượng đời sống có tính bản năng để thấy sự phát triển của tư duy con
người.
3.2.2. Phân tích tâm lí đồng dạng với con người
Miêu tả trạng thái tâm lí của Bấc hay Nanh trắng, Jack London sử dụng kiểu
phân tích đồng dạng. Những biến chuyển trong cảm xúc, suy nghĩ của con vật được tác
giả tái hiện trên cơ sở tương đồng với cảm xúc, tâm hồn con người. Những chú chó
của Jack London vì vậy không giản đơn bản năng loài vật mà ẩn thoáng đâu đó là
bóng dáng con người.
- Jack London sử dụng các từ ngữ đặc tả trạng thái tâm lí
- So sánh trực tiếp với con người
Ở Nanh trắng kĩ thuật này chưa đạt đến độ sâu sắc như Tiếng gọi nơi hoang dã
song xét về đời sống nội tâm Nanh trắng là một cá thể luôn thích nghi, vân động, biến
đổi phức tạp qua từng chặng đường đến với văn minh.

15


16

KẾT LUẬN


1. Văn học Mỹ những năm cuối thế kỉ XIX đầu XX là một giai đoạn nở rộ của
nhiều thể loại, đặc biệt là truyện ngắn và tiểu thuyết. Sự mở rộng và phát triển các thể
loại tự sự đã cho thấy nhu cầu đào sâu hiện thực của các nhà văn. Rất nhiều sáng tác
trong giai đoạn này phảng phất dư vị lạ hóa của truyện cổ tích hay chất hàm súc của
ngụ ngôn. Đây là những thể loại ra đời sớm, có nguồn gốc từ nền văn học dân gian
nhưng lại đậm chất thế sự, có khả năng khái quát, chuyển tải các vấn đề cuộc sống.
Thêm vào đó, sự bùng nổ mạnh mẽ của thông tin cũng như nhu cầu thể nghiệm các hình
thức nghệ thuật mới, đòi hỏi và thôi thúc người cầm bút phải tìm ra hướng đi riêng. Văn
học Mỹ qua những tên tuổi đã trở nên quen thuộc với độc giả Việt Nam như: Mark
Twain, O. Henry, Hemingway, John Steinbeck,… đã cho thấy sự chuyển mình và bắt kịp
các xu hướng của nghệ thuật đương đại
2. Tiểu thuyết Jack London không nằm ngoài quy luật ảnh hưởng và kế thừa của
đời sống văn học. Được xem là một hiện tượng độc đáo của nền văn học hiện đại nước
Mỹ. Từ những thập niên sáu mươi của thế kỉ XX, những sáng tác thành công nhất của
Jack London đã được dịch và giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam. Trong đó Tiếng gọi nơi
hoang dã nổi liên như một huyền thoại. Tài năng của ông thể hiện ở mảng truyện loài
vật sau đó được khẳng định thêm qua cuốn tiểu thuyết Nanh trắng. Trải qua bao biến
động của lịch sử, nhân vật sói của Jack London vẫn khơi gợi biết bao xúc cảm trong
lòng độc giả khắp bốn phương. Tiếp cận với kiểu hình tượng sói của ông, người đọc
đều nhận thấy ở chúng những nét bình dị, gần gũi thân thuộc trong nghệ thuật xây
dựng nhân vật, trong chủ đề đạo đức. Ấy là nhờ chất ngụ ngôn phảng phất thấm đượm
qua mỗi sáng tác. Từ quá trình cách tân này, Jack London đã có công bắc một nhịp cầu
nối giữa văn học truyền thống và đương đại.
3. Tìm hiểu loài vật qua hai cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Tiếng gọi nơi hoang dã và
Nanh trắng, người viết trên cơ sở khảo sát về hệ thống nhân vật đã chỉ rõ vị trí của hình
tượng chó sói trong sáng tác của nhà văn. Đề xuất hai kiểu hình tượng trung tâm Sói hóa
chó nhà và Sói thuần hóa, đồng với việc khái quát các kiểu hình tượng này, chúng tôi đã lí
giải được ý nghĩa biểu tượng của loài chó sói và những ảnh hưởng lẫn thành công của



17
chúng đối với toàn bộ văn nghiệp của tác giả. Qua việc thực hiện đề tài, người viết
góp thêm cái nhìn toàn diện hơn về hành trình thuận nghịch: văn minh – hoang dã, ẩn
chứa qua hai nhân vật chính Buck – Nanh trắng. Đây là hai kiểu hình tượng nổi bật và tiêu
biểu, thâu tóm tinh thần, tư tưởng, ý nghĩa thông điệp của nhà văn. Cái đích mà Jack
London muốn thể hiện trên con đường hóa thân của sói là sự đánh giá, nhìn nhận, bóc mẽ
một nước Mỹ tư bản ẩn sau ánh hào quang của nền kinh tế. Có thể nói nhà văn luôn là thư
kí trung thành và độc đáo của mọi thời đại.
4. Dấu vết ngụ ngôn và những điểm sáng trong việc chuyển hóa chất liệu này vào
thể loại tiểu thuyết cũng là khía cạnh được nhiều thế hệ nghiên cứu quan tâm. Đề tài
trong giới hạn của mình đã hướng đến tính ngụ ngôn trong tư duy so sánh với đặc trưng
thể loại. Các kiến giải về phương diện nhân văn, nhân đạo đã khẳng định: Jack London
thiên về tư duy truyền thống. Ngược lại những dấu ấn cách tân lại chủ yếu xuất hiện ở
phương diện thi pháp và các yếu tố về lịch sử, thời đại. Tính ngụ ngôn biểu hiện trong
tiểu thuyết London cụ thể ở bài học về lẽ sống, tình thương mà tựu chung vẫn là ngợi ca
khát vọng sống trong mỗi con người. Hình tượng sói vượt khỏi tính đơn sắc của ngụ
ngôn cũng như kiểu nhân vật trước đó nhờ các nét mới lạ toát ra từ cái khuôn chung
như: lựa chọn hình tượng, nghệ thuật miêu tả, tái hiện tâm lí, tính cách.
5. Đi sâu vào thế giới nghệ thuật nhà văn, chúng ta thấy sự chi phối của thời đại
và thể loại đã không còn là rào cản khi nhà văn vận dụng nó một cách biến hóa. Tập
trung vào các thủ pháp khắc họa nhân vật như xung đột và miêu tả nội tâm song điểm
sáng ở các thiên truyện hướng tới tầng sâu ý thức và vô thức. Trước nay phân tâm học
vẫn còn là mối trăn trở và khó xác định đối với con người, khi đi qua miền kí ức của
Jack London đã trở nên cụ thể, giản dị và rõ ràng. Vô thức trong truyện của ông được
soi chiếu ở nhiều góc độ thông qua các biểu tượng quen thuộc: giấc mơ, lửa, tiếng hú,
nỗi sợ hãi… Từ đó tái hiện cái bản năng và ý thức kiềm chế, quá khứ và hiện tại. Nét
riêng trong Tiếng gọi nơi hoang dã và Nanh trắng ấy là lối viết thâm trầm, ưa phân
tích, ít đối thoại, thiên về sự gọn gàng. Jack London tôn trọng lôgic hiện thực. Do đó
sự huyền bí mà nhân vật có được không dựa trên yếu tố kì ảo, lạ hóa của cổ tích như

xu thế chung. Sự tinh túy này được chắt lọc từ tài năng và cách nhìn phóng khoáng của
nhà văn trước hiện thực đời sống.
6. Qua việc nghiên cứu hai cuốn tiểu thuyết đặc sắc về loài vật, chúng tôi nhận ra
cá tính sáng tạo của nhà văn trong tổng thể chung: từ loài vật đến con người và ngược

18
lại. Đó là một lối tư duy biện chứng, luôn đánh giá hiện thực trên cái nhìn toàn diện,
đa chiều. Luôn đi tìm những mảng sáng trong con người nhưng lại để họ tự trải nghiệm,
trả giá về cuộc đời. Vì vậy mà nhân vật của ông có phê phán nhưng không cay nghiệt,
có bi kịch nhưng không gợi sự bi thương. Sói của Jack London lần đầu tiên trở thành
biểu tượng kì thú mang dấu ấn văn hóa, lịch sử của nước Mỹ và nhân loại.

References.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tiếng Việt
1. Nguyễn Kim Anh (2004), Thiên nhiên đặc trưng trong thi pháp tiểu thuyết của
Jack London, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện khoa học xã hội Việt Nam – Viện
văn học.
2. Nguyễn Kim Anh (2003), “Lòng khát khao sống và cuộc đấu tranh sinh tồn
trong tác phẩm Tình yêu cuộc sống của Jack London”, Châu Mỹ ngày nay, (8),
tr. 60 – 63.
3. Nguyễn Kim Anh (2003), “Hình ảnh người da đỏ Indian trong sáng tác của Jack
London”, Châu Mỹ ngày nay, (6), tr. 61 – 64.
4. Lại Nguyên Ân (2003), (chủ biên), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQGHN.
5. M. Backhtin (2003), Lý luận và lý luận tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn.
6. Lê Huy Bắc (2003), Văn học Mỹ, Nxb Đại học Sư phạm.
7. Lê Huy Bắc (2004), Phê bình – lí luận văn học Anh Mỹ, Nxb GD.
8. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn: Lý luận tác gia và tác phẩm, Tập 1, 2 Nxb
GD.

9. Lê Huy Bắc (2007), Giắc Lân – đơn và “Tiếng gọi nơi hoang dã”, Nxb GD.
10. Lê Huy Bắc (2010), Giáo trình Văn học phương Tây trong trường phổ thông,
Nxb Giáo dục Việt Nam.
11. Lê Huy Bắc (1997), “Truyện ngắn Mỹ hiện đại”, Văn học nước ngoài, (1), tr. 6
– 9.
12. Lưu Văn Bổng (2001), “Đôi nét về văn học so sánh Mỹ”, Châu Mỹ ngày nay,
(6).

19
13. Caudwell (2000), “Ảo ảnh và hiện thực”, Văn học nước ngoài, (5),
2000 (Trương Đăng Dung dịch).
14. Lê Nguyên Cẩn (2002), Hợp tuyển văn học Châu Âu, Tập 1,2, Nxb ĐHQGHN.
15. Lê Nguyên Cẩn (2001), “Giắc Lơnđơn và hình tượng con chó Bấc trong Tiếng
gọi nơi hoang dã”, Châu Mỹ ngày nay, (1), tr. 44 – 46.
16. Lê Đình Cúc (2007), Lịch sử văn học Mỹ, Nxb GD.
17. Lê Đình Cúc (2004), Tác gia văn học Mỹ thế kỉ XVIII – XX, Nxb Khoa học và
Xã hội, Hà Nội.
18. Lê Đình Cúc (1976), “Giắc Lơnđơn và cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân
tộc”, Văn học, (4), tr. 116 – 126.
19. Lê Đình Cúc (2002), “Văn học Mỹ - thử nhận diện”, Văn học, (4). 2002, tr. 52
– 58.
20. Đỗ Đức Dục (1966), “Giấc mơ đầu thế kỉ của Giắc Lơnđơn”, Văn học, (02), tr.
19 – 29.
21. Bùi Khánh Dũng (2000), “Tính cách người Mỹ qua tác phẩm của Jack
London”, Châu Mỹ ngày nay, (5). Số
22. Nguyễn Đức Đàn (1996), Hành trình văn học Mỹ, Nxb Văn học.
23. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
24. Bùi Văn Đích (1999), Tìm hiểu truyện loài vật của Tô Hoài, Luận văn Thạc sĩ,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

25. Hà Minh Đức (2002), Lí luận văn học, Nxb GD, Hà Nội.
26. Trần Thị Ngân Hà (2006), Nhân vật loài vật trong tác phẩm của Jack London,
Khóa luận tốt nghiệp, Đai học Sư phạm Hà Nội.
27. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn
học, Nxb Giáo dục.
28. Đào Duy Hiệp (2002), “Nhân vật và người kể chuyện trong Tiếng gọi nơi
hoang dã”, Văn học nước ngoài, (02). 2002, tr. 208 – 217.
29. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
30. Holly Hughes (1999), “Văn học Mỹ (1600 – 1914)”, Văn học, (10), tr. 75 – 84.

20
31. Lưu Hồng Khanh (2005), Tâm lí học chuyên sâu Ý thức và tầng sâu
vô thức, Nxb Trẻ.
32. Đinh Gia Khánh (2004), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb GD.
33. Lê Lâm (2004), Loài vật trong sáng tác của Ernest Hemingway, Luận văn
Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
34. Jack London (2001), Tác phẩm chọn lọc, Nxb Văn hóa thông tin,.
35. Jack London (2002), Nanh trắng, Nxb Văn học.
36. Jack London (1997), Tuyển tập truyện ngắn Jack London, Nxb Hội nhà văn,
Hà Nội.
37. J. Chevalier và A. Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới,
Nxb Đà Nẵng.
38. K. Pauxtôpxki (1961), Bông hồng vàng, Nxb Văn hóa.
39. Phương Lựu (2003), Lí luận văn học, Nxb GD, Hà Nội.
40. Phương Lựu (2001), Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX, Nxb Văn
học.
41. Nguyễn Đăng Mạnh (2006), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà
văn, Nxb GD.
42. Nhiều tác giả (1970), Lịch sử văn học Việt Nam, Tâp 1, Nxb GD (Tủ sách Đại

học Sư phạm).
43. Hoàng Phê (2008), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
44. Trần Đình Sử (2004), Dẫn luận thi pháp học, Nxb GD.
45. Trần Đình Sử (2007), Tự sự học Một số vấn đề lí luận và lịch sử, Phần 1, 2,
Nxb Đại học Sư phạm.
46. Đắc Sơn (1996), Đại cương lịch sử Hoa Kỳ, Nxb Tp HCM.
47. Bùi Văn Thanh (2003), Thế giới nhân vật vùng Klondike, Luận văn Thạc sĩ,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
48. Bùi Việt Thắng (2000), Bàn về tiểu thuyết, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội.
49. Đỗ Lai Thúy (2000), Phân tâm học và văn học nghệ thuật, Nxb Văn hóa thông
tin, Hà Nội.
50. Bùi Thanh Truyền, “Ảnh hưởng thần thoại và cổ tích trong cách xây dựng nhân
vật văn xuôi hôm nay”, Tạp chí Văn hóa dân gian (05), 2001.

21
51. Bùi Thanh Truyền, “Nhân vật ngụ ngôn – nét mới trong văn xuôi
những năm gần đây”, Tạp chí khoa học Đại học Huế (1), 2001.
B. Tiếng Anh
52. S. Badley (1962), The American tradition in literature, W.W. Norton, New
York
53. June Howard (1985), Form and History in American literary naturalism, The
University of Noth Carolina Press
54. Earle Labors (1965), Introdution, in Great Short Works of Jack London,
Harpers and Row Publishers, New York.
55. Jack London (1996), The Yukon writing of Jack London, Tally Hall Preess,
Ann Arbor, M.I.
56. Ray. W. Ownbey (1978), Jack London, Essay in criticism, Peregrine Smith Ine,
USA.
C. Internet
57.

58. Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Nhóm lửa của Jack London
59.
60. Luật đời, Chúc kẻ lên đường.
61.
62. Jack London's Writings
63.
The Call of the Wild, by Henry Veggi










×