Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Một số tư tưởng trong phong trào chấn hưng phật giáo ở miền bắc nước ta những năm đầu thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.19 KB, 6 trang )

Một số tư tưởng trong phong trào chấn hưng
Phật giáo ở miền Bắc nước ta những năm
đầu thế kỷ XX


Phan Thị Hội


Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS. ngành: Tôn giáo học; Mã số: 60 22 90
Người hướng dẫn: GS.TS. Đỗ Quang Hưng
Năm bảo vệ: 2010


Abstract. Làm rõ những nguyên nhân dẫn tới phong trào Chấn hưng Phật giáo ở
miền Bắc nói riêng và ở Việt Nam nói chung, trong đó nhấn mạnh đến những
nguyên nhân khách quan mang tính quốc tế như: Tác động của sự xâm lược của chủ
nghĩa thực dân Châu Âu, sự truyền bá và phát triển của đạo Công giáo, sự ra đời và
ảnh hưởng của tư sản Phương Tây, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và khoa học
xã hội Âu - Mỹ… đối với Phật giáo tại các nước phương Đông. Nêu bật quá trình
vận động Chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc trước khi Hội Phật giáo Bắc kỳ chính
thức được thành lập vào năm 1934. Phân tích những nội dung tư tưởng cải cách của
phong trào Chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc, trong đó bên cạnh những vấn đề tư
tưởng triết học Phật giáo, còn là những nội dung quan trọng khác như : Tổ chức
Giáo Hội, đào tạo Tăng tài, nghi lễ Phật giáo, cơ sở thờ tự và đi sâu nghiên cứu tư
tưởng nhập thế của Phật giáo. Trình bày vai trò và ý nghĩa của phong trào Chấn
hưng Phật giáo ở miền Bắc đối với sự phát triển của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX
và ở mức độ nhất định nêu lên ảnh hưởng của nó tới phong trào giải phóng dân tộc ở
Việt Nam đương thời.

Keywords. Tôn giáo học; Tư tưởng Phật giáo; Chấn hưng Phật giáo; Việt Nam



Content
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cùng với những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế, xã hội từ kết quả của công cuộc đổi
mới đất nước do Đảng cộng sản việt nam khởi xướng và lãnh đạo, Phật giáo ở nước ta hiện
nay đang có xu hướng phục hồi và phát triển. Đây là một hệ quả tất yếu vì Phật giáo có năng
lực thích ứng mạnh mẽ trước các điều kiện hiện thực đang biến đổi.
Trước thực tế đó, một sự hiểu biết đầy đủ về thể trạng Phật giáo Việt Nam hiện nay
rất cần thiết cho việc huy động Tăng Ni, Phật tử tham gia công cuộc xây dựng đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa và cho việc hoàn thiện chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của
Đảng và nhà nước. Nhưng để nắm bắt được Phật giáo Việt Nam hiện nay thì phải hiểu được
những giai đoạn phát triển trước đây của Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là phải có sự tìm hiểu
sâu sắc về Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX, vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến giai đoạn phát
triển hiện nay của Phật giáo Việt Nam. Trong sự phát triển của Phật giáo Việt Nam thế kỷ
XX, phong trào Chấn hưng Phật giáo có một vị trí và vai trò hết sức quan trọng. Sự xuất hiện
và phát triển của phong trào này mang tính chất như một cuộc”, với sự đổi mới trên nhiều
phương diện căn bản như: đổi mới nghiên cứu“ Cách mạng Phật giáo”, lý giải kinh điển và
giáo lý của Phật giáo, đổi mới nội dung, hình thức và quy mô đào tạo Tăng tài, đổi mới tổ
chức và cơ chế vận hành giáo hội… Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đối với sự
phát triển của Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ XX và không nghi ngờ gì nữa còn để lại dấu ấn rõ
nét trong tình hình Phật giáo Việt Nam hiện nay.
Những thành công và hạn chế của phong trào Chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX là
những bài học quý báu đối với Phật giáo Việt Nam hiện nay trong việc giải quyết những yêu
cầu đã và đang đặt ra cho giáo hội như: Sự đổi mới về phương thức tu tập và hành trì của các
tu sĩ phù hợp với sự phát triển và biến đổi của xã hội, sự phối hợp giữa hàng tu sĩ xuất gia và
hàng cư sĩ tại gia trong việc hình thành một đội ngũ tăng già cốt cán đủ mạnh để dẫn dắt Phật
giáo Việt Nam.
Tuy nhiên nhiều công trình nghiên cứu về Phật học, lịch sử Phật giáo Việt Nam, đặc
biệt là về lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX được xuất bản từ trước đến nay, thường trình
bày về phong trào Chấn hưng Phật giáo một cách sơ lược. Do đó, phong trào Chấn hưng Phật

giáo ở miền Bắc chỉ được đề cập khái quát ở một số phương diện. Một vài công trình nghiên
cứu tỉ mỉ hơn thì chủ yếu đề cập đến khía cạnh nào đó của phong trào Chấn hưng Phật giáo
trong phạm vi từng vùng miền nhất định. Miền Bắc (địa danh theo cách gọi thời Pháp thuộc)
là một trong ba trung tâm của phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Nghiên cứu phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua hay
nghiên cứu một cách sơ lược bất kỳ một trung tâm nào trong số đó. Vì vậy, việc đi sâu nghiên
cứu phong trào này ở Việt Nam nói chung và từng vùng miền nói riêng là một công việc cần
thiết để làm sáng tỏ sự phát triển của Phật giáo Việt Nam thể kỷ XX và nâng cao sự hiểu biết
về tình hình Phật giáo Việt Nam hiện nay nhằm phục vụ cho mục tiêu “Tốt đạo, đẹp đời”.
Nhận thức được tính cấp thiết về lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu về phong
trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam, nhưng do khuôn khổ của một luận văn cao học chưa
thể đề cập tới toàn bộ phong trào này, nên chúng tôi chọn đề tài: “Một số tư tưởng trong
phong trào Chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc nước ta những năm đầu thế kỷ thứ XX” làm
luận văn cao học chuyên ngành tôn giáo học.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề Chấn hưng Phật giáo ở
nước ta. Năm 1994 tác giả Thích Thanh Đạt đã hoàn thành luận văn cử nhân sử học ( Đại học
tổng hợp Hà Nội) với đề tài: “Báo chí Phật giáo với phong trào Chấn hưng Phật giáo 1930 -
1945”. Trong luận văn này tác giả chưa có điều kiện đi sâu phân tích một cách toàn diện ảnh
hưởng của phong trào Chấn hưng Phật giáo tới sự hình thành và phát triển của dòng báo tôn
giáo nói chung, báo chí Phật giáo nói riêng.
Năm 2003 tác giả Đặng Đình Thái hoàn thành luận văn thạc sĩ Triết học (Đại học
Khoa Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) với đề tài: “Chấn hưng Phật giáo ở
Việt Nam đầu thế kỷ XX: Một số vấn đề triết học và ý nghĩa của nó”. Tiếp thu quan điểm và
phương pháp tiếp cận của Trần Văn Giàu và Nguyễn Tài Thư trong các công trình khoa học
trước đó, nội dung chính của luận văn tập trung giới thiệu và phân tích những tư tưởng triết
học Phật giáo được bàn luận sôi nổi trong phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam.
Năm 2006,tác giả Nguyễn Quốc Tuấn trong đề tài khoa học cấp bộ do ông làm chủ
nhiệm với tiêu đề: “Đặc điểm và vai trò của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX”. Với những lập
luận của mình tác giả đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa Phật giáo Việt Nam và Phật giáo

quốc tế trong việc xuất hiện phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Việc phân kỳ của tác giả theo tôi thấy rất hợp lý bởi nó dựa vào chính các sự kiện nổi bật của
lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX chứ không hoàn toàn phụ vào các sự kiện trọng đại
của lịch sử dân tộc như nhiều nhà nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên những sự kiện trọng đại
của lịch sử dân tộc thế kỷ XX vẫn được tác giả tham chiếu để tránh một cách phân kỳ mang
tính phiến diện một chiều.
Một công trình nữa, vào ngày 17 tháng 10 năm 2008, tại viện Nghiên cứu Tôn giáo đã
diễn ra lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cấp nhà nước của nghiên cứu sinh Lê Tâm Đắc( phòng Phật
giáo) với đề tài: “ Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc kỳ”. Mục tiêu nghiên cứu của đề
tài là nhằm tìm hiểu nguyên nhân chính trị, văn hóa, xã hội, tôn giáo trong nước và quốc tế
dẫn đến sự ra đời của phong trào Chấn hưng Phật giáo giai đoạn trước năm 1934; tìm hiểu
những nội dung cơ bản của phong trào Chấn hưng, bước đầu nêu và phân tích một số đặc
điểm cũng như vai trò của phong trào này trong sự phát triển của Phật giáo nói riêng và sự
nghiệp giải phóng dân tộc nói chung nửa đầu thế kỷ XX. Qua đó góp phần nâng cao nhận
thức về tình hình Phật giáo ở nước ta hiện nay.
Trên cơ sở tiếp thu những thành quả của những nghiên cứu đi trước, luận văn này tập
trung giải quyết những vấn đề như sau:
Thứ nhất: Luận văn làm rõ những nguyên nhân dẫn tới phong trào Chấn hưng Phật
giáo ở miền Bắc nói riêng và ở Việt Nam nói chung, trong đó nhấn mạnh đến những nguyên
nhân khách quan mang tính quốc tế như: Tác động của sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân
Châu Âu, sự truyền bá và phát triển của đạo Công giáo, sự ra đời và ảnh hưởng của tư sản
Phương Tây, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội Âu - Mỹ… đối với Phật
giáo tại các nước phương Đông.
Thứ hai : Luận văn nêu bật quá trình vận động Chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc
trước khi Hội Phật giáo Bắc kỳ chính thức được thành lập vào năm 1934.
Thứ ba: Luận văn làm rõ những nội dung tư tưởng cải cách của phong trào Chấn
hưng Phật giáo ở miền Bắc, trong đó bên cạnh những vấn đề tư tưởng triết học Phật giáo, còn
là những nội dung quan trọng khác như : Tổ chức Giáo Hội, đào tạo Tăng tài, nghi lễ Phật
giáo, cơ sở thờ tự và đi sâu nghiên cứu tư tưởng nhập thế của Phật giáo.
Thứ tư: Luận văn nêu vai trò và ý nghĩa của phong trào Chấn hưng Phật giáo ở miền

Bắc đối với sự phat triển của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX và ở mức độ nhất định nêu lên
ảnh hưởng của nó tới phong trào giải phong dân tộc ở Việt Nam đương thời.
Tác giả đã rất cố gắng hệ thống về phong trào Chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc dưới
góc độ Tôn giáo học, một ngành khoa học mới ra đời và phát triển ở Việt Nam trong vòng vài
chục năm trở lại đây.
Tuy đã hết sức cố gắng, song sự hiểu biết của tôi có hạn, tư liệu tham khảo không
được đầy đủ, nên luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, ngưỡng mong các nhà khoa
học, các quý vị giáo sư, các nhà nghiên cứu Phật học, các bậc cao minh hoan hỉ lượng thứ và
chỉ dạy.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Luận văn làm rõ nội dung của phong trào Chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc, nêu
vai trò và ý nghĩa của nó trong sự phát triển của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX và sự nghiệp
giải phóng dân tộc nửa đầu thế kỷ XX, từ đó góp phần nâng cao thêm một bước nhận thức về
tình hình Phật giáo ở nước ta hiện nay.
3.2. Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu những nguyên nhân chính trị, văn hoá xã hội, tôn giáo trong nước và ngoài
nước dẫn đến sự ra đời của phong trào Chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc.
- Tìm hiểu những nội dung cơ bản của phong trào Chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc.
- Nêu vai trò và ý nghĩa của phong trào Chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc với sự phát
triển của Phật giáoViệt Nam và sự nghiệp giải phóng dân tộc nửa đầu thế kỷ XX.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phong trào Chấn hưng Phật giáo từ khi ra đời cho đén lúc hết vai trò lịch sử, chính
thức từ năm 1934 đến năm 1954, trong phạm vi các tỉnh thành Bắc Bộ mà trung tâm của
phong trào là Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về tôn giáo, tác giả luận văn đã sử dụng một số phương pháp liên ngành và chuyên ngành
như: sử học, triết học, văn hoá học, cùng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so
sánh,v.v
6. Đóng góp của luận văn

Đây là công trình nghiên cứu về phong trào Chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc một
cách có hệ thống và tương đối đầy đủ trên cơ sở phân tích tổng hợp các nguồn tư liệu, tài liệu
hiện có, từ đó nêu lên những nhận xét về đặc điểm và vai trò của phong trào Chấn hưng Phật
giáo ở miền Bắc đối với sự phát triển của Phật giáo việt Nam thế kỷ XX và một mức độ nhất
định nêu lên những đóng góp của nó với sự nghiệp giải phóng dân tộc nửa đầu thế kỷ XX.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử
Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX nói chung, lịch sử phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt
Nam nói riêng.
7. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử
Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX nói chung, lịch sử phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt
Nam nói riêng
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần lời cam đoan, mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm
2 chương, 4 tiết.


References
1. Hòa thượng Thích Khánh Anh dịch (1993), 25 bài thuyết pháp của Thái Hư Đại Sư, Thành
Hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Thích Khánh Anh sao lục (1993), "Bàn về đồ mã (của báo Đuốc Tuệ)", trong: 25 bài
thuyết pháp của Thái Hư Đại Sư, Thành Hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Ban Thanh Niên soạn (1939), "Đạo với Tôn giáo" Đuốc Tuệ, (116), tr.3-10.
4. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, mục Văn kiện Đại hội.
5. "Bản Tuyên cáo của Hội Phật học Nam Việt", Phương Tiện, (31), năm 1950, tr.16-18.
6. "Bắc Kỳ Phật Giáo hội: Chương trình Phật học,' Đuốc Tuệ, (50), năm 1936, tr.6-9.
7. "Biên bản Hội đồng Ban Trị sự Phật học Trung ương Đuốc Tuệ, (74), năm 1937, tr.17-21.
8. Phan Kế Bính (1999), Việt Nam phong tục, Nxb Hà Nội.
9. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Nam Ninh (1986), Hà Nam Ninh: Lịch sử kháng chiến chống
thực dân Pháp.

10. "Bức thư Nam Việt: Một tiếng vang trong giới Phật giáo về việc thành lập Hội Phật giáo
toàn quốc và đặt Trung tâm điểm Phật giáo Việt Nam", Phương Tiện, (31), năm 1950,
tr.14-15.
11. T.C (1941), "Tôi tu Tịnh Độ, Đuốc Tuệ, (155), tr.33-39.
12. Phượng Sơn Nguyễn Thiện Chính (1938), "Phật học vấn đáp", Đuốc Tuệ, (78), tr.9-11.
13. Hoà thượng Phúc Chỉnh (1935), "Ba món tư lương sang Tịnh Độ", Đuốc Tuệ, (3), tr.23-
26.
14. Thiều Chửu (2002), Con đường học Phật ở thế kỷ thứ XX, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
15. "Cùng một vị độc giả chất vấn về việc bài trừ vàng mã", Đuốc Tuệ, (79), năm 1938, tr.7-
8.
16. Nguyễn Văn Dũng (2001) , "Vấn đề cải cách và đổi mới của tôn giáo trong xã hội Ph-
ương Đông cận - hiện đại" . Nghiên cứu Tôn giáo, 7 (I), tr.16-21.
17. Nguyễn Văn Dũng (2001), "Vấn đề cải cách và đổi mới của tôn giáo trong xã hội Phương
Đông cận - hiện đại". Nghiên cứu Tôn giáo, 8 (2), tr.21-28.
18. Thích Thanh Đạt(1994),Báo chí Phật giáo với phong trào Chấn hưng Phật giáo(1930 -
1945), Luận văn cử nhân sử học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
19. Lê Tâm Đắc (2010) Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ, Luận án tiến sĩ tôn giáo
học.
20. Lê Tâm Đắc (2006), “Hội Phật giáo Bắc Kỳ với vấn đề vàng mã”, Nghiên cứu Tôn giáo,
38(2), tr.39-43.
21. Lê Tâm Đắc(2006) “ Về nghi lễ kết hôn trước Phật điện”, Nghiên cứu Phật học, 83 (3), tr.
58-60.
22. Thích Thanh Đặc (1939), "Ý kiến về vấn đề cải cách trong Phật giáo", Đuốc Tuệ, (l08),
tr.3-5.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 6 (1936-1939), Nxb
Chính trị Quốc gia.
24. Nguyễn Đại Đồng (2006), "Mời năm chấn hưng Phật giáo", Nghiên cứu Phật học, 85 (5),
tr.41-45.
25. Thích Đại Hải (1942), "Chấn chỉnh Tăng già", Đuốc Tuệ, (171), tr.6-14.
26. Samôn Trí Hải (1936), "Vấn đề độ người xuất gia", Đuốc Tuệ, (39), tr.3-9.

27. Samôn Trí Hải (1937), "Bàn về sự đốt mã", Đuốc Tuệ, (76), tr.8-13.
28. Trí Hải (1939), "Vấn để chỉnh đốn phục sức của Tăng giới Bắc Kỳ", Đuốc Tuệ, (114),
tr.3-5.
29. Hòa thượng Thích Trí Hải (2004), Hồi ký thành lập Hội Phật giáo Việt Nam, Nxb Tôn
giáo, Hà Nội.
30.Nguyễn Duy Hinh (2007) “ Vấn đề hiện đại hóa Việt Nam” trong : Một số bài viết về Tôn
giáo học,nxb Khoa học Xã hội,Hà Nội tr.395 - 433.
31. Thái Hoà (1939), "Chúng tôi đi Cao Miên", Đuốc Tuệ, (103), tr.11-17.
32. Hội đồng Quản trị Trung ương Phật Giáo hội (1939), "Lễ khánh thành Thư viện ở chùa
Trung ương Quán Sứ Hà Nội", Đuốc Tuệ, (112), tr.27-28.
33. "Hội nghị Phật giáo Tăng già Bắc Việt", Phương Tiện, (27), năm 1950, tr.35-42.
34. Đỗ Quang Hưng (2005), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam: Lý luận và thực
tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
35. Đỗ Quang Hưng (2010), Đời sống Tôn giáo tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà
Nội.
36. Trần Trọng Kim (2002), Phật Lục, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
37. Nguyễn Lang (2000), Việt Nam Phật giáo sử luận, Tập I-/II-/III, Nxb Văn học, Hà Nội.
38. Tố Liên (1949), "Phật giáo thịnh suy có quan hệ với tinh thần dân tộc", Phương Tiện, (6),
tr.1-5.
39. Thượng toạ Tố Liên (2007), Ký sự phái đoàn Phật giáo Việt Nam đi ân Độ và Tích Lan.
Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
40. "Lời than phiền của ni cô Tâm Nguyệt", Đuốc Tuệ, (60), năm 1937, tr.3-5.
41. Lê Minh (1950), "Xúc tiến trong việc thực hiện bản Hiến chương Phật giáo Thế giới tại
Việt Nam, một Tiểu ban Nghiên cứu Điều lệ đã thành lập", Phương Tiện, (32-33), tr.38-
44.
42. Hà Thúc Minh (1986), "Lịch sử tư tưởng Việt Nam và vấn đề Phật giáo", trong: Mấy vấn
đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện
Triết học, Hà Nội, tr.40-49.
43. Như Như (1942), "Tôi tu Tịnh Độ: Bàn về chỗ dễ và khó của phép tu Sam thuyền và Tịnh
Độ", Đuốc Tuệ, (188-189), tr.10-14 và 19-26.

44. Phạm Văn Phụng (1942), "Vàng mã nên bỏ hay nên để", Đuốc Tuệ, (188- 189), tr.30-31.
45. Thanh Quang (1942), "Hiện trạng Phật giáo ở xứ ta", Đuốc Tuệ, (178- 179), tr.3-5.
46. Nguyễn Năng Quốc (1938), "Mấy lời cùng các giáo hữu trước khi làm lễ quy", Đuốc Tu,
(86), tr.3-10
47. Nguyễn Đức Sự (2000), "Đạo Phật Hà Nội ngày nay", trong: Vai trò của tôn giáo trong
xây dựng nền văn hoá tiên tiên đậm đà bản sắc dân tộc trong thế kỷ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở Thủ đô. Đề tài khoa học mã số 01X-12/07-2000-l, tr.63-83, Hà Nội.
48. Hà Văn Tấn (1993), Chùa Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
49. Hà Văn Tấn (1986), "Về ba yếu tố của Phật giáo Việt Nam: Thiền, Tịnh, Mật", trong:
Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt
Nam, Viện Triết học, Hà Nội, tr.81-96.
50. Thích Chơn Thiện (2000), Tăng già thời Đức Phật, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
51. Nguyễn Trọng Thuật (1937), "Phật giáo tân luận", Đuốc Tuệ, (74), tr.3-17.
52. Nguyễn Tài Thư (1986), "Phật giáo và thế giới quan người Việt Nam trong lịch sử" trong:
Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt
Nam, Viện Triết học, Hà Nội, tr.24-39.
53. Dương Bá Trạc (1939), "Vấn đề chỉnh đốn Tăng già", Đuốc Tuệ, (l01), tr.39-44.
54. Phạm Gia Tuân (1954), Phật chùa nhà, Nhà in Đuốc Tuệ, Hà Nội.
55. Nguyễn Quốc Tuấn (2006), "Nền Phật giáo mới và các nhà sư chấn hưng: Trường hợp
nhà sư Trí Hải", Hội thảo ' Samôn Trì Hải và phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt
Nam ", Hà Nội.
56. Nguyễn Quốc Tuấn chủ nhiệm (2006). Đặc điểm và vai trò của Phật giáo Việt Nam thế
kỷ XX Đề tài Khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
57. "Với việc thực hành bỏ vàng mã", Đuốc Tuệ, (97), năm 1938, tr.24-26.




×