Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Một số tư tưởng trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc nước ta những năm đầu thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 106 trang )

®¹i häc quèc gia Hµ Néi
Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n






PHAN THỊ HỘI
(THÍCH ĐÀM MAI)

MỘT SỐ TƯ TƯỞNG TRONG PHONG TRÀO
CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO Ở MIỀN BẮC NƯỚC TA
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC





HÀ NỘI - 2010
®¹i häc quèc gia Hµ Néi
Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n




PHAN THỊ HỘI


(THÍCH ĐÀM MAI)

MỘT SỐ TƯ TƯỞNG TRONG PHONG TRÀO
CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO Ở MIỀN BẮC NƯỚC TA
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60.22.90



Người hướng dẫn khoa học
GS.TS. Đỗ Quang Hưng



HÀ NỘI – 2010


MC LC

L
LI C


M U _____________________________________________________ 1
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cu _____________________________ 1
2. Tinh hinh nghin cu ________________________________________ 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ______________________________ 5
4. Đối t-ợng và phạm vi nghiên cứu _______________________________ 6
5. Ph-ơng pháp nghiên cứu ______________________________________ 6
6. Đóng góp của luận văn _______________________________________ 6
7. Y ngha ca lun vn ________________________________________ 7
8. Kết cấu của luận văn_________________________________________ 7



BC
K NU TH K XX _____________________________________ 8
1.1 Sự ra đời phong trào chấn h-ng Phật giáo ở miền Bắc _______________ 8
1.1.1. Nguyên nhân quốc tế dẫn tới phong trào Chấn h-ng Pht giáo ở miền
Bắc ________________________________________________________ 8
1.1.2. Nguyên nhân chính trị - xã hội và tôn giáo trong n-ớc tác động tới
sự ra đời phong trào Chấn h-ng Pht giáo ở miền Bắc _______________ 11
1.1.3. Nguyên nhân nội tại của phong trào Chấn h-ng Pht giáo ở miền
Bắc _______________________________________________________ 14
1.2 Diễn biến của phong trào chấn h-ng Phật giáo ở miền Bắc __________ 19
1.2.1. Quá trình vận động Chấn h-ng Phật giáo ở miền Bắc ___________ 19
1.2.2. Xu h-ớng vận động Chấn h-ng Phật giáo trên báo chí _________ 22



HAI. MT S KNG TRONG
T MIN BC -
CH S VIT NAM ________ 26
2.1. Một số khuynh h-ớng t- t-ởng trong phong trào chấn h-ng phật giáo ở
miền bắc ___________________________________________________ 26
2.1.1. Chấn h-ng về tổ chức giáo hội ____________________________ 26

2.1.2 Chn hng v giỏo lý; phng phỏp tu tp v cụng tỏc xó hi ca
Tng gi ___________________________________________________ 35
2.1.3. Chấn hng v công tác đào tạo tăng tài ______________________ 47
2.1.4. Chn hng v nghi l v ni th t _________________________ 55
2.2 V























72
2.2.1 Vai trũ ca phong tro Chn hng Pht giỏo min Bc i vi s

phỏt trin ca Pht giỏo Vit Nam _______________________________ 72
2.2.2. ý nghĩa của phong trào Chấn h-ng Pht giáo ở miền Bắc trong lịch
sử t- t-ởng Việt Nam _________________________________________ 79

KT LUN __________________________________________________ 88

U THAM KHO ______________________________________ 94









L



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung
thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.





 lu.



PHAN TH HI
(Thích Đàm Mai)













LI C

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Triết học trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và cô giáo Trần Thị Kim Oanh - chủ
nhiệm lớp Cao học K15 của trường, Quý thầy cô đã tiếp thêm nội lực để em
phấn đấu vươn lên trong học tập, tự trau dồi kiến thức để phục vụ đắc lực
cho công việc nghiên cứu hiện nay của em và hoàn thành luận văn này.
Con thành thành kính tri ân công đức của chư Tôn Hòa Thượng,
Thượng Tọa lãnh đạo Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã quan
tâm giúp đỡ và tạo mọi duyên lành cho con trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn này. Bên cạnh đó nhờ sự động viên và trợ duyên của

nhị đấng song thân và gia đình cũng như đàn na thí chủ. Kính chúc chư
liệt vị pháp thể khinh an, đạo lộ tấn phát, chúng sinh dị độ, Phật đạo viên
thành.














Giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Quang Hưng, người thầy khả kính đã tận tụy
giúp đỡ và hướng dẫn cho em hoàn thành luận văn này. Cầu Tam Bảo gia
hộ cho thầy cùng gia đình được vô lượng bình an, vô lượng cát tường cho
hàng hậu học chúng em được nương nhờ.





















Sư Cụ chùa Bà Nành - người thầy khả kính đã tạo mọi điều kiện
thuận duyên cho con theo học trong suốt thời gian qua, cùng Phụ - Mẫu
sinh thành thân tứ đại này. Con xin nguyện trọn đời tinh tiến tu hành để
hầu mong đền đáp thâm ân sự giáo dưỡng và công đức sinh thành của
song thân Phụ - Mẫu trong muôn một.
“ Ân giáo dưỡng một đời nên tuệ mệnh
Nghĩa tôn sư muôn kiếp khó báo đền”



1

M U

1. Tnh cp thit ca  ti nghin cu
Cùng với những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế, xã hội từ kết quả của
công cuộc đổi mới đất nước do Đảng cộng sản việt nam khởi xướng và lãnh
đạo, Phật giáo ở nước ta hiện nay đang có xu hướng phục hồi và phát triển.
Đây là một hệ quả tất yếu vì Phật giáo có năng lực thích ứng mạnh mẽ trước

các điều kiện hiện thực đang biến đổi.
Trước thực tế đó, một sự hiểu biết đầy đủ về thể trạng Phật giáo Việt
Nam hiện nay rất cần thiết cho việc huy động Tăng Ni, Phật tử tham gia công
cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và cho việc hoàn
thiện chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và nhà nước. Nhưng để nắm
bắt được Phật giáo Việt Nam hiện nay thì phải hiểu được những giai đoạn
phát triển trước đây của Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là phải có sự tìm hiểu
sâu sắc về Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX, vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến
giai đoạn phát triển hiện nay của Phật giáo Việt Nam. Trong sự phát triển của
Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX, phong trào Chấn hưng Phật giáo có một vị trí
và vai trò hết sức quan trọng. Sự xuất hiện và phát triển của phong trào này
mang tính chất như một cuộc”, với sự đổi mới trên nhiều phương diện căn bản
như: đổi mới nghiên cứu“ Cách mạng Phật giáo”, lý giải kinh điển và giáo lý
của Phật giáo, đổi mới nội dung, hình thức và quy mô đào tạo Tăng tài, đổi
mới tổ chức và cơ chế vận hành giáo hội… Tất cả những điều đó đã ảnh
hưởng rất lớn đối với sự phát triển của Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ XX và
không nghi ngờ gì nữa còn để lại dấu ấn rõ nét trong tình hình Phật giáo Việt
Nam hiện nay.

2

Những thành công và hạn chế của phong trào Chấn hưng Phật giáo đầu
thế kỷ XX là những bài học quý báu đối với Phật giáo Việt Nam hiện nay
trong việc giải quyết những yêu cầu đã và đang đặt ra cho giáo hội như: Sự
đổi mới về phương thức tu tập và hành trì của các tu sĩ phù hợp với sự phát
triển và biến đổi của xã hội, sự phối hợp giữa hàng tu sĩ xuất gia và hàng cư sĩ
tại gia trong việc hình thành một đội ngũ tăng già cốt cán đủ mạnh để dẫn dắt
Phật giáo Việt Nam.
Tuy nhiên nhiều công trình nghiên cứu về Phật học, lịch sử Phật giáo
Việt Nam, đặc biệt là về lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX được xuất bản

từ trước đến nay, thường trình bày về phong trào Chấn hưng Phật giáo một
cách sơ lược. Do đó, phong trào Chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc chỉ được đề
cập khái quát ở một số phương diện. Một vài công trình nghiên cứu tỉ mỉ hơn
thì chủ yếu đề cập đến khía cạnh nào đó của phong trào Chấn hưng Phật giáo
trong phạm vi từng vùng miền nhất định. Miền Bắc (địa danh theo cách gọi
thời Pháp thuộc) là một trong ba trung tâm của phong trào Chấn hưng Phật
giáo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nghiên cứu phong trào Chấn hưng Phật giáo
ở Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua hay nghiên cứu một cách sơ lược bất
kỳ một trung tâm nào trong số đó. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu phong trào
này ở Việt Nam nói chung và từng vùng miền nói riêng là một công việc cần
thiết để làm sáng tỏ sự phát triển của Phật giáo Việt Nam thể kỷ XX và nâng
cao sự hiểu biết về tình hình Phật giáo Việt Nam hiện nay nhằm phục vụ cho
mục tiêu “Tốt đạo, đẹp đời”.
Nhận thức được tính cấp thiết về lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên
cứu về phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam, nhưng do khuôn khổ của
một luận văn cao học chưa thể đề cập tới toàn bộ phong trào này, nên chúng
tôi chọn đề tài: “Một số tư tưởng trong phong trào Chấn hưng Phật giáo ở

3

miền Bắc nước ta những năm đầu thế kỷ thứ XX” làm luận văn cao học
chuyên ngành tôn giáo học.
u
Cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề Chấn
hưng Phật giáo ở nước ta. Năm 1994 tác giả Thích Thanh Đạt đã hoàn thành
luận văn cử nhân sử học ( Đại học tổng hợp Hà Nội) với đề tài: “Báo chí Phật
giáo với phong trào Chấn hưng Phật giáo 1930 - 1945”. Trong luận văn này
tác giả chưa có điều kiện đi sâu phân tích một cách toàn diện ảnh hưởng của
phong trào Chấn hưng Phật giáo tới sự hình thành và phát triển của dòng báo
tôn giáo nói chung, báo chí Phật giáo nói riêng.

Năm 2003 tác giả Đặng Đình Thái hoàn thành luận văn thạc sĩ Triết
học (Đại học Khoa Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) với đề tài:
“Chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX: Một số vấn đề triết học và
ý nghĩa của nó”. Tiếp thu quan điểm và phương pháp tiếp cận của Trần Văn
Giàu và Nguyễn Tài Thư trong các công trình khoa học trước đó, nội dung
chính của luận văn tập trung giới thiệu và phân tích những tư tưởng triết học
Phật giáo được bàn luận sôi nổi trong phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Việt
Nam.
Năm 2006,tác giả Nguyễn Quốc Tuấn trong đề tài khoa học cấp bộ do
ông làm chủ nhiệm với tiêu đề: “Đặc điểm và vai trò của Phật giáo Việt Nam
thế kỷ XX”. Với những lập luận của mình tác giả đã chỉ ra mối quan hệ mật
thiết giữa Phật giáo Việt Nam và Phật giáo quốc tế trong việc xuất hiện
phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Việc phân kỳ
của tác giả theo tôi thấy rất hợp lý bởi nó dựa vào chính các sự kiện nổi bật
của lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX chứ không hoàn toàn phụ vào các
sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc như nhiều nhà nghiên cứu trước đây. Tuy

4

nhiên những sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc thế kỷ XX vẫn được tác giả
tham chiếu để tránh một cách phân kỳ mang tính phiến diện một chiều.
Một công trình nữa, vào ngày 17 tháng 10 năm 2008, tại viện Nghiên
cứu Tôn giáo đã diễn ra lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cấp nhà nước của nghiên cứu
sinh Lê Tâm Đắc( phòng Phật giáo) với đề tài: “ Phong trào Chấn hưng Phật
giáo ở Bắc kỳ”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm hiểu nguyên nhân
chính trị, văn hóa, xã hội, tôn giáo trong nước và quốc tế dẫn đến sự ra đời
của phong trào Chấn hưng Phật giáo giai đoạn trước năm 1934; tìm hiểu
những nội dung cơ bản của phong trào Chấn hưng, bước đầu nêu và phân tích
một số đặc điểm cũng như vai trò của phong trào này trong sự phát triển của
Phật giáo nói riêng và sự nghiệp giải phóng dân tộc nói chung nửa đầu thế kỷ

XX. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức về tình hình Phật giáo ở nước ta
hiện nay.
Trên cơ sở tiếp thu những thành quả của những nghiên cứu đi trước,
luận văn này tập trung giải quyết những vấn đề như sau:
Thứ nhất: Luận văn làm rõ những nguyên nhân dẫn tới phong trào
Chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc nói riêng và ở Việt Nam nói chung, trong đó
nhấn mạnh đến những nguyên nhân khách quan mang tính quốc tế như: Tác
động của sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân Châu Âu, sự truyền bá và phát
triển của đạo Công giáo, sự ra đời và ảnh hưởng của tư sản Phương Tây, sự
phát triển của khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội Âu - Mỹ… đối với Phật
giáo tại các nước phương Đông.
Thứ hai : Luận văn nêu bật quá trình vận động Chấn hưng Phật giáo ở
miền Bắc trước khi Hội Phật giáo Bắc kỳ chính thức được thành lập vào năm
1934.
Thứ ba: Luận văn làm rõ những nội dung tư tưởng cải cách của phong
trào Chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc, trong đó bên cạnh những vấn đề tư

5

tưởng triết học Phật giáo, còn là những nội dung quan trọng khác như : Tổ
chức Giáo Hội, đào tạo Tăng tài, nghi lễ Phật giáo, cơ sở thờ tự và đi sâu
nghiên cứu tư tưởng nhập thế của Phật giáo.
Thứ tư: Luận văn nêu vai trò và ý nghĩa của phong trào Chấn hưng
Phật giáo ở miền Bắc đối với sự phat triển của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX
và ở mức độ nhất định nêu lên ảnh hưởng của nó tới phong trào giải phong
dân tộc ở Việt Nam đương thời.
Tác giả đã rất cố gắng hệ thống về phong trào Chấn hưng Phật giáo ở
miền Bắc dưới góc độ Tôn giáo học, một ngành khoa học mới ra đời và phát
triển ở Việt Nam trong vòng vài chục năm trở lại đây.
Tuy đã hết sức cố gắng, song sự hiểu biết của tôi có hạn, tư liệu tham

khảo không được đầy đủ, nên luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót,
ngưỡng mong các nhà khoa học, các quý vị giáo sư, các nhà nghiên cứu Phật
học, các bậc cao minh hoan hỉ lượng thứ và chỉ dạy.
3. Mc ch v nhim v nghin cu
3.1. Luận văn làm rõ nội dung của phong trào Chấn hưng Phật giáo ở
miền Bắc, nêu vai trò và ý nghĩa của nó trong sự phát triển của Phật giáo Việt
Nam thế kỷ XX và sự nghiệp giải phóng dân tộc nửa đầu thế kỷ XX, từ đó
góp phần nâng cao thêm một bước nhận thức về tình hình Phật giáo ở nước ta
hiện nay.
3.2. Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những
nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu những nguyên nhân chính trị, văn hoá xã hội, tôn giáo trong
nước và ngoài nước dẫn đến sự ra đời của phong trào Chấn hưng Phật giáo ở
miền Bắc.
- Tìm hiểu những nội dung cơ bản của phong trào Chấn hưng Phật giáo
ở miền Bắc.

6

- Nêu vai trò và ý nghĩa của phong trào Chấn hưng Phật giáo ở miền
Bắc với sự phát triển của Phật giáoViệt Nam và sự nghiệp giải phóng dân tộc
nửa đầu thế kỷ XX.
4. i tng v phm vi nghin cu
Phong trào Chấn hưng Phật giáo từ khi ra đời cho đén lúc hết vai trò
lịch sử, chính thức từ năm 1934 đến năm 1954, trong phạm vi các tỉnh thành
Bắc Bộ mà trung tâm của phong trào là Hà Nội.
5. Phng php nghin cu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh về tôn giáo, tác giả luận văn đã sử dụng một số phương pháp
liên ngành và chuyên ngành như: sử học, triết học, văn hoá học, cùng các

phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh,v.v
6. ng gp ca lun vn
Đây là công trình nghiên cứu về phong trào Chấn hưng Phật giáo ở
miền Bắc một cách có hệ thống và tương đối đầy đủ trên cơ sở phân tích tổng
hợp các nguồn tư liệu, tài liệu hiện có, từ đó nêu lên những nhận xét về đặc
điểm và vai trò của phong trào Chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc đối với sự
phát triển của Phật giáo việt Nam thế kỷ XX và một mức độ nhất định nêu lên
những đóng góp của nó với sự nghiệp giải phóng dân tộc nửa đầu thế kỷ XX.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ cho nghiên cứu và giảng
dạy về lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX nói chung, lịch sử phong trào
chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam nói riêng.

7

a lu
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ cho nghiên cứu và giảng
dạy về lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX nói chung, lịch sử phong trào
chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam nói riêng
8. Kt cu ca lun vn
Ngoài phần lời cam đoan, mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 2 chương, 4 tiết.


















8

Chương một
PHONG  CHN  PHT   BC K
NA U TH K XX

1.1. S ra i phong tro chn hng Pht gio  min Bc
1.1.1. Nguyên nhân quốc tế dẫn tới phong trào Chấn hưng Phật giáo ở
miền Bắc
Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX , phong trào Chấn hưng Phật
giáo đã diễn ra ở nhiều nước châu Á . Do vậy , khi tìm hiểu nguyên nhân ra
đời của phong trào này ở từng nước cần phải xem xét nhiều khía cạnh quốc tế
của vấn đề, tức là phải xem xét bối cảnh chung tiêu biểu cho nhiều quốc gia
châu Á .
Nhìn một cách khái quát, cho đến nửa sau thế kỷ XIX, đa số các quốc
gia ở Châu Á rơi vào hoàn cảnh bị chủ nghĩa thực dân xâm chiếm, nô dịch,
mất chủ quyền và trở thành các quốc gia nửa thuộc địa phong kiến với những
mức độ khác nhau.
Trước thế kỷ XX, chính trị, văn hoá và tôn giáo (chủ yếu là đạo Công
giáo) Châu Âu ào ạt truyền vào các nước Châu Á. Trong bối cảnh đó, tương
tự như nhiều tôn giáo bản địa châu Á khác, Phật giáo đứng trước một tình
trạng phức hợp, cả những cơ hội thuận lợi và những yêu cầu phải đối diện nếu

muốn tiếp tục tồn tại và phát triển.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sự “đối thoại” giữa các bộ môn khoa
học với tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng đã mở rộng tầm mức thế giới.
Nằm chung trong cuộc đối thoại học thuật và tư tưởng Đông - Tây, sự cọ xát
giữa các tôn giáo và triết thuyết lớn Phương Đông (chủ yếu là Phật giáo) với
các tôn giáo và triết thuyết Phương Tây (đạo Công giáo, tư tưởng triết học

9

Ánh Sáng) đã khiến Phật giáo có điều kiện để hình thành một nền Phật học
mới có thể đáp ứng được trước sự biến đổi của xã hội .
Cuộc đối thoại học thuật và tư tưởng Đông - Tây cuối thế kỉ XIX đầu
thế kỷ XX làm xuất hiện hai hiện tượng khá thú vị. Một mặt, nhiều học giả
Phương Tây đã dành nhiều công sức và trí tuệ để nghiên cứu Phật giáo, mà
kết quả là hàng loạt các công trình nghiên cứu công phu về tư tưởng và kinh
điển Phật giáo đã được xuất bản. Mặt khác trong thời kỳ này nhiều nhà sư
châu Á thường xuyên tiến hành công việc giảng pháp và nhiều hoạt động
khác nhằm hoằng dương Phật pháp ở các nước Âu Mỹ và đã đạt được nhiều
thành công đáng kể.
Sự xuất hiện của chủ nghĩa xã hội với sự ra đời của Liên bang Cộng
hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô cũ), đã có tác động rất lớn đến phong
trào giải phóng dân tộc cũng như tư tưởng Phật giáo các nước Châu Á đương
thời. “Tại một số quốc gia Châu Á tuy có ảnh hưởng chủ nghĩa Mác, song
chính Đảng Mác xít không đủ điều kiện đảm đương nhiệm vụ lịch sử giải
phóng dân tộc , đã xuất hiện hiện tượng tư tưởng cứu thế, bình đẳng, từ bi của
Phật giáo nhanh chóng hội nhập với tư tưởng xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa
Mác và tư tưởng bình đẳng, bác ái của tư sản để hình thành xã hội Phật giáo”
[30, tr. 147].
Về sự đối thoại giữa Phật giáo với chủ nghĩa xã hội, có lẽ không ví dụ
nào điển hình hơn bài giảng thuyết với tiêu đề Dùng Phật phê bình chủ nghĩa

xã hội của Hoà thượng Thái Hư (Trung Quốc). Nội dung bài giảng pháp này
cho thấy Thái Hư đã nghiên cứu kĩ sự phát sinh và phát triển của chủ nghĩa xã
hội từ không tưởng đến khoa học. Trong nghiên cứu của mình, nhà sư này
cũng đã phân biệt rõ sự khác biệt giữa những người xã hội dân chủ và những
người cộng sản.

10

Như vậy từ SriLanka, Ấn Độ, Trung Quốc, với sự hoạt động tích cực
của các nhân vật Phật giáo xuất chúng nêu trên, ngọn gió Chấn hưng Phật
giáo, bằng nhiều con đường và nhiều yêu cầu, đã thổi sang các nước ở Châu
Á khác như: Nhật Bản, Myanmar, Việt Nam” Phong trào Chấn hưng Phật
giáo ở Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và trực tiếp nhất từ phong
trào Chấn hưng đạo Phật ở Trung Quốc, đặc biệt là những tư tưởng cải cách
Phật giáo của Hoà thượng Thái Hư.“ Thiền sư Thái Hư và Phật giáo Trung
Quốc là nguồn lực kích thích chủ yếu cho phong trào Chấn hưng Phật giáo ở
Việt Nam, những tư tưởng Phật giáo nhân gian của Thái Hư cũng thấm sâu
đời sống tri thức và Phật pháp của Phật tử Hà Nội”.[35, tr.113].
Ở Việt Nam có Thiền Sư Thích Trí Hải là người có công đầu trong
việc vận động thành lập Hội Bắc Kỳ Phật giáo. Tư tưởng Chấn hưng Phật
giáo xuất hiện trong suy nghĩ của Thiền sư vào năm 1924, khi Ông mới 24
tuổi. Nhà sư trẻ này nhận ra một thực tế của Phật giáo Việt Nam đương thời
rằng: Ngoại trừ rất ít các vị cao Tăng trí thức, phần nhiều Tăng Ni thất học,
không biết Hán văn nên không hiểu kinh sách Phật giáo đọc tụng hằng ngày.
Bên cạnh đó hầu hết các chùa đã bị biến tướng không còn thuần túy Phật giáo.
Cho nên từ nơi thờ tự cho đến nghi thức lễ bái không đâu giống đâu. Các chùa
không những thờ Phật, Bồ Tát mà còn thờ cả hổ, rắn, chó đá, bình vôi… trong
nhà thờ không hết thì đem ra cả ngoài sân, gốc cây. Do đó một hệ quả tất yếu
là Phật giáo ngày càng đi vào con đường suy thoái và mê tín.
Trước thực trạng đó Thiền sư Trí Hải đã cùng các cộng sự trên cơ sở

phỏng theo lối tổ chức Hội Liên xã ở các sơn môn trước đây, lập ra một tổ
chức có tên gọi “Lục Hòa Tịnh Lữ”, nghĩa là những người trong sạch làm bạn
cùng nhau, tu theo sáu phép lục hòa của Đức Phật. Tuy nhiên ý định thành lập
Hội Phật giáo vẫn còn gặp phải sự ngăn cản của một số cao Tăng ở Hà Nội.

11

Sau khi bàn bạc trao đổi ý kiến, cuối năm 1932 nhóm quyết định thành
lập một tổ chức có tên gọi “Phật Học Tùng Thư” với mục đích là biên dịch
kinh sách Phật giáo Hán ngữ ra chữ Quốc ngữ để ấn hành và truyền bá sâu
rộng trong Phật tử và quần chúng nhân dân với mong muốn sẽ tiến hành lập
Hội Phật giáo khi đã được nhiều người hiểu biết tán thành, khi nhân duyên
đầy đủ và cơ hội thuận tiện.
Vào ngày 8 tháng 4 năm Giáp Tuất(1934) tức ngày Phật Đản, Thiền Sư
Thích Trí Hải chính thức làm lễ nhập tự, cũng là ngày Phật Học Tùng Thư
chuyển về chùa Quán Sứ - Hà Nội và bàn việc thành lập Hội Phật giáo.
Ngày 16 tháng 11 năm 1934 với sự kiện Thống Sứ Bắc Kỳ ký nghị
định số 4283 cho phép thành lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ, Hội quán đặt tại chùa
Quán Sứ - Hà Nội, là niên điểm chấm dứt 10 năm khởi xướng và vận động
Chấn hưng Phật giáo do Thiền Sư Thích Trí Hải và những người đồng chí của
mình kiên trì vượt qua nhiều gian khó thực hiện và đã đạt được thành công
bước đầu như mong muốn.
1.1.2. Nguyên nhân chính trị - xã hội và tôn giáo trong nước tác động tới
sự ra đời phong trào Chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc
Đầu thế kỉ XX, sau nhiều lần khởi nghĩa kháng Pháp thất bại, nhiều trí
thức yêu nước đi đến nhận thức rằng: Muốn đánh đuổi thực dân xâm lược
phải vận động duy tân đất nước phải vận động toàn dân. Trào lưu tư tưởng
dân chủ tư sản qua các tân thư, tân báo của Lương Khải Siêu và Khương Hữu
Vi cùng cuộc vận động cách mạng ở Trung quốc, các thuyết về nhân đạo,
nhân quyền của những đại diện tiêu biểu và tiến bộ của giai cấp tư sản Pháp

thế kỉ XVIII như Rousseau, S. Montesquieu, F. Voltaire truyền vào Việt Nam
làm sáng tỏ thêm nhận thức ấy. Thêm vào đó, sự kiện nhờ sức mạnh của Duy
Tân mà Nhật Bản đã đánh bại Đế quốc Nga làm cho niềm tin kia thêm mãnh
liệt. Phong trào Duy Tân ở Việt Nam phát sinh từ những nguyên do đó. Mục

12

đích của phong trào này là xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất,
giàu mạnh (theo chế độ quân chủ lập hiến - quan điểm của Phan Bội Châu,
theo lý tưởng dân chủ nhưng không rõ hình thức chế độ - quan điểm của Phan
Chu Trinh). Hình thức hoạt động của phong trào Duy Tân ở Việt Nam diễn ra
khá toàn diện, vừa công khai, vừa bí mật, rộng khắp 3 miền đất nước.
Trong bối cảnh đó, nhiều nhà nho sĩ đánh giá cao vai trò của tôn giáo
đối với sự phát triển của xã hội, sự tự cường của một dân tộc. Trong các tôn
giáo truyền thống của Việt Nam, Phật giáo được đánh giá cao nhất. Cho nên,
việc Chấn hưng Phật giáo được các nhà cách mạng ủng hộ. Theo họ, cùng với
những nỗ lực cải cách văn hoá, xiển dương quốc học Chấn hưng Phật giáo
cũng là một hình thức đấu tranh ôn hoà trong khuôn khổ “thỏa hiệp” với phe
thống trị. Mục tiêu của các hoạt động này về hình thức là khai hoá dân trí, giữ
gìn bản sắc dân tộc, nhưng thực chất là những hoạt động âm thầm tìm cách
đòi lại chủ quyền và thoát khỏi nô dịch thực dân .
Trong suy nghĩ của một số nhà cách mạng của phong trào Duy Tân,
Phật giáo hưng thịnh thì đất nước cũng sẽ hưng thịnh. Phan Chu Trinh trong
một lần diễn thuyết từng nói :
“Nước Đại Nam chúng ta ngày nay sở dĩ yếu hèn là vì thiếu tinh thần
tôn giáo. Tôn giáo luyện cho ta đức hi sinh, coi nhẹ tính mạng, phá sản vì đạo.
Không có tinh thần tôn giáo chúng ta không biết cương thường, xả thân vì
nghĩa, chỉ bo bo giữ cái lối riêng của mình. Nay bà con thử xét, đời Trần sao
dân tộc ta hưng thịnh như vậy! Quân Nguyên thắng cả Á cả Âu, nuốt trọn
Trung Hoa mà qua đến nước ta thì lại bại tẩu; nào bị cướp giáo ở Chương

Dương Độ, nào bị bắt trói ở Bạch Đằng, như vậy chẳng phải nhờ đạo Phật
thời đó rất hưng thịnh ư? Nhờ cái tinh thần tôn giáo của ta ư?” [dẫn theo:37, tr.
750]

13

Như vậy, việc Chấn hưng Phật giáo đã nhận được sự tán đồng của
nhiều chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX. Bởi vì, chỉ có Phật giáo mới đại diện cho
cái “tinh thần tôn giáo” mà Phan Chu Trinh đã nêu. Các tôn giáo lớn khác ở
Việt Nam đương thời đều bị cho là không thể làm được việc này vì Nho giáo
thì đang suy tàn, còn Công giáo lại càng không vì bị coi là tôn giáo câu kết
với quân xâm lược.
Liên quan đến vấn đề này, ngược dòng lịch sử, chúng ta thấy cho đến
trước thế kỉ XVI, tức trước khi có mặt của đạo Công giáo, đời sống tôn giáo
của Việt Nam căn bản dựa trên sự hỗn dung của Phật giáo, Nho giáo, và Đạo
giáo. Có một điều thú vị là, về nguồn gốc, cả ba tôn giáo này đều ngoại sinh.
Nhưng do sự tiếp biến mạnh mẽ, sự khúc xạ và bản địa hoá sâu sắc, nên
chúng được người dân Việt Nam coi là những tôn giáo truyền thống của mình,
điều mà Công giáo không làm được cho đến khoảng nửa sau thế kỷ XX.
Trong 3 tôn giáo đó, Nho giáo và Phật giáo là hai tôn giáo có vai trò chính trị
xã hội đối với các chính quyền phong kiến. Nói cách khác, Nho giáo và Phật
giáo luôn được các nhà nước phong kiến Việt Nam sử dụng làm nền tảng tư
tưởng trong việc cai trị đất nước. Trong lịch sử cai trị đất nước của các triều
đình phong kiến Việt Nam, tuỳ theo triều đại mà một trong hai tôn giáo đó có
vị trí thứ tự ưu tiên hoán đổi nhau. Theo đó, nhìn một cách khái quát, thời Lý
và đầu thời Trần, Phật giáo có xu thế phát triển mạnh hơn; nhưng từ cuối thời
Trần và các triều đại Lê - Nguyễn thì xu thế đó thuộc về Nho giáo.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, với những sự kiện như: Năm 1878,
chính quyền Pháp ở Nam Kỳ loại bỏ dùng chữ Hán trong những vùng đã
chiếm được ở Nam Bộ; ngày 21 tháng 12 năm 1917, ở miền Bắc, toàn quyền

Đông Dương Anbert Sarraut ban hành Sắc lệnh Điều lệ chung của Bộ Quốc
Dân Giáo năm 1919, ở Trung Kỳ, với sự chấp thuận của toàn quyền Anbert
Sarraut, Triều đình Huế đã ban Chiếu chỉ Hoàng gia sáp nhập nền giáo dục

14

truyền thống vào nền giáo dục Pháp quốc - bản xứ, là những dấu hiệu rõ nét
sự suy thoái trầm trọng của Nho giáo. Đây có lẽ là một trong những điều kiện
thuận lợi, cả về khách quan lẫn chủ quan, để Phật giáo trỗi dậy như ưu tiên và
lựa chọn hợp lý để duy trì truyền thống văn hoá dân tộc trước nguy cơ bị văn
hoá thực dân làm cho suy yếu và tiến hành công cuộc chấn hưng.
Mặt khác, thúc đẩy mạnh mẽ sự xuất hiện phong trào Chấn hưng Phật
giáo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX còn bởi sự ra đời của nhiều hiện tượng tôn
giáo mới, mà tiêu biểu là đạo Cao Đài. Năm 1925, Cao Đài chính thức khai
đạo ở chùa Gò Kén (Tây Ninh). Sau đó, hiện tượng tôn giáo này đã nhanh
chóng lan ra một số địa phương khác trong cả nước. Ngay sau khi ra đời,
những hoạt động rầm rộ của đạo Cao Đài thu hút được đông đảo nhân dân
vùng Nam Bộ, trong đó nhiều người trước đó từng là tín đồ Phật giáo. Không
những thế, đạo Cao Đài còn lớn tiếng tuyên bố: Các tôn giáo lớn mang tính
truyền thống của Việt Nam như Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo đương thời đều
đã đến thời kì mạt pháp. Do vậy, đạo Cao Đài được lập ra để cứu đời. Trước
tình hình đó, các nhà sư và nhà Phật học đều có phản ứng mạnh mẽ. Tuy
nhiên, muốn đương đầu với đạo Cao Đài, thì Phật giáo cần phải được chỉnh
đốn, cần phải được chấn hưng, đặc biệt là việc loại bỏ những tệ lậu nơi cửa
Phật.
1.1.3. Nguyên nhân nội tại của phong trào Chấn hưng Phật giáo ở miền
Bắc
Về bản chất, Phật giáo là tôn giáo không có chủ trương có một Đại Ngã
(Thượng Đế toàn năng) và Tiểu Ngã (Linh hồn bất tử), không chủ trương một
niềm tin giáo điều và nghi thức xa hoa. Giáo pháp của Đức Phật Thích Ca

Mâu Ni được coi là (các) phương tiện (giống như ngón tay chỉ trăng) để nhận
thức chân lý(Mặt Trăng, trong trường hợp này chỉ là hình tượng của chân lý)
giải thoát hoàn toàn và toàn thể. Thế nhưng, trong quá trình hội nhập bản địa

15

hoá lâu dài trong lịch sử, đối diện với truyền thống tín ngưỡng và thờ cúng
của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước với tâm thức đa thần, phiếm thần,
dưới nhiều dạng thức khác nhau như ở người Việt, Phật giáo đã tìm cách thích
ứng với truyền thống đó để có thể đứng nơi đất mới. Sự việc đó khiến cho
ngôi nhà Phật nói chung, nhất là trong những giai đoạn thoái trào như ở cuối
thế kỷ XIX trong phạm vi Bắc Kỳ, đã trở thành một đối tượng để cầu xin và
hộ mạng tương tự như chức năng của các vị thần trong suy tư của người dân,
trong đó không phải không có những Phật tử thực sự. Truyền thống nhập thế,
lý tưởng Bồ tát, cư trần lạc đạo của Phật giáo thể hiện rõ từ các thời Lý, Trần
đã chuyến hoá theo chiều hướng “thần hoá” (ban phúc, giáng họa) xa rời giáo
pháp và thần bí hoá biểu tượng cũng như giáo lý vốn rất cụ thể và thiết thực
của Đức Phật.
Mặt khác, trong bối cảnh suy thoái kéo dài một trong những nguyên
nhân chính khiến Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo ở miền Bắc nói
riêng giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX suy đồi nằm ở chính ngay
trong Tăng già. Sự xuống cấp về đạo hạnh và không có đường lối tu tập rõ
ràng của một bộ phận Tăng già cộng thêm sự chia rẽ, mất đoàn kết giữa các
môn phái đã trở nên trầm trọng. Nhiều nhà sư đã trở thành người cúng độ nhật
qua ngày, quên đi vị trí dẫn dắt tâm linh trí tuệ của mình. Chúng ta có thể thấy
rõ hiện trạng này qua sự phản ánh của nhiều người tâm huyết với sự nghiệp
Chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.
Trong bài Hiện trạng Phật giáo ở xứ ta, Thanh Quang đau buồn trước
hiện trạng Phật giáo nước nhà. Tác giả viết :
“Đau đớn thay ở xứ ta những hạng người xuất gia vào chùa, phần nhiều

chỉ học đặng vài bộ kinh, lo luyện hơi cho hay, tập nhịp tán cho già, nay lãnh
đám này, mai lãnh đám khác, cũng tràng hạt, cũng cà sa, thử lật mặt trái của
họ mà xem thì có khác nào người trần tục trong Phật giáo, họ tưởng học thế là

16

đủ rồi, nói bậy, nói càn quên mất giá trị, hoặc có người hỏi đến Phật pháp là
gì, ôi, tuyệt nhiên không biết. Thật là một điều tai hại rất lớn trong Phật giáo
vậy. Ta thử nghĩ một nước mà không có tổ chức thì nước ấy không có trật tự,
trật tự đã không thì khó bề trị an được. Tôn giáo cũng vậy, nếu không có đoàn
thể tổ chức, ở sự tín ngưỡng đã bị sự truyền bá thôi còn giá trị thì còn mong gì
đến sự phổ cập cho nhân quần xã hội. Nhất là về phái Tăng già lại càng khó
bề đoàn kết liên hợp nhau hơn nữa, cứ hay chia thành đảng phái không chịu
hợp nhất thành một đoàn thể có hệ thống để tổ chức việc hoằng pháp lợi sinh,
thật không trách gì Phật giáo nước ta suy đồi cũng phải Phật giáo nước ta
hiện thời chỉ còn cái xác mà không có hồn, suy đồi quá tệ” [45].
Cùng quan điểm với ý kiến trên, Dương Bá Trạc đã có sự phân tích kỹ
lưỡng và cụ thể những tệ lậu của tăng già miền Bắc. Theo ông:“Ngôi nhà tăng
giới” từng được dựng lên, nguy nga đồ sộ ở cái đất sông Lô, núi Tản, hiện
đang trong tình trạng “tường xiêu, nóc dột, cột mục, kèo long” nguyên nhân
hiện tượng này chủ yếu do sự chia rẽ của các sơn môn, sự xuống cấp của
Tăng già, sự dốt, hư và mục ruỗng của Tăng đồ ở miền Bắc.
“Than ôi, nói thì không nỡ, mà không nói thì không đành cái ngọn lửa
Phật pháp phập phù le lói, cho tới ngày nay, chỉ còn cái xác sơn môn mà cái
hồn sơn môn như mất hẳn, chỉ còn cái tiếng Tăng mà cái thực Tăng hầu như
không có. Mỗi một sơn môn chia lìa sẻ rẽ thành năm bảy chục sơn môn khác.
Mà trong một sơn môn ngoài sự lễ bái quan hệ, đi lại thù ứng với nhau cũng
chẳng có kỷ luật chung gì phải giữ, chẳng có lãnh tụ chung nào phải phục
tùng, cứ ai ở chùa nào biết chùa nấy, thân ai nấy no, việc ai nấy làm, quy luật
Thiền gia, ai tuân thủ hay là không tuân thủ chẳng có ai đốc thúc ai kiểm xét,

ai củ chính được ai.
Các vị đại đức, các vị trưởng lão cũng chẳng có pháp lực gì đối với sư
bác, sư ông. Người có học lực, có giới hạn với người không giới hạnh cũng

17

chẳng hơn kém gì nhau miễn ai khéo luồn lỏi, xu phụ thì được địa vị tốt, bổng
lộc nhiều mà ai vụng luồn cạnh chiều lòng thì phải địa vị xấu, bổng lộc kém.
Chữ Thánh hiền chúng vùi sâu xuống đất, nghĩa lục hoà lại biến ra tro, thậm
đến nỗi giành chùa giành chỗ ghen ghét cùng nhau, khích bác cùng nhau, oán
phẫn cùng nhau. Người lớn không thương người nhỏ, người dưới không kính
nể người trên, người có không giúp đỡ người không, người khôn không bảo
ban người dại, người đắc thời đắc vị không bênh vực người cô cùng hèn yếu,
người lão thành tôn trưởng không trông nom người nhỏ bé thơ ngây, đối đãi
với nhau cũng bỉ thử nhân ngã quá kẻ Việt người Tần, gặp sự khốn ách hoạn
nạn của nhau cũng cái lối làng xóm cháy nhà bằng chân như vại. Những xú
kịch, thảm kịch đáng thương, đáng bi xảy ra thường thường, không sao kể
xiết ”[53].
Một trong những người hiểu rõ Phật giáo ở miền Bắc trước phong trào
chấn hưng là cư sĩ Thiều Chửu - Nguyễn Hữu Kha, những phản ánh và phân
tích về nguyên nhân sự suy thoái của Phật giáo ở miền Bắc thể hiện rải rác
trong nhiều bài của ông, đặc biệt thành một hệ thống chỉnh thể trong tác phẩm
Con đường học Phật ở thế kỷ thứ XX.
Trước hết Thiều Chửu cũng cho rằng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
Phật giáo suy đồi là do tăng già:
“Sở dĩ cái suy tàn(của Phật giáo) như ngày nay, nói cho thật đúng thì
suy riêng một giới giáo tự Tăng thôi Tăng đồ kém đường tu tiến làm sai
chính pháp của Phật, cho nên quần chúng mất lòng tín ngưỡng, quần chúng
mất lòng tín ngưỡng thì Phật pháp phải suy đó là lẽ tự nhiên.” [14, tr 29 -30].
Đi sâu phân tích những nguyên nhân cụ thể, Thiền Chửu nhấn mạnh:

“Phật giáo ở miền Bắc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX suy thoái vì
nhiều vị trụ trì nhận chúng xuất gia một cách ồ ạt, thiếu cân nhắc và thiếu
nhiều phương diện. Đồ chúng được nhận chủ yếu để lao động kiếm sống,

×