1
Nghệ thuật trần thuật trong truyên ngắn
Nguyễn Ngọc Tư
Vũ Thị Hải Yến
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Văn học
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34
Người hướng dẫn: PGS.TS. Hà Văn Đức
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Nghiên cứu về người kể chuyện trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn
Ngọc Tư. Trình bày nghệ thuật tổ chức cốt truyện và kết cấu trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư. Phân tích ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư.
Keywords. Văn học Việt Nam; Truyện ngắn; Nghệ thuật trần thuật
Content.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ của vùng đất tận cùng Tổ quốc. Chị sinh năm
1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau trong một gia đình nông dân.
Sau hơn mười năm cầm bút, chị đã trở thành một hiện tượng độc đáo khiến bạn đọc
trong nước và ngoài nước quan tâm. Truyện của Nguyễn Ngọc Tư vừa mang hơi thở
của cuộc sống hiện đại vừa mang nét duyên của “trái sầu riêng” Nam Bộ, có người
thích, khen thơm, có người bưng mũi quay đi vì chê nó nặng mùi. Tuy vậy, chúng
tôi nhận thấy truyện ngắn của chị thực sự tạo được “hiệu ứng” với bạn đọc. Điều gì
đã làm nên thành công vang dội của một nhà văn trẻ tuổi ở những bước đầu tiên đến
với văn chương nghệ thuật? Muốn lí giải điều đó chúng tôi đã chọn đề tài: Nghệ
thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Đặc trưng của phương thức tự sự nói chung và truyện ngắn nói riêng là nghệ
thuật trần thuật. Nắm được những đặc điểm trần thuật sẽ giúp chúng ta khám phá
những tầng sâu kín, những vẻ đẹp độc đáo của truyện ngắn. Ở lĩnh vực văn xuôi,
truyện ngắn đang khẳng định được ưu thế. Với những đặc điểm riêng, truyện ngắn
có thể coi là một thể loại bắt nhịp nhanh với những chuyển biến muôn màu của đời
2
sống hiện đại. Nó là thể loại phát triển mạnh nhất trong văn học đương đại, góp phần
làm nên diện mạo chính của nền văn học hôm nay. Việc tìm hiểu nghệ thuật trần
thuật trong truyện ngắn của một nhà văn trẻ như Nguyễn Ngọc Tư sẽ cho chúng ta
thấy được sự đóng góp của chị trong quá trình vận động chung của truyện ngắn Việt
Nam đương đại. Qua đó cũng cho người đọc một cái nhìn khái quát về những
chuyến biến mạnh mẽ cả về nội dung phản ánh và hình thức thể hiện của thể loại
truyện ngắn trong nền văn học hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
Là một nhà văn được yêu mến không chỉ trong nước mà còn cả ở nước ngoài, vì
thế những bài viết tìm hiểu về truyện ngắn và tạp văn của chị thường xuyên được
đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Trên cơ sở tìm hiểu những bài nghiên
cứu, phê bình, thảo luận về Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi xin điểm lại một số ý kiến
bàn đến sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề
tài.
2.1 Lịch sử nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ
Từ tập truyện ngắn đầu tay Ngọn đèn không tắt (2000), Nguyễn Ngọc Tư đã sớm
nổi tiếng. Mặc dù không gây xôn xao dư luận, nhưng tập truyện ngắn đã chiếm được
cảm tình của đông đảo bạn đọc và giới chuyên môn. Khi viết bài “May mà có
Nguyễn Ngọc Tư” đăng trên báo Văn nghệ, nhà văn Dạ Ngân đã bộc bạch tâm sự:
“Chính văn nghệ đã in cho tác giả này một truyện đậm chất Nam Bộ dù truyện khá
mảnh”. Cũng trên báo Văn nghệ, nhà văn Dạ Ngân đã trả lời: “tôi đã viết bài
“Nguyễn Ngọc Tư như thế nào?” bằng tâm trạng thú vị khi nhớ tới lời khen mà
người ta từng giành cho Solokhov: “trên bầu trời văn học nước Nga, một con đại
bàng non vừa cất lên đôi cánh mênh mông từ sông Đông”.
Cũng vì yêu mến Nguyễn Ngọc Tư mà giáo sư kinh tế Trần Hữu Dũng - một
Việt kiều Mỹ đã lập một tủ sách Nguyễn Ngọc Tư trong trang web “Văn hóa và giáo
dục” của mình. Ông tự bạch trong website của mình: “tôi lập trang web với mục
đích trước hết, cho tôi thu thập vào một nơi những bài của (và về) Nguyễn Ngọc Tư
rải rác trên các web và sau đó chia sẻ với những bạn thích văn Nguyễn Ngọc Tư
như tôi”.
Nhưng nhiều người bắt đầu sốt ruột về Nguyễn Ngọc Tư khi nghĩ rằng chị đang
bằng lòng với những vinh quang chị đã có: “Đọc mãi, thấy lo lo, hình như tác giả
viết bắt đầu trơn tay, ít thể nghiệm. Có cảm giác Nguyễn Ngọc Tư đang quá thảnh
3
thơi trên con đường mà dư luận nhiều ưu ái đã phát quang cho, sự kỳ vọng bắt đầu
trở thành sự sốt ruột, kiên nhẫn” [21,1]. Giáo sư kinh tế Trần Hữu Dũng trong bài
viết: Nguyễn Ngọc Tư, “đặc sản” miền Nam, cũng có những nhận xét tương tự:
“Phần nào, sự chuyên biệt của Nguyễn Ngọc Tư vào những truyện loại này, có thể
làm người đọc lo ngại. Chẳng lẽ nghiệp văn của cô sẽ khoanh trong thể loại những
mối tình không trọn, những kí sự đồng quê? Quả là Nguyễn Ngọc Tư có tài thiên
phú, cô viết rất nhiều (trong vòng 3 năm đã ra bốn tập truyện ngắn). Nhưng cái
đáng lo là ở chỗ đó. Người đọc bắt đầu thấy quá quen thuộc với truyện của cô.
Chúng na ná như nhau…Sự quanh quẩn trong những không gian, hoàn cảnh quen
thuộc có thể là cái chớp đèn vàng (nhưng chưa đỏ) trên con đường văn chương của
Nguyễn Ngọc Tư” [11,3].
Tháng 8 năm 2005, truyện Cánh đồng bất tận đã ra mắt bạn đọc. Một Nguyễn
Ngọc Tư rất mới khuấy động đời sống văn học, những nhận định trái chiều về chị
được đăng trên các báo tạo thành một “hiện tượng văn học” đáng chú ý của năm
2005. Đã có nhiều ý kiến, đánh giá và những bài báo tỏ ra không có cảm tình thậm
chí phê phán gay gắt về tác phẩm. Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến đánh giá của các
nhà phê bình, các nhà văn lên tiếng ủng hộ Cánh đồng bất tận và Nguyễn Ngọc Tư.
Đoàn Ánh Dương khẳng định: “đến truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” trong tập
truyện cùng tên, người đọc thực sự ngỡ ngàng trước sự bứt phá của tác giả. Tác
phẩm kết thúc một bước quá độ dài để khẳng định sự trưởng thành của ngòi bút
Nguyễn Ngọc Tư, đồng thời cũng là một tín hiệu đáng mừng cho đời sống văn học
đương đại” [10,1].
Nhà văn Hữu Thỉnh - chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam nhận xét: “đây là một tác
phẩm văn chương, không phải là một bút kí hay phóng sự. Tác giả hoàn toàn có
quyền hư cấu hay sáng tạo nhằm chuyển tải tốt nhất thông điệp nghệ thuật đến
người đọc” [4,57].
Những khó khăn, vấp váp trên con đường văn chương đối với một người trẻ tuổi
như Nguyễn Ngọc Tư là khó tránh khỏi. Đáp lại những nhận xét, đánh giá, Nguyễn
Ngọc Tư vẫn tiếp tục trau dồi và không ngừng sáng tác.
Khi Gió lẻ và chín câu chuyện khác ra đời, cũng có nhiều cảm nhận về tập truyện
mang nhiều nét mới trong cách kể, ngôn ngữ, Phạm Xuân Nguyên trên báo Tuổi
trẻ nhận thấy: “Truyện hứa hẹn là một đột phá mới của người viết. Nhưng “Gió lẻ”
chưa được đến độ như mong đợi”.
4
Sau này, khi Khói trời lộng lẫy ra mắt bạn đọc, Phạm Xuân Nguyên cũng khẳng
định: “Sách mỏng mà hay như thế này ngày nay cực hiếm”.
Hiện nay, Nguyễn Ngọc Tư vẫn đang sung sức trên con đường văn chương và
những nhận xét, đánh giá về chị cũng rất sôi động. Đó là những gợi ý sâu sắc cho
chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
2.2 Lịch sử nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ
Hiện có nhiều bài viết in trên các báo và tạp chí của các nhà nghiên cứu tìm
hiểu sáng tác của chị dưới góc nhìn Trần thuật học về cốt truyện, nhân vật, kết cấu,
giọng điệu, ngôn ngữ,…. Chúng tôi xin điểm qua một số bài viết và những nhận xét
tiêu biểu
Giáo sư kinh tế Trần Hữu Dũng - người đặc biệt quan tâm đến các sáng tác của
Nguyễn Ngọc Tư có nhận xét: “Trong cách lựa chọn tình tiết, cốt truyện, Nguyễn
Ngọc Tư “trung thành” với cái tình tự Nam Bộ của quê hương cô.” [11,2].
Khi viết bài “Sức lôi cuốn của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư”, Phan Quý Bích nhận
định: “Nhiều người viết truyện ngắn thường cố tìm ra những cốt truyện li kỳ, những
sự kiện mà người ta hay gọi là đắt giá Thường thì Nguyễn Ngọc Tư cho ta biết
những cái “tin” giản dị: một cô gái sửa soạn đồ mang theo trong ngày cưới, một
anh bạn trẻ thấy nhớ ông già hàng xóm đã đi xa. Những cái tin như thế không cần
đến những cốt truyện li kỳ, những biến cố giật gân, mà chỉ như sự thông báo về
những gì diễn ra quanh ta với những con người mà ta có thể bắt gặp thường ngày
mà thôi. Tuy vậy, nó vẫn là “tin”, vẫn đáng chú ý vì có một cái gì đó khiến ta phải
suy nghĩ, phải chiêm nghiệm. Và đây mới là điều đáng nói” [8, 1]. Đồng thời, nhà
nghiên cứu cũng nhận thấy: “Nguyễn Ngọc Tư thường kể cho ta nghe những chuyện
buồn, rất buồn. Những cảnh đời éo le, những thân phận đau đớn” [8, 2].
Về nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Trần Phỏng Diều có những
nhận xét rất tinh tế: “Mặc dù phần lớn người nông dân Nam Bộ trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư đều nghèo, đều có một số phận long đong, vất vả, nhưng trên hết,
họ sống với nhau bằng cái tình, bằng sự yêu thương và đùm bọc lẫn nhau…Nguyễn
Ngọc Tư quả có cái nhìn sâu sắc, tinh tế, có khả năng phát hiện ra những ngõ sâu
trong tâm hồn những người nông dân Nam Bộ, những niềm vui, nỗi buồn, cốt cách
đặc trưng cũng như bản chất cố hữu của họ” [9, 4].
Nhà phê bình Văn Công Hùng đã khẳng định: “Cái làm nên Nguyễn Ngọc Tư
còn là ngôn ngữ. Nguyễn Ngọc Tư đã thiết lập cho riêng mình một hệ thống ngôn
5
ngữ đậm chất Nam Bộ nhưng không dị mọ ăn theo mà tung tẩy, thăng hoa theo từng
ngữ cảnh cụ thể” [17, 1].
Đoàn Ánh Dương trong bài viết “Cánh đồng bất tận nhìn từ mô hình tự sự và
ngôn ngữ trần thuật” nhận xét: “Tác giả đã lồng ghép hai hệ thống tự sự với ba mô
hình cốt truyện trong “Cánh đồng bất tận”. Trực diện với tác phẩm, cốt truyện sự
kiện đã ít nhiều bị phân rã và cốt truyện tâm lí đã có phần lấn lướt. Truyện như một
bức tranh ghép mảnh những mảng kí ức chắp nối, đứt đoạn của nhân vật. Ở đó,
nhân vật tan chảy thành dòng xúc cảm hỗn độn giữa quá khứ và hiện tại, tâm cảnh
và ngoại cảnh mà một sự phục dựng đầy đủ chỉ có được khi người đọc đã lật đến
trang cuối cùng. Điều này đem đến cho người đọc cái hứng thú được thể nghiệm
“một hiện thực chưa hoàn kết”, được cùng theo đuổi và trải nghiệm với nhân vật,
tức là gia tăng sự tham gia của người đọc vào câu chuyện. Đó là khuynh hướng tự
sự giàu tính hiện đại” [10, 2]. Đồng thời ông còn chú ý đến giọng điệu và người kể
chuyện: “Để có một giọng văn chân thật, một mặt như đã nói, tác giả rời chuyển
ngôi kể từ người kể chuyện sang nhân vật chính, cho nhân vật “nói” bằng ngôn ngữ
cảm xúc, suy tưởng, mặt khác, đẩy ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ của nhân vật khác
lọc qua lăng kính tâm lý của nhân vật chính, đưa nó vào trường cảm nhận của nhân
vật chính” [10, 3].
Phạm Phú Phong trong bài Lời đề từ trong Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhận
xét: “Lời đề từ có thể là một danh ngôn, một đoạn trích từ kinh Phật, một câu hát
dân gian, hoặc đôi khi chỉ là một ý nghĩ bâng quơ, nêu một sở thích ngộ nghĩnh,
hoặc một đoạn tự sự tồn tại song song với truyện…nhưng tất cả đều có thể vận vào,
đều thể hiện chiều sâu của tư tưởng, là một phần bổ sung không thể thiếu cho văn
bản tác phẩm…” [25].
Có thể nói, những ý kiến, nhận định về truyện ngắn của cây bút trẻ Nguyễn
Ngọc Tư đều có những phát hiện sâu sắc về nét riêng trong cách kể chuyện, hành
văn của chị. Điều đó góp phần làm cho các sáng tác của chị ngày càng được độc giả
đón nhận nồng nhiệt.
Hiện cũng đã có một số luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đề cập đến một
vài khía cạnh của nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư như:
Khám phá thế giới nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Khóa luận tốt
nghiệp của Vũ Thị Thu Hà, Đại học KHXH & NV Hà Nội, năm 2006.
6
Tiếp cận sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy từ phương diện giá
trị văn học - văn hóa, Luận văn thạc sĩ của Dương Thị Kim Thoa, Đại học KHXH
& NV Hà Nội, năm 2008.
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, Khóa luận tốt
nghiệp của Lương Thúy Hà, Đại học KHXH & NV Hà Nội, năm 2009.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu và có hệ thống
về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Trên tinh thần kế thừa
những thành tựu nghiên cứu của người đi trước chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu
một cách toàn diện, có hệ thống về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của chị;
hi vọng sẽ góp tiếng nói của mình vào việc khẳng định tài năng, cũng như những
đóng góp của Nguyễn Ngọc Tư với thể loại truyện ngắn nói riêng và với nền văn
học đương đại nói chung.
3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi khảo sát các tập truyện ngắn sau của nhà
văn Nguyễn Ngọc Tư:
- Ngọn đèn không tắt (Tập truyện ngắn , NXB Trẻ, 2000).
- Ông ngoại (Tập truyện, NXB Kim Đồng, 2001).
- Biển người mênh mông (Tập truyện, NXB Trẻ, 2003).
- Giao thừa (Tập truyện, NXB Trẻ, 2003).
- Nước chảy mây trôi (Tập truyện và kí, NXB Văn nghệ TPHCM,
2004).
- Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Tập truyện, NXB Văn hóa Sài
Gòn, 2005).
- Cánh đồng bất tận (Tập truyện, NXB Trẻ, 2005).
- Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (Tập truyện, NXB Trẻ, 2008).
- Khói trời lộng lẫy (Tập truyện, NXB Thời đại, 2010).
Tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của một nhà văn trẻ đang trên
con đường kiếm tìm và định hình phong cách, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần làm nổi
bật một số nét phong cách trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
đồng thời cũng thấy được rõ hơn những đóng góp của chị trong sự vận động của Văn
học Việt Nam đương đại.
7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để đạt được mục đích trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau: Phương pháp phân tích tác phẩm; Phương pháp so sánh, đối chiếu; Phương
pháp phân loại, thống kê; Phương pháp hệ thống, tổng hợp.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận văn được triển khai
phần nội dung thành 3 chương :
Chương 1: Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
Chương 2: Nghệ thuật tổ chức cốt truyện và kết cấu trong truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư.
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư.
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN
NGỌC TƢ
1.1 Giới thuyết về ngƣời kể chuyện trong tác phẩm tự sự
1.1.1 Khái niệm ngƣời kể chuyện
Tz.Todorov đã khẳng định: “Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến
tạo thế giới tưởng tượng…Không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện. Người kể
chuyện không nói như các nhân vật tham thoại khác mà kể chuyện. Như vậy, kết hợp
đồng thời trong mình cả nhân vật và người kể, nhân vật mà nhân danh nó cuốn sách
được kể có một vị trí hoàn toàn đặc biệt…”. Vấn đề người kể chuyện là một trong
những vấn đề trung tâm của thi pháp văn xuôi hiện đại. Tìm hiểu người kể chuyện sẽ
giúp ta hiểu được phương diện chủ thể của tác phẩm tự sự, sẽ hiểu tác phẩm một cách
sâu sắc, trọn vẹn hơn.
Trong tác phẩm tự sự, nhà văn trình bày, tái hiện một cách sáng tạo thế giới hiện
thực thông qua lời kể, lời miêu tả,…của một người trần thuật nào đó. Người kể chuyện
là sản phẩm của quá trình hư cấu của nhà văn, nó khác với người kể chuyện thực tế
trong đời sống. Khi nhà văn lựa chọn dạng thức xuất hiện của người kể chuyện trong
tác phẩm tự sự cũng là cách để nhà văn thể hiện ý đồ sáng tác. Có nhiều cách phân loại
người kể chuyện. Nếu căn cứ vào vị trí của người kể chuyện trong tác phẩm, ta có:
8
người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, ngôi thứ ba, cá biệt có trường hợp người kể chuyện
vừa ở ngôi thứ nhất vừa ở ngôi thứ ba. Nếu căn cứ vào vai trò của người kể chuyện, sẽ
có hai loại: Người kể chuyện không đáng tin cậy, không biết hết và người kể chuyện
đáng tin cậy
1.1.2 Vai trò, chức năng của ngƣời kể chuyện
Có thể khẳng định trong truyện ngắn nói riêng cũng như trong tác phẩm tự sự
nói chung người kể chuyện có vai trò quan trọng trong việc tổ chức kết cấu tác phẩm.
Viết truyện, nhà văn thường xây dựng những kết cấu riêng. Người kể chuyện phải thay
mặt nhà văn cố gắng tìm cho mình một kết cấu tốt nhất để làm câu chuyện hấp dẫn, lôi
cuốn được người đọc. Với những cách kể chuyện khác nhau, cách xuất hiện khác nhau
của người kể chuyện, ta sẽ có các dạng cốt truyện khác nhau: cốt truyện tuyến tính, cốt
truyện tâm lý, cốt truyện “chuyện lồng chuyện”…
Người kể chuyện còn có chức năng môi giới, dẫn dắt người đọc tiếp cận thế
giới nghệ thuật. Nhà văn Gorki khẳng định: “Trong tiểu thuyết, trong truyện ngắn,
những con người được tác giả thể hiện đều hành động với sự giúp đỡ của tác giả; tác
giả luôn bên cạnh họ, tác giả mách cho người đọc hiểu rõ cần phải hiểu như thế nào,
giải thích cho người đọc hiểu những ý nghĩa thầm kín, những động cơ bí ẩn ở phía sau
những hành động của các nhân vật được miêu tả”.
Khảo sát các tập truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, có thể thấy nhà văn đã sử
dụng tất cả các dạng thức xuất hiện của người kể chuyện tạo nên nét duyên, cái tạng
riêng cho mỗi trang văn của chị.
1.1.3 Ngƣời kể chuyện chi phối điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm tự sự
Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nhà văn muốn phản ánh
được thế giới ấy thì phải chọn cho mình một chỗ đứng, một điểm nhìn để từ đó quan
sát, chiêm nghiệm. Điểm nhìn là “cái vị trí dùng để quan sát, cảm nhận, đánh giá, bao
gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện vật lí, tâm lí, văn hóa”
[42, 149].
Bản chất của khái niệm điểm nhìn là sự phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể
ngôn từ tức là người kể chuyện và khách thể ngôn từ là đối tượng được kể lại. Điểm
nhìn trần thuật gắn bó mật thiết với ngôi kể. Điểm nhìn thể hiện vị trí người kể dựa
vào điểm quan sát trần thuật các nhân vật và sự kiện. Người ta phân chia thành nhiều
loại điểm nhìn trần thuật: điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn không
gian - thời gian, điểm nhìn di động.
9
Tìm hiểu Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi
nhận thấy các sáng tác của chị có sức hấp dẫn ở cách xây dựng nhân vật người kể
chuyện kết hợp với hệ thống điểm nhìn trần thuật vừa linh hoạt vừa độc đáo.
1.2 Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ
1.2.1 Ngƣời kể chuyện lộ diện trực tiếp ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong
Điểm nhìn bên trong giúp người kể chuyện dẫn người đọc vào trạng thái tâm
tình, khiến họ có cảm giác thấy cuộc sống qua tâm hồn người trong cuộc, nên những gì
họ thẩm thấu được đều đáng tin, đáng nhớ. Để có thể diễn tả được tất cả các ngõ ngách
của đời sống và nội tâm con người của vùng đất Nam Bộ máu thịt, Nguyễn Ngọc Tư
đã chọn cho người kể chuyện kể lại câu chuyện từ điểm nhìn bên trong.
1.2.1.1 Cái tôi tự kể về mình
Một số truyện của Nguyễn Ngọc Tư có người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, kể về
chính câu chuyện của bản thân mình. Là cái “tôi” tự kể về mình nên câu chuyện
thường được kể theo sự vận động của nội tâm, dòng chảy của tâm lý nhân vật: Ngổn
ngang, Nhà cổ, Một mối tình, Cánh đồng bất tận, Khói trời lộng lẫy, Của ngày đã mất,
Thổ Sầu, Khói trời lộng lẫy,…
Của ngày đã mất, người kể chuyện xưng “tôi” để giãi bày những trạng thái yêu
thương, dằn vặt, đau khổ,…của mình trước mối tình “so le” về tuổi tác.
Truyện Cánh đồng bất tận là những khúc xạ tâm lý và suy nghĩ của một cô gái
mới lớn sống cơ cực từ nhỏ. Câu chuyện thương tâm của gia đình và cả những mất mát
của bản thân cô được kể một cách chân thực. Không rành rọt thời gian, hiện tại và quá
khứ đan xen, người đọc nương theo những cảm nhận và suy nghĩ của nhân vật sẽ thấy
những cảnh đời, những con người bất hạnh, những ngang trái ở đời. Có thể nói, toàn
truyện là chuỗi tâm trạng, những hồi ức, kỉ niệm đau đớn của nhân vật Nương về
những gì cô phải trải qua và chứng kiến.
Chọn ngôi kể thứ nhất, với điểm nhìn bên trong, Nguyễn Ngọc Tư đã đi sâu vào
những ngóc ngách trong tâm hồn con người, mở ra những cung bậc, trạng thái tình
cảm thầm kín nhất. Nhờ vậy, chị đã thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của mình với những
cảnh đời ngang trái, những câu chuyện éo le. Hơn nữa, với cách kể chuyện này, chị đã
để người đọc thật sự được sống và trải nghiệm cùng những nhận vật của mình. Và
nhiều khi người đọc nhận thấy đó cũng là cảm xúc, tâm trạng của chính mình, của
những người xung quanh mình.
10
1.2.1.2 Cái “tôi” kể chuyện ngƣời khác
Nhiều truyện của Nguyễn Ngọc Tư, người kể chuyện ngôi thứ nhất nhưng
không kể chuyện mình mà kể chuyện người khác. Ở đó, “tôi” đóng vai trò của người
quan sát, tỏ ra thấu hiểu cuộc đời, tâm hồn nhân vật và tái hiện lại bằng lời kể của
mình. Đó là những truyện: Dòng nhớ, Cái nhìn khắc khoải, Người năm cũ, Nước chảy
mây trôi, Núi lở, Tình lơ,…
Không kể về những gì mình trải qua như cái “tôi” kể chuyện mình, cái “tôi” kể
chuyện người khác chỉ giữ vai trò như một chứng nhân trong câu chuyện, kể lại những
gì mình biết, mình chứng kiến. Nhờ vậy, những gì được kể mang tính chủ quan. Tuy
không phải là đồng nhất nhưng dạng thức xuất hiện này của người kể chuyện được cho
là hình thái của hình tượng tác giả - mang tiếng nói, quan điểm của tác giả. Tác phẩm
trở thành một “chứng minh thư tâm lý” bởi với hình thức kể chuyện này nhà văn có cơ
hội tự biểu hiện một cách có hiệu quả nhất.
Người kể chuyện trong Dòng nhớ cũng là nhân vật xưng “tôi”. Là người trực
tiếp chứng kiến câu chuyện đầy éo le của ba má mình và dì (vợ trước của ba).
Là người trực tiếp chứng kiến câu chuyện, nhân vật “tôi” trong Tình lơ đã kể lại
chuyện tình giữa ba người dì, dượng (chồng dì) và má mình. Với cách kể này, câu
chuyện vừa chân thực vừa khách quan. Người kể chuyện ở đây ít bộc lộ cảm xúc của
mình, chỉ kể lại sự quan sát, cảm nhận tinh tế, sâu sắc của mình. Cách kể này đã tạo
những “khoảng trống” cộng hưởng cảm xúc ở độc giả. Cái “tôi” chứng kiến và kể lại
trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thường có quan hệ gần gũi với nhân vật chính
trong truyện kể. Bởi truyện của chị thường viết về những con người gần gũi với chính
mình, những cảnh đời số phận thực như ùa vào mỗi truyện.
Chọn ngôi kể thứ nhất và điểm nhìn bên trong là kiểu kể chuyện quen thuộc
trong truyện ngắn của nhà văn trẻ nhiều day dứt, trăn trở về cuộc đời, về con người, về
nỗi đau, Với cách kể này, Nguyễn Ngọc Tư thật sự khơi gợi được sự đồng cảm nơi
bạn đọc.
1.2.2 Ngƣời kể chuyện ẩn mình qua hình thức trần thuật từ ngôi thứ ba
Tìm hiểu các sáng tác của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư, bên cạnh nhiều truyện
được kể theo ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong còn xuất hiện người kể chuyện ẩn
mình qua hình thức trần thuật từ ngôi thứ ba. Một số truyện của Nguyễn Ngọc Tư
được kể theo ngôi thứ ba như: Nhớ sông, Huệ lấy chồng, Đau gì như thể, Chuyện của
Điệp, Cuối mùa nhan sắc, Ngày đùa, Bởi yêu thương,…Nếu như ở ngôi kể thứ nhất,
11
câu chuyện mang đậm tính chủ quan thì truyện được kể theo ngôi kể thứ ba lại mang
tính khách quan.
1.2.2.1 Kể theo điểm nhìn của chính mình
Với điểm nhìn của chính mình, người kể chuyện đứng ở bên ngoài thế giới
truyện kể để quan sát, hoặc hoàn toàn giấu mình, kể lại câu chuyện một cách khách
quan, lạnh lùng hoặc tự bộc lộ qua ngôn ngữ biểu cảm, qua những lời giải thích, bình
luận xen vào câu chuyện. Đây là dạng thức kể chuyện quen thuộc trong hình thức trần
thuật từ ngôi thứ ba. Khảo sát các tập truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi
nhận thấy rằng phương thức tự sự này chỉ tồn tại ở cấp độ thấp hơn văn bản (đoạn,
cảnh, câu) chứ không xuất hiện ở cấp độ toàn văn bản. Như truyện Hiu hiu gió bấc và
Cảm giác trên đây vừa được kể theo điểm nhìn của chính người kể chuyện hàm ẩn vừa
kể theo điểm nhìn của các nhân vật trong truyện.
1.2.2.2 Kể theo điểm nhìn của nhân vật
Với điểm nhìn của nhân vật, người kể chuyện dễ dàng thuật lại những diễn biến
khách quan của tình tiết, sự kiện. Lúc này, khung cảnh, sự vật, con người,…trong câu
chuyện không phải do người kể miêu tả nữa mà nó được dựng lên dưới sự quan sát,
cảm nhận của chính người trong truyện. Khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư,
chúng tôi nhận thấy đây là dạng kể chuyện được sử dụng nhiều trong tác phẩm của chị.
Tiêu biểu như: Đau gì như thể, Chuyện của Điệp, Nửa mùa, Nhớ sông, Nước chảy mây
trôi, Biển người mênh mông, Duyên phận so le, Ngày đùa, Bởi yêu thương, Mộ gió,
Rượu trắng,…
Đặt dưới điểm nhìn của nhân vật, những gì được kể, tả đều nhuốm màu tâm
trạng của người trải nghiệm: “Sáng mai thôi nó sẽ xuống Võ rồi ở miết nhà người ta.
Nhớ cái cối xay bột dựa hàng kệ đựng tiêu, tỏi, dầu ăn, nước mắm…con mèo ngủ thiu
thiu trên đầu bộ ngựa, mấy võng giăng quây quần quanh bồ lúa. Lối vô nhà trải đất đỏ,
người đi ra đi vô mòn mấy hòn tròn tròn trọc lóc. Lối này đổ ra con đường chạy dài tới
Vịnh Dừa. Đi chút nữa là tới đám trâm bầu, chỗ con đập vào xóm Kinh Cụt…Và nhà ở
đó” (Huệ lấy chồng)…
Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, người kể chuyện hàm ẩn đã di
chuyển điểm nhìn sang cho nhân vật, tạo nên cách kể chuyện đầy tính chất chủ quan,
chất chứa những cảm xúc, tình cảm, trải nghiệm của cá nhân con người. Đó là lối kể
chuyện mang chiều sâu đời sống nội tâm của chính chủ thể thẩm mĩ.
12
1.2.3 Ngƣời kể chuyện toàn tri với điểm nhìn di động
Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư không chỉ lôi cuốn người đọc bởi những câu
chuyện tâm tình ở ngôi thứ nhất, chia sẻ những cảm xúc cùng nhân vật ở ngôi thứ ba
mà còn có sự xuất hiện của người kể chuyện toàn tri với điểm nhìn di động. Người kể
chuyện có khi kể chuyện mình, có khi lại kể chuyện người khác, các sự kiện vừa được
hiện lên từ cái nhìn bên trong của người tham dự vừa được hiện lên từ cái nhìn bên
ngoài của người chứng kiến. Tiêu biểu của kiểu kể truyện này là một số tác phẩm như:
Cuối mùa nhan sắc, Ngày đùa, Cánh đồng bất tận, Dòng nhớ, Nỗi buồn rất lạ, Hiu hiu
gió bấc, Cải ơi,…
Truyện ngắn Nỗi buồn rất lạ được kể luân phiên qua các điểm nhìn. Từ điểm
nhìn của nhân vật “tôi” sang điểm nhìn của “ba tôi” và ngược lại, thậm chí có cả điểm
nhìn của đối tượng được kể “ông Tư Đờ”.
Chọn hình thức người kể chuyện biết hết với điểm nhìn di động tuy không
nhiều trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư nhưng qua đó chúng ta cũng nhận thấy
cái nhìn đa chiều, nhiều góc độ về cuộc sống và con người miền cực Nam của Tổ
quốc.
* Tiểu kết chƣơng 1
Tìm hiểu về người kể chuyện trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi
nhận thấy tài năng của chị trong việc kể chuyện, dẫn truyện và đặc biệt là khả năng
thâm nhập vào đời sống nội tâm của nhân vật để phản ánh được những góc khuất, mặt
tối của nó. Dù lộ diện ở ngôi thứ nhất hay hàm ẩn qua hình thức trần thuật từ ngôi thứ
ba, người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư luôn mang điểm nhìn bên
trong, điểm nhìn tâm lí để kể câu chuyện. Ở điểm nhìn này, nhà văn có điều kiện khơi
sâu nội tâm nhân vật với những kỉ niệm, hồi ức; giãi bày những tình cảm, suy nghĩ
thay cho nhân vật. Đó là cái nhìn cận cảnh, cái nhìn của sự nếm trải của một nhà văn
luôn trăn trở về con người, về cuộc đời đầy ngang trái.
Dù trần thật diễn ra dưới hình thức nào thì nó vẫn thể hiện cái nhìn bao quát của
tác giả, một Nguyễn Ngọc Tư luôn có ý thức nhìn vào tận sâu bản chất cuộc sống, một
trái tim nhạy cảm trước sự nghiệt ngã của cuộc đời. Vì thế mà truyện của chị mới là
những câu chuyện nhỏ về gia đình, bạn bè, làng xóm,…thân thuộc nhưng được bạn
đọc đón nhận nồng nhiệt và đồng cảm sâu sắc.
13
CHƢƠNG 2: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ
2.1 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện
2.1.1 Khái niệm cốt truyện
Cốt truyện là yếu tố quan trọng bậc nhất, không thể thiếu trong bất kì một hình
thức tự sự nào. Trong tác phẩm tự sự, “cốt truyện là cái khung để đỡ cho toàn bộ tòa
nhà nghệ thuật ngôn từ đứng vững” [44,181]. Trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê
Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên cũng viết: “Hệ thống sự kiện
cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ
phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại
hình tự sự và kịch… Có thể tìm thấy qua một cốt truyện hai phương diện gắn bó hữu
cơ: một mặt, cốt truyện là một phương diện bộc lộ nhân vật, nhờ cốt truyện, nhà văn
thể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách nhân vật; mặt khác, cốt truyện còn là
phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội” [13; 99,100]. Theo giáo trình Lí
luận văn học của trường Đại học Tổng hợp thì “cốt truyện là một hệ thống các sự kiện
phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ
thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại
của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ để và tư tưởng tác phẩm”.
Trong một tác phẩm tự sự, cốt truyện luôn giữ vị trí “xương sống”, nó liên kết
các chi tiết, các sự kiện thành một hệ thống.
Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ sáng tác sung sức nhất ở lĩnh vực truyện
ngắn. Chị viết về những điều bình thường trong cuộc sống của những con người nơi
cực Nam của Tổ quốc, viết về những nỗi đau âm thầm, dai dẳng…Truyện ngắn của chị
với những kiểu cốt truyện vừa quen thuộc vừa hiện đại đã giúp chị tái hiện và phản
ánh những mâu thuẫn, xung đột, giằng xé trong cuộc đời thực một cách thấm thía nhất,
xúc động nhất.
2.1.2 Tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ
Trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, chị đã sử dụng phổ biến kiểu cốt
truyện tâm lí (cốt truyện là sự vận động của các trạng thái tâm lí con người), nhưng cốt
truyện truyền thống vẫn phát huy được vai trò trong một số truyện ngắn của chị.
2.1.2.1 Cốt truyện truyền thống
Đây là kiểu cốt truyện chú ý đến các sự kiện (còn gọi là cốt truyện sự kiện).
Trong văn học trung đại, cách kể chuyện theo trật tự cái gì xảy ra trước thì kể trước,
14
cái gì xảy ra sau thì kể sau và chủ yếu là kể về hành động hơn là đi sâu khám phá thế
giới nội tâm nhân vật. Tuy vậy, khi sử dụng kiểu cốt truyện truyền thống, Nguyễn
Ngọc Tư cũng làm mới mẻ cho kiểu cốt truyện này đó là chú ý hơn đến đời sống nội
tâm nhân vật. Có thể nhắc đến một vài truyện ngắn của chị kể theo cốt truyện truyền
thống như: Bến đò xóm Miễu, Chuyện vui điện ảnh,…
Viết Truyện vui điện ảnh, Nguyễn Ngọc Tư đã chọn kiểu cốt truyện truyền
thống với kiểu trình tự quen thuộc, cái gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy ra sau kể sau
và cốt truyện có đầy đủ các phần. Mặc dù vậy, truyện ngắn mang hơi thở thời đại,
mang đặc trưng riêng của nhà văn trẻ nên vẫn thu hút người đọc. Cốt truyện không hề
tĩnh mà luôn ở trạng thái động, khiến cho người đọc luôn phải trăn trở, suy nghĩ cùng
nhân vật, cùng tác giả. Kiểu cốt truyện này đã giúp Nguyễn Ngọc Tư chuyển tải thành
công những trăn trở ngổn ngang của nhiều nghệ sĩ trong cuộc sống hiện đại ngày nay
về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật.
Kiểu cốt truyện truyền thống cũng được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng trong truyện
ngắn Bến đò xóm Miễu. Từ những sự kiện, biến cố, nhà văn đã xây dựng thành cốt
truyện có vai trò quan trọng trong việc chuyển tải những thông điệp tốt đẹp về cuộc
sống. Tình nhân ái, yêu thương có sức mạnh nâng đỡ con người trong vòng xoáy cuộc
đời đầy chông gai, cạm bẫy.
Kiểu cốt truyện truyền thống tuy xuất hiện và phát huy được vai trò của nó
trong một số sáng tác của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư nhưng đó không phải là kiểu
cốt truyện thường gặp trong những sáng tác của chị. Với Nguyễn Ngọc Tư, xây dựng
những cốt truyện tâm lý để khám phá những ngóc ngách sâu kín trong tâm hồn con
người giữa bộn bề những toan tính của cuộc sống hiện đại mới thực sự là nguồn nội
lực tiềm tàng ở chị.
2.1.2.2 Cốt truyện tâm lý
Với kiểu kiểu cốt truyện tâm lý, câu chuyện được tổ chức theo mạch vận động
của tâm lý nhân vật, những cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng,…Vì thế cốt truyện tâm lý
thường “lỏng lẻo”, khó có thể tìm thấy đầy đủ sự phát triển của các tình tiết. Kiểu cốt
truyện này đặc biệt phát huy tác dụng khi nhà văn muốn diễn tả thế giới nội tâm con
người, một hiện thực khó nắm bắt hơn rất nhiều so với khám phá cuộc sống bên ngoài.
Điển hình trong kiểu cốt truyện tâm lý là kiểu truyện được triển khai dựa trên
tâm lý nhân vật với những bức xúc, dằn vặt nội tâm. Nhiều truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư thường thể hiện những thăng trầm trong cảm xúc, suy tư của nhân vật hướng
15
người đọc khám phá những vỉa tầng sâu kín trong nội tâm con người. Tiêu biểu như
các truyện: Nhớ sông, Dòng nhớ, Huệ lấy chồng, Ngổn ngang, Biển người mênh mông,
Nước như nước mắt,…
Được tạo dựng theo cách kể chuyện quen thuộc của Nguyễn Ngọc Tư, Ngổn
ngang là một truyện ngắn đầy ắp tâm trạng. Cũng là một câu chuyện tình đầy lỡ dở,
đầy đau thương nhưng không hề có những sự kiện, biến cố gay cấn. Câu chuyện được
thêu dệt bởi những trăn trở về tình yêu, về nghề nghiệp, về cuộc đời của một cô gái
mới lớn bằng một giọng kể nhẹ nhàng nhưng nặng suy tư đã bộc lộ tài năng của nhà
văn Nguyễn Ngọc Tư.
Nước như nước mắt là truyện ngắn được xây dựng bằng những cảm xúc, những
dằn vặt của nhân vật Sáo khi kể về câu chuyện của chính mình. Có thể thấy cốt truyện
sự kiện đã bị phân rã và cốt truyện tâm lý đã lấn lướt. Truyện là những mảnh gép đứt
nối giữa hiện tại và quá khứ. Chất keo kết dính chính là dòng chảy tâm trạng. Truyện
đã chứng tỏ tài năng của Nguyễn Ngọc Tư trong việc thâm nhập vào ngõ ngách sâu
kín của nội tâm của con người, thấy được ranh giới giữa yêu thương và căm hận.
Chiếm một số lượng lớn trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư là những
truyện ngắn tâm lý dựa trên những câu chuyện giản dị hàng ngày, những chi tiết nhỏ
nhặt. Tiêu biểu cho kiểu truyện này có: Thương quá rau răm, Cuối mùa nhan sắc, Cải
ơi, Chuyện của Điệp, Một mối tình, Duyên phận so le, Một trái tim khô, Cái nhìn khắc
khoải, Hiu hiu gió bấc, Mối tình năm cũ, Chuồn chuồn đạp nước…
Với Nguyễn Ngọc Tư, chị thường viết về những chuyện nhỏ xíu ở xung quanh
mình, với những con người và sự kiện của thời hôm nay liên quan đến cuộc sống của
ngày hôm nay. Đó là một ông già bị mắc tiếng oan là làm cho con riêng của vợ có bầu
(Đau gì như thể); đó là một người con gái đã yêu và dâng hiến đến nỗi không còn khả
năng tiếp nhận một tình yêu khác sau khi bị ruồng bỏ (Duyên phận so le); đó là một cô
Huệ lấy chồng với vẻ ngoài hạnh phúc, nhưng che đậy bên trong nỗi đau bị phụ tình
(Huệ lấy chồng),…
Tìm hiểu các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, ta nhận ra có những câu chuyện
giản dị như chính cuộc sống. Không có biến cố, cao trào, hay một xung đột dữ dội nào
nhưng truyện vẫn để lại những bài học nhân sinh lớn lao. Miêu tả những bi kịch đời
thường, những câu chuyện buồn vui của người lao động, mảng truyện này của Nguyễn
Ngọc Tư là những đóng góp rất đáng trân trọng cho nền văn học đương đại. Có được
16
điều đó chính là nhờ tài năng của nhà văn trẻ đầy nhiệt tâm với cuộc đời, với con
người.
2.1.3 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ
2.1.3.1 Chi tiết nghệ thuật
Trong mỗi truyện ngắn, chi tiết nghệ thuật đóng vai trò vật liệu xây dựng, làm
tiền đề cho cốt truyện phát triển. Các chi tiết hay tạo cho tác phẩm có sức ám ảnh đối
với người đọc.
Với Nguyễn Ngọc Tư, ấn tượng mà chị để lại qua mỗi truyện ngắn chính là
những chi tiết nghệ thuật gợi nhiều ám ảnh
Trong truyện Làm má đâu có dễ, nhân vật chị Diệu thật đáng thương. Là má,
nhưng chị chưa bao giờ được con gọi bằng tiếng “má” bởi chị đã để con ở lại cho mẹ
nuôi, đi theo niềm đam mê ca hát, thực hiện ước mơ trở thành một cô đào hát nổi
tiếng.
Góp phần làm nên thành công cho truyện ngắn Cánh đồng bất tận, đánh dấu sự
đổi mới trong hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư chính là những chi tiết đầy ám
ảnh. Câu chuyện về hai chị em Nương và Điền sống trong sự thù hận của người cha
khi bị vợ mình phản bội thật đáng thương. Sống lang thang nay đây mai đó hai đứa trẻ
như cỏ cây hoang dại, chúng phải tự học đủ thứ, không biết thì thử, không hiểu thì chất
thành khối trong lòng. Và nhiều khi để hiểu được một vấn đề nào đó chúng phải trả
một giá rất cao. Chi tiết thằng Điền tìm được một cây ô môi nhỏ và hai chị em trồng
cây, nhìn thấy cây bén rễ đã ao ước “Ước gì đây là đất của mình” thật đáng thương.
Sống xa con người, lênh đênh khắp đồng này đến bãi kia, hai đứa trẻ khao khát được
sống như con người bình thường. Rồi đến chi tiết về lần đầu tiên Nương ra máu tháng
thật xót xa: “Máu chảy giữa hai đùi không tạnh được, tôi thụp xuống, bụm chỗ ấy lại.
Máu từ từ chảy qua kẽ tay, tôi thấy mình rỗng ra, tái nhợt chết dần. Thằng Điền vói
bứt đọt chuối, tọng vào miệng nhai ngốn ngấu, điên dại, để lấy bả rịt lại chỗ máu.
Thuốc gò nghe nói cầm máu rất tốt, cũng chẳng ăn thua. Hai đứa nhìn nhau khóc, tôi
đã mơ thấy ngôi mộ của mình, như chiếc giường giữa bốn bề đồng nước…”. Thật tội
nghiệp cho đứa con gái dậy thì thiếu tình thương và sự chỉ bảo của người mẹ. Có
những điều người ta chỉ gặp một lần trong đời, nên sự trải nghiệm đối với hai đứa trẻ
trong truyện cũng không giúp được gì cho chúng. Bởi cái mà chúng cần là tình yêu
thương, là cuộc sống thực sự của con người lại là điều khó lòng mà chúng có được.
17
Truyện ngắn là một lát cắt của cuộc sống. Để tái hiện thành công những lát cắt
đó, nhà văn sử dụng những tình huống truyện, những chi tiết nghệ thuật đắt giá. Viết
về những điều ngang trái, những nỗi đau,…trong cuộc đời này, Nguyễn Ngọc Tư đã sử
dụng những chi tiết nghệ thuật đặc sắc.
2.1.3.2 Kết thúc mở gợi nhiều day dứt, trăn trở
Nhiều truyện ngắn của chị có kết thúc khá bất ngờ đối với người đọc. Tư tưởng,
chủ đề của tác phẩm thường được thể hiện đột ngột, cô đọng ở đoạn cuối tác phẩm.
Đầu truyện nhà văn dẫn dắt người đọc bằng những chi tiết nhỏ nhặt để đến đoạn kết
của tác phẩm mới để cho người đọc nhận ra sự việc đã xảy ra trước đó. Điều này tạo
sự hấp dẫn cho câu chuyện.
2.2 Nghệ thuật tổ chức kết cấu.
2.2.1 Khái niệm kết cấu.
Trong Giáo trình lý luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên, NXB Giáo dục, H,
2008) định nghĩa về kết cấu: “…các tác phẩm văn học không chỉ khác nhau về chất
liệu hiện thực (với thơ, đó là hệ thống cảm xúc và suy nghĩ, là hình ảnh, hình tượng
thơ; với văn xuôi và kịch, đó là hệ thống sự kiện, hệ thống tính cách,…), mà còn khác
nhau về cách bố trí, sắp xếp, tổ chức sự xuất hiện của các chất liệu hiện thực đó trong
tác phẩm, khác nhau về cách bố cục tác phẩm (với thơ, đó là cách cấu tạo các câu thơ,
khổ thơ, đoạn thơ,…; với văn xuôi và kịch, đó là cách dựng các lớp, cảnh, chương,
phần, tập,…)…Tóm lại, kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục
của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của
tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất
định”.
Trong mối liên hệ giữa kết cấu với chủ đề - tư tưởng của tác phẩm, kết cấu có
nhiệm vụ tổ chức tác phẩm sao cho chủ đề tập trung, tư tưởng thống nhất, sao cho chủ
đề tư tưởng thấm sâu vào từng bộ phận của tác phẩm, kể cả những chi tiết nhỏ nhất.
Kết cấu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện sự thống nhất chặt chẽ giữa
chủ đề tư tưởng với hệ thống tính cách. Đối với cốt truyện, nhiệm vụ chủ yếu của kết
cấu là tổ chức bố cục của cốt truyện thành các phần, chương, đoạn, lớp, cảnh một cách
hợp lý; đồng thời nó bố trí, sắp xếp các chi tiết, các sự kiện thành những bộ phận hữu
cơ của một quá trình phát triển biện chứng, và cái đích cuối cùng của quá trình đó vẫn
là bộc lộ đặc điểm của tính cách và khẳng định chủ đề - tư tưởng tác phẩm. Ngoài ra,
kết cấu còn bố trí, sắp xếp sự xuất hiện một cách hợp lý của các yếu tố ngoài cốt
18
truyện như: lời nói đầu và lời nói cuối của tác giả, những đoạn bình luận trữ tình ngoại
đề, những đoạn phụ đề, những bức tranh phong cảnh, Có thể nói, kết cấu góp phần
đặc biệt quan trọng tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mĩ.
Cách tổ chức kết cấu trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã giúp chị đi
sâu khai thác mảng hiện thực đang phơi bày trước mắt, một hiện thực đang được rung
chuông báo động, ở đó đầy những va chạm, bụi bặm và ngột ngạt của cuộc sống đời
thường.
2.2.2 Tổ chức kết cấu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ
2.2.2.1 Truyện thƣờng có lời đề từ
Là “thành phần nằm ngoài văn bản của một tác phẩm, được viết ở đầu sách
hoặc sau tiêu đề ở mỗi chương trong cuốn sách nhằm hướng người đọc vào ý đồ nghệ
thuật của tác giả hoặc tư tưởng của tác phẩm” [13, 112].
Nguyễn Ngọc Tư là một trong số ít nhà văn sử dụng lời đề từ cho truyện ngắn.
Điều này đã tạo nên nét riêng cho nhiều truyện ngắn của chị, nhất là những truyện
ngắn được sáng tác gần đây. Trong truyện của chị, “lời đề từ có thể là một danh ngôn,
một đoạn trích từ kinh Phật, một câu hát dân gian, hoặc đôi khi chỉ là một ý nghĩ bâng
quơ, nêu một sở thích ngộ nghĩnh, hoặc một đoạn tự sự tồn tại song song với
truyện…nhưng tất cả đều có thể vận vào, đều thể hiện chiều sâu tư tưởng, là một phần
bổ sung không thể thiếu cho văn bản tác phẩm, góp phần tạo nên sự toàn vẹn của
chỉnh thể,…thể hiện ý đồ sáng tạo của tác giả và tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm”
[25, 2].
Ngay trong lời đề từ của truyện Cải ơi! là câu hát cửa miệng của người dân
Nam Bộ “Mỗi lần nghe câu hát “Gió đưa cây cải về trời. Rau răm ở lại…”, tôi hơi
quạu, ông bà mình quá hiền lành đi, thí dụ có bị phụ phàng, thì cũng cố chanh chua,
hằn học một tí, “Gió đưa thằng quỷ sứ về thành. Để tui ở lại chành ành… đắng cay”.
Đau, tức vậy mà cứ trách nhẹ hều…Dường như người ta vẫn yêu, yêu đến mức không
thể giằn dỗi, nặng lời. Và mình thì chưa bao giờ yêu ai đến như vậy?!!!”.
Truyện Gió lẻ có lời đề từ ngắn gọn: “Tại sao người ta không nhìn thấy mình
khi mình còn sống? - Lời của một con ma” khơi mở cho một câu chuyện đầy xúc cảm
về nỗi cô đơn, tổn thương, sự mất mát và cái chết.
Cũng có một lời đề từ ngắn gọn là truyện Thềm nắng sau lưng. Câu chuyện
được khơi mở bằng câu thơ của nhà thơ Nguyễn Đình Thi “người ra đi đầu không
ngoảnh lại…”. Đây cũng là nguồn cảm hứng chung của toàn truyện.
19
Cũng có khi lời đề từ của truyện lại trích dẫn lời của Phật giáo thể hiện tư tưởng
nhân quả của nhà Phật. Đó là trường hợp của Cánh đồng bất tận: “Tôi hiểu biết về
Phật giáo không nhiều, vớ được quyển sách nào thì đọc cái ấy. Cũng có điều hiểu
được, học được, làm được, nhưng nhiều điều buộc phải “bó tay”. Ví dụ như mấy lời
nầy: “Khi nào bạn bực tức, giận dữ, hãy bất động! Ngay tại đó! Đừng cử động! Đừng
làm gì cả! Đừng nói gì – dù chỉ một lời. Hãy yên lặng và bất động hoàn toàn. Tuyệt
đối không biết gì đến kẻ hoặc sự việc làm cho mình giận giữ” (Hạn chế sân hận, trải
rộng tình thương - Tỳ theo VISUDDHÀCÀRAZ). Trời ơi, mình giận muốn chết,
muốn gào thét, muốn cào cấu, muốn đập phá mà không cho mình nhúc nhích, sao có
thể hả hê? Đạt được mới khó làm sao…”.
Nhiều khi lời đề từ là những dòng cảm nhận, suy nghĩ của tác giả hay cũng
chính của mọi người ở một số truyện như: Hiu hiu gió bấc, Mối tình năm cũ, Nhà cổ,
Cái nhìn khắc khoải. Kiểu lời đề từ như vậy hướng người đọc có những trăn trở, suy
nghĩ cùng tác giả ngay khi bắt đầu câu chuyện.
Truyện của Nguyễn Ngọc Tư còn có những lời đề từ rất dài, nó như một câu
chuyện bổ sung, tồn tại song song bên cạnh tác phẩm, vừa góp phần làm nổi bật tư
tưởng - chủ đề của tác phẩm, vừa như một đoạn trữ tình ngoại đề thổi vào không gian
tâm tưởng của người đọc những day dứt khôn nguôi. Đó là những truyện: Cuối mùa
nhan sắc, Nhớ sông. Cũng có khi lời đề từ là lời tự sự bổ sung của tác giả như truyện
Duyên phận so le viết về nhóm tiếp viên nhà hàng một khu du lịch ở đất Mũi. Có khi,
lời đề từ là phần mở đầu cho câu chuyện, một bộ phận của câu chuyện đó như truyện
Biển người mênh mông: “Ngày ngày kẹt giữa đám đông, chen chúc trên những con
đường đông nghịt người, nhiều khi tôi giật mình, trời ơi, họ kìa, đồng loại mình kia.
Sao mình lại cô đơn đến rã rời…Lúc ấy, tôi có một cảm giác kỳ lạ, chỉ mình trên đời
nầy, chỉ một mình…Chẳng ai là tri ân, chẳng ai cả…”.
Mở đầu cho tập truyện mới xuất bản của mình, Nguyễn Ngọc Tư cũng có lời đề
từ ngắn gọn: “Tặng những chuyến vào đời bâng quơ…” để tiếp nối cho những câu
chuyện của chị về cuộc đời, về con người quê chị.
Việc sử dụng lời đề từ trong truyện ngắn đã tạo cho chị khả năng mở ra những
ngóc ngách tận đáy tâm hồn của con người, trong sự đồng hiện, đồng cảm giữa người
đọc và thế giới nhân vật.
20
2.2.2.2 Kết cấu đảo trật tự thời gian, sự kiện
Truyện có kiểu kết cấu này thường được mở đầu bằng những sự kiện của hiện
tại, sau đó ngược dòng quá khứ rồi có thể từ đó, hướng tới tương lai.
Có thể thấy trong nhiều truyện ngắn của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư kiểu kết
cấu đảo trật tự thời gian, sự kiện thực sự tạo ra hiệu quả nghệ thuật. Cánh đồng bất tận
là một truyện ngắn có cấu trúc lỏng. Hệ thống sự kiện bị phân rã, chắp nối theo chuỗi
ký ức đứt đoạn của nhân vật tôi. Đó là một câu chuyện mở, một tác phẩm được dệt bởi
sự đan cài giữa xúc cảm và suy tưởng của nhân vật chính trên phông nền là cuộc sống
của những kiếp người nhọc nhằn, tủi cực.
Nước như nước mắt cũng là truyện ngắn có kết cấu đảo lộn thời gian tuyến tính.
Trên văn bản, Nguyễn Ngọc Tư cũng đánh dấu rõ ràng, truyện được kết cấu thành 7
phần. Nếu theo trật tự tuyến tính thì kết cấu truyện phải được sắp xếp lại là: đoạn
4,3,1,2,5,6,7. Trong truyện, từ biến cố trong hiện tại, nhà văn đã đưa nhân vật trở về
quá khứ rồi quay lại hiện tại. Truyện vận động theo mạch tâm lý của nhân vật chính là
Sáo. Các lớp sự kiện, biến cố được xâu chuỗi lại bởi mạch tâm lý đó. Nhờ vậy, nhà
văn đã đưa người đọc vào những ngách sâu trong tâm lý nhân vật, những giằng xé
giữa thù hận và thương yêu, giữa hiện thực và khát vọng,…
Kiểu kết cấu truyện này khiến cho câu chuyện vừa linh động vừa hấp dẫn.
Truyện ngắn không chỉ là những lát cắt mà đã phản ánh được những mảnh đời, những
số phận của nhiều nhân vật. Sức khái quát và quy mô phản ánh hiện thực của truyện
ngắn được mở rộng hơn. Đó cũng là khuynh hướng tự sự giàu tính hiện đại, nó phù
hợp với kiểu cốt truyện tâm lý - một đặc điểm nổi bật trong truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư.
2.2.2.3 Kết cấu mở
Kiểu kết cấu mở là cách tổ chức chi tiết, sự kiện trong thế phát triển chưa hoàn
thành của hiện thực. Nhà văn có vai trò đặt vấn đề, gợi mở những cách tiếp cận mới
cho độc giả. Với nhiều nỗ lực sáng tạo trong truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư cũng tạo
ra nhiều kết cấu mở ở truyện của mình để cùng người đọc sẻ chia và đồng sáng tạo.
Truyện Hiu hiu gió bấc kể về anh Hết đã sống hết mình cho người yêu, gánh tội
phụ tình để chị Hoài yên lòng với duyên mới. Yêu quá nặng lòng, anh không thể đến
được với người con gái nào khác, dù chị Hảo vẫn chờ anh, dù “ …chờ tới chừng nào
lận? Ai mà biết? Mùa này gió bấc hiu hiu lại về”. Hay truyện Cuối mùa nhan sắc kể về
Đào Hồng chung tình với Thường Khanh mà kết cục phải chết trong nghèo khổ và chờ
21
đợi vô vọng…Ông Chín thấy mình đã đóng được một vai chính trong cuộc đời ấy là
vai con của Đào Hồng trong giây phút bà lâm chung và thấy bà mỉm cười “Chỉ vậy
thôi à. Ừ chỉ vậy thôi. Nhưng tụi trẻ bây thì biết gì chuyện tình cảm của người lớn…”.
Kết cục ấy rất nhân văn mà vẫn đầy day dứt.
* Tiểu kết chƣơng 2
Nhìn vào đời sống văn học đương đại chúng ta có thể thấy, việc đổi mới nghệ
thuật xây dựng cốt truyện và kết cấu góp một phần quan trọng đối với việc không
ngừng hiện đại hóa thể loại truyện ngắn. Khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
chúng tôi nhận thấy tổ chức cốt truyện và kết cấu trong các truyện của chị là cả một
nghệ thuật. Đọc truyện của chị, người đọc bị lôi cuốn bởi những dòng chảy tâm trạng,
cảm xúc nhẹ nhàng và những chiêm nghiệm sâu sắc chứ không phải các biến cố, hay
sự kiện giật gân. Đó là kiểu truyện ngắn không có cốt truyện. Truyện phát triển theo
dòng chảy tâm lý nhân vật đã tạo ra những kiểu kết cấu tự do hơn, mang tính hiện đại
hơn. Đó là kết cấu tâm lý; kết cấu đảo lộn thời gian, sự kiện và sử dụng các yếu tố
ngoài cốt truyện như lời đề từ. Việc đổi mới cốt truyện và kết cấu đã đem lại hiệu quả
nghệ thuật cao trong việc chuyển tải nội dung tư tưởng cho nhiều truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư.
CHƢƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ
3.1 Ngôn ngữ trần thuật
3.1.1 Giới thuyết về ngôn ngữ trần thuật trong tác phẩm tự sự
Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và
sáng tạo tác phẩm; nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong sự tiếp xúc của người
đọc với tác phẩm. Vì vậy mà ngôn ngữ trở thành yếu tố không thể thiếu của văn học,
như sắc màu đối với hội họa, âm thanh đối với âm nhạc, hình khối đối với kiến trúc.
Chính M. Gorki đã khẳng định: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ
yếu của nó cùng với các sự kiện, các hiện tượng cuộc sống là chất liệu văn học”.
Ngôn ngữ của tác phẩm văn học cũng là ngôn ngữ của đời sống, ngôn ngữ của
toàn dân, nhưng đã được nâng lên đến trình độ nghệ thuật. Trong phương thức tự sự,
ngôn ngữ trần thuật không những đóng vai trò then chốt, mà còn thể hiện phong cách,
cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả. Ngôn ngữ trần thuật mang tính chính xác, cá
thể hóa.
22
Do đổi mới tư duy nghệ thuật và cách tân về thi pháp nên hiện nay ngôn ngữ
trần thuật còn mang tính hiện đại. Ngôn ngữ trần thuật không còn là tiếng nói quyền
uy mà trở nên gần với ngôn ngữ đời sống hơn bao giờ hết; tính chất văn hóa vùng
miền trong ngôn ngữ trần thuật thể hiện ở chất giọng nhà văn, người trần thuật không
những kể chuyện mà còn chuyển tải những giá trị văn hóa nằm sâu dưới lớp ngôn ngữ,
làm cho nội dung trần thuật phong phú, đặc trưng.
3.1.2 Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ
3.1.2.1 Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ
Ngôn ngữ trong tất cả các truyện ngắn của chị từ ngôn ngữ dẫn truyện đến ngôn
ngữ nhân vật đều khá thuần chất Nam Bộ. Điều đó tạo nên một văn phong riêng, đặc
biệt ấn tượng với người đọc.
Theo kết quả nghiên cứu của nhà báo Huỳnh Công Tín thì Nguyễn Ngọc Tư đã
sử dụng từ ngữ, phương ngữ Nam Bộ rất nhiều trong các truyện ngắn của chị. Đó là
cách xưng gọi mang sắc thái Nam Bộ: “má, tía, chế,…”cùng những biến âm: “tui,
hổng, dè, kinh,…” tạo cảm giác gần gũi thân mật. Rồi đến cách xưng gọi thứ kết hợp
với tên: “Hai, Ba, Tư, ”; “Tư Nhớ, Năm Nhỏ, Sáu Đèo….”. Những câu chữ tưởng
như rất quê mùa nhưng khi đưa vào truyện của Nguyễn Ngọc Tư người đọc cảm thấy
rất “văn chương” – văn chương Nam Bộ”. Đến những từ ngữ chỉ trạng thái, tính chất
như: “buồn thiu, đong đưa, lãng xẹt, lừ lừ, ”. Và nhiều những từ chỉ địa hình, sản vật
gắn với một vùng sông nước: “áo bà ba, bà chằn, bình bát,…”. Hay những từ ngữ chỉ
hoạt động, sinh hoạt: “biên thư, biểu, búng thun,…”. Rồi cách diễn đạt của người Nam
Bộ: “bảnh thiệt, cà lơ phất phơ, cá chốt rỉa, coi giò coi cẳng, mát trời ông địa, mần chi,
mắc mớ, đã thiệt, quá giang, mắc mớ, mừng húm,…”. Đó còn là những tình thái từ có
màu sắc Nam Bộ: “hen, nghen, vậy ta,…”. Đến những địa danh Nam Bộ, những vùng
đất xa xôi nhưng luôn ấm áp tình người như: “Mút Cà Tha, Hóc Bà Tó, Mũi So Le,…”
Có thể khẳng định, chính việc sử dụng ngôn ngữ địa phương, những hình ảnh
tạo không gian Nam Bộ đặc trưng đã góp phần không nhỏ để Nguyễn Ngọc Tư tái hiện
chân thực, sống động không khí Nam Bộ. Điều đó cũng khiến những câu chuyện được
kể lôi cuốn người đọc vào một thế giới chân thực, bình dị của những con người lam lũ
miền sông nước.
23
3.1.2.2 Tính chất đa thanh trong ngôn ngữ trần thuật
Khảo sát tính chất đối thoại trong ngôn ngữ trần thuật và lời nửa trực tiếp,
chúng ta có thể thấy tính chất đa thanh của ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư.
Tính chất đối thoại trong ngôn ngữ trần thuật. Đây là một dạng lời phát
ngôn trực tiếp, mang tính cá thể hóa cao của nhân vật khi tham gia giao tiếp. Theo Lại
Nguyên Ân thì đối thoại là “sự giao tiếp qua lại (thường là giữa hai phía) trong đó sự
chủ động và thụ động được chuyển đổi luân phiên từ phía này sang phía kia (giữa
những phía tham gia giao tiếp); mỗi phát ngôn đều được kích thích bởi phát ngôn có
trước và là sự phản xạ lại phát ngôn ấy…” [6, 333].
Không gai góc, như Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê; không trần trụi, quyết liệt
như Y Ban,…lời đối thoại trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư mang tính chất độc thoại
đầy thấp thỏm, da diết. Đối thoại giữa các nhân vật trong truyện của chị nhiều khi
không đảm bảo yêu cầu của một cuộc thoại thông thường.
Dễ dàng nhận biết lời đối thoại của các nhân vật tách hẳn ra khỏi lời người kể
chuyện qua những dấu gạch đầu dòng. Có khi lời đối thoại của nhân vật trong truyện
nằm trong lời người dẫn truyện, không có dấu hiệu xuống dòng và gạch đầu dòng như
thông thường.
Lời nửa trực tiếp là “Lời trần thuật của tác giả và lời độc thoại của nhân vật
có khi hòa nhập với nhau, xuyên thấu nhau tạo thành lời nửa trực tiếp” (Bakhtin). Còn
trong Từ điển thuật ngữ văn học thì đó là “biện pháp diễn đạt lời văn khi lời của nhân
vật có bề ngoài thuộc về tác giả (về mặt chấm câu, ngữ pháp) nhưng về nội dung và
phong cách lại thuộc về nhân vật” [13,187].
Những lời nửa trực tiếp trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư vẫn là lời người
trần thuật nhưng đồng thời là tiếng lòng của nhân vật. Dòng tâm trạng nhân vật đan
xen trong lời người trần thuật. Đó là ngôn ngữ trong trẻo nhưng nhiều suy tư của Diệp
ở những đoạn độc thoại nội tâm được “thốt lên” bởi người trần thuật: “Đâu nè, đâu
phải muốn là làm, cũng phải suy nghĩ đắn đo dữ lắm. Coi lại, làm gì có chuyện con
người được sống hồn nhiên như nước chảy mây trôi? Phải chọn lựa và trả giá
chớ…”(Nước chảy mây trôi).
Chị đã vận dụng linh hoạt ngôn ngữ trần thuật, đặc biệt là việc sử dụng phương
ngữ, hình thức đối thoại và độc thoại nội tâm nhằm làm nổi bật thế giới tâm hồn của
24
người dân quê chị. Đồng thời, những lời nửa trực tiếp được sử dụng đậm đặc trong
truyện tạo cho ngôn ngữ trần thuật của chị trở nên giàu sức gợi hơn.
3.2 Giọng điệu trần thuật
3.2.1 Giới thuyết về giọng điệu trần thuật trong tác phẩm tự sự
Nhà văn T. Sêkhốp từng khẳng định: “Nếu tác giả nào đó không có lối nói
riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả”. Không giống các hoạt động
khác trong xã hội, hoạt động nghệ thuật là một hoạt động mang tính đặc thù. Đó là lĩnh
vực của cái độc đáo, nên điều quan trọng nhất với một nhà văn là phải tạo được giọng
điệu riêng không lẫn với ai. Giọng điệu được hiểu là “thái độ, tình cảm, lập trường tư
tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện thực được miêu tả thể hiện trong lời văn quy
định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ,
thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…” [13,134].
Không ồn ào, chao chát như Đỗ Hoàng Diệu; không lạnh lùng, sâu cay như
Phan Thị Vàng Anh; không “đanh” như Lê Minh Khuê…Nguyễn Ngọc Tư đã tạo
dựng cho mình một giọng điệu riêng. Qua việc tìm hiểu giọng điệu trong các sáng tác
của chị, chúng tôi nhận thấy giọng điệu chủ đạo của người kể chuyện là giọng trữ tình
– lo âu, khắc khoải bên cạnh giọng điệu dân dã, mộc mạc.
3.2.2 Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ
3.2.2.1 Giọng điệu trữ tình – lo âu, khắc khoải
Đây là giọng điệu nổi bật trong các sáng tác của nhà văn trẻ Nam Bộ. Chị viết
về những con người chân lấm, tay bùn thật thà, chất phác; những người nghệ sĩ nghèo
khổ thiết tha với nghề nhưng tất cả đều chung nhau một điểm, mỗi nhân vật mang
trong mình một nỗi đau, một niềm “uẩn khúc riêng”. Vì vậy, giọng văn của chị vừa
dung dị, sâu lắng; vừa bâng khuâng, trăn trở suy tư và đầy tâm trạng. Ở đó có cái mềm
mại nữ tính của người con gái lại có cái khắc khoải, hụt hẫng, lo âu về những điều bất
trắc sẽ xảy ra.
Chưa đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư, chỉ nghe những nhan đề thôi đã đậm
chất thơ nhưng ẩn giấu những lo âu, khắc khoải. Đó là những: Ngọn đèn không tắt,
Đau gì như thể…, Lý con sáo sang sông, Biển người mênh mông, Nước chảy mây trôi,
Cánh đồng bất tận, Gió lẻ, Cải ơi, Nhớ sông, Sầu trên đỉnh Puvan, Của ngày đã mất,
Thổ Sầu, Nước như nước mắt, Khói trời lộng lẫy,…
Văn của chị vừa trữ tình nhẹ nhàng, vừa đầy tâm trạng suy tư được gọi ra bằng
những câu văn nghe như nhạc: “Và chiếc ghe, cánh đồng, dòng sông thênh thang
25
mãi…” (Cánh đồng bất tận); “Chiều nay bìm bịp kêu, nắng chỉm lỉm theo” (Khói trời
lộng lẫy). Nhiều câu trong trẻo và buồn như một bản vọng cổ hoài lang “tự dưng nghe
buồn, nghe thất vọng quá trời đất” (Một mái nhà),…
Giọng điệu trữ tình – lo âu đầy thắc thỏm còn được thể hiện qua việc sử dụng
hàng loạt những câu hỏi tu từ. Đó là sự thổn thức trước cuộc đời đa đoan, sự vỡ nhẽ
trước cuộc sống,…và cũng là sự đồng cảm sâu sắc của nhà văn. Câu hỏi tu từ xuất
hiện khá đậm đặc trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, tạo nên nét đặc trưng
nghệ thuật trong sáng tác của chị. Đặc biệt khi những dấu chấm lửng, những câu hỏi ở
kết truyện vừa day dứt, trăn trở vừa khơi mở ra chân trời cảm xúc, suy tư nơi độc giả.
Có thể thấy, dấu chấm lửng và câu hỏi tu từ là phương tiện hiệu quả thể hiện
giọng điệu trữ tình nhưng đầy khắc khoải, lo âu trong các truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư. Giọng điệu này còn được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh đặc trưng
như: “dòng sông”, “cánh đồng”, “gió”, “nỗi nhớ”, “giọt nước mắt”,…
Chính giọng điệu trữ tình – lo âu đầy khắc khoải đã tạo nên nét riêng cho những
truyện ngắn của chị. Những lời tha thiết, những dòng cảm xúc của nhà văn trước cuộc
đời bàng bạc trong từng trang văn, khiến người đọc truyện của chị xong rồi vẫn cứ suy
nghĩ, trăn trở khôn nguôi.
3.2.2.2 Giọng điệu dân dã, mộc mạc
Với tấm lòng của một người ăn cơm nông dân, tắm nước sông và nghĩ về nông
thôn với tất cả sự thuần hậu yêu thương, Nguyễn Ngọc Tư đã viết nên những câu
chuyện mang đậm chất giọng tâm tình của người dân quê, mộc mạc mà chứa chan
nghĩa tình. Điều ấy trước hết được thể hiện ở cách kể chuyện hay lời nói của các nhân
vật theo kiểu người dân quê.
Viết văn, Nguyễn Ngọc Tư không chỉ khui mở những tâm tình của người dân
quê mình, chị còn đưa người đọc đến với thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt của Nam Bộ
bằng giọng kể dân dã, mộc mạc.
Với giọng điệu dân dã, mộc mạc, Nguyễn Ngọc Tư đã trần thuật một cách dễ
dàng với lời văn gần lời nói, ở đó, có sự mộc mạc, dung dị khi nói về cuộc sống vất vả
của người dân Nam Bộ. Sự thiếu thốn về vật chất, sự khắc nghiệt của thiên nhiên được
trải ra bằng chất giọng đặc sệt giọng quê Nam Bộ “Buổi chiều đi làm mướn về, họ tụt
xuống ao tắm táp thứ nước chua lét vì phèn, rồi xối lại đúng hai gàu. Nước vo cơm
dùng để rửa rau, rửa rau xong dành rửa cá” (Cánh đồng bất tận). Hay nét sinh hoạt đặc
trưng của một vùng sông nước: “Sáng nay, má tôi lại ra đứng tần ngần ở chợ Ba Bảy