Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Nghiên cứu hành động đề nghị trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.46 KB, 18 trang )

Nghiên cứu hành động đề nghị trong
tiếng Việt


Lê Thị Tố Uyên


Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS. ngành: Ngôn ngữ học; Mã số: 60 22 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đào Thanh Lan
Năm bảo vệ: 2011


Abstract. Chương I. Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài: hành động ngôn từ; Hành
động cầu khiến tiếng Việt; Hành động đề nghị trong mối quan hệ với hành động cầu
khiến; Hành động đề nghị và tính lịch sự. Chương II. Nhận diện hành động đề nghị
trong tiếng Việt: nghiên cứu tiêu chí nhận diện hành động đề nghị trong tiếng Việt
và phương pháp nhận diện hành động đề nghị trong tiếng Việt. Chương III. Phương
thức biểu hiện hành động đề nghị trong tiếng Việt: Phương thức biểu hiện hành động
đề nghị trực tiếp và gián tiếp.

Keywords. Tiếng Việt; Giao tiếp; Hành động đề nghị; Ngôn ngữ học

Content
MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ có chức năng quan trọng trong hoạt động giao tiếp, nhưng đơn vị giao tiếp
cơ bản không phải là câu hay một hình thức ngôn ngữ nào đó như theo quan niệm của ngôn
ngữ học truyền thống mà là một phát ngôn nhằm thực hiện một hành động nhất định. Thành
tựu của ngôn ngữ học hiện đại cho thấy những hành động mà ta thực hiện bằng lời nói vô
cùng phong phú, đa dạng chứ không chỉ là nói để kể, để hỏi hay để cầu khiến.


Hiện nay, một số nhà ngôn ngữ học đã bắt đầu quan tâm đến việc nghiên cứu các
hành động ngôn từ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu này chưa nhiều và chưa sâu. Các nhà nghiên
cứu ngữ pháp tiếng Việt chủ yếu bàn đến hành động cầu khiến một cách toàn diện, tổng thể,
ít ai quan tâm đến việc đào sâu nghiên cứu một tiểu loại hành động trong kiểu hành động này.
Chính điều đó đã thôi thúc chúng tôi nghiên cứu một cách sâu sắc hơn về một vấn đề cụ thể
của hành động cầu khiến tiếng Việt: nghiên cứu hành động đề nghị trong tiếng Việt.
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là khảo cứu các phương thức và phương tiện thể hiện hành
động đề nghị trong tiếng Việt, chỉ ra ranh giới của nó với các tiểu loại hành động khác và sự
thể hiện tính lịch sự trong hành động đó.
Với mục đích như trên, luận văn có nhiệm vụ như sau:
- Xác định hành động đề nghị trong tiếng Việt.
- Phân tích, miêu tả hành động đề nghị trong tiếng Việt.
- Chỉ ra mức độ giá trị của hành động đề nghị trên cơ sở biểu hiện của lực ngôn trung.
- Xem xét tính lịch sự của hành động đề nghị.
III. Đóng góp của luận văn
Công trình nghiên cứu của chúng tôi có ý nghĩa về lí luận và thực tiễn như sau:
Về lí luận, luận văn góp phần làm rõ thêm về khái niệm hành động cầu khiến nói
chung và hành động đề nghị nói riêng, phân loại hành động đề nghị, miêu tả một số tình thái
đề nghị lịch sự, đồng thời làm rõ các dấu hiệu nhận diện hành động đề nghị tiếng Việt; từ đó
góp phần vào việc hoàn thiện các kết quả nghiên cứu về hành động cầu khiến nói chung và
hành động đề nghị nói riêng theo quan điểm mới của ngôn ngữ học hiện đại.
Về thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể góp phần giải quyết nhiều
vấn đề về cách sử dụng tiếng Việt và là cơ sở để biên soạn nội dung, xác định phương pháp
dạy tiếng Việt không chỉ cho người Việt mà còn cho người nước ngoài học tiếng Việt.
IV. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
1.1. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn có sử dụng các phương pháp và thủ pháp sau:
+ Phương pháp miêu tả
+ Thủ pháp thống kê

+ Thủ pháp cải biến
+ Thủ pháp so sánh
1.2. Nguồn ngữ liệu
Các ngữ liệu đã khảo sát và trình bày trong luận văn được thu thập chủ yếu từ một số
văn bản viết (gồm văn bản thuộc phong cách nghệ thuật và văn bản thuộc phong cách hành
chính, công vụ), và từ lời ăn tiếng nói hàng ngày mà người viết quan sát, ghi chép lại được.

PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
I. VỀ HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ
1.1. Khái niệm về hành động ngôn từ
Hành động ngôn từ (speech acts) đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ đầu những
năm 60 của thế kỷ XX. Mỗi lần nói đến lý thuyết hành động ngôn từ, chúng ta đều nghĩ ngay
tới nhà triết học người Anh, J.L.Austin và cũng không thể bỏ qua nhà triết học nổi tiếng
người Áo L.Wittgenstein [33] – người đặt tiền đề và tiên phong cho lý thuyết này. Hành động
ngôn từ nhấn mạnh bản chất của lời nói. Khi ta nói một câu nghĩa là ta đã thực hiện một hành
động nào đó, tức là chúng ta thực hiện một hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ.
Chẳng hạn như thông báo, khuyên, chúc mừng, tuyên bố, hứa hẹn,… Trong luận văn này,
chúng tôi sử dụng thuật ngữ “hành động ngôn từ” theo ý khi ta nói một câu nghĩa là ta đã thực
hiện một hành động nào đó và nó tương đương với thuật ngữ “hành vi ngôn ngữ”. Trong lý
thuyết của mình, J.L.Austin xem hành động ngôn từ là một thể thống nhất những hành động:
− Hành động tạo lời (locutionary act)
− Hành động tại lời (illocutionary act)
− Hành động mượn lời (perlocutionary act)
1.2. Điều kiện sử dụng hành động ngôn từ
Các hành động tại lời cũng đòi hỏi những điều kiện nhất định. Các hành động tại lời bị
chi phối bởi các quy tắc hình thành tự nhiên theo cộng đồng vì vậy mỗi loại hành động tại lời
có những điều kiện sử dụng của nó mà Austin gọi tên chúng là những điều kiện thuận lợi. Về

vấn đề này Searle chia làm 3 loại chính như sau:
− Điều kiện ban đầu
− Điều kiện chân thực
− Điều kiện thiết yếu (điều kiện căn bản)
1.3. Phân loại các hành động ngôn từ
1.3.1. Phân loại hành động ngôn từ theo J.Austin
Trong công trình năm 1962, Austin đã phân loại các hành động tại lời thành 5 lớp lớn:
(1) Phán xét (Verdictive)
(4) Ứng xử (Behabitive)
(2) Hành xử (Exercitive)
(5) Bày tỏ (Expositive)
(3) Cam kết (Commisive)

Tuy quan niệm của J.L.Austin đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn có những hạn chế nhất
định mà theo Searle hạn chế đó là chỉ phân loại các động từ ngữ vi. Searle là người đầu tiên
vạch ra hạn chế của Austin. Ông cho rằng Austin không định ra các tiêu chí phân loại nên kết
quả phân loại có sự chồng chéo.
J.R.Searle phân loại các hành động ngôn từ có sự tiến bộ hơn so với J.L.Austin. Tác
giả Nguyễn Đức Dân [4] tóm lược: Searle đã nêu ra mười hai phương diện (dimensions) mà
các hành vi ngôn ngữ có thể khác nhau. Trong số này, ông chọn bốn tiêu chí cơ bản để phân
loại các hành động tại lời.
* Đích ở lời (Illocutionary point)
* Hướng của sự khớp ghép (Direction of fit)
* Trạng thái tâm lý được biểu hiện.
* Nội dung mệnh đề.
Dựa vào những tiêu chí này mà J.R.Searle chia hành động ngôn từ ra thành 5 loại :
(1) Khẳng định (Assertives)
(4) Bày tỏ (Expressive)
(2) Cầu khiến (Directive) - Mệnh lệnh
(5) Tuyên bố (Declaratives)

(3) Hứa hẹn (Commissive)

Như vậy, J.L.Austin và J.R.Searle đã đưa ngôn ngữ vào sự phong phú, đa dạng nhưng
không kém phần phức tạp của hoạt động ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày. Lý thuyết trên
đã khẳng định giao tiếp cơ bản của ngôn từ là một phát ngôn thực hiện hành động.
1.4. Phân biệt phát ngôn ngôn hành tƣờng minh và phát ngôn ngôn hành nguyên
cấp
1.4.1. Phát ngôn ngôn hành tường minh
Phát ngôn ngôn hành tường minh là phát ngôn có chứa những dấu hiệu chỉ ra chính
hành động được thực hiện khi phát ra phát ngôn đó.
Ví dụ: - Con xin lỗi mẹ, con đã để mẹ phải chờ! - Nó lúng búng trong mồm.
(Hậu thiên đường, Nguyễn Thị Thu Huệ, tr. 6)
Những phát ngôn không chứa các động từ ngôn hành mà sử dụng các phương tiện chỉ
dẫn hiệu lực tại lời được gọi là các phát ngôn nguyên cấp.
Ví dụ: - Thưa bà, con so.
- Bà nên nói thực, thì tôi mới liệu được. Tôi xem bụng bà, hình như đẻ con rạ thì phải
hơn.
- Thưa bà, thực tôi đẻ con so.
(Oẳn tà roằn, Nguyễn Công Hoan, tr. 5)
1.5. Hành động ngôn từ trực tiếp và hành động ngôn từ gián tiếp
1.5.1. Nghĩa tường minh (hiển ngôn) và nghĩa hàm ẩn (hàm ngôn)
1.5.1.1. Nghĩa tường minh (hiển ngôn)
Nghĩa tường minh là ý nghĩa được nói ra trực tiếp nhờ các yếu tố ngôn ngữ như âm,
từ, kết cấu phát ngôn…ý nghĩa này hiển hiện trên ngôn từ còn gọi là hiển ngôn. Bất kì một
phát ngôn nào cũng có nghĩa tường minh.
1.5.1.2. Nghĩa hàm ẩn (hàm ngôn)
Nghĩa hàm ẩn là ý nghĩa không lộ ra trên mẫu câu, từ ngữ. Muốn lĩnh hội được ý
nghĩa đó, người tiếp nhận phải trải qua một quá trình suy ý từ nghĩa tường minh, căn cứ vào
tình huống phát ngôn, cách thức sử dụng mẫu câu, từ ngữ và quy tắc hợp logic.
1.5.2. Hành động ngôn từ trực tiếp (hiển ngôn) và hành động ngôn từ gián tiếp

(hàm ngôn)
Tác giả cuốn Ngữ nghĩa ngữ pháp của lời cầu khiến tiếng Việt [14; 47] đã định nghĩa
hành động trực tiếp và hành động gián tiếp như sau:
Hành động trực tiếp/ hiển ngôn là hành động tạo ra địch ngôn trung hiển ngôn được
biểu hiện trực tiếp bởi các dấu hiệu hình thức ngôn từ đặc trưng cho nó tức là bằng phương
tiện chỉ dẫn lực ngôn trung trực tiếp. Hành động trực tiếp tạo ra lời trực tiếp/ chính danh.
Hành động gián tiếp/ hàm ngôn là hành động mà đích ngôn trung không được biểu
hiện trực tiếp bằng các dấu hiệu hình thức ngôn từ đặc trưng cho nó mà được biểu hiện gián
tiếp thông qua dấu hiệu hình thức của hành động khác (hành động dẫn nhập) tạo ra hàm ý
của lời được người nghe nhận diện bằng thao tác suy ý trên cơ sở ngữ nghĩa và ngữ cảnh
(bao gồm bối cảnh giao tiếp và thể chế, ước chế xã hội đã được mã hóa). Hành động gián
tiếp tạo ra lời gián tiếp/ hàm ngôn.
II. HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN TIẾNG VIỆT
2.1. Cầu khiến và hành động cầu khiến
Ở Việt Nam, vấn đề cầu khiến tuy đã được các nhà nghiên cứu quan tâm và bàn
nhiều, song vẫn chưa đi đến thống nhất.
Nhóm các nhà ngôn ngữ học theo quan điểm ngữ pháp truyền thống phân loại câu dựa
trên hai tiêu chí: theo cấu trúc cú pháp và theo mục đích phát ngôn. Phân loại câu theo mục
đích phát ngôn gồm có: câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn. Tiêu biểu
như các tác giả: Nguyễn Kim Thản, Lê Văn Lý, Hoàng Trọng Phiến,
Theo quan điểm ngữ dụng học, dựa vào lý thuyết hành động ngôn từ của J.L.Austin,
H.P.Grice và J.R.Searle thì các nhà ngôn ngữ học theo quan điểm này khác với nhóm nghiên
cứu theo ngữ pháp truyền thống là không phân loại câu theo mục đích phát ngôn mà chỉ khảo
sát những hành động tại lời (hành động ngôn trung) trong cách phát ngôn. Tiêu biểu như các
tác giả: Cao Xuân Hạo, Hồ Lê, Nguyễn Thiện Giáp,
2.2. Phân loại hành động cầu khiến
Căn cứ vào ý nghĩa cầu khiến để phân loại hành động cầu khiến thường xem xét đến
các yếu tố sau:
(1) Vai giao tiếp của chủ ngôn và tiếp ngôn
2) Quyền lợi hay lợi ích của người tiếp nhận thực hiện hành động được nêu ra trong

phát ngôn.
(3) Cường độ, mức độ cầu khiến của chủ ngôn.
Theo Đào Thanh Lan [14; 42], căn cứ vào lực ngôn trung cầu khiến thể hiện ở mức độ
cầu khiến cao hay thấp và căn cứ vào sự đa dạng của phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung mà
có thể phân chia hành động cầu khiến thành các kiểu nhỏ hơn như lược đồ sau:
Stt
Hành động
cầu khiến
Mức độ cầu khiến
Nội dung
mệnh lệnh
Hình thức biểu đạt điển hình
1.
ra lệnh
Khiến cao nhất
Làm
Vnh, hãy, đi
2.
cấm
Khiến cao nhất
Không làm
Vnh, không được
3.
cho/ cho phép
Khiến cao
Làm
Vnh, hãy, đi
4.
yêu cầu
Khiến cao

Làm
Vnh, hãy, đi
5.
đề nghị
Khiến trung bình,
cầu thấp
Làm
Vnh, hãy, nào/ nhé
6.
dặn
Khiến thấp, cầu thấp
Làm
Nhé
7.
khuyên
Khiến thấp, cầu thấp
Làm/ không
làm
Vnh, nên/
Vnh + không nên
8.
rủ
Cầu thấp
Làm
Nhé, có… không
9.
mời
Cầu trung bình
Làm
Vnh, nhé, có…không

10.
nhờ
Cầu cao
Làm
Vnh, với
11.
chúc
Cầu cao
Làm
Vnh, nhé
12.
xin phép
Cầu cao
Làm
Vnh, với
13.
cầu
Cầu rất cao
Làm
Vnh (xin, van), với
14.
nài
Cầu rất cao
Làm
Vnh, với
15.
van
Cầu rất cao
Làm
Vnh, với

16.
lạy
Cầu cao nhất
Làm
Vnh
(Ghi chú: Vnh = vị từ ngôn hành; hãy, đi… = từ có vai trò làm phương tiện chỉ dẫn lực ngôn
trung)
III. HÀNH ĐỘNG ĐỀ NGHỊ TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI HÀNH ĐỘNG
CẦU KHIẾN
3.1. Hành động đề nghị
“Đề nghị” được Từ điển tiếng Việt – Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên) [26]
giải thích như sau: “1. đưa ra ý kiến về một việc nên làm nào đó để thảo luận, để xét – 2. yêu
cầu thường là việc riêng, và mong được chấp nhận, được giải quyết (thường dùng trong đơn
từ), như “yêu cầu” nhưng có vẻ khiêm nhường hơn – 3. từ dùng ở đầu câu để nêu lên một yêu
cầu, đòi hỏi phải làm theo (thường dùng để thay thế cho câu mệnh lệnh để cho có vẻ lịch sự
hơn)”.
3.2. Hành động đề nghị - một trong các kiểu hành động cầu khiến
Hành động cầu khiến gồm có 16 hành động cụ thể. Trong đó, đề nghị là một trong các
hành động cầu khiến có tính chất khiến trung bình, cầu thấp, được xếp ở vị trí thứ 5. Điều đó
cũng có thể suy ra rằng, ở hành động này, vị thế giao tiếp của chủ ngôn có thể cao hơn hoặc
ngang bằng với tiếp ngôn. Sự sắp xếp này chưa phải là tuyệt đối và chỉ khi được phân tích kỹ
lưỡng, chúng ta mới thấy hết được bản chất phức tạp của hành động này.
Về hình thức biểu đạt điển hình, hành động đề nghị có Vnh, hãy, nào/ nhé.
IV. HÀNH ĐỘNG ĐỀ NGHỊ VÀ TÍNH LỊCH SỰ
4.1. Một số vấn đề về lý thuyết lịch sự
“Lịch sự chỉ bất cứ phương thức nào được dùng để tỏ ra lưu ý đến tình cảm (feelings)
hay là thể diện của nhau trong hội thoại, bất kể khoảng cách xã hội giữa người nói và người
nghe như thế nào” (P. Brown & S. Levinson).
Theo chúng tôi, tuy lịch sự là một phạm trù phổ quát trong ngôn ngữ nhưng nó cũng
chịu sự chi phối của những quy tắc riêng của từng xã hội thể hiện những tiêu chí đánh giá

riêng của xã hội đó.
4.2. Hành động đề nghị và tính lịch sự
Hành động đề nghị có mức độ cầu khiến là khiến trung bình, cầu thấp. Nó có vẻ
“khiêm nhường” hơn hành động yêu cầu và có vẻ “lịch sự” hơn hành động ra lệnh. Vậy thì,
hành động đề nghị là hành động có hiệu quả tích cực, tức là có tính chất lịch sự và nếu không
có tính chất lịch sự thì nó có thể trở thành hành động ra lệnh hoặc hành động yêu cầu.
Tiểu kết: Như vậy, chương I chúng tôi đã trình bày một số vấn đề lý luận có liên quan
đến đề tài, gồm vấn đề về hành động ngôn từ, hành động cầu khiến nói chung và hành động
đề nghị trong tiếng Việt nói riêng. Hành động đề nghị được tìm hiểu trong mối quan hệ khăng
khít với hành động cầu khiến, đồng thời hành động này cũng được xem xét trong mối quan hệ
với tính lịch sự. Cơ sở lý luận này sẽ làm nền tảng và định hướng nghiên cứu cho toàn luận
văn.

CHƢƠNG II
NHẬN DIỆN HÀNH ĐỘNG ĐỀ NGHỊ TRONG TIẾNG VIỆT
I. TIÊU CHÍ NHẬN DIỆN HÀNH ĐỘNG ĐỀ NGHỊ TRONG TIẾNG VIỆT
1.1. Tiêu chí thứ nhất: ngữ cảnh tình huống
1.1.1. Quan điểm của một số tác giả Việt Nam về ngữ cảnh tình huống
a. Quan điểm của Đỗ Hữu Châu
“Hoàn cảnh giao tiếp là cái thế giới xã hội và tâm lí mà trong đó ở thời điểm nhất
định người ta sử dụng ngôn ngữ. Nó ít nhất bao gồm những điều, những tiền ước của người
nói (kể cả người nghe) về thời gian, không gian và thiết chế xã hội về các hành động đã qua,
đang diễn ra và trong tương lai (hành động bằng lời và không bằng lời)”.
b. Quan điểm của Cao Xuân Hạo
“Một phát ngôn bao giờ cũng được thực hiện trong một tình huống nhất định kể cả
tình huống bên ngoài lẫn tình huống của quá trình hội thoại (thường được gọi là văn cảnh
hay ngôn cảnh)”.
c. Quan điểm của Nguyễn Thiện Giáp
“Ngữ cảnh tình huống là xã hội tâm lí mà trong đó, ở một thời điểm người ta sử dụng
ngôn ngữ. Nó có thể bao gồm sự hiểu biết về vị thể của người nói và người nghe, sự hiểu biết

về vị trí, thời gian và không gian, sự hiểu biết về phép xã giao trong xã hội và sự hiểu biết về
mã ngôn ngữ được dùng (nói hoặc viết), sự hiểu biết về nội dung giao tiếp và bối cảnh giao
tiếp. Ngữ cảnh tình huống bao gồm cả sự chấp nhận ngầm của người nói và người nghe về
tất cả các quy ước, các niềm tin và các tiền đề được coi là đương nhiên của các thành viên
trong cộng đồng của người nói và người nghe”.
Ngữ cảnh tình huống ở đây được coi là mảng hiện thực khách quan trong đó bao gồm
những sự kiện, hiện tượng và cả những phát ngôn xuất hiện trước và sau phát ngôn đề nghị.
1.1.2. Ngữ cảnh cầu khiến
Ngữ cảnh cầu khiến là kiểu ngữ cảnh chứa những nhân tố tạo ra điều kiện để hình
thành phát ngôn cầu khiến. Các nhân tố cầu khiến đã được các tác giả như Bondarco, Hymes
đề cập đến.
Mỗi tác giả có cách nhìn rất chi tiết về đặc điểm ngữ cảnh cầu khiến nhưng về đại thể
là thống nhất ở các phương diện như người nói, người nghe, không gian, thời gian. Vậy, một
phát ngôn cầu khiến chỉ được xuất hiện trong một ngữ cảnh với các đặc điểm:
- Người nói: ngôi 1 số ít/ số nhiều (tôi, chúng tôi… - từ này có thể ẩn)
- Người nghe: ngôi 2 số ít/ số nhiều (anh, các anh…)
- Thời gian: thời hiện tại (thời gian diễn ra cuộc thoại). Lời ngôn hành phải không
chứa các thực từ hoặc các từ tình thái chỉ thời gian (đã, sẽ, vừa mới…)
- Không gian: nơi diễn ra cuộc thoại trực tiếp.
Nói một cách đơn giản thì đặc điểm ngữ cảnh trong một phát ngôn cầu khiến gồm:
tôi, anh, bây giờ, ở đây.
1.2. Tiêu chí thứ hai: Quan hệ giữa ngƣời nói và ngƣời nghe trong phát ngôn đề
nghị
Ở mối quan hệ này chúng tôi quan tâm tới vị thế giao tiếp và vị thế xã hội của người
nói và người nghe.
Vị thế xã hội, vị thế giao tiếp là gì
Theo Đào Thanh Lan [14;55], vị thế xã hội được hiểu là địa vị, tư thế của người này
so với người khác trong xã hội.
Vị thế xã hội được tạo thành bởi các nhân tố sau: nghề nghiệp, chức vụ, tuổi tác, quan
hệ huyết thống.

Vị thế giao tiếp được hiểu là địa vị, tư thế của một người nào đó trong bối cảnh cụ thể
của cuộc giao tiếp mà người đó tham gia.
Vị thế giao tiếp được tạo thành bởi các nhân tố sau: vị thế xã hội + mục đích phát
ngôn.
Mối quan hệ giữa vị thế xã hội và vị thế giao tiếp
Vị thế xã hội và vị thế giao tiếp có quan hệ mật thiết với nhau.
1.3. Tiêu chí thứ 3: Khả năng hiện thực hóa của hành động đề nghị
1.3.1. Tiếp ngôn đáp lại bằng hành động ngôn từ
Hành động cầu khiến nói chung và hành động đề nghị nói riêng luôn có xu hướng chờ
đợi tiếp ngôn đáp lại bằng hành động. Hành động đáp lại này cũng có thể là một hành động
ngôn từ (tức là việc trả lời của tiếp ngôn).
1.3.2. Tiếp ngôn đáp lại bằng một hành động vật lý
Hành động vật lý ở đây có thể hiểu là các hành động như lắc đầu khi không đồng ý,
im lặng khi không muốn nói ra lời từ chối hoặc đồng ý, gật đầu khi đồng ý hoặc thực hiện
hành động theo lời đề nghị của chủ ngôn.
1.4. Tiêu chí thứ tƣ: Những dấu hiệu hình thức đánh dấu phát ngôn đề nghị
1.4.1. Vị từ ngôn hành đề nghị: đề nghị
Ví dụ: Sử mang đến cuốn sổ điện báo:
- (Tôi) Đề nghị anh duyệt bức điện sắp đánh.
( Trước giờ nổ súng - Phan Tứ - tr. 19)
1.4.2. Vị từ tình thái: hãy
Ví dụ: - Địa chỉ gia đình em đã ghi cả ở trong này. Anh hãy đưa đến tận tay mẹ em.
(Người đàn bà uống rượu - Hữu Ước - tr. 120)
1.4.3. Vị từ: để
Ví dụ: - Tôi cặp thuyền vào bờ để anh lên nhé!
(Truyện ngắn chọn lọc - Nguyễn Huy Thiệp - tr. 204)
1.4.4. Các tiểu từ tình thái: nào/ nhé/ đã
Ví dụ: (1) Cả phòng này, tiếp sau lời Phụng - Vịnh đột ngột lên tiếng - Mình có cái
này, còn gần một tiếng nữa - liếc mắt vào đồng hồ nơi tay Vịnh tiếp - Mình đọc cả phòng
nghe nhé.

(Có một đêm như thế - Phạm Thị Minh Thư - tr.36)
(2) Vừa đến ngõ ông lão đã lên tiếng:
- Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia quà cho nào. Lũ trẻ ở trong nhà ùa ra, ông lão vội
rút cái gói bọc lá chuối khô cho con bé lớn.
(Làng - Kim Lân, tr.33)
(3)- Chấp hành đi – Không một phút nào nữa.
- Các cậu để mình nói đã,… nếu các cậu không nghe mình, có lẽ mình phải chết
thật….
(Trời vẫn sáng - Lê Văn - tr. 247)
1.4.5. Vị từ cầu khiến: mong
Ví dụ: - Anh mong anh và em hãy vì con cháu mình.
(Hôn nhân không giá thú - Nguyễn Kim Ánh - tr.110)
II. PHƢƠNG PHÁP NHẬN DIỆN HÀNH ĐỘNG ĐỀ NGHỊ TRONG TIẾNG
VIỆT
Đối chiếu vào tiếng Việt thì giữa hành động đề nghị và các hành động khác có những
nét tương đồng. Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi tập trung quan tâm đến những nét
khác biệt nổi bật giữa hành động đề nghị và các hành động dễ lẫn với hành động này như:
hành động yêu cầu, hành động dặn dò, hành động khuyên bảo, hành động rủ rê, hành động
nhờ vả… Sự so sánh này được tiến hành theo từng cặp để thấy nét khác biệt một cách chi tiết
nhất. Những điểm nào có sự tương đồng giữa các cặp hành động đang xét thì chúng tôi không
nêu ra nữa.
Ở hành động ngôn từ trực tiếp, chúng tôi tập trung làm rõ sự khác biệt của hành động
đề nghị và hành động khác theo hai tiêu chí:
- Tiêu chí về dấu hiệu ngôn hành. (Trong khuôn khổ và điều kiện nhất định
của luận văn, chúng tôi xin không bàn đến ngữ điệu (vốn đòi hỏi những tư liệu
thực nghiệm phức tạp).
- Tiêu chí về các điều kiện hành động, cụ thể là:
+ Về vị thế.
+ Về hướng thực hiện hành động
+ Về người hưởng lợi.

+ Về chiến lược hành động
+ Về quyền từ chối của tiếp ngôn.
+ Về thời gian hiện thực hóa hành động.
Chúng ta có thể tổng quát các nét khác biệt giữa hành động đề nghị và các hành
động khác trong bảng sau:
Tiêu chí


Hành
động
Vị thế
Người
hưởng lợi
Quyền từ
chối của
T
Hướng
thực hiện
hành động
Chiến
lược
hành
động
Thời
gian
hiện
thực
hóa
hành
động

Dấu hiệu
hình thức
Yêu cầu
C > T
C
(cá nhân
hoặc tập
thể)
hầu như
không

T
lí trí
ngắn
Vnh, hãy,
đi
Đề nghị
C = T
C > T
C < T
C
(cá nhân
hoặc tập
thể)

C
hoặc
T
lí trí
ngắn

Vnh, nhé,
nào, hãy,
đã.
Khuyên
bảo
C = T
C > T
C < T
T
có (ít)
T
tình cảm
không
câu
thúc
Vnh, nên,
không nên
Dặn dò
C = T
C > T
C < T
C
hoặc
T

T
tình cảm
và lí trí
không
câu

thúc
nhớ, nhé
Rủ rê
C = T
C & T

C & T
tình cảm
ngắn
nhé, xem,
đã
Nhờ vả
C < T
C (cá
nhân)
có (ít)
T
tình cảm
không
câu
thúc
Vnh, với,
giúp, hộ,
giùm
Chú giải: C = chủ ngôn, T = tiếp ngôn
Tiểu kết: Có thể nói, mỗi hành động ngôn từ đều mang những nét riêng, đặc trưng,
đều có thể tự khẳng định được sự tồn tại độc lập trong một tập hợp các hành động. Để nhận
diện được hành động đề nghị hay bất kỳ một hành động nào khác không phải chỉ căn cứ vào
một tiêu chí mà cần phải dựa vào tổng thể các tiêu chí và đặt trong sự đối sánh giữa hành
động này với hành động kia.

Riêng về hành động đề nghị, chúng ta có thể thấy, ngoài những đặc điểm chung của
hành động cầu khiến như hướng tiếp ngôn đến việc thực hiện một hành động, mong muốn
tiếp ngôn phản hồi, có chứa đựng những dấu hiệu hình thức nhất định… thì khi đi vào chi tiết
vấn đề, chúng ta sẽ thấy được sự phân lập nhất định giữa nó với các hành động xung quanh
như yêu cầu, khuyên bảo, rủ rê, nhờ vả…

CHƢƠNG III
PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN HÀNH ĐỘNG ĐỀ NGHỊ TRONG TIẾNG VIỆT
I. PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN HÀNH ĐỘNG ĐỀ NGHỊ TRỰC TIẾP
TRONG TIẾNG VIỆT
1.1. Phƣơng tiện chỉ dẫn lực ngôn trung đề nghị trƣờng minh - lời đề nghị tƣờng
minh
Lời đề nghị tường minh là lời chứa vị từ ngôn hành “đề nghị”. Xét khả năng hoạt
động của vị từ ngôn hành đề nghị chúng ta có mô hình đầy đủ, khái quát của lời đề nghị chứa
vị từ ngôn hành đề nghị là:

K1 = D1 + Vnhđn + D2 + V (p)

Chàng nói vào giờ phút đầy nước mắt: “Thầy đề nghị cả lớp chúng ta (lúc này chỉ
còn lại ba phần tư) hãy để tang cho các thầy cô và các bạn đã không còn nữa sau trận
bom…”
(Đạo của tình yêu - Trần Huy Quang - tr.316)
Mô hình biến thể thứ nhất là dạng rút gọn D1 (Quy ước: K1
a
)



Đây là dạng có tần số xuất hiện cao nhất ở cả văn bản nghệ thuật lẫn văn bản hành
chính, công vụ. (xem bảng thống kê bên dưới).

Ví dụ: - Chúng ta sẽ lần lượt đến thăm từng gia đình của mỗi bạn. Đề nghị các bạn
cho biết ý kiến.
(Hôn nhân không giá thú - Nguyễn Kim Ánh- tr. 263 )
Mô hình biến thể thứ hai, có tần số xuất hiện thấp hơn là dạng rút gọn D2 (Quy ước:
K1
b
)




Ví dụ: Phờng nói:
- Tôi đề nghị bắn chết con voi cái. Còn con cái thì Pắc Chăn không chịu về.
(Tâm sự chiến sĩ quản tượng - Xuân Thiều - tr.133)

Mô hình biến thể thứ ba, có tần số xuất hiện thấp nhất là dạng rút gọn cả D1 và D2
(Quy ước: K1
c
)




Ví dụ: - Đề nghị trật tự. Tôi xin phục vụ một bài vậy ạ!
(Vụ mùa chưa gặt - Nguyễn Kiên - tr. 92)
Mô hình biến thể thứ tư (Quy ước: K1
d
):





Đây là mô hình có cả vị từ ngôn hành cầu khiến và vị từ ngôn hành đề nghị cùng hoạt
động trong lời. Vị từ ngôn hành cầu khiến là “xin” thiên về biểu thị sắc thái lịch sự của hành
động đề nghị còn vị từ ngôn hành đề nghị biểu thị nội dung của hành động.
Ví dụ: - Công việc cụ thể xin đề nghị được đóng góp:
Ban Liên lạc tự nguyện tham dự Lễ đặt tên trường với kinh phí tự túc.
(Đơn đề nghị của trường Nghi Tàm - TP.HCM - Phạm Văn Lâm - 18/12/ 2003)
Bên cạnh việc sử dụng Vnhck “xin”, một số phát ngôn còn xuất hiện từ “kính” trước
Vnhđn để thể hiện sự khiêm nhường và tôn trọng tiếp ngôn.
Ví dụ: … nay chúng tôi làm đơn này kính đề nghị Qúi tòa : Ra quyết định triệu
tập giám định viên của Phân viện Khoa học hình sự TP.HCM…
(Đơn đề nghị triệu tập giám định viên tham dự phiên tòa - Nguyễn Văn Văn &
Nguyễn Thị Huệ - 27/09/ 2010)
K1
a
= Vnhđn + D2 + V (p)
K1
b
= D1 + Vnhđn + V (p)
K1
c
= Vnhđn + V (p)
K1
d
= Vnhck + Vnhđn + (D2) +V (p)
Tổng số phát ngôn chứa vị từ ngôn hành đề nghị là 105 phát ngôn. Dưới đây là bảng
thống kê tần số xuất hiện của các vị từ ngôn hành đề nghị ở dạng đầy đủ và dạng biến thể:
Mô hình
Tần

số
Dạng đủ
Biến thể 1
Biến thể 2
Biến thể 3
Biến thể 4
Đề nghị
27
36
21
9
12

1.2. Phƣơng tiện chỉ dẫn lực ngôn trung đề nghị nguyên cấp - phát ngôn đề nghị
nguyên cấp
1.2.1. Vị từ tình thái “hãy”
Sơ đồ cấu tạo của lời đề nghị chứa vị từ tình thái “hãy”, được quy ước là kiểu K2 có
dạng như sau:




(Quy ước: D2/ Đ2 = danh/ đại từ ngôi 2; dấu “/” = hoặc; V = vị từ; p = phụ tố)
Ví dụ: Đến cửa một nhà săm, cô ả bảo:
- Anh hãy ghé vào đây một tý cho tôi hỏi vay tiền người này xem có được không.
(Người ngựa và ngựa người - Nguyễn Công Hoan - tr.33)
Nếu trong trường hợp phát ngôn thể hiện hành động đề nghị có vị từ tình thái “hãy” đứng
đầu thì từ chỉ tiếp ngôn (từ xưng hô) có thể chuyển xuống cuối phát ngôn hoặc có sự kết hợp với
tiểu từ tình thái “nhé” hoặc có sự xuất hiện cả hai.
Ví dụ: Hãy chịu khó đan xong cái này rồi nghỉ, em nhé.

(Khẩu ngữ)
Về khả năng kết hợp, “hãy” trong hành động đề nghị có khả năng kết hợp với số
lượng lớn động từ chỉ hoạt động của con người. Một số vị từ chỉ sự hoạt động của con người
mang ý nghĩa tiêu cực, như: cút, xéo, biến, câm/ câm mồm, ngậm miệng, thường xuất hiện
trong phát ngôn biểu thị hành động ra lệnh hoặc yêu cầu, không xuất hiện trong phát ngôn
biểu thị hành động đề nghị.
“Hãy” không kết hợp với các vị từ mà chủ thể tiếp nhận hành động chịu sự tác động
tiêu cực. Ví dụ như: xấu hổ, ngại, coi thường, khinh bỉ, làm khổ, dửng mỡ và “bị”.
“Hãy” hầu như không kết hợp với nhóm vị từ chỉ sự tồn tại, xuất hiện và tiêu biến
(hay động từ chỉ trạng thái) trong phát ngôn đề nghị. Bản thân nhóm từ này mang nghĩa quá
trình và được xếp vào nhóm vị từ trạng thái chỉ trạng thái nhất định của sự vật, hiện tượng.
Đại diện cho nhóm các vị từ này như: “có”, “còn”, “mất”, “hết”.
Theo thống kê của luận văn, vị từ tình thái “hãy” hoạt động khá phổ biến với tỉ lệ là 12,3 %
so với tổng số các phát ngôn thể hiện hành động đề nghị trực tiếp.
1.2.2. Tiểu từ tình thái “nào”
Mô hình cấu trúc của phát ngôn chứa tiểu từ “nào” cũng giống như mô hình cơ bản
của phát ngôn đề nghị chứa tiểu từ “nhé”.




Ví dụ: Một ông già hướng mặt về phía Dũng bảo: “Đồng chí bộ đội có chuyện gì vui
kể nghe nào”.
(Một người Hà Nội - Nguyễn Khải - tr. 250)
Theo khảo sát, tiểu từ “nào” không chỉ có vị trí đứng cuối phát ngôn mà còn đứng cả
ở đầu phát ngôn. Khi đặt phát ngôn có chứa “nào” ở vị trí đầu phát ngôn vào ngữ cảnh giao
K2 = D2/ Đ2 + hãy + V (+ p)
D2/ Đg + V + nào.
tiếp cụ thể, ta thấy rõ được hiệu quả giao tiếp mà phương tiện này đạt tới. Ở vị trí đầu phát
ngôn, “nào” biểu thị nội dung yêu cầu một cách thân mật người đối thoại thực hiện một hành

động nào đó (thường là cùng thực hiện). Phát ngôn lúc này được hiểu như một lời đề nghị
nhã nhặn và mong muốn tiếp ngôn đáp lại một cách tích cực.
Ví dụ: Rồi chị bưng một bát cháo đến cạnh chồng và nằn nì:
- Nào, thầy em gượng dậy ăn đi, cho tôi bằng lòng.
(Tắt đèn - Ngô Tất Tố - tr. 65)
Ở dạng này, phát ngôn có đề ngữ là đại từ ngôi gộp hoặc đại từ ngôi 2 thường xuất
hiện khá thường xuyên.
Ví dụ: - Nào, ta đi thôi con kẻo muộn rồi. (Lỗi sợi - Lê Văn - 271)
Phát ngôn chứa “nào” xuất hiện 36 lần chiếm 11% tổng số phát ngôn thể hiện hành
động đề nghị trực tiếp. Trong đó, “nào” đứng đầu phát ngôn chiếm 4,7%, “nào” đứng cuối
phát ngôn chiếm 5,6 % (2 phát ngôn), “nào” vừa đứng đầu, vừa đứng cuối phát ngôn chiếm
0,7%.
1.2.3. Tiểu từ tình thái “nhé”
“nhé” có ý nghĩa thứ nhất là chủ ngôn đề nghị tiếp ngôn đồng ý với dự định thực hiện
hành động của mình. Người thực hiện hành động là chủ ngôn.
Ví dụ: Bỗng sực nhớ nó lại lôi ra, giơ lên.
- À quên, con để lại đây cho cô hút nhé.
(Gió mưa gửi lại - Thùy Linh - tr.809)

Chúng tôi có sơ đồ cấu trúc của kiểu lời này nhau sau:
(I)


Ghi chú: D1 = chủ ngôn, D2 = tiếp ngôn, V = vị từ chỉ hành động
Biến thể rút gọn của sơ đồ này là V + nhé, tức là lược bỏ cả D1 và D2.
Ví dụ: Tạm biệt nhé/ Chào nhé/ Về nhé/ Đi nhé…
Ngoài ra, chúng ta còn thấy “nhé” xuất hiện trong các dạng phát ngôn sau:
(a) Ơ này, ông ngoại, cháu không phải là lính của ông đâu nhé! Nếu như các dì sợ
thì sợ chứ cháu thì không!
(Hậu cuốn theo chiều gió - Alexandra Ripley - tr. 507)

(b) - Anh thổi tiêu đấy ư, em thích nghe lắm đấy nhé.
(Mùa lạc - Nguyễn Khải)
Hai phát ngôn này thuộc cấu trúc kiểu (I), có từ xưng hô ở ngôi 1, có biểu thức của lời
trần thuật, chủ ngôn tuyên bố với tiếp ngôn hành động, tính chất nào đó của chủ ngôn. Với lời
tuyên bố, phát ngôn (a) có hàm ý mong muốn tiếp ngôn chấm dứt suy nghĩ hoặc hành động
coi chủ ngôn là “lính”. Còn ở phát ngôn (b).” có hàm ý khuyến khích tiếp ngôn thực hiện
hành động thổi tiêu, nên nó có mục đích cầu khiến. Đích cầu khiến được thực hiện thông qua
lời trần thuật (tự thuật) với hành động tuyên bố nên hai phát ngôn trên là lời cầu khiến gián
tiếp.
Nghĩa thứ hai của “nhé” là chủ ngôn đề nghị tiếp ngôn đồng ý làm gì theo ý mình.
Người thực hiện hành động là tiếp ngôn.
Ở kiều này, chúng ta có sơ đồ cấu trúc như sau:
(II)


Ý nghĩa cầu khiến trong cấu trúc của nghĩa thứ hai mạnh hơn cấu trúc của nghĩa thứ nhất
và được thể hiện ở hai dạng: khẳng định và phủ định.
Dạng khắng định:
D1 + V + D2 + nhé
D2 + V + D1/D3 + nhé
Ví dụ: Viện chạy theo nó dỗ dành:
- Cơm em con nó chót ăn hết rồi chả là hôm nay mẹ không thổi thêm. Cầm lấy năm
đồng tối đi ăn kẹo lạc, còn bây giờ hai anh em chuẩn bị thổi cơm mời cô Tân ăn nhé
(Một chiều xa thành phố - Lê Minh Khuê - tr.433)

Dạng phủ định:
Nó níu chị, mắt rơm rớm vẻ nuối tiếc.
- Cô đừng giận mẹ cháu nhé.
(Gió mưa gửi lại - Thùy Linh - tr.811)
Cấu trúc (II) cũng có biến thể rút gọn D1/ D3:




Ví dụ: Đến bãi nghỉ dưới chân dốc 530, hai người dừng lại, Trí nói:
- Em quay về nhé!
Mây ngước lên nhìn anh. …
(Hai người trở lại trung đoàn - Thái Bá Lợi - tr. 256)
Tóm lại, “nhé” hoạt động rất linh hoạt và đa dạng trong lời cầu khiến nói chung và
trong lời đề nghị nói riêng. Phát ngôn chứa “nhé” có 127 phát ngôn, chiếm 39,2%. Có thể
nói, “nhé” là tiểu từ cầu khiến rất chuyên dụng.
1.2.4. Tiểu từ “đã”
Cấu trúc của lời đề nghị chứa “đã”:



Ví dụ: Chị Dậu vẫn còn mếu máo:
- Cháu xin vâng lời hai ông. Nhưng các ông hãy để cho cháu thuần chân cái
đã.
(Tắt đèn - Ngô Tất Tố - tr. 77)
Cấu trúc trên cũng có thể rút gọn thành:



Ví dụ: - Nhưng để anh nói nốt đã nào.
- Đấy nói đi!
(Trong phòng trực chiến - Tào Mạt - tr. 178)
Về khả năng kết hợp, “đã” có khả năng kết hợp với số lượng tương đối lớn với các vị
từ chỉ hoạt động của con người.
Ví dụ như: tôi nói đã, tôi xem lại đã…
Đối với các vị từ chỉ trạng thái và vị từ chỉ tính chất “đã” không có khả năng kết hợp

vì không tương hợp về nghĩa biểu hiện.
Ví dụ: (*): Các anh để tôi xinh đã.
Phát ngôn chứa tiểu từ “đã” xuất hiện 17 lần chiếm 5,2 % số phát ngôn biểu thị hành
động đề nghị trực tiếp.
1.2.5. Khả năng kết hợp của vị từ tình thái cầu khiến và tiểu từ tình thái cầu khiến
Tiểu từ tình thái cầu khiến “hãy” có thể kết hợp được với tất cả các tiểu từ tình thái
cầu khiến đang xét.
- Hãy đợi tôi một chút nhé.
- Hãy để tôi nghĩ đã.
- Hãy ngoan nào.
D2 + V + nhé
D2 + để (cho) D1/ D3 + V + đã
Để + D1 + V + đã
Mô hình khái quát về khả năng kết hợp của “hãy với tiểu từ tình thái cầu khiến là:





“Hãy” cũng có thể kết hợp đồng thời với 2 tiểu từ tình thái trong một phát ngôn, cụ
thể:
D2/ Đg + hãy + để + D1/ D3+ V(p) + đã nào
+ đã nhé.
1.3. Phƣơng tiện chỉ dẫn lực ngôn trung bán tƣờng minh - phát ngôn đề nghị bán
tƣờng minh
Bán tường minh là khái niệm chỉ hiện tượng phát ngôn cầu khiến có sơ đồ thuộc kiểu
biểu thức cầu khiến tường minh K1 nhưng vị từ cầu khiến trong biểu thức này không do vị từ
ngôn hành biểu thị mà do vị từ cầu khiến đặc biệt như mong/ muốn/ cần biểu thị.
Qua khảo sát chúng tôi thấy, phát ngôn chứa vị từ “mong” có thể hiện hành động đề
nghị.

Mô hình của phát ngôn đề nghị chứa vị từ mong là:



Ví dụ: - Tôi mong cô đừng bao giờ để cho ai biết về người phi công hy sinh là
người yêu của cô.
(Hôn nhân không giá thú - Nguyễn Kim Ánh - tr. 177)
Phát ngôn chứa vị từ mong thể hiện hành động đề nghị có tần số xuất hiện là 6 lần,
chiếm 1,9 % tổng số phát ngôn thể hiện hành động đề nghị trực tiếp.
1.4. Phƣơng tiện chỉ dẫn lực ngôn trung bán nguyên cấp - phát ngôn đề nghị bán
nguyên cấp
Phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung bán nguyên cấp là những phương tiện không
mang tính điển mẫu như phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung nguyên cấp, nghĩa là phương
tiện bán nguyên cấp không phải là phương tiện thuần túy ngữ pháp như phương tiện nguyên
cấp mà là phương tiện từ vựng chuyển hóa thành. Qua khảo sát chúng tôi thấy, một số phát
ngôn chứa vị từ để biểu thị hành động đề nghị.
Mô hình cấu trúc của phát ngôn chứa để là:
D2 + để + D1/ D3 +V(p) (thuộc mô hình K2)
Ví dụ: - Đồng chí, đồng chí để tôi đi chuyến này. Đồng chí để tôi thay thằng Tâm,
nó còn trẻ quá đồng chí ạ. Để tôi đi, quả bộc phá của tôi sẽ phá nát cứ điểm Tà Mốc.
(Người đàn bà uống rượu - Hữu Ước - tr. 87)
1.5. Khả năng kết hợp của phƣơng tiện chỉ dẫn lực ngôn trung đề nghị tƣờng
minh và nguyên cấp
Ở hành động đề nghị, có các vị từ đề nghị là: hãy, nào, nhé, đã. Các vị từ này đều có
khả năng kết hợp được với vị từ ngôn hành đề nghị và khi đề nghị đứng trước hãy, nào, đã,
nhé trong phát ngôn thì vị từ ngôn hành đề nghị là động từ chính trong phát ngôn nên phải
dùng cấu trúc cầu khiến tường minh K1 vì vị từ ngôn hành đề nghị và các vị từ đề nghị cùng
biểu thị một đích ngôn trung.
Ví dụ: Bấy giờ từ sân bay vang lên những tiếng hoảng hốt:
- Bốn A.37 ném bom Tân Sơn Nhứt… Đề nghị các máy bay hãy tránh xa…

Cuộc oanh kích của chúng tôi tiếp tục.
(Trận đánh cuối cùng - Hữu Mai - tr. 28)
K2= D2/ Đg + hãy + để + D1/ D3 + V(p) + nào/ nhé/ đã
D1 + V(mong) + D2 + V(p)
Chính vì sự tương hợp nghĩa giữa vị từ ngôn hành đề nghị và các vị từ hãy, nào, nhé,
đã và vị từ bán nguyên cấp để cho nên khả năng kết hợp giữa các yếu tố này trong cùng một
phát ngôn là rất cao.
Như phần trước đã đề cập đến khả năng kết hợp của hãy với tiểu từ tình thái đã nào
(hãy… đã nào) và hãy với đã nhé (hãy… đã nhé) trong mô hình K2 (D1 + hãy + để + D1/D3
+ V(p) + đã nào/ đã nhé) là hoàn toàn có thể. Còn nếu vị từ ngôn hành đề nghị đứng trước
mô hình K2 này thì phát ngôn lại có mô hình K1.
Mô hình như sau: K1 = D1 + V(đề nghị) + K2
Ví dụ:Tôi đề nghị anh hãy để tôi đọc xong quyển sách này đã nào / đã nhé.
(Khẩu ngữ).
b. Vị từ mong được xếp vào nhóm vị từ cầu khiến bán tường minh, có mô hình thuộc kiểu
K1: D1 + V(mong) + D2 + V(p). Ngoài sự đặc biệt ở chỗ nó khác với vị từ ngôn hành cầu khiến
là không gọi tên hành động ngôn trung cầu khiến cụ thể nào mà nó còn đặc biệt ở chỗ có khả
năng kết hợp với vị vị từ ngôn hành đề nghị.
Ví dụ: Tôi mong anh đề nghị với ban giám đốc về việc này. (Khẩu ngữ)
Khi đó, vị từ tình thái mong lại là động từ chính trong phát ngôn, còn đề nghị chỉ là vị
từ phụ bổ nghĩa cho vị từ chính.
II. PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN HÀNH ĐỘNG ĐỀ NGHỊ GIÁN TIẾP
TRONG TIẾNG VIỆT
1.1. Phát ngôn hỏi - đề nghị
1.1.1. Phát ngôn hỏi - đề nghị đồng hướng
Nếu quy ước phần nội dung mệnh đề lô gíc của phát ngôn là P (chủ thể sự tình ở P là D2/
Đ2/ Đg), ta có mô hình cấu trúc của biểu thức hỏi dạng này là:
1.1.1.1. Biểu thức dạng: hay (là) + P?
Ngữ nghĩa của biểu thức:
Theo từ điển tiếng Việt [26], “hay” là kết từ biểu thị quan hệ tuyển chọn giữa hai điều

được nói đến, có điều này thì không có điều kia và ngược lại.
Khi chủ ngôn muốn thể hiện ý định đề nghị tiếp ngôn thực hiện hành động theo ý của
chủ ngôn thì chủ ngôn nêu ra một phương án mà chủ ngôn đã lựa chọn trước để hỏi.
Ví dụ:- Hay là cháu ở lại thêm một thời gian nữa rồi về cùng với Cô luôn thể ? - chị
thận trọng đề nghị.
(Gió mưa gửi lại - Thùy Linh, tr. 813)
Về khả năng kết hợp, phát ngôn hỏi - cầu khiến dạng “hay + P” có thể kết hợp với
các tiểu từ tình thái cầu khiến thể hiện rõ hành động đề nghị, như: đã, nhé
Ngoài ra, biểu thức “hay + P” còn có khả năng kết hợp với tiểu từ cầu khiến đi.
1.1.1.2. Biểu thức dạng: P + chứ?
Ngữ nghĩa của biểu thức:
Từ điển tiếng Việt [26] giải thích chứ là trợ từ, dùng trong đối thoại, thường ở cuối
phát ngôn hoặc sau P, là từ “biểu thị ý nghĩa ít nhiều đã khẳng định về điều nêu ra để hỏi, tựa
như chỉ là để xác định thêm”.
Như thế, phát ngôn hỏi với trợ từ chứ nhằm mục đích đề nghị tiếp ngôn xác nhận điều
mà chủ ngôn đã biết nên nó có thể được dùng để bày tỏ đề nghị của chủ ngôn một cách gián
tiếp.
Ví dụ:Người con gái:
- Có đường tàu chạy về Thái Bình thì mỗi năm nghỉ phép mình cũng sẽ mời
bạn về quê mình chơi.
Người con trai:
- Tết này bạn mời mình về quê ăn Tết chứ?
Người con gái cười, tiếng cười thân ái như bộc lộ sự đồng ý.
(Đôi bạn - Nguyễn Thi - tr. 61)
Kiểu phát ngôn hỏi - đề nghị dạng “Hay + P?” và “P + chứ?” đều là các phát ngôn
hỏi có định hướng trả lời, có số lần xuất hiện là 40 lần chiếm 12 % tổng số phát ngôn biểu thị
hành động đề nghị gián tiếp
1.1.1.3. Biểu thức dạng hỏi về khả năng thực hiện hành động của tiếp ngôn:
D2 + có thể + P + không/ đƣợc không?
D2 + P + đƣợc không?

Ngữ nghĩa khái quát của biểu thức:
Theo từ điển tiếng Việt [26], ”có thể” thường dùng phụ trước động từ, “được” thường
dùng phụ sau động từ với nghĩa ”có khả năng hoặc điều kiện, chủ quan hoặc khách quan làm
việc gì.” Vì vậy, lời hỏi chứa “có thể” hoặc “được” dùng để hỏi về khả năng thực hiện hành
động của tiếp ngôn. Lời đáp là một trong hai khả năng: “có thể” hoặc “không thể”, “được”
hoặc “không được”. Trả lời ở dạng khẳng định là lời đáp đáp tích cực, ngược lại là lời đáp
tiêu cực.
Khi hỏi nhằm mục đích đề nghị, chủ ngôn dự liệu là mong muốn lời đáp theo hướng
tích cực, kéo theo là tiếp ngôn sẽ thực hiện hành động nêu ra trong phát ngôn hỏi mà chủ
ngôn đưa ra.
Ví dụ: - Chúa sẽ tha tội cho con. Nhưng con có thể nói rõ hơn được không? Trước
chúa, con có thể nói tất cả.
- Con hiểu. Thưa cha
(Đừng chảy sông ơi - Nguyễn Đức Thiện - tr. 11)
1.1.1.4. Biểu thức hỏi - đề nghị nêu nguyện vọng của chủ ngôn:
D1 + muốn/ có thể + V + đƣợc không?
D1 + V + đƣợc không?
Đặc trưng ngữ nghĩa cơ bản của dạng này là biểu thị tính cầu khá cao. Chủ ngôn đề
nghị tiếp ngôn cho chủ ngôn được thực hiện hành động đã nêu ra trong lời hỏi một cách lịch
sự, mang tính hướng nội. Chính vì tính hướng nội nên về mặt cấu trúc, đề ngữ là ở ngôi 1 báo
hiệu người hỏi đồng nhất với người thực hiện hành động đã nêu trong phát phát ngôn hỏi.
Ví dụ: - Này, Lệ Hằng. Anh muốn kết nạp em vào hội của anh có được không?
- Em chịu thôi. Ba nghiêm lắm…
(Người đàn bà uống rượu - Hữu Ước - tr. 169)
Phát ngôn liên quan đến khả năng thực hiện hành động của tiếp ngôn và phát ngôn
liên quan đến việc nêu nguyện vọng của chủ ngôn có số lần xuất hiện là 18 lần, chiếm 5,2%
tổng số phát ngôn biểu thị hành động đề nghị gián tiếp.
1.1.2. Phát ngôn hỏi - đề nghị ngược hướng
1.1.1.1. Phát ngôn hỏi mang ý nghĩa phủ định nhằm đề nghị thực hiện hành động
ngược lại hành động đã nêu trong phát ngôn hỏi dạng:

Sao/ tại sao/ vì sao + P?
Ngữ nghĩa của biểu thức:
Sao/ tại sao/ vì sao là đại từ “dùng để chỉ nguyên nhân không biết rõ của điều đã xảy
ra.” Khi nó được dùng để tạo phát ngôn hỏi thì đòi hỏi tiếp ngôn trả lời bằng cách nêu rõ
nguyên nhân của sự tình. Nhưng trong những ngữ cảnh cụ thể, nhiều phát ngôn chứa sao/ tại
sao/ vì sao lại không hỏi về nguyên nhân mà lại có hàm ý yêu cầu, đề nghị thực hiện hành
động.
Ví dụ: Một lần tôi hỏi Tuyết:
- Sao em không để tên như ngày xưa?
- Anh thích cái tên ấy à?
(Những người thổi kèn lá dứa - Nguyễn Quang Thiều - tr. 342)
1.2. Phát ngôn trần thuật - đề nghị
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy một số phát ngôn trần thuật - đề nghị có thể được
nhận diện thông qua ngữ cảnh. Ví dụ như:
- Sao anh hút nhiều thế?
- Buồn. - Tiếng ông không phát thành lời. Bà hiểu ông qua làn môi ông mấp máy. Hai
người nhìn nhau im lặng. Mãi sau bà nói:
- Anh ơi Em sắp phải nấu cơm cho con.
- Anh tin rằng chúng nó còn bận quấn quýt bên nhau.
(Hôn nhân không giá thú - Nguyễn Kim Ánh - tr. 101)
Bên cạnh đó còn một số phát ngôn trần thuật - đề nghị khác dựa vào việc xác định
ngôi của đề ngữ cùng với các phương tiện quy ước dùng để đánh dấu hành động cầu khiến
gián tiếp, thường là phát ngôn thông báo về ý muốn, tức là sự xuất hiện của các động từ
mong/muốn/ cần và nội dung của phát ngôn đó. Theo Đào Thanh Lan [14] các phát ngôn có
mô hình từ loại:
D1/D3 + V(mong, muốn, cần) + V(p)
là phát ngôn có hình thức trần thuật. Qua khảo sát chúng tôi thấy, một số phát ngôn ở
dạng này nhưng đề ngữ ở ngôi thứ 3 có thể là phát ngôn trần thuật - đề nghị ở các trường hợp
cụ thể như sau:
Ví dụ: - Cô ấy muốn gặp anh để nói chuyện.

Hoặc phát ngôn chứa yếu tố biểu thị thời cũng là phát ngôn trần thuật:
- Mẹ anh giơ tay áo quệt nước mắt và bước ra ngoài. “ Bu! - Anh nhìn thẳng
vào mắt mẹ - Cha đang cần bu lúc này”.
(Chuyến đi săn cuối cùng - Sương Nguyệt Minh - tr. 803)
Việc sử dụng phát ngôn trần thuật để gián tiếp thể hiện hành động đề nghị đã tăng
thêm tính lịch sự cho lời đề nghị. Chủ ngôn đã cho phép tiếp ngôn tự suy ra hàm ý đề nghị và
quyết định sự lựa chọn thông qua thao tác suy ý của mình. Chính vì vậy, tính áp đặt của các
phát ngôn này giảm xuống và tăng sự lựa chọn đối với tiếp ngôn.
Tiểu kết: Như vậy, chương III chúng tôi đã trình bày các phương thức biểu hiện hành
động đề nghị trong tiếng Việt, bao gồm phương thức biểu hiện trực tiếp và phương thức biểu
hiện gián tiếp. Phương thức biểu hiện trực tiếp hành động đề nghị bao gồm phát ngôn đề nghị
tường minh có lực ngôn trung được thể hiện qua vị từ ngôn hành đề nghị với cấu trúc K1 và
phát ngôn đề nghị nguyên cấp được thể hiện bằng vị từ tình thái hãy và/ hoặc nhóm tiểu từ tình
thái cuối lời nào, nhé, đã với cấu trúc K2. Ngoài ra còn có phát ngôn đề nghị bán tường minh
do vị từ phi ngôn hành mong hoạt động trong cấu trúc K1 biểu thị. Các phương tiện chỉ dẫn lực
ngôn trung tường minh, bán tường minh và nguyên cấp có thể kết hợp với nhau trong cấu trúc
K1. Phát ngôn đề nghị bán nguyên cấp do vị từ để hoạt động trong cấu trúc K2 biểu thị.
Phương thức biểu hiện gián tiếp hành động đề nghị gồm phát ngôn ngôn hỏi - đề nghị, trong đó
hoạt động phổ biến nhất là phát ngôn hỏi - đề nghị đồng hướng với cấu trúc hay (là) + P?, P +
chứ? và phát ngôn trần thuật - đề nghị.

KẾT LUẬN
Sau đây là một số kết quả nghiên cứu về hành động đề nghị trong tiếng Việt của luận
văn:
* Tiếng Việt có 16 hành động cầu khiến, trong đó hành động đề nghị là hành động vừa
có tính khiến vừa có tính cầu. Để nhận diện được hành động này cần căn cứ vào các tiêu chí và
sự so sánh với một số hành động khác như khuyên, dặn, yêu cầu, rủ, nhờ,
* Hành động đề nghị tiếng Việt được biểu hiện theo hai phương thức: phương thức
trực tiếp và phương thức gián tiếp. Phương thức trực tiếp tạo ra phát ngôn đề nghị trực tiếp.
Dấu hiệu điển hình của phát ngôn đề nghị trực tiếp là biểu thức ngôn hành đề nghị tường

minh K1 với phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung là vị từ ngôn hành tường minh đề nghị; biểu
thức ngôn hành cầu khiến nguyên cấp K2 với phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung là vị từ tình
thái hãy và nhóm tiểu từ tình thái cuối lời nào, nhé, đã.
Biểu thức ngôn hành K1 còn có một biến thể K1’ được gọi là biểu thức ngôn hành đề
nghị bán tường minh với phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung là vị từ mong. Biểu thức ngôn
hành K2 có một biến thể K2’ được gọi là biểu thức ngôn hành đề nghị bán nguyên cấp với
phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung là vị từ để. Vì vị từ ngôn hành tường minh, bán tường
minh, nguyên cấp và bán nguyên cấp có sự tương hợp về nghĩa nên chúng có thể kết hợp với
nhau và cùng xuất hiện trong một phát ngôn.
Phương thức đề nghị gián tiếp được bộc lộ chủ yếu qua phát ngôn có hình thức hỏi,
gồm phát ngôn hỏi - đề nghị đồng hướng và phát ngôn hỏi - đề nghị ngược hướng.
Ngoài ra, phương thức đề nghị gián tiếp còn được biểu hiện qua phát ngôn có hình
thức trần thuật. Phát ngôn trần thuật - đề nghị thường được nhận diện thông qua ngữ cảnh và
dựa vào việc xác định ngôi của đề ngữ (ngôi 3) cùng với các phương tiện quy ước dùng để
đánh dấu hành động cầu khiến gián tiếp.


References
1. Đỗ Hữu Châu, Đỗ Hữu Châu tuyển tập - tập 2: Đại cương -Ngữ dụng học - Ngữ
pháp văn bản; Nxb Giáo dục, 2005.
2. Nguyễn Thị Hoàng Chi, Khảo sát hoạt động của các hư từ biểu thị tình thái cầu
khiến trong câu tiếng Việt; Luận án thạc sĩ Ngữ văn, trường ĐH QGHN, 1998.
3. Phạm Thùy Chi, Sự hoạt động của những yếu tố lịch sự trong câu cầu khiến tiếng
Việt, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, trường ĐH QGHN, 2006.
4. Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học - tập 1; Nxb Giáo dục, H., 1998.
5. Lý Doanh Doanh, Khảo sát phương thức trực tiếp biểu hiện hành động cầu khiến
trong tiếng Việt (liên hệ với tiếng Hán) qua một số tác phẩm văn học; Luận văn
Th.S. Ngôn ngữ học, H., ĐH KHXH&NV, ĐH QGHN, 2009.
6. Nguyễn Văn Độ, Các phương tiện ngôn ngữ biểu hiện hành động thỉnh cầu trong
tiếng Anh và tiếng Việt; Luận án tiến sĩ Ngữ văn, ĐH QGHN, 1999.

7. Đinh Văn Đức, Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại); Nxb ĐH và THCN, 1986.
8. Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học việt ngữ, Nxb ĐH QGHN, 2000.
9. Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng - quyển 1, Nxb Khoa học
Xã hội, 1991.
10. Nguyễn Thị Hồng, Hành vi cầu khiến và ứng dụng trong giảng dạy tiếng Việt
như một ngoại ngữ; Luận văn ThS. Ngôn ngữ học, H., ĐH KHXH&NV,
ĐHQGHN, 2008.
11. Bùi Mạnh Hùng, Bàn thêm về vấn đề phân loại câu theo mục đích phát ngôn,
Ngôn ngữ số 2, 2003.
12. Nguyễn Thị Thanh Hương, Đặc trưng ngữ nghĩa – ngữ pháp của phát ngôn hỏi –
cầu khiến, Luận văn ThS. Ngôn ngữ học, H., ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN, 2005.
13. Vũ Thị Thanh Hương, Gián tiếp và lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt, Tạp chí
Ngôn ngữ số 1, 1999.
14. Đào Thanh Lan, Ngữ pháp ngữ nghĩa của lời cầu khiến tiếng Việt, Nxb Khoa học
xã hội, 2010.
15. Đào Thanh Lan, Phân tích câu đơn tiếng Việt theo cấu trúc đề - thuyết, Nxb ĐH
QGHN, 2002.
16. Đào Thanh Lan, Cách biểu hiện hành động cầu khiến gián tiếp bằng cầu hỏi -
cầu khiến, Tạp chí Ngôn ngữ số 11, 2005, Tr: 28-32.
17. Đào Thanh Lan, Câu cầu khiến tiếng Việt, Đề tài cấp ĐHQGHN, 2002.
18. Đào Thanh Lan, Ứng dụng quan điểm ngữ pháp chức năng vào khảo sát lại nhóm
từ: Hãy, Đừng, Chớ, Tạp chí khoa học, ĐHQGHN, số 3, 2000.
19. Đào Thanh Lan, Một số đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ dụng của nhóm vị từ biểu thị
hoạt động nói năng trong tiếng Việt; Tạp chí Ngôn ngữ số 7, 2009, Tr: 1-6.
20. Đào Thanh Lan, Nhận diện hành động ngôn từ gián tiếp trên tư liệu hỏi – cầu
khiến tiếng Việt; Tạp chí Ngôn ngữ, số 11, 2007, Tr 10-19.
21. Đào Thanh Lan, Nhận diện hành động nài/ nài nỉ trong tiếng Việt; Tạp chí Ngôn
ngữ, số 11, 2009, Tr: 37-42.
22. Hồ Lê, Cú pháp tiếng Việt quyển 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992.
23. Nguyễn Thị Lương, Cầu khiến tường minh và cầu khiến nguyên cấp, Tạp chí

ngôn ngữ và đời sống, số 5, 2006.
24. Lê Văn Lý, Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam, Hà Nội, 1968.
25. Trần Thị Tuyết Nhung, Về hành vi cầu khiến của nhân vật truyện ngắn Nam Cao
trước 1945, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, Số 9, 2004, Tr: 9-12.
26. Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2006.
27. Hoàng Trọng Phiến, Ngữ pháp tiếng Việt, Hà Nội, 1980.
28. Mai Thị Kiều Phượng; Phát ngôn chứa hành động hỏi trong giao tiếp mua bán
bằng tiếng Việt : LATS Ngữ văn - Tp. Hồ Chí Minh, 2007.
29. Trần Kim Phượng, Khảo sát phương tiện từ vựng (động từ) biểu thị ý nghĩa cầu
khiến trong câu tiếng Việt, Luận văn ThS. Ngôn ngữ học, H., ĐH KHXH&NV,
ĐH QGHN, 2000.
30. Nguyễn Kim Thản, Động từ trong tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, H. 1977.
31. Nguyễn Kim Thản, Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt. Nxb Tổng hợp, Tp Hồ Chí Minh,
1981.
32. Vũ Thị Minh Thu, Khảo sát hành động hứa hẹn và các phương thức biểu hiện
của nó (Trên ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Anh), Luận văn Th.S. Ngôn ngữ học, H.
2010.
33. Bùi Thị Kim Tuyến, Hành động cầu khiến tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ - TP. Hồ
Chí Minh, 2005.
34. Nguyễn Thị Hồng Vân, Khảo sát hành động ngôn từ đe dọa trong một số tác
phẩm hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 và một số tác phẩm của Nguyễn
Huy Thiệp, Luận văn Th.S. Ngôn ngữ học, H. 2009.
35. John Lyons, Ngữ nghĩa học dẫn luận (Người dịch Nguyễn Văn Hiệp), Nxb Giáo
dục, 2006.
36. Austin, L. How to do things with words. Oxford University Press, 1962.
37. Brown, P., Levinson, S. (1987), Politeness: Some Univeral in Conversational
routine, The Hague, Mouton.
38. Searle, J. (1975), Indirect speech acts. P. Cole di J. L. Morgan (Eds.), Synloz.
39. Helen L-T. (Ed.by David Birch), Language and Context: A funtional linguistic
Theory of Register Pinter, London – New York,1995.





×