Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

VẤN đề hạn CHẾ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG HIẾN PHÁP 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.99 KB, 12 trang )

VẤN ĐỀ HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG
HIẾN PHÁP NĂM 2013

Tiểu luận kết thúc học phần : Luật hiến pháp Việt Nam
MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Trang

Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU

I. QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN
1. Khái niệm quyền con người, quyền công dân
a. Khái niệm quyền

5

b. Khái niệm, nguồn gốc và phân loại quyền con người
b.1: Khái niệm quyền con người
1


b.2: Nguồn gốc quyền con người
b.3: Phân loại quyền con người
c. Khái niệm quyền công dân
2. Chủ thể của quyền, chủ thể của nghĩa vụ

6


3. Phân loại các quyền
3. Các nghĩa vụ của Nhà nước với quyền con người, quyền công dân
3. Hiến pháp và quyền con người
II.VẤN ĐỀ HẠN CHẾ CỦA QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN
TRONG HIẾN PHÁP 2013
1. Vấn đề hạn chế:Điều 14 khoản 2 hiến pháp 2013
7
2. Vấn đề hạn chế: Điều 15 khoản 4 hiến pháp 2013
3. Điều 19, 22, 23, 25, 42 hiến pháp 2013
8
4. Một số điều luật quan trọng
9
KẾT LUẬN
Danh mục tài liệu tham khảo

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

OHCHR: Văn phòng Cao ủy Nhân quyền
ICCPR: Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
2


ICESCR: Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa

MỞ ĐẦU
1.Sự cấp thiết của đề tài
Bản Hiến pháp đang có hiệu lực là hiến pháp 2013. Đây là bản Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ
họp thứ 6 thơng qua vào sáng ngày 28/11/2013, có hiệu lực vào ngày 1/1/2014.
Trải qua nhiều lần thay đổi Hiến pháp từ năm 1946, 1959, 1980, 1992,

2013. Và Hiến pháp 2013 giờ đây là văn kiện pháp lý quan trọng trong thời đại
ngày càng đổi mới. Bản hiến pháp đã đề cao quyền của con người, được đưa vào
chương II với tên gọi “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”.
Để thấy được quyền con người và quyền công dân quan trọng nhường nào và chính
họ là những chủ thể của đất nước, góp cơng sức vào các mặt hoạt động cuộc sống,
nhà nước và xã hội. Nhưng ngồi những quyền họ được hưởng thì vẫn cịn những
vấn đề hạn chế trong chính các điều khoản của hiến pháp 2013 về quyền con
người, quyền công dân.
3


Vì lẽ đó tơi chọn đề tài “ Vấn đề hạn chế quyền con người, quyền công
dân trong Hiến pháp 2013” để nghiên cứu.

2 . Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu hướng đến là cung cấp kiến thức, kĩ năng, giá trị
(thượng tôn pháp luật, dân chủ), nhà nước có thẩm quyền, cơ quan đến quyền cơ
bản con người công dân qua các thao tác tư duy, truyền tải kiến thức cụ thể. Tìm
hiểu kỹ vấn đề quyền con người quyền công dân hướng tới thực sự hiệu quả với
cuộc sống, xu hướng thực tế và trong mối quan hệ như thế nào.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là tìm tịi, trình bày, tranh luận, so
sánh, hệ thống hóa, sơ đồ hóa.

I. QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN
1. Khái niệm
a. Khái niệm quyền
Quyền là nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan.
b. Khái niệm, nguồn gốc và phân loại quyền con người
b.1: Khái niệm quyền con người
Có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về “quyền con

người” hay “nhân quyền”.

4


Theo Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên hợp Quốc (OHCHR) thì “
Quyền con người là những đảm bảo pháp lý phổ quát, có tác dụng bảo vệ các cá
nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến
nhân phẩm và tự do cơ bản của con người”1 .
b.2: Nguồn gốc của quyền con người
Quyền con người với hai khuynh hướng lý giải:
Khung hướng 1: Nguồn gốc tự nhiên là từ quyền con người ( natural rights)
Khung hướng 2: Do pháp luật quy định: “Khế ước xã hội”, “thỏa hiệp”, “quyền
pháp lý”(legal rights), “quyền đạo lý”.
b.3: Phân loại quyền con người
Căn cứ vào lĩnh vực đời sống, quyền con người chia thành hai
nhóm chính:
Nhóm 1: các quyền dân sự (quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
danh dự, nhân phẩm, quyền tự do đi lại, quyền sở hữu tài sản,...); các quyền chính
trị (quyền bầu cử, ứng cử, quyền tham gia quản lý xã hội)
Nhóm 2: các quyền kinh tế (quyền được hưởng mức sống thích đáng, quyền tự
do kinh doanh, quyền lao động); các quyền các quyền xã hội (quyền được hưởng
an sinh xã hội...); các quyền văn hóa (quyền giáo dục, quyền được tham gia và
hưởng thụ đời sống văn hóa...)2 .
c. Khái niệm quyền cơng dân
Quyền cơng dân là những quyền được con người được nhà nước thừa nhận và áp
dụng cho những người có quốc tịch của mình .
1

: Xem Giáo trình Lý luận về quyền con người, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà


Nội, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016.
2

Xem trong hai Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người của Liên Hợp

Quốc năm 1966: Cơng ước về các quyền chính trị, dân sự (ICCPR) và Công ước
về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR)
5


2.Chủ thể của quyền, chủ thể của nghĩa vụ
Tất cả các chủ thể trong một xã hội (thể nhân hay pháp nhân), trực
tiếp hay gián tiếp, lúc này hay lúc khác, đều tham gia vào các quan hệ
về quyền con người, quyền cơng dân. Vì thế, các chủ thể này chia thành
hai loại chính: chủ thể của quyền (có quyền) và chủ thể của nghĩa vụ (có
nghĩa vụ).
Chủ thể chính của quyền con người, quyền công dân là các cá
nhân, ngồi ra cịn có các nhóm (ví dụ như phụ nữ, trẻ em, người khuyết
tật...)
3.Phân loại các quyền
Theo lĩnh vực: các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa.
Theo khả năng giới hạn: Quyền tuyệt đối (tự do tư tưởng, khơng bị tra tấn);
quyền có thể bị giới hạn /đình chỉ (tự do ngơn luận, đi lại, hội họp)- giới hạn với
mục đích chính đáng: an ninh quốc gia, trật tự công cộng, đạo đức xã hội, sức khỏe
cộng đồng,...
Quyền công dân bao giờ cũng hẹp hơn quyền con người và quyền công dân
gắn liền ở mỗi quốc gia.
4. Các nghĩa vụ của nhà nước đối với quyền con người, quyền công dân
Nhà nước tôn trọng: cơ quan nhà nước phải kiềm chế nghĩa vụ không

hoạt động, không được can thiệp thực thi cá nhân.
Nhà nước bảo vệ: nhà nước phòng ngừa ngăn chặn, xử lý hành vi vi
phạm.
Nhà nước thực thi, hỗ trợ các quyền: nhà nước phải chủ động cung cấp
các dịch vụ thực thi.
5.Hiến pháp và quyền con người

6


Hiến pháp liệt kê tất cả các quyền cơ bản: Bill of rights, Tu chính án
Hiến pháp Hoa kỳ 1791, chương Nhân quyền trong các hiến pháp.
Hiến pháp thiết lập cơ chế bảo hiến : bảo vệ các quyền hiến định- dân
chủ và quyền chính trị.
Hiến pháp thiết lập phân quyền, chống lạm quyền độc đoán.
Hiến pháp lập ra các cơ chế, thiết chế chuyên trách bảo vệ quyền, cơ
quan nhân quyền quốc gia.
II. VẤN ĐỀ HẠN CHẾ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN
Hiến pháp 2013 đã quy định các điều khoản bảo vệ quyền con người và quyền
công dân như quyền sống, quyền sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ...nhưng vẫn còn một số
vấn đề hạn chế giới hạn quyền con người, quyền công dân từ nhân xưng cho các
điều khoản cụ thể.
1. Điều 14 khoản 2 hiến pháp 2013
Theo hiến pháp 2013, điều 14 khoản 2 có ghi “Quyền con người,
quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường
hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,
đạo đức sức khoẻ cộng đồng”.
Như trong tuyên ngôn Phổ quát về Quyền con người 1948 (Universal
Declaration of Human Rights) đã quy định nguyên tắc này tại điều 29 “ Trong việc
thực thi các quyền và tự do, mọi người chỉ phải chịu đựng những hạn chế do luật

định, nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng quyền và tự do của người
khác, cũng như nhằm thỏa mãn những địi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công
cộng và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ”. Quyền con người, quyền
công dân khi được đề cập trong các điều luật trên lại không mang các quyền tuyệt
đối mà theo như Luật nhân quyền quốc tế các quốc gia không được phép giới hạn
hay đình chỉ thực hiện trong bất kỳ bối cảnh nào. Vấn đề hạn chế là khi mà quốc
phòng an ninh quốc gia nổ ra khi mà kẻ thù xâm lược đất nước, chính họ sẽ bị tra
7


tấn, bị đối xử tàn bạo, nhục hình; khổ sai, bị bắt làm nô lệ, nô dịch; vi phạm quyền
suy đốn vơ tội tại điều 31 khoản 1 “Người bị buộc tội được coi là khơng có tội chi
đến khi chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tịa án đã có
hiệu lực pháp luật”, quyền được thừa nhận tư cách thể nhân trước pháp luật và
quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tơn giáo 3. Thiếu sót này tạo cơ sở cho việc lợi
dụng các quy định về tình trạng khẩn cấp để vi phạm quyền tuyệt đối.
2. Điều 15 khoản 4 hiến pháp 2013
Theo khoản 4 điều 15 hiến pháp 2013 có ghi “Việc thực hiện quyền con
người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc,
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.
Theo điều luật này, “ lợi ích quốc gia”, “quyền và lợi ích hợp pháp của
người

3

.Xem điều 4(2) Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị

(International Covenant on Civil and Political Rights- ICCPR). Các quyền liệt
kê ở trên thuộc điều 6,7,8 (khoản 1 và khoản 2), 11,15,16 và 18 ICCPR. Riêng
tự do tín ngưỡng, tơn giáo, theo Luật nhân quyền quốc tế, quyền tuyệt đối khơng

bao gồm khía cạnh thực hành tín ngưỡng tơn giáo. Cụ thể, trong bối cảnh khẩn
cấp quốc gia, nhà nước khơng có quyền cấm người dân tin hay khơng tin bất kì
tín ngưỡng tơn giáo nào, chỉ có thể tạm đình chỉ một vài hoạt động tổ chức hoạt
động tập thể để đảm bảo an ninh, sức khỏe cộng đồng.
khác” còn mơ hồ chưa rõ nghĩa, chính điều này có thể nảy sinh nhiều vấn đề như
lạm quyền, lợi dụng vi phạm các hiến định. Hơn nữa việc xâm phạm đến lợi ích
của quốc gia, cũng như quyền và nghĩa vụ của người khác đã được quy định rõ
trong chương, điều luật Bộ luật hình sự như chương XI Các tội phạm xâm phạm
An ninh quốc gia,chương IV,XII, chương XIII, về tội xâm phạm các quyền tự do,
8


dân chủ, tính mạng, sức khỏe; nên khơng cần thiết quy định trong một điều luật
hiến pháp.
3.Điều 19, 22, 23, 25, 42 hiến pháp 2013
Điều 19 hiến pháp 2013 “ Mọi người có quyền sống. Tính mạng con
người được pháp luật bảo hộ. Khơng ai bị tước đoạt tính mạng trái luật” : Hiến
pháp ghi nhận quyền sống không đồng nghĩa là xóa bỏ hình phạt.Quyền sống của
mọi người được tự do, được sống với những gì mình thích, nhưng phải đúng luật
quy định, có những nghĩa vụ ràng buộc kèm theo. Mặc dù vậy Luật nhân quyền
quốc tế đưa ra một số giới hạn: ở những nước mà hình phạt tử hình chưa được xóa
bỏ thì chỉ được phép áp dụng hình phạt này với tội phạm với tội nghiêm trọng nhất
4

.
Điều 22 hiến pháp 2013 “Cơng dân có quyền có nơi ở hợp pháp”; Điều 23

hiến pháp 2013 quy định “Cơng dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước,
có quyền ra nước ngồi và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này
do pháp luật quy định”; Điều 25 hiến pháp 2013 “Cơng dân có quyền tự do ngơn

luận, tự do báo chí, tiếp cận thơng tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện
các quyền này do luật pháp quy định”; Điều 42 hiến pháp 2013 “Cơng dân có
quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngơn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ
giao tiếp”. Những điều luật với nhân xưng “cơng dân” cịn rất hạn chế so với nhân
xưng “mọi người”, việc giới hạn chủ thể này là chưa phù hợp với Luật nhân quyền
quốc tế về quyền và tự do.
Ví dụ khi xét về quyền tự do đi lại, tự do cư trú trong điều 12 (1)
ICCPR “ Bất kỳ ai cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của một quốc gia đều có quyền tự
do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó” Như vậy
việc chỉ định “cơng dân có quyền tự do đi lại, tự do cư trú” trong điều 23 ở trên là
không phù hợp với điều 12 ICCPR.

9


Tương tự khi quy định tự do biểu đạt, lập hội, hội họp, biểu tình,
quyền của các nhóm thiểu số được giữ gìn bản sắc của mình (các điều 19,21,22,27
ICCPR), quyền có mức sống thích đáng (gồm cả nơi ở); quyền được giáo dục (điều
11,13 ICESCR) : tại các Công ước này đều sử dụng đại từ nhân xưng “ mọi người”
để chỉ chủ thể quyền, hoặc sử dụng cách diễn đạt để hàm ý rằng những quyền này
không chỉ áp dụng với công dân ở một quốc gia.
4. . Xem điều 6 khoản 2 ICCPR
4.Một số điều luật quan trọng
Việt Nam là thành viên của hai công ước ICCPR, ICESCR từ thập kỷ 1980, Việt
Nam có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ “ những chuẩn mực nhân quyền quốc tế tối
thiểu” được ghi nhận trong hai công ước này,và điều đầu tiên phải “ nội luật hóa”
vào hiến pháp.
Mặc dù hiện nay hiến pháp 2013 vẫn thiếu một số quyền tự do quan trọng
được nhấn mạnh trong hai công ước đã nêu bao gồm:
Thứ nhất, quyền không bị bắt làm nô lệ và nô dịch (ICCPR: Điều 8)

Thứ hai, quyền khơng bị bỏ tù vì khơng hồn thành nghĩa vụ theo hợp
đồng (ICCPR: Điều 11)
Thứ ba, quyền được thừa nhận là thể nhân trước pháp luật ở mọi nơi
(ICCPR: Điều 16);
Thứ tư, quyền định công (ICESCR: Điều 8.1)
Thứ năm, quyền thành lập , gia nhập cơng đồn (ICCPR: Điều 22,
ICESCR: Điều 8:1)
Thứ sáu, tự do tư tưởng (ICCPR: Điều 18.1)
Thứ bảy, quyền được giữ quan điểm riêng mà không bị can thiệp
(ICCPR: Điều 19.1)

10


KẾT LUẬN
Mặc dù vẫn còn nhiều những điểm hạn chế về quyền con người, quyền
công dân; nhưng những điểm sáng bảo vệ quyền con người và quyền công dân
rất lớn. Để quyền con người, quyền công dân ở chương II, ta thấy được đây là
một trong số quyền được tôn trọng và ưu tiên nhất trong bản hiến pháp 2013. Soi
sáng trong hiến pháp, mọi người, mọi cơng dân có những quyền lợi hợp pháp
chính đáng, có những nghĩa vụ cần phải thực hiện và các quyền đó được hiến
pháp bảo vệ. Đó là những tiêu chí khá phù hợp, quan trọng là mỗi cá nhân tự ý
thức trách nhiệm, tơn nghiêm với chính mình chính quốc gia ta đang sống. Có
như vậy mọi người sẽ xây dựng bản hiến pháp đi vào thực tiễn hiệu quả, góp
phần xây dựng đất nước phát triển hơn nữa.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. GS.TS.Nguyễn Đăng Dung, PGS.TS. Đặng Minh Tuấn- PGS.TS.Vũ Công
Giao, Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam,Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội,2020.
2. Hiến pháp Việt Nam 2013.

3. Vũ Công Giao. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 29, số 3 (2013) 5161
4. Chinhphu.vn
5. Lapphap.vn
6. Thuvienphapluat.vn

11


12



×