MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 4
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 6
3. Điểm mới của Luận văn 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 8
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
6. Phương pháp nghiên cứu 9
Chương 1 11
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA,
MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN 11
1.1. KHÁI NIỆM HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA
THÀNH NIÊN 11
1.1.1. Quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên 11
1.1.1.1 Quyền của cha, mẹ 11
1.1.1.2. Quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên 11
1.1.2. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên 12
1.1.2.1. Khái niệm hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên 12
Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên có một số đặc điểm sau:
12
1.1.2.2. Quan điểm lập pháp của Việt Nam về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với
con chưa thành niên 12
1.2. KHÁI QUÁT QUY ĐỊNH VỀ HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI
CON CHƯA THÀNH NIÊN TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 13
1.2.1. Quy định của pháp luật về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con
chưa thành niên trước năm 1945 13
1.2.2. Quy định của pháp luật về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con
chưa thành niên giai đoạn từ 1945 đến năm 1975 13
1.2.3. Quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
trong giai đoạn từ năm 1976 đến nay 13
Chương 2 14
HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON 14
CHƯA THÀNH NIÊN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ 14
GIA ĐÌNH NĂM 2000 14
2.1. CĂN CỨ HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH
NIÊN 14
2.1.1. Cha, mẹ bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khoẻ,
nhân phẩm, danh dự của con 14
2.1.2. Cha, mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom,
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con 14
2.1.3. Cha, mẹ có hành vi phá tán tài sản của con 14
2.1.4. Cha, mẹ có lối sống đồi trụy 14
2.1.5. Cha, mẹ xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái
đạo đức xã hội 14
2.2. THỦ TỤC HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH
NIÊN 14
2.2.1. Thẩm quyền giải quyết 14
2.2.2. Người có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với
con chưa thành niên 14
2.2.3. Thủ tục giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con
chưa thành niên 15
2.3. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI
CON CHƯA THÀNH NIÊN 15
2.3.1. Người cha, người mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên
không được trông nom, chăm sóc, giáo dục, quản lý tài sản riêng của con
và đại diện theo pháp luật đối với người con đó 15
2.3.2. Người bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực
hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với con 15
2.3.3. Cha, mẹ chỉ bị hạn chế một số quyền đối với con chưa thành niên
trong một thời gian nhất định 15
Chương 3 15
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ 15
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HẠN CHẾ
QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN 15
3.1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ
ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN 15
3.1.1. Thực trạng giải quyết hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa
thành niên tại Toà án 15
3.1.2. Nhận thức của cá nhân, cơ quan, tổ chức về hạn chế quyền của cha,
mẹ đối với con chưa thành niên 15
3.1.3. Cơ chế đảm bảo thực hiện quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối
với con chưa thành niên 16
Những quy định của pháp luật được thực thi có hiệu quả trong thực
tiễn khi có những cơ chế thực hiện tốt. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam còn
thiếu những điều kiện để áp dụng quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối
với con chưa thành niên 16
NIÊN 16
KẾT LUẬN 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trẻ em là tương lai của đất nước. Từ khi sinh ra trẻ em cần nhận được
sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình và xã hội. Các em cần được sống trong
môi trường phát triển lành mạnh và hài hoà cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc
chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em không còn là việc làm mang tính tự
nhiên, mà trở thành trách nhiệm và nghĩa vụ của gia đình và xã hội. Xuất
phát từ quan điểm trên, đồng thời để có cơ sở thực hiện và bảo vệ tốt quyền
trẻ em, pháp luật quốc tế đã có những văn bản ghi nhận quyền trẻ em như
Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, Công ước quốc tế về các quyền
dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế xã hội và văn
hoá, đặc biệt được quy định đầy đủ và bao quát nhất là Công ước quốc tế về
quyền trẻ em.
Ở Việt Nam, việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là một trong
những truyền thống tốt đẹp, truyền thống này ngày càng được tôn trọng, giữ
gìn và phát huy. Việt Nam là một trong những nước tích cực tham gia và phê
chuẩn các công ước quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em, trong đó có ý nghĩa và
đáng ghi nhận nhất là việc phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em vào
năm 1990. Đồng thời, Việt Nam đã xây dựng các văn bản pháp luật quy định
về bảo vệ quyền trẻ em. Hiến pháp năm 1992 quy định: “trẻ em được gia
đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục” (Điều 65). “…Cha, mẹ
có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt…” (Điều 64)….
Những nguyên tắc hiến định về quyền trẻ em này được cụ thể hoá trong
những văn bản pháp luật, trong đó có Luật hôn nhân và gia đình. Bảo vệ trẻ
em và con chưa thành niên là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật,
được cụ thể hoá bằng những quy định về nghĩa vụ của các thành viên trong
gia đình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho con chưa
thành niên. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 đã quy định
cụ thể các quyền cơ bản của trẻ em và trách nhiệm đảm bảo các quyền trẻ
em của gia đình, nhà trường và xã hội Qua những quy phạm pháp luật trên
đã khẳng định bảo vệ quyền trẻ em là trách nhiệm của gia đình, xã hội, mà
trước tiên là trách nhiệm của chính cha, mẹ.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn không ít người cha, người mẹ thực hiện
việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục con chủ yếu là dựa trên bản năng, thực sự
chưa coi đó là nghĩa vụ pháp lý. Do đó quyền trẻ em nói chung và quyền của
con chưa thành niên nói riêng chưa được bảo đảm một cách tốt nhất. Số lượng
trẻ em không được cha, mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng rất lớn. Theo thống kê của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2004 nước ta có 126.309 trẻ em
bị khước từ bởi sự chăm sóc từ cha, mẹ đẻ của mình, 23.000 trẻ em phải lao
động, 20.000 trẻ em làm nghề mại dâm, 21.000 trẻ em đường phố, 13.000 trẻ
em vi phạm pháp luật [4, tr12]. Chính vì vậy, bên cạnh việc quy định nghĩa vụ
của cha, mẹ đối với con, pháp luật còn quy định biện pháp chế tài đối với
hành vi vi phạm, trong đó có biện pháp hạn chế quyền của cha, mẹ đối với
con chưa thành niên. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trên cơ sở kế thừa
những quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã quy định về hạn
chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Tuy vậy, quy định hạn
chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên chưa thực sự được áp
dụng có hiệu quả. Nguyên nhân là do người dân chưa nhận thức đúng và đầy
đủ về quy định này. Mặt khác, pháp luật còn có những khiếm khuyết, vướng
mắc và thiếu cơ chế để thực hiện. Do đó, nghiên cứu “Vấn đề hạn chế quyền
của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong Luật Hôn nhân và gia đình
Việt Nam” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Thông qua việc nghiên cứu, có thể
xác định được nguyên nhân dẫn tới việc áp dụng những quy định này trong
thực tế còn hạn chế, qua đó tìm ra những biện pháp giải quyết để quy định
này được áp dụng có hiệu quả hơn, bảo vệ tốt nhất quyền của con chưa thành
niên.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên là một chế tài
đối với cha, mẹ khi cha, mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông
nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, phá tán tài sản của con, có lối
sống đồi trụy; xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo
đức xã hội Đó là một biện pháp bảo vệ và tạo cho con chưa thành niên có
một môi trường sống tốt nhất. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam các công
trình nghiên cứu về vấn đề này chưa có nhiều. Xét dưới góc độ xã hội, có
nhiều công trình nghiên cứu khoa học và những chương trình hành động để
bảo vệ, chăm sóc trẻ em như các báo cáo chung phân tích tình hình trẻ em
các năm gần đây của tổ chức UNICEF Việt Nam. Ngoài ra còn có những
nghiên cứu về đối tượng trẻ em như trẻ em nghèo, trẻ em bị bạo lực, trẻ em
bị bỏ rơi, trẻ em bị HIV, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,…Tuy nhiên, trong
các báo cáo và các công trình nghiên cứu này chưa có những nghiên cứu về
trách nhiệm của cha, mẹ và hạn chế quyền của cha, mẹ khi cha, mẹ để con
mình lâm vào hoàn cảnh đó.
Xét dưới góc độ khoa học pháp lý cũng chưa có nhiều công trình
nghiên cứu về vấn đề này. Trong giáo trình giảng dạy Luật Hôn nhân và gia
đình của trường đại học, cũng như một số sách chuyên khảo và tham khảo
có đề cập tới vấn đề này như: “Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam” của tác giả Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện do Nhà xuất bản Trẻ
Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2002; “Bình luận khoa học Luật Hôn
nhân và gia đình Việt Nam năm 2000” do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
năm 2004, Bộ Tư Pháp. Tuy nhiên, những tài liệu này mới đưa ra vài khía
cạnh như các trường hợp và hậu quả của việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối
với con chưa thành niên mà chưa đi sâu phân tích vấn đề này. Các khoá luận
tốt nghiệp đại học và luận văn cao học cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu
về vấn đề hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Một số
báo và tạp chí có đề cập tới hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa
thành niên, nhưng không cụ thể và dưới dạng đưa thông tin về các vụ việc
mà không phân tích và nghiên cứu về các quy định của pháp luật.
Sách chuyên khảo: “Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay – Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nguyễn Thị Hồi (chủ biên), Nhà xuất bản Tư
pháp (2009) có bài viết của Tiến sĩ Luật học Ngô Thị Hường: “Áp dụng quy
định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong Luật
Hôn nhân và gia đình” đã đề cập đến thực trạng vi phạm nghĩa vụ của cha,
mẹ đối với con chưa thành niên và thực tiễn áp dụng quy định về hạn chế
quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Từ những khảo cứu trên có
thể thấy rằng các công trình nghiên cứu về hạn chế quyền của cha, mẹ đối
với con chưa thanh niên là rất ít, có một số công trình đề cập tới vấn đề này
nhưng chưa nghiên cứu một cách toàn diện và đi sâu vào vấn đề này.
3. Điểm mới của Luận văn
Là công trình khoa học nghiên cứu tuơng đối toàn diện cơ sở lý luận
và thực tiễn áp dụng quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa
thành niên trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Luận văn có một số
đóng góp mới sau:
- Xây dựng khái niệm về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa
thành niên;
- Phân tích quan điểm của nhà lập pháp Việt Nam về hạn chế quyền
của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
- Phân tích những điểm hợp lý và khiếm khuyết của quy định hạn chế
quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000;
- Phân tích thực trạng áp dụng quy định hạn chế quyền của cha, mẹ
đối với con chưa thành niên trong thực tiễn;
- Nêu một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hạn chế quyền
của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp
luật về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên và thực tiễn
áp dụng các quy định này.
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn bao gồm những vấn đề sau:
+ Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản nhất liên quan tới
hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
+ Thứ hai, nội dung pháp luật hiện hành về hạn chế quyền của cha,
mẹ đối với con chưa thành niên, các quy phạm chủ yếu được xem xét là
những quy phạm được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
năm 2000 những quy phạm pháp luật có liên quan khác.
+ Thứ ba, nghiên cứu về thực tiễn áp dụng quy định hạn chế quyền
của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ các quy định của pháp luật, từ đó
làm sáng tỏ bản chất pháp lý cũng như có những giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật và cơ chế đảm bảo áp dụng có hiệu quả quy định hạn chế quyền
của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong thực tế.
Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn là phân tích các quy định của
pháp luật hiện hành về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành
niên, tìm hiểu và phân tích thực trạng áp dụng quy định này trong thực tiễn.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được những mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, giống
như các công trình nghiên cứu khoa học xã hội khác là dựa trên phương
pháp luận chủ nghĩa Mác Lênin, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử làm cơ sở. Ngoài ra, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp thống kê và khảo sát cũng được sử dụng để thực hiện đề tài
nghiên cứu.
7. Kết cấu của Luận văn
Luận văn được xây dựng gồm: Lời nói đầu, 03 chương và kết luận:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về hạn chế quyền của cha, mẹ đối
với con chưa thành niên
Chương 2. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
Chương 3. Thực trạng áp dụng pháp luật và một số giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành
niên.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ
ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN
1.1. KHÁI NIỆM HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA
THÀNH NIÊN
1.1.1. Quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
1.1.1.1 Quyền của cha, mẹ
Quyền của cha, mẹ có những đặc điểm sau:
- Thứ nhất, quyền của cha, mẹ gắn với tư cách của cha, mẹ
- Thứ hai, quyền của cha, mẹ không phải là một quyền đơn thuần mà
bao gồm nhiều quyền và luôn gắn liền với nghĩa vụ
- Thứ ba, quyền của cha, mẹ được sử dụng trước hết vì lợi ích của con
Quyền của cha, mẹ được hiểu là: “Quyền của cha, mẹ là một thuật
ngữ pháp lý thể hiện tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với
nhân thân và tài sản của con, được pháp luật quy định nhằm bảo đảm tối đa
lợi ích của con. Quyền và nghĩa vụ này gắn liền với nhân thân của cha mẹ,
không thể chuyển giao cho người khác.”
1.1.1.2. Quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
Quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên bao gồm quyền
và nghĩa vụ nhân thân, quyền và nghĩa vụ tài sản, cụ thể như sau:
- Thứ nhất, đối với con chưa thành niên, cha, mẹ có quyền quyết định
chế độ pháp lý về nhân thân của con
- Thứ hai, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền yêu thương, trông nom, chăm
sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con
- Thứ ba, cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ giáo dục con
- Thứ tư, cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng con
- Thứ năm, cha, mẹ có quyền quản lý tài sản riêng của con
1.1.2. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
1.1.2.1. Khái niệm hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành
niên
Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên có một số đặc
điểm sau:
- Thứ nhất, hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên là
một biện pháp chế tài của Luật hôn nhân và gia đình.
- Thứ hai, hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên là một
biện pháp nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên.
- Thứ ba, hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên chỉ
làm hạn chế một số quyền của cha, mẹ chứ không làm chấm dứt mối quan
hệ giữa cha, mẹ và con.
Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên có thể được
định nghĩa như sau: “Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành
niên là một biện pháp chế tài được thể hiện bằng quyết định của Toà án khi
cha, mẹ có hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của
con chưa thành niên, khi cha, mẹ có lối sống đồi trụy hoặc xúi giục, ép buộc
con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Quyết định hạn chế quyền
của cha, mẹ đối với con chưa thành niên không làm chấm dứt mối quan hệ
giữa cha, mẹ và con mà chỉ không cho cha, mẹ thực hiện một số quyền đối
với con chưa thành niên trong một thời hạn nhất định”.
1.1.2.2. Quan điểm lập pháp của Việt Nam về hạn chế quyền của
cha, mẹ đối với con chưa thành niên
1.2. KHÁI QUÁT QUY ĐỊNH VỀ HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI
CON CHƯA THÀNH NIÊN TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.2.1. Quy định của pháp luật về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành
niên trước năm 1945
1.2.2. Quy định của pháp luật về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành
niên giai đoạn từ 1945 đến năm 1975
1.2.3. Quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong giai
đoạn từ năm 1976 đến nay
Tóm lại, đối với con chưa thành niên, cha, mẹ có những quyền và
đồng thời cũng có những nghĩa vụ nhất định. Tuy nhiên, khi cha, mẹ có hành
vi vi phạm nghĩa vụ đối với con chưa thành niên, thì cha, mẹ sẽ không được
thực hiện một số quyền nhất định đối với con. Việc hạn chế quyền của cha,
mẹ đối với con chưa thành niên là một biện pháp chế tài của nhà nước áp
dụng đối với người cha, người mẹ trong những trường hợp thật sự cần thiết
để bảo vệ lợi ích tốt nhất cho con chưa thành niên. Việc hạn chế quyền của
cha, mẹ đối với con chưa thành niên ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì
được pháp luật quy định khác nhau.
Chương 2
HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON
CHƯA THÀNH NIÊN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ
GIA ĐÌNH NĂM 2000
2.1. CĂN CỨ HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA
THÀNH NIÊN
Theo quy định tại Điều 41 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000,
có thể thấy Toà án ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con
chưa thành niên dựa trên những căn cứ sau:
2.1.1. Cha, mẹ bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khoẻ, nhân
phẩm, danh dự của con
2.1.2. Cha, mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
2.1.3. Cha, mẹ có hành vi phá tán tài sản của con
2.1.4. Cha, mẹ có lối sống đồi trụy
2.1.5. Cha, mẹ xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo
đức xã hội
2.2. THỦ TỤC HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH
NIÊN
2.2.1. Thẩm quyền giải quyết
2.2.2. Người có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con
chưa thành niên
+ Cha, mẹ, người thân thích của con chưa thành niên
+ Cơ quan bảo vệ trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ
2.2.3. Thủ tục giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành
niên
2.3. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI
VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN
2.3.1. Người cha, người mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên
không được trông nom, chăm sóc, giáo dục, quản lý tài sản riêng của con và đại
diện theo pháp luật đối với người con đó
2.3.2. Người bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực
hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với con
2.3.3. Cha, mẹ chỉ bị hạn chế một số quyền đối với con chưa thành niên
trong một thời gian nhất định
Chương 3
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HẠN CHẾ
QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN
3.1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ
ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN
3.1.1. Thực trạng giải quyết hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
tại Toà án
3.1.2. Nhận thức của cá nhân, cơ quan, tổ chức về hạn chế quyền của cha, mẹ đối
với con chưa thành niên
* Cha, mẹ hoặc người thân thích của con chưa thành niên chưa thực
hiện quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ
* Các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội như hội liên hiệp phụ nữ, cơ
quan bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa nhận thức đúng quy định hạn chế quyền
của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
3.1.3. Cơ chế đảm bảo thực hiện quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con
chưa thành niên
Những quy định của pháp luật được thực thi có hiệu quả trong thực tiễn khi
có những cơ chế thực hiện tốt. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam còn thiếu những
điều kiện để áp dụng quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành
niên.
- Thứ nhất, thiếu điều kiện vật chất để áp dụng quy định này
- Thứ hai, ở Việt Nam còn thiếu và yếu về việc tổ chức, tuyên truyền
cho người trong độ tuổi chưa thành niên biết về những hành vi vi phạm của
cha, mẹ và các em được bảo vệ trước những hành vi vi phạm đó
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA, MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH
NIÊN
Quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 tạo cơ sở pháp lý để giải quyết
yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Qua đó bảo
vệ một cách tốt nhất quyền lợi của con chưa thành niên trong mối quan hệ
với cha mẹ. Trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay thì yêu cầu đặt ra là cần
có những quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành
niên hoàn thiện hơn. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về hạn
chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên còn thiếu cụ thể, có
những khiếm khuyết hoặc chưa thống nhất với một số quy định trong các
văn bản pháp luật khác. Do vậy, đã gây khó khăn cho quá trình áp dụng
trong thực tiễn, ảnh hưởng tới hiệu quả điều chỉnh của những quy định này.
Để khắc phục vấn đề này, cần có những sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn cụ
thể một số quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan tới việc hạn chế
quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên và thực tiễn áp dụng, xin đưa
ra một số giải pháp hoàn thiện quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với
con chưa thành niên.
Thứ nhất: Bổ sung Điều 41 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000:
- Điều 41 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 nên bổ sung thêm
trường hợp cha, mẹ thường xuyên say rượu hoặc sử dụng các chất kích
thích khác thì cũng bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
-Nên quy định hạn chế quyền của bố dượng, mẹ kế đang sống chung
với con riêng chưa thành niên mà có hành vi xâm phạm quyền lợi của con
chưa thành niên hoặc có lối sống đồi trụy
- Bổ sung Điều 41 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về việc Tòa
án xem xét rút ngắn thời hạn hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa
thành niên.
Để áp dụng những căn cứ hạn chế quyền của cha, mẹ có hiệu quả hơn
thì Điều 41 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có thể sửa đổi và bổ sung
như sau:
“ Điều 41. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
1. Khi có một trong những căn cứ sau thì Toà án tuỳ từng trường hợp
cụ thể có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của chủ thể quy định tại Điều 42
Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục
con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con:
a, Khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm sức khoẻ,
nhân phẩm, danh dự của con;
b, Cha, mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom,
chăm sóc, nuôi dưỡng con, giáo dục con;
c, Cha, mẹ có hành vi phá tán tài sản của con;
d, Cha, mẹ có lối sống đồi trụy; thường xuyên say rượu hoặc sử dụng
các chất kích thích mà trực tiếp gây nguy hiểm tới tính mạng, sức khoẻ và sự
an toàn của con;
e, Cha, mẹ xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái
đạo đức xã hội;
2. Bố dượng, mẹ kế mà sống chung với con riêng chưa thành niên khi
có những hành vi nêu tại Khoản 1 Điều này thì Toà án cũng có thể ra quyết
định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con
3. Thời hạn hạn chế quyền của cha, mẹ là từ một năm tới năm năm;
trong quá trình thực hiện nếu cha, mẹ hay người có quyền yêu cầu khác tại
Điều 42 Luật này chứng minh được những hoàn cảnh mới thì có thể yêu
cầu Toà án rút ngắn thời hạn.”
Thứ hai: Cần hướng dẫn cụ thể về căn cứ hạn chế quyền của cha,
mẹ
Thứ ba: Sửa đổi Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
Điều 42 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có thể được sửa đổi
như sau:
“ Điều 42. Những chủ thể sau có quyền và nghĩa vụ yêu cầu Toà án
hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:
a. Cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; bố dượng, mẹ kế sống cùng với con
riêng; người thân thích của con chưa thành niên, những nguời khác sống
cùng với con chưa thành niên;
b, Cơ quan bảo vệ và chăm sóc trẻ em; hội liên hiệp phụ nữ;
Thứ tư: Sửa đổi Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
Qua phân tích trên, Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đìnhcó thể sửa đổi
như sau:
“ Điều 43. Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối
với con chưa thành niên
1….
2. Trong trường hợp cả hai cha, mẹ đều bị Toà án hạn chế quyền đối
với con chưa thành niên thì việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản
lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo
quy định của Bộ luật dân sự và Luật này. Khi giao cho người giám hộ, Toà
án phải xem xét nguyện vọng của con chưa thành niên nếu người này từ đủ
chín tuổi trở lên.
3. Cha, mẹ đã bị Toà án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên
vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
4. Cơ quan chăm sóc, bảo vệ trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm giám sát,
theo dõi việc thực thi quyết định của Toà án về hạn chế quyền của cha, mẹ.
”
Thứ năm, bổ sung quy định về thủ tục giải quyết việc dân sự trong
Bộ luật tố tụng dân sự
KẾT LUẬN
Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên là biện pháp
chế tài, xuất phát từ việc bảo vệ quyền lợi đối với con chưa thành niên. Các
quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên được
xây dựng trên cơ sở mối quan hệ cha, mẹ với con, có một ý nghĩa to lớn là
không chỉ bảo vệ lợi ích của con mà còn bảo vệ các giá trị gia đình. Pháp
luật chỉ quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên mà
không tước toàn bộ quyền cha, mẹ và không làm chấm dứt mối quan hệ cha,
mẹ con.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 so với Luật Hôn nhân và gia
đình năm 1986 đã có những quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với
con chưa thành niên cụ thể hơn như: Quy định căn cứ, người có quyền yêu
cầu, cơ quan có thẩm quyền giải quyết và hậu quả pháp lý. Xét dưới góc độ
lý luận, quy định này cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu bảo vệ con chưa
thành niên. Tuy nhiên, quy định này chưa được áp dụng có hiệu quả trong
thực tiễn. Nhiều trường hợp cha, mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng đối
với con chưa thành niên, nhưng số trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền là
rất ít. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự thiếu hiểu biết pháp luật
của cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước cũng như của các bậc cha, mẹ về
quy định hạn chế quyền của cha, mẹ trong luật thực định. Đồng thời do điều
kiện kinh tế, xã hội của nước ta còn thiếu những cơ chế thực hiện quy định
này. Ngoài ra, do một số quy định chưa rõ ràng nên dẫn tới việc không hiểu
đúng tinh thần của nhà làm luật, một số quy định chưa phù hợp với thực tế.
Do vậy, đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy định về hạn chế quyền của cha,
mẹ đối với con chưa thành niên là một nhu cầu cấp thiết.
Việc hoàn thiện quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa
thành niên phải dựa trên quan điểm của Đảng và nhà nước về bảo vệ quyền
trẻ em. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp
luật như bổ sung, hướng dẫn cụ thể căn cứ hạn chế quyền, về người yêu cầu
Toà án giải quyết,… Hoàn thiện pháp luật về hạn chế quyền của cha, mẹ đối
với con chưa thành niên góp phần áp dụng quy định hạn chế quyền của cha,
mẹ trong thực tiễn có hiệu quả. Đồng thời, cần có sự phối hợp đồng bộ và
phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các
quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên… Có
như vậy mới đảm bảo được quyền và lợi ích của con chưa thành niên. Để
các em có một cuộc sống an toàn, sống đúng độ tuổi của các em, các em có
điều kiện phát triển tâm sinh lý tốt nhất, có thế tương lai của đất nước mới
phát triển tốt nhất.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Dân luật giản yếu Nam kỳ 1883.
2. Bộ Dân luật Trung kỳ năm 1936. Bộ Dân luật Bắc kỳ năm 1931.
3. Bộ luật Dân sự pháp (2005).
4. Bộ Lao động thương binh và xã hội – UNICEF Việt Nam (2009), Xây
dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh giá pháp luật và chính
sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam,
Nxb Văn hoá- thông tin, Hà Nội.
5. Bộ Tư pháp (2007), Từ điển luật học, NxbTP-NxbTĐ Bách khoa, Hà
Nội.
6. Chính phủ nước CHXHCNVN (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP
ngày 3-10-2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân
và gia đìnhnăm 2000.
7. Chính phủ nước CHXHCNVN (2001), Nghị định số 87/2001/NĐ-CP
ngày 21-11-2001 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình.
8. Chính phủ nước CHXHCNVN (2005), Nghị định số 36/2005/NĐ-CP
ngày 17-3-2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
9. Chính phủ nước CHXHCNVN (2009), Nghị định số 110/2009/NĐ-CP
ngày 10-12-2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vự Phòng, chống bạo lực gia đình.
10. Dân luật Sài Gòn năm 1972.
11. Liên hiệp quốc (1989), Công ước quốc tế về Quyền trẻ em.
12. Ngô Thị Hường (2009), “Áp dụng quy định về hạn chế quyền của cha,
mẹ đối với con chưa thành niên trong Luật HN&GĐ”,
13. Ngô Thị Hường (2009), “Nghĩa vụ của cha, mẹ trong việc bảo vệ quyền
trẻ em ở Việt Nam”,
14. Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam, tập 1, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
15. Quốc hội nước CHXHCNVN (1959), Luật Hôn nhân và gia đình.
16. Quốc hội nước CHXHCNVN (1986), Luật Hôn nhân và gia đình.
17. Quốc hội nước CHXHCNVN (2000), Luật Hôn nhân và gia đình.
18. Quốc hội nước CHXHCNVN (1992), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
19. Quốc hội nước CHXHCNVN (1999), Bộ luật Hình sự nước cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
20. Quốc hội nước CHXHCNVN (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự nước cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
21. Quốc hội nước CHXHCNVN (2004), Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em.
22. Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Bộ luật Dân sự nước cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
23. Quốc hội nước CHXHCNVN (2007), Luật phòng, chống bạo lực gia
đình.
24. Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
25. Toà án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết năm năm thi hành Bộ
Luật tố tụng dân sự, Hà Nội.
26. Toà án nhân dân huyện Thanh Miện (2010), Báo cáo tổng kết năm 2010.
27. Toà án nhân dân Tỉnh Quảng Ninh (2010), Báo cáo tổng kết năm 2010.
28. Trường Đại học luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia
đình, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
29. Uỷ ban thường vụ Quốc hội (1989), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
án dân sự.
30. Một số web site:
30.1. Dantri.com.vn;
30.2. luathoc.net
30.3. tamlyhoc.net
30.4. vnexpress.net
30.5. tuoitre.online
30.6. phapluatttp.vn
30.7. thanhnien.online
30.8. molisa.gov.vn
30.9. cand.com.vn
30.10. 24h. com.vn