Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nghiên cứu văn bia huyện sóc sơn, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.89 KB, 11 trang )

Nghiên cứu văn bia huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Lê Thị Thông

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Hán Nôm; Mã số: 60 22 40
Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Thị Thuỳ Vinh
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Chương 1: Lịch sử, địa lý, văn hóa truyền thống huyện Sóc Sơn. Chương 2:
Đặc điểm văn bia huyện Sóc Sơn. Chương 3: Giá trị nội dung văn bia huyện Sóc Sơn.

Keywords: Văn bia; Hán nôm; Sóc Sơn

Content
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Sóc Sơn là một huyện thuộc ngoại thành Hà Nội, là vùng đất có bề dầy lịch sử văn
hóa, nơi hội tụ giao thoa giữa hai nền văn hóa: văn hóa Kinh Bắc và văn hóa Thăng Long. Sóc
Sơn là vùng có nhiều di tích lịch sử. Đặc biệt Sóc Sơn còn lưu giữ được một số lượng văn bia
khá lớn. Văn bia nơi đây phản ánh rõ nét sự thay đổi về mặt địa lý, lịch sử cùng sự phát triển
về đời sống, văn hóa, sinh hoạt làng xã của người dân. Nghiên cứu giới thiệu về hình thức văn
bản cũng như nội dung của văn bia đang là nhu cầu của xã hội muốn tìm hiểu về cội nguồn,
về làng xã. Bởi bia đá – xét về vật thể hiện hữu, và văn bia - xét về giá trị văn bản mà bia đá
chuyển tải, xuất hiện khắp các làng quê của cả nước trong các thời kỳ lịch sử khác nhau. Bia
đá bổ sung cho chính sử, là cứ liệu khá chính xác để tìm hiểu về các làng Việt truyền thống
trong quá trình vận động và phát triển.Từ trước đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về
văn bia của huyện Sóc Sơn một cách cụ thể. Ngoài những công trình như các bộ thư mục văn
bia, bộ văn khắc Hán Nôm Việt Nam… có tính chất thông tin bước đầu, thì chỉ có một số
tuyển dịch văn bia của một vài di tích. Nghiên cứu văn bia dưới góc độ hệ thống các vấn đề


được nêu theo địa danh ở huyện Sóc Sơn hiện đang còn là địa hạt bỏ ngỏ. Ở hầu hết các làng
xã huyện này đều có bia đá, mỗi bia lại gắn với một di tích cụ thể, với số lượng bia hiện nay
(ở thực địa cũng như thư viện Hán Nôm) có thể nói huyện Sóc Sơn là một trong những đia
danh có nhiều bia. Điều này đã có sức thu hút lớn đối với những người làm công tác nghiên
cứu. Vì thế chúng tôi chọn Nghiên cứu văn bia huyện Sóc Sơn là đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử vấn đề

2

Văn bia có giá trị rất to lớn, vì vậy ngay từ rất sớm nó đã được các nhà khoa học khai thác
và nghiên cứu. Lê Quý Đôn (1725 - 1781) đã lập danh mục văn bia bia thời Lý - Trần trong
cuốn Đại Việt thông sử. Bùi Huy Bích (1744 - 1818) đã công bố nhiều bài văn khắc trên bia
chuông trong tác phẩm Hoàng Việt văn tuyển. Lê Cao Lãng(? - ?) đã chép 82 bài văn bia ở
Văn Miếu để biên soạn thành cuốn Lê triều lịch khoa tiến sĩ đề danh bi kí. Sang đầu thế kỉ
XX, Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội đã tổ chức sưu tầm thác bản văn khắc Hán Nôm
ở hơn 40 tỉnh thành trong phạm vi cả nước. Kết quả đã thu thập được 11.651 đơn vị văn khắc
với 20.980 mặt thác bản. Từ nhưng năm cuối của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI,
Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã và đang tổ chức tiến hành thu thập các văn khắc Hán Nôm
hiện có ở các địa phương trong cả nước, kết quả khối lượng văn khắc Hán Nôm đã thu thập
được khoảng hơn 30.000 mặt thác bản. Trong thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI đã có
nhiều công trình nghiên cứu về văn bia, đáng chú ý như luận án Văn biaViệt Nam và giá trị
của nó trong nghiên cứu văn học Việt Nam thời trung đại của TS Trịnh Khắc Mạnh. Luận án
Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã của TS. Phạm Thị Thùy Vinh.
Luận án Văn bia thời Mạc và đóng góp của nó trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI
của TS. Đinh Khắc Thuân. Luận án Văn bia khuyến học Việt Nam của TS. Nguyễn Hữu Mùi.
Các luận văn: Văn bia đình làng Bắc bộ thế kỷ XVII của Ths. Trần Thu Hường; Nghiên cứu
văn bia chợ của Ths. Đỗ Bích Tuyển; Nghiên cứu văn bia chữ Nôm của Ths.Nguyễn Thị
Hường; Nghiên cứu văn bia huyện Đông Sơn, Thanh Hóa của Ths. Ngô Thị Thanh Tâm,
Nghiên cứu bia chùa quận Ba Đình, Hà Nội của Ths. Đoàn Trung Hữu, Luận văn Nghiên cứu
văn bia huyện Kiến Thụy, Hải Phòng của Th.s Nguyễn Thị Kim Hoa, Nghiên cứu văn bia

huyện Gia Lâm, Hà Nội của Th.s Phạm Minh Đức…Ngoài ra còn rất nhiều bài viết đề cập
đến văn bia một cách sâu sắc.
Huyện Sóc Sơn có 274 văn bia văn bản có niên đại sớm nhất là năm Hồng Phúc 1 (1572),
muộn nhất vào năm Bảo Đại thứ 14 (1939). Số lượng bia huyện Sóc Sơn khá lớn và có giá trị,
nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ về
số lượng văn bia này. Viết về văn bia huyện Sóc Sơn, cho đến nay đáng kể nhất phải kể đến
cuốn sách Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã của TS. Phạm Thùy
Vinh, trong đó huyện Sóc Sơn được đề cập đến là huyện Kim Hoa thời Lê.
3. Đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu, hệ thống tất cả những thác bản văn bia trên địa bàn huyện Sóc Sơn
gồm 274 văn bia trên địa bàn 25 xã.

3
3. 2 Phạm vi nghiên cứu
Sóc Sơn là huyện có bề dầy lịch sử, văn hóa, trải qua những bước biến đổi thăng trầm của
lịch sử, huyện Sóc Sơn cũng có những thay đổi về mặt địa lý hành chính. Văn bia huyện Sóc
Sơn là di sản vô giá, văn bia chủ yếu tồn tại dưới hai hình thức: hiện vật bia đá và thác bản
văn bia. Văn bia nơi đây mang nhiều giá trị, đặc trưng tiêu biểu của vùng đất thuộc xứ Kinh
Bắc xưa. Văn bia phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội: đời sống sinh hoạt, phong tục, tập
quán tín ngưỡng Do thời gian có hạn nên trong luận văn này chúng tôi chủ yếu tập trung
khảo sát văn bia dưới dạng thác bản. Phạm vi nghiên cứu của luận văn gồm 3 vấn đề:
- Tìm hiểu lịch sử địa lý và văn hóa huyện Sóc Sơn
- Khảo sát, nghiên cứu đặc điểm văn bia huyện Sóc Sơn
- Tìm hiểu nội dung văn bia của huyện Sóc Sơn
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp là vấn đề hết sức quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Để hoàn thành luận
văn, chúng tôi có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
3.3.1 Phương pháp văn bản học
Thông qua mô tả văn bản về các mặt như kích cỡ bia, độ dài bài văn bia, đặc điểm

trang trí trên bia, đặc điểm chữ viết chúng tôi đưa ra những nhận định về đặc điểm văn bia
của huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
3.3.2 Phương pháp thống kê định lượng
Tiến hành thống kê định lượng đối với 274 thác bản bia của huyện Sóc Sơn theo các
tiêu chí: Sự phân bố theo không gian, thời gian, tác giả biên soạn, chữ viết Thông qua các
kết quả đó, chúng tôi đưa ra những nhận xét, đánh giá tổng quát về đặc điểm phân bố văn bia
nơi đây. Song song với thống kê định lượng chúng tôi còn sử dụng phương pháp nghiên cứu
lịch sử.
3.3.3 Phương pháp tổng hợp
Chúng tôi dựa vào phương pháp này để đưa ra nhận định tổng quát về những giá trị
của văn huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Ngoài ra chúng tôi tiến hành phương pháp điền dã để khảo sát thực về văn bia huyện
Sóc Sơn, Hà Nội. Chúng tôi cũng sử dụng các biểu đồ, sơ đồ, đồ thị nhằm biểu thị những nét
khái quát của vấn đề.
4. Đóng góp mới của luận văn
- Khảo sát, thống kê toàn bộ số lượng thác bản văn bia của huyện Sóc Sơn, Hà Nội hiện
đang được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (274 thác bản văn bia).

4
- Lần đầu tiên văn bia huyện Sóc Sơn, Hà Nội được nghiên cứu có hệ thống về cả nội
dung và hình thức. Hơn nữa đề tài đưa ra những thống kê, so sánh đối chiếu mang tính tổng
hợp, khái quát cao nhất về văn bia huyện Sóc Sơn, Hà Nội từ trước đến nay.
- Chúng tôi cố gắng đưa ra những nhận xét đánh giá chung nhất, khách quan nhất cùng
những ưu điểm nổi bật về những giá trị về văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán của vùng đất
này thông qua những văn bia nơi đây; góp phần làm cơ sở cho các ngành nghiên cứu về vùng
đất này.
- Đưa ra danh mục văn bia huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
- Phần phụ lục dịch một số tấm bia tiêu biểu, có nguyên văn chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa.
5. Bố cục luận văn
- Luận văn gồm có 4 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và phần phụ lục.

- Phần nội dung được chia ra 3 chương:
+ Chương 1: Giới thiệu lịch sử địa lý, văn hóa truyền thống của huyện Gia Lâm, Hà
Nội.
+ Chương 2: Đặc điểm văn bia huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
+ Chương 3: Tìm hiểu giá trị nội dung văn bia huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
- Phần phụ lục bao gồm:
+ Nguyên văn một số bài văn bia của huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
+ Phiên âm, dịch nghĩa giới thiệu một số văn bia tiêu biểu.
6. Quy ước trình bày
- Các tài liệu trích dẫn để trong ngoặc vuông và đánh số theo thứ tự trong danh mục Tài
liệu tham khảo cùng số trang của tài liệu được trích dẫn. Ví dụ: Đại Việt sử kí toàn thư [159,
tr.133]. Các văn bia cũng có số thứ tự từ 1 đến 274 cũng đồng thời là những số thứ tự đầu của
chúng tôi trong phần tài liệu tham khảo. Ví dụ [1] tức là bia số 1, [2] là bia số 2
- Những chữ trên văn bia bị mờ trong phần phụ lục cúng tôi thống nhất để trong ngoặc [.].

References
A. TIẾNG VIỆT.

275. Bùi Huy Bích: Hoàng Việt văn tuyển, phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách văn hóa, 1971.
276. Bùi Thiết: Từ điển Hà Nội địa danh. Nxb Văn hóa Thông tin, 1993.
277 Đào Duy Anh: Chữ Nôm nguồn gốc cấu tạo và diễn biến. Nxb KHXH H.1975.
278. Đào Duy Anh: Lịch sử Việt Nam. Nxb Văn hóa Thông tin, 2002.
279. Đinh Khắc Thuân : Văn bia thời Mạc. Nxb KHXH, H.1996.
280. Đinh Khắc Thuân: Văn bia làng Nành. Nxb KHXH, 2003.
281. Hà Văn Tấn (chủ biên): Đình Việt Nam. Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1998.

5
282. Đỗ Thị Bích Tuyển: Nghiên cứu hệ thống văn bia chợ Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ
Hán Nôm, H.2003
283. Đỗ Văn Ninh: Từ điển quan chức Việt Nam. Nxb Thanh Niên, 2006.

284. Đỗ Văn Ninh: Văn bia Quốc tử giám Hà Nội. Nxb Văn Hóa Thông Tin.
285. Gia Lâm văn hóa, phát triển. Nxb Văn hóa Thông tin, 2008.
286. Lã Minh Hằng: Cấu trúc nghĩa trong chữ Nôm Việt. Nxb KHXH, 2004.
287. Lao Tử - Lê Thịnh (chủ biên): Từ điển Nho - Phật - Đạo. Phân Viện Nghiên cứu
Phật học, 1994.
288. Lê Quý Đôn: Đại Việt Thông Sử. Bộ Văn hóa Giáo Dục và Thanh niên, 1973.
289. Lê Quý Đôn: Kiến văn tiểu lục, Phạm Trọng Điềm phiên dịch và chú thích. Nxb
Sử học, H, 1962, tr.117.
290. Lê Cao Lãng: Lê triều đăng khoa Tiến sĩ đề danh bi kí, Bộ Quốc gia giáo dục, 1961
- 1962.
291. Lê Văn Quán: Nghiên cứu về chữ Nôm. Nxb KHXH, H.1981.
292. Mai Quốc Liên (chủ biên): Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, tập 2. NXB Văn học,
Trung tâm nghiên cứu quốc học.
293. Ngô Đức Thọ (chủ biên): Các nhà khoa bảng Việt Nam. Nxb KHXH, H.1993.
294. Ngô Đức Thọ: Chữ húy Việt Nam qua các triều đại. Nxb Văn hóa, H.1997.
295. Ngô Sĩ Liên: Đại Việt sử kí toàn thư. Nxb KHXH, 1973
296. Nguyễn Xuân Diện: Lịch sử và nghệ thuật ca trù. NXB Thế Giới, 2007.
297. Nguyễn Văn Huyên: Địa lý hành chính Kinh Bắc, EFEO. Nxb Thế giới mới, 1996.
298. Nguyễn Quang Hồng (chủ biên): Văn khắc Hán Nôm Việt Nam. NXB KHXH,
1992.
299. Nguyễn Tài Cẩn: Một số vấn đề về chữ Nôm. Nxb Đại học và trung học chuyên
nghiệp, H.1985.
300. Nguyễn Thị Hường: Nghiên cứu văn bia chữ Nôm, luận văn Thạc sĩ, 2005.
301. Nguyễn Thị Kim Hoa: Nghiên cứu Văn bia huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, luận văn
Thạc sĩ, 1998.
302. Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Văn Nguyên (chủ biên): Địa chí Thăng Long Hà Nội
trong thư tịch Hán Nôm. NXB Thế Giới, 2007.
303. Nguyễn Văn Phúc, Lê Văn Lan, Nguyễn Minh Tường: Lịch sử Thăng Long Hà
Nội. Nxb trẻ, 2005.
304. Nguyễn Văn Siêu: Phương Đình địa dư chí. Cơ sở báo chí và Xuất bản tự do,

1959.

6
305. Phan Đại Doãn: Làng Việt Nam - Một số vấn đề kinh tế xã hội. Nxb, KHXH - Nxb.
Mũi Cà Mau, 1992.
306. Phan Huy Chú: Lịch triều Hiến chương loại chí. Nxb KHXH, 1992
307. Phan Huy Lê. Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Nxb Giáo dục H.1959
308. Phong thổ Hà Bắc đời Lê. Ty văn hóa Hà Bắc, 1971.
309. Phạm Thị Thùy Vinh: Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng
xã. Nxb Văn hóa Thông tin, 2003.
310. Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng: Các triều đại Việt Nam. Nxb Thanh Niên, H.2000.
311. Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, Dương Thị The - Phạm Thị Thoa dịch và biên
soạn. NXB. KHXH, Hà Nội, 1981.
312. Thiều Chửu: Hán Việt tự điển, Nxb. VHTT, H.1999.
313. Trần Hồng Đức: Các vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua các triều đại
phong kiến Việt Nam, Nxb. VHTT, H.1999.
314. Trần Huy Liệu: Lịch sử thủ đô Hà Nội. NXB Hà Nội, 2000
315. Trần Nghĩa (chủ biên): Di sản Hán Nôm thư mục đề yếu, 4 tập. Nxb. KHXH, H,
1984.
316. Trịnh Khắc Mạnh: Tên tự, tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam. Nxb. KHXH,
H.2002.
317. Trịnh Khắc Mạnh (giới thiệu và biên dịch): Văn bia đề danh Tiến sĩ Việt Nam. Nxb
Giáo dục, 2006.
318. Trịnh Khắc Mạnh: Một số vấn đề về Văn bia Việt Nam. Nxb. KHXH, 2008.
319. Từ điển Phật học Hán Việt. Nxb KHXH, H.1999.
320. Tuyển tập văn bia Hà Nội. Nxb KHXH, 1978.
321. Viện Nghiên cứu Hán Nôm: Một số vấn đề văn bản học Hán Nôm Nxb KHXH,
H.1983.
322. Nguyễn Quang Hồng (chủ biên): Văn khắc Hán Nôm Việt Nam tuyển chọn - lược
thuật. Nxb KHXH, H.1993.

323. Nguyễn Quang Thắng - Nguyễn Bá Thế: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb.
KHXH, H.1991.
324. Hà Văn Tấn: Chữ trên đá trên đồng, minh văn và lịch sử. Nxb. KHXH, H.2002.
325. Phan Đại Doãn: Làng Việt Nam - Một số vấn đề kinh tế xã hội, Nxb. KHXH -
Nxb. Mũi Cà Mau, 1992.
326. Văn bia Lạng Sơn, Sở Văn hóa Thông tin Lạng Sơn, 1993.
327. Vũ Văn Kính: Học chữ Nôm. Nxb Đồng Nai, 1995.

7
* Những bài đăng trên tạp chí khoa học
328. AL. Phê Đô Rin: Hệ phương pháp và một vài kết quả phân tích thống kê tư liệu văn
bia Việt Nam khi nghiên cứu lịch sử kinh tế - chính trị - xã hội, bản dịch của PGS. TS
Trịnh Khắc Mạnh, Tạp chí Hán Nôm, số 2 - 1992.
329. Bùi Xuân Đính: Hệ thống bia ở cụm di tích Đình – Đền – Chùa làng Phú Thị (Gia
Lâm, Hà Nội)
330. Bùi Xuân Đính: Tinh thần tôn sư trọng đạo qua một tấm bia cổ ở làng khoa bảng,
Thông báo Hán Nôm, 2003.
331. Chu Quang Trứ: “Bia đá - chuông đồng với lịch sử - văn hóa dân tộc”. Thông báo
Hán Nôm, 1996, tr.433 - 446.
332. Chu Quang Trứ: “Bia và văn bia chùa Việt Nam”, tạp chí nghiên cứu Phật học, số
4-5/1997.
333. Chu Quang Trứ: “con rồng trong nghệ thuật Việt Nam qua các thời đại”, Nghệ
thuật Huế, Huế, 1992.
334. Chu Trọng Thu - Đinh Khắc Thuân: Ngôi đình thời Mạc qua tư liệu văn bia, Thông
báo Hán Nôm, 1996.
335. Đinh Công Vĩ: Hiểu biết của Lê Quý Đôn về kim thạch văn, Tạp chí Hán Nôm, số 1
- 1989.
336. Đinh Khắc Thuân: “Bia đá chuông đồng thời Tây Sơn”, Tạp chí Hán Nôm, số 2 -
1989.
337. Đinh Khắc Thuân: “Chữ Nôm trên Văn bia thời Lê (Thế kỷ XV - XVIII)”, Tạp chí

Hán Nôm, số 6 - 2004.
338. Đinh Khắc Thuân: “Đá, thợ khắc và đặc trưng Bia thế kỷ XVI”, Tạp chí Hán
Nôm, số 2 1998.
339. Đinh Khắc Thuân: “Một số vấn đề về niên đại bia Việt Nam”, Tạp chí Hán Nôm,
số 2 - 1987.
340. Đinh Khắc Thuân: “Văn bia Hán Nôm với di tích, danh thắng”, Thông báo Hán
Nôm 2002, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, H. 2003.
341. Đinh Khắc Thuân: “Vài nét về kim thạch và khoa nghiên cứu kim thạch ở Trung
Quốc”, Tạp chí Hán Nôm, số 1 - 1992.
342. Đinh Khắc Thuân: Văn bia Hán Nôm với di tích, danh thắng, Thông báo Hán
Nôm năm 2002, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, H.2003.
343. Đinh Văn Minh: “Văn khắc sớm nhất ở Trung Quốc”, Thông báo Hán Nôm học,
2000, tr.284 - 289.

8
344. Đỗ Thị Bích Tuyển: “Văn bia chợ Việt Nam - Giá trị tư liệu khi tìm hiểu các vấn
đề sinh hoạt xã hội thời phong kiến”, Tạp chí Hán Nôm, số 5- 2006, tr. 48 - 58.
345. Đỗ Thị Hảo: “Nét “dân gian” trong một số Văn bia Thăng Long”, Tạp chí Hán
Nôm, số 1 - 2000.
346. Dương Thị The - Phạm Thị Thoa: “Đôi nét về bia hậu”, Tạp chí Hán Nôm, số 2 -
1987.
347. Hoàng Lê: “Vài nét về tình hình sưu tầm và nghiên cứu văn bia Việt Nam”, tạp
chí Khảo cổ học, số 2 - 1982.
348. Lâm Giang: Chữ Nôm kiêng húy trên tấm bia đời Trần, Thông báo Hán Nôm,
1998
349. Lê Đình Phụng: “Tìm hiểu nghệ thuật trang trí bia đá thế kỷ XVIII”, Tạp chí Khảo
cổ học, số 2 - 1987, tr.45 - 51.
350. Lê Viết Nga: Quan hệ giữa Lưỡng quốc Trạng Nguyên Nguyễn Đăng Đạo và Thám
hoa Nguyễn Thế Lập, Thông báo Hán Nôm, 2004.
351. Mai Hồng: “Tục bầu Hậu Thần, Hậu Phật qua một số tấm bia ở một làng quê Thái

Bình”, Thông báo Hán Nôm học 2003, tr. 270 - 277.
352. Nguyễn Du Chi: “Nghệ thuật trí trên các bia Tiến sĩ thời Lê ở Văn Miếu, Hà Nội”,
Tạp chí Khảo cổ học, số 5 - 6/1970.
353. Nguyễn Hoàng Quý: “Góp thêm một loại hình bia Hậu”, Thông báo Hán Nôm
2005, tr.541 - 544.
354. Nguyễn Hữu Mùi: “Vài nét về tình hình giáo dục Nho học ở cấp Làng xã qua Tư
liệu Văn bia”, Tạp chí Hán Nôm, số 4 - 2005.
355. Nguyễn Hữu Mùi: “Văn bia đề danh Tiến sĩ cấp huyện ở nước ta”, Tạp chí Hán
Nôm, số 5 - 2002.
356. Nguyễn Hữu Mùi: “Về những văn bản văn bia khuyến khích việc học tập trong nền
giáo dục khoa cử thời phong kiến ở nước ta”, Tạp chí Hán Nôm, số 1 - 1991.
357. Nguyễn Huy Thức: “Bước đầu tìm hiểu Văn bia ở một huyện thuộc Đồng bằng
Bắc Bộ”, Tạp chí Hán Nôm, số 2 - 1987.
358. Nguyễn Khắc Thuần: Vài phát hiện mới trong một gia phả cổ, Thông báo Hán
Nôm, 2001.
359. Nguyễn Khắc Xương: Gia phả, nguồn tư liệu quý trong công cuộc tìm hiểu danh
nhân văn hóa, Thông báo Hán Nôm, 1996.
360. Nguyễn Văn Nguyên: “Thực trạng vấn đề ngụy tạo Niên đại trong thác bản văn
bia Việt Nam”, Tạp chí Hán Nôm, số 1- 2006, tr. 28 - 34.

9
361. Nguyễn Văn Nguyên: “Những thủ thuật ngụy tạo Niên đại tong thác bản Văn bia”,
Tạp chí Hán Nôm, số 2 - 2006, tr.23 - 33.
362. Phạm Minh Đức: Hai tấm bia của Lê Quý Đôn và Nguyễn Nghiễm ở sinh từ Quận
công Phạm Huy Đĩnh. Thông báo Hán Nôm học, 2007.
363. Phạm Minh Đức: Về Hai tấm bia của Cúc Hương Hoàng Thúc Hội ở chùa Tảo
Sách. Tạo chí Hán Nôm số 5 - 2005.
364. Phạm Minh Đức: Bước đầu khảo sát tư liệu Hán Nôm ở chùa Tảo Sách. Thông báo
Hán Nôm, 2004.
365. Phạm Minh Đức: Về tấm bia Từ Vũ bi kí ở sinh từ Quận công Phạm Huy Đĩnh. Tạp

chí Hán Nôm, số 2- 2008.
366. Phạm Thị Thùy Vinh: “Về một số bia tượng Hậu thế kỷ XVII - XVIII”, Thông báo
Hán Nôm 1996, tr 491- 501.
367. Phạm Thùy Vinh: “Lệ bầu Hậu của người Việt qua tư liệu văn bia”, Tạp chí Nghiên
cứu lịch sử, số 3 - 2006.
368. Phạm Thùy Vinh: Có một tình thầy trò như thế qua văn bia, Thông báo Hán Nôm,
1997
369. Phạm Thị Thuỳ Vinh: “Bước đầu tìm hiểu loại hình văn khắc chữ Hán của Nhật
Bản”, Tạp chí Hán Nôm, số 5 – 2003.
370. Phạm Thị Thuỳ Vinh: “Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng
xã”, Tạp chí Hán Nôm, số 5 – 2002.
371. Phạm Thị Thuỳ Vinh: “Tên gọi “Việt Nam”trong bia đá thời Lê Trung Hưng”, Tạp
chí Hán Nôm, số 4 – 1994.
372. Phạm Thị Thuỳ Vinh: “Văn bản chữ Hán trên pho tượng Phật thế kỷ XV mới được
phát hiện tại Hà Bắc”, Tạp chí Hán Nôm, số 4 – 1993.
373. Phạm Thị Thuỳ Vinh: “Bia về các Thái giám triều Lê tại Kinh Bắc”, Tạp chí Hán
Nôm, số 1- 1996.
374. Phạm Thị Thuỳ Vinh: “Vài nét về hai quả chuông thời Tây Sơn tại Sài Sơn, Hà Sơn
Bình”, Tạp chí Hán Nôm, số 1- 1987.
375. Phạm Thị Thuỳ Vinh: “Một số đặc điểm về nội dung và hình thức của văn bản văn
bia Lê sơ”, Tạp chí Hán Nôm, số 4- 2008.
376. Phạm Thị Thuỳ Vinh: Văn khắc Hán Nôm Hà Nội qua đợt sưu tầm của Viện Viễn
Đông bác cổ Pháp đầu thế kỷ 20, Tạp chí Hán Nôm, năm 2009
377. Trần Thị Kim Anh: “Bia hậu ở Việt Nam”, Tạp chí Hán Nôm, số 3 - 2004.

×