BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN
Môn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài:
Sự biến đổi của Gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hôi. Sự
biến đổi đó đã đặt ra cho các gia đình Việt Nam những thách thức gì? Liên hệ
trách nhiệm của cá nhân trong việc góp phần xây dựng gia đình văn hóa
hiện nay.
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Phương
Mã sinh viên: 12200180
Lớp: KTTH62.VB2.2 - 01
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hào
Hà Nội, 2021
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ...................................................................................2
1. Cơ sở lí luận .........................................................................................................2
1.1 Khái niệm và vị trí, chức năng của gia đình ......................................................2
2. Sự biến đổi của Gia đình Việt Nam thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ...........3
2.1. Biến đổ về quy mô, cơ cấu gia đình ..................................................................3
2.2 Biến đổi trong thực hiện chức năng của gia đình ...............................................3
2.3 Biến đổi trong các mối quan hệ gia đình ...........................................................5
3. Những thách thức cho gia đình việt nam .............................................................5
4. Liên hệ trách nhiệm cá thân trong việc góp phần xây dựng gia đình văn hóa .....6
III.
KẾT LUẬN ...................................................................................................7
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo ................................................................................
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, có tác động to lớn có động to lớn đến
cá nhân và xã hội. Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã thu được
nhiều những thành tựu về văn hóa, kinh tế, xã hội. Cùng với sự phát triển của đất nước
các đình Việt Nam đang có những biến đổi nhất định ở nhiều góc độ khác nhau. Để
tìm hiểu những biến đổi đó em chọn đề tài “Sự biến đổi của Gia đình Việt Nam trong
thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hơi. Sự biến đổi đó đã đặt ra cho các gia đình Việt
Nam những thách thức gì? Liên hệ trách nhiệm của cá nhân trong việc góp phần
xây dựng gia đình văn hóa hiện nay” làm đề tài cho bài tập lớn. Trong quá trình thực
hiện bài tập, em đã có cố gắng xong khơng thể khơng tránh khỏi những sai xót. Em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ để bài tập được hoàn thiện hơn. Em
xin chân thành cảm ơn!
1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
1.1 Khái niệm và vị trí, chức năng của gia đình
a. Khái niệm gia đình
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và
củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và nuôi dưỡng, cùng
với những quan hệ về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
b. Vị trí của gia đình trong xã hội
Gia đình là tế bào xã hội
Gia đình có vai trị quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội
Khơng có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội khơng thể tồn tại và phát triển
được, muốn có một xã hội lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng một gia đình tốt.
Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá
nhân của mỗi thành viên.
Gia đình là mơi trường phát triển tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi
dưỡng, chăm sóc, trường thành và phát triển. Sự yên ổn, hạnh phúc của gia đình là tiền
đề phát triển tồn diện cho thành viên thành công dân tốt của xã hội.
Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội
Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội của mỗi cá
nhân, là môi trường đầu tiên giúp cá nhân học và thực hiện quan hệ xã hội. Gia đình
cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cá nhân
c. Các chức năng của gia đình
Chức năng tái sản xuất ra con người
Đây là chức năng đặc thù của gia đình, khơng một cộng đồng nào có thể thay thế.
Gia đình bắt đầu hình thành khi thực hiện nhu cầu hơn từ đó thực hiện chức năng sinh
con đẻ cái, duy trì nịi giống, tái sản xuất ra con người và duy trì sự trường tồn xã hội
Chức nằn ni dưỡng, giáo dục
Giáo dục gia đình có vai trị quan trọng đầu tiên trong việc hình thành và phát triển
nhân cách cá nhân. Nội dung giáo dục gia đình nhằm tạo lập và phát triển nhân cách
của con người như: đạo đức, lối sống, ứng xử, tri thức, lao động và khoa học
Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
2
Gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra tư liệu sản xuất
và tư liệu tiêu dung. Gia đình ln thực hiện việc tiêu dùng của gia đình để đáp ứng
các nhu cầu hàng ngày về ăn, uống, mặc, ở, đi lại, học hành, giải trí... của các thành
viên gia đình. Gia đình trở thành nơi nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tổ chức việc tiêu
dùng vật chất và hưởng thụ các sản phẩm văn hóa sau giờ lao động.
Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm của gia đình
Gia đình là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân là nơi nương tựa về mặt tinh thần,
vật chất của con người. Gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển
của xã hội
2. Sự biến đổi của Gia đình Việt Nam thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
2.1. Biến đổ về quy mơ, cơ cấu gia đình
Gia đình Viên nam ngày nay có thể coi là “ gia đình q độ” trong bước chuyển
biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội cơng nghiệp hiện đại. Gia đình đơn
hay cịn gọi là gia đình hạt nhân đang trở nên phổ biến ở các đô thị và cả nông thôn –
Thay thế cho kiểu gia đình truyền thống từng giữ vai trò chủ đạo trước đây.
Sau cách mặng tháng Tám, đặc biệt những năm sau 1975, Việt Nam có điều kiện
để tiến hành các cuộc điều tra dân số và các nghiên cứu về gia đình trên qui mơ rộng,
số người trung bình trong gia đình theo chiều hướng giảm rõ rệt. Từ các cuộc tổng
điều tra dân số từ 1974 cho thấy: ở miền Bắc năm 1974: 5,2 người năm 1979: 5,0
người và năm 1989: 4,87 người. Theo kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006,
mơ hình gia đình hai thế hệ( Cha mẹ và con) chiếm tỉ lệ 63.4%. Hộ gia đình có từ 3 thế
hệ trở lên có xu hướng giảm. Cơng tác kế hoạch hóa gia đình, sinh đẻ có kế hoạch
được thực hiện trong nhiều năm cũng làm biến đổi mạnh mẽ quy mơ, cơ cấu gia đình.
Chỉ trong vịng 40 năm quy mơ gia đình đã giảm từ 5.22 người/hộ năm 1979 xuống
còn 4 người năm 2018.
2.2 Biến đổi trong thực hiện chức năng của gia đình
Chức năng tái sản xuất ra con người
Trước đây do ảnh hưởng của phong tục tập quán và nhu cầu sản xuất nông nghiệp,
con càng đông càng tốt, và phải có con trai nối dõi. Ngày nay nhu cầu ấy đã được thay
đổi căn bản thể hiện ở mức sinh của phụ nữ, giản số con mong muốn, và giảm nhu cầu
nhất thiết phải có con trai ở các gia đình.
3
Trong vòng 30 năm qua, mức sinh của Việt Nam đã giảm gần một nửa. Tổng tỷ
suất sinh (TFR) giảm từ 3,8 con/phụ nữ vào năm 1989 xuống còn 2,09 con/phụ nữ vào
năm 2019. Mức sinh của khu vực nông thôn cao hơn của khu vực thành thị.
Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
Đây là chức năng cơ bản của gia đình, bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh và
hoạt động tiêu dùng để thõa mãn các yêu cầu của mỗi thành viên của gia đình. Sự tồn
tại của kinh tế gia đình cịn phát huy một cách có hiệu quả mọi tiềm năng về vốn, sức
lao động của từng gia đình, tăng thêm của cải cho gia đình và cho xã hội. Trong thời
kỳ quá độ lên CNXH, với sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần, các gia đình đã
trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ.Việc tổ chức đời sống gia đình chình là việc sử
dụng hợp lý các khoản thu nhập của các thành viên và thời gian nhàn rỗi để tạo ra mơi
trường văn hóa lành mạnh trong gia đình, đời sống vật chất của mỗi thành viên được
đảm bảo sẽ nâng cao sức khỏe của các thành viên đồng thời cũng duy trì sắc thái, sở
thích riêng của mỗi người.
Chức năng về giáo dục
Chức năng này được tăng cường hơn bao giờ hết và trở thành một trách nhiệm nặng
nề mà gia đình phải gánh vác. Nhu cầu về nguồn lao động có tay nghề tăng cao nên
địi hỏi nguồn nhân lực phải đáp ứng đầy đủ các tư chất cần thiết. Do đó, tiêu chuẩn
của việc dưỡng dục con cái cũng tăng theo.
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đã làm tăng kì vọng xã hội đối với tiêu chuẩn chất
lượng của việc dưỡng dục con cái. Đây cũng chính là lí do chính thu hút sự quan tâm
của cha mẹ đối với việc học của con cái. Tuy nhiên, sự quan tâm này không giống
nhau giữa các khu vực, vùng, miền và dân tộc. Cha mẹ ở thành thị chăm lo đến việc
học của con cao hơn so với nơng thơn, Tây Bắc là vùng có tỉ lệ cha mẹ ít quan tâm hơn
so với các vùng cịn lại. Ngồi ra cũng cần phải chú ý đến như các nhóm cha mẹ có
học vấn cao và có thu nhập cao thì mức độ quan tâm đến việc học của con nhiều hơn.
Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lí, duy trì tình cảm
Hầu hết các gia đình ở Việt Nam vẫn cịn tồn tại vững chắc đặc tính “gia đình
chế độ” - tức là, người vợ kì vọng vào vai trị trụ cột về kinh tế và vai trò làm cha của
người chồng hơn là kì vọng vào tình yêu và sinh hoạt tình dục của vợ chồng. Cịn
người chồng thì ưu tiên kì vọng vào vai trò quản gia tài giỏi, đảm đang và vai trò làm
mẹ của người vợ. Trên 90% người cao tuổi cho biết họ hỗ trợ con cháu mình ít nhất
một trong các hoạt động sau: về kinh tế - góp phần tạo ra thu nhập và cấp vốn cho con
4
cháu làm ăn, về kinh nghiệm - quyết định các việc quan trọng của gia đình hay chia sẻ
kinh nghiệm làm ăn, ứng xử xã hội và dạy dỗ con cháu, về chăm sóc gia đình - nội trợ
và chăm sóc cháu nhỏ. Nhiều người cho rằng bây giờ con cháu lo toan cho bố mẹ về
vật chất nhiều hơn và đầy đủ hơn, còn việc trực tiếp trò chuyện, hỏi han thì ít hơn
trước.
2.3 Biến đổi trong các mối quan hệ gia đình
Quan hệ hơn nhân và quan hệ vợ chồng
Do sự tác động của cơ chế thị trường, tồn cầu hóa,… gia đình chịu nhiều mặt trái
mang tính tiêu cực, xuất hiện nhiều bi kịch, thảm án gia đình, giá trị truyền thống gia
đình bị coi nhẹ, kiểu gia đình truyền thống bị phá vỡ, lung lay và hiện tượng gia tang
số hộ gia đình đơn thân, độc thân, kết hơn đồng tính, tỷ lệ này đang có xu hướng tăng
trong 10 năm qua (năm 2009: 1,0%, năm 2019: 1,8%). Tỷ lệ ly hơn có sự khác biệt
theo giới tính và khu vực thành thị, nơng thơn: Tỷ lệ ly hôn của nữ giới cao hơn nam
giới (2,1% so với 1,4%), khu vực thành thị cao hơn khu vực nơng thơn (2,1% so với
1,6%).… Khơng cịn mơ hình duy nhất là đàn ơng làm chủ gia đình.
Biến đổi quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa gia đình
Việc giáo dục trẻ em gần như phó mặc cho nhà trường, thiếu đi sự dạy bảo thường
xuyên của ông bà và cha mẹ. Đồng thời, người cao tuổi thường phải đối mặt với sự cô
đơn thiếu thốn tình cảm.
Mối quan hệ gia đình trở nên lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ hơn. Ngày nay, có xu hướng
nới lỏng, giản tiện các nghi lễ, phép tắc trong gia đình... Ngồi ra, những nếp sinh hoạt
thường ngày cũng thể hiện sự giảm sút sự cố kết gia đình Nhiều gia đình, dù đơng con
nhiều cháu nhưng vì những lý do khác nhau, đến ngày lễ, tết nhiều khi cũng chỉ có hai
người già cơ đơn. Con cháu ở xa, chỉ gọi điện, gửi thư điện tử thăm hỏi, chúc mừng...
thay cho sự thăm nom trực tiếp. Xuất hiện nhiểu hiện tượng trước đây chưa tùng có
hoặc ít có như bạo lực gia đình, ly hơn, ly than,… làm rạn nứt phá hoại sự bền vững
của gia đình
3. Những thách thức cho gia đình việt nam
Thứ nhất, các thành viên trong gia đình có q ít thời gian dành cho nhau vì q
bận rộn các cơng việc, sự sự liên kết và chăm sóc giữa các thành viên có phần lỏng lẻo
khi mỗi thành viên bắt đầu có cuộc sống độc lập riêng của mình.
Thứ hai, đó là những mâu thuẫn và những xung đột trong gia đình vẫn cịn tồn tại
khá nhiều. Nhiều gia đình ngày nay có xu hướng dễ dàng bị xung đột cùng nhau vì
5
những vấn đề khá nhỏ. Nạn bạo lực – bạo hành trong gia đình tồn tại nhiều và diễn
biến hết sức phức tạp.
Thứ ba, tình trạng ly hơn, ly thân, sống chung như vợ chồng không đăng ký kết
hôn, quan hệ tình dục trước hơn nhân trong giới trẻ gia tăng, để lại những hậu quả
nặng nề về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội.. Những số liệu gần đây cho thấy, hơn
30% các cặp vợ chồng trẻ ly hôn sau chưa đầy 3 năm chung sống.
Thứ tư, sự xâm nhập của nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè, mại
dâm… đã và đang phá vỡ hạnh phúc, trật tự vốn có của nhiều gia đình. Mâu thuẫn
xung đột giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống và vấn đề chăm sóc người cao tuổi
đang đặt ra những thách thức mới
Thứ năm, các giá trị văn hóa gia đình truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam
đang có biểu hiện mai một hoặc chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là trong giới
trẻ. Lối sống ích kỷ, đặt “cái tơi” lên trên hết của các thành viên trong gia đình khiến
hạnh phúc, nề nếp gia đình trước nhiều nguy cơ.
4. Liên hệ trách nhiệm cá thân trong việc góp phần xây dựng gia đình văn hóa
Để xây dựng gia đình văn hóa, bản thân em cần thực hiện tốt những điều như
sau:
+ Chấp hành các quy định, quy ước pháp luật tại cộng đồng nơi cư trú, nơi làm
việc và học tập.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng như lấn chiếm
lịng đường, hè phố, tham gia giao thông không đúng quy định.
+ Không vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch
bệnh; quy định phòng, chống cháy nổ theo quy định của nhà nước và chính quyền
+ Tích cựcTham gia một trong các hoạt động văn hóa hoặc văn nghệ ở nơi cư trú,
thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao
+ Chăm chỉ học tập, nâng cao kiến thức hồn thiện bản thân.
+ Kính trên nhường dưới, tạo khơng khí gia đình hịa thuận, đầm ấm.
+ Sống lành mạnh, giản dị, khơng đua địi ăn chơi, tránh xa các tệ nạn xã hội
+ Tham gia lao động để xây dựng kinh tế gia đình ổn đình
+ Sống gần gũi với hàng xóm, vui chơi với các bạn cùng trang lứa.
6
III.
KẾT LUẬN
Chúng ta đã nói rất nhiều về ý nghĩa và tầm quan trọng của gia đình đối với xã hội
và đối với từng cá nhân con người. Bởi gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tạo nên
xã hội; gia đình là cầu nối giữa mỗi cá nhân con người và xã hội. Khơng chỉ thế, gia
đình cịn có những chức năng hết sức đặc biệt vì là nơi sản sinh ra thế hệ tiếp theo, duy
trì nịi giống, là nơi ni dưỡng, dạy dỗ đầu tiên cho con người từ lúc mới sinh ra đến
lúc trưởng thành; là nơi hình thành nhân cách, trí tuệ của mỗi con người; là ‘tổ ấm”, là
chỗ dựa tinh thần cho mỗi con người trong cuộc sống và là một đơn vị kinh tế, lao
động sản xuất làm ra của cải vật chất cho gia đình, cho xã hội rất bền vững và quan
trọng. Do đó, là cơng dân Việt Nam, chúng ta cần phải có những ý thức và hành động
đúng đắn, cần phải quán triệt trong vấn đề củng cố và xây dựng gia đình mới phù hợp
với chuẩn mực xã hội cũng như sự phát triển của đất nước trong thời đại mới.
7
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo
1.
2.
3.
4.
Giáo trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr.514
Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 do Uỷ ban Dân số
Báo điện tử Nhân Dân