Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.8 KB, 24 trang )

TÊN TIỂU LUẬN
CHẾ ĐỊNH QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ
NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG CÁC HIẾN
PHÁP VIỆT NAM
Tiểu luận kết thúc môn: Luật Hiến Pháp

Hà Nội - 2021


Nguyễn Phú Trọng - 20061341

MỤC LỤC

2


Nguyễn Phú Trọng - 20061341

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người
được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.
Ở Việt Nam, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn được tôn
trọng và bảo đảm. Cùng với việc ghi nhận quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, Đảng và
Nhà nước ta đã thực thi nhiều chính sách bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân và tham gia hầu hết các điều ước quốc tế về quyền con người
như Công ước quốc tế về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965, Công
ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, Cơng ước quốc tế về
các quyền dân sự, chính trị năm 1966, Cơng ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức
phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979, Công ước về quyền trẻ em năm 1989, Công


ước về quyền của người khuyết tật năm 2006 v.v… và đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng, to lớn, góp phần xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa “dân
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, đóng góp vào cuộc đấu
tranh chung vì mục tiêu hịa bình và tiến bộ xã hội của tồn nhân loại. Tiếp tục kế
thừa và phát triển những quy định của các bản Hiến pháp trước đây về quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Hiến pháp năm 2013 đã có những đổi
mới căn bản, quan trọng cả về cơ cấu, bố cục, cách viết và nội dung.
Vì vây, nghiên cứu về chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân trong Hiến pháp năm 2013 là một vấn đề cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề về chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân là
một vấn đề được tồn xã hội quan tâm. Hàng năm có rất nhiều cơng trình nghiên cứu,
đề tài cũng như các bài viết phân tích trên các tạp chí, các thời báo nghiên cứu về vấn
đề này. Hiệu quả đạt được của việc nghiên cứu về chế định quyền con người, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân đạt được là tương đối cao, có ý nghĩa trong thực
tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu về chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân trong Hiến pháp năm 2013 cũng như từ thực tế và lịch sử nhằm làm rõ hơn nữa
cơ sở lý luận, thực tiễn, chỉ ra những tờn tại; trên cơ sở đó, đưa ra những khuyến nghị
góp phần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả thực hiện chế định quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3


Nguyễn Phú Trọng - 20061341

Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận thực tiễn về quyền con người, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Phạm vi nghiên cứu: Về mặt không gian được giới hạn tại Việt Nam, có sự so
sánh với một số quốc gia trên thế giới; về mặt thời gian được giới hạn từ năm 1945
đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013, bài viết sử dụng
phương pháp hệ thống, so sánh, phân tích nhằm làm rõ thêm quan niệm, nội dung
cũng như thực tiễn của về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của báo cáo nghiên cứu
Góp phần vào việc nhận thức đúng và có những giải pháp hữu hiệu để sao cho
những quy định đó trong Hiến pháp đi vào cuộc sống, đặc biệt là trong thực hiện các
quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
7. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu
Báo cáo nghiên cứu gồm 3 phần: Lời mở đầu, Nội dung và Kết luận. Trong đó
phần Nội dung gờm có 3 chương.

4


Nguyễn Phú Trọng - 20061341

NỘI DUNG
CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM VỀ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ
NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
1.1. Khái niệm về quyền con người
Trong khoa học pháp lý, các quyền con người được hiểu đó là những quyền mà
pháp luật cần phải thừa nhận đối với tất cả các thể nhân. Đó là quyền tối thiểu mà các
cá nhân phải có, những quyền mà các nhà lập pháp khơng được xâm hại. Nhằm mục
đích bảo vệ những quyền tự nhiên này của con người những sự xâm phạm của bất kể
chủ thể nào, nên xã hội loài người đã phải tạo ra cho mình một thiết chế có trách

nhiệm đảm bảo những quyền này. Thiết chế được sau này gọi là nhà nước. Đúng như
những điều được ghi nhận trong Bản "Tuyên ngôn độc lập" của Mỹ năm 1776:
"Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng, mọi người đều sinh ra có
quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm
được, trong những quyền đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc.
Rằng để đảm bảo những quyền lợi này, các chính phủ được thành lập ra trong
nhân dân và có được những quyền lợi chính đáng trên cơ sở sự nhất trí của nhân
dân, rằng bất cứ khi nào một thể chế chính quyền nào đó phá vỡ những mục tiêu này,
thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính
quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tắc cũng như tổ chức thực thi quyền
hành theo một thể chế sao cho có hiệu quả tốt nhấtđối với an ninh và hạnh phúc của
họ".
Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền nổi tiếng của Pháp năm 1789 cũng
khẳng định một nội dung tương tự:
Những người đại diện của nhân dân Pháp, tổ chức thành Quốc hội cho rằng, sự
không hiểu biết, sự lãng quên hay sự coi thường quyền con người, là những nguyên
nhân duy nhất của những nỗi bất hạnh công cộng, của tệ hủ bại chính phủ đã quyết
định nêu trong một bản Tuyên ngôn long trọng về những quyền tự nhiên, không thể
tước đoạt và thiêng liêng của con người; nhằm để cho bản Tuyên ngôn này luôn nằm
trong ý thức của mỗi thành viên xã hội và luôn luôn nhắc nhở họ về những quyền và
nghĩa vụ của bản thân; nhằm để cho mọi hành động của quyền lực lập pháp và quyền
lực hành pháp có thể bất cứ lúc nào có thể đối chiếu với mục đích của mỗi thể chế
chính trị đó và được tơn trọng hơn; nhằm để cho các yêu cầu của mọi công dân nay
được dựa trên những nguyên tắc đơn giản không thể chối cãi, sẽ ln ln hướng vào
sự giữ gìn hiến pháp và vào hạnh phúc của mọi con người.
Từ những quyền con người của các nhà nước phát triển đã trở thành quyền con
người của Liên hợp quốc. Quyền con người được luật pháp quốc tế bảo vệ. Ngày 195



Nguyễn Phú Trọng - 20061341

12-1966 Đại hội đồng Liên Hiệp quốc đã thông qua hai công ước quốc tế về các
quyền con người. Cơng ước thứ nhất có hiệu lực từ ngày 23-3-1976 bảo vệ các quyền
dân sự và chính trị. Cơng ước thứ hai có hiệu lực từ ngày 3-1-1976 bảo vệ các quyền
kinh tế, văn hóa, xã hội.
Quyền con người như những điều đã được phân tích ở phần trên đã trở thành đối
tượng điều chỉnh quan trọng của Hiến pháp. Một nội dung quan trọng của Hiến pháp.
Mục đích của quy định này như là một bản cam kết của nhà nước phải thực hiện an
toàn và sự phát triển của con người.
1.2. Khái niệm về công dân
Quan hệ giữa Nhà nước và dân cư (các cá nhân) sống trên lãnh thổ là mối quan
hệ nền tảng trong mỗi quốc gia. Quan hệ đó thể hiện trong các quyền và nghĩa vụ
được quy định tạo thành địa vị pháp lý của cá nhân. Địa vị pháp lý này nhiều, ít tùy
thuộc vào tính chất của Nhà nước (quân chủ chuyên chế, dân chủ tư sản hay dân chủ
xã hội chủ nghĩa) và vào tính cơng dân của người đó (là cơng dân, người khơng quốc
tịch hay người nước ngồi). Do đó việc xác định tính cơng dân (quốc tịch) của một cá
nhân là một yếu tố trong việc quy định địa vị pháp lý của cá nhân.
Công dân là bộ phận dân cư chủ yếu của một Nhà nước bao gồm những người
được xác định lệ thuộc pháp lý đối với Nhà nước đó. Người là cơng dân của Nhà
nước sở tại thì được hưởng đầy đủ những quyền và lợi ích tương xứng và đờng thời
phải gánh vác những nghĩa vụ do Nhà nước quy định. Những cá nhân khơng phải là
cơng dân thì chỉ được hưởng một số quyền lợi và gánh vác những nghĩa vụ không
đầy đủ so với những người là công dân theo quy định của pháp luật nước sở tại và
các hiệp ước được ký kết hoặc phê chuẩn.
Khái niệm công dân được gắn liền với khái niệm quốc tịch. Người là cơng dân
của Nhà nước nào thì có quốc tịch của nước đó. Điều 17 Hiến pháp nước ta quy định
"Cơng dân nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt
Nam".
Khái niệm quốc tịch được dùng để phân biệt công dân của một nước với công

dân của nước khác và với người không phải là công dân của bất cứ quốc gia nào trên
thế giới.
Khái niệm quốc tịch được định nghĩa thông dụng trên thế giới. Theo từ điển
Bách khoa luật của Liên Xô cũ thì "Quốc tịch là sự quy thuộc về mặt pháp lý và
chính trị của một cá nhân vào một Nhà nước thể hiện mối quan hệ qua lại giữa Nhà
nước và cá nhân. Nhà nước quy định các quyền cho cá nhân là cơng dân của mình,
bảo vệ và bảo hộ cơng dân đó ở nước ngồi. Về phần mình, cơng dân phải tn theo
pháp luật của Nhà nước và hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Theo Từ điển
luật của Mỹ "Quốc tịch là một đặc tính phát sinh từ sự kiện quy thuộc của một người
6


Nguyễn Phú Trọng - 20061341

vào một quốc gia hay một Nhà nước. Theo Từ điển Oxford của Anh "Quốc tịch là sự
quy thuộc của một người vào một quốc gia nào đó". Luật quốc tịch Việt Nam (1998)
định nghĩa: "Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công
dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam”.
Như vậy, quốc tịch là trạng thái pháp lý xác định mối quan hệ lệ thuộc giữa một
cá nhân với một Nhà nước nhất định. Người có quốc tịch (là cơng dân) sẽ chịu sự tài
phán tuyệt đối của Nhà nước, đồng thời được hưởng đầy đủ mọi năng lực pháp lý với
sự bảo hộ của Nhà nước cả trong đất nước cũng như ở nước ngoài.
Trong trạng thái pháp lý trên, mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân có quốc
tịch (cơng dân) được thể hiện như sau: (i) Thứ nhất, Nhà nước bằng pháp luật, quy
định quyền và nghĩa vụ công dân; (ii) Thứ hai, cơng dân phải có nghĩa vụ tuân theo
pháp luật mà Nhà nước của mình đặt ra dù họ ở trong hoặc ngoài nước; (iii) Thứ ba,
Nhà nước có quyền phán xét, xử lý tuyệt đối các hành vi của cơng dân của mình đờng
thời phải có trách nhiệm bảo hộ quyền và lợi ích của cơng dân cả ở trong và ngồi

nước.
Khi nói quốc tịch hay cơng dân là nói tới sự lệ thuộc của một cá nhân vào một
Nhà nước nhất định chứ không phải đối với một đất nước. Trên một đất nước, qua các
giai đoạn lịch sử có thể có những nhà nước (chế độ) khác nhau tồn tại. Quan hệ Nhà
nước công dân bao giờ cũng là quan hệ giữa công dân với một Nhà nước cụ thể. Hiện
nay ở nước ta đó là quan hệ giữa cơng dân Việt Nam đối với Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Công dân Việt Nam của các chế độ trước được hưởng quyền
và sự bảo hộ kế thừa của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Sự tồn tại của Nhà nước luôn luôn gắn liền với một quốc tịch thống nhất. Trong
từng trường hợp Nhà nước được tổ chức dưới hình thức liên bang thì quốc tịch (công
dân) của các lãnh thổ hợp thành (bang, cộng hịa) đờng thời là cơng quốc tịch
(cơngdân) của Nhà nước liên bang.
Để xác định cơng dân (quốc tịch) của mình, Nhà nước ban hành luật quốc tịch.
Đó là một chế định luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong q trình
xác lập tính lệ thuộc giữa một bên là các cá nhân sống trên lãnh thổ và bên kia là Nhà
nước. Luật quốc tịch là tổng thể các quy phạm quy định về sự có, mất, thay đổi quốc
tịch, quốc tịch của người chưa thành niên, thẩm quyền và thủ tục giải quyết các vấn
đề về quốc tịch. Hiện nay, ngồi Hiến pháp, có Luật quốc tịch Việt Nam và các Nghị
định của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành luật Quốc tịch Việt Nam - là những
văn bản điều chỉnh vấn đề quốc tịch.
7


Nguyễn Phú Trọng - 20061341

1.3. Khái niệm về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Mặc dù hiến pháp thành văn trên thế giới đều được thừa nhận là văn bản quy
định chế độ nhà nước dân chủ của mỗi một quốc gia, nhưng trong nội dụng của các
bản hiến pháp này đều chứa đựng một phần các quy định về nhân quyền. Hoặc trong
trường hợp khơng có thì cũng phải có quy định thừa nhận nhân quyền như là một

trong những nội dung của Hiến pháp.
Từ xã hội mông muội công xã nguyên thủy sang xã hội chiếm hữu nơ lệ, Nhà
nước có vai trị cực lớn trong bước tiến này đã giúp con người từ xã hội mông muội
sang một xã hội văn minh. Nhưng trải qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ và thời kỳ phong
kiến, Nhà nước thể hiện sự tha hóa của mình, bộc lộ những yếu điểm cần phải thay
đổi. Cách mạng tư sản đã đứng ra với nhiệm vụ thay đổi xã hội phong kiến và Nhà
nước phong kiến, chấm dứt hiện tượng quyền lực vơ hạn định, thần bí của Nhà nước
mà nhà vua lúc bấy giờ là đại diện. Cùng với đòi hỏi lớn lao này là đòi hỏi chấm dứt
"xã hội thần dân" một xã hội, mà đại bộ phận cư dân tạo nên xã hội khơng có quyền
hạn mà chỉ có gánh vác nghĩa vụ.
Với địi hỏi hạn chế quyền lực vô hạn định của nhà Vua đã xuất hiện một văn
bản hạn chế quyền lực của nhà Vua. Đó là Hiến pháp. Với địi hỏi khẳng định quyền
con người của các thần dân xuất hiện các Tuyên ngơn về Nhân quyền. Hai vấn đề này
gắn bó mật thiết với nhau. Hiến pháp bên cạnh việc hạn chế quyền lực của Nhà nước
đồng thời cũng khẳng định quyền lực của Nhà nước không xuất phát từ chỗ thần bí,
từ thiên đình, mà xuất phát từ nhân dân. Tun ngôn Nhân quyền không đơn giản chỉ
tuyên bố quyền của con người trong lĩnh vực chính trị, khẳng định sự tham gia của
nhân dân vào việc tổ chức Nhà nước. Sự hạn chế quyền lực của nhà Vua cũng chính
là nhằm mục đích khẳng định quyền con người trong lĩnh vực chính trị. Vì vậy, nếu
như hiến pháp có hiệu lực pháp lý tối cao, thì Tun ngơn Nhân quyền cũng có một
hiệu lực chí ít là như vậy, nếu như không là cao hơn.
Việc tuyên bố quyền con người trong lịch sử có hai hình thức biểu hiện. Hình
thức thứ nhất, bản Tuyên ngôn Nhân quyền riêng biệt và hình thức thứ hai là một
phần (một chương) của Hiến pháp. Phần mở đầu Hiến pháp Đệ ngũ Cộng hòa Pháp
1958 viết:"Nhân dân Pháp long trọng tuyên bố trung thành với bản tuyên ngôn nhân
quyền và những nguyên tắc về chủ quyền ấn định trong bản Tuyên ngôn nhân quyền
1789".Quy định này chứng tỏ rằng Tuyên ngôn nhân quyền 1789 cịn có hiệu lực cao
hơn, hoặc ít nhất là có hiệu lực pháp lý như của Hiến pháp năm 1958 của Pháp hiện
nay.
Hiến pháp Mỹ 1787 là hiến pháp thành văn đầu tiên của thế giới, chỉ có 7 điều

nói về tổ chức Nhà nước, khơng hề có điều nào nói về nhân quyền (trừ quyền chính
trị). Ngay sau khi mới thông qua bản hiến pháp này đã gặp mọi sự chỉ trích rất lớn vì
8


Nguyễn Phú Trọng - 20061341

khơng có quy định về nhân quyền. Khắc phục khiếm khuyết này, năm 1791 phải
chỉnh lý ngay bằng 10 tu chính án. 10 tu chính án này chính là những quy định về vấn
đề nhân quyền của người Mỹ. Bản hiến pháp gồm bảy điều được gọi là chính văn và
bản tu chính án gọi là phần phụ văn.
Nếu việc tách Tuyên ngôn nhân quyền ra khỏi hiến pháp bằng một Tun ngơn
Nhân quyền riêng, có hiệu lực pháp cao như Hiến pháp thường có ở các nước tư bản
phát triển, thì đối với các nước chậm phát triển, nhân quyền lại là một phần quan
trọng nằm ngay trong hiến pháp, thành một chương riêng hay thành một phần riêng
của bản Hiến pháp.
Nước Việt Nam chúng ta cũng theo một quy luật như vậy, nhân quyền được
chứa đựng trong một chương của Hiến pháp. Ngay từ năm 1946, bản Hiến pháp đầu
tiên của Nhà nước Việt Nam đã dành một chương long trọng cho những quy định về
nhân quyền - "Chương quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân" là chương thứ hai
sau chương về chính thể. Mặc dù các hiến pháp của Nhà nước Việt nam khơng có quy
định chung về nhân quyền, nhưng mọi quy định của chúng ta về quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân đều phải dựa trên những quy định về quyền con người.
Điểm khác các nước tư bản phát triển ở chỗ, nhân quyền Việt Nam thường gắn
liền với quyền dân tộc. Sở sĩ có hiện tượng như vậy, vì vốn dĩ trước đây, đất nước
Việt Nam nằm dưới ách thống trị của phong kiến Trung Quốc và thực dân Pháp, đế
quốc Mỹ. Trong thời kỳ này tất cả mọi người dân Việt Nam khơng có quyền công
dân, mà đều là thuộc dân, không khác nào thân phận của những người nơ lệ. Sau khi
được giải phóng bằng một cuộc đấu tranh giành độc lập, mọi người dân nơ lệ nói trên
đều trở thành cơng dân. Vì vậy, bên cạnh quy định quyền con người cho công dân

Việt Nam, Hiến pháp đồng thời cũng gắn liền việc định ra những trách nhiệm cơ bản
của công dân. Theo nguyên tắc bình đẳng, khác thời đại phong kiến ở chỗ, trong xã
hội chúng ta khơng có một hạng người nào chỉ hưởng quyền lợi mà không gánh vác
nghĩa vụ và ngược lại.
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn luôn gắn liền với vấn đề quốc tịch
là nội dung biểu hiện của vấn đề quốc tịch. Có quốc tịch thì mới có quyền và nghĩa
vụ cơ bản của cơng dân; khơng có điều ngược lại. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân là hạt nhân cơ bản của quy chế công dân.
Những quyền và nghĩa vụ được quy định trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao
nhất trong mỗi một Nhà nước được gọi là quyền và nghĩa vụ cơ bản. Việc quy định
như vậy vì những quyền và nghĩa vụ này xuất phát từ nhân quyền; việc thành lập ra
Nhà nước tiến bộ để bảo vệ chúng và không được xâm phạm trong khi thực hiện
quyền lực của mình.
9


Nguyễn Phú Trọng - 20061341

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, là những quyền, nghĩa vụ được Nhà
nước quy định trong Hiến pháp. Những quyền và nghĩa vụ này được hiến pháp quy
định cho tất cả mọi công dân, hoặc cho cả một tầng lớp, một giai cấp, khơng quy định
cho từng người trong từng điều kiện hồn cảnh cụ thể. Những quyền này thường
được xuất phát từ quyền con người: "Được sống, được tự do, được mưu cầu hạnh
phúc, khơng ai có thể xâm phạm". Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là cơ sở
chủ yếu xác định địa vị pháp lý của công dân, là cơ sở cho mọi quyền và nghĩa vụ cụ
thể của mỗi một công dân.
CHƯƠNG II. CHẾ ĐỊNH QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ
BẢN CỦA CÔNG DÂN TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM
2.1. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lịch sử
lập hiến của Việt Nam

Trong lịch sử lập hiến của Việt Nam, quyền của con người luôn được cụ thể hóa
bằng những quyền cơ bản của cơng dân (do được ghi nhận trong hiến pháp) và bao
giờ cũng được xem là một chế định pháp luật rất quan trọng - đây là một trong những
chế định thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của một nhà nước, thể hiện mối quan hệ
giữa Nhà nước với công dân cùng với các cá nhân trong xã hội. Thơng qua đó, có thể
xác định được mức độ dân chủ của một nhà nước, một xã hội.Vì vậy, những nhà lập
pháp Việt Nam ln hồn thiện chế định pháp luật về quyền cơ bản của công dân
trong đạo luật cơ bản của Nhà nước là Hiến pháp và luôn gắn liền với nghĩa vụ của
công dân.
Khái niệm công dân trước hết biểu hiện tính chất đặc biệt của mối quan hệ pháp
luật giữa nhà nước với một số cá nhân con người nhất định, khái niệm công dân hẹp
hơn khái niệm cá nhân (con người), bởi vì trong một quốc gia khơng những chỉ có
cơng dân của quốc gia đó mà cịn có công dân nước khác và những người không quốc
tịch. Như vậy, công dân xét về mặt pháp luật thuộc về một nhà nước nhất định, nhờ
đó mà con người được hưởng những quyền của nhà nước quy định và đồng thời phải
thực hiện một số nghĩa vụ nhất định đối với nhà nước đó. Trong Hiến pháp năm
2013, tại điều 17 cũng ghi nhận “Cơng dân nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là người có quốc tịch Việt Nam”, nên khái niệm công dân gắn liền với khái niệm
quốc tịch. Theo nghĩa, quốc tịch là mối liên hệ giữa một cá nhân con người với một
nhà nước nhất định, nếu là cơng dân của một nhà nước thì được hưởng đầy đủ các
quyền và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật của nhà nước đó quy định,
những người khơng phải là cơng dân của nhà nước đó thì quyền lợi và nghĩa vụ
đương nhiên sẽ bị hạn chế.
Khái niệm “cơng dân” cũng có thể là mối quan hệ pháp lý có tính chất đặc biệt,
tồn tại cả trong những trường hợp mà công dân Việt Nam đã sinh sống ở nước ngoài
10


Nguyễn Phú Trọng - 20061341


nhưng vẫn còn mang quốc tịch Việt Nam. Hiến pháp năm 2013 tại điều 18 cũng quy
định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng
đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích
và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngồi giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và q hương, góp phần
xây dựng quê hương, đất nước”. Như vậy, xuất phát từ mối quan hệ giữa Nhà nước
Việt Nam với công dân nước ngồi và người khơng có quốc tịch, xuất phát từ nguyên
tắc tôn trọng quyền con người, nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, các nguyên tắc
cơ bản của pháp luật quốc tế và căn cứ vào những điều ước đã kí kết giữa Nhà nước
Việt Nam với nước ngồi; mối quan hệ pháp luật đặc biệt đó thơng thường phát sinh
từ lúc những người nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam và chấm dứt khi họ rời khỏi
lãnh thổ Việt Nam; mối quan hệ đó thường mang tính chất nhất thời, khơng có sự gắn
bó lâu dài như mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước.
Trong hầu hết các nhà nước, địa vị pháp lý của công dân được hình thành bởi
tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh về mối quan hệ giữa một bên là Nhà
nước, bên cịn lại là cơng dân. Nội dung những quy phạm pháp luật tạo nên địa vị
pháp lí của cơng dân, ở những nước khác nhau thì khác nhau, bởi địa vị pháp lý của
công dân phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa, truyền
thống … của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, cần thiết phải thấy rằng; địa vị pháp lý của
công dân ở các nước trên thế giới ngày nay cũng có nhiều nét tương đờng. Các quy
phạm pháp luật về địa vị pháp lý của công dân bao gồm nhiều chế định: quốc tịch,
năng lực chủ thể của công dân, các quyền tự do và nghĩa vụ của công dân, các biện
pháp đảm bảo thực hiện quy chế công dân; mỗi chế định điều chỉnh một mặt trong
địa vị pháp lý của công dân.
Xét về nguồn gốc lịch sử, khái niệm “quyền công dân” (citizen’s rights) xuất
hiện cùng với các cuộc cách mạng tư sản, cách mạng tư sản đã biến con người từ địa
vị thần dân trong chế độ nhà nước quân chủ thành địa vị công dân trong hình thức
nhà nước tư sản. Như vậy, khi đề cập đến quyền công dân là đề cập đến một bộ phận
quyền con người theo các quy định của pháp luật với tư cách là một thành viên bình
đẳng trong nhà nước, cho nên có thể nói quyền con người và quyền cơng dân có nội

dung rất gần nhau. Tuy nhiên, quyền cơng dân khơng phải là hình thức cuối cùng của
quyền con người mà nó thể hiện mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước và phải
được thông qua một chế định pháp luật nhất định, đặc biệt là chế định về quốc tịch.
Theo từ điển tiếng Việt thì “quyền cơng dân” được hiểu là “quyền của người
cơng dân được thừa nhận, bao gồm quyền tự do dân chủ và các quyền kinh tế văn
hóa - xã hội”. Như vậy, theo chúng tơi, có thể hiểu “quyền cơng dân” là quyền con
người, được các nhà nước thừa nhận và áp dụng cho cơng dân của mình, là tập hợp
11


Nguyễn Phú Trọng - 20061341

những quyền đượcHiến pháp và pháp luật của mỗi Nhà nước quy định và đảm bảo
thực hiện. Theo quan niệm của Mác, quyền công dân là những quyền chính trị, những
quyền cá nhân con người, với tư cách là thành viên “xã hội công dân”. Như vậy, khái
niệm “quyền công dân” xuất hiện sau sự xuất hiện của khái niệm “quyền con người”
và được gắn liền với thời điểm ra đời của nhà nước tư sản và duy trì, phát triển đến xã
hội ngày nay. Ở các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây, khái niệm về quyền con người,
quyền cơng dân ít khi được đề cập, cho nên có quan niệm quyền con người và quyền
công dân là đồng nhất. Việt Nam cũng vậy, hầu hết trong các bản Hiến pháp đều
không ghi nhận về quyền con người (trừ Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm
2013), chỉ ghi nhận về quyền và nghĩa vụ của công dân. Lần đầu tiên Hiến pháp năm
1992, tại Điều 50 ghi nhận về quyền con người: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được
tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”
- ở đây vẫn chưa có sự phân định rạch rịi giữa quyền con người và quyền cơng dân,
quyền cơng dân như là hình thức pháp lý của quyền con người.
Kế thừa tư tưởng của các hiến pháp trước đó về quyền con người, Hiến pháp
năm 2013 ghi nhận tại Chương 2 với tiêu đề: “quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của cơng dân”.

Theo đó, Điều 14 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các
quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được
cơng nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con
người, quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp
cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã
hội, sức khỏe của cộng đồng.”. Như vậy, quyền con người và quyền công dân đã
được hiểu ở hai nghĩa khác nhau: quyền con người và quyền công dân là những
quyền độc lập với nhau; và quyền công dân là một bộ phận của quyền con người,
quyền công dân là sự biểu hiện của quyền con người, được Hiến pháp và pháp luật
thừa nhận. Chẳng những Việt Nam mà cộng đồng quốc tế cũng đều mong muốn
hướng tới việc bảo vệ, phát triển quyền công dân cũng như bảo vệ các giá trị về
quyền con người dựa trên sự ghi nhận của Hiến pháp và pháp luật của từng quốc gia
phù hợp với thơng lệ và quy định mang tính quốc tế.
2.2. Chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
trong Hiến pháp năm 2013
Sự đấu tranh bảo vệ, giải phóng lồi người thốt khỏi ách áp bức, bóc lột, đi đến
xây dựng xã hội dân sự, thực sự dân chủ, công bằng, văn minh là mục tiêu hàng đầu
của hầu hết các dân tộc. Chính vì điều đó, quyền con người, quyền cơng dân là yếu tố
12


Nguyễn Phú Trọng - 20061341

quan trọng trong mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội và quyền con
người, quyền công dân là một trong những nội dung cơ bản nhất trong mọi hiến pháp.
Hiến pháp năm 2013 đã tiếp tục sử dụng khái niệm “quyền con người” với nội
dung chính trị - pháp lý rộng hơn để phản ánh giá trị của cá nhân con người.
Nhìn ở góc độ về khái niệm, “quyền con người” không loại trừ và không thay
thế được khái niệm “quyền công dân”. Hiến pháp năm 2013 đặc biệt quan tâm đặt vị
trí của chương “Quyền con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân”

-Chương II. Có thể nói đây cũng chính là sự kế thừa “vị trí” của Hiến pháp năm
1946. Tuy nhiên, do nhiệm vụ chính trị của các thời kỳ là khác nhau nên có điều khác
biệt, nếu như Hiến pháp năm 1946 đặt nghĩa vụ của cơng dân lên trước thì Hiến pháp
năm 2013 lại đặt quyền của công dân lên trước. Một mặt điều này cho thấy quan
điểm tôn trọng quyền con người, quyền công dân, một mặt cho thấy quyền và nghĩa
vụ trong tất cả các thời kỳ là có mối quan hệ mật thiết với nhau, có sự kế thừa và phát
triển của Hiến pháp sau so với Hiến pháp trước.
Hiến pháp năm 2013 đã chuyển chương quyền con người và quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân từ “vị trí” Chương V (Hiến pháp năm 1992) lên “vị trí” Chương
II (Hiến pháp năm 2014), tăng hai điều, từ ba mươi tư điều (từ Điều 49 đến Điều 82 –
Hiến pháp năm 1992) lên ba mươi sáu điều (từ Điều 14 đến điều 49 – Hiến pháp năm
2013), tăng mười tám điều so với Hiến pháp năm 1946, tăng mười lăm điều so với
Hiến pháp năm 1959 và tăng bảy điều so với Hiến pháp năm 1980. Trong đó, có năm
điều mới (là những điều: Điều 19, Điều 34, Điều 41, Điều 42, Điều 43), sửa đổi, bổ
sung 28 điều (là những điều: từ Điều 14 đến Điều 18, Điều 20 đến Điều 33, Điều 35
đến Điều 40, Điều 45, Điều 47, Điều 48), giữ nguyên ba điều (là những điều: Điều
44, Điều 46, Điều 49), trong đó có những nội dung cực kỳ quan trọng cụ thể như sau:
- Điều 14 ghi nhận: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền
con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công
nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người,
quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần
thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội, đạo đức xã hội,
sức khỏe của cộng đồng”. Đây thực chất là sự hiến pháp hóa quan điểm của Đảng về
quyền con người “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công
dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người. Quyền và nghĩa vụ công
dân do Hiến pháp và pháp luật quy định”. Như vậy, lần đầu tiên trong Hiến pháp Việt
Nam ghi nhận “Quyền con người”, điều này cho thấy không phải các bản Hiến pháp
trước đó chúng ta khơng ghi nhận về “quyền con người” (nhân quyền) mà trước đây
chúng ta chưa phân biệt rõ hai khái niệm “quyền con người” và “quyền cơng dân”,
hay nói cách khách chúng ta đã đờng nhất hai khái niệm trên, cũng chính vì điều này

13


Nguyễn Phú Trọng - 20061341

mà chúng ta bị các thế lực thù địch xuyên tạc Nhà nước ta không quan tâm đến
“quyền con người”, vi phạm nhân quyền…lần ghi nhận này có ý nghĩa hết sức quan
trọng một mặt chúng ta phân biệt rõ hai khái niệm “quyền con người” và “quyền
công dân”, ghi nhận “quyền con người” đứng trước “quyền cơng dân” cũng có nghĩa
là chúng ta ghi nhận “quyền con người” có nội hàm rộng hơn “quyền cơng dân”,
“quyền công dân” là một bộ phận của quyền con người, đồng thời cũng ghi nhận từ
trước đến nay chúng ta luôn thừa nhận quyền con người đã được cụ thể hóa trong
quyền cơng dân mà các Hiến pháp trước đây đã cơng nhận, có điều chúng ta chưa
tách bạch độc lập về hai khái niệm trên.
- Điều 15 ghi nhậnbốn nguyên tắt hết sức cơ bản: Quyền công dân khơng tách
rời nghĩa vụ cơng dân; mọi người có nghĩa vụ tơn trọng quyền của người khác; cơng
dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện
quyền con người, quyền công dân khơng được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc,
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Điều 16 ghi nhận một vấn đề hết sức cơ bản, bằng việc tiếp thu những giá trị
của nhân loại về quyền con người, đã nâng cao thêm tính cơng bằng cơng lý cho
“mọi người” (kể cả công dân Việt Nam và người nước ngồi và người khơng quốc
tịch), mở rộng đối tượng được hưởng tính cơng bằng này là “mọi người” chứ không
chỉ riêng cho “công dân” như Hiến pháp năm 1992, mặc dù về mặt nhận thức trước
đây chúng ta cũng muốn công bằng cho mọi người nhưng việc thể hiện chưa sâu sắc
“Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời
sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”.
- Điều 18 (sửa đổi, bổ sung Điều 49) là sự sáng tạo, khẳng định sức mạnh của
một quốc gia độc lập ngang tầm, bình đẳng với các quốc gia khác, dân tộc khác trên
thế giới “...Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giao nộp cho Nhà nước khác. Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ cơng dân Việt Nam ở nước ngồi” cũng nhằm khẳng định
cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới là một “bộ phận không thể tách
rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”.
- Điều 19 ghi nhận “Mọi người có quyền sống...” đây là một điều mới, ghi nhận
một quyền mới, đã thể chế một quyền hết sức cơ bản, quyền tự nhiên của con người
vừa phù hợp công ước quốc tế về quyền con người vừa khẳng định tính khởi thủy của
quyền con người như là một sinh vật sống và tồn tại trong thế giới khách quan.
- Điều 20 (sửa đổi, bổ sung Điều 72) thể hiện tính phù hợp hơn của tinh thần nhà
nước pháp quyền, tiếp tục khẳng định vai trò của cơ quan tòa án nhưng cũng khẳng
định một trong những quyền của con người là được tòa án xét xử khi bị buộc tội, như
vậy có thể hiểu rằng khơng một cơ quan nào khác được thực hiện quyền này nhằm
14


Nguyễn Phú Trọng - 20061341

đảm bảo tính cơng bằng cơng lý cho tất cả những người phạm tội và việc xét xử ấy
cũng chỉ được xét xử bằng chính pháp luật và chỉ bằng pháp luật, họ có thể sử dụng
sự trợ giúp pháp lý của người bào chữa để có thể “gỡ” tội cho chính mình: “Mọi
người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ,
danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ
hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm. Không ai bị bắt nếu khơng có quyết định của Tồ án nhân dân, quyết định
hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc
bắt, giam giữ người do luật định. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người
và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay
bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người
được thử nghiệm”; trong điều này ghi nhận hai quyền cơ bản; quyền bất khả xâm
phạm về thân thể; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác.

- Điều 29 ghi nhận: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi
Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”. Đây là sự phát triển Điều 53 của Hiến pháp năm
1992, tiếp tục khẳng định quyền được trưng cầu ý kiến, cách thể hiện cô đọng hơn và
có sự giới hạn về độ tuổi của người dân được trưng cầu, phải là “công dân đủ mười
tám tuổi trở lên”, việc giới hạn độ tuổi như vậy cũng là cần thiết và phù hợi với điều
kiện thực tiễn Việt Nam.
- Các Điều 30, Điều 31 tiếp tục kế thừa Hiến pháp năm 1992 tại các Điều 74,
Điều 72 và có tiếp thu tinh thần Nghị quyết số 49 về cái cách tư pháp, cải cách hành
chính và các vấn đề về quyền khiếu nại, tố cáo.
- Điều 32 (sửa đổi, bổ sung Điều 58) đã ghi nhận hết sức cơ bản về quyền sở
hữu tư nhân, việc ghi nhận này đã giúp cho việc nhìn nhận của thế giới về tính cơng
bằng giữa chế độ sở hữu tư nhân và cơng hữu “Mọi người có quyền sở hữu về thu
nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn
góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Quyền sở hữu tư nhân
và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc
phịng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phịng chống thiên tai,
Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân
theo giá thị trường”. Việc ghi nhận này giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài hiểu
thêm về chế độ tư hữu ở Việt Nam là hiện hữu, không thể hiểu nhầm khi họ đầu tư là
sợ quốc hữu hóa về tài sản như trước đây, tránh việc các thế lực thù địch lợi dụng
cơng kích và theo đó, cũng giúp việc ghi nhận tại Chương III quy định về chế độ kinh
tế là không cần liệt kê các thành phần kinh tế như các bản Hiến pháp trước nữa mà
chỉ cần ghi nhận nhà nước ta thừa nhận nền kinh tế có nhiều thành phần, cũng có thể
15


Nguyễn Phú Trọng - 20061341

hiểu rằng Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng quyền về tự do kinh doanh của mọi người,
mở rộng hơn nữa quyền con người trong lĩnh vực kinh tế.

- Các Điều 41, Điều 42, Điều 43 là các điều mới ghi nhận những quyền thuộc về
lĩnh vực đời sống tinh thần mà trước đây trong Hiến pháp năm 1992 chưa thể hiện, đó
cũng do những điều kiện khách quan đang cho phép, đồng thời cũng buộc chúng ta
phải ghi nhận, đặc biệt cần quan tâm “Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các
giá trị văn hố, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa” (Điều
41); “cơng dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngơn ngữ mẹ đẻ, lựa
chọn ngôn ngữ giao tiếp” (Điều 42); “mọi người có quyền được sống trong mơi
trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ mơi trường” (Điều 43), sự thừa nhận này có
thể hiểu giá trị con người cần được đề cao, đáng được đề cao và xem trọng. Đặc biệt
là ghi nhận một quyền mới “quyền được sống trong môi trường trong lành” là điều
hiển nhiên trong một xã hội văn minh, việc ghi nhận này có thể nói là khá muộn. Tuy
nhiên, đã thể hiện sự cầu thị, tiếp thu, kế thừa những giá trị của nhân loại, làm điều
kiện thúc đẩy môi trường xã hội văn minh, tiến bộ.
Hiến pháp năm 2013 đã có những thay đổi hết sức quan trọng về quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Lần đầu tiên Hiến pháp đã làm rõ hai
khái niệm “quyền con người” và “quyền công dân”. Sự tách bạch này đã góp phần
củng cố lý luận về quyền con người, quyền công dân, làm cơ sở để tiếp tục nghiên
cứu về vấn đề này cũng như áp dụng vào thực tiễn. Có thể nói,Hiến pháp năm 2013
như một “làn gió mới” tiếp tục khẳng định chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, tiếp thu
có chọn lọc phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam đối với các qui định về
quyền con người trong các văn bản pháp luật quốc tế, ghi nhận một số quyền mới cụ
thể, thể hế hóa ngun tắc “cơng dân được làm những gì mà pháp luật không cấm”
trong lĩnh vực kinh doanh tại Điều 33 “mọi người có quyền tự do kinh doanh trong
những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Bên cạnh đó, Hiến pháp cũng bổ sung
cơ bản cơ chế đảm bảo cho việc thực hiện quyền công dân và giữ nguyên phần nghĩa
vụ, tuy nhiên có sự thay đổi về cách bố trí vị trí của phần nghĩa vụ, theo đó một phần
nghĩa vụ được đặt lên trước (Điều 15) liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ giữa
công dân với công dân, giữa công dân với Nhà nước. Cách bố trí này có phần giống
với cách bố trí của Hiến pháp năm 1946, phần cịn lại bố trí phía sau (Điều 44, Điều
45, Điều 46, Điều 47…). Ngồi ra cách thứ ba vẫn lồng ghép nghĩa vụ vào quyền của

công dân như “quyền và nghĩa vụ học tập”, “quyền và nghĩa vụ lao động”… Bên
cạnh đó, Hiến pháp năm 2013 cũng ghi nhận lại những quyền và nghĩa vụ mà Hiến
pháp năm 1992 đã ghi nhận bằng cánh ghi nhận đổi mới theo hướng vĩ mô, tinh gọn,
bao quát vấn đề hơn cách ghi nhận của các bản Hiến pháp trước đó.
16


Nguyễn Phú Trọng - 20061341

Hiến pháp 2013 lần đầu tiên đưa ra nguyên tắc “hạn chế quyền”. Khoản 2 Điều
14, quy định như sau: “2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế
theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc
gia, trật tự, an tồn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
Trong quy định này có hai nội dung:
Thứ nhất, hạn chế quyền phải bằng văn bản Luật (chứ không được hạn chế
quyền bằng các văn bản dưới luật như pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, thông tư...
Thứ hai, chỉ được hạn chế quyền vì “lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đờng”, chứ khơng phải vì bất cứ lý
do nào khác. Chẳng hạn một cơ quan, tổ chức nhà nước nào đấy vì muốn đơn giản, dễ
quản lý cho mình thì “đẻ ra các giấy phép con” như cách nói của báo chí.
Như các phương tiện thơng tin đại chúng đã đưa, nhiều kỳ sinh hoạt của Quốc
hội, Thường vụ Quốc hội, kể từ sau khi có Hiến pháp 2013, các đờng chí lãnh đạo
Nhà nước và nhiều đại biểu thường nhắc “cần phải hết sức cẩn trọng khi đưa ra
những quy định hạn chế quyền của công dân”, và phải tơn trọng ngun tắc “ việc gì
pháp luật khơng cấm thì người dân có quyền làm).
Chẳng hạn Luật Đầu tư được Quốc hội thông qua (ngày 26/11/2014, sẽ có hiệu
lực từ ngày 1/7/2015) đã luật hóa quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh
trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm (Điều 33 của Hiến pháp 2013).
Thay cho Điều 30 Luật Đầu tư hiện hành với nội dung “cấm” quá rộng và thiếu
cụ có thể dẫn đến các cơ quan chức năng tùy tiện vận dụng, dễ vi phạm QCN, Luật

Đầu tư mới, quy định rõ 6 ngành nghề cấm đầu tư. Đó là: cấm “kinh doanh ma túy;
kinh doanh hóa chất, khống vật cấm; kinh doanh động, thực vật hoang dã, nguy cấp,
quý hiếm có ng̀n gốc từ tự nhiên; kinh doanh mại dâm; mua, bán người, mô, bộ
phận cơ thể người và các hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vơ tính trên
người” (Điều 6 Luật Đầu tư 2014).
Tương tự như vậy, Luật Kinh doanh mới, xóa bỏ quy định các ngành nghề kinh
doanh, mà chỉ còn bốn nội dung: “tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; địa chỉ
trụ sở chính; thơng tin về người đại diện theo pháp luật và thành viên công ty; và vốn
điều lệ” (Điều 29 Luật Kinh doanh mới).
Hiến pháp 2013, còn thể hiện nguyên tắc “suy luận vô tội”. Đây là một nguyên
tắc nhân quyền, được xem là tập quán pháp lý quốc tế, thể hiện tính nhân đạo, khoan
dung của pháp luật.
Điều 31, Chương II quy định: “1. Người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho
đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tịa án đã có
hiệu lực pháp luật”.
17


Nguyễn Phú Trọng - 20061341

Khoản 5 cũng tại Điều 31, quy định về quyền được bồi thường của người dân và
trách nhiệm phải xử lý người vi phạm pháp luật. Nội dung như sau: “ 5. Người bị bắt,
tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có
quyền được bời thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi
phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật”.
Cũng như pháp luật của các nước khác, các quyền và tự do của con người nói
chung, các quyền cơng dân nói riêng trong những trường hợp nhất định phải bị hạn
chế, đồng thời thể hiện nghĩa vụ cơng dân. Trong những nghĩa vụ này, có nghĩa vụ
tuân thủ pháp luật. Đây là nội dung của mệnh đề “do pháp luật quy định” hoặc “theo

quy định của pháp luật”.
CHƯƠNG III. THỰC HIỆN CHẾ ĐỊNH QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ
NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN TRONG HIẾN PHÁP NĂM 2013
3.1. Các vấn đề thực tiễn
Quyền con người là giá trị phổ quát và tất cả người dân các quốc gia đều mong
muốn quyền của mình được bảo đảm. Quyền con người có được như ngày nay cũng
chính là thành quả đấu tranh của các dân tộc, trong đó có quyền dân tộc tự quyết là
quyền được nêu lên đầu tiên trong hầu hết tất cả các điều ước quốc tế. Với Việt Nam,
bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, mà trước hết là quyền dân tộc tự quyết - quyền
được ghi nhận hàng đầu, ngay tại Điều 1 của Công ước về các quyền dân sự chính trị
(ICCPR) cũng là mục tiêu và thành quả của quá trình đấu tranh, hy sinh gian khổ của
nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Vì vậy, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là cam
kết xuyên suốt của Nhà nước Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua.
Đặc biệt, với cơng cuộc Đổi mới tồn diện mà Việt Nam tiến hành trong những
thập kỷ qua, con người - nhân dân ln được đặt ở vị trí trung tâm, vừa là mục tiêu,
vừa là động lực của mọi chính sách, hành động. Dù cịn nhiều khó khăn thách thức
khách quan, và cả chủ quan, nhưng nhìn chung cơng tác bảo vệ và thúc đẩy quyền
con người ở Việt Nam đạt được nhiều thành tựu to lớn, được cộng đồng quốc tế tin
tưởng, đánh giá cao.
Kể từ khi Hiến pháp 2013 được thơng qua, cơng tác cải cách pháp luật, hồn
thiện thể chế, chính sách đã được đẩy mạnh với hơn 100 luật, bộ luật có liên quan đến
quyền con người được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung. Mới đây nhất, ngày
20/11/2019, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) với nhiều quy định
mới bảo đảm tốt hơn quyền của người lao động, cơ bản tương thích với các điều ước
quốc tế quan trọng của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).
Các kết quả về bảo đảm các quyền con người trên thực tế cũng được minh
chứng qua những con số thuyết phục. Theo Báo cáo của Chương trình Phát triển Liên
18



Nguyễn Phú Trọng - 20061341

hợp quốc (UNDP) năm 2018, Việt Nam thuộc nhóm Trung bình cao về Chỉ số phát
triển con người (thứ 116/189 quốc gia) và Chỉ số bình đẳng giới (đứng thứ 67/160
quốc gia). Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), tỷ lệ đói nghèo ở Việt
Nam tiếp tục giảm, đặc biệt là trong các dân tộc thiểu số, với tỷ lệ giảm mạnh tới
13%, mức giảm lớn nhất trong thập niên vừa qua.
Đảng và Nhà nước Việt Nam có rất nhiều biện pháp cụ thể để bảo đảm quyền
của người dân trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. Người dân
tham gia trực tiếp và thụ hưởng quyền qua các hình thức như: tham gia qua quốc hội,
qua các đồn thể chính trị-xã hội, các phương tiện thơng tin đại chúng.
Ví dụ quyền dân sự, quyền được tiếp cận thông tin, chúng ta cũng thấy rằng,
ngày nay với điều kiện kinh tế phát triển hơn thì khả năng người dân tiếp cận thông
tin tăng lên rất nhiều.
Người dân tất cả vùng miền tiếp cận với đài, truyền hình, với công nghệ Internet
tạo điều kiện tiếp cận thông tin nhiều hơn, nhanh hơn, trong nước và ngoài nước.
Hiện khoảng 70% người dân Việt Nam có thể tiếp cận Internet hàng ngày, không chỉ
để phục vụ sinh kế, học tập, giải trí mà cịn để trực tiếp thực hiện các quyền con
người của mình, kể cả những quyền dân sự, chính trị như tham gia đóng góp ý kiến
với các dự thảo văn bản chính sách, pháp luật.
Quyền về kinh tế, đảm bảo quyền kinh doanh, sở hữu, sự tham gia của các tầng
lớp nhân dân dưới các hình thức kinh tế khác nhau, kinh tế cá thể, kinh tế tập thể. Các
hình thức doanh nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp liên doanh, liên kết
với nước ngoài.
Việt Nam cũng đang xây dựng một chính phủ vì dân, chính phủ kiến tạo. Quốc
hội cũng đổi mới phương thức hoạt động để làm sao phản ánh đầy đủ tiếng nói của
người dân, thực hiện tốt hơn vai trò pháp luật, pháp luật có hiệu quả hơn, thực hiện
chức năng giám sát. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cũng cố gắng đổi mới
phát huy vai trò, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, chúng ta có rất
nhiều tổ chức. Thể hiện chủ trương, đường đối của Việt Nam nhất quán, rất rõ, ngày

càng được hoàn thiện và được thực hiện bằng cả biện pháp, kết quả cụ thể, được cộng
đờng quốc tế ghi nhận.
Ngồi ra, còn nhiều số liệu, dẫn chứng cụ thể về những bước tiến mạnh mẽ của
Việt Nam trong bảo đảm quyền con người đã được tổng hợp trong Báo cáo quốc gia
theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III, đã được Hội đồng Nhân
quyền Liên hợp quốc thông qua tháng 7/2019.
Tại phiên họp định kỳ rà soát tổng thể việc bảo đảm quyền con người ở các quốc
gia trong đó có trường hợp Việt Nam, đại đa số các quốc gia đều nhìn nhận thành tựu
của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người.
19


Nguyễn Phú Trọng - 20061341

3.2. Bảo đảm thực thi đầy đủ các quy định của Hiến pháp 2013 về quyền
con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Thứ nhất, cần có những nghiên cứu chuyên sâu về tinh thần và nội dung của bản
Hiến pháp năm 2013, các điều khoản cụ thể của bản Hiến pháp này cũng như các quy
định của các Công ước Liên hợp quốc về quyền con người mà Việt Nam là thành viên
để từ đó, nhận thức và quán triệt đầy đủ các quy định của Hiến pháp và Công ước về
quyền con người trong việc xây dựng và sửa đổi các quy định pháp luật tương thích
với Hiến pháp 2013 và các cam kết của Việt Nam trong các Công ước về quyền con
người mà đã tham gia.
Thứ hai, khẩn trương tiến hành nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các đạo luật hiện
hành, đặc biệt là các đạo luật đã nêu ở trên nhằm kịp thời khắc phục những lỗ hổng
pháp lý. Trên cơ sở đó, tiếp tục hồn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về
quyền con người, quyền công dân. Phải căn cứ đồng thời vào các quy định của Hiến
pháp 2013 và các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết, gia
nhập mà tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành về quyền con
người, quyền công dân.

Thứ ba, khẩn trương soạn thảo và ban hành Luật về tiếp cận thông tin, Luật
trưng cầu ý dân theo quy định của Hiến pháp 2013 và Nghị quyết của Quốc hội về
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014; bổ sung vào Chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh dự án luật về lập hội.
Thứ tư, tăng cường, đẩy mạnh hoạt động lập pháp của Quốc hội, tập trung vào
việc xem xét, đánh giá mức độ tương thích của các quy phạm pháp luật về lĩnh vực
quyền con người với các quy định của Hiến pháp 2013 và các công ước quốc tế mà
Việt Nam đã ký kết, gia nhập.
Phát huy vai trò của Quốc hội, các cơ quan Quốc hội trong giám sát việc thực
hiện Báo cáo rà soát định kỳ phổ quát (UPR), nhất là thực hiện các khuyến nghị của
cộng đồng quốc tế về vấn đề này. Tăng cường sự phối hợp giữa các ủy ban chuyên
môn của Quốc hội trong việc xây dựng Báo cáo quốc gia về nhân quyền để trình Hội
đờng nhân quyền.
Thứ năm, cần xem xét áp dụng kỹ thuật “một luật sửa nhiều luật”, theo đó, một
văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để đờng thời sửa đổi, bổ sung, thay
thế, hủy bỏ, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ
quan ban hành được quy định trong Luật BHVBQPPL. Trên thực tế, nội dung quyền
con người, quyền công dân được thể hiện trong nhiều đạo luật có tính lờng ghép và
có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Việc áp dụng kỹ thuật này cho phép rút ngắn thời
gian và quy trình soạn thảo văn bản, bảo đảm tính đờng bộ, tồn diện trong việc hồn
thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực này.
20


Nguyễn Phú Trọng - 20061341

21


Nguyễn Phú Trọng - 20061341


KẾT LUẬN
Tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, cơng
bằng văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, hơn suốt hai mươi năm
qua các quyền con người được tôn trọng, bảo vệ và thực thi thông qua việc ghi nhận
nội dung quyền con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản
Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ, đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và nhân dân
Việt Nam về sự quan tâm có tiếp thu, kế thừa những quan điểm, giá trị tiến bộ của
truyền thống dân tộc, của thế giới, cùng những kinh nghiệm lập hiến, lập pháp của
các nước tiến bộ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nước nhà.
Với phương châm “tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người
với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân” đã được
thể hiện ngày càng đầy đủ hơn về những nội dung liên quan quyền con người và
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản Hiến pháp Việt Nam qua các
thời kỳ đã chứng minh Việt Nam luôn quan tâm đến công dân cũng như luôn quan
tâm đến việc phát triển con người Việt Nam, phù hợp với cách tiếp cận của Liên hợp
quốc trong việc thực hiện quyền con người nhằm xây dựng, kết mối quan hệ đại đoàn
kết toàn dân tộc ngày càng phát triển bền vững vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.
Để bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam bên cạnh
việc nghiên cứu góp phần làm rõ những quy định của Hiến pháp về quyền con người,
quyền công dân, thiết nghĩ chúng ta phải hoàn thiện tất cả các văn bản quy phạm
pháp luật từ Luật, pháp lệnh đến các văn bản dưới luật theo tinh thần về quyền con
người, quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp, đồng thời mọi cơ quan nhà
nước, tổ chức khi thực hiện mọi hoạt động cần phải tôn trọng, bảo đảm quyền con
người, quyền công dân.

22



Nguyễn Phú Trọng - 20061341

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I.
1.
2.
3.
4.
5.
II.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

III.
1.
2.
3.
4.
IV.
1.
2.
3.
4.

5.
6.
7.
8.
9.

Văn bản pháp lý
Tuyên ngôn nhân quyền thế giới, 1948.
Công ước về các quyền chính trị và dân sự, 1966.
Cơng ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, 1966.
Hiến pháp Việt Nam năm 1946, năm 1959, năm 1982, năm 1992, năm 2013.
Hiến chương Châu Phi về quyền con người và quyền của các dân tộc, 1981.
Tài liệu ngoại ngữ
Bernard Kouchner, Le droit d’ingerence, Esdition Paris, 1970.
A.H Robertson and J.M Merrills, Human Rights in the World, Manchester University Press ,
1993.
Miriam Reidy Prost, Intervention humanitaire, un problem esthique, Université de Nanterre,
Paris, 2001.
Li-ann Thio, Implementing Human rights in ASEAN countries: “Promises to keep and miles
to go before I sleep”, 2 Yale Hum. Rts & Dev.L.J.1, 2002.
Onuma Yasuki, The East Asia Challenge for Human Rights, Cambridge University Press,
2002.
Philip J Eldridge, The Politics of Human Rights in Southeast Asia, Routledge, London,
2002.
David Martin Jones, Security and Democracy: the ASEAN Charter and the dilemmas of
Regionalism in Southeast Asia, International Affairs, 2008.
Dinah L. Shelton, Regional Protection of Human Rights, Oxford University Press, 2008.
Hitoshi Nasu and Ben Saul (ed), Human Rights in the Asia - Pacific Region, Routledge
Research in Human Rights Law, Towards Institution Building New York, First Published,
2011.

Tài liệu Tiêng Việt
Hồng Văn Hảo và Chu Hờng Thanh (Chủ biên), Các văn bản quốc tế về quyền con người,
Nxb Chính trị quốc gia, 2008.
Lương Ninh và Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Tri thức Đông Nam Á, Nxb Chính trị quốc gia,
2008.
Ngũn Đăng Dung, Vũ Cơng Giao và Lã Khánh Tùng (đờng chủ biên), Giáo trình lý luận
và Pháp luật về Quyền con người, Nxb Đại học quốc gia, 2010.
Nguyễn Đăng Dung, Đặng Minh Tuấn và Vũ Công Giao (đờng chủ biên), Giáo trình Luật
Hiến Pháp Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018
Các website
/> /> /> /> /> /> /> /> />23


Nguyễn Phú Trọng - 20061341

10. />
24



×