Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tiểu luận nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng làm phong phú thêm chủ nghĩa MacLênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.94 KB, 10 trang )

Tên chủ đề:
Phân tích nội dung, ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Cộng sản Việt Nam? Tại sao sự ra đời của bản Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng đã làm phong phú thêm cho chủ nghĩa Mác – Lênin? Ý
nghĩa của vấn đề đối với bản thân.
MỤC LỤC
1.MỞ ĐẦU.......................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài......................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu................................................................1
1.3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................1
1.4.Đóng góp của đề tài...................................................................1
2.NỘI DUNG....................................................................................2
2.1.Nội dung ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng
cộng Sản Việt Nam.....................................................................................2
2.1.1Sơ lược về hồn cảnh ra đời của Cương lĩnh chính
trị(02/1930)..................................................................................................2
2.1.2.Nội dung Cương lĩnh chính trị(02/1930 )................................2
2.1.3.Ý nghĩa của Cương lĩnh(02/1930)...........................................3
2.2. Sự ra đời của Cương lĩnh chính trị đầu tiên làm phong phú
thêm chủ nghĩa Mác-Lênin.....................................................................3
2.2.1Phương pháp tiếp cận đúng đắn, khoa học.............................3.
2.2.2 Phân tích, vận dụng quan điểm giai cấp, đấu tranh cấp của MácLênin, phù hợp thực tiễn Việt Nam.............................................................4
2.2.3. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội với Việt Nam..................4
2.2.4.Phương pháp, con đường đấu tranh, xây dựng lực lượng, giành
chính quyền phù hợp thực tiễn Việt Nam..................................................4.
2.2.5.Xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân..........................5
2.2.6.Giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc và giai cấp...........5
2.3.Ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân......................................5
3.KẾT THÚC.................................................................................6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................8


1


2


I.MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do chọn đề tài

Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, Người đã đưa con
thuyền cách mạng Việt Nam đến với bến bờ của độc lập tự do hạnh phúc.Suốt
một hành trình dài về cả khơng gian lẫn thời gian bơn ba tìm con đường cứu
nước được gọi. Sau cùng, Người đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc đi
theo chủ nghĩa Mac-Lênin, con đường giải phóng đi theo cách mạng vơ sản.
Người đã học tập sâu sắc lý luận từ chủ nghĩa Mac-Lênin, cách mạng tháng 10
Nga, nhưng không sao chép, máy móc mà dựa vào hồn cảnh thực tiễn để phát
triển ở Việt Nam.
Mùa xuân năm 1930, Đảng cộng sản Việt nam ra đời,cùng với cương lĩnh
chính trị đầu tiên. Từ đây giải quyết đươc bế tắc trong đường lối cách mạng, “là
bước ngoặt lớn cho cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng ta đi từ thắng lợi này
đến thắng lợi khác”. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định rõ mục tiêu
làm cho nước Việt Nam độc lập để đi tới xã hội cộng sản. Cương lĩnh là sự áp
dụng linh hoạt sáng tạo của chủ nghĩa Mác lên nin vào hoàn cảnh thực tiễn của
Việt Nam lúc bấy giờ, được nhân dân tin tưởng, lựa chọn và lịch sử lựa chọn.
Làm phong phú thêm chủ nghĩa Mac-Lênin.
Để hiểu rõ hơn về Cương lĩnh em xin nghiên cứu về đề tài: “Phân tích nội
dung ý nghĩa cương lĩnh chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam. Sự ra đời Cương
lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng làm phong phú thêm chủ nghĩa Mac-Lênin. Ý

nghĩa của vấn đề đối với bản thân”.
1.2.

Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu góp phần hiểu một phần rõ về q trình hình thành và
phát triển của Đảng cộng sản Việt Nam, hiểu rõ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng. Đặc biệt là thấy được vai trị quan trọng, cơng lao to lớn và tài năng của
chủ tịch Hồ Chí Minh với Đảng cộng sản Việt Nam nói riêng và với cơ ngơi tươi
đẹp của nước ta hôm nay.
1.3.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu là nghiên cứu, tổng hợp, phân tích tài liệu, cùng với
đó là phương pháp liệt kê, so sánh, tổng kết thực tiễn.
1.4.Đóng góp của đề tài
Góp phần hiểu rõ thêm về Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Góp phần hiểu về tài năng, sự vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Góp phần thấy được quy mô, sự phong phú của chủ nghĩa Mac-Lênin
3


II.NỘI DUNG
2.1. Nội dung và ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
cộng sản Việt Nam
2.1.1.Sơ lược về bối cảnh ra đời của Cương lĩnh chính trị(02/1930)
Cuối thế kỷ XIX,chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền. Các
chính sách cai trị, sự bóc lột thậm tệ làm cho nhân dân lao động các ở chính quốc
trở nên bế tắc cùng cực, mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc thuộc
địa đẩy lên đỉnh điểm, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc diễn ra mạnh
mẽ.
Vào giữa thế kỷ XIX, phong trào công nhân phát triển mạnh, đáp ứng nhu

cầu phát triển về lý luận, chủ nghĩa Mac-Lênin ra đời và phát triển. Trên thế giới
xuất hiện thêm hệ tư tưởng mới bảo vệ quyền lợi cho giai cấp vô sản.Ngày
10/1917, cách mạng tháng Mười thắng lợi, nhà nước Xô Viết dựa trên nền tảng
liên minh công nông ra đời, mở ra thời đại mới, lý luận mác lên nin thành hiện
thực.
Trong nước, dưới ách thống trị của thực dân Pháp, các chính sách cai trị,
bóc lột, các cuộc khai thác thuộc địa,tình hình chính trị, kinh tế,văn hóa Việt
Nam bị khủng hoảng trầm trọng. Mâu thuẫn của hầu hết nhân dân Việt Nam với
thực dân Pháp trở nên gay gắt. Cùng với đó là thất bại, sự bất lực của những
phong trào đấu tranh của các sĩ phu, nhân dân yêu nước. Đất nước ta rơi vào
khủng hoảng đường lối cứu nước. Đầu những năm thế kỷ XX, phong trào công
nhân được truyền bá vào trong nước, dưới sự bồi dưỡng của Nguyễn Ái Quốc,
phong trào ngày càng phát trển mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn ở ba miền ra
đời 3 tổ chức cộng sản, tuy nhiên trong quá trình hoạt động lại chia rẽ, ảnh
hưởng nhau.
Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Xiêm, biết được các tổ
chức Đảng mới thành lập chia rẽ, mất đoàn kết. Người chủ động tập hợp, chủ trì
hội nghị hợp nhất các tổ chức tại Cửu Long( Hương Cảng Trung Quốc). Hội nghị
thống nhất hợp nhất Đảng lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua
“Chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt,chương trình tóm tắt của
Đảng”.
2.1.2.Nội dung Cương lĩnh chính trị(02/1930)
-Về mục tiêu, đường lối chiến lược: “Làm tư sản dân quyền và thổ địa
cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

4


-Cương lĩnh xã định ba nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam, gồm
cả hai nội dung dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến, tuy

nhiên, nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc lập dân tộc. Cụ
thể:
+ Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và phong kiến làm cho
nước Việt Nam hoàn toàn được độc lập, dựng ra chính phủ cơng- nơng- binh và
tổ chức qn đội cơng nơng
+ Về kinh tế, tịch thu tồn bộ sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho
chính phủ mới; tịch thu ruộng đất làm của công và chia cho dân cày nghèo, mở
mang công nghiệp, nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật
ngày làm tám giờ
+ Về văn hóa, dân chính được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ
thơng giáo dực theo hướng cơng nơng hóa
Cương lĩnh xác định lực lượng cách mạng là tập hợp đại bộ phận giai cấp
công nhân, nông dân và dựa vào dân cày nghèo; “lãnh đạo nông dân làm cách
mạng ruộng đất; lơi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông,… đi vào phe vô sản giai
cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặt
phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít nhất cũng làm cho họ đứng trung lập, bộ
phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ. Giai cấp lãnh đạo cách
mạng là giai cấp công nhân, thông qua Đảng cộng sản. Đảng là đội tiên phong
của giai cấp vô sản, phải thu phục được đại bộ phận của giai cấp mình, phải làm
cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”.
+ Về mối quan hệ quốc tế, luận cương xác định cách mạng Việt Nam là
môt bộ phận của cách mạng thế giới; phải liên kết với những dân tộc bị áp bức
và quần chúng vô sản trên thế giới, nhất là với quần chúng vơ sản Pháp
2.1.3.Ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị(02/1930)
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và
sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ chí minh, phù hợp với điều kiện cảu văn
hóa, kinh tế, xã hội của Việt Nam và khu vực, phù hợp với xu thế phát triển của
thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử.
- Giải quyết được sự bế tắc về con đường giải phóng dân tộc, đường lối
cách mạng

- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, dân tộc với
quốc tế, thời đại, truyền thống yêu nước và knh nghiệm cách mạng thế giới, là sự
kết hợp của phong trào yêu nước, phong trào công nhân và chủ nghĩa MacLênin.
5


- Là một trong những cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng ta tiếp tục hoạch
định đường lối, chính sách, lãnh đạo cách mạng,là tiền đề, cơ sở đưa cách mạng
Việt Nam từ thắng lợi này sang thắng lợi khác.
2.2. Sự ra đời của Cương lĩnh chính trị đầu tiên làm phong phú thêm
chủ nghĩa Mác-Lênin
2.2.1.Tầm nhìn sâu sắc phân tích đúng, khoa học, đúng đắn.
Hồ Chí Minh đã học tập những bài học sâu sắc từ Chủ nghĩa Mac Lê nin
và Cách mạng tháng Mười Nga nhưng khơng rập khn, máy móc, sao chép. Mà
qua chủ nghĩa Mac-Lênin, Người đã phân tích, nhìn nhận được khao khát mong
muốn độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, dựa vào văn hóa phương Đơng, hồn
cảnh thực tiễn của thực địa,...Tìm ra con đường giải phóng cho tộc.
Qua sự tiếp thu, kế thừa, thấm nhuần tư tưởng học thuyết Mac-Lênin,
đồng thời hiểu sâu sắc thực tiễn Việt Nam và tình hình thế giới, Người đã đưa ra
con đường giải phóng dân tộc, con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa của một đất
nước thuộc địa nhỏ bé, kinh tế nghèo nàn lạc hậu với nền văn hóa phương Đơng.
Vạch trần thủ đoạn chính sách bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, với nhân
dân các nước thuộc địa. “Con đỉa 2 vòi” .Thể hiện rõ quyết tâm đấu tranh khao
khát độc lập dân tộc của dân tộc thuộc địa.Cách mạng dân tộc thuộc địa có mối
quan hệ chặt chẽ với cách mạng của chính quốc nhưng khơng phụ thuộc vào
chính quốc. Có thể chủ động đứng lên, đem sức ta giải phóng cho ta.
2.2.2.Phân tích, vận dụng quan điểm giai cấp, đấu tranh cấp của Mác-Lênin,
phù hợp thực tiễn Việt Nam
Vận dụng quan điểm đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mac-Lênin một
cách sáng tạo, “ Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới

xã hội cộng sản”. Người thấy được ở phương đơng trình độ sản xuất, phát triển
khơng giống ở phương Tây, nên sự phân hóa giai cấp, đặc điểm cũng không
giống nhau. “ Chủ nghĩa dân tộc là sự phát triển của sự phát triển đất nước”.
“Gắn cách mạng Việt Nam vào cách mạng thế giới, người đã quốc tế hóa cách
mạng Việt Nam” .
2.2.3.Con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Hồ Chí Minh khẳng định sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ,
chúng ta nhất định phải đi lên quá độ lên xã hội chủ nghĩa. Chỉ có đi lên xã hội
chủ nghĩa mới hồn tồn giải phóng được dân tộc, xã hội, con người. Đặc điểm
lớn nhất đi lên xã hội chủ nghĩa là Việt Nam từ một đất nước nông nghiệp nghào
nàn lạc hậu,tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, không phải qua tư bản.
2.2.4. Phương pháp, con đường đấu tranh, xây dựng lực lượng, giành
chính quyền phù hợp thực tiễn Việt Nam.
6


Xuất phát từ thực tiễn xã hội, những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam,
mong muốn tha thiết được độc lập tự do của nhân, Người đã xác định đúng kẻ
thù lớn nhất là đế quốc, phong kiến,phải đấu tranh để giành chính quyền về tay
nhân dân. Ngay từ đầu người đã xác định: “Phải giành chính quyền bằng bạo lực,
bằng khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng nếu kẻ thù ngoan cố, khơng
chịu hạ vũ khí. Phải dùng chính sức mạnh của mình để giải phóng chính mình”.
Người đã dựa vào tình hình thực tiễn Việt Nam, để tập hợp lực lượng toàn dân
Việt Nam(đại đoàn kết), lực lượng cơng nhân, nơng dân, trí thức để đánh đuổi kẻ
thù chung của toàn bộ dân tộc.
2.2.5. Xây dựng Nhà nước của nhân dân, nhân dân làm chủ, nhân dân
làm chủ.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin, “sau khi cách mạng vô sản
thắng lợi, giai cấp vô sản sẽ thiết lập nền chun chính vơ sản”. Hồ Chí Minh, đã
kế thừa và phát triển ở Việt Nam một hệ thống các quan điểm nhà nước kiểu mới

ở Việt Nam, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn cách mạng Việt Nammột cuộc cách mạng từ giải phóng dân tộc và phát triển lên, tự lực, khơng hề có
sự phụ thuộc vào phong trào cách mạng ở các nước chính quốc. Trong chính
cương vắn tắt( 2-1930) khẳng định rõ: “Thiết lập chính phủ cơng nơng binh, tổ
chức ra qn đội công nông”. Về tập hợp lực lượng, tại hội nghị TW8, người có
đề ra và bổ sung cụ thể hơn về đoàn kết toàn dân tộc.
2.2.6 Giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc và giai cấp
Trong chính cương của người đã thể hiện rõ, người đã nhận rõ bối cảnh
lịch sử, đặc trưng kinh tế văn hóa của thực tiễn Việt Nam. Từ đây, người nhận
thức và đánh giá đúng kẻ thù( cao hơn hết phải là thực dân xâm lược). Đánh đuổi
thực dân pháp là đánh đuổi kẻ thù chung của toàn dân tộc, là mâu thuẫn cao nhất,
tất yếu nhất tại thời điểm bấy giờ. Sau khi giành được chính quyền tiến hành thổ
địa cách mạng, chia đất cho dân cày nghèo, xây dựng nhà nước của dân do dân,
vì dân. Cùng với đó, trong tập hợp lực lượng, Người không phân biệt bất kỳ giai
cấp, tầng lớp nào, mà tận dụng tất cả lòng yêu nước, sức mạnh vật chất, tinh thần
của toàn nhân dân căm thù thực dân phong kiến. Trong quá trình lãnh đạo cách
mạng, người khẳng định: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đồn kết, thành cơng, thành
cơng, đại thành cơng”. Động lực để cách mạng thành công, phát triển là tinh thần
đoàn kết toàn dân tộc, quân dân trên dưới đồng lịng, khơng phân biệt vùng miền,
tơn giáo tín ngưỡng,đặt trọn niềm tin dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những luận
điểm trên là những luận điểm trong hệ thống quan điểm sáng tạo và sâu sắc áp
dụng phù hợp với thực tiễn của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự kế thừa
và vận dụng và làm phong phú thêm chủ nghĩa Mac - Lênin vào điều kiện của
Việt Nam.
7


2.3 Ý nghĩa vấn đề đối với bản thân.
Qua quá trình học tập ơn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam cùng với
nghiên cứu đề tài nghiên cứu trên, bản thân em đầu tiên hiểu rõ thêm một phần
lịch sử Việt Nam tự hào, vẻ vang và đặc biệt là ý nghĩa, giá trị to lớn của Cương

lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Bản thân em nhận thức được vị trí, vai trị của
Đảng đối với sự nghiệp phát triển của đất nước, con người Việt Nam. Là thế hệ
trẻ, những mần xanh của đất nước, được may mắn thừa hưởng hịa bình, hạnh
phúc, ấm no đổi bằng bao hy sinh của các thế hệ cha anh, của những người chị,
người mẹ Việt Nam anh hùng. Bản thân em nhận thấy cần phải có niềm tin, sự
ủng hộ tuyệt đối với Đảng như bao thế hệ đi trước đã từng tin tưởng. Đồng thời
bản thân em ý thức phải cố gắng, ra sức học tập, trau dồi kiến thức để có thể
mong sao cống hiến được chút ít cơng sức vào sự nghiệp xây dựng, phát triển tổ
quốc như sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh từng mong muốn ở thế hệ trẻ “non
sơng Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc năm châu hay không”.
Bản thân em rút ra được bài học về phương pháp nghiên cứu học tập, sao
cho hiểu quả, thấm nhuần những kiến thức, tư tưởng, đi đơi với đó là ứng những
kiến thức mình học được vào thực tiễn sao cho linh hoạt, sáng tạo, đạt hiệu quả
cao. Tránh sự rợp khuôn, máy móc.
Từ vấn đề về tập hợp lực lượng trong Cương lĩnh, bản thân em rút ra được
bài học về sự đồn kết, tinh thần thống nhất đồng lịng. Trong cuộc sống, công
việc học tập, nên phát huy, nêu cao tinh thần tập thể, làm việc nhóm, đồng kết,
đồng lịng để có thể đạt những hiệu quả cao nhất.
Từ vấn đề giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn của giai cấp và dân tộc,
bản thân em rút ra bài học về phải cố gắng, nhìn nhận mọi vấn đề tồn diện, sâu
sắc để điều hòa những mối quan hệ trong cuộc sống, học tập, gia đình,....
Từ vấn đề kết hợp sức mạng dân tộc và thời đại, bản thân em nhận thấy
cần phải phát triển bản thân nhiều hơn và đồng thời tiếp thu ý kiến của mọi
người, cập nhật, tìm hiểu xu hướng, tình hình của thời đại để từ đây tiếp thu
những tri thức, kiến thức, biết mình, biết người.
Từ vấn đề con đường giành độc lập dân tộc, giải phóng con người, đi tới
xã hội cộng sản, bản thân em rút ra trong công việc, cuộc sống, cần phải có cho
mình những ước mơ, hồi bão và cố gắng, ra sức đạt được nó. Cùng với việc
hướng tới ước mơ là những kế hoạch, mục tiêu cụ thể, khoa học để đạt kết quả
cao.


8


III.KẾT THÚC
Cương lĩnh chính trị đầu tiên là một văn kiện đầu tiên, hết sức quan trọng
của Đảng. Chưa một thời đại nào, chưa một ai trước đó có thể tạo ra sức ảnh
hưởng lớn, phạm vi tập hợp lực lượng lớn như vậy. Và hơn hết đó làm một con
đường cứu nước mới giải quyết khủng hoảng về đường lối cứu nước. Tiến tới
xây dựng một nhà nước do giai cấp công nhân lãnh đạo, bảo vệ quyền lợi cho gia
cấp vô sản. Ta thấy được nội dung của cương lĩnh là con đường cách mạng đi
theo khunh hướng vô sản theo như chủ nghĩa Mác- Lênin và bổ sung thêm
những đặc điểm có ở Việt Nam để phù hợp hơn với thực tiễn.Thực tiễn quá trình
vận động, phát triển của Đảng từ lúc thành lập đến nay đã chứng minh tính khoa
học, cách mạng, đúng đắn tiến bộ của Cương lĩnh. Từ đây góp phần làm phong
phú thêm lý luận chủ nghĩa MacLênin, cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đảng ta ln lấy làm kim chỉ
nam để tiến tới, phát triển.
Trên đây là toàn bộ những nghiên cứu, phân tích, hiểu biết của em trong
q trình gắn bó, học tập cùng cơ và các bạn, cùng với là sự nghiên cứu, mở rộng
qua nhiều nguồn tài liệu. Ngồi ra cịn có một số quan điểm của cá nhân em.
Trong q trình phân tích, nghiên cứu, trình bày khơng tránh khỏi những sai sót,
rất mong được sự đóng góp, nhận xét từ cơ để bài làm em được hoàn thiện hơn
và hơn hết, bản thân em được trau dồi thêm những kiến thức bổ ích, ý nghĩa.
Học phần qua, được cô sát sao, chỉ dạy em học được rất nhiều kiến thức,
phát hiện thêm những chân trời mới. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô
đã đồng hành cùng em chiếm lĩnh những chân trời tri thức của môn học.
Em xin chân thành cảm ơn!

9



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam( dành cho bậc đại học
không chuyên lý luận chính trị). 2018. Bộ giáo dục và đào tạo
2.

Văn kiện Đảng tồn tập. Nxb Chính tri quốc gia, Hà Nội,2002(tập 2)

3.

Hồ Chí Minh tồn tập. Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội,2011(tập 2)

4.



5.

/>
10



×