Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Đề thi HSG cấp huyện Môn Ngữ văn 8 (22 đề có hướng dẫn chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 118 trang )

“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 01

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi HSG năm học 2020 – 2021, Huyện Hoằng Hóa, ngày thi 09/3/2021)
ĐỀ BÀI
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng nó hót hay nhất
thế gian. Có lần, nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm ra bằng được mới thơi. Giữa đám
cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn
nhất. Vượt lên trên nỗi đau khơn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi và tiếng ca hân hoan ấy
đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một khơng hai, bài ca phải
đối mặt bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi khi lắng nghe và chính
Thượng đế trên Thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có
được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất.
(Trích Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Colleen MeCullough).
Câu 1 (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2 (1.0 điểm): Nêu nội dung của đoạn trích.
Câu 3 (2.0 điểm): Hình ảnh "chiếc gai nhọn" và "bài ca duy nhất, có một khơng hai" trong
đoạn trích tượng trưng cho những điều gì trong cuộc sống"?
Câu 4 (2.0 điểm): Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi đến người đọc điều gì?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)
Câu 1 (4.0 điểm):
Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi cho rằng: Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ
của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.


Câu 2 (10.0 điểm):
Theo em, hình tượng nước mắt trong văn chương có thể hiểu như thế nào?
Hãy trình bày cảm nhận về hình tượng ấy qua đoạn trích "Trong lịng mẹ" (Những
ngày thơ ấu - Nguyên Hồng).
----------------------Hết---------------------

Gmail:

1


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 01

(Đề thi HSG năm học 2020 – 2021, Huyện Hoằng Hóa, ngày thi 09/3/2021)
. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần

Câu

I

Yêu cầu cần đạt

Điểm


ĐỌC HIỂU

6,0

1

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

1,0

2

Nội dung của đoạn trích: Để dành những điều tốt đẹp nhất, quý
giá nhất, con người phải trả giá bằng công sức thậm chí cả sinh
mệnh của chính mình.

1,0

3

Hình ảnh "chiếc gai nhọn" và "bài ca duy nhất, có một khơng
hai" trong đoạn trích tượng trưng cho:

2,0

- Chiếc gai nhọn: Tượng trưng cho những khó khăn, thử thách
mà mỗi người phải vượt qua trong cuộc sống.

1,0


- Bài ca duy nhất, có một khơng hai: Tượng trưng cho những
điều tốt đẹp, có giá trị nhất trong cuộc sống mà con người có
được nhờ vượt qua khó khăn, thử thách.

1,0

Học sinh có thể trình bày những ý sau:

2,0

4

- Những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống chỉ có thể có được khi ta
trải qua những khó khăn, gian khổ thậm chí phải trả giá bằng
chính nỗi đau, bằng cả sự sống và sinh mạng của mình.
- Mỗi người hãy biết vươn lên trên những gian khổ, bất hạnh để
khẳng định bản thân mình.
II
1

TẠO LẬP VĂN BẢN

14,0

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
em về ý kiến: Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ
của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống.

4,0


a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

0,25

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác
lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
- Quà tặng bất ngờ của cuộc sống: Là những giá trị vật chất, tinh
thần mà người khác trao cho mình, những cơ hội, may mắn bất
ngờ do khách quan đem lại.

Gmail:

0,5

2


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

- Tự mình làm nên cuộc sống: Là do chính bản thân mình tự tạo
nên.

0,5

=> Nội dung của câu nói khun con người cần có thái độ sống

chủ động, khơng nên trông chờ vào người khác. Cuộc sống của
mỗi người do chính mỗi chúng ta tạo nên.
- Trong cuộc đời của mỗi người đôi khi sẽ nhận được quà tặng
bất ngờ từ cuộc sống. Khi đó ta sẽ có may mắn được hưởng niềm
vui, hạnh phúc trong cuộc đời. Không thể phủ nhận ý nghĩa và
giá trị của quà tặng bất ngờ mà cuộc sống đem lại cho con người,
vấn đề là phải biết tận dụng, trân trọng quà tặng ấy như thế nào.
Tuy nhiên cuộc sống không phải lúc nào cũng là trải đầy hoa
hồng, cuộc sống luôn tiềm ẩn những khó khăn, phức tạp. Muốn
cuộc sống của chính mình tốt đẹp thì hãy tự mình làm nên cuộc
sống. (Dẫn chứng).

2

1,0

- Nhiều người khi nhận quà tặng bất ngờ; Có tâm lý chờ đợi, ỷ
lại, thậm chí vung phí những quà tặng ấy. Phê phán một số người
thụ động, thiếu ý chí vươn lên, chỉ chờ đợi vào những quà tặng
bất ngờ mà khơng tự mình làm nên cuộc sống.

0,5

- Phải chủ động trang bị, rèn luyện cách sống bản lĩnh, có lí
tưởng, có ước mơ để làm nên những điều kỳ diệu cho cuộc sống
của chính mình.

0,5

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo,có suy nghĩ riêng về vấn đề

nghị luận.

0,25

e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp,
ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,25

Theo em, hình tượng nước mắt trong văn chương có thể hiểu
như thế nào? Hãy trình bày cảm nhận về hình tượng ấy qua đoạn
trích "Trong lịng mẹ" (Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng).
a. Đảm bảo thể thức của một bài văn nghị luận có bố cục ba
phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài..

0,5

b. Đảm bảo kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ
năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương đề làm
bài.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp. Các
luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lý, có liên kết chặt
chẽ, sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận
điểm.

8,0


1. Giải thích:
- Hình tượng giọt nước mắt trong văn chương từ xưa đến nay có
rất nhiều cung bậc, nó bộc lộ tâm trạng, cảm xúc góp phần làm
sâu sắc hơn tính cách của nhân vật.

Gmail:

1,0

3


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

- Giọt nước mắt ấy có khi cụ thể bật lên từ khổ đau hay vui
sướng, từ những khát vọng hay đam mê.
- Giọt nước mắt ấy, có khi là sự rỏ giấu thầm lặng bởi chính nỗi
đau khổ, niềm thương cảm nghẹn ngào của người cầm bút.
2. Chứng minh vấn đề.
* Vài nét về tác giả Nguyên Hồng và tác phẩm “Những ngày thơ
ấu”

1,0

* Hình tượng nước mắt trong đoạn trích “Trong lịng mẹ”
vừa mang ý nghĩa thực vừa mang nghĩa biểu tượng.

4,0

+ Hình tượng nước mắt trong đoạn trích mang ý nghĩa thực đó là

nỗi niềm, tâm trạng của cậu bé Hồng qua những lần bật khóc.
- Lần thứ nhất là những giọt nước mắt của sự đau đớn, tủi hờn:
Từ đầu đoạn trích người cơ cố châm chọc, miệt thị, mỉa mai hình
ảnh người mẹ „Cơ tơi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tơi
nghe”. Tình cảnh túng quẩn, hình vẻ gầy guộc, rách rưới của mẹ
... Sau lời hỏi thứ hai của người cơ lịng chú bé càng thắt lại,
khóe mắt đã cay cay. Đến lời nói thứ ba thì “nước mắt tơi rịng
rịng rớt xuống hai bên mép rồi chan hịa đầm đìa ở cằm và ở
cổ”.

2,0

= > Khi nhắc đến mẹ, nỗi nhớ dâng trào, nhưng những giọt nước
mắt sớm được Hồng kìm nén. Trong cuộc đối thoại với bà cô, từ
sâu thẳm trái tim, những giọt nước mắt của bé Hồng là nước mắt
của lòng thương và nỗi hận, thương mẹ bao nhiêu lại hận những
cổ tục đày đọa mẹ bấy nhiêu.
- Lần thứ hai là những giọt nước mắt của hạnh phúc, của mãn
nguyện: Gặp lại mẹ, những giọt nước mắt cứ vỡ ịa tn trào
khơng phải kìm nén trơng chừng, khơng nghẹn ngào uất ức.
Nước mắt ấy được thoải mái được bật thành ra tiếng nấc, nức nở
trong tiếng dỗ dành ấm áp thân quen của mẹ. Nước mắt tuôn trào
từ niềm hạnh phúc, hân hoan, rạo rực trong tình mẫu tử thiêng
liêng.

1,5

= > Vẻ đẹp của tâm hồn trẻ thơ.
+ Hình tượng nước mắt trong đoạn trích mang ý nghĩa biểu
thượng. Qua hình tượng giọt nước mắt thể hiện cách nhìn đời,

nhìn người bằng tình u thương và lịng nhân ái, sự cảm thơng
và lịng bao dung.
+ Chương IV được nhà văn đặt tên “Trong lòng mẹ” Nguyên
Hồng đã muốn bất tử hóa cái khoảnh khắc quý giá được ở trong
lòng mẹ mà bé Hồng hằng khao khát.

0,5

3. Đánh giá, tổng hợp:
- Ngòi bút tinh tế của Nguyên Hồng lách sâu vào nội tâm nhân

Gmail:

4


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

vật, để giọt nước mắt của nhân vật làm hiện lên trong đoạn trích
một bức tranh cuộc sống chân thực và cảm động: đầy cay đắng,
tủi cực nhưng cũng ngập tràn khao khát u thương, ln hướng
về tình người bao dung ấm áp. Sức hấp dẫn của đoạn trích
“Trong lịng mẹ” cũng như văn chương của Nguyên Hồng bắt rễ
từ chính những cảm thơng.
- Hình tượng nước mắt là hình tượng đẹp, có sức chứa lớn về tư
tưởng, cảm xúc, góp phần khắc họa nhân vật; thể hiện chủ đề tác
phẩm. Nó cịn cho ta hiểu sâu hơn tài năng và tấm lịng nặng trĩu
nhân tình thế thái, nỗi thương đời của các nhà văn.
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc,
mới mẻ về vấn đề.

e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ
pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.

1,0

0,5
0,5

Lưu ý chung:
1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể khơng quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu
mức điểm của phàn nội dung lớn nhất thiết phải có.
2. Khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ
thuyết phục.
3. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
4. Đối với đoạn văn nghị luận xã hội nếu viết dài quá 1,5 trang giấy thì trừ 0,5 điểm. Nếu
khơng có dẫn chứng trừ 0,5 điểm.
---------------------- Hết ----------------------

Gmail:

5


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 02


Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi HSG năm học 2020 – 2021, Huyện Hậu Lộc, ngày thi 09/3/2021)
ĐỀ BÀI
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
GÁNH MẸ
Cho con gánh mẹ một lần,
Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con,
Cho con gánh mẹ đầu non,
Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời.
Ngày xưa mẹ gánh à ơi,
Con xin gánh lại những lời mẹ ru,
Đường đời sương gió mịt mù,
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian lao.
Để con gánh mẹ đừng can,
Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai,
Cho con gánh cả tháng dài,
Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay.
Cho con gánh cả đơi vai
Thân cị lặn lội sớm mai vai gầy
Mẹ già lá sắp xa cây
Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao.
Mẹ ơi sóng biển dạt dào,
Con sao gánh hết công lao một đời,
Bông hồng cải áo đúng nơi,
Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la,
Cho con gánh lại mẹ già,
Để sau người gánh chính là con con…
(Quách Beem)
Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2 (1.0 điểm): Em hiểu nghĩa của từ "gánh" trong đoạn trích là gì?
Câu 3 (2.0 điểm): Tìm, gọi tên và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đặc sắc trong đoạn
trích?
Câu 4 (2.0 điểm): Thơng điệp mà phần ngữ liệu muốn gửi tới chúng ta là gì? (Viết từ 7
đến 10 câu).
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (14.0 điểm)

Gmail:

6


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

Câu 1 (4.0 điểm): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về
câu nói: "Sự học như thuyền bơi ngược nước, không tiến ắt sẽ lùi".
Câu 2 (10.0 điểm): Nhận xét về bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh, có ý kiến cho rằng:
"Sức hấp dẫn của những vần thơ viết về quê hương của Tế Hanh không chỉ dừng lại ở việc
miêu tả cảnh vật, vùng biển hùng vĩ mà hồn thơ Tế Hanh cịn dành tình u đặc biệt với
người dân vạn chài nơi đây".
Bằng hiểu biết của mình về bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh - Ngữ văn 8 - tập 2.
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
---------------------- Hết ---------------------Địa chỉ: />HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ: 02
Phần

Nội dung

Câu

Điểm


ĐỌC HIỂU

6.0đ

1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm

1,0

2

-Nghĩa của từ “gánh”:

1,0

I

+ Nghĩa gốc gánh là: Mang một vật nặng bằng cách mắc vào
hai đầu một cái đòn đặt lên vai.
+ Trong đoạn trích này từ gánh chủ yếu được hiểu theo nghĩa
chuyển: Đó là sự lam lũ, tần tảo của người mẹ trong hành trình
mưu sinh, ni con khơn lớn. Đố còn là thái độ của người con
muốn đền ơn, báo đáp công ơn của mẹ...
3

-Các biện pháp tu từ: (Lưu ý chỉ ra ít nhất 2 biện pháp tu từ
thì cho điểm tối đa)


1,0

+ Điệp ngữ: Cho con gánh mẹ
+Hoán dụ: Gánh mẹ; Đầu non, gánh à ơi, gánh tháng dài, gánh
đôi vai,...
+Ẩn dụ: Biển trời, lời ru, thân có lặn lội, bơng hồng, bơng
hiếu,...

4

-Tác dụng: Bằng sự lặp đi lặp lại các câu từ như muốn khẳng
định tấm lòng hiếu thảo của con dành cho mẹ yêu của mình.
Các hình ảnh ẩn dụ, hốn dụ gần gũi, giàu sức biểu cảm thể
hiện được công ơn trời biển của mẹ dành cho con.

1,0

Thông điệp:

2,0

- Lời bài thơ Gánh mẹ đưa người đọc trở về những ngày tháng
xưa cũ, được mẹ ẵm bồng, yêu thương, che trở. Để rồi trở về
với thực tại, những người con mới thấm thía cơng lao của cha
mẹ ngày nào.
- Lời bài thơ Gánh mẹ là tình yêu, sự biết ơn của những người
con gửi đến cha mẹ mình, người đã vất vã sinh thành, dưỡng
Gmail:

7



“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

dục để chúng ta có ngày hơm nay.
- Với nhịp điệu nhẹ nhàng, da diết, mỗi khi đọc bài thơ, tiếng
lòng của những người con lại từ từ rung lên những nhịp đập đẹp
đẽ và bình dị,...
II
1

LÀM VĂN

14,0

Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về: "Sự học
như thuyền bơi ngược nước, không tiến ắt sẽ lùi".

4,0

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

0,25

c. Triển khai hợp lí nội dung nghị luận:


3,0

Học sinh có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau miễn là
hợp lí và có sức thuyết phục, trên cơ sở hiểu đúng nội dung câu
chuyện và yêu cầu của đề. Sau đây là một số gợi ý:
- Dẫn dắt vào vấn đề:

0,5

1. Giải thích:
- Học là hoạt động thu nhận kiến thức, rèn kĩ năng,... do người
khác truyền lại.
-Con thuyền bơi ngược nước là hình ảnh ẩn dụ cho những khó
khăn, thử thách trong q trình học tập,...

0,5

-Khơng tiến ắt sẽ lùi: Khi con thuyền bơi ngược nước trên dịng
sơng, người lái thuyền phải cố gắng hết mình để giữ vững tay
chèo thì con thuyền mới tiến lên được. Nếu dừng tay chèo thì
con thuyền khơng thể đứng lại mà sẽ chuồi theo dòng nước
chảy mạnh.
= > Ý nghĩa câu nói: Việc học cũng như bơi thuyền ngược
nước nhiều gian nan thử thách, khó khăn. Nếu chúng ta khơng
nỗ lực, kiên trì để học tập nâng cao hiểu biết, học vấn của mình
sẽ bị tụt hậu,...
2.Bàn luận.
- Học là một hoạt động khám phá và sáng tạo, thu nhận kiến
thức và vận dụng sáng tạo kiến thức. Nó đòi hỏi con người phải
tiêu tốn thời gian, của cải,sức lực... Hiểu như vậy mới thấy việc

học khó khăn gian khổ,...
- Kiến thức của nhân loại thì mênh mơng, được bổ sung từng
ngày, từng giờ, từng giây,... Điều ta biết chỉ là hạt cát, điều ta
chưa biết là cả sa mạc mênh mơng. Nếu học mà khơng tiến bộ
thì chắc chắn sẽ bị tụt hậu so với người khác trên con đường
học tập,...
- Điều cốt yếu của việc học là kiên trì, quyết tâm. Học suốt đời,
khơng ngừng nghỉ, học ở thầy cô, bạn bè, sách vở, cuộc sống.
Gmail:

1,0

8


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

Học kiến thức trong tự nhiên, học đạo đức lối sống, học cách
đối nhân xử thế...
(Lấy dẫn chứng phù hợp để chứng minh).
3. Mở rộng.
- Phê phán những người không nỗ lực, kiên trì học tập,...

0,5

4. Bài học:
-Mỗi chúng ta cần có phương pháp học tập hiệu quả.

0,5


(Tùy vào cách diễn đạt, trình bày của HS mà GV cho điểm phù
hợp với khả năng cac em)
d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp với những
chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật trong cuộc sống hiện
nay.

2

0,25

e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả,
ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.

0,25

Làm rõ ý kiến cho rằng: "Sức hấp dẫn của những vần thơ viết
về quê hương của Tế Hanh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả
cảnh vật, vùng biển hùng vĩ mà hồn thơ Tế Hanh cịn dành tình
u đặc biệt với người dân vạn chài nơi đây".

10.0

Qua bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh - Ngữ văn 8 - tập 2.
a. Đảm bảo thể thức của một bài văn nghị luận có bố cục ba
phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài: Mở bài giới thiệu về vấn đề
nghị luận; Thân bài triển khai các luận điểm làm rõ được nhận
định; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận.

0,25


b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện
cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có kết
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ với dẫn chứng.

9,0

Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
* Dẫn dắt vấn đề.
- Dẫn dắt vấn đề
-Trích ý kiến

0,25

*Giải thích ý kiến: Ý kiến trên muốn khẳng định sức hấp dẫn
của bài thơ Quê hương với người đọc không chỉ bởi cảnh vật
vùng biển quê ông được miêu tả rất đẹp bằng ngịi bút tinh tế
mà cịn hấp dẫn bởi tình u chân thành, tha thiết mà Tế Hanh
dành trọn cho con người quê hương.

0,75

2. Chứng minh.

5.0đ

2.1. Giời thiệu tác giả, tác phẩm:


0.5

Gmail:

9


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

2.2. Chứng minh qua “Quê hương” của Tế Hanh

4.5

Luận điểm 1: Bài thơ hấp dẫn người đọc trước hết bởi cảnh
vật vùng biển quê hương hiện lên thật tự nhiên mà cũng
thật đẹp.

1.25

- Ngay ở lời thơ mở đầu nhà thơ đã giới thiệu với người đọc về
quê hương yêu dấu của mình với nghề nghiệp và vị trí cụ
thể,...với niềm tự hào về một vùng quê chài lưới thanh bình.
- Cảnh dân chài ra khơi:
+ Hình ảnh thiên nhiên: yên ả, trong lảnh, tươi sáng, kỳ vĩ...
+ Hình ảnh con thuyền ra khơi: “Chiếc thuyền nhẹ...vượt
trường giang”.
= > Biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, sử dụng động từ
mạnh khi mưu tả con thuyền và cánh buồm:
+ Chiếc thuyền như một chiến binh dũng mãnh, được mưu tả

bằng một loạt các động từ mạnh “hăng”, “phăng”, “mạnh mẽ
vượt”,... thể hiện sự dũng mãnh, tràn đầy sức sống, sẵn sàng
đương đầu với biển cả bao la, chinh phục thiên nhiên.
+ Hình ảnh cánh buồm đầy lãng mạn, thi vị khi được so sánh
với “mãnh hồn làng”. Cánh buồm chính là linh hồn, là biểu
tượng của người dân làng chài. Cánh buồm ấy hiên ngang
“rướn” mình lên, nỗi bật giữa nền trời bao la ngồi biển khơi,
như chính con người đang đứng giữa biển, làm chủ thiên nhiên.
= > Bức tranh thiên nhiên vùng biển tươi sáng, sống động.
(HS dẫn chứng thơ phân tích)
Luận điểm 2: Bài thơ hấp dẫn người đọc bởi tình yêu của
người con xa quê (tác giả) dành cho người dân vạn chài.

1,25

- Ông viết về họ với tất cả niểm tự hào hứng khởi:
+ Đó là cảnh đoàn thuyền trở về bến trong sự mong đợi của
người dân chài - > bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm
vui, sự sống...
+ Đó là hình ảnh người dân vạn chài khỏe mạnh, rắn giỏi,...
(HS chú ý bút pháp tả thực kết hợp với bút pháp lãng mạn)
+ Hình ảnh con thuyền mệt mỏi, say sưa sau một hành trình vất
vả....
(HS phân tích biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ)
+ Bài thơ kết thúc trong nỗi nhớ quê hương khôn nguôi của
người con xa quê...
(HS lấy dẫn chứng thơ phân tích)

Gmail:


10


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

Luận điểm 3: Bài thơ hấp dẫn người đọc còn được thể hiện
qua hình thức nghệ thuật đặc sắc.

1.0

- Thể thơ, biện pháp nghệ thuật, giọng điệu, cú pháp.
+ Thể thơ tám chữ phóng khống phù hợp với việc bộc lộ cảm
xúc giản dị, tự nhiên.
+ Biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, liên tưởng
độc đáo, giàu sức sáng tạo.
+ Hình ảnh tả thực, miêu tả chân thật kết hợp với lãng mạn bay
bổng.
+ Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc; giọng điệu nhẹ nhàng, da
diết...
(HS lấy dẫn chứng thơ tiêu biểu phân tích)
= > Với tài năng sáng tạo hình ảnh thơ giàu sức gợi cảm, vừa
chân thực, vừa lãng mạn của Tế Hanh cho ta thấy tình u q
hương da diết và hồn hậu của ơng thủơ hoa niên.
3. Đánh giá, tổng hợp:

1.0đ

- Khẳng định ý kiến là đúng. Hình ảnh quê hương thân yêu theo
suốt cuộc đời Tế Hanh. Dù ở bất kì thời gian nào. Quê hương
vẫn là nguồn cảm hứng dạt dào tha thiết để cảm xúc trong thơ

ông thăng hoa thành những bài thơ tuyệt bút.

0,5

- Thơ Tế Hanh có sức lay động tới độc giả. Nó đánh thức trái
tim ta trong tình u nỗi nhớ q hương... Từ đó ta càng trân
trọng quê hương và yêu bài thơ hơn

0,5

d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp.

0,25

e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ
pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.

0,25

Lưu ý chung:
1.Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá khái quát,
tránh đếm ý cho điểm..
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ yêu cầu đã nêu
ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt.
3. Khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo. Bài viết có thể khơng giống đáp án, có
những ý ngồi đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
---------------------- Hết ----------------------

Gmail:


11


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 03

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi HSG năm học 2018 – 2019, Huyện Thiệu Hóa, ngày thi 16/05/2019)
ĐỀ BÀI
I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 6.0 điểm )
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Trở về với mẹ ta thôi
Giữa bao la một khoảng trời đắng cay
Mẹ khơng cịn nữa để gầy
Gió khơng cịn nữa để lay tóc buồn
Người khơng cịn dại để khôn
Nhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm.
(Trở về với mẹ ta thôi- Đồng Đức Bốn)
Câu 1.(1.5 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên và nêu đặc điểm của thể thơ đó.
Câu 2.(1.0 điểm): Theo em người con trở về với mẹ “ Giữa bao la một khoảng trời đắng
cay” trong hoàn cảnh nào?
Câu 3.(0.5 điểm): Từ “ nhớ thương” thuộc loại từ ghép gì?
Câu 4 .(3.0 điểm): Xác định và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của biện pháp tu từ được sử
dụng trong đoạn thơ?
II. TẬP LÀM VĂN (14.0 điểm)

Câu 1 (4.0 điểm): Từ nội dung phần đọc – hiểu trên, em hãy viết đoạn văn (từ 150-200
chữ) nêu suy nghĩ của em về tình mẫu tử.
Câu 2 ( 10.0 điểm)
Bàn về thơ, nhà thơ Chế Lan Viên viết:
“Thơ khơng chỉ đưa ru mà cịn thức tỉnh”
Em hiểu như thế nào về quan niệm thơ của Chế Lan Viên? Hãy làm sáng tỏ quan
niệm đó qua việc phân tích hai bài thơ Ơng đồ của Vũ Đình Liên và Quê hương của Tế
Hanh trong sách giáo khoa Ngữ văn 8.
---------------------- Hết ----------------------

Gmail:

12


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 03

(Đề thi HSG năm học 2018 – 2019, Huyện Thiệu Hóa, ngày thi 16/05/2019)
HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM


Đọc đoạn thơ Trở về với mẹ ta thôi của Đồng Đức Bổng

6.0

Thể thơ : Lục bát.

0.5

Học sinh nêu được đặc điểm cơ bản của thể thơ.

1.0

2

Người con trở về với mẹ “Giữa bao la một trời đáng
cay” trong hoàn cảnh mẹ khơng cịn trên đời nữa.

1.0

3

Từ “nhớ thương ” thuộc loại từ ghép đẳng lập

0.5

1

- Các biện pháp tu từ được sử dụng:
Ẩn dụ: Khoảng trời cay đắng, vùi chôn đất mềm.


ĐỌC
HIỂU

Điệp từ: khơng cịn

1.0

Nhân hóa: tóc buồn
4

-Hiệu quả thẩm mĩ:
+ Nhấn mạnh nỗi đau đớn khi mẹ mất, gợi lên hình ảnh người
mẹ với biết bao khổ cực gian lao cuối cùng cuộc đời lam lũ
cũng kết thúc, hình ảnh mẹ hòa lẫn vào thiên nhiên, đất trời.
+ Thể hiện tình cảm sâu nặng với mẹ, dù mẹ khơng cịn nữa
nhưng trong trái tim con vẫn sống mãi hình ảnh của mẹ, con
vẫn luôn hướng và nhớ về mẹ với một tình yêu bất diệt.
Suy nghĩ về tình mẫu tử

TẬP
LÀM
VĂN

2.0

4.0

a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn.

0.5


b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: tình mẫu tử

0.5

c. Nội dung nghị luận: Có thể viết đoạn văn theo nhiều cách.
Dưới đây là một số gợi ý:
1

- Thế nào là tình mẫu tử? Đây là một tình cảm thiêng liêng
giữa mẹ và con. Mẫu là mẹ, tử là con, mẫu tử là mẹ con.Tình
mẫu tử thể hiện sự gắn bó, u thương và chăm sóc
- Bình luận về tình mẫu tử:

2.0

+Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và có vai trò đặc biệt
với mỗi con người:
Từ khi con người sinh ra đã có mẹ ở bên, có sự yêu thương
che chở của mẹ: mẹ mang thai, sinh chúng ta, chăm chúng

Gmail:

13


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

ta,….
Mẹ là người có tấm lịng cao cả, tha thứ mọi lội lầm dù lớn

đến mức nào của chúng ta
Tình mẫu tử cũng là truyền thống đạo lí của dân tộc ta từ xưa
+Tình mẫu tử đối với mỗi người:
Một người có tình mẫu tử sẽ có cuộc sống hạnh phúc, được
u thương
Ai khơng có tình mẫu tử thì rất bất hạnh và là một thiệt thịi
+Vai trị của tình mẫu tử:
Tình mẫu tử soi sáng đường cho chúng ta đi
Giúp chúng ta thức tỉnh khi có chút vấp ngã trong cuộc sống.
-Mở rộng vấn đề : Phê phán những người có thái độ khơng
coi trọng tình mẫu tử, vơ ơn với cha mẹ.
-Bài học: ln trân trọng tình mẫu tử, cần thường xuyên giữ
gìn và bồi đắp tình cảm cao đẹp này.

2

d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, nhận thức
sâu sắc về vấn đề cần bàn phù hợp với những chuẩn mực đạo
đức, văn hóa, pháp luật.

0.5

e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả,
ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0.5

Vẻ đẹp bài thơ “Ông đồ”

10


a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học: có mở bài,
thân bài, kết bài.

0.5

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: vẻ đẹp bài thơ Ông đồ: vẻ
đẹp nội dung và nghệ thuật.

0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.
Học sinh có thể viết bài theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần
đảm bảo những yêu cầu sau:
-

Vẻ đẹp và dấu ấn bài thơ Ơng đồ chính là từ hai nguồn cảm
thi hứng: “Lịng thương người và tình hồi cổ” (Hồi Thanh).
Hai nguồn cảm hứng này đã làm nên kiệt tác: Ông đồ- âm
vang sâu xa nhất trong phong trào thơ mới.

0.25

* Nét đẹp hình thức của bài thơ:
- - Bài thơ xây dựng được một hình tượng đặc sắc: ơng đồ- một
lớp người- một nền văn hóa tồn tại cả một thiên niên kỉ, góp
phần làm nên diện mạo văn học một thời kì.
- - Hình tượng thơ ấy được diễn đạt bằng một hình thức giản dị,
trong sáng qua thể thơ ngũ ngôn quen thuộc; qua giọng thơ


Gmail:

0.5

0.5

14


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

nhỏ nhẹ điềm đạm, lắng sâu; qua phép đăng đối đã dựng lên
hình tương ơng đồ qua hai thời kì: hồng kim và mạt vận.
- - Nhà thơ đã thể hiện tâm trạng “Lịng thương người và tình
hồi cổ” qua khổ cuối bài thơ. Ơng khóc thương cho “cái di
tích tiều tụy” đã bị bỏ rơi, tiếc nuối cho nền Nho học đã có
thời kì rực rỡ nay trở thành dĩ vãng.

0.5

* Nét đẹp trong nội dung:
- Hình ảnh ơng đồ thời hồng kim:

1.0

+Hình ảnh ơng đồ xuất hiện trong thời gian “Tết đến xuân
về”, khi “hoa đào nở”:
Ông đồ và hoa đào như một cặp hình ảnh báo hiệu mùa xuân
đến, năm mới bắt đầu.
Cặp từ “mỗi năm…lại” như thể hiện sự xuất hiện của ông

đồ vào mùa xuân như một việc quen thuộc, một điều đã trở
thành thói quen, thường lệ của chính ơng đồ và những người
xung quanh.
+Hình ảnh ông đồ với mực tàu giấy đỏ giữa chốn phố sá
nhộn nhịp đã trở thành hình ảnh thân thuộc, là một phần
không thể thiếu của ngày Tết truyền thống, in sâu vào tiềm
thức của người dân Việt Nam.

0.5

Ông đồ lúc này là trung tâm của mọi sự chú ý bởi những nét
“phượng múa rồng bay”, người người đều “tấm tắc ngợi khen
tài”.
+ Ý thơ mộc mạc, giản dị nhưng tái hiện sinh động nét sinh
hoạt văn hóa truyền thống lâu đời trong đời sống nhân dân ta.
Nhà thơ không chỉ phản ánh vẻ đẹp văn hóa ấy mà cịn tơn
vinh giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.

0.5

- Hình ảnh ơng đồ thời tàn
+ Khung cảnh đìu hiu, vắng vẻ:
Cụm từ “mỗi năm mỗi vắng” thể hiện mức độ, không phải
ông đồ và truyền thống cho chữ ngay lập tức bị lãng quên mà
điều ấy diễn ra dần dần, theo thời gian mà ngày càng phai nhạt
và biến mất.

0.5

Câu hỏi tu từ như một lời thốt lên đầy xót xa về sự thay đổi

của xã hội, của lịng người.
+ Hình ảnh ơng đồ ngồi đơn độc, lạc lõng giữa đường phố
tập nập:
Giấy – “không thắm”, “mực” – “đọng trong nghiên sầu”, “lá”
– “rơi trên giấy”… Một loạt các hình ảnh được miêu tả đều
mang một nỗi buồn chung: nỗi buồn bị lãng quên.

Gmail:

15


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

Hình ảnh lá vàng rơi và mưa bụi như làm tăng thêm sự ảm
đạm, gợi cảm giác úa tàn, lãnh lẽo.

1.0

+Tâm trạng ông đồ: buồn bã, chán nản, u uất, dường như
tất cả đang nghẹn ứ lại, dồn nén và kết thành một khối sầu
thảm mn thuở.
->Hình ảnh ơng đồ lạc lõng giữa xã hội tượng trưng cho sự
mai một của một nét văn hóa truyền thống, sâu hơn đó là sự
xuống dốc của văn hóa xã hội, của lịng người đối với những
giá trị truyền thống của dân tộc.

0.5

-Tình thương và nỗi niềm hồi cổ của thi nhân:

+ Khơng cịn nghi ngờ nữa, hình ảnh ơng đồ đã biến mất.
+ Hai câu thơ cuối- một câu tự vấn vang lên cứa sâu vào trái
tim nhân hậu- nhà thơ, làm da diết lịng người. Những người
mn năm cũ biến mất đồng nghĩa với sự biến mất của một
nền văn hóa. Tấm lòng tha thiết của nhà thơ hướng về các bậc
tiền bối, sẻ chia cùng họ những vui buồn, được mất, hồi niệm
.
- Vũ Đình Liên gửi lại bức thơng điệp cho hậu thế: hãy bảo vệ
những giá trị tinh thần truyền thống đã làm rạng rỡ nề văn
hiến dân tộc cả một thời kì dài.

0.75

0.5

d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp
với đặc trưng tiếp nhận văn học.

0.5

e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả,
ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0.5

Tổng điểm

20.0

-------------------------------------- Hết ---------------------------------------


Gmail:

16


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 04

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi thử năm học 2020 – 2021, Huyện Nông Cống, ngày thi 19/03/2021)
ĐỀ BÀI
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:
Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một chiếc bình bị nứt nên khi
gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ cịn một nửa. Chiếc bình lành rất tự hào về sự hồn
hảo của mình, cịn chiếc bình nứt thấy dằn vặt, cắn dứt vì khơng hồn thành nhiệm vụ.
Một ngày nọ chiếc bình nứt nói với ông chủ: “Tôi thực sự thấy xấu hổ về mình. Tơi
muốn xin lỗi ơng”
“Ngươi thấy xấu hổ về chuyện gì?” – Người chủ hỏi.
“Chỉ vì tơi nứt mà ơng khơng nhận đủ những gì xứng đáng với cơng sức mà ơng bỏ
ra”. – Chiếc bình nói.
“Khơng đâu !” – Ơng chủ trả lời. “Khi về ngươi có chú ý đến luống hoa bên đường
hay không? Ngươi không thấy hoa chỉ mọc bên đường phía nhà ngươi sao?”. Ta biết được
vết nứt của ngươi nên gieo hạt giống hoa bên ấy. Nếu khơng có ngươi ngơi nhà của ta có
ấm cúng và duyên dáng được như thế này không?”

Cuộc sống của chúng ta như chiếc bình nứt, khơng ai hồn hảo cả.
Câu 1 (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (1.0 điểm): Hình ảnh vết nứt trên bình ẩn dụ cho điều gì?
Câu 3 (2.0 điểm): Nhận xét về cách ứng xử của người gánh nước với chiếc bình nứt.
Câu 4 (2.0 điểm): Trình bày suy nghĩ của em về một bài học sâu sắc được rút ra từ câu
chuyện trên.
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)
Câu 1 (4.0 điểm): Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký tâm sự trên báo Văn nghệ trẻ: "Con
người ta chỉ sợ khiếm khuyết tâm hồn... Còn bất cứ khiếm khuyết nào trên cơ thể cũng
không đáng sợ." (Theo báo Văn nghệ trẻ ngày 16/01/2008). Từ câu chuyện trên em hãy
viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lời tâm sự trên.
Câu 2 (10.0 điểm): Sóng Hồng có nhận xét: "Thơ cũng là thơ nhưng cũng là họa, là nhạc,
là chạm khắc riêng". Bằng việc phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ, hãy làm sáng tỏ ý
kiến trên. Từ đó liên hệ với khổ thơ đầu của bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu.
-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

Gmail:

17


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 04

(Đề thi thử năm học 2020 – 2021, Huyện Nông Cống, ngày thi 19/03/2021)
.

HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần

Địa chỉ: />Câu
Yêu cầu cần đạt

ĐỌC HIỂU

I

Điểm
6.0đ

1

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

1,0

2

Hình ảnh vết nứt ẩn dụ cho những hạn chế, khiếm khuyết của
mỗi con người.

1,0

3

Người gánh nước trồng hoa bên đường để nước từ chiếc bình
nứt tưới mát cho luống hoa.


2,0

- Khơng chê trách khuyết điểm của chiếc bình nứt. Đây là cách
ứng xử vừa bao dung, vừa nhân hậu sâu sắc.
- Cách ứng xử thông minh: người gánh nước đã biến vết nứt của
chiếc bình, những khuyến khích hạn chế thành ưu điểm, hữu
dụng.
4

- Thái độ coi thường của chiếc bình lành đối với chiếc bình nứt
chưa đúng. Thái độ ấy gợi ta liên tưởng đến cách ứng xử vô
cảm với những người kém may mắn.

2,0

- Thái độ tự ti của chiếc bình nứt về những khiếm khuyết của
bản thân. Từ đó bàn về việc con người nên ứng xử như thế nào
khi đối diện với khiếm khuyết của bản thân.
- Cánh ứng xử của người gánh nước gợi cho chúng ta bài học về
lòng bao dung, chia sẻ, nâng đỡ, giúp đỡ những người kém may
mắn.
II
Câu
1

TẠO LẬP VĂN BẢN

14,0


a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.

0,5

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

0,5

c. Triển khai hợp lí nội dungđoạn văn:
* Giải thích:

0,5

- Khiếm khuyết là sự thiếu hụt, khơng bình thường, khơng hồn
thiện... trong tâm hồn hoặc trên cơ thể.
- Khiếm khuyết tâm hồn có nghĩa là tâm hồn ấy có nhiều điểm
xấu, lệch lạc, xa rời chuẩn mực đạo đức của con người. Những
người khiếm khuyết tâm hồ thường là ích kỉ, vơ cảm.

Gmail:

18


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

- Khiếm khuyết trên cơ thể có nghĩa là cơ thể ấy sinh ra đã
không lành lặn, hoặc bị tổn thương do các tác động từ bên
ngoài.
- > Lời tâm sự đề cao vẻ đẹp tâm hồn của con người: “Tốt gỗ

hơn tốt nước sơn”
* Bàn luận.

1,5

- Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều người có hình thức
bên ngồi đẹp đẽ mà tâm hồ khiếm khuyết.
Đó là những kẻ vơ cảm, ích kỉ, toan tính, độc ác,...
- Bên cạnh đó ta vẫn thấy những người đằng sau cơ thể không
lành lặn là một tâm hồn cao đẹp, đáng quý (HS dẫn chứng)
- Tâm hồn khiếm khuyết đáng sợ hơn một cơ thể khiếm khuyết.
Khuyết tật cơ thể có thể khắc phục, chữa lành bằng khoa học,
bằng ý chí, bằng niềm tin.
Người khuyết tật có tâm hồn đẹp trở thành một thứ gương soi
đặc biệt, họ có thể truyền đi cảm hứng soogns cho nhiều người
cùng hoàn cảnh.
- Khuyết tật tâm hồn vơ cùng khó chữa vì cái xấu, cái ác làm
cho tâm hồn vẩn đục. Họ tự biến mình thành kẻ nhỏ nhen, lạnh
lùng, vơ cảm. Từ đó gây tổn hại khơng nhỏ cho gia đình và xã
hội.
- Người lành lặn hay người khuyết tật đều cần bồi dưỡng vun
đắp tâm hồn để sống tốt hơn và yêu thương nhiều hơn.
* Mở rộng.

0.25

Những người khuyết tật có tâm hồn đẹp vẫn mạnh mẽ bước
đi cùng cuộc đời và họ được trân trọng, ngưỡng mộ. Trong khi
đó người khuyết tật về tâm hồn ln sống nhỏ nhen, ích kỉ vơ
cảm, thờ ơ ... họ sẽ bị xã hội phê phán, lên án.

* Bài học nhận thức và hành động:

0,5

Tâm hồn, nhân cách, năng lực bên trong mới là cái đáng
quý. Hãy ln ln bồi dưỡng những giá trị ấy. Có thể bạn yếu
kém về thể chất, nhưng nếu biết nỗ lực bạn có thể làm được
những điều mình mong muốn.

Câu

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ mới mẻ phù
hợp với vấn đề nghị luận

0,25

e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả,
ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.

0,25

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các
phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp

0.5

Gmail:

19



“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

2

lí và nêu được vấn đề; Phần thân bài biết tổ chức thành nhiều
đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề;
Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của
cá nhân.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Thơ là thơ nhưng có màu
sắc, đường nét của hội họa, âm thanh của âm nhạc và hình khối
của chạm khắc được thể hiện trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế
Lữ. Từ đó liên hệ với khổ thơ đầu của bài thơ “Khi con tú hú”
của Tố Hữu.

0.5

c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm phù hợp: Các luận
điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có liên kết chặt chẽ, sử
dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm. Học
sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:
*Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
Trích dẫn ý kiến.

0.5

*Giải thích ý kiến
-Thơ là thơ:

1.0


Thơ trước hết phải là chính nó, nghĩa là phải mang đầy đủ
những đặc trưng riêng khác với bất kỳ một loại hình nghệ thuật
nào: Truyện, kịch... Thơ là phương thức trữ tình, là tiếng nói
của tình cảm, cảm xúc được thể hiện bằng một cấu tạo ngôn
ngữ đặc biệt.
-Thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo cách riêng:
+ Thơ - nhạc-họa-chạm khắc đều là những loại hình nghệ thuật,
song có sự khác biệt, trước hết là chất liệu xây dựng hình tượng
nghệ thuật để phản ánh đời sống. Chất liệu thơ là ngơn ngữ, vì
vậy tác động nhận thức khơng trực tiếp bằng các loại hình nghệ
thuật khác song sức gợi mở của nó lại hết sức dồi dào, mạnh
mẽ. Nó tác động vào liên tưởng con người và khơi dậy những
cảm nhận cụ thể về màu sắc, đường nét, âm thanh, hình khối.
+ Thơ là họa: họa có nghĩa là hội họa, đặc trưng ngơn ngữ thơ
có tính chất tạo hình, thơ có thể gợi lên trong tâm trí người đọc
những hình ảnh, chi tiết sống động, chân thực như bản thân sự
sống vốn có: “Thi trung hữu họa”.
+ Thơ là nhạc: nhạc là âm nhạc, ngơn ngữ thơ giàu nhạc tính.
Tính nhạc của thơ thể hiệ ở: thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp,
thanh điệu... “Thi trung hữu nhạc”.
+ Thơ còn là chạm khắc: chạm khắc là điêu khắc, cũng vì tính
tạo hình, ngơn ngữ thơ ca có khả năng tạo dựng hình khối,
đường nét sống động, chân thực.
+ Một phong cách riêng: phong cách nghệ thuật của mỗi nhà

Gmail:

20



“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

thơ.
-> Như vậy Sóng Hồng đã khẳng định tính chất kì diệu của thơ
ca: Thơ là thơ nhưng cịn có màu sắc, đường nét của hội họa,
âm thanh của âm nhạc và hình khối của chạm khắc. Tuy nhiên
tất cả những biểu hiện ấy phải thể hiện theo một cách riêng,
nghĩa là nhà thơ phải có phong cách nghệ thuật độc đáo.
*Phân tích, chứng minh
1. Chứng minh làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ “Nhớ rừng”
của Thế Lữ.
- Giới thiệu vài nét về tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

0,25

*Thế Lữ bằng chất liệu ngôn ngữ đã vẽ nên một bộ tranh tứ
bình về chúa sơn lâm khá hồn hảo trong bài thơ “Nhớ
rừng” của mình.
“Thi trung hữu họa”. Các cụ xưa từng nói thế.
-Bức tranh về một đêm trăng đầy thơ mộng: cảnh có màu vàng
óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn,
màu đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Hình ảnh trung tâm của bức
tranh là hình ảnh con hổ đang đứng trên bờ suối say sưa ngắm
nhìn cảnh đẹp đến mê lòng ấy.
- Bức tranh về thiên nhiên hùng vĩ vào những ngày mưa: mịt
mù, dữ dội, rung chuyển cả núi rừng, sự ngả nghiêng của cây
cối, cảnh tuôn rơi ào ào của ngày mưa là phông nền cho hổ ta
điềm nhiên lặng ngắm giang sơn đổi mới. Cảnh ở đây thật dữ
dội nhưng cũng thật tráng lệ. Nó gợi sự thay đổi và gợi cả uy

quyền của chúa sơn lâm.
- Bức tranh thiên nhiên tươi sáng, tưng bừng của buổi bình
minh: một buổi bình minh tinh khơi rạng rỡ, chim chóc reo ca,
cây cối gọi mời, mọi vật đã thức giấc đón bình minh lên, cảnh
vật xung quanh có ồn ào, sơi động bao nhiêu càng làm cho giấc
ngủ của hổ thêm say, giấc mơ của hổ đẹp bấy nhiêu.
- Bức tranh về cảnh hồng hơn: đẹp một cách lộng lẫy và bi
tráng, đó là màu đỏ rực của ánh mặt trời sắp tắt. Trên bầu trời
cao rộng mênh mông ấy mặt trời cũng chỉ là một mãnh. Trong
bức tranh mọi vật dường như nhỏ hơn, chìm hẳn, chỉ có hổ là
đứng uy nghi chễm chệ với tư thế là chúa tể của mn lồi.
= > Chỉ vài nét chấm phá mà cảnh có âm thanh, có màu sắc,
đường nét hài hòa, sống động. Với sự phối cảnh hài hòa, đường
nét thanh tao, gam màu chuẩn xác. Bút pháp tạo hình đã tập
trung khắc họa cái phi thường làm nổi bật hình ảnh rừng già
hoang vu, bí hiểm, dữ dội và oai linh.

0,5

0,5

0,5

0,5

*Nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo tạo nên chất nhạc cho

Gmail:

21



“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

bài thơ: “Thi trung hữu nhạc”.
- Bên cạnh những hình ảnh phi thường, độc đáo ta còn thấy tác
giả sử dụng đại từ “ta” được lặp lại nhiều lần, nó có tác dụng
thể hiện sự kiêu hãnh, khí phách ngang tàn của con hổ, đồng
thời tạo nhạc điệu trầm bỗng cho câu thơ. Đoạn thơ còn liên
tiếp sử dụng các câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc, tâm trạng.
- Cách sử dụng câu hỏi tu từ với từ “đâu” và câu cảm thán
“Than ơi! Thời oanh liệt nay cịn đâu?” cho thấy sự gắn bó máu
thịt của con hổ với núi rừng, nơi nó từng được sống với đúng tư
thế dũng mãnh, hào hùng của một vị chúa tể. Đồng thời những
câu hỏi ấy cứ dồn dập, mỗi lúc một xoáy sâu vào tâm can, cho
thấy sự quằn quại, nhớ tiếc quá khứ tới đớn đau tột cùng của
con hổ.

1,0

- Cách gieo vần phối thanh: những câu thơ dùng nhiều thanh
bằng như trải dài tạo nên giọng điệu say sưa, tha thiết:
Nào đâu những đèn vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
- Cách ngắt nhịp linh hoạt tạo nên nhạc điệu cho câu thơ:
Hoa chăm/cỏ xen/lối phẳng/cây trồng
2. Chứng minh làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ “Khi con tu
hú” của Tố Hữu.
-Giới thiệu vài nét về Tố Hữu, hoàn cảnh ra đời của bài thơ
“Khi con tu hú” của Tố Hữu.


0,25

-Giới thiệu khổ thơ đầu:
- Chứng minh khổ thơ đầu qua nhận định: thơ là thơ nhưng cịn
có màu sắc, đường nét của hội họa, âm thanh của âm nhạc và
hình khối của chạm khắc:
*Chất nhạc trong thơ
-Âm thanh

1,0

+ Tiếng chim tu hú kêu
+ Tiếng ve ngân
+ Tiếng sáo diều vi vu trên trời.
-> Âm thanh báo hiệu mùa hè sang, như một ban nhạc sôi động
đầu mùa
* Chất họa trong thơ
-Màu sắc
+Màu vàng của lúa chín, của bắp

1,0

+Màu hồng của nắng mới

Gmail:

22



“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

+Màu xanh thẳm của bầu trời
-> Gam màu tươi sáng, màu của sự sống, đó là những màu
tượng trưng cho tự do.
-Hình ảnh: đồng lúa chín, trái cây bắt đầu chín dần: báo hiệu
mùa hè, bước chuyển mình của thời gian từ xuân qua hạ.
=> Bức tranh mùa hè tươi mới, sinh động, tràn đầy sức sống
qua một tâm hồn trẻ trung, yêu đời. Phải vô cùng tinh tế mới
cảm nhận được từng bước chuyển của không gian và thời gian
như vậy.
Để sáng tác được những bài thơ hay, nhà thơ khơng chỉ cần cảm
xúc mãnh liệt chân thành mà cịn cần có tài năng trong việc sử
dụng từ ngữ, hình ảnh, thanh điệu, nhịp điệu thật độc đáo để tạo
được phong cách riên của mình.
* Đánh giá tổng hợp:

1.0

Tóm lại, thơ là sự thăng hoa của cảm xúc, là sản phẩm tinh
thần của nhà thơ. Mỗi bài thơ là kết tinh vốn văn hóa, thể hiện
cái nhìn về cuộc đời và biểu hiện những trạng thái cảm xúc của
người sáng tác. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của tác phẩm văn
học. Trong sự lao động của nhà thơ có sự lao động về ngôn ngữ.
Thành công của một tác phẩm một phần lớn là nhờ khả năng
ngôn ngữ của tác giả.
Với đặc trưng: tính chính xác, tính hình tượng, tính tinh
luyện hàm súc kết hợp với tính nhạc phong phú của tiếng Việt,
thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một
cách riêng. Tuân thủ nghiêm ngặt điều đó nên “Nhớ rừng” của

Thế Lữ và “Khi con tu hú” của Tố Hữu đã trở thành những bài
thơ lưu danh hậu thế.
Vậy nên để sáng tác được những bài thơ hay, nhà thơ không
chỉ cần cảm xúc mãnh liệt, chân thành mà cịn cần có tài năng
trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, thanh điệu, nhịp điệu thật
độc đáo để tạo phong cách riêng của mình.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ mới mẻ phù
hợp với vấn đề nghị luận.

0.5

e. Chính tả, dùng từ, đắt câu: Đảm bảo chuẩn xác chính tả,
dùng từ, đặt câu.

0.5

-------------------------------------- Hết --------------------------------------Địa chỉ: />
Gmail:

23


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

ĐỀ SỐ: 05

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề thi HSG năm học 2017 – 2018, Huyện Thiệu Hóa, ngày thi 11/04/2018)
ĐỀ BÀI
CÂU 1 (2,0 điểm)
Cho khổ thơ sau:
Q hương tơi có con sơng xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tơi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lịng sơng lấp lống.
( Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)
a, Nêu ngắn gọn chủ đề của khổ thơ trên.
b,Trong khổ thơ, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào? Phân tích hiệu quả nghệ
thuật của từng biện pháp tu từ đó.
CÂU II (6,0 điểm)
Trong bài “Bàn luận về phép học” ( Luận học pháp) La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã
mở đầu cho bài viết của mình bằng câu châm ngôn:
“Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo.”
Em hiểu như thế nào về câu châm ngôn trên? Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 – 15
câu , theo phương pháp tổng – phân – hợp để bàn về mục đích và tác dụng của việc học.
CÂU III (12,0 điểm)
Vẻ đẹp tâm hồn, nghị lực phi thường, tinh thần chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ
cách mạng qua bài thơ “Đi đường” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bài thơ “khi con tu hú “
của nhà thơ Tố Hữu.
ĐI ĐƯỜNG
Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
( Bản dịch thơ của Nam Trân)
Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù; Sách Ngữ văn 8, tập hai, NXBGD, trang 39.


Gmail:

24


“ Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 - (22 đề có hướng dẫn chấm chi tiết)”

KHI CON TU HÚ
Khi con tu hú gọi bầy,
Lúa chiêm đương chín , trái cây ngọt dần.
Vườn râm dậy tiếng ve ngân,
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.
Trời xanh càng rộng càng cao,
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không...
Ta nghe hè dậy bên lòng,
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Ngột làm sao chết uất thôi,
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
( Tố Hữu; Sách Ngữ văn 8 tập 2, NXB GD, trang 19)
Địa chỉ: />
-------------------------------------- Hết ---------------------------------------

Gmail:

25


×