Tải bản đầy đủ (.ppt) (40 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm đối với học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.13 MB, 40 trang )

LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ
NHIỆM ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP
4A
TRƯỜNG TH&THCS MIỀN ĐỒI
Người thực hiện: Bùi Thị Hà
Giáo viên trường TH&THCS Miền Đồi


CẤU TRÚC CỦA VẤN ĐỀ
PHẦN I. LÝ DO CHỌN NỘI DUNG ĐỔI MỚI
1. Mục đích
2. Tính cấp thiết
3. Thực trạng của vấn đề
PHẦN II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
- Thứ nhất: Phải nắm vững về đặc điểm tình hình của lớp cũng như đặc điểm riêng
của từng em học sinh trong lớp.
- Thứ hai: Xây dựng một tập thể lớp thực sự đoàn kết, giáo dục các em ý thức tập
thể, có trách nhiệm với lớp, với bản thân và dặc biệt là với bạn của mình.
- Thứ ba: Nâng cao chất lượng học tập của lớp.
- Thứ tư: Phát huy triệt để tác dụng của những buổi sinh hoạt như: Sinh hoạt 15
phút đầu giờ; sinh hoạt cuối tuần theo kế hoạch. Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Thứ năm: Phối kết hợp chặt chẽ với hội cha mẹ học sinh của lớp.
- Thứ sáu: Phối kết hợp với BGH, Đội thiếu niên TPHCM, các thầy cô trong nhà
trường để quản lý và giáo dục học sinh.
- Thứ bảy: Ln kêu gọi và tìm các nhà hảo tâm tài trợ cho các em có hồn cảnh
khó khăn.
PHẦN III. HIỆU QUẢ, KHẢ NĂNG VẬN DỤNG VÀ NHÂN RỘNG
1. Hiệu quả
2. Khả năng vận dụng và nhân rộng
PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận


2. Đề xuất


PHẦN I: LÝ DO CHỌN NỘI DUNG ĐỔI MỚI
1. Mục đích:
Là người giáo viên dạy Tiểu học, khơng những truyền đạt cho
học sinh về nội dung kiến thức các môn học, mà cịn phải làm
tốt cơng tác chủ nhiệm lớp. Vì vậy địi hỏi người giáo viên
khơng chỉ có trình độ chun mơn mà cịn phải biết tổ chức,
quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục, đó là nhiệm vụ
vô cùng quan trọng của người giáo viên. Muốn giáo dục cho
một đứa trẻ được hồn thiện quả khơng đơn giản, người giáo
viên phải bao quát tất cả các kĩ năng, kiến thức, nội dung lẫn
phương pháp khi đứng trên bục giảng. Ngồi ra người giáo
viên chủ nhiệm cịn có vai trị quan trọng trong việc tác động
vào tâm lý, giúp các em giải tỏa được những băn khoăn,
vướng mắc trong những mối quan hệ với thầy, cô, bạn bè,
những oan ức, những hiểu lầm, thậm chí cịn có những vấn đề
rất riêng tư của các em. Có thể nói, giáo viên chủ nhiệm là
người cha, người mẹ thứ hai của các em để giáo dục, uốn nắn
giúp các em trở thành người con ngoan, trị giỏi, những cơng
dân có ích của xã hội.


2. Tính cấp thiết:
Việc giáo dục học sinh trong nhà trường tiểu học đặc biệt là đối với giáo
viên chủ nhiệm là rất quan trọng nhằm hình thành những kiến thức cơ bản
về phẩm chất và chuẩn mực đạo đức mới theo nhu cầu phát triển của đất
nước hiện nay. Đặc biệt là đối với các em học sinh vùng cao.
Phần đa khả năng tiếp thu bài còn chậm, chưa chú trọng vào việc học.

Các em chưa tự tin, mạnh dạn trong trình bày ý kiến của mình. Ngược lại
trốn tránh, mặc cảm, nhút nhát, sợ sệt. Cha mẹ các em hay đi làm xa nhà,
nên có việc gì muốn gặp để trao đổi, liên lạc sẽ không được kịp thời.
Một số em khơng chăm học, khơng tích cực, khơng biết, không hiểu là
các em càng không chịu học, không để ý gì đến những lời giảng giải phân
tích của cơ.
Một số em tâm trạng không được tốt, vốn giao tiếp cịn hạn chế, sức
khỏe khơng đảm bảo, thể trạng gầy, nhỏ so với các bạn đồng trang lứa.
Gia đình các em đa số đi làm về, là nghỉ ngơi một lúc rồi đi ngủ, khơng cịn
thời gian bảo ban các em học bài, đọc báo, đọc sách,…để mở rộng tầm
hiểu biết, tầm nhìn.
Với lứa tuổi lớp 4, các em đang chuẩn bị bước sang tuổi dậy thì, nên có
sự thay đổi về thể chất lẫn tâm sinh lý,…Các em mới vừa bước lên lớp 4,
có những thay đổi về mơn học, kiến thức, các hoạt động khác cũng được
nâng cao, dẫn đến các em cũng có phần lo sợ, hoang mang.
Việc thực hiện đi vào nề nếp các em vẫn chưa coi trọng, cứ làm những
gì mình thích, khơng quan tâm gì đến nội quy của trường, lớp.


3. Thực trạng của vấn đề
Trong thời gian nghiên cứu báo cáo đổi mới về công tác chủ
nhiệm đối tượng là các em học sinh vùng cao đặc biệt là các em
học sinh lớp 4A. Tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Với đặc điểm trường TH &THCS Miền Đồi là một trường
thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn, các em học sinh
chủ yếu là dân tộc Mường. Các em được hưởng nhiều chính sách
hỗ trợ của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện cho việc học tập.
- Được sự quan tâm kết hợp của các cấp lãnh đạo ở địa
phương, ban ngành đồn thể khu dân cư các xóm và hội cha mẹ

học sinh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con em học tập và việc
giảng dạy của giáo viên.
* Khó khăn:
- Đời sống của bà con trong xã cịn gặp nhiều khó khăn, việc
tiếp cận với thơng tin đại chúng cịn hạn hẹp.
- Từ năm học 2020-2021, tơi được Ban giám hiệu nhà trường
phân công cho làm chủ nhiệm lớp 3A nay là lớp 4A. Sĩ số lớp là 36
học sinh, dân tộc 36, nữ 19. Đa số các em đều sống ở các xóm khó
khăn, đi lại xa xôi, vất vả. Khoảng cách từ nhà đến trường có em xa
nhất là 4- 5km đường đồi núi khơng đi được xe mà phải đi bộ ( như
Em: Chiến, Duy, Lâm).


Bên cạnh đó, lớp có 15 em có bố mẹ đi làm ăn xa, 2 em bố mẹ
ly hôn. Các em phải ở với ông bà, do ảnh hưởng dịch Covid 19
nên bố mẹ các em đã gần 1 năm chưa về ( như em: Lâm,
Hiếu, Hường, Bình, Trâm). Tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm
50% / tổng số học sinh trong lớp (08 em thuộc hộ nghèo, 10
em thuộc hộ cận nghèo). Hiện nay lớp có 01 em thuộc diện
Khuyết tật ( Em: Bích ), 01 em thuộc diện tự kỉ (Em: Nguyên)
và một số em còn rụt rè chưa mạnh dạn, chưa giám trao đổi
với thầy cô, các bạn trong lớp.
- Nhiều em chưa tự giác học tập, trong giờ học cịn lơ là, ít chú
ý, tiếp thu chậm, tự ti, mặc cảm, trầm tính, khơng năng động,
…; Một số em chưa thực sự ngoan, nói năng cịn trống khơng,
chưa lễ phép; Rất nhiều em viết chữ cịn sai lỗi nhiều, chưa
đẹp; Cịn hay nghỉ học, khơng học bài ở nhà, khơng nghe lời
và thường xun nói dối ông bà, thầy cô giáo, trang phục chưa
sạch sẽ, gọn gàng;… Đó là thực trạng mà bản thân tơi luôn lo
lắng, băn khoăn khi làm công tác chủ nhiệm lớp 4A trong năm

học này. Do thực hiện áp dụng Báo cáo đổi mới về công tác
chủ nhiệm, nên sau hai tuần đầu năm học, qua trao đổi, tìm
hiểu, tơi hướng tới một vài số liệu có nội dung chủ yếu sau:


TT

Nội dung tìm hiểu

Số
lượng

Tỉ lệ
%

1

Học sinh chưa tự giác học bài cũ. quên vở, sách, đồ
dùng

16

36,1

2

Học sinh viết chữ sai lỗi nhiều, chưa đẹp.

10


27,0
2

3

Học sinh học chưa chú ý, tiếp thu chậm.

12

33,3
3

4

Học sinh nói trống khơng, chưa lễ phép.

5

13,9

5

Học sinh trang phục chưa gọn gàng

7

19,4

6


Học sinh còn trầm, tự ti, rụt rè.

9

25

7

Học sinh có vốn kĩ năng sống hạn chế.

4

11,1

Tổng số học sinh cả lớp: 37 em ( trong đó 01 em KT không đánh giá)


Kết quả trên cho thấy, tỉ lệ học sinh thuộc các nội
dung trên chiếm nhiều so với tổng số học sinh của lớp.
Với mục đích tính cấp thiết và thực trạng trên, tôi đã
mạnh dạn chọn nội dung báo cáo về “Làm tốt công tác
chủ nhiệm đối với học sinh lớp 4A,trường TH&THCS
Miền Đồi", tôi đã tiến hành một số biện pháp như sau:


PHẦN II: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi luôn ý
thức được: Người giáo viên chủ nhiệm rất cần đến cái “Tâm”
và phải có chữ “Tín” với phụ huynh và học sinh. Đặc biệt khi
các em học sinh của mình chủ yếu là người dân tộc thì việc

ứng xử sư phạm lại càng cần sự khéo léo, tế nhị, tránh ảnh
hưởng đến tâm lý tự ti của các em. Sau một thời gian đảm
nhận vai trị là giáo viên chủ nhiệm, tơi nhận ra rằng con
đường giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh khơng có
con đường nào hiệu quả hơn con đường tình cảm. Ơng cha
ta đã dạy rằng: “Ta cho ai cái gì, ta sẽ nhận lại chính cái đó”,
đó cũng chính là quy luật của cuộc sống. Chúng ta chỉ có
thể dùng tình cảm để cảm hóa tình cảm mà thôi. Để giáo
dục được tâm lý và ý thức của các em chúng ta phải tác
động nhiều đến mặt tình cảm của chính các em với gia đình,
với mọi người xung quanh và với cuộc sống.
Trong quá trình chủ nhiệm tôi đã thực hiện một số biện
pháp mà bản thân tơi cho là đã có những hiệu quả thiết thực
như:


Thứ nhất: Phải nắm vững về đặc điểm tình hình
của lớp cũng như đặc điểm riêng của từng em học
sinh trong lớp.
Ngay từ khi nhận lớp tôi bắt tay điều tra thơng tin
HS để nắm chắc lí lịch của học sinh (như số điện thoại,
địa chỉ, hồn cảnh gia đình, về sức khỏe, tâm lý, trình
độ học tập của HS) để hiểu rõ về từng em cũng như có
thể liên hệ, trao đổi ngay với cha mẹ HS khi cần thiết.
Xếp chỗ ngồi học sinh: Tôi dựa vào kết quả học lực
của các em, phần nào nắm được những em học khá,
giỏi và yếu, để xếp chỗ ngồi cho hợp lý như: Nam ngồi
xen kẽ nữ, em khá giỏi ngồi với em yêu, kết hợp phân
công đôi bạn cùng tiến,…



Hình ảnh các em trong giờ học


Trao đổi, chia sẻ: Tôi chủ động đến gặp một số em,
để hỏi thăm thêm về gia đình, hồn cảnh sống thường
ngày của gia đình,…động viên, chia sẻ, giúp đỡ.
Tiếp theo tôi xây dựng kế hoạch chủ nhiệm với các
nhiệm vụ trọng tâm, chỉ tiêu và giải pháp cho từng mặt
hoạt động dựa trên nhiệm vụ giáo dục và kế hoạch của
nhà trường và vận dụng cụ thể hóa vào tình hình lớp
chủ nhiệm.
TT

1
2

Họ
tên
HS

Ngày
tháng
năm
sinh

Q
qn

Họ ,

tên
bố

Số
ĐTD
Đ

Họ,
tên
mẹ

Số
ĐTD
Đ

Cách
trườn
g
(Km)

Hồn
cảnh
gia
đình


Thứ hai: Xây dựng một tập thể lớp thực sự đồn kết,
giáo dục các em ý thức tập thể, có trách nhiệm với lớp,
với bản thân và dặc biệt là với bạn của mình.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà tôi đặt ra là xây

dựng đội ngũ cán bộ lớp tự quản có uy tín, có trách nhiệm, có
năng lực, bản lĩnh. Sau một thời gian ôn luyện trong hè, nắm
bắt năng lực của các em, tôi tiến hành cho các em bầu cán
bộ lớp. Việc làm dân chủ này khiến cả lớp rất hào hứng. Căn
cứ vào năng lực và khả năng của từng em, dựa trên số phiếu
tín nhiệm của tập thể lớp, tơi giao việc và tiến hành xây dựng
đội ngũ cán bộ lớp bao gồm lớp trưởng, các lớp phó và các tổ
trưởng, tổ phó. Tôi dành thời gian hướng dẫn cho các em
những kĩ năng cần thiết như theo dõi, nhận xét, đánh giá từng
cá nhân cũng như từng mặt hoạt động theo chức trách được
giao. Tôi luôn song hành cùng HS để thường xuyên kiểm tra
đôn đốc các em thực hiện nhiệm vụ. Dạy cho các em tính tiền
phong gương mẫu và đồn kết, dân chủ, công bằng để đảm
bảo quyền lợi, nghĩa vụ chung của từng thành viên trong lớp
theo nội quy, nề nếp lớp đã đề ra ngay từ đầu năm.


Thứ ba: Nâng cao chất lượng học tập của lớp.
Làm cơng tác chủ nhiệm, ai cũng muốn học sinh của
mình học giỏi, có nhiều thành tích trong học tập và cuối năm
đạt được kết quả như mong muốn. Để được như thế, người
giáo viên cần phải có trình độ chun mơn, phải có phương
pháp dạy học phù hợp, linh hoạt giúp các em lĩnh hội kiến
thức một cách có hiệu quả nhất. Cho nên ngoài việc hướng
dẫn các em học ở lớp, thì cần phải học tốt khi ở nhà.
- Học ở lớp:  Trong giờ học tôi luôn bao quát lớp, khơng
để tình trạng các em khơng chú ý. Giảng giải thật kĩ những
bài tập khó, dùng nhiều phương pháp dạy học linh hoạt như:
Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp hỏi đáp,
phương pháp kĩ thuật khăn trải bàn, chơi các trò chơi dân

gian, hát các bài hát vui nhộn … kích thích sự hứng thú, tích
cực và tính tự học, sáng tạo của học sinh. Mặt khác tôi luôn
biểu dương, khen ngợi những em hăng say trong giờ học,
động viên, giúp đỡ kịp thời những em còn chưa trả lời đúng,
hay tự tin, mặc cảm để các em cố gắng vươn lên.


Bạn Linh lớp trưởng đang điều hành phần khởi động của tiết học


Các em đang tham gia chơi trị chơi “Đồn tàu”


Hình ảnh các em trong giờ học Tốn


- Học ở nhà: Ngoài việc học tốt ở lớp, nếu các em về
nhà khơng ơn tập, khơng học lại thì dẫn tới dễ quên, mạch
kiến thức sẽ bị hỏng, không thực hành được tốt. Vậy việc học
bài và làm bài tập thêm ở nhà cũng rất cần thiết, phần nào
giúp các em nắm vững kiến thức ở lớp, học thuộc bài khi cơ
kiểm tra bài cũ,…Thế nên tơi đã có một số biện pháp giúp các
em học tốt khi ở nhà, đó là:
+ Lập thời gian biểu hợp lý nhất chung cho tất cả các em.
+ Thường xuyên kiểm tra bài cũ, việc làm bài tập thêm ở
nhà.
+ Phân công các em học tốt cùng xóm với em học chưa
tốt để kèm cặp. Như xóm Thăn: em Trung Hiếu kèm cặp em
Bảo Nguyên, em Hải Triều. xóm Thây Voi em Phươg Linh
kèm em Hồng, Long. Xóm Dóm Bái em Nguyệt kèm cặp em

Huy, Quang Hiếu, Hồng. Xóm Rểnh em Hương kèm cặp
Bình, Bảo. Xóm Tre Báng em Chúc kèm em Bình Ngun.
Xóm Vơi Hạ em Duy kèm em Lâm, Chiến, Mạnh.
+ Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, để trao đổi tình
hình học tập của các em, như là gọi điện, trực tiếp đến nhà,…


Hình ảnh các em trong giờ học nhóm ơ nhà


Thứ tư: Phát huy triệt để tác dụng của những buổi sinh
hoạt như: Sinh hoạt 15 phút đầu giờ; sinh hoạt cuối tuần theo
kế hoạch. Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ: Ngoài việc cho các
em sinh hoạt theo chủ đề theo kế hoạch của Đội như: Sinh hoạt
văn nghệ; đọc báo, chữa bài tập...Tôi luôn kịp thời nhắc nhở, uốn
nắn những hành vi của các em khi phát hiện ra tránh để kéo dài gây
ảnh hưởng đến tập thể lớp.
Bên cạnh các tiết học chính khóa, tơi ln chú trọng tổ chức tốt
các buổi sinh hoạt lớp, và các hoạt động ngoại khố khác. Thơng
qua các buổi sinh hoạt lớp, các em được bộc lộ suy nghĩ của mình,
từ đó tơi nắm bắt được nguyện vọng của các em, giải quyết kịp thời
các vấn đề nảy sinh trong tuần..Tôi đã cố gắng lồng ghép vào các
buổi sinh hoạt mỗi tuần là một câu chuyện về người thật, việc thật
về những tấm gương sáng, giải thích, động viên các em chăm chỉ
học hành. Qua đó tình cảm cơ –trị ngày càng tăng thêm sự gần
gũi, thân mật. Song song đó là các hoạt động ngoại khóa cũng giúp
cho các em có thêm sự tự tin, biết trình bày trước đám đơng, khơng
rụt rè, nhút nhát có tinh thần tập thể, sự đồn kết gắn bó, biết cách
hợp tác trong cơng việc góp phần xây dựng một tập thể lớp đồn

kết, có tinh thần tương thân tương ái. Tổ chức thăm hỏi và tặng q
cho gia đình các em có hồn cảnh khó khăn.


Giờ ra chơi các em xuống thư
việnđọc sách, chơi cờ.

Bạn Linh lớp trưởng điều
hành tiết sinh hoạt lớp


Khởi động tiết sinh hoạt lớp


Tổ chức cho các em Trang trí lớp học thân thiện: Phòng học
là nơi các em học tập, vui chơi. Bởi thế mà ngồi việc có một
phịng học khang trang, thống mát, đầy đủ tiện nghi, cịn
cần có phịng học trang trí đẹp, thân thiện, gần gũi với các
em, tạo cho các em sự thích thú, say mê, niềm phấn khởi khi
ngồi vào lớp học. Cho nên ngay từ đầu năm tơi cùng các em
đã trang trí lớp học rất đẹp, với nhiều nội dung, hình ảnh
phong phú, đa dạng phục vụ cho việc học tập tốt hơn, mang
lại nhiều niềm vui hơn cho các em mỗi ngày đến lớp. Ngoài
ra các em cịn ln tích cực trong cơng tác giữ gìn vệ sinh,
chăm sóc bồ hoa cây xanh.
Và đã có những chuyển biến tích cực: Em Mạnh khơng nhút
nhát, rụt dè, đã mạnh dạn giơ tay phát biểu chia sẻ ý kiến.
em: Bùi Huy Hoàng, Việt Hoàng đã biết lễ phép với thầy cơ,
khơng nói trống khơng, em: Bùi bảo Nguyên, Bích, Diều đã
biết ăn mặc gọn gàng…



Các em đang chăm sóc
bồn hoa cây cảnh

Các em đang quét dọn
vệ sinh lớp học


Các em đang trang trí lớp học


×