Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.48 KB, 2 trang )
Các yếu tố cần thiết để nuôi cá không dùng kháng sinh
Nguồn: vietlinh.com.vn
Gần đây, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng liên tục cảnh báo về
dư lượng các chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản (NTTS), đặc biệt là Malachite
Green và chất chuyển hóa Leuco Malachite Green.
Cơ quan chức năng đã nghiêm cấm kinh doanh các loại thuốc có hoạt chất
cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, đồng thời tổ chức nhiều đoàn kiểm tra liên
ngành để giám sát tình hình kinh doanh và sử dụng thuốc cấm trong NTTS. Tuy
nhiên do bà con nuôi cá chưa đúng kỹ thuật, ít quan tâm đến môi trường cá nuôi,
nên cá bị bệnh nhiều buộc lòng bà con ngư dân sử dụng thuốc để phòng trị bệnh.
Lợi dụng tình hình này, nhiều hộ kinh doanh đã đưa một số loại thuốc hạn chế sử
dụng rẻ tiền, có dư lượng chất độc hại cao để bán cho ngư dân sử dụng nhằm thu
lợi cao, đã làm cho chất lượng cá nuôi không đạt yêu cầu.
Một vấn đề đặt ra hiện nay ở các vùng ven biển Phú Yên là làm thế nào để
nuôi cá hạn chế thấp nhất đến không dùng kháng sinh trong mô hình cá nuôi hiện
nay. Nhiều ý kiến, nhiều cách nuôi cá được nhiều nhà khoa học và giới chuyên
môn ngành thủy sản đưa ra khuyến cáo trong bà con ngư dân. Bộ phận kỹ thuật
của Công ty Liên doanh Anova Bio cho biết: Sau mỗi vụ nuôi đáy ao đều tồn đọng
1 lớp bùn đen rất dầy có chứa nhiều độc chất, muốn nuôi vụ mới cần phải xử lý
sạch bằng vôi bóng sương vào nền đáy và phơi nắng từ 3 đến 5 ngày. Sau khi cấp
nước vào ao, bà con ngư dân có thể dùng Sundine 57 với liều lượng 1 lít/1.000m3
nước tạt đều ao.
Cá giống phải được giám sát trước khi thả vào ao nuôi, để tránh trường hợp
một số cơ sở ương giống dùng kháng sinh trong quá trình nuôi thúc trước khi xuất
bán. Trước khi đặt cá giống bà con ngư dân yêu cầu cơ sở ương giống sử dụng
Antido trộn vào thức ăn với liều 5g/1kg thức ăn trước 5 ngày bắt cá giống nhằm
hạn chế shook khi vận chuyển. Do bà con ngư dân áp dụng nhiều loại thức ăn cho
mô hình nuôi cá, đôi khi bà con không kiểm soát được lượng thức ăn dư thừa tồn
dư đáy ao làm cho môi trường nuôi cá ngày càng dơ là điều kiện phát sinh dịch
bệnh. Cá thả được 1 tháng tuổi bà con ngư dân nên thường xuyên xử lý đáy ao,