Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

Thạc sĩ Báo chí học vấn đề bảo vệ môi trường trên sóng truyền hình của đài phát thanh và truyền hình quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.53 KB, 142 trang )

1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG TRÊN
SÓNG TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƯƠNG..............................................................11
1.1. Các khái niệm..................................................................................................11
1.2. Tính cấp bách của vấn đề bảo vệ mơi trường, chủ trương đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và định hướng, chiến lược của tỉnh
Quảng Ninh về mơi trường hiện nay....................................................................14
1.3. Vai trị và ưu thế của truyền hình địa phương đối với vấn đề bảo vệ môi trường
20
1.4. Nội dung, phương thức, hình thức thơng tin về vấn đề bảo vệ mơi trường
trên truyền hình.....................................................................................................32
1.5. u cầu đối với thơng tin về bảo vệ mơi trường trên truyền hình địa phương
................................................................................................................................. 36
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH QUẢNG
NINH VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG..................................................42
2.1. Khái qt mơi trường tỉnh Quảng Ninh.......................................................42
2.2. Thực trạng vấn đề bảo vệ môi trường trên sóng truyền hình của Đài Phát
thanh và truyền hình Quảng Ninh.......................................................................50
2.3. Thành cơng, hạn chế và ngun nhân thành công, hạn chế........................68
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VẤN ĐỀ BẢO VỆ MƠI
TRƯỜNG TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN
HÌNH QUẢNG NINH...........................................................................................77
3.1. Những vấn đề đặt ra.......................................................................................77
3.2. Giải pháp.........................................................................................................80
3.3. Một số khuyến nghị........................................................................................93
KẾT LUẬN..........................................................................................................107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................110
PHỤ LỤC.............................................................................................................115


TÓM TẮT LUẬN VĂN.......................................................................................139


2


3

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng tác phẩm truyền hình về môi trường so với các nội dung khác.......53
Bảng 2.2 Nội dung thơng tin mơi trường trong các chương trình truyền hình của Đài
Phát thanh và truyền hình Quảng Ninh.................................................................... 55
Bảng 2.3 Thể loại sử dụng để thông tin về vấn đề bảo vệ mơi trường trên sóng
truyền hình của Đài Phát thanh và truyền hình Quảng Ninh.................................... 66


4

DANH MỤC VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

BVMT
CNH – HĐH
KCN
KTT
PS
PV
TN&MT

UBND

Bảo vệ mơi trường
Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa
Khu cơng nghiệp
Khu kinh tế
Phóng sự
Phỏng vấn
Tài ngun và Mơi trường
Ủy ban nhân dân


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong khái niệm phương thức “Tăng trưởng xanh” mà nhiều quốc gia,
trong đó có Việt Nam đang theo đuổi, có một nội dung hết sức quan trọng. Đó
là khi xem xét cơng nhận một xã hội bền vững, cần phải xem xét các giá trị và
tiêu chí về mơi trường, xã hội và kinh tế. Như vậy, có thể thấy Mơi trường
sống được đặt ở vị trí hàng đầu và là mối quan tâm mang tính tồn cầu.
Chúng ta, ở các mức độ nhận thức khác nhau, đều biết rằng mơi trường có vai
trò vơ cùng to lớn thậm chí mang tính quyết định đối với sự sống trên trái đất
này. Có người gọi môi trường là “ Mẹ thiên nhiên”, với lý giải, con người
chúng ta giống như đứa trẻ sinh sống bằn những dây rốn gắn liền vào nước,
khơng khí, mơi sinh, vi sinh vật trọng lực….điều đó cho thấy sự thân thiết và
tầm quan trọng của môi trường đối với sự sinh tồn của con người. Nhưng thực
tế, kinh tế ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu về nước, đất, năng lượng, tài
nguyên… cũng tăng một cách mạnh mẽ với quy mơ ngày càng lớn. Phát triển

kinh tế nóng nhưng chưa chú trọng đến bảo vệ môi trường, khiến tài nguyên
ngày càng cạn kiệt và lãng phí tài nguyên, lạm dụng hóa chất gây hại cho mơi
trường… đang là những thách thức lớn đối với tất cả các quốc gia.
Trong công tác bảo vệ môi trường, truyền thông là một trong những
phương tiện hữu hiệu trong việc lên tiếng, vạch trần các hành vi vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường. Vấn đề bảo vệ môi trường được thông tin thường
xuyên, liên tục, đa dạng trên các loại hình báo chí như báo in, phát thanh,
truyền hình, báo mạng điện tử với lưu lượng, dung lượng khá lớn, phương
thức truyền tải và cách thức thể hiện sinh động, hấp dẫn. Mỡi năm ở Việt Nam
có hàng ngàn vụ vi phạm về bảo vệ môi trường được cơ quan chức năng phát
hiện và xử lý. Trong đó, nhiều vụ việc được báo chí phản ánh liên tiếp, tạo dư
luận xã hội mạnh mẽ và tác động trở lại buộc các nhà quản lý, những người
lãnh đạo phải có hành động xử lý vụ việc. Gần đây nhất là vụ nhà máy thép
Formosa xả thải, hủy hoại vùng biển miền Trung.


2

Chỉ thị 36 – CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ mơi trường trong
thời kỳ cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đã nêu rõ “ Bảo vệ mơi
trường là sự nghiệp của tồn Đảng tồn dân”. Ngày 15/11/2014, Bộ chính trị
ban hành Nghị quyết 41 – NQ/TW nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động
bảo vệ mơi trường, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của báo chí truyền thơng
trong cơng tác bảo vệ mơi trường. Trong đó, giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền
giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường được đưa lên
vị trí hàng đầu.
Quảng Ninh một địa phương tiêu biểu đang phải đối mặt với bài tốn
mơi trường. Là nơi hội tụ những đặc điểm địa hình đặc trưng, có rừng vàng
biển bạc, có đồng bằng và vùng núi… nên Quảng Ninh được ví như “ Một
nước Việt Nam thu nhỏ”. Đây là địa phương có tiềm năng lớn về tài nguyên môi trường với nguồn tài nguyên than nổi tiếng từ lâu, tài nguyên rừng biển

phong phú và đặc biệt là du lịch. Những năm gần đây, khi Nhà nước thực hiện
chính sách đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế, Quảng Ninh được quy hoạch
thành một trong những trọng điểm kinh tế ở khu vực phía Bắc, nhiều ngành
kinh tế mũi nhọn được phát triển mạnh mẽ. Trong đó, các ngành khai thác
than, đá vơi, du lịch, giao thông, cảng biển, đánh bắt và nuôi trồng hải sản và
du lịch là trọng tâm thu hút đầu tư.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, Quảng Ninh cũng phải đối mặt
với rất nhiều mâu thuẫn và thách thức, như mâu thuẫn giữa việc phát triển
công nghiệp với phát triển du lịch, dịch vụ; thách thức giữa phát triển cơng
nghiệp hố và đơ thị hố nhanh với giải quyết vấn đề môi trường sống; thách
thức giữa phát triển bền vững trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí
hậu và nước biển dâng. Ơ nhiễm mơi trường nước, khơng khí chưa được ngăn
chặn triệt để. Tài ngun thiên nhiên bị khai thác quá mức; nguồn nước mặt,
nước ngầm nhiều nơi bị suy thối, cạn kiệt; biến đổi khí hậu gây ra mưa bão,
lũ lụt với cường độ ngày càng lớn, diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường.


3

Chính vì vậy cơng tác tun truyền về bảo vệ mơi trường là vấn đề nóng, cấp
thiết và nhạy cảm, mà báo chí ln đi trước mở đường.
Trong thời gian qua, báo chí Quảng Ninh nói chung, Đài Phát thanh và
truyền hình Quảng Ninh nói riêng đã tích cực thơng tin tới công chúng về vấn
đề môi trường trong tỉnh. Tuy nhiên, thông tin chủ yếu tập trung ở những
điểm nóng về ơ nhiễm mơi trường dễ nhận thấy như ô nhiễm môi trường do
hoạt động khai thác than, khoáng sản, chất thải sinh hoạt, khu công nghiệp,
cảng biển, du lịch, ô nhiễm do hoạt động sản xuất... Nhưng nhiều thông tin
chỉ dừng lại ở mức độ phản ánh, chưa đi vào chiều sâu vấn đề. Có những vấn
đề gần gũi như thói quen dùng túi nilon, thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt
lại ít được nhắc đến, hoặc những điểm nóng mơi trường khơng được lên sóng

do e ngại đụng chạm đến một số vấn đề nhạy cảm. Vai trò phản biện cũng
chưa thực sự mạnh mẽ.
Việc nghiên cứu, đánh giá tác động của thông tin về bảo vệ mơi trường
trong các chương trình truyền hình của Đài Phát thanh và truyền hình Quảng
Ninh đối với cơng chúng và xã hội có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là dịp để nhìn
nhận, đánh giá những thành cơng cũng như hạn chế trong thông tin của Đài
Phát thanh và truyền hình Quảng Ninh về ý nghĩa, vai trò của việc bảo vệ môi
trường đối với việc nâng cao đời sống của người dân, vì mục tiêu phát triển
bền vững, góp phần thực hiện thành cơng việc chuyển đổi mơ hình tăng trưởng
“Từ nâu sang xanh” mà tỉnh Quảng Ninh đã đề ra. Đó cũng chính là những lý
do khiến tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài khoa học: “ Vấn đề bảo vệ
mơi trường trên sóng truyền hình của Đài Phát thanh và truyền hình Quảng
Ninh” cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay, mơi trường đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, được
quan tâm và đi sâu nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn. Ở Việt Nam đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề mơi trường bao gồm sách, hội thảo
khoa học, bài báo, khóa luận tốt nghiệp, luận văn cao học, luận án tiến sỹ...


4

Về vấn đề môi trường, có các công trình nghiên cứu như :
Phạm Thị Ngọc Trâm (1997), Môi trường sinh thái: Vấn đề và giải
pháp, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thế Thôn (2004), Quy hoạch
môi trường và phát triển bền vững, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội; Mai
Đình n (1997), Mơi trường và con người, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Lưu Đức
Khải (2005), Cơ sở khoa học môi trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội;
Nguyễn Thị Thu Hương (2005), Những quy định về môi trường đô thị, Nxb
Lao động; Các văn bản pháp luật liên quan đến Bảo vệ mơi trường, Nxb

Chính trị quốc gia; Diễn đàn các nhà báo môi trường Việt Nam, 2005, Nxb Hà
Nội... Những tài liệu này chủ yếu nghiên cứu và bàn luận xoay quanh chủ đề
Khoa học môi trường nói chung, cung cấp những kiến thức căn bản về môi
trường. Đây là cơ sở để tác giả luận văn có những đánh giá một cách khoa học
và chính xác hơn về thực trạng thông tin về môi trường trên báo chí hiện nay.
Các dự án về mơi trường:
Chương trình Core University của Đại học Osaka (Nhật Bản) về “Đánh
giá, quan trắc môi trường, bảo tồn môi trường và xây dựng phát triển công
nghệ môi trường” (2006 – 2007), Dự án phối hợp Việt Nam – Thụy Sỹ về
“Tăng cường năng lực đào tạo cho Viện Môi trường và Tài nguyên” của Đại
học Quốc gia – TP Hồ Chí Minh; Dự án “ Bảo vệ môi trường nước Vịnh Hạ
Long” do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA triến khai tại Quảng Ninh.
Các tài liệu đề cập đến báo chí và mơi trường:
- Tác phẩm Cơ sở lý luận báo chí (2012) của tác giả PGS.TS Nguyễn
Văn Dững. Đây là cuốn sách cơ sở lý luận có tính chất nền tảng, phân tích sâu
sắc về các chức năng của báo chí, như chức năng cung cấp thơng tin, chức
năng giám sát và phản biện xã hội, chức năng giáo dục.... Đây là những chức
năng mang tính bao quát, phổ biến của báo chí, trong đó bao hàm cả nội dung
về chức năng của báo chí trong lĩnh vực mơi trường.
- Tác phẩm Báo chí truyền thơng – Những vấn đề đương đại (2016)
của tác giả TS. Nguyễn Trí Nhiệm (chủ biên). Cuốn sách tập hợp những bài
viết sâu sắc về những vấn đề của báo chí truyền thơng đương đại, như vai trò


5

của báo chí trong việc cung cấp thơng tin phục vụ công tác lãnh đạo quản lý,
các kỹ năng quan trọng của nhà báo trong quá trình tác nghiệp, các vấn đề
liên quan đến báo mạng điện tử, báo chí trong kỷ nguyên di động, những thay
đổi trong phương thức sản xuất chương trình truyền hình hiện nay... Nhiều nội

dung có thể được vận dụng để nâng cao chất lượng và hiệu lực của tác phẩm
truyền hình về vấn đề bảo vệ mơi trường.
Các cơng trình nghiên cứu cụ thể về báo chí và vấn đề mơi trường.
Những cơng trình này hiện chưa có nhiều. Trong q trình tìm hiểu, nghiên
cứu, tác giả luận văn tìm hiểu được một số cơng trình nghiên cứu chun
ngành báo chí học bàn về vấn đề này. Bao gồm:
Luận văn thạc sỹ báo chí học “Truyền hình các tỉnh Đơng Bắc Việt
Nam với vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay” của tác giả Nguyễn Ngọc Thái
(Tháng 7/2016). Luận văn nghiên cứu vai trò của truyền hình trong việc thơng
tin về bảo vệ mơi trường, khảo sát đánh giá thực trạng thông tin về vấn đề bảo
vệ mơi trường trên sóng truyền hình của một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam như
Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lạng Sơn; đánh giá những thành công và hạn chế của
thơng tin về bảo vệ mơi trường trên sóng truyền hình, chỉ ra những ngun
nhân của thành cơng và hạn chế đó, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng thông tin về vấn đề môi trường trên sóng truyền hình của một
số Đài Phát thanh và truyền hình các tỉnh Đơng Bắc Việt Nam.
Luận văn Thạc sỹ truyền thơng đại chúng của Thái Hồng Sơn “ Đài
Phát thanh và truyền hình Đồng Nai với vấn đề môi trường” (2014). Luận văn
nghiên cứu, khảo sát thực trạng chất lượng thông tin của các tác phẩm báo chí
về vấn đề mơi trường đã được phát sóng trong các chương trình truyền hình
của Đài PT&TH Đồng Nai hiện nay; nghiên cứu nhu cầu và thực trạng tiếp
nhận thông tin về vấn đề môi trường của khán giả Đài PT&TH Đồng Nai, từ
đó đáp ứng được những nhu cầu thực tế của công chúng.
Luận văn thạc sỹ truyền thông đại chúng “ Vấn đề bảo vệ môi trường tự
nhiên trên báo in hiện nay” của tác giả Phạm Thị Minh Thắm. Luận văn này


6

đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về môi trường, vai trò của báo in trong

việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
Luận văn thạc sỹ truyền thông đại chúng của Trần Việt Phương “ Đánh
giá tác động của báo chí đối với vấn đề bảo vệ mơi trường ở Quảng Ninh”
(2009). Luận văn đã nêu được những vấn đề lý luận về môi trường và thực
hiện khảo sát, đánh giá tác động của báo chí đối với mơi trường ở tỉnh Quảng
Ninh. Từ đó, có đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên
truyền bảo vệ mơi trường.
Luận văn Thạc sỹ Báo chí học “ Báo in Thành phố Hồ Chí Minh với
vấn đề bảo vệ môi trường đô thị” của tác giả Nguyễn Thị Vân (Năm 2004).
Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về báo chí truyền
thơng, về báo in và báo in với vấn đề bảo vệ mơi trường đơ thị, các khái niệm
về báo chí truyền thông và các thuật ngữ liên quan, kỹ năng và phương thức
tác nghiệp báo in về vấn đề bảo vệ môi trường; khảo sát, đánh giá thực trạng
báo in ở TP Hồ Chí Minh với vấn đề bảo vệ mơi trường đơ thị trên cơ sở
những tiêu chí lý thuyết đặt ra, chỉ ra thực trạng của báo in ở Thành phố Hồ
Chí Minh với vấn đề bảo vệ mơi trường đơ thị, tìm ra ngun nhân hạn chế,
đưa ra giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của báo in trong
truyền thơng về bảo vệ mơi trường nói chung và mơi trường đơ thị nói riêng ở
TP Hồ Chí Minh.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Thế Biên “ Thơng tin, tun truyền về
biến đổi khí hậu trên sóng phát thanh của Đài Phát thanh và truyền hình Hà
Giang” (2015). Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của việc
thông tin, tuyên truyền về BĐKH trên sóng phát thanh; khảo sát,đánh giá thực
trạng thơng tin, tun truyền về BĐKH trên sóng phát thanh của Đài Phát
thanh và truyền hình Hà Giang; phân tích, đánh giá về tần suất, mức độ xuất
hiện, nội dung thơng tin, tun truyền về BĐKH cũng như hình thức, phương
thức thơng tin, tun truyền về BĐKH trên sóng phát thanh của Đài Phát
thanh và truyền hình Hà Giang.



7

Nhìn chung, các tài liệu nghiên cứu trước đây đã đề cập đến thực
trạng hoạt động của truyền thông đại chúng đối với vấn đề mơi trường trên
nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá
tác động của hoạt động thông tin về bảo vệ mơi trường trong các chương
trình truyền hình của Đài Phát thanh truyền hình Quảng Ninh. Vì vậy, “
Vấn đề bảo vệ mơi trường trên sóng truyền hình của Đài Phát thanh –
truyền hình Quảng Ninh” là đề tài mới, khơng trùng lặp với các cơng trình
nghiên cứu trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc thông tin về
vấn đề môi trường trên các chương trình truyền hình. Khảo sát, phân tích
và đánh giá thực trạng vấn đề bảo vệ môi trường trên các chương trình
truyền hình của Đài Phát thanh và truyền hình Quảng Ninh, chỉ ra thành
công và hạn chế, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về vấn đề
bảo vệ môi trường của Đài Phát thanh và truyền hình Quảng Ninh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn chú trọng thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa các khái niệm về mơi trường, vai trò và ưu thế của
truyền hình trong việc tuyên truyền bảo vệ môi trường và thực trạng vấn đề
bảo vệ mơi trường trên sóng truyền hình.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề bảo vệ mơi trường
trên các chương trình truyền hình của Đài Phát thanh và truyền hình Quảng
Ninh. Làm rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của thông tin
về bảo vệ môi trường.
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng vấn đề bảo vệ
môi trường trong các chương trình truyền hình của Đài Phát thanh và

truyền hình Quảng Ninh.


8

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là "Vấn đề bảo vệ mơi trường trên
sóng truyền hình của Đài Phát thanh và truyền hình Quảng Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các tác phẩm truyền hình về vấn đề bảo vệ mơi trường của Đài Phát
thanh và truyền hình Quảng Ninh từ tháng 01/2015 đến tháng 6/2016.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước,
chiến lược của tỉnh Quảng Ninh về bảo vệ mơi trường và vai trò của báo chí
truyền thơng đối với vấn đề bảo vệ môi trường.
- Lý luận về báo chí truyền thơng, truyền hình và một số bộ mơn khoa
học có liên quan như Tâm lý học báo chí, Kinh tế học, Mơi trường học).
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tác giả lựa chọn một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu như sách,
báo, tạp chí khoa học, văn bản pháp luật, các cơng trình nghiên cứu khoa học
về báo chí truyền thơng, mơi trường để nắm được các kiến thức về khoa học
môi trường, báo chí truyền thơng và quy định, pháp luật về mơi trường.
- Phương pháp phân tích tác phẩm: Thu thập, khảo sát, phân loại, phân
tích nội dung và hình thức các tác phẩm truyền hình nhằm đánh giá thực trạng
vấn đề bảo vệ mơi trường trên sóng truyền hình của Đài Phát thanh và truyền
hình Quảng Ninh, rút ra thành công và hạn chế trong thông tin về vấn đề bảo vệ
môi trường của Đài, đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng vấn đề bảo vệ môi

trường trên sóng truyền hình của Đài Phát thanh và truyền hình Quảng Ninh.
- Phương pháp điều tra xã hội học:
+ Phỏng vấn anket: Áp dụng với đối tượng là khán giả xem chương
trình của Đài Phát thanh và truyền hình Quảng Ninh trong thời gian từ tháng


9

01/2015 – 6/2015 để lấy số liệu khách quan chân thực minh chứng cho vấn đề
nghiên cứu. Cụ thể: Sử dụng phiếu điều tra, số lượng phát ra 300 phiếu và thu
về 286 phiếu, đối tượng khảo sát là khán giả ở 3 địa phương Đông Triều, Hạ
Long và Cẩm Phả, được xử lý bằng phần mềm chuyên dụng SPSS để thu thập
thông tin về nhu cầu của khán giả xem Đài Phát thanh và truyền hình Quảng
Ninh về vấn đề môi trường.
+ Phỏng vấn sâu: Tác giả phỏng vấn trực tiếp, hoặc qua email với lãnh
đạo một số cơ quan chức năng của tỉnh (01 phỏng vấn trực tiếp), lãnh đạo Đài
Phát thanh và truyền hình Quảng Ninh 01 phỏng vấn trực tiếp và phóng viên,
biên tập viên ( 01 phỏng vấn trực tiếp, 01 phỏng vấn qua email) theo dõi nội
dung môi trường. Phương pháp này nhằm thu được những kết quả định tính,
những đánh giá khách quan và có trọng lượng về sự cần thiết phải tăng cường
và nâng cao chất lượng thông tin về vấn đề bảo vệ mơi trường trên sóng
truyền hình của Đài Phát thanh và truyền hình Quảng Ninh.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
6.1.Ý nghĩa lý luận
Luận văn khẳng định vai trò của báo chí trong việc thơng tin về vấn đề
bảo vệ mơi trường, đóng góp thêm vào lý luận báo chí, khẳng định vai trò của
báo chí trong việc bảo vệ mơi trường và những ngun tắc, u cầu của thơng
tin báo chí để thực hiện vai trò này.
6.2. Giá trị thực tiễn
Kết quả nghiên cứu được áp dụng vào thực tiễn sẽ góp phần nâng cao

chất lượng thông tin tuyên truyền về bảo vệ mơi trường cho Ban lãnh đạo và
phóng viên, biên tập viên của Đài Phát thanh và truyền hình Quảng Ninh.
Những giải pháp và khuyến nghị đưa ra trong luận văn có thể làm tài
liệu tham khảo cho các cơ quan báo chí của Tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu, áp
dụng một cách linh hoạt, nhằm đổi mới cách thức tổ chức thơng tin, phát huy
thế mạnh của từng loại hình báo chí trong bối cảnh hiện nay.


10

Quá trình thực hiện nghiên cứu cũng là dịp để tác giả luận văn bổ sung
kiến thức, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác thông tin về vấn đề
bảo vệ mơi trường tại cơ quan mình làm việc.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn
được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề bảo vệ mơi trường trên sóng truyền
hình địa phương
Chương 2: Thực trạng vấn đề bảo vệ môi trường trên sóng truyền hình
của Đài Phát thanh và truyền hình Quảng Ninh
Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị để nâng cao chất lượng vấn đề
bảo vệ mơi trường trên sóng truyền hình của Đài Phát thanh và truyền hình
Quảng Ninh


11

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
TRÊN SÓNG TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƯƠNG

1.1. Các khái niệm
- Mơi trường
Có nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến khái niệm môi trường:
Quan niệm thứ nhất cho rằng, môi trường là sinh quyển, sinh thái cần
thiết cho sự sống tự nhiên của con người. Môi trường cũng là nơi chứa đựng
nguồn tài nguyên cần thiết cho quá trình sản xuất ra của cải vật chất.
Quan điểm thứ hai cho rằng, mơi trường là tổng hợp các điều kiện
bên ngồi như khí hậu, sinh thái học, xã hội và thổ nhưỡng có ảnh hưởng đến
sự tồn tại và phát triển của một sự vật nào đó. Vì thế, mơi trường bao gồm tất
cả mọi thứ có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất hay các hành vi
của các cơ thể sống hay các loài, bao gồm ánh sáng, khơng khí, nước, đất và
các cơ thể sống khác. Tương tự, môi trường sống của con người là tổng hợp
các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, xã hội bao quanh con người và có ảnh
hưởng đến sự sống, sự phát triển của từng cá nhân và tồn bộ cộng đồng
người. Mơi trường có quan hệ mật thiết, gắn chặt với sự sống.
Quan điểm thứ ba cho rằng, môi trường ở thời điểm nhất định là tập hợp
các nhân tố vật lý, hóa học, sinh học và xã hội gây nên tác động gián tiếp hoặc
trực tiếp, trước mắt hoặc lâu dài tới các loài vật sống và hoạt động của con người.
Năm 1981, UNESCO đưa ra định nghĩa về môi trường như sau: “ Môi
trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và hệ thống do con người tạo ra xung
quanh mình, trong đó con người sống bằng sức lao động của mình, đã khai thác
tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người.”
Từ điển Tiếng Việt của NXB Ngôn ngữ (Năm 2005) định nghĩa: “ Môi
trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó con người hay một sinh
vật tồn tại, phát triển trong quan hệ với con người, với sinh vật ấy”. [67, Tr.821].


12

Điều 3, Luật bảo vệ môi trường Việt Nam được thơng qua tại kỳ họp

thứ 10, Quốc hội khóa X ngày 25/12/2001 định nghĩa “ Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng
đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
Như vậy, có thể rút ra một định nghĩa chung về môi trường như sau:
“Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động
sống của con người như khơng khí, đất, nước, sinh vật, xã hội loài người…”
Trong phạm vi của đề tài, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu trong lĩnh vực
môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên là bao gồm tất cả các sinh vật sống
và không sống tồn tại tự nhiên trên trái đất. Trong đó bao gồm đơn vị sinh thái
đầy đủ chức năng như hệ thống tự nhiên mà khơng có sự can thiệp của con
người như thảm thực vật, vi sinh vật, đất đá, khống sản, khơng khí, các hiện
tượng tự nhiên, khí hậu…Trong q trình phát triển, mơi trường tự nhiên có
sự thay đổi do tự thân những yếu tố cấu thành bên trong nó hoặc do hoạt động
của con người gây nên. Có thể nói, con người là nhân tố lớn nhất làm thay đổi
môi trường tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình.
- Bảo vệ mơi trường
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong
lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với mơi trường, ứng
phó sự cố mơi trường, khắc phục ơ nhiễm, suy thối, phục hồi và cải thiện
môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên;
bảo vệ đa dạng sinh học. Bảo vệ môi trường thực chất là bảo vệ độ tinh khiết
của khơng khí, đất, nước, thực phẩm... nhằm đảm bảo các nhu cầu cơ bản
của con người như một thực thể sinh học. Bảo vệ môi trường là chống lại tất
cả những gì tác hại đến thể chất và tinh thần của con người, trả lại sự cân
bằng vốn có của mơi trường hoặc có thể xem bảo vệ môi trường là giảm đến
mức thấp nhất sự gây ô nhiễm môi trường và xử lý môi trường bị ô nhiễm.


13


Đề tài mơi trường trên báo chí có nhiều cấp độ khác nhau. Cấp độ quốc
tế, bao gồm nhiều vấn đề rộng lớn có tính tồn cầu, khu vực như sự bùng nổ
dân số, đói nghèo, nạn dịch và bệnh tật, vấn nạn thiếu nước sạch, ô nhiễm đất,
nguồn nước và khơng khí, nạn phá rừng, sa mạc hóa, thủng tầng ozon, động
thực vật tuyệt chủng, công nghệ thân thiện với môi trường… Ở cấp tỉnh thành
phố hay quốc gia, có thể kể đến những vấn đề như đơ thị hóa, ơ nhiễm tiếng
ồn, ơ nhiễm nguồn nước, khơng khí do hoạt động sản xuất, sinh hoạt, các dự
án bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng hóa chất, quản lý tài ngun, đất
đai, diệt trừ cơn trùng có hại…Những cấp độ nhỏ hơn như giữ gìn mơi trường
khu phố,phòng tránh dịch bệnh, ăn uống vệ sinh, Ở đề tài này, tác giả chọn
khảo sát những tác phẩm truyền hình đề cập trực tiếp đến vấn đề như ô nhiễm
môi trường và tuyên truyền bảo vệ môi trường đã được phát trên sóng truyền
hình của Đài Phát thanh và truyền hình Quảng Ninh.
- Khái niệm truyền hình
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa, Truyền hình là một loại hình truyền
thơng đại chúng, chuyển tải thơng tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật
thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vơ tuyến điện. [67, Tr4].
Động từ “truyền” có nghĩa là đưa dẫn tới nơi này đến nơi khác (theo
cuốn Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điểm học, xuất bản năm 2009).
Cũng từ điển này định nghĩa “truyền” là “lan rộng ra hoặc làm lan rộng ra cho
nhiều người, nhiều nơi biết”. Còn truyền hình thức là truyền hình ảnh, âm
thanh, đi xa bằng sóng vơ tuyến điện hoặc bằng đường dây.
Theo giáo trình báo chí Truyền hình của PGS.TS Dương Xn Sơn,
thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy
Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là “ở xa” còn “videre” là “thấy
được”, còn tiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa. Ghép hai từ đó lại
“Televidere” có nghĩa là xem được ở xa. Tiếng Anh là “Television”, tiếng
Pháp là “Television”, tiếng Nga gọi là “Teлeвидeниe”. Như vậy, dù có phát



14

triển bất cứ ở đâu, ở quốc gia nào thì tên gọi truyền hình cũng có chung một
nghĩa. [50; Tr8].
Truyền hình sử dụng cơng nghệ điện tử viễn thơng, bao gồm tập hợp
nhiều thiết bị điện tử để truyền dẫn, phát sóng các tín hiệu điện mang hình
ảnh và âm thanh được điều chế, mã hóa, dưới dạng sóng vơ tuyến hoặc truyền
qua hệ thống cáp quang, hoặc cáp đồng tới thiết bị thu nhận tín hiệu sóng đó
và giải mã tái tạo lại hình ảnh, âm thanh ban đầu. Truyền hình trên thế giới
xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 và phát triển với tốc độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ
của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tin quan trọng
trong đời sống xã hội. Truyền hình trở thành vũ khí, cơng cụ sắc bén trên mặt
trận tư tưởng văn hóa cũng như lĩnh vực kinh tế xã hội. Từ xuất phát điểm
được sử dụng như cơng cụ giải trí, rồi thêm chức năng thơng tin, dần dần,
truyền hình tham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và định
hướng dư luận, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa, quảng cáo
và các dịch vụ khác. Nhờ truyền hình, hệ thống truyền thơng đại chúng trở
nên hùng mạnh hơn, không chỉ tăng về số lượng mà còn cả chất lượng. Cơng
chúng của truyền hình đơng đảo khắp hành tinh.
1.2. Tính cấp bách của vấn đề bảo vệ môi trường, chủ trương
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và định hướng,
chiến lược của tỉnh Quảng Ninh về môi trường hiện nay
1.2.1. Tính cấp bách của vấn đề bảo vệ mơi trường
Tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt
của con người gây ra đã và đang là một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong
dư luận xã hội cả nước hiện nay. Không chỉ còn là những sự vụ nhỏ lẻ ở một
số địa phương, hiện nay, những vụ việc liên quan đến môi trường sinh thái bị
phanh phui trước dư luận ngày càng nhiều với những quy mô và mức độ khác
nhauVấn đề này ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp tới phát triển kinh tế –

xã hội, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết


15

vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay
không chỉ đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các đơn vị, doanh nghiệp
mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của tồn xã hội.
Mơi trường Việt Nam đang diễn biến phức tạp, ô nhiễm môi trường tiếp
tục gia tăng ngày càng trầm trọng, đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng.
Theo Bộ Tài nguyên và môi trường, nước ta đang phải đối mặt với rất nhiều
thách thức, trong đó suy thối mơi trường đang có xu hướng gia tăng, ngày
một gay gắt và nhiều hậu quả của biến đổi khí hậu. Ơ nhiễm mơi trường tại
các đơ thị, khu công nghiệp, làng nghề, các lưu vực sông trên cả nước và
nhiều vấn đề môi trường bức xúc khác đã trở thành những vấn đề nóng được
cả xã hội quan tâm. Đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng, an ninh môi
trường cũng đang bị đe dọa
Hiện nay, công tác bảo vệ môi trường đang đứng trước nhiều thách
thức đáng quan tâm như: thách thức giữ yêu cầu bảo vệ mơi trường với lợi ích
kinh tế trước mắt trong đầu tư phát triển, năng lực tổ chức và quản lý môi
trường còn nhiều bất cập; thách thức giữa cơ sở hạ tầng, công nghệ bảo vệ
môi trường lạc hậu với khối lượng chất thải đang ngày càng tăng lên; thách
thức giữa nhu cầu ngày càng cao về kinh phí cho bảo vệ mơi trường với khả
năng có hạn của ngân sách Nhà nước, đầu tư của doanh nghiệp và người dân
cho công tác bảo vệ môi trường còn thấp.
Xác định vai trò, tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường, là cơ
sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ mục tiêu Cơng nghiệp hóa – Hiện đại
hóa đất nước và phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm
đến công tác bảo vệ môi trường, các chủ trương, chính sách về bảo vệ mơi

trường thường xun được chú trọng đổi mới, bổ sung và hoàn thiện.


16

1.2.2. Chủ trương, đường lối của Đảng về môi trường
Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, là quan điểm được Đảng, Nhà
nước ta khẳng định và đề cập sớm trong kế hoạch quốc gia về môi trường và
phát triển bền vững 1991 – 2001, Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 và được
sửa đổi, bổ sung năm 2005; Nghị định 26/CP, ngày 26/4/1996 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ mơi trường. Chỉ thị 36 ngày
25/6/1998 của Bộ Chính trị khóa VIII, về tăng cường công tác bảo vệ môi
trường trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết số
41/NQ-TW, ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị khóa IX về bảo vệ mơi trường
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Định hướng chiến lược
phát triển bền vững ở Việt Nam năm 2006; Chiến lược bảo vệ môi trường
quốc gia năm 2020 – 2030…
Nghị quyết số 41/NQ-TW, ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ
mơi trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là
Nghị quyết của Đảng chỉ đạo riêng về cơng tác bảo vệ mơi trường. Trong đó
nêu “Thực hiện Luật bảo vệ môi trường, Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính
trị (khóa VIII) về tăng cường cơng tác bảo vệ mơi trường trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cơng tác bảo vệ mơi trường ở nước ta thời
gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống chính sách, thể chế từng
bước được xây dựng và hồn thiện, phục vụ ngày càng có hiệu quả cho công
tác bảo vệ môi trường. Nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp, các
ngành và nhân dân đã được nâng lên; mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và
sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế; công tác bảo tồn thiên nhiên và
bảo vệ đa dạng sinh học đã đạt được những tiến bộ rõ rệt. Những kết quả đó
đã tạo tiền đề tốt cho công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới”.

Chỉ thị số 29-CT/TW, ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy
mạnh thực hiện Nghị quyết 41/NQ-TW của Bộ chính trị (Khóa IX) về bảo vệ
mơi trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


17

Trong đó, tổ chức kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 41 của
Bộ chính trị; tăng cường đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp ủy đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đồn thể cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân
dân về trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi trường. Tăng cường nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường. Đẩy mạnh xã
hội hóa cơng tác bảo vệ mơi trường, có cơ chế, chính sách khuyến khích cá
nhân, tổ chức, cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. Tăng cường đầu tư và
sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn chi thường xuyên từ ngân sách cho
sự môi trường. Nghiên cứu xây dựng các luận cứ khoa học phục vụ hoạch
định chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường….
1.2.3. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về mơi trường
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã xây dựng được khuôn khổ pháp
lý cho công tác quản lý môi trường, thể hiện tại Điều 43, Điều 50 và Điều 63
của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 và Luật bảo vệ môi
trường năm 2005 và năm 2014. Chiến lược bảo vệ mơi trường quốc gia đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định mục tiêu cụ thể là: Giảm về cơ
bản các nguồn gây ô nhiễm môi trường, khắc phục, cải tạo môi trường các
khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái, cải thiện điều kiện sống của người dân;
giảm nhẹ mức độ suy thoái; cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; kiềm chế tốc độ
suy giảm đa dạng sinh học; Tăng cường khả năng chủ động ứng phó với biển
đổi khí hậu, giảm nhẹ mức độ gia tăng phát thải khí nhà kính.
Kế hoạch quốc gia về mơi trường và phát triển bền vững 1991 –

2000 được Chính phủ thơng qua tháng 6/1991. Đây là văn bản có tính chiến
lược đầu tiên đề cập đến tất cả các lĩnh vực môi trường và sử dụng các nguồn
tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Kế hoạch này đã được các bộ, ngành
trung ương cùng các địa phương triển khai thực hiện và đạt được những kết
quả quan trọng. Hệ thống quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung


18

ương đến địa phương và các bộ, ngành ngày càng được tăng cường và đi vào
hoạt động có nề nếp. Ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của các cơ
quan Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng
ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được về công tác bảo vệ môi
trường, song vẫn còn tồn tại những hạn chế như: Vấn đề quy hoạch môi
trường lồng ghép với phát triển tài nguyên; vấn đề chiến lược phát triển cấp
ngành bền vững; vấn đề giáo dục và đào tạo, nâng cao nhận thức bảo vệ môi
trường còn hạn chế, chưa tương xứng với nhiệm vụ. Ngoài ra, việc đầu tư cho
môi trường cũng còn dàn trải.
Trước thực tế này, nhiều chính sách về mơi trường đã được ban hành
như Luật bảo vệ môi trường 1993, Nghị định số 175/CP về “Hướng dẫn thi
hành luật bảo vệ môi trường”. Nghị định số 26/CP về “xử phạt vi phạm hành
chính về bảo vệ mơi trường”. Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg, ngày
22/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hành động của Chính
phủ thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ
đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.
Ngày 22/12/2005, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ký lệnh về
công bố Luật bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005. Luật bảo vệ môi trường
năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006, Quy định về hoạt động

bảo vệ mơi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường,
quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ mơi trường.
Có thể khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, nhất quán đối
với vấn đề bảo vệ môi trường, thể hiện qua việc đề ra các đường lối, chính
sách về vấn đề bảo vệ mơi trường, về sự quan trọng và tính cấp thiết của cơng
tác bảo vệ mơi trường trong q trình đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. Bảo
vệ môi trường là một vấn đề cấp thiết, đòi hỏi một quá trình lâu dài và bền bỉ.


19

Điều này còn được thể hiện qua Quyết định số 1216/QĐ-TTg, ngày 5/9/2012
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường
quốc gia năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020
là Kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ơ nhiễm mơi trường, suy
thối tài ngun và suy giảm đa dạng sinh học; tiếp tục cải thiện chất lượng
môi trường sống; hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước. Khắc
phục, cải tạo môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm. Giảm nhẹ mức độ suy
thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; kiềm chế tốc độ suy giảm đa dạng sinh
học. Tăng cường khả năng chủ động ứng phó với biển đổi khí hậu, giảm nhẹ
mức độ gia tăng phát thải khí nhà kính. Tầm nhìn đến năm 2030 là ngăn chặn,
đẩy lùi xu hướng gia tăng ơ nhiễm mơi trường, suy thối tài nguyên và suy giảm
đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng mơi trường sống; chủ động ứng phó với
biển đổi khí hậu; hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất
thải, các bon thấp,vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của đất nước.
1.2.4. Định hướng, chiến lược của tỉnh Quảng Ninh về bảo vệ môi trường
Với chủ trương “phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường”, trong
những năm qua, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã
có những bước chuyển biến mạnh mẽ, các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ
thống chính trị. Cơng tác quản lý nhà nước về môi trường, nhất là việc lồng

ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong các chiến lược
phát triển, quy hoạch kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, chương trình, dự án...
đã được tỉnh quan tâm.
Ngày 18/8/2014, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành quyết định phê duyệt
“Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030” với mục tiêu đến năm 2020, Quảng Ninh sẽ là một trong những tỉnh dẫn
đầu cả nước thực hiện thành công các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường trong khuôn
khổ Chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam. Xây dựng Thành phố Hạ long trở
thành điển hình trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thực hiện du lịch bền vững


20

ở tỉnh Quảng Ninh. Chấm dứt khai thác than lộ thiên, giảm thiểu ơ nhiễm mơi
trường khơng khí. Tăng cường giá trị môi trường tự nhiên và quản lý tài nguyên
thiên nhiên của tỉnh. Giảm nhẹ tác động môi trường tại các khu vực được dự báo
có nguy cơ cao trong tương lại và thực hiện các biện pháp thích ứng để giải
quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Tăng cường năng lực giám sát và quản lý môi
trường cấp tỉnh. Tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh sẽ là một trong
những tỉnh dẫn đầu cả nước thực hiện thành công các chỉ tiêu về bảo vệ môi
trường trong khuôn khổ Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, có thể trao
đổi, thơng tin kinh nghiệm cho các nước trong khối ASEAN.
1.3. Vai trò và ưu thế của truyền hình địa phương đối với vấn đề
bảo vệ mơi trường
1.3.1. Vai trò của truyền hình địa phương với vấn đề bảo vệ mơi trường
- Góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho người dân
địa phương
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã khẳng định chức
năng văn hóa của báo chí là “ nâng cao trình độ hiểu biết chung của nhân dân,
khẳng định và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, hình thành và khơng

ngừng hồn thiện lối sống tích cực trong xã hội”. Báo chí, hay Truyền thơng
đại chúng, trong đó có truyền hình, do đặc trưng bản chất của mình, có thể xã
hội hóa 1 sự kiện, vấn đề xảy ra ở một địa chỉ cụ thể được lan tỏa trên 1 phạm
vy rộng lớn, có thể tác động và làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của
hàng triệu người. Tác động nhanh nhất có thể, sức lan tỏa rộng một cách
thường xuyên, liên tục với những hình thức phương thức phong phú và đa
dạng nhất. Do đó, nó có khả năng thu hút, lơi kéo và tập hợp lực lượng xã hội
đông đảo nhất vào việc giải quyết vấn đề đang đặt ra của tiến trình phát triển.
Đời sống văn hóa, xã hội, khoa học, kinh tế vận động không ngừng và
đòi hỏi con người phải thường xuyên, hoàn thiện vốn hiểu biết của mình cũng
như điều chỉnh hành vi một cách phù hợp. Truyền thơng đại chúng, trong đó


21

có truyền hình là phương tiện vơ cùng quan trọng và hiệu quả để thực hiện
công việc này. Một trong những ưu thế lớn nhất của truyền hình, đó là khả
năng phổ biến tới đông đảo công chúng. Không đòi hỏi yêu cầu quá cao về cơ
sở vật chất, nền tảng kỹ thuật, hình ảnh âm thanh sinh động, cơng chúng ở
mọi tầng lớp, trình độ học vấn đều có thể tiếp nhận thơng tin từ các chương
trình truyền hình để nâng cao nhận thức của bản thân. Đối với vấn đề bảo vệ
mơi trường, truyền hình có vai trò quan trọng trong việc đấu tranh loại bỏ thói
quen xấu và xây dựng một lối sống văn minh về môi trường, nhất là góp phần
tạo thành cơng luận đấu tranh với những việc là sai trái, ủng hộ những quan
điểm đúng đắn, những đóng góp tích cực của cá nhân, tập thể trong việc bảo
vệ môi trường. Nhờ tiếp nhận thơng tin từ các chương trình truyền hình về
vấn đề bảo vệ mơi trường, cơng chúng có thể thay đổi nhận thức của mình về
mơi trường xung quanh, nhận ra những nguy cơ ơ nhiễm mơi trường, từ đó
điều chỉnh nhận thức và hành vi trong lao động sản xuất, đời sống sinh hoạt
hàng ngày, hoặc tạo thành thái độ, phản ứng trước những vấn đề có liên quan

đến mơi trường đang được dư luận xã hội quan tâm.
Từ những hiện tượng, sự kiện nhỏ lẻ, nhưng khi được thông tin, phân
tích, dự báo khả năng tiến triển trong tương lai, truyền hình đã giúp cơng
chúng nhận thức được những thiếu sót, tồn đọng hay những điều đáng tuyên
dương trong hoạt động bảo vệ môi trường. Đôi khi những hành động đơn
giản, những phong trào chỉ phát sinh trong một khu vực nhỏ bé, nhưng sau
khi được đưa tin trên truyền hình, nó đã trở thành phong trào được hưởng ứng
và triển khai sâu rộng ở mức độ khu vực, quốc gia hoặc thậm chí là tồn cầu.
- Góp phần tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước, địa phương về môi trường, phổ biến kiến thức về
môi trường và bảo vệ môi trường
Báo chí cách mạng Việt Nam, trong đó có truyền hình, là một bộ phận
quan trọng trong công tác tuyên truyền của Đảng và Nhà nước. Là công cụ sắt


×