Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Phòng và trị bệnh cá lóc trong mùa lũ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.33 KB, 3 trang )

Phòng và trị bệnh cá lóc trong mùa lũ

Nguồn: vietlinh.com.vn
Nuôi cá lóc là nghề đạt hiệu quả kinh tế cao nên hiện nay phong trào nuôi
cá lóc phát triển khá mạnh. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều bà con nông dân nuôi cá
lóc theo phong trào mà ít quan tâm đến vấn đề kỹ thuật nuôi nên rủi ro sẽ cao. Đặc
biệt một vấn đề thường gặp nhất trong mô hình nuôi cá lóc mùa nước lũ dẫn đến
thất bại là dịch bệnh.
Trong mùa lũ các ao đầm nuôi cá dễ tụ bùn, phù sa, mùn bã, rác và các chất
thải khác; làm ô nhiễm nguồn nước và tiềm ẩn các mầm bệnh đối với cá nuôi. Cá
nuôi trong mùa lũ thường bị nhiễm các bệnh: Xuất huyết do nhiễm virus, đốm đỏ
do vi khuẩn gây hại, các loại ngoại ký sinh như: Trùng bánh xe, sán lá đơn chủ,
bệnh do giáp xác ký sinh gây thiệt hại rất lớn. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhất
cho mô hình nuôi cá lóc mùa lũ là hội chứng lở loét.
Để giúp cho mô hình nuôi cá lóc thành công điều quan trọng nhất là bà con
nông dân phải học hỏi kỹ thuật nuôi cá lóc, khi nắm vững quy trình kỹ thuật thì
nuôi cá mới thành công. Hy vọng, những thông tin về hội chứng lở loét trên cá lóc
sau đây sẽ giúp cho người nuôi cá lóc ứng dụng vào SX thành công.
Biện pháp phòng trị hội chứng lở loét trên cá lóc:
a. Tác nhân gây bệnh:
Nguyên nhân cơ bản do các tác nhân truyền nhiễm sinh học gồm có vi
khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng và các yếu tố môi trường. Trong đó, nguyên nhân
gây bệnh đầu tiên do virus đã được coi là một khả năng, còn vi khuẩn lại là
nguyên nhân cuối cùng gây chết những cá bị nhiễm nặng. Ngoài ra, nấm đã được
coi là có vai trò quan trọng trong hội chứng dịch bệnh lở loét, có thể chúng cùng
với ký sinh trùng làm cho cá bị thương tổn, tạo điều kiện cho các tác nhân chính
gây bệnh cho cá.
b. Triệu chứng:
- Cá bỏ ăn, bơi nhô đầu khỏi mặt nước, nổi lờ đờ và chết, khi chết thường
chìm xuống đáy.
- Dấu hiệu bên ngoài: Xuất hiện các vết loét nhỏ màu xám hoặc đỏ. Mang,


xung quanh mắt và da xuất huyết, toàn thân có màu tối (xám đen). Thương tổn lan
rộng thành những vết loét lớn trên thân, rụng vẩy. Khi cá bệnh nặng sẽ thấy máu
chảy ra ở vùng hậu môn.
- Dấu hiệu bên trong: Trong xoang bụng xuất huyết và chứa nhiều dịch
nhờn, có dấu hiệu tích nước, bóng hơi xuất huyết vào teo dần một ngăn, ngoài ra
tim, gan thận đều có hiện tượng xuất huyết.
c. Phòng và trị bệnh:
+ Phòng bệnh:
Quản lý môi trường nuôi tốt, tránh đánh bắt làm cá xây xát, không để cá bị
bệnh ngoài da tạo điều kiện cho bệnh phát triển. Do phòng bệnh đóng vai trò quyết
định đến kết quả nuôi, trong đó tẩy dọn ao theo đúng qui trình kỹ thuật để diệt các
tác nhân gây bệnh, ổn định môi trường, kìm hãm sự phát triển của mầm bệnh bằng
cách định kỳ 15 ngày xử lý nước bằng Vimekon 1kg/ 2.000 m3 là rất quan trọng.
- Cho cá ăn đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên trộn vào thức ăn các loại
men tiêu hoá, vitamin, premix như: Prozyme for fish, Vitamin C Antistress,
Vimevit No 9.100.
- Duy trì chất lượng nguồn nước nuôi tốt là rất quan trọng phải được quan
tâm hàng đầu.
+ Trị bệnh:
Thay 30-50% nước trong ao, vệ sinh xung quanh ao. Tiến hành xử lý nước:
- Đối với ao: 1kg thuốc Fresh Water (650g gói A và 350g gói B) cho 1.000-
1.500 m3 . Khi sử dụng với ao nhỏ hơn thì lượng thuốc cần sử dụng trong mỗi gói
A, B được chia theo tỉ lệ tương ứng.
- Đối với bè: 1 kg Fresh Water chia riêng gói A và B thành nhiều túi nhỏ
treo trong bè, 1 kg thuốc cho 700-1.000 m3 nước. Trộn thuốc kháng sinh vào thức
ăn liên tục 5 - 7 ngày, mỗi ngày cho ăn thuốc 1 lần theo liều: 250g Doxery + 50 ml
Vime-fenfish 2000. Trộn vào thức ăn trị bệnh cho 1 tấn cá tùy theo trọng lượng cá
nuôi thực tế mà tính ra lượng thuốc cụ thể.


×