Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đề cương ths QLBC nâng cao chất lượng chương trình truyền hình phát trên internet hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.19 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Internet là một trong những phát minh vĩ đại nhất của thế kỷ XX.
Sự ra đời của Internet đã làm thay đổi toàn bộ bộ mặt của thế giới.
Internet ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực và thay đổi cuộc sống của
chúng ta hằng ngày, hằng giờ. Trong đó, sự tác động của Internet đã làm
thay đổi bộ mặt của truyền thông thế giới nói chung và báo chí thế giới
nói riêng. Ở Việt Nam, Internet xuất hiện từ khá sớm, tốc độ phát triển
về tỷ lệ người dùng Internet luôn đúng đầu các quốc gia trên thế giới. Kể
từ khi Internet xuất hiện, báo chí Việt Nam đã thay đổi và thích ứng sao
cho phù hợp, sử dụng Internet để nâng cao chất lượng các sản phẩm báo
chí, tiếp cận gần hơn với công chúng
Với lợi thế không phụ thuộc vào không gian và thời gian, cộng với
việc đa số cung cấp thơng tin miễn phí, Internet đã phát triển vượt bậc và
làm thay đổi thói quen sử dụng các sản phẩm báo chí để tiếp nhận thơng
tin của cơng của cơng chúng. Thay bỏ tiền ra mua báo, hay radio để nghe
phát thanh hoặc ngồi hàng giờ đồng hồ trước màn hình ti vi để xem các
chương trình truyền hình. Giờ đây, cơng chúng hồn tồn có thể tiếp
nhận tất cả loại hình báo chí đó trên Internet mà khơng tốn chi phí với
thiết bị tiện nhẹ, dễ di chuyển. Internet ra đời vừa là cơ hội, vừa là thách
thức to lớn cho các cơ quan báo chí ở nước ta. Bài toán làm thế nào để
cạnh tranh được với Internet và thu hút cơng chúng là bài tốn “sống
cịn” với các cơ quan báo chí hiện nay
Internet ra đời mang lại nhiều cơ hội và thách thức to lớn cho báo
chí, đặc biệt lá báo truyền hình – vốn được coi là loại hình báo chí tích


hợp hình ảnh, âm thanh, text sống động và thu hút đơng đảo cơng chúng.
Truyền hình đã và đang tận dụng lợi thế của mình cũng như tận dụng các
lợi thế mà Internet mang lại nhằm đến gần hơn với cơng chúng. Truyền
hình trên Internet xuất hiện như một phần tất yếu của xu hướng phát


triển của báo chí hiện đại.
Tại Việt Nam hiện nay, truyền hình trên Internet đã phát triển ở
hầu hết các đài truyền hình, từ địa phương cho đến trung ương. Khơng
những thế, các tịa soạn báo in, báo mạng điện tử cũng có riêng chương
trình truyền hình của mình phát trên Internet, điều đó đã phá vỡ sự độc
quyền và sóng truyền hình trên báo chí hiện nay. Ngày nay, hầu hết các
cơ quan báo chí đều có kênh truyền hình riêng phát trên Internet. Theo
thống kê của ông được ông Phan Thanh Giản, Giám đốc điều hành Clip
TV đưa ra tại hội thảo “Tương lai phát triển truyền hình trên Internet tại
Việt Nam” nằm trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế phim và công nghệ
truyền hình (Telefilm 2017) cho thấy, với dân số xấp xỉ 94 triệu người,
người dùng Internet tại Việt Nam hiện nay chiếm 50% dân số, trong đó
có 39,7 triệu người sử dụng Mobile Internet. “Đây là thời điểm vàng để
dịch chuyển truyền hình truyền thống sang truyền hình Internet” 1.
Truyền hình Internet đang là xu hướng tất yếu của truyền hình trong lai
Trung tâm phát thanh truyền hình Internet Đảng cộng sản, trung
tâm phát thanh truyền hình Internet báo Tuổi trẻ và trung tâm phát thanh
truyền hình Báo Quân đội nhân dân là những đơn vị đi tiên phong trong
lĩnh vực đưa truyền hình lên Internet. Đây cũng là 3 đơn vị báo chí trung
Theo Văn Tuấn, Bài viết trên báo mạng điện tử Sài Gịn Giải phóng, có đường link truy
cập tại: />1


ương có lượng cơng chúng theo dõi và quan tâm lớn. Trải qua quá trình
hình thành và phát triển truyền hình Internet, trung tâm phát thanh
truyền hình Internet Đảng cộng sản, trung tâm phát thanh truyền hình
Internet báo Tuổi trẻ và trung tâm phát thanh truyền hình Báo Quân đội
nhân dânđã đạt được những thành công nhất định, thu hút được lượng
lớn công chúng theo dõi và quan tâm. Trong tương lai, truyền hình
Internet tại 3 đơn vị báo chí này vẫn là thế mạnh và tiếp tục phát triển và

đầu tư nhiều hơn nữa nhằm đến gần với công chúng. Chính vì thế, tác
giả chọn đề tài “Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình phát
trên Internet hiện nay (Khảo sát Trung tâm phát thanh truyền hình
Internet Đảng cộng sản, trung tâm phát thanh truyền hình Internet
báo Tuổi trẻ và trung tâm phát thanh truyền hình Báo Quân đội nhân
dân)” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Truyền hình Internet mặc dù đã xuất hiện trong vòng 5 năm trở lại
đây, song các cơng trình nghiên cứu về truyền hình Internet vẫn cịn khá
ít bởi vì đây dù sao cũng là một xu hướng phát triển mới của báo chí
hiện đại. Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu về truyền hình trên
Internet như:
Cuốn sách “Một số xu hướng của báo chí truyền thơng hiện đại”,
Phan Văn Kiều, Phan Quốc Hải, Phạm Chiến Thắng, Nguyễn Đình Hậu,
NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội, 2016. Cuốn sách là cơng trình
nghiên cứu của khoa báo chí – Trường Đại học Khoa học, xã hội và nhân
văn với nhiều kiến thức bổ ích và cập nhất và xu hướng của báo chí
truyền thơng hiện đại. Trong đó, cuốn sách đã đưa ra được khung lý


thuyết cơ bản về báo chí truyền thơng hiện đại; nêu ra được một số xu
hướng của báo chí truyền thông hiện đại trên thế giới và ở Việt Nam.
Trong đó, cuốn sách khẳng định phát thanh – truyền hình trên Internet là
xu hướng phát triển của phát thanh – truyền hình hiện đại trên thế giới và
tại Việt Nam. Cuốn sách cũng đưa ra những đặc điểm và phát thanh truyền hình trên Internet và dự đốn xu hướng phát triển trong tương lai.
Tuy nhiên, cuốn sách cũng chỉ đề cập đến truyền hình trên Internet như
là một trong số những xu hướng của báo chí truyền thơng hiện đại mà
chưa đi sâu vào phân tích đặc điểm của truyền hình trên Internet và làm
thế nào để nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình phát trên
Internet hiện nay tại Việt Nam

Luận văn Thạc sỹ “Một số vấn đề ngôn ngữ phát thanh trên mạng
Internet”, Vũ Thị Hạnh, Phân viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
Hà Nội, 2004. Thơng qua luận văn có thể thấy được đề tài phát thanh
trên mạng Internet đã được nghiên cứu từ khá sớm. Luận văn làm sáng
tỏ bản chất ngôn ngữ của phát thanh trên internet, những lợi thế của
ngôn ngữ phát thanh trên Internet so sánh với ngôn ngữ phát thanh trên
sóng điện từ phát thanh. Tác giả cũng đã tiến hành khảo sát thực trạng
việc sử dụng ngôn ngữ trong các tác phẩm phát thanh trên Internet tại
VOVNews, từ đó tìm ra những thành cơng, hạn chế, thế mạnh của phát
thanh trên Internet; đồng thời, bước đầu đề xuất các giải pháp nhằm phát
huy hiệu quả sử dụng ngôn ngữ phát thanh Internet trong việc sản xuất
các chương trình tại VOVNews. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu đã
lâu, luận văn cịn có những thơng tin đã cũ, lỗi thời, đồng thời luận văn


chỉ mới đề cập đến phát thanh trên Internet mà chưa đề cập đến truyền
hình trên Internet
Luận văn Thạc sỹ “Tổ chức nội dung sản phẩm truyền hình trong
kinh doanh truyền hình trả tiền (Khảo sát Truyền hình cáp Việt Nam),
Nguyễn Duy Hồn, Học viện Báo chí và Tun truyền, Hà Nội, 2013.
Luận văn đã đưa đến cái nhìn mới về các khái niệm “Truyền hình trả
tiền”; “Tổ chức nội dung sản phẩm truyền hình trả tiền”; “Quy chế
truyền hình trả tiền”; “văn hóa cạnh tranh trong kinh doanh” tại Việt
Nam. Luận văn cũng có đề cập đến truyền hình trên Internet là xu hướng
phát triển của các đài truyền hình ở Việt Nam trong tương lai, trong đó
tác giả có phân tich truyền hình trên Internet có thể là một hình thức của
truyền hình trả tiền. Tuy nhiên, tác giả chỉ đề cập thống qua về truyền
hình Internet mà chưa đi sâu phân tích về truyền hình phát trên Internet
Luận văn Thạc sỹ “Phát thanh theo yêu cầu trên báo mạng điện tử
ở nước ta hiện nay”, Nguyễn Thúy Hoa, Học viện Báo chí và Tuyên

truyền, Hà Nội, 2013. Luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận
liên quan đến phát thanh theo yêu cầu của thính giả trên báo mạng điện
tử thơng qua mạng Internet. Tác giả cũng đã khảo sát, phân tích, đánh
giá nội dung phát thanh theo yêu cầu phát trên mạng Internet của một số
báo mạng điện tử, thông qua nội dung và hình thức Từ đó, luận văn cũng
đưa ra các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phát thanh theo
yêu cầu trên báo mạng điện tử. Tuy nhiên, luận văn cũng chỉ tập trung
vào nghiên cứu về phát thanh trên Internet chứ chưa nghiên cứu sâu về
truyền hình trên Internet


Luận văn Thạc sỹ “Vấn đề sử dụng chất liệu đa phương tiện cho
phát thanh trên mạng Internet ở Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Thị Thu,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, 2014. Luận văn đã xây dựng
hệ thống cơ sở lý luận chung về phát thanh và phát thanh trên Internet
hiện nay; đánh giá các chương trình trên mạng Internet tại Việt Nam hiện
nay. Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu các tác phẩm phát thanh trên các
website radiovietnam.vn, tuoitre.vn và tinngan.vn, tác giả đưa ra một cái
nhìn tổng thể và tồn diện về việc sử dụng chất liệu đa phương tiện của
phát thanh ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đã phân biệt các tác phẩm phát
thanh có sử dụng chất liệu đa phương tiện với phát thanh truyền thống,
và báo mạng điện tử. Cuối cùng cùng, tác giả đề xuất một số thể loại, đề
tài phù hợp với hình thức Phát thanh có sử dụng chất liệu đa phương
tiện, một số cách thức tổ chức sản xuất nâng cao hiệu quả tác động của
các tác phẩm phát thanh có sử dụng chất liệu đa phương tiện ở Việt
Nam. Tuy nhiên, luận văn chỉ mới nghiên cứu đối với phát thanh trên
Internet mà chưa nghiên cứu đối với truyền hình trên Internet
Như vậy, có thể nhận thấy rằng, có rất ít tài liệu nghiên cứu về
truyền hình trên Internet, chủ yếu là các cơng trình nghiên cứu về phát
thanh trên Internet. Một số cơng trình nghiên cứu có đề cập đến truyền

hình trên Internet thì chỉ đề cập thống qua mà chưa có cơng trình nào
nghiên cứu kỹ và chuyên sâu về vấn đề này
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn đó là chỉ ra những thành cơng
và hạn chế của Truyền hình phát trên Internet và khẳng định truyền hình


phát trên Internet là xu hướng phát triển của báo chí hiện tại. Từ đó, tác
giả mong muốn góp phần đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả truyền hình phát trên internet qua các đơn vị báo chí khảo sát :
Trung tâm Phát thanh Truyền hình internet Báo Đảng Cộng sản, Trung
tâm Phát thanh Truyền hình Internet Báo Quân đội, Trung tâm Phát
thanh Truyền hình Báo Tuổi trẻ thông qua cách thức thu nhận, trao đổi
thông tin( phát thanh, truyền hình, mạng internet tồn cầu,...),các khuynh
hướng tư tưởng xâm nhập, tác động và nước ta ngày càng mạnh mẽ
nhiều chiều
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận văn thực hiện các
nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung và thực tiễn về tình
trạng truyền phát tại Truyền hình Internet Việt Nam hiện nay;
sự cần thiết và tầm quan trọng của báo chí nói chung và Truyền
hình Internet nói riêng trong việc phịng nâng cao chất lượng
chương trình ( thơng qua: cách thức tổ chức chương trình, ngơn
ngữ, cơng chúng, xu hướng,...) và vai trị của báo chí trong
cơng tác đó
- Phân tích những thành cơng và hạn chế của các chương trình
truyền hình ở các đơn vị: Trung tâm Phát thanh Truyền hình
internet Báo Đảng Cộng sản, Trung tâm Phát thanh Truyền hình

Internet Báo Quân đội, Trung tâm Phát thanh Truyền hình Báo
Tuổi trẻ. Phân tích làm rõ những ưu điểm & hạn chế của các
chương trình này trong bối cảnh hiện tại.


- Thực hiện phỏng vấn sâu, từ đó đưa ra ý kiến nhận xét đánh giá
về thành công và hạn chế của các chương trình truyền hình trên
internet trong việc nâng chất lượng chương trình để từ đó nâng
cao chất lượng chương trình tạo cơ sở xây dựng các luận cứ cho
việc nghiên cứu
- Phân tích những nguyên nhân cơ bản của thành công, hạn chế
và những vấn đề đặt ra cần giải quyết, từ đó đưa đề xuất những
giải pháp nhầm nâng cao chất lượng chương trình trên báo chí
nói chung và Truyền hình Internet nói riêng. Đồng thời, đưa ra
các giải pháp nâng cao kỹ năng cho đội ngũ phóng viên trong
việc tiếp xúc và đưa tin
- Đặt vấn đề nâng cao chất lượng chương trình trên truyền hình
Internet nói chung trong mối quan hệ tổng qt và biện chứng
giữa các yếu tố chương trình truyền hình Internet, cấu trúc
khung chương trình, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ,
quảng cáo và quan hệ công chúng,...
- Bước đầu đề xuất kiến nghị, giải pháp nâng cao chất lượng
trương trình truyền hình trên internet nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những ưu điểm và hạn chế
cả về nội dung lẫn hình thức của các chương trình truyền hình trên
internet tại Trung tâm Phát thanh Truyền hình (báo Đảng Cộng sản, báo
Quân đội Nhân dân, báo Tuổi trẻ) qua toàn diện các tin, bài, qua cấu
trúc, cố cục chương trình, qua lời dẫn, qua cơng tác biên tập, qua phương



thức tổ chức sản xuất, phát sóng…để từ đó rút ra những giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng chương trình này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do kết cấu chương trình gồm nhiều chuyên mục khác nhau nên từ
góc độ lý luận báo chí, luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu các
chương trình chính luận.
Luận văn đề cập đến một số vẫn đề thuộc khâu lãnh đạo, quản lý,
cơ chế chính sách, kỹ thuật, cơng nghệ, nguồn lực,.. góp phần vào việc
nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình trên internet.
Luận văn đề cập đến chương trình truyền hình trên internet tại ba
Trung tâm Phát thanh Truyền hình (báo Đảng Cộng sản, báo Quân đội
Nhân dân, báo Tuổi trẻ) để tham khảo, so sánh.
Thời gian khảo sát của đề tài là các chương trình trên truyền hình
internet tại ba Trung tâm Phát thanh Truyền hình (báo Đảng Cộng sản,
báo Quân đội Nhân dân, báo Tuổi trẻ) được phát sóng trong năm 20162017
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận là quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Luật báo chí
2016; các chỉ thị, nghị quyết, luật về quản lý truyền thơng, quản lý báo
chí, các nghị định về quản lý, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên
mạng


Ngồi ra luận văn cịn sử dụng hệ thống lý luận về báo chí, báo
chí truyền hình, lý thuyết về đối tượng truyền thơng, xã hội học báo chí,
cơng chúng báo chí… để làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Được thực hiện trong việc khảo sát các cơng trình nghiên cứu, các
văn bản, chỉ thị, nghị quyết,…có liên quan đến đề tài. Phương pháp này
cũng được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu lý luận báo chí, truyền
thơng tạo cơ sở cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát đối chứng
Khảo sát qua các chương trình, chuyên mục các trung tâm phát
thanh truyền hình internet khác nhau
- Phương pháp thống kê, so sánh
Thống kê, so sánh giữa nội dung các chuyên mục nhằm rút ra các
ưu điểm, hạn chế, từ đó đề xuất những giải pháp cần thiết nhằm nâng
cao chất lượng chương trình
- Phương pháp điều tra xã hội học
Phát 300 phiếu dành cho công chúng xem các chương trình phát
trên truyền hình internet nhằm nắm được các ý kiến khen , chê của họ,
kiến nghị của họ sửa đổi với các chương trình truyền hình internet để có
cơ sở thực tiễn cho quá trình nghiên cứu
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích của phương pháp phỏng vấn sâu là nhằm thu thập ý
kiến, nhận xét, kiến nghị, đánh giá của các chuyên gia, lãnh đạo về chất


lượng chương trình, chất lượng, hiệu quả phát các chương trình truyền
hình trên internet.
Đây là các chuyên gia am hiểu sâu về lĩnh vực truyền hình. Các
phỏng vấn là nguồn tài liệu đáng quý, cung cấp nhiều thông tin cho luận
văn

- Các phương pháp hội thảo, trò chuyện, trao đổi
Nhằm nghiên cứu, thăm dị, thu thập, ý kiến để hình thành các giả
thuyết khoa học cho đề tài
- Các phương pháp phân tích, tổng hợp
Sử dụng để đánh giá các cứ liệu, các kết quả điều tra và rút ra
những luận điểm khoa học và các giải pháp cần thiết, phục vụ cho nội
dung của luận văn
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận về nghiệp vụ
chun ngành truyền hình.
Ở góc độ lý luận báo chí, đây là cơng trình cấp thạc sỹ đầu tiên
nghiên cứu về chương trình truyền hình trên internet.
Luận văn cũng chỉ ra những ưu điểm, hạn chế về phương diện lý
luận và những giải pháp để nâng cao chất lượng trên truyền hình internet
hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn
Trước hết, luận văn có ý nghĩa thực tiễn với chính chương trình
truyền hình được phát trên internet. Ban biên tập, Phóng viên của các
chương trình này có thể tham khảo đề tài, từ đó rút ra những thay đổi
phù hợp với tình hình mới.


Bên cạnh việc khẳng định những thành công của các chương trình
truyền hình phát trên internet, luận văn cũng góp phần chỉ ra những yêu
cầu mới trong bối cảnh hiện nay đối với hệ thống các chương trình đó.
Luận văn cũng là tài liệu tham khảo tốt cho những ai quan tâm đến
mảng truyền hình trên internet.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có kết

cấu 3 chương như sau:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN HÌNH
PHÁT TRÊN INTERNET VÀ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH PHÁT TRÊN INTERNET
1.1. Cơ sở lý luận về truyền hình và truyền hình Internet
1.2. Xu hướng truyền hình phát trên Internet hiện nay
1.3. Cơ sở lý luận về chất lượng chương trình truyền hình phát trên
Internet
1.4. Tiêu chí đánh giá chương trình chất lượngcủa truyền hình phát
trên Internet
Chương 2: KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

PHÁT TRÊN INTERNET

CỦA TRUNG TÂM PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH INTERNET
ĐẢNG CỘNG SẢN, TRUNG TÂM PHÁT THANH TRUYỀN
HÌNH INTERNET BÁO TUỔI TRẺ VÀ TRUNG TÂM PHÁT
THANH TRUYỀN HÌNH BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
2.1. Giới thiệu vài nét về các chương trình khảo sát


2.2. Những thành công và hạn chế của các chương trình truyền
hình phát trên Internet của Trung tâm phát thanh Truyền hình
Internet Báo Đảng Cộng Sản, trung tâm phát thanh Truyền hình
Internet Báo Tuổi Trẻ và trung tâm phát thanh Truyền hình Báo
quân đội nhân dân
2.3. Nguyên nhân của hạn chế và những vấn đề còn tồn động
Chương 3:


ĐỀ XUẤT NHẰM GIẢI PHÁP NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH PHÁT TRÊN
INTERNET CỦA TRUNG TÂM PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH
INTERNET ĐẢNG CỘNG SẢN, TRUNG TÂM PHÁT THANH
TRUYỀN HÌNH INTERNET BÁO TUỔI TRẺ VÀ TRUNG TÂM
PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH BÁO QUÂN ĐỘI
3.1. Những vấn đề cần đặt ra đối với chất lượng chương trình
truyền hình phát trên Internet của Trung tâm phát thanh Truyền
hình Internet Báo Đảng Cộng Sản, trung tâm phát thanh Truyền
hình Internet Báo Tuổi Trẻ và trung tâm phát thanh Truyền hình
Báo quân đội nhân dân
3.2. Giải pháp đối với lãnh đạo cơ quan báo chí
3.3. Giải pháp đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên



×