Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đề cương ths BCH yếu tố bất ngờ trong chương trình trò chơi truyền hình” (khảo sát kênh VTV3 – đài truyền hình việt nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.64 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài:
Trong thời đại bùng nổ thơng tin hiện nay, vai trị của vơ tuyến truyền hình
ngày càng trở nên quan trọng. Nó đã khẳng định mình khơng chỉ như một phương
tiện thơng tin đại chúng hữu hiệu mà cịn là cơng cụ đắc lực trong việc tuyên truyền,
giáo dục và giải trí.
Năm 1996 là năm đánh dấu sự ra đời của chương trình Trị chơi trên sóng
truyền hình Việt Nam cùng với sự ra đời của VTV3 ( Ban thể thao – giải trí –
thơngtin kinh tế). Kể từ đó đến nay, chưa đầy 10 năm, Chương trình Trị chơi truyền
hình trên sóng VTV3 đã phát triển vơ cùng nhanh chóng cả về số lượng và chất
lượng. Từ chương trình trị chơi truyền hình đầu tiên SV 96, khán giả đã biết đến và
quen thuộc với rất nhiều các chương trình trị chơi khác như Trò chơi liên tỉnh, Bảy
sắc Cầu Vồng, Đường lên đỉnh Olympia, Ở nhà chủ nhật, Vườn Cổ tích, Nhưng
người bạn ngộ nghĩnh, Những đứa trẻ tinh nghịch, Hành trình Văn hố, Chiếc nón
kì diệu, .....Từ những chương trình trị chơi ban đầu với đội ngũ sản xuất còn chập
chững, thiết bị và đạo cụ còn đơn sơ, khán giả giờ đây đã được thưởng thức những
chương trình nhiều tính “cơng nghệ” hơn bởi đội ngũ chun nghiệp “tinh nhuệ”
Trị chơi truyền hình ở Việt Nam đang trên đà phát triển và đằng sau nó là
một lượng cơng chúng ngày càng lớn với nhu cầu hiểu biết và giải trí ngày càng
cao. Trị chơi truyền hình ngày càng hấp dẫn khán giả và như rất nhiều nhà nghiên
cứu truyền hình trên thế giới đã nhận định trong truyền hình hiện đại , trị chơi
truyền hình là “một thể loại major” – thể loại chiếm ưu thế. Bên cạnh đó, sự phát
triển mạnh mẽ của các chương trinh Game show trên thế giới đã khiến cho các
chương trình trị chơi trên VTV3 cần nhìn lại để thay đổi và phát triển để có thể thu
hút lượng khán giả theo dõi và lượng người chơi đăng kí tham gia chương trinh.


Những năm gần đây, VTV3 mua bản quyền khá nhiều chương trình gameshow trên
thế giới: Đấu trường 100, Hãy chọn giá đúng,Ai là triệu phú…. Với mong muốn
mở ra một sân chơi cho cơng chúng bên cạnh đó thu hút người xem truyền hình.


Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet, sự phát triển của báo mạng và
các loại hình truyền thơng xã hội trong đó có mạng xã hội Facebook đang ngày một
thu hút công chúng sử dụng vì có sự đã dạng phong phú trong cung cấp thơng tin và
quan trọng nhất là có sự tương tác cao với cơng chúng.
Thực tế đó đặt ra một yêu cầu đối với các chương trinh Game show trên
truyền hình làm thế nào để thu hút và tăng tính hấp dẫn cho các chương trinh của
mình? Làm thế nào để níu chân các khán giả mà họ khơng cảm thấy bị nhàm chán?
Có nhiều cách thức cùng phải đồng thời thực hiện để thực hiện điều đó. Nhưng
trong đó, một yếu tố quan trọng để trả lời các câu hỏi trên đó là yếu tố “Bất ngờ”.
Một chương trình trị chơi truyền hình muốn thực sự hấp dẫn phải luôn khiến người
chơi và khán giả “bất ngờ” để họ cảm thấy mới mẻ, lôi cuốn và không bị nhàm
chán.
“Bất ngờ” là những điều khơng ngờ tới, khơng dự tính trước. Yếu tố “bất
ngờ” trong chương trình trị chơi truyền hình là yếu tố vơ cùng cần thiết cho người
chơi tham gia chương trình cũng như khán giả theo dõi chương trình bởi sẽ tạo ra sự
mới lạ, độc đáo, những ngạc nhiên không báo trước để thu hút người tham gia
chương trình. Nhưng ngồi góc nhìn về yếu tố bất ngờ như vậy, với những người
làm chương trình yếu tố bất ngờ lại cần phải được ekip chủ động tạo ra để đem tới
sự hấp dẫn, khác lạ đối với người xem.
Hiện nay một số chương trình trị chơi truyền hình ở Việt Nam cũng đã tạo ra
nhiêu yếu tố bất ngờ cho khán giả lúc tham gia chương trình để làm cho chương
trình trở nên hấp dẫn và thú vị hơn như việc thay đổi format, thay đổi luật chơi có
những yếu tố mà khán giả khơng thể ngờ tới tạo cho họ sự ngạc nhiên và hứng thú.


Tuy nhiên số lượng những tình huống bất ngờ được ekip nghiên cứu chủ động tạo
ra chưa thật nhiều, chưa thật đặc biệt nên chưa gây được nhiều hào hứng với người
xem. Mặt khác, trong một số chương trình, những yếu tố bất ngờ ngồi kịch bản,
đơi khi việc xử lý chưa tốt, chưa xử lý kịp thời gây ra những hậu quả khơng đáng
có. Vậy làm thế nào để chủ động tạo được những tình huống bất ngờ trong chương

trình trị chơi truyền hình? Làm thế nào để xử lý được những tình huống bất ngờ
(chủ động và khơng chủ động) xuất hiện trong chương trình với cách thức nhanh
chóng, linh hoạt nhất nhằm đem lại sự hào hứng hấp dẫn nhất cho chương trình trị
chơi truyền hình?....
Đó là những câu hỏi đặt ra hiện nay trong tổ chức sản xuất chương trình trị
chơi truyền hình. Vì vậy, tơi đã lựa chọn đề tài “Yếu tố bất ngờ trong chương trình
trị chơi truyền hình” (Khảo sát kênh VTV3 – Đài truyền hình Việt Nam) với mong
muốn tìm hiểu, giải đáp được phần nào câu hỏi nêu ra ở trên, làm đề tài luận văn tốt
nghiệp hệ Cao học chuyên ngành báo chí của mình.
2. Tình hình nghiên cứu:
Trong q trình khảo sát, tìm hiểu tài liệu để nghiên cứu về đề tài, hầu như
chưa thấy có cơng trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu riêng, cụ thể về yếu tố
“bất ngờ” trong các chương trình trị chơi truyền hình. Tuy nhiên, cũng có một số
cơng trình nghiên cứu khoa học như sách, luận văn, giáo trình, bài giảng liên quan
gần với đề tài, có thể tham khảo, xin tóm lược như sau:
* Nhóm 1: Sách, giáo trình
- Hữu Thọ (1997), Công việc của người viết báo, NXB Giáo dục, 1997.
Cuốn sách này cũng của nhà báo Hữu Thọ, tập hợp một số bài giảng cho sinh
viên và một số bài trao đổi ý kiến với đồng nghiệp xung quanh công việc của người
làm báo.Qua nghiên cứu và hoạt động thực tế, nhà báo Hữu Thọ đã đúc kết những


kiểu viết mở đầu không gây hứng thú. Theo tác giả, “chúng ta cần nghiên cứu
phương pháp sáng tạo chung, nhưng lại phải nghiên cứu phương pháp sáng tạo
của cùng thể loại” đặt ra nhiều cơ sở nền tảng cho các chương trình gameshow
truyền hình.
- PGS.TS Đức Dũng (2001),Viết báo như thế nào?,NXB Văn hóa – Thơng
tin.
Thơng qua cuốn sách, tác giả cung cấp cho người đọc một số kiến thức cơ
bản trong việc sáng tạo ra những tác phẩm báo chí.Từ đó có những kiến thức nền

tảng, lí luận để sang tạo ra các loại hình báo chí khác nhau trong đó có báo truyền
hình. Đây là cơ sở để tác giả luận văn đưa ra những lập luận, phân tích về các yêu tố
tạo nên “tính bất ngờ” trong chương trình trị chơi truyền hình
- Michel Voirol (Nhiều dịch giả) – 2014, Hướng dẫn cách biên tập (Phần 1),
NXB Thông tấn, 2004.
Trong cuốn sách này, tác giả đã đưa ra những nguyên tắc chung cho các thể
loại báo chí, trong đó có cách sản xuất các chương trình truyền hình. Tác giả lưu ý,
khi biên tập cần viết rõ ràng về thông tin, rõ ràng về ngôn ngữ, viết đúng chính tả,
chú ý cú pháp, viết câu ngắn và dùng từ dễ hiểu. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã
truyền lại những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác biên tập, viết báo, từ bố cục,
thể hiện các tác phẩm báo chí ở các thể loại, trong đó có Gameshow truyền hình.
- A.A Chertưchơnưi (2004), Các thể loại báo chí, (Người dịch: Đào tấn Anh,
Trần Kiều Vân), NXB Thơng tấn.
Các thể loại báo chí là cuốn sách tham khảo nghiệp vụ, trong đó tác giả A.A
Chertưchơnưi có đề cập cụ thể đến các thể loại báo chí hiện đại.Đây là nền tảng để
tác giả hiểu được đặc điểm chung của các thể loại báo chí từ đó tác giả có nhưng


suy luận, phân tích đúng đắn về thể loại chương trình trị chơi truyền hình trong đó
đi sâu vào yếu tố bất ngờ
- PGS.TS Dương Xuân Sơn (2009), Giáo trình báo chí truyền hình, NXB Đại
học Quốc gia, 2009.
Trong cuốn giáo trình này, tác giả tập trung trình bày các vấn đề của báo chí
truyền hình như: vị trí, vai trị; lịch sử ra đời phát triển của truyền hình; các vấn đề
về lý luận và thực tiễn về truyền hình, trong đó có đề cập đến việc sản xuất các
chương trình truyền hình nói chung, một phần nhỏ nói đến các sản xuất các chương
trình giải trí truyền hình.
- TS. Đinh Thị Xn Hịa (2014), Nhập mơn báo truyền hình, (Giáo trình nội
bộ), Học viện Báo chí và Tun truyền, 2014.
Trong cuốn giáo trình này, tác giả dành một chương đề cập đến các thể loại

của báo truyền hình, trong đó có nêu khái niệm, đặc điểm, cách tổ chức sản xuất
chương trình trị chơi truyền hình. Do trong phạm vi là nhập mơn – chỉ nêu những
gì khái quát ban đầu nhất liên quan đến loại hình truyền hình, nên tác giả khơng đi
sâu phân tích cụ thể, chỉ đưa những kiến thức cơ bản nhất như đặc điểm của các
chương trình trị chơi truyền hình; một số dạng thức cơ bản của chương trình trị
chơi truyền hình. Đây là cơ sở để học viên có phơng nền tiếp tục nghiên cứu, nâng
cao kiến thức về báo truyền hình nói chung, chương trình trị chơi truyền hình nơi
riêng.
- Nhóm tác giả Bùi Chí Trung, Đinh Thị Xn Hịa (chủ biên) (2015), Truyền
hình hiện đại – những lát cắt 2015 -2016, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Cuốn sách là những góc nhìn đa chiều về truyền hình hiện tại, truyền hình
truyền thống và đặc biệt chú tâm vào nội dung truyền hình hiện đại, truyền hình
trong tương lai. Mỗi góc nhìn đó về truyền hình sẽ được luận giải bởi những lát cắt


khác nhau.Những lát cắt thú vị này sẽ là những gợi mở, là cách đặt vấn đề để mở ra
những vấn đề nghiên cứu mới, tác giả luận văn sẽ kế thùa và phát huy những nội
dung trong cuốn sách để nghiên cứu chuyên sâu về yếu tố bất ngờ trong các chương
trình trị chơi trên truyền hình.
- Đỗ Hồng Tiến (Chủ biên) và Dương Thanh Phương, giáo trình Kỹ thuật
truyền hình số, nhà xuất bản khoa học và ký thuật, 2004
Cuốn sách nói về những nguyên lý về kỹ thuật trong truyền hình. Đây là cơ
sở để tác giả phân tích những yếu tố bất ngờ xảy ra trong quá trình thực hiện
chương trình truyền hình liên quan đến kỹ thuật
*Nhóm 2: Các luận văn, luận án:
- Luận văn: Chương trình trị chơi Truyền hình với khán giả Việt Nam (khảo
sát một số chương trình trị chơi trên VTV3 – Đài THVN từ 2000 đến nay) – Tác
giả Đỗ Thị Bạch Dương, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (2005)
Tác giả đã chỉ ra nhưng khái niệm, đặc điểm quan trọng của chương trình trị
chơi truyền hình, những cách tạo nên sự hấp dẫn cho một chương trình gameshow.

Từ đó tác giả có cơ sở nền tảng để hồn thiện luận văn của mình đặc biệt là chỉ ra
được tầm quan trọng của yếu tố “bất ngờ” trong các chương trình trị chơi truyền
hình.
- Luận án: Đặc điểm cơng chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay,
Trần Bảo Khánh, Luận án Tiến sĩ Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
(2007).
Theo tác giả, việc nghiên cứu, nắm bắt đặc điểm của cơng chúng có ý nghĩa
quan trọng, tác động đến sự thành bại của các chương trình truyền hình Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra những biến đổi trong quá trình tiếp
nhận thơng tin trên truyền hình; biến đổi bề nhu cầu thơng tin truyền hình; xu


hướng mới trong tiếp nhận thơng tin truyền hình và những biến đổi trong cách thưc
tiếp nhận thông tin truyền hình. Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả đưa ra những
đặc điểm trong xử lý thơng tin truyền hình, trong đó có yếu tố bất ngờ trong sản
xuất, thực hiện các chương trình trị chơi truyền hình.
- Luận văn: Nghiên cứu quy trình sản xuất các chương trình trị chơi truyền
hình (Khảo sát 03 gameshows dành cho 03 đối tượng tiêu biểu: Đồ Rê Mí, Rung
chng vàng và vui, khoẻ, Có ích) – Tác giả Nguyễn Quỳnh Trang, Đại học khoa
học và nhân vă Hà Nội (2010)
Luận văn không chỉ ra những kiến thức cơ bản về các chương trình truyền
hình mà cịn có sự khảo sát thực tế các chương trình trên sóng VTV3 rất gần với đề
tài luận văn và hướng khảo sát của tác giả hướng tới.
- Luận văn: Mối quan hệ giữa công chúng truyền hình Việt Nam hiện nay –
tác giả Trần Hữu Quang. Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội (2015)
Luận văn chỉ ra được mối quan hệ mật thiết giữa cơng chúng truyền hình hiện
nay với các sản phẩm truyền hình. Từ đó tác giả hiểu được làm thế nào để tạo ra
một chương trình hay và hấp dẫn thu hút cơng chúng, tạo được sự u thích đối với
cơng chúng. Nội dung luận văn cũng đã có một phần nhỏ nêu vai trò, tầm quan
trọng của yếu tố bất ngờ trong sản xuất các chương trình trị chơi truyền hình.

* Nhóm 3: các bài báo, tạp chí:
- Nguyễn Ngọc Oanh (2013), Quy trình sáng tạo tác phẩm – Đặc trưng và
ứng dụng cho các loại hình sản phẩm báo chí, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền
thơng, tháng 9/2013.
Tác giả đã nêu rõ quy trình sản xuất một tác phẩm báo chí nói chung và quy
trình sản xuất một tác phẩm truyền hình. Tác giả trình bày rõ về các khâu trong sản


xuất tác phẩm báo chí truyền hình từ tiền kì đến hậu kì một cách đầy đủ và chi
tiết.Từ đó là cơ sở để tác giả luận văn phân tích về các chương trình trị chơi truyền
hình đặc biệt trong khâu sản xuất, có lien quan như thế nào đến yếu tố bất ngờ? Cần
làm gì để có được sự hấp dẫn, sự thu hút cho người xem.
- Nguyễn Thành Lợi, Sự vận động và phát triển của báo chí hiện đại trong
mơi trường hội tụ truyền thơng, Tạp chí Người làm báo, tháng 9-11/2013.
Trong bài viết này tác giả đề cập rất nhiều đến thời đại bùng nổ công nghệ
thơng tin ngày nay ảnh hưởng lớn đến báo chí hiện đại như thế nào? Báo chí cần
làm gì? Cần thay đổi như thế nào từ hình thức đến nội dung để một bài được cơng
chúng đón nhận và u thích. Từ đây tác giả có nền tảng để suy luận về thể loại trị
chơi truyền hình cũng chịu sự tác động lớn của sự phát triển khoa học và công nghệ
và cần nhiều sự thay đổi để hấp dẫn hơn và thu hút người xem hơn. Chính bởi vậy
là cơ sở để nâng cao tầm quan trong của yếu tố bất ngờ trong các chương trình
gameshow truyền hình.
- Nguyễn Anh Tuấn, chuyên đề: Một số giải pháp nhằm phát triển gameshow
truyền hình mang thương hiệu Việt, 2014, Trường Cao Đẳng Truyền hình. Luận văn
đã chỉ ra những vấn đề cơ bản nhất về các chương trình trị chơi truyền hình hiện
nay đặc biệt là ở Việt Nam. Bên cạnh đó bài nghiên cứu cịn chỉ ra cụ thể thực trạng
các chương trình giải trí ở Việt Nam và giải pháp để nâng cao chất lượng các
chương trình gameshow ở Việt Nam. Bài nghiên cứu là một tư liệu vô cùng hữu ích
và bám sát thực tế cho tác giả để hiểu hơn về các chương trình gameshow truyền
hình và thực trạng của nó hiện nay ở Việt Nam để từ đó hồn thiện luận văn của

mình.
- Ths. Đinh Xn Hồ, một số yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của chương trình 
Trị chơi truyền hình, trang báo mạng điện tử Songtre.vn đăng ngày 20/9/2008. Tác 


giả đề chỉ ra các yếu tố hấp dẫn và liên hệ thực tế các chương trình trị chơi của Việt
Nam. Bên cạnh đó tác giả cịn chỉ ra những cách thức để tạo nên sự hấp dẫn cho các
chương trình trị chơi truyền hình vì thế là cơ sở để tác giả vận dụng vào luận văn. 
Bài báo cũng rất gần với đề tài của tác giả vì yếu tố “bất ngờ” cũng là một trong 
những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn cho các chương trình trị chơi truyền hình. 
Qua tìm hiểu đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể thấy,
các nghiên cứu về cách chương trình trị chơi truyền hình, cách sản xuất các chương
trình trị chơi truyền hình cũng đã được quan tâm nghiên cứu nhưng chưa có một
bài nghiên cứu nào đi sâu phân tích về yếu tố “bất ngờ” trong các chương trình trị
chơi truyền hình một cách bài bản. Trong khi đó, yêu cầu đổi mới, yêu cầu tạo ra
những điều mới mẻ, yêu cầu xử lý những tình huống bất ngờ ngày càng quan trọng
và cấp thiết nhằm góp phần thu hút sự quan tâm, hấp dẫn khán giả xem truyền hình.
Đó chính là khoảng trống, vậy nên tôi đã lựa chọn đề tài “Yếu tố bất ngờ trong
chương trình trị chơi truyền hình”, với mong muốn nghiên cứu sâu và kỹ thực
trạng chất lượng các chương trình trị chơi truyền hình hiện nay, từ đó tổng kết
những kỹ năng cần có để thực hiện chương trình dễ dàng và chuyên nghiệp hơn.
Trong luận văn, tác giả xin sẽ kế thừa những kết quả nghiên cứu đi trước và coi đó
là tiền đề lý luận và thực tiễn để triển khai đề tài nghiên cứu của mình.

3, Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết và thực tiễn, luận văn đi vào nghiên cứu,
dựng lên một bức tranh khái quát về thực trạng các chương trình trị chơi truyền
hình hiện nay, đặc biệt là các yếu tố bất ngờ – một trong những yếu tố tạo nên sức



hút cho các chương trình trị chơi, làm rõ những thành cơng, hạn chế; từ đó kiến
nghị các giải pháp phù hợp nhằm góp phần khai thác, xử lý yếu tố bất ngờ nhằm
nâng cao chất lượng, sức hấp dẫn của các chương trình trị chơi truyền hình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu :
Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm vụ
sau:
Một là, làm rõ những vấn đề lý luận về chương trình trị chơi trên truyền
hình, đặc biệt là yếu tố bất ngờ trong các chương trình trị chơi truyền hình như:
khái niệm, vai trò, tầm quan trọng của yếu tố bất ngờ, các yếu tố tạo nên sự bất ngờ
trong chương trình trị chơi truyền hình…
Hai là, tiến hành khảo sát, thống kê, phân tích, đánh giá thành cơng, hạn
chế, ngun nhân của những hạn chế trong việc xây dựng, xử lý yếu tố bất ngờ
trong các chương trình trị chơi truyền hình thơng qua việc khảo sát một số chương
trình trị chơi trên kênh VTV3 – Đài truyền hình Việt Nam
Ba là, đề xuất những giải pháp hợp lý nhằm góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả của yếu tố bất ngờ giúp tăng sức hấp dẫn đối với các chương trình
trị chơi truyền hình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là yếu tố bất ngờ trong chương trình trị chơi
truyền hình
Cụ thể luận văn tập trung nghiên cứu cách xây dựng và xử lý các tình huống
bất ngờ trong các chương trình trị chơi truyền hình.


4.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các chương trinh trò chơi truyền hình đang
được phát sóng trên kênh VTV3 từ 1/2017 đến 1/2018. Cụ thể nghiên cứu 3 chương
trình là Đường lên đình Olympia, Hãy chọn giá đúng và Chúng tơi là chiến sĩ.Ba

chương trình này có lượng khan giảtheo dõi đơng đảo và có format chương trình
khá hấp dẫn.
Đường lên đỉnh Olympia là chương trình trị chơi trí tuệ cho học sinh cấp ba,
thu hút lượng khán giả trẻ đông đảo theo dõi bởi sự ganh đua, kịch tính.
Hãy chọn giá đúng là chương trình trị chơi dành cho mọi lứa tuổi, có lượng
người đăng ký tham gia chơi rất nhiều và lượng rating khan giả theo dõi rất cao bở
những nội dung hấp dẫn và thường xuyên có sự thay đổi sang tạo.
Chúng tơi là chiến sĩ – chương trình hướng tới đối tượng khán giả chính là
những người lính , chương trình với nội dung phong phú và những trò trơi hấp dẫn
đã tạo được một sân chơi cho người lính và một chương trình hấp dẫn cho khán giả
đón xem. Lý do lựa chọn ba chương trình này để phân tích là bởi vì đối tượng theo
dõi chương trình đa dạng, phong phú và chương trình có format độc đáo, thương
xuyên thay đổi format thu hút khán giả nhưng bên cạnh đó cũng cịn những mặt hạn
chế cần được thay đổi dặc biệt là yếu tốbất ngờ mà trong luận văn này sẽ đi sâu
phân tích và đề xuất giải pháp.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Cơ sở lý luận:
Để thực hiện luận văn, tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mac
– Lenin, cụ thể là chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, Tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của nhà nước về lĩnh


vực báo chí. Lý luận phương pháp nghiên cứu xã hội học, lý thuyết truyền thông, cơ
sở lý luận báo chí, truyền thơng; lý thuyết về truyền hình.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu được tác giả sử dụng trong quá trinh tìm
hiểu các khái niệm, các thuật ngữ chun mơn để phân tích, đánh giá và áp dụng
trong quá trinh làm bảng hỏi kháo sát đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát được dùng để nghiên cứu thực trạng khán giả xem
các chương trinh trị chơi trên kênh VTV3 từ đó biết được tầm quan trọng của yếu

tố bất ngờ những điều đã làm được và những mặt hạn chế cần khắc phục
- Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện với khoảng 10 đối tượng là
phóng viên, biên tập viên, người dẫn chương trình, quay phim, đồ họa, ….Những
người trực tiếp thực hiện các chương trình trị chơi, giải trí trên sóng VTV3.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để đánh giá các dữ liệu, kết
quả điều tra và rút ra các luận điểm khoa học, từ đó rút ra những giải pháp cần thiết
để nâng cao yếu tố “ bất ngờ” trong các chương trinh trò chơi trên truyền hình.
- Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Bằng việc đưa ra những
câu hỏi thích hợp, mỗi câu hỏi là một khía cạnh của vấn đề, cụ thể và chi tiết. Dự
kiến khảo sát 300 mẫu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài hệ thống hóa và phân tích cụ thể vai trò của yếu tố “bất ngờ” trong
các chương trình trị chơi truyền hình - một trong những yếu tố quan trọng góp
phần tạo nên sự sinh động, hấp dẫn và thu hút cho một thể loại quan trọng của
truyền hình và có lượng khán giả theo dõi đông đảo bậc nhất hiện nay. Hy vọng,


kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung thêm một phần lý luận vào lý thuyết
truyền hình, các chương trình trị chơi trên truyền hình.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Mặc dù đây là một đề tài được nghiên cứu ở một góc độ hẹp nhưng thực tế
cho thấy lại có ý nghĩa thiết thực, thực tiễn cao. Nếu luận văn nghiên cứu thành
công, kết quả sẽ là nguồn tư liệu có giá trị tham khảo về mặt thực tiễn với những
giải pháp liên quan đến cách thể hiện yếu tố “bất ngờ” trong cac chương trình trị
chơi của các Đài truyền hình hiện nay.
Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà trường và
các trung tâm có đào tạo về truyền hình hiện nay.
Ngồi ra, việc nghiên cứu đề tài này cũng là cơ hội để tác giả tổng hợp, vận
dụng các kiến thức đã học đặc biệt là thời gian học Cao học chun ngành Phát

thanh Truyền hình tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền để luận giải vấn đề nghiên
cứu.
7. Kết cấu luận văn:
Luận văn gồm ba chương và các tiểu mục như sau:

Chương 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ YẾU TỐ BẤT NGỜ
TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRỊ CHƠI TRUYỀN HÌNH

1.1. Khái niệm
1.2. Các yếu tố tạo nên sự bất ngờ trong chương trình trị chơi truyền
hình
1.3. Vai trị của yếu tố bất ngờ trong chương trình trị chơi truyền hình


1.4. Yêu cầu về yếu tố bất ngờ trong chương trình trị chơi truyền hình

Tiểu kết chương 1

Chương 2
THỰC TRẠNG YẾU TỐ BẤT NGỜ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRỊ CHƠI
TRUYỀN HÌNH TRÊN KÊNH VTV3 HIỆN NAY
2.1. Khái quát kênh VTV3 và các chương trình trị chơi truyền hình
khảo sát
2.2. Khảo sát yếu tố bất ngờ trong các chương trình trị chơi truyền hình
của VTV3
2.3. Đánh giá chung
Tiểu kết chương 2

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ YẾU
TỐ BẤT NGỜ TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRỊ CHƠI TRUYỀN HÌNH

3.1. Giải pháp chung
3.2. Kiến nghị cụ thể

Tiểu kết chương 3


KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO



×