Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

đề cương lv ths BCH vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị trên sóng truyền hình việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.23 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các
phương tiện thông tin đại chúng và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người
dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị đã và đang ngày
càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Theo báo cáo, hiện trạng cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2016,
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã chỉ ra tình trạng quy hoạch các khu
đơ thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải, khí thải của các
phương tiện khi tham gia giao thông đã làm cho ô nhiễm môi trường đang ở
mức báo động. Tại các đơ thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu
gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng
được các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy
được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường tại
các đô thị hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đồn thể ra sức kêu gọi bảo vệ mơi
trường nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên
trầm trọng hơn.


2

Trước sự cạnh tranh quyết liệt của các loại hình truyền thông và trước yêu
cầu ngày càng khắt khe của cơng chúng, hoạt động sáng tạo truyền hình nói
chung, sáng tạo trong thể hiện các chương trình truyền hình nói riêng thường
xuyên phải đối diện với áp lực đổi mới. Đổi mới để làm phong phú nội dung và
cách thể hiện cho phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của cơng chúng. Truyền hình
hiện nay khơng cịn cảnh “độc quyền” của nhà đài như trước đây, phát cái gì thì
cơng chúng phải xem cái đó. Bới cảnh truyền thơng hiện đại mang đến cho công
chúng sự chủ động trong lựa chọn thơng tin. Vì vậy, họ sẽ trở nên thiếu kiên
nhẫn để xem những tin tức nhạt nhẽo, dông dài, thiếu hấp dẫn. Xây dựng những


chương trình truyền hình hấp dẫn, hình thức thể hiện sinh động mới lạ đang là
vấn đề cấp thiết của các Đài truyền hình hiện nay. Đặc biệt, đới với các chương
trình truyền hình về vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị lại càng cần phải có
những giải pháp thể hiện dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo để đáp ứng mục đích
tuyên truyền, tác động vào ý thức, hành động của người dân trong việc giảm ô
nhiễm môi trường đô thị.
Thời gian qua, nhiều Đài truyền hình, kênh truyền hình (trong đó có Đài
Truyền hình Việt Nam, kênh Truyền hình Nhân dân, kênh Truyền hình Thơng
tấn) đã nỗ lực rất lớn trong việc đới mới, nâng cao chất lượng các chương trình
truyền hình về vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị, với nhiều hình thức mới lạ như
đồ họa 3D tương tác trong các bản tin Dự báo thời tiết, hay các phóng sự tài liệu,
phóng sự chính luận…Hay thay đổi cách tiếp cận gián tiếp bằng hình ảnh phóng
viên, người dẫn chương trình trực tiếp lên hình ở hiện trường trong các loạt tin
bài về mưa bão, lũ lụt…


3

Tuy nhiên, đến nay, đối với các vấn đề ô nhiễm mơi trường đơ thị thì vẫn
chưa có những giải pháp thể hiện hiệu quả, công chúng vẫn chưa thực sự quan
tâm, chú ý đến các thông tin về vấn đề ơ nhiễm mơi trường đơ thị trên truyền
hình. Với mong ḿn tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng của các chương
trình về vấn đề ơ nhiễm mơi trường hiện nay, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Vấn
đề ơ nhiễm mơi trường đơ thị trên sóng truyền hình Việt Nam hiện nay”, nhằm hệ
thớng hóa những vấn đề liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường đơ thị; khẳng
định vai trị của truyền hình đới với công chúng trước các vấn đề về môi trường
đô thị; xác định rõ những hạn chế trong cách các chương trình truyền hình về vấn
đề ơ nhiễm mơi trường đơ thị hiện nay và kiến giải những giải pháp phù hợp để
tạo được sức lôi cuốn, nâng cao chất lượng của các chương trình truyền hình về
vấn đề này.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong quá trình khảo sát, tìm hiểu tài liệu để nghiên cứu về đề tài, tác giả
nhận thấy có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường đô
thị trên truyền hình Việt Nam. Có thể kể tới một sớ cơng trình nghiên cứu khoa
học như:
-Đề tài “Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm
môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt”(2009),
Khóa luận tớt nghiệp của Nguyễn Thị Tuyết, Đại học Bình Dương. Ở đề tài, tác
giả đã đưa ra một số khái niệm về ô nhiễm môi trường, cách phân loại, các yếu
tố tác động, đồng thời đánh giá thực trạng nhận thức và hành vi của người dân
về ô nhiễm môi trường trong phân loại, thu gom và xử lý rác thải, từ đó đưa ra
những nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả vấn đề.


4

-Đề tài “Tính thiệt hại kinh tế do tác động môi trường ở khu công
nghiệp” (2010), đề tài khoa học của TS. Nguyễn Thế Chính, Đại học kinh tế
q́c dân. Luận văn đã làm rõ sự ảnh hưởng của môi trường đến các lĩnh vực
khác của đời sống kinh tế, văn hóa xã hội ở khu cơng nghiệp. Đồng thời đưa ra
những kiến nghị và giải pháp thiết thực để khắc phục thiệt hại về mặt kinh tế do
tác động xấu của môi trường gây nên.
-Báo cáo hiện trạng môi trường nêu nhiều vấn đề nóng của đơ thị (2017),
tác giả Như Ngọc, Báo điện tử Báo Mới. Bài báo dẫn lời ông Nguyễn Văn Tài,
Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), báo cáo đã được giới hạn
phạm vi tập trung đánh giá về môi trường xung quanh (không bao gồm môi
trường trong nhà và môi trường lao động) và các vấn đề có liên quan đới với khu
vực nội thành, nội thị của các nhóm đơ thị.
-Ơ nhiễm mơi trường đơ thị - bài tốn khó giải quyết (2017), bài báo của
tác giả Việt Chinh đăng trên Báo điện tử Báo mới. Bài báo đã chỉ ra Thách thức

lớn nhất là số lượng đô thị tăng rất nhanh nhưng chất lượng chưa được quan tâm
đúng mức, nhiều khó khăn gặp phải do tác động của biến đổi khí hậu. Mức độ
gia tăng nước thải đơ thị ngày càng lớn, điển hình tại Hà Nội và TPHCM. Đồng
thời tác giả cũng chỉ ra nguyên nhân Nguyên nhân cho hiện trạng trên là áp lực
do hoạt động giao thông vận tải, xây dựng, do các cơ sở sản xuất công nghiệp
nội đô, hoạt động sinh hoạt của dân cư, q trình xử lý rác thải và các nguồn ơ
nhiễm từ ngoại thành chuyển vào. Xây dựng nhiều cơng trình đô thị gây ra bụi,
tiếng ồn và các chất thải khác. Giao thông vận tải không ngừng tăng về số lượng
phương tiện giao thông, chủ yếu là xe máy là nguồn phát khí thải lớn. Quy
hoạch đơ thị chưa hợp lý cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đô thị.


5

-Một số vấn đề về môi trường đô thị ở Việt Nam(2012), bài báo trên trang
thông tin viện khoa học thống kê vienthongke.vn. Bài báo đã chỉ ra thực trạng và
giải pháp cho ơ nhiễm mơi trường đơ thị nói chung như Theo số liệu thống kê
của sở giao thông Hà Nội, lưu lượng xe ô tô trên các trục đường chính đạt
khoảng 3000 - 7000 xe/giờ. Tỉ lệ xe máy, ôtô tăng nhanh, ước khoảng từ 17-20%
mỗi năm. Các loại xe phần lớn là cũ kỹ lạc hậu, hệ thớng đường lại trong tình
trạng q tải hoặc thiếu sửa chữa, bảo dưỡng, xe thô sơ đi lẫn với xe cơ giới nên
các xe phải thường xuyên thay đổi tốc độ, khí thải xả ra nhiều và gây ơ nhiễm
khơng khí nghiêm trọng. Đới với các nhà máy, nhà nước có thể áp dụng biện
pháp quy định mức chuẩn thải và phí xả thải đới với lượng chất thải mà hãng xả
ra, yêu cầu các hãng phải lắp đặt các hệ thống xử lý chất thải trước khi đổ ra hệ
thớng thốt nước thành phớ, hệ thớng lọc bụi và hấp thụ khí độc hại. Kiên quyết
di chuyển một sớ nhà máy xí nghiệp lớn ở nội thành ra khu công nghiệp ở ngoại
thành. Cần phải quan tâm bảo vệ môi trường nước mặt và nước ngầm, xây dựng
các nhà máy xử lý rác độc hại, đảm bảo các bãi đổ rác, ủ rác đúng tiêu chuẩn kỹ
thuật

Qua những công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên, có thể thấy, các
nghiên cứu về ơ nhiễm mơi trường nói chung và ơ nhiễm mơi trường đơ thị nói
riêng đã phần nào được đề cập tới. Tuy nhiên việc nghiên cứu ơ nhiễm mơi
trường đơ thị trên sóng truyền hình thì vẫn rất mới mẻ, hầu như chưa cơng trình
nào đề cập tới. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này thể hiện sự cấp thiết và không
trùng lặp với các cơng trình trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu


6

Trên cơ sở trình bày hệ thớng lý thuyết và khảo sát, đánh giá thực tiễn,
luận văn làm rõ những thành công, hạn chế về chất lượng của vấn đề ô nhiễm
môi trường đô thị trên truyền hình Việt Nam hiện nay để từ đó kiến nghị các giải
pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của các chương
trình trên truyền hình về ơ nhiễm mơi trường đô thị trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận về môi trường, ô nhiễm mơi
trường, ơ nhiễm mơi trường đơ thị trên sóng truyền hình Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, tiến hành khảo sát, thớng kê, phân tích, đánh giá thành cơng, hạn
chế, ngun nhân của những hạn chế của các kênh, Đài như Đài Truyền hình
Việt Nam, kênh Truyền hình Nhân dân và kênh Truyền hình Thơng tấn về vấn
đề ơ nhiễm mơi trường đô thị.
Thứ ba, luận văn đề xuất những giải pháp hợp lý nhằm góp phần nâng cao
chất lượng, hiệu quả của các chương trình truyền hình về vấn đề ơ nhiễm mơi
trường đơ thị trên sóng truyền hình Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về vấn đề ơ nhiễm mơi trường đơ thị trên sóng
truyền hình Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu trên các kênh truyền hình Việt
Nam.
Phạm vi thời gian: Từ tháng 9/2016- tháng 9/2017.


7

Phạm vi khảo sát: Khảo sát kênh VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam, kênh
truyền hình Nhân dân và kênh truyền hình Thơng tấn.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề lý luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nghiên cứu dựa
trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; các quan điểm, đường lới của
Đảng; chính sách và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ quyền hành nghề hợp
pháp của nhà báo điều tra Việt Nam.
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở các lý thuyết như: Lý thuyết truyền
thơng, lý thuyết báo chí, lý thuyết về mơi trường và một sớ lý thuyết khác có
liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi sử dụng kết hợp một số phương
pháp sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng nhằm
thu thập, nghiên cứu, kế thừa những tài liệu đã được các tác giả công bố nhằm
xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài này. Trên cơ sở đó, sử dụng để so sánh, minh
họa cho các kết quả khảo sát của mình, khẳng định những đóng góp mới của
luận văn mình thực hiện.

- Phương pháp thống kê: Dùng để thớng kê tài liệu, con sớ, dữ liệu... có
được trong q trình khảo sát.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để đánh giá các số
liệu, các kết quả khảo sát và rút ra những luận điểm khoa học, từ đó đề xuất
những giải pháp cần thiết nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm, góp


8

phần đổi mới chất lượng các chương trình, phóng sự về ơ nhiễm mơi trường đơ
thị trên sóng truyền hình.
- Phương pháp điều tra xã hội học:
Luận văn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học có chọn mẫu đại diện,
đối với đối tượng là khán giả xem truyền hình để đo mức độ hài lịng của khán
giả với việc theo dõi các chương trình truyền hình về ơ nhiễm mơi trường đơ thị
ở 3 đài, kênh truyền hình đang khảo sát. Từ kết quả điều tra xã hội học, tác giả
thu nhận các ý kiến, nhận xét, đánh giá của cơng chúng, qua đó thu nhận những
thơng tin cần thiết cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
Tác giả thực hiện phỏng vấn sâu những chuyên gia nghiên cứu báo chí,
lãnh đạo Phịng/Ban Thời sự hoặc Ban Thư ký Biên tập Thời sự, nhà báo có
nhiều kinh nghiệm và phóng viên, biên tập viên Thời sự các Đài Truyền hình
Việt Nam, Đài Truyền hình kênh Truyền hình Nhân dân và kênh Truyền hình
Thơng tấn, qua đó nhằm thu thập ý kiến đánh giá một cách chính xác và khách
quan về việc xử lý mối quan hệ, thực trạng làm báo truyền hình về mảng ơ
nhiễm mơi trường đô thị để làm cơ sở đánh giá thực trạng và xây dựng giải
pháp.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài hệ thớng hóa và phân tích cụ thể những lý luận về môi trường, ô

nhiễm môi trường đô thị, truyền thơng truyền hình... Hy vọng, kết quả nghiên
cứu sẽ góp phần bổ sung thêm một phần lý luận vào lý thuyết truyền hình,
mơi trường đơ thị hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn


9

Luận văn sẽ tìm ra những ưu và nhược điểm của việc sản xuất, đưa tin,
truyên thông về ô nhiễm mơi trường đơ thị hiện nay, từ đó có giải pháp hữu hiệu
để nâng cao hiệu quả trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục, kết luận và tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương, 7 tiết:
Chương 1: Ơ nhiễm mơi trường đơ thị trên sóng truyền hình- Một sớ vấn
đề lý luận
Chương 2: Thực trạng ô nhiễm môi trường đô thị trên sóng truyền hình
hiện nay
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền của kênh
truyền hình với ô nhiễm môi trường đô thị


10

CHƯƠNG 1: Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG ĐƠ THỊ TRÊN SĨNG
TRUYỀN HÌNH- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1.

Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Ơ nhiễm

1.1.2. Mơi trường đơ thị
1.1.3. Ơ nhiễm mơi trường đơ thị
1.1.4. Sóng truyền hình

1.2.

Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về
tun truyền phịng chống ô nhiễm môi trường đô thị
1.2.1. Quan điểm của Đảng
1.2.2. Chính sách pháp luật của Nhà nước

1.3.

Yêu cầu đối với sóng truyền hình trong truyền thơng ơ nhiễm
mơi trường
1.3.1. Về nội dung
1.3.2. Về hình thức

Tiểu kết chương 1

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG ĐƠ THỊ
TRÊN SĨNG TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY
2.1. Khái lược các kênh, đài và các chương trình khảo sát
2.1.1. Đài Truyền hình Việt Nam và kênh VTV1


11

2.1.2. Kênh Truyền hình Nhân dân
2.1.3. Kênh Truyền hình Thơng tấn

2.2. Khảo sát thực trạng tin bài về ô nhiễm mơi trường
2.2.2. Về nội dung
2.2.3. Về hình thức
2.3. Đánh giá
2.3.1. Thành công và nguyên nhân của thành công
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Tiểu kết chương 2

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG, HIỆU QUẢ TUN TRUYỀN CỦA KÊNH TRUYỀN HÌNH
VỚI Ơ NHIỄM MƠI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
3.1.Giải pháp
3.1.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của truyên thông về ô
nhiễm môi trường đô thị trên sóng truyền hình
3.1.2. Nâng cao năng lực và phẩm chất đối với người thực hiện chương
trình về ơ nhiễm mơi trường đơ thị trên kênh truyền hình
3.1.3. Tăng cường nguồn lực đầu tư cho mảng tin, phóng sự về ô nhiễm
môi trường đô thị
3.2.Kiến nghị
3.2.1.Về phía lãnh đạo các cơ quan báo chí, truyền hình
3.2.2.Về phía đội ngũ nhà báo, phóng viên
Tiểu kết chương 3


12

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Nguyễn Văn Dững(2006), Tác phẩm báo chí, Tập 2, Nxb Lý luận

chính trị, Hà Nội.
2.

Nguyễn Văn Dững (2012), Đề cương phục vụ lớp thi nâng ngạch

giảng viên chính, BTVC, PVC và tương đương năm 2012, Hà Nội.
3.

Nguyễn Văn Dững(2014), Kinh nghiệm Việt Nam và quốc tế về

nghiệp vụ báo chí điều tra, Hội thảo khoc học quốc tế, Hà Nội.
4.

Trung tâm Đào tạo- Đài truyền hình Việt Nam (2010), Sản xuất

chương trình truyền hình lưu động, Hà Nội.
5.

Đảng Cộng sản Việt Nam(2016), Nghị quyết Trung ương 4 khóa

6.

Học viện Hành chính (2009), Tài liệu bồi dưỡng về quản lý nhà

XII.
nước, Phần I, II,III, Nxb. Lao động, Hà Nội.
7.


Hồ Chí Minh: Tồn tập, 15 tập (2011), Nxb. Chính trị q́c gia, Hà

8.

Hồ Chí Minh Tồn tập(2002), Nhà xuất bản Chính trị Q́c gia, Hà

9.

Hội đồng quốc gia chỉ đạo biện soạn Từ điển bách khoa Việt Nam

Nội.
Nội.
(2007), Từ điển bách khóa Việt Nam, tập 1, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội.
10.

V.I. Lênin: Toàn tâp, tập 11 (1975), Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.

11.

Luật báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành(2014), Nhà xuất

bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12.

PGS,TS. Nguyễn Văn Mạnh, ĐH Khoa học Huế, Huỳnh Thúc

Kháng với vấn đề chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam.


13


13.

Nhiều tác giả(2013), Chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc,

Nxb Quân đội nhân dân.
14.

Nguyễn Tri Niên(2003), Ngôn ngữ Báo chí, Nxb Đồng Nai.

15.

Kim Ứng(2007), “ Xã hội hóa trun hình- Khơng phải là phân lơ,

bán sóng”. Báo điện tử Sgggp.org.vn ngày 15.1.2007.
16.

Trần Đăng Tuấn, Truyền Hình trong thế giới hiện đại, Bài giảng tại

lớp cao học Học viện Báo chí và Tun truyền.
17.

Ngơ Thái Trị, Truyền hình kiến thức phổ thơng, Nxb Nghe nhìn.

18.

Ngun Trung(2001), Những quy định về chính sách xã hội hóa

các hoạt động giáo dục, Văn hóa, Y tế, Thể thao, Nxb lao động.
19.


Hữu Thọ (1997): Một số vấn đề báo chí trong thời kỳ đổi mới; Tiếp

tục phát huy sức mạnh của báo chí trong thời kỳ đổi mới, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
20.

Hữu Thọ (1997): Công việc của người viết báo, Nxb Giáo dục, Hà

21.

Hữu Thọ (1997): Nghĩ về nghề báo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22.

Hữu Thọ (2005): Mắt sáng lòng trong bút sắc, Nxb Chính trị q́c

Nội.

gia, Hà Nội.
23.

T.L.Fiedman(2006), Thế giới phẳng, Nxb Trẻ, TPHCM.

24.

Nguyễn Thị Minh Phương (2010), Tăng cường quản lý nhà nước

đối với báo Đảng hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Truyền thơng đại chúng, Học viên
Báo chí và tun truyền, Hà Nội.

25.

Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (2005), 80 năm báo chí cách

mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


14

26.

Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (2005), 80 năm báo chí cách

mạng Việt Nam, Nxb Chính trị q́c gia, Hà Nội.
27.

Q́c Hội nước Cộng hịa XHCN Việt Nam, Hiến pháp nước Cộng

hòa XHCN Việt Nam năm 1992.
28.

Quyết định 22/2009/QĐ-TTg, ngày 16/2/2009 của Thủ tướng

Chính phủ, về việc phê duyệt quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh,
truyền hình đến năm 2020.
29.

Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg về “Quy chế quản lý hoạt động

truyền hình trả tiền” do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

30.

Lưu Đức Hải, 2000. Cơ sở khoa học của môi trường. NXB ĐHQG

Hà Nội.
31. Lê Văn Khoa, 1995. Môi trường và ô nhiểm. NXBGD
32. Lê Văn Khoa (chủ biên), 2002. Khoa học môi trường. NXBGD
33. Nguyễn Văn Tuyên, 1998. Sinh thái và môi trường. NXBGD
34. Lê Thông (chủ biên), 1998. Dân số, môi trường, tài nguyên. NXBGD
35. Lê Thanh Vân, 2004. Con người và môi trường. NXB ĐHSP
36. Mai Đình n, 1997. Mơi trường và con người. NXBGD
37. Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 1997-2000 (Báo cáo
trình Quốc hội của Bộ Khoa Học Cơng Nghệ và Môi trường).
38. Báo cáo khoa học của công ty Môi trường đô thị Hà Nội .
39. Tài liệu dùng cho khố học đào tạo của Bộ Giao Thơng Vận Tải( 5/1999)
40. Hiện trạng môi trường đô thị và các khu công nghiệp Việt Nam (GS.
Nguyễn Viết Phổ)


15



×