Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

De cuong luan van ths BCH truyền thông về khởi nghiệp trên kênh VTV1 đài truyền hình việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.37 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khởi nghiệp là thuật ngữ chỉ những hoạt động của một cá nhân hoặc nhóm
người hoặc tổ chức trong việc phát triển sản phẩm; hay thành lập một hình thức,
loại hình cơng việc nào đó có tính chất mới mẻ, rủi ro nhưng lại có tiềm năng phát
triển lớn, lợi nhuận cao. Khởi nghiệp không dùng để gọi những công việc kinh
doanh mới bắt đầu mà chỉ để gọi một nhóm trong những doanh nghiệp khởi sự
kinh doanh. Đó là các dự án kinh doanh bắt đầu từ số 0 nhưng gắn với sự sáng tạo
rất mạnh và tạo thành mơ hình kinh doanh cho phép nhân rộng nhanh với tốc độ
tăng trưởng liên tục và mạnh.
Khởi nghiệp kinh doanh qua việc tạo lập các doanh nghiệp mới là động lực
cho phát triển kinh tế. Một nền kinh tế phát triển được là nhờ sự phát triển về cả số
lượng và chất lượng của các doanh nghiệp. Những nơi có tỷ lệ thành lập doanh
nghiệp cao thường có tốc độ phát triển kinh tế cao. Các doanh nghiệp mới thành
lập ngồi việc đóng góp vào GDP của nền kinh tế còn tạo nhiều việc làm cho xã
hội và làm giàu cho bản thân chủ doanh nghiệp.
Ở châu Âu và Mỹ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp được coi là hạt nhân cho
tăng trưởng kinh tế. Các trường đại học ở Mỹ luôn tiên phong thúc đẩy đào tạo
khởi sự kinh doanh trong nhà trường. Kết quả là các trường đại học ở Mỹ như Học
viện Cơng nghệ MIT hàng năm có khoảng 150 cơng ty mới được thành lập, hiện
nay MIT có tổng số 5000 doanh nghiệp đã được thành lập tuyển dụng 1,1 triệu
nhân viên và có doanh thu trung bình năm lên tới 230 tỷ USD. Trường Stanford
hiện có 1200 cơng ty do sinh viên trường sáng lập trong ngành công nghệ cao. Các
quốc gia trên thế giới như Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ,… đều có kế hoạch quốc
gia và các hỗ trợ chính sách thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp nhỏ.
1


Việt Nam sở hữu một môi trường kinh doanh thuận lợi cho khởi nghiệp kinh
doanh như nền kinh tế tăng trưởng nhanh, dân số đơng nên đã có những cơng ty
khởi nghiệp thành công như Công ty Thương mại điện tử Vatgia có tốc độ tăng


trưởng trung bình 40 - 45% trong khoảng 3 năm trở lại đây và có trị giá khoảng 75
triệu USD; hay trò chơi trực tuyến Flappy Bird, VNG (tiền thân của
VinaGame)...Ở Việt Nam, vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng được
xã hội cơng nhận bằng việc đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của đất nước, với
GDP chiếm khoảng 45% tổng GDP của cả nước, hàng năm thu hút hơn 90% lao
động mới vào làm việc.
Có thể nói, phong trào khởi nghiệp ở nước ta đang có xu hướng nở rộ và
nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng. Số lượng các cơ quan, cơ sở hỗ trợ
khởi nghiệp ngày một gia tăng. Khởi nghiệp kinh doanh đang nhận được sự quan
tâm, hỗ trợ và đồng hành không chỉ của Nhà nước, cộng đồng xã hội mà còn có cả
các cơ quan thơng tấn báo chí từ trung ương đến địa phương.Hàng loạt các chương
trình hỗ trợ và khuyến khích người dân, thanh niên và sinh viên khởi nghiệp đã
được tổ chức như chương trình khởi nghiệp của VCCI, Hội doanh nghiệp trẻ Việt
Nam, cuộc thi “Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ”, chương trình truyền hình “Làm
giàu khơng khó”, “Quốc gia khởi nghiệp”, “Sáng tạo khởi nghiệp”,… Chính phủ
cũng đã có chính sách khuyến khích và thúc đẩy thành lập doanh nghiệp và trợ
giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như sự tích cực triển khai các hoạt
động trợ giúp doanh nghiệp như việc thành lập các quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ tín
dụng nhân dân,… ở một số địa phương nhằm tạo điều kiện cho các doanh nhân vay
vốn để khởi nghiệp. Ngoài ra, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, Hiệp
hội,… cũng có các chương trình tư vấn hỗ trợ, đào tạo quản trị doanh nghiệp, khởi
nghiệp kinh doanh nhằm thúc đẩy và khuyến khích thành lập doanh nghiệp.
Khởi nghiệp là một con đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng hứa hẹn
đầy trái ngọt cho những ai có đủ sự can đảm và ý chí quyết tâm. Những doanh
2


nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cịn non trẻ vừa khơng có tiền, lại chưa có tiếng, cần
phải tận dụng nhiều kênh khác nhau để sản phẩm, giải pháp của mình được nhiều
người biết đến. Trong đó, báo chí là một trong những kênh hỗ trợ rất hiệu quả.

Có thể nói truyền thơng về vấn đề khởi nghiệp đóng vai trị rất quan trọng, là
diễn đàn xã hội, đăng tải các luồng ý kiến khác nhau về vấn đề khởi nghiệp của đất
nước, các địa phương, các doanh nghiệp,… Đặc biệt là đăng tải ý kiến của chuyên
gia, nhà quản lý về vấn đề khởi ngiệp đang được quan tâm, gây tranh cãi, ý kiến
người dân được thụ hưởng hoặc chịu tác động của vấn đề khởi nghiệp đó. Đồng
thời, tổng kết các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn để giúp các doanh nghiệp,
người khởi nghiệp không đi vào những sai lầm tương tự.
Việc truyền thông hỗ trợ khởi nghiệp của các cơ quan báo chí trong thời gian
gần đây là khá tích cực, nhanh nhạy, nhưng vẫn cịn thiếu các phân tích chuyên
sâu, nhiều chiều về từng vấn đề, các dự án khởi nghiệp. Phần lớn các kênh truyền
thông chính của khởi nghiệp đang chạy đua trong cập nhật nhưng thông tin và xu
hướng mới nhất trên thế giới thay vì tập trung tìm hiểu và phân tích thực trạng của
khởi nghiệp Việt Nam như phát triển thiếu tính bền vững với tỷ lệ “chết” lên đến
80% trong ba năm đầu tiên (theo một nghiên cứu sơ bộ) hay khoảng cách trong
quan điểm của những người nước ngoài về xây dựng vốn cho khởi nghiệp tại
Việt... dẫn đến thông tin chiều sâu thì thiếu mà thơng tin bề nổi bị bão hòa, gây
nhiễu trong định hướng phát triển của các đơn vị khởi nghiệp trẻ.Truyền thông
khởi nghiệp là con dao hai lưỡi, có thể khiến cơng ty khởi nghiệp đi chệch hướng,
không tập trung vào phát triển sản phẩm.
Thực tế, truyền thơng đại chúng, các loại hình báo chí từ báo in, báo mạng,
phát thanh, truyền hình đều đã, đang thực hiện nhiệm vụ truyền thông về vấn đề
khởi nghiệp cho người dân. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, Đài Truyền hình Việt
Nam đã thể hiện được rõ ràng trọng trách của mình trong việc truyền thơng vấn đề
khởi nghiệp, điều này đã được phản ánh nhiều ở các kênh VTV1, VTV6, VTV4,…
3


Trong đó, nội dung này nhiều và rõ nét nhất được phản ánh ở kênh VTV1 – kênh
truyền hình quảng bá với nội dung tổng hợp về mọi mặt lĩnh vực về đời sống chính
trính, kinh tế, xã hội.Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập trong việc

truyền thông về vấn đề khởi nghiệp như công tác truyền thông trên kênh VTV1
chưa mang lại những hiệu quả thiết thực, chưa thực sự thu hút được sự quan tâm và
chú ý của khán giả, cũng như cung cấp những thơng tin hữu ích cho những nhà
khởi nghiệp,…
Các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh Năm Khởi nghiệp được tích cực
triển khai ở mọi cấp, ngành, địa phương, nhiều cơ quan báo chí đang hỗ trợ rất tốt
cho các hoạt động khởi nghiệp. Tuy nhiên, giới khởi nghiệp vẫn khát khao giới báo
chí có sự đồng hành tốt hơn. Nghiên cứu nội dung ‘Truyền thông về vấn đề khởi
nghiệp trên sóng Đài truyền hình Việt Nam hiện nay’ mục đích tìm hiểu thơng tin,
chủ đề truyền thơng về vấn đề khởi nghiệp được đăng tải như thế nào trên sóng Đài
Truyền hình Việt Nam hiện nay. Từ đó phân tích một cách chân thật những ưu,
khuyết điểm, nghiên cứu nhu cầu truyền thông về vấn đề khởi nghiệp của công
chúng và nhu cầu trang bị kỹ năng truyền thơng của những người làm báo truyền
hình nói chung và của Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng, cũng như để đưa ra
những ý kiến, kiến nghị, giải pháp giúp cải thiện việc truyền thông về vấn đề khởi
nghiệp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam.
Qua những lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Truyền thông về khởi nghiệp
trên kênh VTV1 - Đài truyền hình Việt Nam hiện nay (Khảo sát chương trình:
“Quốc gia khởi nghiệp”, “Cà phê khởi nghiệp” và “Sáng tạo khởi nghiệp” từ
tháng 06/2017 đến tháng 12/2017) làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ báo chí của
mình.

4


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong quá trình khảo sát, tìm hiểu tài liệu để nghiên cứu về đề tài,có một số
cơng trình nghiên cứu khoa học như sách, luận văn, giáo trình, bài giảng liên quan
gần với đề tài, có thể tham khảo, xin tóm lược như sau:
* Nhóm thứ nhất: sách, giáo trình, tài liệu:

- Cuốn ‘Cơ sở lý luận của báo chí’ của E.P.Prokhorop (2004), Nxb Thông Tấn, Hà
Nội.
Nội dung cuốn sách tập trung chỉ ra vị trí, vai trị của báo chí trong hệ thống các
thiết chế xã hội. Chính sách nhà nước trong lĩnh vực thông tin đại chúng. Hiệu lực
của báo chí, tính hiệu quả với tư cách là tính kết quả của sự tiếp xúc với công
chúng.
- Cuốn ‘Giáo trình báo chí truyền hình’ của tác giả Dương Xn Sơn, xuất bản
năm 2009, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Cuốn giáo trình này đã đề cập các lý thuyết chung về loại hình truyền hình, trong
đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò, đặc điểm… của thể loại tác phẩm truyền hình như:
khái niệm về tin, phỏng vấn, phóng sự, phim tài liệu, chương trình truyền hình,…
- Cuốn ‘Phóng sự truyền hình’ của tác giả Brigitte Besse Didier Desormeaux
(2010), Nxb Thơng tấn, Hà Nội.
Cuốn sách tập trung phân tích, khái qt tính chun nghiệp của phóng sự, truyền
thơng đại chúng từ thông tin đến quảng cáo. Truyền thông đại chúng kiến thức cơ
bản.
- Cuốn ‘Cơ sở lý luận bái chí’ của PGS.TS. Nguyễn Văn Dững, xuất bản năm
2012, Nxb Lao động, Hà Nội.
Nội dung cuốn sách đã làm rõ hệ thống lý thuyết về truyền thông như: khái niệm
về báo chí, truyền thơng, những đặc điểm cơ bản của báo chí truyền hình; đối
tượng tác động, cơ chế tác động của báo chí và những chức năng cơ bản của báo
5


chí. Cơng chúng báo chí là gì, cơng chúng đích của báo chí, cơng chúng trực tiếp
và vai trị của cơng chúng đối với báo chí.
- Cuốn ‘Truyền thơng lý thuyết và kỹ năng cơ bản’ của PGS.TS. Nguyễn Văn
Dững, PGS Đỗ Thị Thu Hằng, xuất bản năm 2012, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
Các quan niệm về truyền thơng, mơ hình truyền thơng hai chiều, lý thuyết truyền

bá cái mới và lý thuyết truyền thông điệp cho đối tượng, các chức năng cơ bản của
truyền thông đại chúng, các nghiên cứu về cơng chúng – nhóm đối tượng. Cơng
chúng không chỉ là đối tượng tác động, chi phối, điều chỉnh mà còn quyết định vai
trò, vị thế của sản phẩm báo chí. Tác giả đã nghiên cứu cơng chúng trên ba bình
diện là nhân khẩu học xã hội, thực trạng nhận thức và thói quen, sở thích của cơng
chúng.
Bên cạnh cách giáo trình, tài liệu thì cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu, đề
án về khởi nghiệp để xây dựng chiến lược, dự án, chương trình, kế hoạch cuộc, thi
khởi nghiệp cho sinh viên, phụ nữ hay thanh niên như:
- ‘Nguồn nhân lực trình độ đại học ở Việt Nam – Thực trạng và một số kiến nghị’
(2012) của Phạm Văn Nam, Tạp chí Lao động Xã hội, số 440, 10/2012, trang 1719.
Nội dung bài nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng nguồn nhân lực trình độ đại học ở
Việt Nam hiện nay, thiếu thời lượng thực tế và thiếu đào tạo kỹ năng mềm. Đồng
thời đưa ra các giải pháp, kiến nghị để tăng cường tính thực tiễn cũng như kinh
nghiệm thực tế trong các doanh nghiệp cho sinh viên.
- ‘Ý định khởi nghiệp của nữ học viên MBA tại Thành phố Hồ Chí Minh’(2013)của
Hồng Thị Phương Thảo, Bùi Thị Thanh Chi, tạp chí Phát triển kinh tế, số 271,
5/2013, pp 10-22.
Bài nghiên cứu này điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ
học viên MBA tại TP.HCM. Đây là điểm mà các nhà hoạch định chính sách chính
6


phủ, các tổ chức xã hội và các cá nhân quan tâm cần biết để đề ra các đường lối
đúng đắn trong việc thúc đẩy khởi nghiệp từ một nguồn lực quý giá này, gia tăng
lực lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần phát triển kinh tế quốc gia.
- ‘Đánh giá tình trạng việc làm của sinh viên chính quy tốt nghiệp Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân – Kết quả từ một cuộc khảo sát’ (2013) của Nguyễn Quang
Dong, Lê Anh Đức, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 189, 3/2013, trang 90 – 99.
Nội dung bài nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng khởi nghiệp ở sinh viên Việt Nam còn

thấp, phần lớn sinh viên ra trường đều có xu hướng đi đăng ký tuyển dụng ở các
doanh nghiệp đang hoạt động, rất ít người muốn khởi nghiệp kinh doanh riêng.
- ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên khối
ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học/cao đẳng ở thành phố Cần Thơ’
(2016) của Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Mai Võ Ngọc Thanh, Tạp chí
Nghiên cứu khoa học, số 10, 2/2016, trang 55 - 64.
Nội dung của bài nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
khởi sự doanh nghiệp cũnh như đề xuất một số khuyến nghị để nâng cao nhận thức
và phát triển ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại các
trường đại học/cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
*Nhóm thứ hai: các luận văn, luận án:
- ‘Mối quan hệ giữa kỹ năng chính trị với xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của
sinh viên chính quy ngành quản trị kinh doanh’, luận văn thạc sĩ của Lý Thục
Hiền, Đại học Kinh tế Tp. HCM, 2010.
Luận văn đã tập trung đề cập đến vai trị của kỹ năng chính trị, bao gồm năng lực
mạng lưới, sự sắc sảo xã hội, ảnh hưởng cá nhân lẫn nhau và sự chân thành rõ ràng
đối với xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên.
- ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của phụ nữ ở Việt Nam’, luận văn
thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Nam, Đại học Bách khoa Tp. HCM, 2011.
7


Nội dung luận văn đã nghiên cứ về tác động của tính cách cá nhân tới dự định khởi
nghiệp kinh doanh cũng như đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của phụ nữ Việt Nam.
- ‘Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh
viên đại học’, luận án tiến sĩ của Nguyễn Thu Thủy, Đại học Kinh tế Quốc dân,
2015.
Nội dung luận án đã tìm ra các nhân tố có ảnh hưởng, tác động tích cực tới khía
cạnh tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên. Đưa ra một số gợi ý, khuyến

nghị cho các trường đại học và các cơ quan quản lý vĩ mô để thúc đẩy tiềm năng
khởi nghiệp của sinh viên đại học ở Việt Nam.
- ‘Ảnh hưởng của năng lực nhà khởi nghiệp và môi trường khởi nghiệp đến kết quả
hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Lào’, luận án tiến sĩ kinh tế của
Sattakoun Vannasinh, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, 2017.
Luận án đã đánh giá ảnh hưởng của năng lực của nhà khởi nghiệp, môi trường khởi
nghiệp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp vừa và
nhỏ tại Lào.
Qua tìm hiểu đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể thấy,
các nghiên cứu phân tích, đánh giá cơng tác truyền thông và vấn đề khởi nghiệp
cũng đã được quan tâm nghiên cứu nhưng truyền thông về vấn đề khởi nghiệp trên
sóng Đài Truyền hình Việt Nam thì chưa có một cơng trình nghiên cứu riêng nào
đề cập một cách bài bản. Đây là đề tài mới, không trùng lặp với bất kỳ đề tài nào
đã được công bố, cần được thực hiện, đi sâu nghiên cứu, phân tích cũng như đánh
giá nhu cầu của công chúng, nhu cầu được trang bị kỹ năng truyền thông về vấn đề
khởi nghiệp của những người làm báo truyền hình.
Vậy nên tơi đã lựa chọn đề tài “Truyền thông về khởi nghiệp trên kênh VTV1
- Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay” (Khảo sát chương trình: “Quốc gia khởi
nghiệp”, “Cà phê khởi nghiệp” và “Sáng tạo khởi nghiệp”từ tháng 06/2017 đến
8


tháng 12/2017) để nghiên cứu với mong muốn giải quyết sâu những vấn đề còn tồn
tại trong nghiên cứu và trong thực tiễn. Từ đó điều chỉnh hoạt động thực tiễn, giúp
cho việc truyền thông về vấn đề khởi nghiệp trên truyền hình hiệu quả hơn, đáp
ứng nhu cầu của công chúng. Trong luận văn, tác giả xin sẽ kế thừa những kết quả
nghiên cứu đi trước và coi đó là tiền đề lý luận và thực tiễn để triển khai đề tài
nghiên cứu của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết và thực tiễn, luận văn đi vào nghiên cứu,
khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng truyền thơng về vấn đề khởi
nghiệp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay. Từ đó đề xuất, kiến nghị các
giải pháp phù hợp đối với Đài Truyền hình Việt Nam nhằm góp phần nâng cao chất
lượng truyền thơng về vấn đề khởi nghiệp trên truyền hình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hồn thành mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm vụ
sau:
Thứ nhất: Hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn truyền thơng về vấn đề khởi
nghiệp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam.
- Thứ hai: Làm rõ thực trạng truyền thông về vấn đề khởi nghiệp trên sóng Đài
Truyền hình Việt Nam hiện nay.
-Thứ ba: Đánh giá những kết quả và hạn chế trong chất lượng truyền thông về
vấn đề khởi nghiệp.
- Thứ tư:Từ những lý luận cơ bản, đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm đổi mới
nội dung, hình thức truyền thông về phong trào khởi nghiệp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu

9


Đề tài tập trung nghiên cứu về truyền thông về khởi nghiệp trên sóng Đài
Truyền hình Việt Nam hiện nay
4.2. Đối tượng khảo sát
- Các chương trình truyền hình tuyên truyền về vấn đề khởi nghiệp trên kênh
VTV1.
Chúng tôi chỉ chọn kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam để khảo sát
bởi vì trên sóng truyền hình hiện nay, các chương trình chính luận tuy khơng chiếm
số lượng lớn nhưng ln là những chương trình ‘đinh’ của các đơn vị truyền hình,

đóng vai trị quan trọng trong cơ cấu nội dung chương trình. Đặc biệt, ở những cơ
quan báo chí nhà nước, điều này càng đúng do mật độ xuất hiện của các chương
trình loại này dày đặc hơn. Trong đó, VTV1 là kênh thơng tin – thời sự - chính luận
tổng hợp của Đài Quốc gia, phủ sóng khắp cả nước. VTV1 cũng là kênh đang có
số lượng chương trình chuyên sâu về chủ đề này nhiều nhất. Các chương trình
khơng chỉ được phát ở kênh VTV1 mà cịn được phát lại ở kênh VTV6.
Chúng tôi chọn 3 chương trình để khảo sát đó là các chương trình:“Quốc
gia khởi nghiệp”, “Cà phê khởi nghiệp” và “Sáng tạo khởi nghiệp”.Đây là 3
chương trình thể hiện rõ nét nhất vai trị của truyền hình trong việc tuyên truyền về
vấn đề khởi nghiệp và đây cũng là những chương trình được đánh giá là có hiệu
quả truyền thơng lớn về vấn đề này trên Đài Truyền hình Việt Nam thời gian gần
đây, nhận được sự quan tâm cao của đông đảo khán giả.
- Một số nhà báo, nhà lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là các phóng viên,biên tập,
những người trực tiếp làm các chương trình trên kênh VTV1.
- Khán giả truyền hình - đây là những người đón nhận và chịu ảnh hưởng
trực tiếp từ các chương trình phát sóng.
4.3.Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu việc chất lượng truyền thông về vấn
đề khởi nghiệp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay.
10


- Về thời gian khảo sát: Luận văn khảo sát hoạt động truyền thơng ở 3
chương trình truyền hình là: “Quốc gia khởi nghiệp”, “Cà phê khởi nghiệp” và
“Sáng tạo khởi nghiệp” trong 6 tháng từ tháng 06/2017 đến tháng 12/2017.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về khởi nghiệp, về truyền thông và về báo chí nói
chung truyền hình nói riêng.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu, có sử dụng kết hợp một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập,
nghiên cứu, kế thừa những tài liệu đã được các tác giả công bố nhằm xây dựng cơ
sở lý luận cho đề tài này. Trên cơ sở đó, sử dụng để so sánh, minh họa cho các kết
quả khảo sát của mình, khẳng định những đóng góp mới của luận văn mình thực
hiện.
-Phương pháp thống kê: Dùng để thống kê tài liệu, con số, dữ liệu... có được trong
quá trình khảo sát.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để đánh giá các số liệu, các kết
quả khảo sát và rút ra những luận điểm khoa học, từ đó đề xuất những giải pháp
cần thiết nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm, góp phần đổi mới các hình
thức, thơng tin về vấn đề khởi nghiệp…
- Phương pháp điều tra xã hội học:
Phương pháp này nhằm khảo sát thực trạng, thu nhập ý kiến của công chúng đánh
giá, nhận xét về chương trình truyền hình, tác động của chương trình và nhu cầu
tiếp nhận thơng tin về vấn đề khởi nghiệp trên sóng Đài Truyền hình Việt
Nam.Dung lượng mẫu là 300 phiếu, lựa chọn theo phương pháp chọn ngẫu nhiên.
11


Từ kết quả điều tra xã hội học, tác giả qua đó thu nhận những thơng tin cần thiết
cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
Tác giả thực hiện phỏng vấn sâu với 1 số nhà báo, những người có am hiểu đến
vấn đề nghiên cứu; những nhà lãnh đạo, quản lý báo chí cơng tác truyền thơng về
vấn đề khởi nghiệp đểcung cấp những ý kiến, đánh giá đóng góp. Phỏng vấn những
phóng viên, biên tập viêncủa Đài Truyền hình Việt Nam về những thuận lợi, khó
khăn khi khai thác cácchương trình truyền thơng về vấn đề khởi nghiệp hiện nay.
Cũng như phỏng vấn đối tượng cần tập trung truyền thơng về vấn đề khởi nghiệp

hiện nay.Qua đó nhằm thu thập ý kiến,nhận xét một cách chính xác và khách quan
để làm cơ sở đánh giá thực trạng và xây dựng giải pháp.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa lý luận
Truyền thông về phong trào khởi nghiệp là một vấn đề cấp thiết hiện nay.
Có khơng ít tài liệu, cuốn sách nghiên cứu về truyền thơng trên báo chí truyền
hình cũng như tình hìnhphong trào khởi nghiệp. Tuy nhiên, hầu như chưa có
một cơng trình nào nghiên cứu sâu về việc truyền thơng về vấn đề khởi nghiệp
trên sóng Đài truyền hình Việt Nam.Vì vậy, hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp
phần đóng góp, bổ sung thêm về cả phần lý luận và thực tiễn về báo chí, truyền
thơng về vấn đền khởi nghiệp.
Đồng thời qua đó làm nổi bật vai trị của truyền hình trong truyền thơng
về vấn đề khởi nghiệp. Đặc biệt là cụ thể hóa các chính sách của Đảng và Nhà
nước để tiếp cận và thực hiện trong tương lai.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Mặc dù đây là một đề tài được nghiên cứu ở một góc độ hẹp nhưng thực tế
cho thấy lại có ý nghĩa thiết thực, thực tiễn cao. Nếu luận văn nghiên cứu thành
cơng, kết quả sẽ là nguồn tư liệu có giá trị tham khảo về mặt thực tiễn liên quan
12


đến công tác truyền thông về vấn đề khởi nghiệp tại các cơ quan báo chí nói chung
và tại Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng. Góp phần nâng cao hiệu quả truyền
thơng, cơ quan báo chí nắm bắt được nhu cầu của cơng chúng để sản xuất các
chương trình truyền thông về vấn đề khởi nghiệp phù hợp với từng đối tượng.
Đồng thời giúp các nhà báo viết về khởi nghiệp xác định những kiến thức và kỹ
năng khi viết về vấn đề khởi nghiệp hiện nay.
Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài này cũng là cơ hội để tác giả tổng hợp, vận
dụng các kiến thức đã học, đặc biệt là thời gian học Cao học chuyên ngành Phát
thanh - Truyền hình tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền để luận giải vấn đề

nghiên cứu.
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1
TRUYỀN THÔNG VỀ KHỞI NGHIỆP TRÊN TRUYỀN HÌNH
– MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.

Khái niệm cơ bản

1.2. Quan điểm của Đảng về vấn đề khởi nghiệp
1.3. Vai trị của truyền thơng về khởi nghiệp trên truyền hình
1.4. Nội dung, hình thức truyền thơng về khởi nghiệp trên truyền hình
1.5. u cầu trong truyền thơng về khởi nghiệp trên truyền hình
Tiểu kết chương 1
Chương 2
THỰC TRẠNG TRUYỀN THƠNG VỀ KHỞI NGHIỆP TRÊN SĨNG ĐÀI
TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
13


2.1. Khái quát về VTV1 và các chương trình truyền hình khảo sát
2.2. Kết quả khảo sát tần suất, nội dung, hình thức truyền thơng về khởi
nghiệp trên sóng Đài truyền hình Việt Nam
2.3. Đánh giá chất lượng truyền thơng về khởi nghiệp trên sóng Đài truyền
hình Việt Nam
Tiểu kết chương 2
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRUYỀN THÔNG VỀ
KHỞI NGHIỆP TRÊN SĨNG ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM THỜI GIAN
TỚI

3.1. Vấn đề đặt ra từ thực tiễn
3.2. Giải pháp chung
3.3. Một số kiến nghị cụ thể
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Dững (2011), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao Động, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) (2011), Báo chí truyền thơng hiện đại (từ hàn lâm
đến đời thường), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Dững, PGS Đỗ Thị Thu Hằng(2012), ‘Truyền thông lý thuyết và kỹ
năng cơ bản’, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14


4. Brigitte Besse Didier Desormeaux (2010),‘Phóng sự truyền hình’, Nxb Thông
tấn, Hà Nội.
5. Nguyễn Quang Dong, Lê Anh Đức(2013),‘Đánh giá tình trạng việc làm của
sinh viên chính quy tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Kết quả từ một
cuộc khảo sát’, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 189, 3/2013, trang 90 – 99.
6. Đinh Thị Thu Hằng (2008), Báo chí thế giới xu hướng và phát triển, Nxb Thông
tấn.
7. Lê Thị Thu Hiền(2014),‘Truyền thông phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An’,
luận văn thạc sĩ báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
8. Trần Kim Lê (2014),‘Báo chí truyền hình với vấn đề thơng tin bao động việc
làm hiện nay’,luận văn thạc sĩ báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
9. Nguyễn Ngọc Nam (2011),‘Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của
phụ nữ ở Việt Nam’, luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Bách khoa Tp.
HCM.
10.Phạm Văn Nam(2012),‘Nguồn nhân lực trình độ đại học ở Việt Nam – Thực

trạng và một số kiến nghị’, Tạp chí Lao động Xã hội, số 440 tháng 10/2012, trang
17-19.
11. Nguyễn Thị Thanh Thảo (2015),‘Truyền hình các tỉnh Tây nam bộ truyền
thơng về vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay’, luận văn thạc sĩ báo chí, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền.
12. Hoàng Thị Phương Thảo, Bùi Thị Thanh Chi(2013),‘Ý định khởi nghiệp của nữ
học viên MBA tại Thành phố Hồ Chí Minh’, tạp chí Phát triển kinh tế, số 271,
5/2013, pp 10-22.
13. Phạm Thu Thủy(2014),‘Quảng bá chương trình truyền hình trên tạp chí truyền
hình và báo điện tử Đài Truyền hình Việt Nam’, luận văn thạc sĩ báo chí, Học viện
Báo chí và Tun truyền.
14. Dương Xn Sơn (2009), ‘Giáo trình báo chí truyền hình’, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
15. E.P.Prokhorop (2004),‘Cơ sở lý luận của báo chí’, Nxb Thơng Tấn, Hà Nội.
15


16



×