Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tập bài giảng Tội phạm học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 95 trang )

CHƯƠNG 1:
KHÁI NIỆM & VỊ TRÍ CỦA TỘI PHẠM HỌC
TRONG HỆ THỐNG CÁC KHOA HỌC
1. KHÁI NIỆM TỘI PHẠM HỌC VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TỘI PHẠM HỌC*:
1.1. Khái niệm Tội phạm học:
Tội phạm học là khoa học xã hội – pháp lý nghiên cứu về tình hình tội phạm, nguyên
nhân và điều kiện, tình hình tội phạm, nhân thân người phạm tội và các biện pháp phòng
ngừa người phạm tội. Trong đó:
Tội phạm học là một ngành khoa học vì có đối tượng nghiên cứu riêng, phương pháp
nghiên cứu riêng, nội dung nghiên cứu riêng và mục đích nghiên cứu riêng.
Tội phạm học là khoa học xã hội vì được hình thành từ các hiện tượng xã hội, có nguồn
gốc, q trình phát triển trong xã hội, có mối liên hệ mật thiết, gắn với sự phát triển của
xã hội.
1.2. Đối tượng nghiên cứu của Tội phạm học:
Đối tượng nghiên cứu của Tội phạm học là những vấn đề (sự vật, hiện tượng) mà
ngành khoa học này nghiên cứu trong những phạm vi, mức độ nghiên cứu cụ thể nhằm
đạt được mục đích.
Đối tượng nghiên cứu của Tội phạm học gồm 04 vấn đề cơ bản (chính):
Thứ nhất, tình hình tội phạm.
Tội phạm học tiếp cận tình hình tội phạm ở khía cạnh xã hội – pháp lý.
Các thuộc tính, đặc điểm tình hình tội phạm và các thơng số tình hình tội phạm là 02
nội dung đầu tiên, quan trọng cần nhận thức về tình hình tội phạm, cụ thể:
+ Dựa vào thuộc tính, đặc điểm riêng của tình hình tội phạm có thể biết được tính
chất của tình hình tội phạm và phân biệt nó với các hiện tượng khác hiện diện
trong xã hội;
+ Các thông số của tình hình tội phạm là cơ sở để đánh giá sự tồn tại, phổ biến của
tình hình tội phạm đã xảy ra.
Tội phạm học nghiên cứu tình hình tội phạm ở 03 mức độ:
+

Tình hình tội phạm chung: tất cả các tội phạm;



+

Loại tội phạm: những tội phạm có cùng đặc điểm, tính chất; và

+

Tội phạm cụ thể.

Mỗi mức độ tồn tại đều có quy luật riêng và giữa chúng có mối quan hệ biện chứng
tuân theo quy luật của cặp phạm trù cái chung – cái riêng của phép biện chứng duy vật.

1
Chương 1 – Khái niệm & vị trí của Tội phạm học trong hệ thống các khoa học


Thứ hai, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm và nguyên nhân và điều
kiện của tội phạm cụ thể.
Một mặt, nhu cầu nhận thức về tình hình tội phạm tất yếu đưa đến việc tìm hiểu các
nguyên nhân và điều kiện của nó. Mặc khác, hoạt động phòng ngừa tội phạm hướng đến
loại bỏ các nguyên nhân và điều kiện. Vì vậy, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
phạm thuộc đối tượng nghiên cứu của Tội phạm học.
Nội dung và yêu cầu của việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
phạm là làm sáng tỏ những hiện tượng, quá trình nào có vai trị làm phát sinh, tồn tại tình
hình tội phạm cũng như mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng trong cơ chế đó. Trong
đó, vấn đề quan trọng là chứng minh được mối quan hệ nhân quả để thấy được tình hình
tội phạm là kết quả tất yếu của một số nguyên nhân và điều kiện nhất định.
Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm được nghiên cứu ở phạm vi và mức
độ chung nhất (nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm), ở phạm vi và mức độ
loại tội phạm (nguyên nhân và điều kiện của loại tội phạm), ở phạm vi và mức độ tội phạm

cụ thể. Trong đó, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể là một nội dung chứa đựng
trong nội dung của nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm.
Thứ ba, nhân thân người phạm tội.
Một mặt, tội phạm do con người thực hiện nên muốn tìm hiểu bản chất tội phạm cần
nghiên cứu con người phạm tội, tức làm sáng tỏ các đặc điểm nhân thân. Mặt khác, các
biện pháp phòng chống tội phạm chủ yếu tác động đến con người phạm tội và các mối
quan hệ xã hội của người. Vì vậy, nhân thân người phạm tội là đối tượng nghiên cứu của
Tội phạm học.
Nhân thân người phạm tội được nghiên cứu bao gồm các đặc điểm đặc trưng, điển
hình phản ánh bản chất người phạm tội.
Nội dung nghiên cứu nhân thân người phạm tội bao gồm:


Tìm hiểu nguồn gốc hình thành các đặc điểm nhân thân, sau đó phân tích để làm
sáng tỏ đặc điểm, tính chất và mức độ tác động các đặc điểm nhân thân đó trong
cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội;



Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa các đặc điểm sinh học và các đặc điểm xã
hội của người phạm tội.

Lưu ý: Không phải tất cả các đặc điểm nhân thân của người phạm tội đều là đối tượng
nghiên cứu của Tội phạm học, mà chỉ có những đặc điểm nhân thân nào có ý nghĩa đối với
việc thực hiện tội phạm và phòng chống tội phạm mới được Tội phạm học nghiên cứu.
Thứ tư, phòng ngừa tội phạm.
Phòng ngừa tội phạm là mục tiêu và là đối tượng nghiên cứu của Tội phạm học.
Các vấn đề nghiên cứu trong phòng ngừa tội phạm bao gồm các biện pháp, các nguyên
tắc, các chủ thể phòng ngừa tội phạm, vấn đề dự báo tội phạm và kế hoạch hóa hoạt động
phịng ngừa tội phạm.

Phòng ngừa tội phạm được nghiên cứu ở các khía cạnh sau đây:
+

Phương diện xã hội và pháp lý;
2

Chương 1 – Khái niệm & vị trí của Tội phạm học trong hệ thống các khoa học


+

Phịng ngừa tồn bộ tội phạm nói chung;

+

Phịng ngừa loại tội phạm và tội phạm cụ thể;

+

Phòng ngừa theo chủ thể chịu tác động của biện pháp;

+

Phòng ngừa tội phạm ở phạm vi quốc gia, địa phương, ngành và lĩnh vực hoạt động
xã hội.

Tội phạm học còn nghiên cứu các vấn đề liên quan khác như: Lịch sử hình thành và
phát triển Tội phạm học, Nạn nhân học, Tội phạm học nước ngồi, Hợp tác quốc tế trong
phịng ngừa tội phạm…
 Câu hỏi: Có phải đối tượng nghiên cứu của tội phạm học cũng là đối tượng

nghiên cứu của các ngành khoa học khác?
Như đã biết, Tội phạm học là ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu riêng. Nếu chỉ
nhìn bề ngồi, có những đối tượng nghiên cứu của Tội phạm học cũng là đối tượng nghiên
cứu của các ngành khoa học khác.
Chẳng hạn như Tội phạm học, khoa học hình sự, khoa học tố tụng hình sự đều nghiên
cứu về “độ tuổi”. Tuy nhiên, dù cùng nghiên cứu về độ tuổi nhưng các ngành khoa học
khác nhau sẽ nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Trong khi khoa học hình sự nghiên
cứu về độ tuổi để quyết định trách nhiệm hình sự, định tội danh hay khoa học tố tụng hình
sự nghiên cứu về độ tuổi để xác định trình tự, thủ tục tố tụng phù hợp thì Tội phạm học
nghiên cứu về độ tuổi để xác định nguyên nhân và định hướng phòng ngừa tội phạm ứng
với từng độ tuổi cụ thể.
2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TỘI PHẠM HỌC*:
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu tội phạm học có mối liên hệ mật thiết
với nhau, cùng làm sáng rõ và định hướng kết quả nghiên cứu.
2.1. Phương pháp luận của Tội phạm học:
a. Khái niệm phương pháp luận của Tội phạm học:
Phương pháp luận của Tội phạm học là hệ thống các khái niệm, nguyên tắc, phạm trù
nhận thức cho phép chủ thể nghiên cứu tiếp cận, lý giải, đánh giá về những vấn đề mà Tội
phạm học nghiên cứu (định hướng quá trình nghiên cứu).
b. Phương pháp luận của Tội phạm học Việt Nam:
Tội phạm học Việt Nam sử dụng hệ thống các khái niệm, nguyên tắc, quy luật, phạm
trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận.
Lưu ý: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống lý luận
được sử dụng trong phương pháp luận của Tội phạm học Việt Nam (trường phái tội phạm
học Mác xít), chứ khơng phải là phương pháp luận của Tội phạm học Việt Nam.

3
Chương 1 – Khái niệm & vị trí của Tội phạm học trong hệ thống các khoa học



❖ Chủ nghĩa duy vật biện chứng:
Theo nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của sự vật, hiện tượng, Tội phạm học Việt Nam
khẳng định sự tồn tại khách quan của tình hình tội phạm và mối liên hệ, tác động qua lại
giữa tình hình tội phạm với các hiện tượng xã hội khác.
Với nguyên lý về sự phát triển của sự vật, hiện tượng, tình hình tội phạm khơng phải
là hiện tượng tồn tại bất biến mà nó hình thành, phát triển từ trạng thái này sang trạng
thái khác. Sự vận động, thay đổi của tình hình tội phạm ở khía cạnh lượng – chất là quy
luật khách quan của tình hình tội phạm. Quy luật mâu thuẫn và quy luật phủ định của phủ
định của phép biện chứng duy vật là cơ sở để nhận thức nguyên nhân khách quan của sự
thay đổi và cách thức thay đổi của tình hình tội phạm.
Trên cơ sở cặp phạm trù cái chung – cái riêng, cặp phạm trù nội dung – hình thức, cặp
phạm trù nhân – quả, Tội phạm học Việt Nam chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa tình
hình tội phạm – loại tội phạm – tội phạm cụ thể, mối quan hệ giữa bản chất và các hình
thức biểu hiện của tình hình tội phạm, mối quan hệ giữa tình hình tội phạm với những
hiện tượng làm phát sinh ra nó…
❖ Chủ nghĩa duy vật lịch sử:
Chủ nghĩa duy vật lịch sử định hướng tiếp cận lịch sử về tình hình tội phạm và con
người phạm tội. Tình hình tội phạm xuất hiện, thay đổi, tiêu vong gắn với hoàn cảnh, sự
kiện lịch sử cụ thể và có nguyên nhân sâu xa từ những xung đột về lợi ích trong xã hội có
mâu thuẫn giai cấp.
Tình hình tội phạm cịn phản ánh điều kiện vật chất xã hội với một hệ tư tưởng chính
trị, pháp lý tương ứng. Con người được Tội phạm học nghiên cứu là con người cụ thể, là
sản phẩm của xã hội, của lịch sử, giai cấp, văn hóa, tơn giáo, truyền thống…
→ Hệ thống các khái niệm, quy luật, phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử đóng vai trị là nền tảng tư tưởng để nghiên cứu Tội phạm học ở Việt
Nam.
2.2. Các phương pháp nghiên cứu của Tội phạm học:
Phương pháp nghiên cứu của Tội phạm học Việt Nam là hệ thống các cách thức, biện
pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để thu thập, phân tích và xử lý thông tin về những
vấn đề cần nghiên cứu.

a) Phương pháp thống kê hình sự:
Phương pháp thống kê hình sự là phương pháp thu thập thông tin tội phạm bằng kỹ
thuật và quy định về thống kê.
Ở góc độ khoa học, phương pháp thống kê hình sự giải quyết một số nhiệm vụ nghiên
cứu cơ bản như:
Thứ nhất, mơ tả tình hình tội phạm bằng con số thống kê: số liệu thống kê phản ánh
phần lớn số liệu tội phạm và người phạm tội đã bị phát hiện, xử lý (số tuyệt đối).
→ Thơng qua phương pháp thống kê hình sự, có thể tiếp cận một phần bức tranh về
tình hình tội phạm (phần tội phạm hiện).
4
Chương 1 – Khái niệm & vị trí của Tội phạm học trong hệ thống các khoa học


Bên cạnh đó, việc mơ tả tình hình tội phạm bằng số liệu thống kê còn được thể hiện
qua số tương đối trong các trường hợp:
+ Xác định hệ số (cơ số) tình hình tội phạm bằng cách lấy tổng số tội phạm được
thống kê chia cho tổng số dân rồi nhân với 10.000 hoặc 100.000^34
+ Xác định tỷ trọng tội phạm hoặc loại tội phạm – mối quan hệ tương quan giữa tội
phạm hoặc loại tội phạm trên tổng số tội phạm được thống kê.
+ Xác định chỉ số trung bình bằng cách lấy tổng số tội phạm được thống kê chia cho
số các trường hợp.
Thứ hai, giải thích về tình hình tội phạm bằng cách so sánh số liệu thống kê tình hình
tội phạm với các số liệu thống kê các hiện tượng xã hội khác (dân số, việc làm, thu nhập,
học vấn…); từ đó, cho thấy mối tương quan giữa tình hình tội phạm với các hiện tượng xã
hội, có thể là nguyên nhân và điều kiện hình thành tội phạm.
Thứ ba, dự báo tội phạm: số liệu thống kê tội phạm đầy đủ, trong một giai đoạn cần
thiết sẽ phản ánh xu hướng của tình hình tội phạm trong tương lai.
Thứ tư, đánh giá hiệu quả phòng ngừa tội phạm và tổ chức hoạt động phòng ngừa tội
phạm thơng qua các số liệu thống kê hình sự và những thay đổi tăng/giảm tội phạm để có
thể suy ra hiệu quả phòng ngừa tội phạm và đề ra các hướng phòng ngừa tội phạm.

Các bước thực hiện phương pháp thống kê:
+ Bước 1: Thu thập số liệu thống kê;
+ Bước 2: Tổng hợp và phân loại số liệu thống kê;
+ Bước 3: Phân tích, đánh giá số liệu thống kê.
b) Phương pháp nghiên cứu chọn lọc:
Phương pháp nghiên cứu chọn lọc (phương pháp điều tra điển hình) là phương pháp
nghiên cứu tồn bộ hiện tượng thơng qua một bộ phận điển hình của nó.
Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian, cơng sức nghiên cứu và có thể phản ánh đúng sự thật.
Nhược điểm: Có khả năng sai số do chỉ nghiên cứu một bộ phận của toàn thể đối
tượng cần nghiên cứu.
c) Phương pháp nghiên cứu xã hội:
Bao gồm các phương pháp được áp dụng trong các ngành khoa học xã hội như là:
⮚ Phương pháp phiếu điều tra:
Phương pháp phiếu điều tra là phương pháp thu thập thơng tin bằng phiếu điều tra, có
ghi sẵn nội dung các câu hỏi. Phiếu điều tra là một dạng phương pháp nghiên cứu có chọn
lọc, do đó số lượng mẫu điều tra càng lớn thì xác suất đúng càng cao.
Ưu điểm: Nghiên cứu được những thông tin mà phương pháp thống kê không thu
thập được như ý thức pháp luật, lý do phạm tội, tình trạng và lý do ẩn của tội phạm, dư
luận xã hội về tình hình tội phạm và hiệu quả phòng ngừa tội phạm…
Nhược điểm: Người hỏi khơng kiểm sốt được thái độ của người trả lời phiếu điều
tra.
5
Chương 1 – Khái niệm & vị trí của Tội phạm học trong hệ thống các khoa học


⮚ Phương pháp phỏng vấn (đối thoại):
Phương pháp phỏng vấn (đối thoại) là phương pháp thu thập thông tin bằng cách hỏi
– đáp trực tiếp.
Ưu điểm: Người nghiên cứu kiểm sốt được thái độ của người trả lời.
Nhược điểm: Khơng có hình thức phỏng vấn nhất định cho tồn bộ đối tượng phỏng

vấn mà cần dựa vào mục đích, nội dung và diễn biến tâm lý của người được hỏi để lựa
chọn hình thức phù hợp.
Lưu ý: Để có kết quả phỏng vấn tốt, phù hợp với yêu cầu nghiên cứu cần chuẩn bị trước
nội dung các câu hỏi.
⮚ Phương pháp quan sát:
Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập thông tin qua quan sát bằng mắt. Quan
sát cũng có thể thu thập thơng tin bề ngồi của đối tượng cần quan sát, từ đó đốn được
diễn biến tâm lý bên trong.
Nhiệm vụ của phương pháp quan sát là nghiên cứu tình trạng sức khỏe, hình thái, tâm
lý, thái độ của người phạm tội.
Các loại quan sát: quan sát tự nhiên, quan sát trong môi trường nhân tạo, tham gia vào
hoạt động quan sát.
Yêu cầu của phương pháp: Quan sát phải có chủ đích – có ghi chép các kết quả quan
sát và không xâm phạm vào quyền tự do riêng tư của người bị quan sát.
⮚ Phương pháp thực nghiệm:
Phương pháp thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu bằng cách tạo ra hoặc thay đổi
các điều kiện để kiểm tra kết quả nghiên cứu.
Phương pháp thực nghiệm xã hội được sử dụng chủ yếu trong Tội phạm học để khẳng
định có hay khơng sự phụ thuộc của đối tượng nghiên cứu vào điều kiện hoàn cảnh đưa
ra thực nghiệm.
Nhiệm vụ chủ yếu là để kiểm tra các nguyên nhân và điều kiện phạm tội liên quan đến
hoàn cảnh giáo dục, khả năng phát hiện tội phạm, hiệu quả áp dụng các biện pháp cải tạo
để phòng ngừa tội phạm.
Lưu ý: Khơng được làm xấu hơn tình trạng của đối tượng thực nghiệm.
⮚ Phương pháp chuyên gia:
Phương pháp chuyên gia là phương pháp tham khảo ý kiến các chuyên gia có kinh
nghiệm trong nghiên cứu và hoạt động về lĩnh vực cần nghiên cứu.
Hình thức thực hiện: có thể tổ chức cho các chuyên gia làm việc cá nhân hoặc làm việc
tập thể (hội thảo, tọa đàm).
Các bước thực hiện:

+ Bước 1: Nhóm nghiên cứu thu thập, cung cấp thông tin, đề nghị yêu cầu đánh giá;
+ Bước 2: Thành lập nhóm chuyên gia và tổ chức cho chuyên gia làm việc, đưa ra ý
kiến;
6
Chương 1 – Khái niệm & vị trí của Tội phạm học trong hệ thống các khoa học


+ Bước 3: Nhóm nghiên cứu tổng hợp, xử lý ý kiến các chuyên gia để đưa ra kết quả
nghiên cứu.
Ưu điểm: Có khả năng làm sáng tỏ một cách sâu sắc mặt định tính của tình hình tội
phạm và sử dụng hiệu quả trong điều kiện thiếu thông tin tội phạm, kinh tế xã hội thay
đổi nhanh chóng.
⮚ Phương pháp so sánh các nguồn tài liệu:
Phương pháp so sánh các nguồn tài liệu là phương pháp so sánh các nguồn tài liệu ở
các lĩnh vực có liên quan đến tình hình tội phạm để tìm mối quan hệ và sự phụ thuộc giữa
tình hình tội phạm với các hiện tượng xã hội khác.
 Câu hỏi: Tại sao Tội phạm học lại có những phương pháp nghiên cứu trên?
Tội phạm học là ngành khoa học xã hội - pháp lý có đối tượng nghiên cứu là những
hiện tượng xã hội có tính pháp lý nên mọi vấn đề nghiên cứu phải làm sáng rõ bản chất
pháp lý và xã hội của Tội phạm học.
Mặt khác, xét về mặt bản chất, các phương pháp nghiên cứu Tội phạm học được chia
làm 02 nhóm chính: nhóm phương pháp phục vụ dưới mặt pháp lý (phương pháp thống
kê hình sự) và nhóm phương pháp phục vụ dưới mặt xã hội (phương pháp xã hội học...).
Do đó, tồn tại những phương pháp nghiên cứu trên trong Tội phạm học.
 Câu hỏi: Sự khác nhau cơ bản giữa phương pháp luận và phương pháp nghiên
cứu của Tội phạm học.
Phương pháp luận của Tội phạm học được xem như “mũi tên” – hệ thống các khái
niệm, nguyên tắc, phạm trù nhận thức nhằm định hướng chủ thể nghiên cứu làm sáng rõ
vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu của Tội phạm học được xem như “cái rìu” – phương pháp,

cách thức được sử dụng nhằm thu thập, xử lý, phân tích để làm sáng rõ vấn đề nghiên cứu.
3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ HỆ THỐNG TỘI PHẠM HỌC:
3.1. Chức năng của Tội phạm học:
Chức năng của Tội phạm học là những phương diện nghiên cứu cơ bản, thường xuyên
của Tội phạm học, phản ánh trình độ, xu hướng của Tội phạm học ở các cấp độ; mơ tả, giải
thích quy luật, dự báo và can thiệp vào quy luật đó.
Thứ nhất, chức năng mơ tả.
Tội phạm học làm sáng tỏ các đặc điểm về lượng – chất của tình hình tội phạm, từ đó
thấy được bức tranh tình hình tội phạm đã và đang xảy ra trên thực tế.
Thứ hai, chức năng giải thích.
Tội phạm học làm sáng tỏ quy luật hình thành, thay đổi, phát triển của tình hình tội
phạm nói chung; quy luật về sự hình thành các đặc điểm nhân thân người phạm tội cũng
như vai trò của chúng trong cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội.

7
Chương 1 – Khái niệm & vị trí của Tội phạm học trong hệ thống các khoa học


Thứ ba, chức năng dự báo và phòng ngừa tội phạm.
Trên cơ sở kết quả mơ tả về tình hình tội phạm, Tội phạm học có khả năng dự báo xu
hướng phát triển của tình hình tội phạm trong tương lai.
 Câu hỏi: Chức năng nào là chức năng quan trọng nhất của Tội phạm học?
Mặc dù chức năng dự báo và phòng ngừa tội phạm là chức năng phù hợp với mục tiêu
của Tội phạm học (vì dự báo và phòng ngừa tội phạm là điều tiên quyết, quan trọng nhất
của Tội phạm học), nhưng khơng có chức năng nào là quan trọng nhất, mà mỗi chức năng
đều có giá trị nhất định, có vai trị riêng, bổ trợ làm sáng rõ đối tượng nghiên cứu (các vấn
đề nghiên cứu) trong Tội phạm học.
 Câu hỏi: Có nên tách chức năng dự báo và phịng ngừa tội phạm khơng?
Khơng nên tách riêng thành hai chức năng dự báo và chức năng phòng ngừa tội phạm,
mà nên gộp lại thành một chức năng thống nhất vì dự báo và phịng ngừa tội phạm có sự

hỗ trợ cho nhau, khơng thể tách rời nhau.
3.2. Nhiệm vụ của Tội phạm học Việt Nam:
Nhiệm vụ của Tội phạm học là những nghiên cứu cụ thể mà Tội phạm học cần thực
hiện nhằm đáp ứng yêu cầu phòng chống tội phạm.
Tội phạm học Việt Nam có một số nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Thứ nhất, thu thập đầy đủ thơng tin về tình hình tội phạm đã xảy ra.
Thứ hai, nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm trong bối cảnh phát
triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Thứ ba, tiến hành dự báo tội phạm và lập kế hoạch phòng chống tội phạm nhằm đáp
ứng yêu cầu phòng chống tội phạm phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
Thứ tư, nghiên cứu những loại tội phạm đang xảy ra phổ biến và nguy hiểm cao cho xã
hội, đồng thời đề xuất những biện pháp làm tỷ trọng các loại tội phạm này.
Thứ năm, đưa ra các kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật nói chung và pháp luật
hình sự nói riêng từ việc nghiên cứu tội phạm học.
3.3. Hệ thống Tội phạm học:
Căn cứ vào nội dung nghiên cứu:
Tội phạm học được cấu tạo bởi các nội dung sau:
-

Khái niệm tội phạm học và phương pháp nghiên cứu;

-

Tình hình tội phạm;

-

Nguyên nhân và điều kiện tình tình tội phạm và tội phạm cụ thể;

-


Nhân thân người phạm tội;

-

Phịng ngừa tội phạm;

-

Các vấn đề khác có liên quan đến khía cạnh nhận thức và thực tiễn phịng ngừa tội
phạm: lịch sử tội phạm học, tội phạm học nước ngồi, hợp tác quốc tế về phịng chống
tội phạm, nạn nhân học…
8

Chương 1 – Khái niệm & vị trí của Tội phạm học trong hệ thống các khoa học


Căn cứ vào mức độ nghiên cứu:
Tội phạm học được cấu tạo bởi các phần:
-

Phần lý luận chung: khối tri thức chung về tội phạm học.

-

Phần các loại tội phạm – phần riêng: khối tri thức về đặc điểm các loại tội phạm và các
biện pháp phòng chống riêng cho loại tội phạm đó.

4. VỊ TRÍ CỦA TỘI PHẠM HỌC TRONG HỆ THỐNG CÁC TỘI PHẠM HỌC:
Tội phạm học là một ngành khoa học pháp lý có vị trí độc lập trong hệ thống khoa học,

nằm ở vị trí tiếp giáp với nhóm ngành khoa học xã hội và khoa học pháp lý và có mối quan
hệ mật thiết với 02 nhóm ngành này.
4.1. Mối quan hệ giữa Tội phạm học với các khoa học xã hội:
Thứ nhất, Tội phạm học và xã hội học.
Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội đặc thù nên cũng được xem là một bộ phận
của đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Mặt khác, Tội phạm học sử dụng hầu hết các
phương pháp nghiên cứu xã hội học.
Các kết quả nghiên cứu xã hội học được Tội phạm học tham khảo để lý giải các nguyên
nhân và điều kiện phạm tội, dự báo và phòng ngừa tội phạm. Ngược lại, xã hội học cũng
kế thừa các kết quả nghiên cứu của Tội phạm học để đánh giá tình trạng các mối quan hệ
xã hội, đặc biệt là các tệ nạn xã hội thơng thường có liên quan đến tình hình tội phạm.
Thứ hai, Tội phạm học và tâm lý học.
Tâm lý học nghiên cứu các hiện tượng, đặc điểm, quy luật tâm lý của con người nên
người phạm tội và hành vi phạm tội cũng là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học nói chung
và tâm lý học tội phạm nói riêng.
Tội phạm học học kế thừa các thành tựu của tâm lý học để làm sáng tỏ nhân thân người
phạm tội, cơ chế hành vi phạm tội và biện pháp phịng ngừa các nhóm người phạm tội.
Ngược lại, tâm lý học sử dụng các kết quả nghiên cứu của Tội phạm học để giải thích một
cách đầy đủ, sâu sắc hơn về hành vi và con người trong trong xã hội.
Thứ ba, Tội phạm học và kinh tế học.
Kinh tế học nghiên cứu các chính sách kinh tế, quy luật kinh tế, cơ chế kinh tế và các
hiện tượng kinh tế khác.
Tội phạm học sử dụng các thành tựu của kinh tế học để lý giải mối quan hệ và sự phụ
thuộc giữa tình hình tội phạm với các hiện tượng kinh tế, qua đó làm rõ các nguyên nhân
và điều kiện phạm tội, đặc biệt là các tội phạm kinh tế, tham nhũng, các tội xâm phạm sở
hữu… Ngược lại, kết quả nghiên cứu của Tội phạm học cũng được kinh tế học tham khảo
để hồn thiện chính sách kinh tế, điều chỉnh kịp thời các quan hệ kinh tế mới hình thành
hoặc có tác động tiêu cực.

9

Chương 1 – Khái niệm & vị trí của Tội phạm học trong hệ thống các khoa học


4.2. Mối quan hệ giữa Tội phạm học với các khoa học pháp lý:
Thứ nhất, Tội phạm học với khoa học luật hình sự.
Khoa học luật hình sự chủ yếu nghiên cứu về tội phạm và các biện pháp trách nhiệm
hình sự. Nghiên cứu tội phạm học sẽ giúp làm rõ các khái niệm, phạm trù của luật hình sự
một cách chính xác và thống nhất.
Sự thay đổi của pháp luật hình sự sẽ ít nhiều làm thay đổi phạm vi và quan điểm nghiên
cứu của tội phạm học. Mặt khác, các biện pháp trách nhiệm hình sự cũng thuộc hệ thống
các biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Khoa học luật hình sự tiếp thu các thành tựu của tội phạm học để kiến nghị hồn thiện
luật hình sự và nhằm nâng cao hiệu quả răn đe của các biện pháp trách nhiệm hình sự
trong phịng chống tội phạm.
Thứ hai, Tội phạm học với khoa học luật tố tụng hình sự.
Khoa học luật tố tụng hình sự chủ yếu nghiên cứu các hoạt động tố tụng như điều tra,
truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng,
giữa cơ quan tiến hành tố tụng với những người tham gia tố tụng khi giải quyết vụ án hình
sự.
Vấn đề giải quyết đúng đắn vụ án hình sự cũng như áp dụng kịp thời các biện pháp
cưỡng chế trong tố tụng hình sự cũng có tác dụng phịng ngừa tội phạm. Mặt khác, các cơ
quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng là những chủ thể chính trong
hoạt động phòng ngừa tội phạm.
Tội phạm học sử dụng các kết quả nghiên cứu của khoa học luật tố tụng hình sự để tìm
hiểu nguyên nhân, điều kiện phạm tội trong lĩnh vực tố tụng hình sự và vai trị của luật tố
tụng hình sự trong phịng chống tội phạm và hiệu quả phòng ngừa tội phạm. Ngược lại,
khoa học luật tố tụng hình sự cũng tham khảo các thành tựu của Tội phạm học để kiến
nghị hoàn thiện luật tố tụng hình sự và nhằm tăng cường khả năng phát hiện, xử lý tội
phạm.
Thứ ba, Tội phạm học với khoa học cải tạo phạm nhân.

Hoạt động cải tạo phạm nhân ở Việt Nam hiện nay được điều chỉnh bởi Luật Thi hành
án hình sự 2019 và những quy định pháp luật khác có liên quan.
Người phạm tội (phạm nhân) và biện pháp cải tạo người phạm tội đều là đối tượng
nghiên cứu của Tội phạm học và khoa học cải tạo phạm nhân, nhưng tùy vào phạm vi, mức
độ nghiên cứu và mục đích nghiên cứu sẽ có sự khác nhau.
Tội phạm học cung cấp cho khoa học cải tạo phạm nhân những hiểu biết về nhân thân
người phạm tội, trong đó có những đặc điểm nhân thân là nguyên nhân và điều kiện phạm
tội (độ tuổi, giới tính, ý thức pháp luật, học vấn thấp, thất nghiệp, tái phạm…), giúp khoa
học cải tạo phạm nhân tìm kiếm biện pháp giáo dụng cải tạo và giúp phạm nhân tái hòa
nhập cộng đồng tốt hơn. Ngược lại, khoa học cải tạo phạm nhân cung cấp cho Tội phạm
học những hiểu biết về phạm nhân và quá trình giáo dụng cải tạo phạm nhân, từ đó giúp
Tội phạm học nghiên cứu về tình hình tội phạm, giải thích ngun nhân phạm tội và xây
dựng biện pháp phòng ngừa tội phạm đối với những người từng chấp hành hình phạt tù
được đầy đủ, sâu sắc hơn.
10
Chương 1 – Khái niệm & vị trí của Tội phạm học trong hệ thống các khoa học


CHƯƠNG 2:
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
1. KHÁI NIỆM TÌNH HÌNH TỘI PHẠM*:
“Tình hình tội phạm” được hiểu chung nhất là tồn bộ, tổng thể các tội phạm đã và sẽ
xảy ra trên thực tế. Trong đó, “tình hình” được hiểu là “toàn bộ những cái đã và sẽ xảy ra
trong thực tế” và “tội phạm” được hiểu trên tinh thần của Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015,
sửa đổi, bổ sung 2017 là “những hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có đầy đủ năng
lực hình sự thực hiện xâm phạm vào các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ”.
Hiện nay, có nhiều quan điểm về khái niệm tình tình tội phạm được nhìn nhận dưới
góc độ khác nhau:
Dưới góc độ bản chất, “Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội pháp lý tiêu cực,
được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính giai cấp bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống)

các tội phạm được thực hiện trong một xã hội (quốc gia) nhất định và trong khoảng thời
gian nhất định”.
Tội phạm học, Luật Hình sự và Luật Tố tụng hình sự,
NXB Chính trị quốc gia, 1994, trang 14
Dưới góc độ thơng số, thuộc tính cơ bản, “Tình hình tội phạm là tồn bộ tình hình, cơ
cấu, động thái, diễn biến của các loại tội phạm hay từng loại tội phạm trong một giai đoạn
nhất định xảy ra trong một lĩnh vực, một địa phương, trong phạm vi quốc gia, khu vực hoặc
toàn thế giới trong một khoảng thời gian nhất định”.
GS TS Nguyễn Xuân Yêm, Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm,
NXB Cơng an nhân dân, 2001, trang 24
Dưới góc độ xu hướng vận động, “Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động
của (các) tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong một đơn
vị không gian và đơn vị thời gian nhất định”.
GS. TS Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cấu thành tội phạm,
NXB Công an nhân dân, 2006, trang 203
Quan điểm của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: “Tình hình tội phạm là hiện
tượng xã hội trái pháp luật hình sự, mang tính giai cấp, ln thay đổi theo quá trình lịch sử,
được thể hiện bằng tổng thể thống nhất các tội phạm xảy ra trong một khơng gian, thời
gian xác định”.
Khoa học pháp lý hình sự nhận thức khái niệm “tình hình tội phạm” ở mức độ sự kiện,
hành vi, còn Tội phạm học nhận thức khái niệm “tình hình tội phạm” ở mức độ khái quát,
trừu tượng: hiện tượng xã hội được tạo thành từ những tội phạm cụ thể.
Dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng đều nhằm hướng tới mục đích chung là dự
báo phịng ngừa tội phạm.
1
Chương 2 – Tình hình tội phạm


1.1. Các thuộc tính, đặc điểm của tình hình tội phạm:
Thứ nhất, tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội.

Về mặt nội dung, tình hình tội phạm mang tính xã hội nghĩa là tình hình tội phạm là
một hiện tượng tồn tại trong xã hội, do con người trong xã hội thực hiện dưới sự tác động
của những điều kiện xã hội nhất định. Trong đó, các yếu tố xã hội bao gồm những quan hệ
xã hội về kinh tế, chính trị, văn hóa, tâm lý xã hội nói chung hay những hiện tượng xã hội
khác đang tồn tại.
Về mặt lý luận, với tính xã hội, tình hình tội phạm được phân biệt với những hiện
tượng tự nhiên khác, tức nguyên nhân phát sinh, sự thay đổi của tình hình tội phạm khơng
phụ thuộc vào những yếu tố tự nhiên mà chính do các yếu tố xã hội.
Tính xã hội xuất phát từ lý do: Tình hình tội phạm được nhận thức từ các tội phạm cụ
thể, mà một tội phạm cụ thể bao giờ cũng do một con người cụ thể đang tồn tại trong xã
hội thực hiện và con người này thực hiện hành vi cụ thể bị coi là tội phạm không phải do
một thế lực thần bí nào chi phối hay do những đặc điểm sinh học bẩm sinh mà hành vi
phạm tội xuất phát từ nhận thức xã hội dưới sự tác động của các điều kiện xã hội nhất
định hay thông qua quá trình hình thành nhân cách ở mỗi cá nhân. Chính vì xuất hiện
trong lịng xã hội và chịu sự tác động mạnh mẽ từ các yếu tố xã hội nên tình hình tội phạm
khơng phải là một hiện tượng bất biến ổn định mà thay đổi liên tục cùng với sự thay đổi
của xã hội.
Về mặt thực tiễn, với sự thừa nhận tính xã hội, khi nghiên cứu tình hình tội phạm,
khơng nghiên cứu một cách riêng rẽ mà cần đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các hiện
tượng xã hội có liên quan như tệ nạn xã hội, tình trạng di dân, hiện tượng thần tượng hóa
trong giới trẻ…
Về mặt ý nghĩa, tính xã hội khơng chỉ giúp xác định được sự tác động của các yếu tố xã
hội trong nền kinh tế đến tính nguy hiểm của các tội phạm đặc trưng để định hướng cho
các cơng tác nghiên cứu tình hình tội phạm, tập trung vào các vấn đề then chốt (ý nghĩa
thực tiễn), mà còn lý giải nguyên nhân tại sao các loại tội phạm đó lại phổ biến, nguy hiểm.
Vì vậy, các biện pháp phịng ngừa tội phạm khơng nên tập trung cho việc thay đổi các điều
kiện tự nhiên, các yếu tố về mặt sinh học của con người mà cần ưu tiên tác động vào các
hiện tượng xã hội, có khả năng làm phát sinh tội phạm như tình trạng thất nghiệp, sự gia
tăng dân số khơng kiểm sốt… song song với việc tác động vào nguyên nhân, điều kiện
của tình hình tội phạm thơng q các chính sách cải thiện đời sống của con người.

→ Tính xã hội là thuộc tính “cơ bản nhất” của tình hình tội phạm vì tính xã hội
giúp phân biệt tình hình tội phạm với các hiện tượng tự nhiên khác, bác bỏ quan điểm
nguồn gốc tự nhiên của tình hình tội phạm từ các học thuyết phi xã hội (ý nghĩa lý luận
của tình hình tội phạm), hay để khẳng định tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội,
chứ không phải là hiện tượng tự nhiên, siêu nhiên.

2
Chương 2 – Tình hình tội phạm


 Câu hỏi: Tại sao tình hình tội phạm có tính xã hội?
Thứ nhất, Tội phạm cụ thể do con người cụ thể.
Thứ hai, Tội phạm có nguồn gốc xã hội, hình thành và phát triển trong xã hội nên tình
hình tội phạm thay đổi dựa trên sự thay đổi của xã hội.
Thứ ba, Tội phạm học có bản chất là ngành khoa học xã hội.
Thứ hai, tình hình tội phạm là hiện tượng trái pháp luật hình sự.
Do tình hình tội phạm được nhận thức từ tổng thể các tội phạm đã xảy ra trong xã hội,
mà các tội phạm này là những hành vi bị quy định bởi pháp luật hình sự và đe dọa bị áp
dụng hình phạt nên tình hình tội phạm cũng có tính trái pháp luật hình sự. Vì vậy, những
hành vi tiêu cực cho xã hội nhưng luật hình sự khơng quy định thì khơng bị coi là
tội phạm, tức trong tình hình tội phạm khơng có sự tồn tại của các hành vi đó.
Vì chịu sự chi phối của các quy định pháp luật hình sự nên khi đánh giá tình hình tội
phạm, cần đặt tình hình tội phạm trong mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật hình sự. Mọi
sự thay đổi của pháp luật hình sự như việc quy định tội phạm mới, xóa bỏ tội phạm, thay
đổi các quy định về đường lối xử lý, hình phạt, tuổi chịu TNHS… đều dẫn đến sự thay đổi
của tình hình tội phạm trên thực tế.
→ Tính trái pháp luật hình sự là thuộc tính “đặc trưng nhất” của tình hình tội
phạm vì tính trái pháp luật hình sự của tình hình tội phạm là thuộc tính quan trọng nhằm
phân biệt tình hình tội phạm với những hiện tượng xã hội tiêu cực, những vi phạm pháp
luật khác.

 Câu hỏi: Tại sao tình hình tội phạm có tính trái pháp luật hình sự?
Xuất phát từ bản chất Tội phạm học là ngành khoa học pháp lý có đối tượng nghiên
cứu khơng chỉ là người phạm tội, mà còn là những hành vi nguy hiểm cho xã hội và trái
pháp luật hình sự, được quy định trong Bộ luật hình sự nên tình hình tội phạm có tính trái
pháp luật hình sự.
Thứ ba, tình hình tội phạm là hiện tượng mang tính giai cấp.
Tính giai cấp của tội phạm được nhận thức trên cơ sở chủ nghĩa Mác. Theo đó, chỉ khi
nào nhà nước xuất hiện, giai cấp thống trị quy định những hành vi bị cấm thông qua việc
đe dọa áp dụng hình phạt thì thực tế mới xuất hiện tội phạm, tình hình tội phạm.
Về mặt nguyên tắc, tình hình tội phạm không phải xuất hiện cùng lúc với sự xuất hiện
của xã hội loài người, mà chỉ xuất hiện khi xã hội có sự phân chia giai cấp, khi có sự hình
thành nhà nước và pháp luật – nguồn gốc giai cấp của tội phạm; do đó, khi khơng cịn giai
cấp trong xã hội thì sẽ khơng cịn tình hình tội phạm.
Về mặt ý nghĩa, khi xem xét tình hình tội phạm trong một quốc gia, phải xác định giai
cấp nào là giai cấp thống trị và mức độ mâu thuẫn giữa các giai cấp. Từ đó, đấu tranh với
tình hình tội phạm cần kết hợp với đấu tranh giai cấp nhằm xóa bỏ mâu thuẫn giai cấp
trong xã hội, loại trừ nguyên nhân sâu xa của tình hình tội phạm.

3
Chương 2 – Tình hình tội phạm


Về mặt nội dung:
-

Mâu thuẫn, xung đột giai cấp là nguồn gốc sâu xa của tình hình tội phạm;

-

Giai cấp thống trị quyết định tội phạm, hình phạt để bảo vệ lợi ích giai cấp mình và lợi

ích chung;

-

Tình hình tội phạm thay đổi, tiêu vong nếu tương quan giai cấp thay đổi, xã hội khơng
cịn xung đột pháp luật.

→ Tính giai cấp là một trong những đặc tính cố hữu chứa trong tình hình tội
phạm.
Thứ tư, tình hình tội phạm là hiện tượng thay đổi theo quá trình lịch sử.
Vì tình hình tội phạm là sản phẩm của xã hội trong từng giai đoạn, trong từng thời kỳ
lịch sử mà các yếu tố thuộc về xã hội lại luôn vận động, biến đổi khơng ngừng nên tình
hình tội phạm là hiện tượng luôn thay đổi về mặt lịch sử.
Sự thay đổi theo quá trình lịch sử thể hiện ở sự thay đổi của các hành vi bị coi là tội
phạm dẫn đến sự thay đổi số lượng, tính chất, khuynh hướng chống đối xã hội (sự thay
đổi về các thơng số của tình hình tội phạm). Sự thay đổi này xuất phát từ 02 nguyên nhân
chính:
Nguyên nhân thứ nhất: Sự thay thế giữa các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử. Ở
mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, pháp luật – một bộ phận thuộc ý thức xã hội phải
phù hợp với điều kiện vật chất xã hội để đảm bảo được chức năng bảo vệ quyền lợi của
giai cấp thống trị và bảo đảm được các giá trị xã hội khác. Đồng thời, ở mỗi hình thái kinh
tế - xã hội khác nhau, các quan hệ xã hội làm phát sinh tình hình tội phạm cũng ln thay
đổi dẫn đến sự thay đổi của tình hình tội phạm.
Nguyên nhân thứ hai: Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, cơ cấu giai cấp, cơ cấu xã hội…
trong cùng một hình thái kinh tế - xã hội. Sự thay đổi này xuất phát từ ý chí của giai cấp
thống trị trên cơ sở sự thay đổi của các yếu tố xã hội. Tùy thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế, văn hóa – xã hội của từng quốc gia mà tình hình tội phạm thay đổi.
Xét về bản chất, sự thay đổi theo lịch sử của tình hình tội phạm xuất phát từ tính xã
hội, tính giai cấp của tình hình tội phạm bởi lẽ trình độ tội phạm ln bị chi phối, thay đổi
bởi các điều kiện xã hội, bởi ý chí của giai cấp thống trị mà các điều kiện xã hội, ý chí của

giai cấp thống trị thì ln thay đổi.
Về mặt ý nghĩa, nhận thức thuộc tính tình hình tội phạm là hiện tượng thay đổi theo
quá trình lịch sử giúp chúng ta khi nghiên cứu phải đặt tình tình tội phạm trong những
điều kiện lịch sử nhất định; đồng thời, về mặt thực tiễn, các kế hoạch phòng ngừa tội phạm
trong tương lai phải được xây dựng phù hợp với sự thay đổi của hoàn cảnh lịch sử.
Thứ năm, tình hình tội phạm là hiện tượng tiêu cực và nguy hiểm cao trong xã
hội.
Tính tiêu cực, nguy hiểm của tình hình tội phạm xuất phát từ tính nguy hiểm, tiêu cực
của tội phạm. Nó khơng chỉ thể hiện ở việc xâm phạm vào các lợi ích của giai cấp thống trị

4
Chương 2 – Tình hình tội phạm


mà còn xâm phạm vào các giá trị xã hội khác, các lợi ích của các giai cấp khác được giai
cấp thống trị thừa nhận và bảo vệ.
Tính tiêu cực, nguy hiểm của tình tình tội phạm thể hiện tình hình tội phạm là hiện
tượng chống đối xã hội, cản trở sự phát triển của xã hội nhiều nhất và gây ra những thiệt
hại to lớn nhất về vật chất, tinh thần, thể chất của con người. Ngồi ra, tính tiêu cực,
nguy hiểm cịn thể hiện ở ý chí chống đối của con người đối với các quy định của pháp
luật, cản trở sự phát triển của xã hội, xâm phạm lợi ích chung của xã hội.
Tính tiêu cực, nguy hiểm cao của tình hình tội phạm so với những vi phạm pháp luật
khác là tính nguy hiểm trong nhận thức của người phạm tội. Từ đó, tình hình tội phạm tạo
điều kiện cho những hiện tượng xã hội tiêu cực khác nảy sinh, phá hoại hoạt động
bình thường của các cơ quan tổ chức, hoạt động bình thường của xã hội và ảnh hưởng
nghiêm trọng đến uy tín của nhà nước trong quan hệ quốc tế.
Về mặt ý nghĩa:
+ Phân biệt tình hình tội phạm với những hiện tượng xã hội tiêu cực, hành vi vi phạm
pháp luật khác;
+ Cần xác định phòng ngừa tội phạm là hoạt động trọng tâm và đầu tư xứng đáng.

+ Đánh giá hiệu quả hoạt động phịng ngừa tội phạm thơng qua sự tăng, giảm thiệt
hại do tội phạm gây ra.
Thứ sáu, tình hình tội phạm là hiện tượng được hình thành từ một thể thống nhất
các tội phạm cụ thể.
Về mặt nội dung, sự thống nhất các tội phạm cụ thể là sự thống nhất về mặt lượng và
sự thống nhất về mặt chất, tức tình hình tội phạm được hình thành từ tổng số tội phạm cụ
thể (sự thống nhất về số lượng) và từ sự thống nhất về tính chống đối xã hội, tính chống
đối lợi ích của một giai cấp, nhà nước (sự thống nhất về tính chất nguy hiểm). Chính sự
thống nhất về mặt lượng và mặt chất này mà mọi sự thay đổi của tội phạm sẽ dẫn đến sự
thay đổi của tình hình tội phạm và ngược lại.
Về mặt ý nghĩa, muốn tác động đến tình hình tội phạm phải khắc phục dần tình hình
tội phạm, tức một mặt phải tác động đến từng mặt, từng bộ phận, từng đặc điểm của nó,
nhưng mặt khác cũng phải có những biện pháp tác động tổng thể đến tình hình tội phạm
nói chung. Nói cách khác, hoạt động đấu tranh phịng chống tội phạm khơng được tiến
hành riêng rẽ mà phải đặt tội phạm cụ thể trong mối quan hệ với các tội phạm cụ thể khác
và trong tổng thể tình hình tội phạm nói chung.
Hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm phải được thực hiện ở 03 cấp độ:
+ Phịng chống tội phạm nói chung;
+ Phịng chống nhóm tội phạm; và
+ Phịng chống tội phạm cụ thể.
Thứ bảy, tình hình tội phạm là hiện tượng tồn tại trong một không gian, thời gian
nhất định.
Khi nghiên cứu, xem xét tình hình tội phạm, phải đặt nó trong một khoảng khơng gian
thời gian xác định vì trong những khoảng khơng gian, thời gian khác nhau thì tình hình
5
Chương 2 – Tình hình tội phạm


tội phạm khác nhau. Từ đó, kế hoạch đấu tranh phòng chống tội phạm phải phù hợp với
đặc điểm địa bàn mà tình hình tội phạm tồn tại.

Về mặt khơng gian, tình hình tội phạm được xác định trong phạm vi địa bàn, lĩnh vực
mà tình hình tội phạm tồn tại và mang các đặc điểm gắn với địa bàn, lĩnh vực đó.
Về mặt thời gian, tình hình tội phạm được xác định trong một khoảng thời gian, một
giai đoạn cụ thể và mang các đặc điểm thuộc tính riêng của thời gian làm phát sinh tội
phạm.
1.2. Các thông số của tình hình tội phạm:
“Các thơng số của tình hình tội phạm” là các thông tin, số liệu phản ánh mức độ tồn
tại, tính phổ biến của tình hình tội phạm trên thực tế.
Mỗi thơng số của tình hình tội phạm sẽ có một vai trị, chức năng riêng biệt để phản
ánh mức độ tồn tại, tính phổ biến của tình hình tội phạm trên thực tế.
a) Thực trạng tình hình tội phạm:
“Thực trạng tình hình tội phạm” là thơng số phản ánh tổng số tội phạm hay vụ phạm
tội và tổng số người phạm tội trên thực tế trong một không gian, thời gian xác định.
Tổng số vụ phạm tội + Tổng số người phạm tội thực tế = Thực trạng tình hình tội phạm
Để nghiên cứu thơng số thực trạng tình hình tội phạm, người ta thường dùng biểu đồ
cột hoặc biểu đồ trụ và có 02 phương pháp nghiên cứu chính là dùng con số tuyệt đối và
dùng con số tương đối (phương pháp hệ số).
⮚ Phương pháp dùng con số tuyệt đối:
Tội phạm rõ + Tội phạm ẩn = Thực trạng tình hình tội phạm
Tội phạm rõ (tội phạm hiện) là:
+ Tội phạm đã xảy ra trên thực tế;
+ Đã được cơ quan chức năng phát hiện;
+ Được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự;
+ Được thống kê hình sự (Cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc thống kê tội
phạm là Viện kiểm sát nhân dân theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Luật
Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014; bên cạnh đó, cũng có sự phối hợp với các
cơ quan tố tụng khác, cơ quan hữu quan và các cơ quan có liên quan theo quy định
tại Điều 34 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014).
Mục đích & ý nghĩa:
+ Giảm sự chênh lệch giữa tội phạm rõ và tội phạm ẩn;

+ Giúp cho q trình phịng ngừa tội phạm được diễn ra một cách tốt nhất và có hiệu
quả nhất.
Tội phạm ẩn là những tội phạm đã xảy ra, chưa bị phát hiện, xử lý và khơng có trong
thống kê tội phạm, được chia làm 03 loại chính:
6
Chương 2 – Tình hình tội phạm


Tội phạm ẩn khách quan (ẩn tự nhiên) là tội phạm đã xảy ra nhưng cơ quan chức
năng hoàn toàn khơng có thơng tin về tội phạm cho nên tội phạm không bị xử lý và không
đưa vào thống kê hình sự.
Nguyên nhân tồn tại: Do các cơ quan chức năng khơng có thơng tin về tội phạm.
Tội phạm ẩn chủ quan (ẩn nhân tạo) là tội phạm đã xảy ra, đã bị phát hiện nhưng
không được xử lý do có sự che đậy từ tội phạm ẩn khách quan khác.
Ngun nhân tồn tại: Sự cố tình che giấu, khơng xử lý tội phạm khi tội phạm đã bị
phát hiện của cơ quan chức năng.
⮚ Lưu ý: Tính chủ quan hay khách quan xuất phát từ phía cơ quan chức năng nhà nước.
Tội phạm ẩn thống kê là tội phạm đã xảy ra, đã bị phát hiện và xử lý nhưng không
được thống kê.
Nguyên nhân tồn tại: Xuất phát từ sai sót trong q trình thống kê, khơng hồn chỉnh
trong các quy định pháp luật về hoạt động thống kê.
Mục đích & Ý nghĩa: Nhận diện được tội phạm, tính chất, mức độ nguy hiểm của tội
phạm đối với xã hội. Từ đó, xây dựng những biện pháp đấu tranh, phịng chống tội phạm
nhanh chóng, dễ dàng hơn.


Một số kiến nghị nhằm làm rõ tính ẩn của tội phạm ẩn:
+ Sửa đổi Bộ luật Hình sự hoặc các văn bản hướng dẫn thi hành;
+ Có những biện pháp nhằm bảo vệ nhân chứng và nâng cao ý thức tố giác tội phạm
trong nhân dân để giảm tính “ẩn” của tội phạm;

+ Nâng cao trình độ, năng lực cán bộ, cơng chức của các cơ quan tư pháp hình sự…

⮚ Lưu ý:
“Tỷ lệ ẩn”: Mối tương quan giữa tội phạm rõ và tội phạm ẩn.
“Cấp độ ẩn”: Mức độ ẩn ít hay nhiều của mỗi một trường hợp tội phạm xảy ra.
“Vùng ẩn”: Những lĩnh vực trong đời sống hàm chứa những điều kiện thuận lợi cho
tội phạm ẩn nảy sinh.
Tội phạm rõ

Tội phạm ẩn

Là tội phạm đã xảy ra trên thực tế
Đã bị phát hiện bởi cơ quan
Chưa bị phát hiện bởi cơ quan chức năng nhà nước
chức năng nhà nước
Khơng có thơng tin về tội phạm vì lý do khách quan
(từ phía người phạm tội, nạn nhân, người dân – Ẩn
khách quan) hoặc chủ quan (từ phía cơ quan chức năng
nhà nước – Ẩn chủ quan).
Phát hiện và xử lý theo đúng
trình tự tố tụng hình sự: khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử
7
Chương 2 – Tình hình tội phạm


Khơng có trong thống kê hình sự → Ẩn thống kê
Có trong thống kê hình sự

Có một số quan điểm cho rằng tội phạm khơng có trong

thống kê hình sự không tạo thành một loại tội phạm ẩn
riêng biệt là ẩn thống kê bởi lẽ việc khơng có trong thống
kê hình sự suy cho cùng xuất phát từ nguyên nhân chủ
quan của người thực hiện thống kê.

Lưu ý: Đối tượng bắt buộc phải phát hiện tội phạm là cơ quan chức năng nhà nước có
thẩm quyền.
Bảng 2.1 – Phân biệt Tội phạm rõ và Tội phạm ẩn


Những phương pháp được sử dụng để xác định tội phạm ẩn:

Phương pháp điều tra xã hội học: sử dụng phương pháp phiếu điều tra hoặc phỏng
vấn.
+ Ưu điểm: Thông tin thu thập được khá chính xác;
+ Nhược điểm: Kết quả điều tra chỉ ở mức tương đối.
Phương pháp chuyên gia: tổ chức hội thảo hoặc phỏng vấn trực tiếp.
+ Ưu điểm: Dễ thực hiện, ý kiến thu nhận được là ý kiến thực tế;
+ Nhược điểm: Ý kiến được đưa ra mang tính chủ quan của chuyên gia.
Phương pháp đối chiếu kết quả khảo sát trên thực tiễn:
+ Ưu điểm: Số liệu thu được là con số thực tế;
+ Nhược điểm: Khó tiếp cận số liệu.
 Câu hỏi: Tại sao phải nghiên cứu tội phạm ẩn song song với tội phạm rõ?
Việc nghiên cứu tội phạm ẩn song song với tội phạm rõ giúp có được cái nhìn tồn
diện về bức tranh tình hình tội phạm vì tội phạm rõ và tội phạm ẩn cùng chung một chỉnh
thể thế nên khi phần rõ tăng lên thì phần ẩn sẽ giảm đi và ngược lại.
Từ đó, việc nghiên cứu tội phạm ẩn song song với tội phạm rõ giúp định hướng đấu
tranh phòng chống tội phạm tốt hơn, đúng trọng điểm hơn và hỗ trợ cho cơng tác đánh
giá kết quả đấu tranh phịng chống tội phạm.
 Nhận định: Tội phạm rõ (hiện) chỉ là những tội phạm được xác định trong bản

án đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án.
Nhận định SAI.
Tội phạm rõ được định nghĩa là:
+ Tội phạm đã xảy ra trên thực tế;
+ Đã được cơ quan chức năng phát hiện;
+ Được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự;
+ Được thống kê hình sự.
Trong đó, thủ tục tố tụng hình sự bao gồm 05 giai đoạn: khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử và ra quyết định nên khơng chỉ có những tội phạm đã được xác định trong bản án đã
8
Chương 2 – Tình hình tội phạm


có hiệu lực pháp luật của Tịa án (giai đoạn ra quyết định) thì mới được xem là Tội phạm
rõ.
 Nhận định: “Số liệu thống kê tăng thì đồng nghĩa với việc thực trạng tình hình
tội phạm phức tạp và tội phạm tăng/Số liệu thống kê giảm thì đồng nghĩa với
việc tình hình tội phạm phức tạp và tội phạm có xu hướng giảm”.
Nhận định SAI.
Bởi vì: Thực trạng tình hình tội phạm = Tội phạm ẩn + Tội phạm hiện
Trong đó, số liệu thống kê tăng lên hay giảm xuống chỉ cho biết số lượng Tội phạm
hiện tăng hay giảm, chứ không thể hiện được sự thay đổi của Tội phạm ẩn.
Do đó, nếu chỉ dựa vào số liệu thống kê thì khơng thể phản ánh được tồn bộ Thực
trạng tình hình tội phạm.
 Nhận định: Tội phạm ẩn chủ quan có số lượng ít hơn tội phạm ẩn khách quan.
Nhận định ĐÚNG.
Thứ nhất, Tội phạm ẩn khách quan (ẩn tự nhiên) là tội phạm đã xảy ra nhưng cơ
quan chức năng hồn tồn khơng có thơng tin về tội phạm cho nên tội phạm không bị xử
lý và khơng đưa vào thống kê hình sự. Trong đó, ngun nhân của việc khơng có thơng tin
về tội phạm có thể do người phạm tội hoặc nạn nhân hoặc người dân không khai báo.

Thứ hai, Tội phạm ẩn chủ quan (ẩn nhân tạo) là tội phạm đã xảy ra, đã bị phát hiện
nhưng khơng được xử lý do có sự che đậy từ tội phạm ẩn khách quan khác. Trong đó,
ngun nhân của việc khơng khai báo chỉ xuất phát từ sự che đậy của chính cơ quan chức
năng.
Vì vậy, chính từ số lượng ngun nhân của việc khơng có thơng tin về tội phạm ít hơn
mà Tội phạm ẩn chủ quan sẽ có số lượng ít hơn Tội phạm ẩn khách quan.
 Nhận định: Điều kiện cần và đủ để xác định Tội phạm rõ là phải được đưa ra xét
xử và có quyết định của Tịa án bằng bản án.
Nhận định SAI.
Về nguyên tắc, các điều kiện để xác định Tội phạm rõ bao gồm 04 điều kiện:
+ Tội phạm đã xảy ra trên thực tế;
+ Đã được cơ quan chức năng phát hiện;
+ Được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự: khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử, ra quyết định;
+ Được thống kê hình sự.
Vì vậy, điều kiện “phải được đưa ra xét xử và có quyết định của Tịa án bằng bản án”
khơng phải là điều kiện cần và đủ để xác định tội phạm rõ, mà nó chỉ là một phần của Tội
phạm rõ, bởi lẽ Tội phạm rõ cũng có thể được xác định trong các giai đoạn trước đó là
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử do trên thực tế không phải vụ án nào cũng đi đến giai đoạn
cuối cùng – ra quyết định bản án, mà trước đó q trình xét xử có thể bị tạm đình chỉ/đình
chỉ.
9
Chương 2 – Tình hình tội phạm


⮚ Phương pháp dùng con số tương đối:
Cơng thức tính hệ số tội phạm:
Hệ số tội phạm =

Số vụ phạm tội (Tội phạm rõ)

Lượng dân cư nhất định đã đến tuổi chịu TNHS (10.000 hoặc 10.000 người)

⮚ Ý nghĩa của thơng số thực trạng:
+ Mơ tả bức tranh tình hình tội phạm;
+ Định hướng đấu tranh phòng chống tội phạm;
+ Phần nào đánh giá được hiệu quả của đấu tranh phịng ngừa tội phạm.
 Nhận định: Thực trạng tình hình tội phạm phản ánh cấu trúc bên trong của tình
hình tội phạm.
Nhận định SAI.
Vì “thực trạng tình hình tội phạm” là thông số phản ánh tổng số tội phạm hay vụ phạm
tội và tổng số người phạm tội trên thực tế trong một không gian, thời gian xác định nên
thực trạng tình hình tội phạm phản ánh cấu trúc bên ngồi của tình hình tội phạm.
Trong khi đó, “cơ cấu tình hình tội phạm” là tổng thể của các hệ thống cấu trúc bên
trong của tình hình tội phạm, cho biết về các hệ thống hợp thành của nó cũng như tỷ lệ
tương quan giữa các hệ thống hợp thành đó từ tổng quan đến chi tiết, phản ánh về các
mối liên hệ của tình hình tội phạm với các hiện tượng, quá trình kinh tế - xã hội khác nên
cơ cấu tình hình tội phạm mới là thơng số phản ánh cấu trúc bên trong của tình hình tội
phạm.
 Nhận định: Có những tội phạm mặc dù đã bị tòa án đưa ra xét xử những vẫn
được coi là tội phạm ẩn.
Nhận định ĐÚNG.
Vì tội phạm đã bị tịa án đưa ra xét xử, tức là tội phạm đã xảy ra, đã bị phát hiện và xử
lý nên vẫn có thể được coi là tội phạm trong trường hợp đó là tội phạm ẩn thống kê (khơng
được đưa vào thống kê).
 Nhận định: Hệ số tình hình tội phạm là một trong những căn cứ đánh giá cơ cấu
của tình hình tội phạm.
Nhận định SAI.
“Hệ số tình hình tội phạm” thể hiện ở số vụ phạm tội trên một lượng dân cư nhất định
đã đến tuổi chịu TNHS (10.000 hoặc 100.000 người) và được xác định bằng công thức:
Hệ số tội phạm =


𝑆ố 𝑣ụ 𝑝ℎạ𝑚 𝑡ộ𝑖 (𝑇ộ𝑖 𝑝ℎạ𝑚 𝑟õ)
𝐿ượ𝑛𝑔 𝑑â𝑛 𝑐ư 𝑛ℎấ𝑡 đị𝑛ℎ đã đế𝑛 𝑡𝑢ổ𝑖 𝑐ℎị𝑢 𝑇𝑁𝐻𝑆 (10.000 ℎ𝑜ặ𝑐 100.000 𝑛𝑔ườ𝑖)

Theo đó, hệ số tình hình tội phạm là căn cứ đánh giá thực trạng của tình hình tội phạm,
chứ không phải là căn cứ đánh giá cơ cấu của tình hình tội phạm.

10
Chương 2 – Tình hình tội phạm


b) Cơ cấu của tình hình tội phạm:
“Cơ cấu tình hình tội phạm” là thành phần, tỷ trọng và sự tương quan giữa các tội
phạm, loại tội phạm trong một chỉnh thể thống nhất tình hình tội phạm. Trong đó:
+ Thành phần là các yếu tố cấu thành nên tình hình tội phạm (bao nhiêu loại tội
phạm);
+ Tỷ trọng là tỷ lệ % giữa các loại tội phạm trên tổng số;
+ Sự tương quan: loại tội này gấp loại tội kia bao nhiêu lần.
⮚ Biểu thị:
Thơng số cơ cấu tình hình tội phạm sẽ được biểu bị bằng biểu đồ trịn hoặc biểu hình
đồ cột.
Cơ cấu tình hình tội phạm được biểu thị bằng chỉ số tương đối, tức là chỉ số phản ánh
mối quan hệ giữa các loại tội phạm, các tội phạm cụ thể trong tổng thể tình hình tội phạm.
⮚ Phân loại cơ cấu của tình hình tội phạm:
Căn cứ vào tính nghiêm trọng của tội phạm: cơ cấu tình hình tội phạm có thể xác định
tỷ trọng các tội ít nghiêm trọng, các tội nghiêm trọng, các tội rất nghiêm trọng và các tối
đặc biệt nghiêm trọng theo tiêu chí tại Điều 9 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Căn cứ vào các tội phạm cụ thể, các nhóm tội phạm được quy định trong BLHS để xác
định cơ cấu tình hình tội phạm theo từng tội phạm cụ thể hay nhóm tội phạm cụ thể.
Căn cứ vào quy định về tái phạm tại Điều 53 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 để

xác định tỷ trọng phạm tội tái phạm với phạm tội lần đầu.
Căn cứ vào giới tính người phạm tội để xác định cơ cấu tình hình tội phạm theo tỷ
trọng người phạm tội là nam, nữ.
Căn cứ vào độ tuổi của người phạm tội để xác định cơ cấu tình hình tội phạm theo
từng nhóm tuổi khác nhau.
Căn cứ vào tính có tổ chức của tội phạm để xác định tỷ trọng các tội phạm có tổ chức
trong tổng tình hình tội phạm nói chung.
Ngồi ra, tùy vào mục đích nghiên cứu, cơ cấu tình hình tội phạm có thể xác định căn
cứ vào trình độ học vấn, hồn cảnh, tình trạng nghề nghiệp…
Trong đó, khơng có cơ cấu nào được sử dụng phổ biến nhất, mà tùy thuộc vào mục
đích nghiên cứu sẽ sử dụng tiêu chí phân loại phù hợp.
Lưu ý: Bộ luật Hình sự được sử dụng làm căn cứ, tiêu chí xác định cơ cấu của tình hình
tội phạm nên sự thay đổi của pháp luật hình sự làm thay đổi cơ cấu của tình hình tội phạm.
Bởi vì Bộ luật Hình sự quy định về các tội phạm cụ thể, mà thành phần của cơ cấu của
tình hình tội phạm bao gồm tỷ trọng các tội phạm nên khi tội phạm được quy định trong
Bộ luật Hình sự thay đổi thì sẽ dẫn đến sự thay đổi của cơ cấu tình hình tội phạm.

11
Chương 2 – Tình hình tội phạm


⮚ Ý nghĩa của thông số cơ cấu:
Thứ nhất, xác định cơ cấu tình hình tội phạm có vai trị quan trọng trong việc đánh giá
mức độ, tính chất nguy hiểm của tình hình tội phạm để định hướng đấu tranh phòng ngừa.
Thứ hai, là cơ sở để đánh giá hiệu quả của hoạt động phịng ngừa tội phạm thơng qua
sự thay đổi về cơ cấu tội phạm phổ biến và nguy hiểm nhất.
Thứ ba, cơ cấu tình hình tội phạm biểu hiện quy luật tồn tại, phát triển của tội phạm,
biểu hiện các tội phạm nguy hiểm, phổ biến nhất… làm cơ sở để các chủ thể hoạch định
các kế hoạch phịng chống tội phạm.
 Nhận định: Thơng số cơ cấu của tình hình tội phạm là căn cứ để đánh giá tính

chất nguy hiểm của tình hình tội phạm.
Nhận định ĐÚNG.
Vì việc xác định cơ cấu tình hình tội phạm có vai trị quan trọng trong việc đánh giá
mức độ, tính chất nguy hiểm của tình hình tội phạm để định hướng đấu tranh phịng ngừa
nên thơng số cơ cấu của tình hình tội phạm là căn cứ để đánh giá tính chất nguy hiểm của
tình hình tội phạm.
Chẳng hạn như khi cơ cấu tội phạm đặc biệt nghiêm trọng chiếm tỷ trọng cao trong
tình hình tội phạm thì cho thấy tính chất nguy hiểm của tình hình tội phạm cao.
 Nhận định: Tỷ lệ ẩn của tội phạm phản ánh cơ cấu của tình hình tội phạm.
Nhận định SAI.
Vì tỷ lệ ẩn là mối tương quan giữa tội phạm rõ và tội phạm ẩn nên tỷ lệ ẩn phản ánh
thực trạng của tình hình tội phạm, chứ khơng phản ánh cơ cấu của tình tình tội phạm.
 Nhận định: “Tình hình tội phạm” là một loại “tệ nạn xã hội”.
Nhận định SAI.
Vì tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội trái pháp luật hình sự, mang tính giai cấp,
ln thay đổi theo q trình lịch sử, được thể hiện bằng tổng thể thống nhất các tội phạm
xảy ra trong một không gian, thời gian xác định.
Trong đó, tính trái pháp luật hình sự giúp phân biệt “tình hình tội phạm” với các hiện
tượng xã hội khác, trong đó bao gồm “tệ nạn xã hội” vì cơ sở để xác định tính trái pháp
luật của “tình hình tội phạm” nằm ở các quy định trong Bộ luật Hình sự, cịn cơ sở để xác
định “tệ nạn xã hội” là những sự vi phạm những chuẩn mực, đạo đức, xã hội, văn hóa…
c) Động thái của tình hình tội phạm:
“Động thái của tình hình tội phạm” là sự thay đổi về thực trạng và cơ cấu tình hình
tội phạm tại một không gian, thời gian xác định. Sự thay đổi này được xác định bằng tỷ lệ
tăng, giảm thực trạng, cơ cấu tình hình tội phạm so với điểm thời gian được lựa chọn làm
mốc (xác định là 100%).

12
Chương 2 – Tình hình tội phạm



Để biểu diễn cho thông số này người ta sử dụng đồ thị.
“Động thái về thực trạng” là sự thay đổi về số tội phạm, số người phạm tội tại một
địa bàn trong một khoảng thời gian xác định so với thời điểm làm mốc.
“Động thái về cơ cấu” là sự thay đổi về thành phần, tỷ trọng các tội, nhóm tội trong
tổng tình hình tội phạm tại một địa bàn trong một khoảng thời gian xác định so với thời
gian làm mốc.
⮚ Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về thực trạng, cơ cấu tình hình tội phạm,
nhưng quan trọng nhất là những nguyên nhân từ sự thay đổi của xã hội và pháp luật.
Động thái của tình hình tội phạm được cấu thành bởi 02 bộ phận là động thái về thực
trạng và động thái về cơ cấu. Thực trạng hay cơ cấu cũng dựa trên khái niệm nghiên cứu
về tình hình tội phạm, mà tình hình tội phạm có tính xã hội là thuộc tính cơ bản và tính
trái pháp luật hình sự là thuộc đặc tính đặc trưng nên có thể nói nhóm nguyên nhân chính
yếu dẫn đến sự thay đổi về thực trạng, cơ cấu tình hình tội phạm là nguyên nhân từ sự
thay đổi của xã hội và pháp luật.
Sự thay đổi của xã hội bao gồm những thay đổi trong các quan hệ xã hội, các điều kiện
xã hội, sự vận động phát triển của xã hội biểu hiện trong những thay đổi về kinh tế – xã
hội, chính trị – xã hội, văn hóa – xã hội, tâm lý xã hội, giáo dục… Những thay đổi này một
mặt kéo theo những biến đổi về số lượng tội phạm, người phạm tội, tính chất nguy hiểm
của tội phạm; mặt khác, chính do sự thay đổi này mà pháp luật phải có những thay đổi
trong các quy định về tội phạm, hình phạt, đường lối xử lý… để đáp ứng yêu cầu đấu tranh
phịng chống tội phạm, từ đó có thể dẫn đến sự thay đổi về thực trạng, cơ cấu tình hình
tội phạm.
⮚ Ý nghĩa của thơng số động thái:
Nghiên cứu động thái của tình hình tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi
sự thay đổi của tình hình tội phạm trong từng thời kỳ, xác định được nguyên nhân dẫn
đến sự thay đổi về thực trạng, cơ cấu để từ đó có biện pháp đấu tranh với tội phạm trong
hiện tại và phòng ngừa tội phạm trong tương lai.
Ngoài ra, sự thay đổi về thực trạng, cơ cấu tình hình tội phạm cịn là cơ sở để đánh giá

hiệu quả phịng ngừa tội phạm (thơng qua việc tăng giảm số tội phạm, số người phạm tội,
tỷ lệ các tội phạm phổ biến, nghiêm trọng…).
Ghi chú: Bên cạnh những nguyên nhân về xã hội, pháp luật thì vẫn có những ngun
nhân về con người, giáo dục, trình độ… nên nếu khơng có những ngun nhân về xã hội
(hiểu theo nghĩa rộng) và nguyên nhân về pháp luật thì vẫn có sự thay đổi động thái của
tình hình tội phạm.
 Câu hỏi: Nếu khơng có điểm mốc (năm làm mốc) thì có thể xác định được thơng
số động thái của tình hình tội phạm hay khơng?
Vì “động thái của tình hình tội phạm” là sự thay đổi về thực trạng và cơ cấu tình hình
tội phạm tại một không gian, thời gian xác định nên cần phải lấy một điểm mốc – năm làm
13
Chương 2 – Tình hình tội phạm


mốc làm căn cứ để xác định sự biến thiên. Do đó, nếu khơng có điểm mốc thì khơng thể
xác định được thơng số động thái của tình hình tội phạm.
d) Thiệt hại của tình hình tội phạm:
“Thiệt hại tình hình tội phạm” là tồn bộ những thiệt hại mà tình hình tội phạm đã
gây ra cho xã hội, bao gồm những thiệt hại vật chất và những thiệt hại phi vật chất.
⮚ Ý nghĩa của thông số thiệt hại:
Thiệt hại tình hình tội phạm là một chỉ số phản ánh tình hình tội phạm, mức độ nguy
hiểm, tính nghiêm trọng của tình hình tội phạm trên thực tế và cũng là một căn cứ trong
việc hoạch định kế hoạch phòng chống tội phạm và đánh giá hiệu quả của hoạt động phịng
ngừa tội phạm.
 Câu hỏi: Vì sao Tội phạm học cần nghiên cứu chỉ số thiệt hại của tình hình tội
phạm?
“Thơng số thiệt hại của tình hình tội phạm” là tồn bộ những thiệt hại mà tình hình tội
phạm đã gây ra cho xã hội, bao gồm những thiệt hại vật chất và những thiệt hại phi vật
chất.
Tội phạm học cần nghiên cứu chỉ số thiệt hại của tình hình tội phạm bởi vì thơng số

thiệt hại của tình hình tội phạm có những ý nghĩa/vai trị sau đây:
Thứ nhất, thiệt hại tình hình tội phạm là một chỉ số phản ánh tình hình tội phạm, mức
độ nguy hiểm, tính nghiêm trọng của tình hình tội phạm trên thực tế.
Thứ hai, thiệt hại tình hình tội phạm là một căn cứ trong việc hoạch định kế hoạch
phòng chống tội phạm và đánh giá hiệu quả của hoạt động phòng ngừa tội phạm.
 Câu hỏi: Nêu nhận xét về tính nguy hiểm của tình hình tội phạm trong 02 trường
hợp sau đây:
Khi đánh giá tình hình tội phạm, cần xem xét ở cả khía cạnh lượng và khía cạnh chất.
Trong đó, khía cạnh lượng là số tội phạm, người phạm tội, cịn khía cạnh chất là chỉ số
thiệt hại.
+ Trường hợp 1: Số tội phạm, người phạm tội tăng nhưng chỉ số thiệt hại giảm.
Có thể nhận định tính nguy hiểm của tình hình tội phạm trong trường hợp này giảm,
khơng q căng thẳng vì dù khía cạnh lượng tăng, nhưng khía cạnh chất giảm, mà khía
cạnh chất là khía cạnh quyết định tính nguy hiểm của tình hình tội phạm.
+ Trường hợp 2: Số tội phạm, người phạm tội giảm nhưng chỉ số thiệt hại tăng.
Tính nguy hiểm của tình hình tội phạm trong trường hợp này tăng vì dù khía cạnh
lượng giảm, nhưng về khía cạnh chất – khía cạnh quyết định tính nguy hiểm của tình hình
tội phạm lại tăng.

14
Chương 2 – Tình hình tội phạm


 Câu hỏi: Việc giảm số tội phạm, số người phạm tội có thể kết luận rằng hoạt động
phịng ngừa tội phạm đạt hiệu quả hay không? Tại sao?
Việc giảm số tội phạm, số người phạm tội chỉ cho thấy khía cạnh về lượng của hoạt
động phịng ngừa tội phạm giảm, cịn khía cạnh về chất là tính nguy hiểm của tình hình
tội phạm thì chưa có dữ liệu để đánh giá nên khơng thể kết luận hoạt động phịng ngừa
tội phạm đạt hiệu quả được.
2. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM Ở VIỆT NAM:

2.1 Giai đoạn 1945 – 1954:
⮚ Hoàn cảnh lịch sử chi phối tình hình tội phạm:
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa được thành lập đã phải đối mặt với âm mưu
xâm lược từ quân Tưởng Giới Thạch ở phía Bắc, đế quốc Anh ở miền Nam và đảng phái
phản động trong nước. Nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn như ngân sách nhà nước cạn
kiệt, tình trạng thiếu thốn lương thực diễn ra thường xuyên. Chính quyền lúc này cịn non
trẻ nên chưa có những quy định pháp lý hình sự chặt chẽ ngồi sắc lệnh của Chủ tịch Hồ
Chí Minh điều chỉnh về một số quan hệ xã hội chủ yếu, còn các tội phạm về trật tự xã hội
áp dụng các quy định chế độ cũ không trái quyền lợi giai cấp công nơng.
⮚ Tình hình tội phạm:
Tình hình tội phạm chủ yếu là gián điệp, mật vụ, chỉ điểm nhằm phá hoại vùng kháng
chiến, làm suy yếu tinh thần chiến đấu của dân tộc. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nạn
đói, tội phạm giết người, cướp tài sản xảy ra phổ biến ở các thành phố lớn; các tội phạm
trộm cắp, đánh bạc, buôn thuốc phiện, đầu cơ tiền tệ, làm và lưu hành giấy bạc giả xuất
hiện ở các vùng giải phóng, vùng chiến khu. Trong bộ máy nhà nước cũng xuất hiện các
tội phạm biển thủ công quỹ, tham ô, hối lộ, tuy số lượng ít và không phổ biến nhưng đã
phản ánh sự xuất hiện của nhóm tội phạm tham nhũng trong những ngày đầu thành lập
nước.
2.2 Giai đoạn 1955 – 1975:
⮚ Hoàn cảnh lịch sử chi phối tình hình tội phạm:
Hiệp định Genève bị phá vỡ, Việt Nam giải phóng từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc, ở miền
Nam từ tháng 9/1954 bị đặt dưới sự bảo trợ của SEATO và đưa Ngơ Đình Diệm lên nắm
chính quyền nhằm thực hiện ý đồ độc chiếm miền Nam Việt Nam của Hoa Kỳ. Trong giai
đoạn này, miền Bắc vừa xây dựng XHCN vừa chi viện cho miền Nam nên tình hình tội
phạm ở Việt Nam giai đoạn này chỉ xem xét ở phạm vi miền Bắc.
⮚ Tình hình tội phạm:
Tội phạm phổ biến và nguy hiểm nhất là các tội phản cách mạng như hoạt động gián
điệp, biệt kích, hoạt động phỉ, phá hoại, các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Các tội xâm phạm trật tự an toàn xã hội như trộm, cướp, hiếp dâm, giết người, cố ý gây
thương tích… có diễn biến phức tạp và xu hướng tăng dần từng năm tập trung tại các

thành phố lớn. Bên cạnh đó, các tội phạm kinh tế, chức vụ như tham ô tài sản, buôn lậu,
15
Chương 2 – Tình hình tội phạm


×