Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Bài tập luật đấu thầu (ví dụ minh họa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.35 KB, 22 trang )

KIỂM TRA HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU
ĐỀ SỐ 1
Câu 1
Phân tích các hoạt động đấu thầu cụ thể thuộc phạm vi điều chỉnh
của Luật Đấu thầu năm 2013. Lấy những ví dụ minh họa cho phần phân
tích của mình.
Trả lời:
Các hoạt động đấu thầu cụ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu
thầu năm 2013 được quy định tại Điều 1 Luật đấu thầu 2013 cụ thể như sau:
1. Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn,
hàng hóa, xây lắp
Theo đó, dịch vụ tư vấn được hiểu là một hoặc một số hoạt động bao gồm:
lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập
báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá
tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ
sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ
dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định; giám sát; quản lý
dự án; thu xếp tài chính; kiểm tốn, đào tạo, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ
tư vấn khác (theo khoản 8, điều 4, luật đấu thầu 2013)
Dịch vụ phi tư vấn được hiểu là một hoặc một số hoạt động bao gồm:
logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt (trừ lắp đặt cơng trình, hạng mục cơng
trình), nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và
hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn quy định tại khoản 8 Điều 4 đã nêu
ở trên ( theo khoản 9, điều 4, Luật đấu thầu 2013)

1


Cung cấp hàng hóa gồm cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên
liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ
sở y tế ( theo khoản 25, điều 4, Luật đấu thầu 2013)


Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ xây lắp được hiểu là cung cấp dịch
vụ phục vụ các cơng việc thuộc q trình xây dựng và lắp đặt cơng trình, hạng
mục cơng trình ( theo khoản 45, điều 4, Luật đấu thầu 2013)
Các hoạt động thuộc mục 1 được áp dụng với các trường hợp cụ thể như
sau:
a) Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ
trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập.
Các dự án đầu tư phát triển ở đây bao gồm: chương trình, dự án đầu tư
xây dựng mới; dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng;
dự án mua sắm tài sản, kể cả thiết bị, máy móc khơng cần lắp đặt; dự án sửa
chữa, nâng cấp tài sản, thiết bị; dự án, đề án quy hoạch; dự án, đề tài nghiên cứu
khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, điều tra cơ
bản; các chương trình, dự án, đề án đầu tư phát triển khác (theo khoản 11, điều
4, luật đấu thầu 2013).
Vốn nhà nước được sử dụng trong các dự án này bao gồm vốn ngân sách
nhà nước; cơng trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa
phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn
từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản
của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền
sử dụng đất ( theo khoản 44, điều 4, Luật đấu thầu 2013 ).
Ví dụ:
Gói thầu

Tư vấn Khảo sát, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công dự án Phát
2



triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng
Thuộc dự

lần 2 - tỉnh Quảng Ninh
Phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông

án
(GMS) lần thứ 2 - tỉnh Quảng Ninh
Nguồn vốn Ngân sách tỉnh Quảng Ninh
Bên mời
Ban quản lý dự án Phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng
thầu

sông Mê Kơng (GMS) lần thứ 2, thành phố Móng Cái

Nhận thấy, gói thầu trên là gói thầu tư vấn có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước
thuộc dự án đầu tư phát triển của tỉnh Quảng Ninh – một cơ quan nhà nước. Như
vậy, gói thầu trên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu 2013 theo điểm a,
khoản 1, điều 1.
b) Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
Các dự án quy định tại khoản 11, điều 4, luật đấu thầu 2013 của doanh nghiệp
do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ( khoản 8, điều 4, Luật doanh nghiệp
2014 ) dù sử dụng nguồn vốn nào cũng đều được điều chỉnh bởi Luật đấu thầu
2013
Ví dụ:
Gói thầu
Thuộc dự án
Nguồn vốn
Bên mời thầu


Cung cấp đầu cáp ngầm các loại
Cơng trình: Lắp MBA T2-63MVA TBA 110kV Hịa Thuận
ĐTXD của Tổng cơng ty Điện lực miền Nam
Tổng cơng ty Điện lực miền Nam

Nhận thấy, gói thầu trên là gói thầu cung cấp hàng hóa thuộc dự án của Tổng
công ty Điện lực miền Nam – công ty có 100% vốn điều lệ do nhà nước nắm
giữ. Như vậy, gói thầu trên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu 2013
theo điểm b, khoản 1, điều 1.
c) Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b
khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30%
trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự
án;
3


Ví dụ:
Gói thầu
Thuộc dự án
Nguồn vốn
Bên mời thầu

Cung cấp xi măng
Sửa chữa nâng cấp khu căn hộ dọc đường bao biển phường
Giếng Đáy, thành phố Hạ Long
50% vốn đầu tư của Cơng ty CP Suju
50% vốn vay tín dụng Ngân hàng Agribank
Cơng ty CP Suju

Ta thấy, gói thầu trên là gói thầu cung cấp hàng hóa thuộc dự án có nguồn vốn

với 50% vốn của doanh nghiệp nhà nước (Agribank là Công ty TNHH MTV do
nhà nước làm chủ sở hữu). Dư án trên là dự án của 1 công ty cổ phần, không
thuộc trường hợp quy định tại điểm a,b khoản 1, điều 1 Luật đấu thầu 2013. Như
vậy gói thầu này thuộc trường hợp quy định tại điểm c, khoản 1, điều 1.
d) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên
của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn
vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
Nội hoạt động mua sắm này được quy định cụ thể tại Khoản 1, điều 2, thơng tư
số 68/2012/TT-BTC
Ví dụ:
Gói thầu
Thuộc dự án
Nguồn vốn
Bên mời thầu

Cung cấp hệ thống phòng cháy chữa cháy cho Liên đồn
luật sư Việt Nam
Phịng cháy chữa cháy
Ngân sách nhà nước do Tổng Cục Thuế cấp
Liên đoàn Luật sư Việt Nam

Nhận thấy, gói thầu trên là gói thầu cung cấp hàng hóa thuộc dự án của Liên
đồn Luật sư Việt Nam – một tổ chức xã hội – nghề nghiệp sử dụng vốn nhà
nước từ ngân sách nhằm phục vụ cơng tác phịng cháy chữa cháy của cơ quan
này. Theo điểm c, khoản 1, điều 2 Thông tư số 68/2012/TT-BTC, mua sắm phục
vụ cơng tác phịng cháy chữa cháy được coi là mua sắm tài sản duy trì hoạt động
4



thường xuyên của cơ quan, tổ chức. Như vậy, gói thầu này thuộc phạm vi điều
chỉnh của Luật đấu thầu 2013 theo điểm d, khoản 1, điều 1.
đ) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ
công;
Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công là việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ
thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư hoặc
bảo đảm quốc phòng, an ninh mà Nhà nước phải tổ chức thực hiện trong các lĩnh
vực: y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thông tin, truyền thông, khoa học - công
nghệ, tài nguyên - môi trường, giao thông - vận tải và các lĩnh vực khác theo
quy định của Chính phủ. Sản phẩm, dịch vụ cơng bao gồm sản phẩm, dịch vụ
cơng ích và dịch vụ sự nghiệp công. (theo khoản 39, điều 4, luật đấu thầu 2013 )
Ví dụ:
Gói thầu
Thuộc dự án

Lắp đặt thiết bị trường học
Mua sắm thiết bị trường học cho các trường mầm non công
lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Vốn vay theo Chương trình huy động vốn đầu tư xây dựng
Trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố đã được
phê duyệt tại Quyết định số 41/2014/QĐ-UBND ngày 26

Nguồn vốn

tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh về việc ban hành quy định về Chương trình huy động
vốn, cho vay đầu tư xây dựng Trường mầm non công lập trên

Bên mời thầu


địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Ban Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng Cơng Trình Huyện Củ Chi

Nhận thấy, đây là gói thầu phi tư vấn thuộc dự án mua sắm thiết bị trường học
cho các trường mầm non cơng lập có nguồn từ vốn vay theo chương trình huy
động vốn của nhà nước, đây được coi là sử dụng vốn nhà nước. Các đơn vị
trường mầm non công lập này đều cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực giáo
dục đào tạo. Như vậy, gói thầu này thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu
2013 theo điểm đ, khoản 1, điều 1.
5


e) Mua hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn nhà nước;
Theo điểu 3 Luật dự trữ quốc gia, nhà nước hình thành, sử dụng dự trữ
quốc gia nhằm chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống,
khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ quốc
phòng, an ninh. Khoản 3, điều 4 luật này quy định hàng dự trữ quốc gia là
những vật tư, hàng hóa nằm trong danh mục dự trữ quốc gia (gồm các nhóm
hàng như lương thực; vật tư, thiết bị cứu hộ cứu nạn; vật tư thông dụng động
viên công nghiệp; muối trắng; nhiên liệu; vật liệu nổ công nghiệp; hạt giống cây
trồng; thuốc bảo vệ thực vật; Hóa chất khử khuẩn, khử trùng làm sạch môi
trường, xử lý nguồn nước sinh hoạt và trong nuôi trồng thủy sản;Thuốc phòng,
chống dịch bệnh cho người; Thuốc phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia
cầm, cây trồng, nuôi trồng thủy sản; Vật tư, thiết bị, hàng hóa phục vụ quốc
phịng, an ninh.)
Ví dụ:
Cung cấp 8.000 tấn gạo nhập kho dự trữ quốc gia năm
Gói thầu

2016 tại các Chi cục Dự trữ Nhà nước thuộc Cục Dự trữ


Thuộc dự án
Nguồn vốn
Bên mời thầu

Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên.
Mua gạo nhập kho dự trữ quốc gia năm 2016
Ngân sách nhà nước
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên

g) Mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tế,
nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ
sở y tế cơng lập;
Ví dụ:
Gói thầu

Mua sắm trang thiết bị y tế năm 2008-VM7R207/01
Tăng cường tiếp cận và chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh

Thuộc dự án

sản, tập trung vào làm mẹ an toàn, sức khỏe sinh sản vị thành

Nguồn vốn
Bên mời thầu

niên, thực hiện quyền sinh sản
ODA do chỉnh phủ Luxembourg tài trợ thông qua UNFPA
Ban quản lý dự án VNM7R207- Hội kế hoạch hóa gia đình
6



Việt Nam
Nhận thấy, gói thầu trên là gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế thuộc dự án có
nguồn vốn ODA là nguồn vốn ngoài ngân sách của nhà nước. Trường hợp này
được điều chỉnh theo điểm g, khoản 1, điều 1, luật đấu thầu 2013
2. Lựa chọn nhà thầu thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư
vấn, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư trực tiếp ra
nước ngồi của doanh nghiệp Việt Nam mà dự án đó sử dụng vốn nhà nước
từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư
của dự án
Trường hợp này là khi các chủ dự án tổ chức đấu thầu tại Việt Nam để lựa
chọn ra nhà thầu, nhà đầu tư cung cấp các dịch vụ, hàng hóa phục vụ cho dự án
đầu tư trực tiếp ra nước ngồi.
Ví dụ: Vietteltelecom mời thầu gói thầu “Cung cấp vật tư linh kiện đặc thù
nhóm IV” tại Việt Nam phục vụ cho dự án đầu tư cung cấp dịch vụ VoiP tại
Campuchia. Nguồn vốn từ chi phí sản xuất kinh doanh của Viettel. Trong khi đó
Viettel là Công ty TNHH MTV thuộc sở hữu nhà nước nên nguồn vốn của dự
100% là vốn nhà nước.
Gói thầu này thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu 2013 theo khoản 2,
điều 1.
3. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác
cơng tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất
Theo khoản 1, điều 3, nghị định 15/2015/NĐ-CP đầu tư theo hình thức
đối tác cơng tư (gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở
hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự
án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ cơng.
Theo đó, nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân
được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh tốn theo chất lượng dịch vụ.
Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ cơng

cộng chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân.
7


Các dự án đầu tư có sử dụng đất được hiểu là các dự án đầu tư gắn với
quyền sử dụng đất. Danh mục các dự án đầu tư có sử dụng đất được quy định tại
điều 10, nghị định 30/2015/NĐ-CP
Ví dụ 1: Dự án xây dựng Hầm đường bộ Đèo cả được Bộ Giao thông Vận tải
Việt Nam phê duyệt đầu năm 2012 theo hình thức BOT và BT với tổng vốn đầu
tư là 15.603 tỷ đồng (hơn mười lăm nghìn tỷ đồng), chủ đầu tư là Cơng ty CP
đầu tư Đèo Cả. Đây là 1 dự án đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư nên các gói
thầu thuộc dự án này sẽ do luật đấu thầu 2013 điều chỉnh.
Ví dụ 2: Dự án Khu thương mại dịch vụ tổng hợp Uy Nỗ với tổng mức đầu tư
100 tỷ đồng. Tổng diện tích đất sử dụng là 2,16 ha đất nơng nghiệp tại Thơn
Kính Nỗ, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Quy hoạch chi tiết tỷ
lệ 1/2000 do UBND huyện Đông Anh phê duyệt tại Quyết định số 4478/QĐUBND ngày 20/10/2010.
Các gói thầu thuộc dự án đầu tư có sử dụng đất này cũng thuộc phạm vi điều
chỉnh của Luật đấu thầu 2013
4. Lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực dầu khí, trừ việc lựa chọn nhà
thầu cung cấp dịch vụ dầu khí liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm
thăm dị, phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo quy định của pháp luật về
dầu khí.
Ví dụ: Một gói thầu trong lĩnh vực dầu khí thuộc phạm vi điều chỉnh của luật
đấu thầu 2013
Kiểm tốn quyết tốn dự án hồn thành cho dự án “Xây
Gói thầu

dựng Hạ tầng mạng cho Trung tâm Phân tích Thí nghiệm
và Văn phịng Viện Dầu khí Việt Nam tại Thành phố Hồ
Chí Minh”

Xây dựng Hạ tầng mạng cho Trung tâm Phân tích Thí nghiệm

Thuộc dự án

và Văn phịng Viện Dầu khí Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí

Nguồn vốn

Minh
Vốn của Tập đồn Dầu khí Việt Nam
8


Câu 2
Phân tích khái niệm đấu thầu và những nguyên tắc của đấu thầu
Trả lời:
1. Khái niệm đấu thầu
Khoản 12, điều 4, luật đấu thầu 2013 định nghĩa thuật ngữ đấu thầu là quá
trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư
vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký
kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư, dự án đầu
tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu
quả kinh tế.
Theo đó, đấu thầu được hiểu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các
yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án sử dụng vốn nhà
nước. Kết quả của sự lựa chọn là có hợp đồng được ký kết với các điều khoản
quy định chi tiết trách nhiệm của hai bên. Một bên là nhà thầu phải thực hiện các
nhiệm vụ như nêu trong hồ sơ mời thầu (có thể là dịch vụ tư vấn, cung cấp hàng
hố hoặc chịu trách nhiệm xây dựng một cơng trình…), một bên là chủ đầu tư có
trách nhiệm giám sát, kiểm tra, nghiệm thu và thanh toán tiền. Như vậy thực

chất của quá trình đấu thầu ở Việt Nam đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước
là một quá trình mua sắm- quá trình chi tiêu, sử dụng tiền của Nhà nước.
Để hiểu rõ khái niệm đấu thầu theo Luật đấu thầu 2013, cần có sự phân
biệt với một số khái niệm khác dễ gây nhầm lần.
* Phân biệt khái niệm đấu thầu theo Luật đấu thầu 2013 và Luật thương
mại 2005.
Điều 214 Luật thương mại 2005 quy định:
1. Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên
mua hàng hóa, dịch vụ thông qua mời thầu ( bên mời thầu ) nhằm lựa chọn trong
số các thương nhân tham gia đấu thầu ( bên dự thầu ) thương nhân đáp ứng tốt
9


nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để kí kết và thực hiện
hợp đồng ( bên trúng thầu).
2. Các quy định về đấu thầu trong Luật này không áp dụng đối với đấu
thầu mua sắm cơng theo quy định của pháp luật.
Có thể nhận thấy, hoạt động đấu thầu được quy định trong Luật đấu thầu
mang tính chất cơng cịn hoạt động đấu thầu được quy định trong Luật thương
mại lại mang bản chất tư. Đấu thầu trong Luật đấu thầu là lựa chọn 1 nhà thầu
cho nhà nước, sử dụng vốn nhà nước còn đấu thầu trong Luật thương mại là lựa
chọn nhà thầu cho chính mình, sử dụng vốn tư nhan, thuộc sở hữu của các bên
mới thầu. Theo khoản 2, điều 214 Luật thương mại, các quy định về đấu thầu
trong luật thương mại chỉ áp dụng cho các hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
thuộc sở hữu của tư nhân mà không áp dụng cho đấu thầu mua sắm công theo
quy định của pháp luật. Xuất phát từ vai trị là cơng cụ pháp lý để quản lý nhà
nước đối với việc đấu thầu các dự án liên quan đến hoạt động chi tiêu, sử dụng
vốn nhà nước trong mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ tư vấn và xây lắp...
theo Điều 1 khoản 1 Luật đấu thầu thì phải sử dụng luật đấu thầu để điều chỉnh.
Thực tế cho thấy, do vốn sử dụng là của nhà nước nên khơng ít trường

hợp các cá nhân, người được giao nhiệm vụ thực hiện các dự án này đã gian lận
để tham ô chiếm đoạt tài sản của nhà nước, gây thâm hụt và lãng phí ngân sách.
Vì vậy, để tránh thất thoát tài sản của nhà nước nên pháp luật đã quy định mọi
dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước đều phải thực hiện theo quy định của
Luật đấu thầu. Tức các chủ thể trong đấu thầu đều phải chịu sự áp đặt ý chí của
Nhà nước mà khơng được tự do thỏa thuận. Trong khi đó đấu thầu được quy
định trong Luật thương mại là một hoạt động thương mại vì lợi nhuận của các
bên nên pháp luật tôn trọng quyền tự do thỏa thuận, tự do ý chí của các chủ thể
trong đấu thầu hàng hóa.
* Phân biệt khái niệm đấu thầu và đấu giá

10


Theo khoản 1, Điều 185, Luật thương mại 2005, đấu giá hàng hố là hoạt
động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu
giá thực hiện việc bán hàng hố cơng khai để chọn người mua trả giá cao nhất.
Như vậy, xét về khái niệm, đấu giá để chọn ra người mua trả giá cao nhất
trong khi đấu thầu nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu
thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra.
Về bản chất, đấu giá là phương thức bán hàng đặc biệt giữa 1 người bán
và nhiều người mua, để bên bán xác định người mua hàng trả giá cao nhất. Đấu
thầu thì ngược lại là phương thức mua hàng đặc biệt giữa 1 người mua và nhiều
người bán để xác định người bán đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người mua.
Trong đấu giá đối tượng bán là rõ ràng, người mua có thể kiểm tra, đánh
giá trước khi đưa ra giá mua. Nhưng ngược lại, trong đấu thầu, đối tượng chào
bán của nhà thầu là chỉ có trên hồ sơ và bên mời thầu chỉ có được sản phẩm định
mua sau khi nhà thầu thực hiện xong hợp đồng đã ký.
2. Nguyên tắc đấu thầu
Gồm 4 nguyên tắc :

- Cạnh tranh : Dưới góc độ lý luận, trong các cuộc đấu thầu phải gồm
nhiều bên có liên quan một cách trực tiếp và/hoặc gián tiếp với nhau gồm bên
mời thầu hay chủ đầu tư, các bên dự thầu, các bên tư vấn, giám sát thầu… Mỗi
bên khi tham gia đấu thầu phải độc lập, có chức năng, nhiệm vụ và mục đích
riêng. Tuy nhiên, khi tham gia vào cùng một cuộc đấu thầu sẽ tạo nên một hệ
thống các hành vi và quan hệ thầu phức tạp đan xen lẫn nhau. Để đảm bảo cạnh
tranh trong đấu thầu, pháp luật đấu thầu phải hướng tới điều chỉnh và kiểm soát
đối với các hành vi và mối quan hệ giữa nhiều bên liên quan, ngăn chặn và loại
trừ đối với các dạng hành vi, các quan hệ có thể gây tác động xấu, làm mất đi
mục đích và ý nghĩa hay làm triệt tiêu tác dụng, hiệu quả của cuộc đấu thầu.
Điều 6, Luật đấu thầu 2013; Điều 2, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định các
bên liên quan đến hoạt động đấu thầu phải có sự độc lập về pháp lý và độc lập
11


về tài chính. Khoản 1, Điều 9, Luật cạnh tranh cũng quy định cấm đối với hành
vi thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung
cấp hàng hố, cung ứng dịch vụ.
- Cơng bằng: Nguyên tắc này thể hiện quyền bình đẳng như nhau của các
bên tham gia đấu thầu, nó yêu cầu bên mời thầu phải có nghĩa vụ đối xử bình
đẳng gắn với quyền lợi của các nhà thầu, được cung cấp lượng thơng tin như
nhau từ phía chủ đầu tư, được trình bày một cách khách quan ý kiến của mình
trong quá trình chuẩn bị hồ sơ cũng như trong buổi mở thầu. Nguyên tắc này là
rất quan trọng, nó mang lại lợi ích cho khơng chỉ nhà thầu mà cả với chủ đầu tư,
bởi lẽ nó giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được đúng nhà thầu có khả năng thực tế.
- Minh bạch: Nguyên tắc này mang tính bắt buộc. Ngồi một số cơng
trình đặc biệt mang tính bí mật quốc gia, cịn lại với hầu hết các cơng trình khác
khi có áp dụng đấu thầu chủ đầu tư phải có nghĩa vụ đảm bảo tính cơng khai,
minh bạch về những thông tin liên quan đến dự án trong khi mời thầu và giai
đoạn mở thầu, tuy nhiên mức độ công khai rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào quy mơ

của gói thầu.
- Hiệu quả kinh tế: Ở đây hiểu là đem lại hiệu quả cả về mặt tài chính,
chất lượng và thời gian. Nguyên tắc này đòi hỏi các bên phải có đủ năng lực
thực tế về kinh tế, kĩ thuật và tài chính để thực hiện những cam kết khi tham gia
đấu thầu, họ phải có nghĩa vụ thể hiện được khả năng thực sự của mình cho chủ
đầu tư để họ có những đánh giá sơ bộ về năng lực nhà thầu, một mặt nhằm đảm
bảo cho quyền lợi của chủ đầu tư mặt khác để hợp đồng được thực hiện đầy đủ,
tránh tình trạng phải dừng lại giữa chừng, làm mất tính hiệu quả của cơng tác
đấu thầu.
Các nguyên tắc trong đấu thầu có quan hệ mật thiết với nhau, khi một
trong các nguyên tắc bị vi phạm thì những ngun tắc cịn lại cũng bị ảnh
hưởng. Các nguyên tắc được đưa ra nhằm điều chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt
động đấu thầu, tạo cơ hội tốt cho cả các bên.
12


Câu 3
Nêu khái niệm các loại hợp đồng với nhà đầu tư với những ví dụ
minh họa
Trả lời:
Căn cứ điều 68 Luật đấu thầu 2013, điều 3 nghị định 15/2015/NĐ-CP,
Điều 27,28,29 Luật đầu tư 2014, các loại hợp đồng trong lựa chọn nhà đầu tư
được chia thành 2 nhóm cụ thể như sau:
a. Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) ( gọi là hợp
đồng dự án)
Đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư là hình thức đầu tư được thực hiện
trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh
nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp
dịch vụ công ( theo khoản 1, điều 3, nghị định 15/2015/NĐ-CP)
* Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng

BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư
để xây dựng cơng trình kết cấu hạ tầng; sau khi hồn thành cơng trình, nhà đầu
tư được quyền kinh doanh cơng trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn,
nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ví dụ: trong năm 2014, Tổng công ty 319 tham gia đầu tư Dự án xây dựng cơng
trình cải tạo, nâng cấp QL1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang theo hình thức hợp đồng
BOT. Tổng chiều dài đầu tư 45,8km. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 4.213 tỷ
đồng, được khởi cơng ngày 22/2/2014 và dự kiến hồn thành vào tháng 6/2016.
Đơn vị cung cấp tín dụng là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt
Nam (Techcombank). Để hoàn vốn dự án BOT, thời gian dự kiến thu phí từ
tháng 7/2016. Thời hạn kinh doanh, chuyển giao cơng trình dự kiến 18 năm 7
tháng, tính từ ngày bắt đầu thu phí. Nhà đầu tư thực hiện cơng tác quản lý, khai
thác sau khi hồn thành cơng trình dự án và chuyển giao khơng bồi hồn cơng
13


trình dự án cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi hết hạn thời gian thu phí
hồn vốn cho dự án.
* Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (gọi tắt là hợp đồng
BTO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư
để xây dựng cơng trình kết cấu hạ tầng; sau khi hồn thành cơng trình, nhà đầu
tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh
cơng trình đó trong một thời hạn nhất định.
Ví dụ: Hiện nay, hình thức hợp đồng này khơng phổ biến ở Việt Nam. Ví dụ giả
định, Công ty CP A thực hiện dự án xây dựng tuyến đường sắt Hải Phịng –
Lạng Sơn theo hình thức hợp đồng BTO với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 5000
tỷ đồng. Sau khi hồn thành, Cơng ty CP A chuyển giao cơng trình cho cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và được kinh doanh, khai thác trong vòng 30 năm.
* Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BT) là hợp đồng
được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng cơng

trình kết cấu hạ tầng; nhà đầu tư chuyển giao cơng trình đó cho cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và được thanh tốn bằng quỹ đất để thực hiện Dự án khác
theo các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 14 và Khoản 3 Điều 43 Nghị định
15/2015/NĐ-CP.
Ví dụ: Tháng 6-2015, CTCP Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật TPHCM (CII)
công bố khởi công dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc (khu chức
năng số 3 và số 4) và hoàn thiện đường trục Bắc-Nam (đoạn từ chân cầu Thủ
Thiêm 1 đến Đại lộ Mai Chí Thọ) trong khu đơ thị mới Thủ Thiêm, theo hình
thức hợp đồng BT (xây dựng-chuyển giao).
Đây là dự án có tổng mức đầu tư trên 10.000 tỷ đồng, bao gồm cả phần phát
triển quỹ đất. Theo đó, CII sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng cho Khu 3 và Khu 4 trong
tổng thể Khu đô thị mới Thủ Thiêm với tổng giá trị khoảng 2.600 tỷ đồng. Đổi
lại CII sẽ được nhận hơn 84.000m2 đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, bao gồm

14


đất xây dựng nhà ở và một phần đất phục vụ hoạt động thương mại, theo đơn giá
đã được TPHCM xác định trước.
* Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (gọi tắt là hợp đồng BOO)
là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây
dựng cơng trình kết cấu hạ tầng; sau khi hồn thành cơng trình, nhà đầu tư sở
hữu và được quyền kinh doanh cơng trình đó trong một thời hạn nhất định.
Ví dụ: Nhà máy thủy điện Tà Cọ được xây dựng trên suối Nậm Công (phụ lưu
cấp 1 của sông Mã), nằm trên địa bàn 2 xã: Huổi Muội (huyện Sông Mã) và Sốp
Cộp (huyện Sốp Cộp), tỉnh Sơn La. Đây là dự án tiến hành theo hình thức hợp
đồng BOO (Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh) và do Viện Quy hoạch thủy lợi Trung tâm Công nghệ tài nguyên môi trường nước tư vấn lập dự án, với tổng
vốn đầu tư 723 tỷ đồng, chủ đầu tư, xây dựng và vận hành là Công ty Cổ phần
đầu tư phát triển Bắc Minh - Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.
* Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (gọi tắt là hợp đồng

BTL) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư
để xây dựng cơng trình kết cấu hạ tầng; sau khi hồn thành cơng trình, nhà đầu
tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp
dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác cơng trình đó trong một thời hạn nhất
định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu
tư theo các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 15/2015/NĐ-CP.
Ví dụ:
- Tên dự án: Xử lý nước thải lưu vực Tây Sài Gịn
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền/ Đơn vị chuẩn bị dự án: UBND TP. Hồ Chí
Minh/Trung tâm điều phối chống ngập TP
- Quy mô, công suất: Dự án gồm 2 hợp phần: nhà máy xử lý nước thải (công
suất gđ 1: 70.000 m3/ngày đêm, gđ2: 140.000 m3/ngày đêm) và hệ thống thu
gom nước thải.
15


- Hình thức hợp đồng: BOT kết hợp BT hoặc BTL.
- Tổng mức đầu tư: 7.600 tỷ đồng (nhà máy ~ 1.000 tỷ, hệ thống thu gom ~
6.600 tỷ)
- Phần tham gia của nhà nước: Nếu BOT kết hợp BT thì VGF khoảng 4.600 tỷ.
Nếu BTL thì hàng năm trả khoảng 350 tỷ.
- Thông tin dự án:
+ Dự án gồm 2 hợp phần: nhà máy xử lý nước thải (công suất gđ1: 70.000
m3/ngày đêm, gđ2: 140.000 m3/ngày đêm) và hệ thống thu gom nước thải.
+ Đề xuất dự án chia dự án thành 2 hợp phần hợp đồng:
BOT: cho nhà máy xử lý nước thải, trong đó nhà nước hỗ trợ 60% chi phí đầu
tư.
BTL: nhà nước thanh tốn dần chi phí đầu tư theo thời gian hợp đồng.
+ Dự án đã giải phóng mặt bằng trên 90%
* Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là

hợp đồng BLT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
nhà đầu tư để xây dựng cơng trình kết cấu hạ tầng; sau khi hồn thành cơng
trình, nhà đầu tư được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác
cơng trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư theo các điều kiện quy định tại Khoản
2 Điều 14 Nghị định 15/2015/NĐ-CP; hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư
chuyển giao cơng trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ví dụ:
- Tên dự án: Xây dựng nhà máy xử lý chất thải công nghệ cao tại xã Bắc Sơn,
huyện Sóc Sơn thực hiện theo hình thức hợp đồng BLT
- Tổng mức đầu tư: 7.898 tỷ đồng.

16


- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền/ Đơn vị chuẩn bị dự án: UBND TP. Hà
Nội/Sở Xây dựng Hà Nội
- Phần tham gia của nhà nước: Thanh toán BTL, tạm tính bằng tổng mức đầu tư.
* Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (sau đây gọi tắt là hợp đồng O&M) là
hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để kinh
doanh một phần hoặc tồn bộ cơng trình trong một thời hạn nhất định.
Ví dụ: Bộ Giao thơng Vận tải đã kiến nghị Thủ tướng cho nhượng quyền khai
thác cảng hàng khơng Phú Quốc theo hình thức hợp đồng Kinh doanh - Quản lý
(hợp đồng O&M). Theo quy định hiện hành, đây là hợp đồng được ký giữa Nhà
nước và nhà đầu tư để kinh doanh một phần hoặc toàn bộ cơng trình trong một
thời gian nhất định.
* Các hợp đồng tương tự khác: Căn cứ các loại hợp đồng dự án nếu trên,
Bộ ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất các loại hợp đồng tương tự khác
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định ( khoản 3, điều 2, nghị định
15/2015/NĐ-CP)

Ví dụ:
- Tên dự án: Đường liên cảng huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền/ Đơn vị chuẩn bị dự án: UBND tỉnh Đồng
Nai/Sở Giao thông vận tải
- Quy mô, cơng suất: 14,728 km; kết nối 15 cảng.
- Hình thức hợp đồng: DBFOT
- Tổng mức đầu tư: 7.704,643 tỷ đồng
- Phần tham gia của nhà nước: 3.852,32 tỷ đồng
DBFOT (thiết kế - xẩy dựng - tài trợ - vận hành - chuyển giao) và các thỏa thuận
tương tự hợp đồng thiết kế đặc biệt cho các dự án mới. Theo những thỏa thuận
này, đối tác tư nhẩn thường thiết kế, xẩy dựng và vận hành dự án trong một thời
17


gian nhất định, thường là 10 - 20 năm. Sau đó, tất cả các quyền hay quyền sở
hữu tài sản có thể được chuyển giao cho chính phủ.
b. Hợp đồng hợp tác kinh doanh ( gọi là hợp đồng BCC )
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư
nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không
thành lập tổ chức kinh tế.
Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư
nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại điều 37 của Luật đầu tư.
Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện
hợp đồng. Chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa
thuận
Hợp đồng BCC gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa
chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
- Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

- Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh
doanh giữa các bên;
- Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
- Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng
được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành
lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

18


Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung
khác không trái với quy định của pháp luật.
Ví dụ: France Telecom khởi đầu hoạt động tại thị trường Việt Nam bằng tấm
giấy phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép thực hiện Hợp đồng hợp tác
kinh doanh BCC với Tập đồn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT xây dựng
540.000 đường dây điện thoại cố định tại TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/1997.
Hợp đồng BCC giữa France Telecom và VNPT là một trong các giải pháp
để thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thơng tại TP. Hồ Chí Minh nói
riêng và Việt Nam nói chung nhằm đạt mục tiêu kế hoạch phát triển điện thoại
của VNPT và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ viễn thơng chất lượng cao, đáp
ứng nhu cầu thông tin ngày càng tăng của khách hàng và xã hội. Song song với
thực hiện hợp đồng BCC tại TP. Hồ Chí Minh, France Telecom cịn hỗ trợ cho
VNPT trong chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và góp phần tăng
cường mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Pháp.

Câu 4
Phân tích điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị trong đấu thầu

lựa chọn nhà đầu tư.
Trả lời:
Điều 88, nghị định 30/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện để xem xét, giải
quyết kiến nghị trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư như sau :
1. Kiến nghị phải là của nhà đầu tư tham dự thầu.
Ở đây chỉ đích danh người đưa ra kiến nghị phải là nhà đầu tư tham gia dự
thầu chứ không phải bất kỳ một cá nhân, tổ chức trung gian nào, không được ủy
quyền, ngay cả công ty mẹ cũng không được can thiệp, tham gia vào giải quyết
kiến nghị của công ty con.

19


2. Đơn kiến nghị phải có chữ ký của người ký đơn dự thầu hoặc đại diện
hợp pháp của nhà đầu tư, được đóng dấu (nếu có).
Việc yêu cầu phải có chữ ký của người ký đơn dự thầu hoặc đại diện hợp
pháp của nhà đầu tư, được đóng dấu để đảm bảo tính minh bạch, đúng pháp luật.
Khi có các dấu hiệu này thì đơn kiến nghị mới có giá trị pháp lý và đủ điều kiện
để được thụ lý giải quyết.
3. Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiến nghị
theo quy định tại các Khoản 3, 4 và 5 Điều 92 của Luật Đấu thầu.
Điều kiện này giúp cho việc giải quyết kiến nghị được tiến hành đúng thủ
tục, quy trình đã được quy định tại khoản 3,4,5 điều 92 Luật đấu thầu. Nếu có
sai phạm thì đơn kiến nghị đương nhiên khơng được xem xét giải quyết.
4. Nội dung kiến nghị đó chưa được nhà đầu tư khởi kiện ra Tòa án.
Khi nội dung kiến nghị đã được nhà đầu tư khởi kiện ra tồn thì khơng
cịn giải quyết theo Luật đấu thầu nữa mà phải tuân theo thủ tục tố tụng. Xem
xét, giải quyết kiến nghị là quy trình chỉ có thể diễn ra trước khi khởi kiện ra
Tịa.
5. Chi phí giải quyết kiến nghị theo quy định tại Khoản 6 Điều 7 Nghị

định 30/2015/NĐ-CP được nhà đầu tư nộp cho bộ phận thường trực giúp việc
của Hội đồng tư vấn đối với trường hợp kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu
tư do người có thẩm quyền giải quyết.
Chỉ trường hợp kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư do người có
thẩm quyền giải quyết mới áp dụng mức chi phí quy định tại khoản 6,7 nghị
định 30/2015/NĐ-CP bao gồm : Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến
nghị của nhà đầu tư về kết quả lựa chọn nhà đầu tư là 0,02% tổng mức đầu tư
của nhà đầu tư có kiến nghị nhưng tối thiểu là 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng
và tối đa là 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng.; Chi phí đăng tải thơng tin về đấu
thầu, chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và việc sử dụng các
20


khoản thu trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo hướng dẫn của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
Nếu nhà đầu tư khơng nộp đủ khoản phí này cho bộ phận thường trực giúp việc
của Hội đồng tư vấn thì kiến nghị sẽ khơng được xem xét giải quyết.
Câu 5
Hãy bình luận đúng, sai và nói rõ căn cứ pháp lý cho ý kiến của mình
đối với những nhận định sau đây:
a) Trong mọi trường hợp, nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu
quốc tế tại Việt Nam, phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng
nhà thầu phụ trong nước.
b) Trong mọi trường hợp, nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách
hợp lệ khi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật Việt
Nam.

Trả lời:
a. Nhận định trên sai.
Căn cứ điểm h, khoản 1, điều 5, luật đấu thầu 2013 về tư cách hợp lệ của

nhà thầu thì các nhà thầu nước ngồi khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam phải
liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước, nhưng
vẫn tồn tại trường hợp ngoại lệ khi nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham
gia vào bất kỳ phần cơng việc nào của gói thầu thì nhà thầu nước ngồi có quyền
khơng liên danh hay sử dụng nhà thầu phụ trong nước.
b. Nhận định trên sai.
Theo khoản 2, điều 5, Luật đấu thầu 2013 quy định nhà thầu, nhà đầu tư
là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

21


- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá
nhân đó là cơng dân;
- Có chứng chỉ chun mơn phù hợp theo quy định của pháp luật;
- Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
- Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Khơng đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
Như vậy, tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân khơng phải
chỉ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà còn phải đáp ứng các điều kiện khác
về chun mơn, về tư cách pháp lý thì mới có thể tham gia dự thầu.

22



×