Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Đề cương môn học KINH TẾ HỌC pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.43 KB, 4 trang )

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa Kinh tế Phát triển
Bộ môn Kinh tế học
Đề cương môn học
KINH TẾ HỌC
Dành cho lớp ôn tập thi tuyển sinh cao học kinh tế năm 2009
Giảng viên: Tiến sĩ Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư
Email:

1. Số đơn vị học trình: 3 (45 tiết/10 buổi)
2. Điều kiện tiên quyết:
Môn học này đòi hỏi học viên phải có trình độ đại cương và kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô và
toán cao cấp.
3. Mục tiêu của môn học
Môn Kinh tế học (economics), bao gồm cả hai phần: kinh tế học vi mô (microeconomics) và
kinh tế học vĩ mô (macroeconomics), được thiết kế dành cho học viên có ý định vào học
chương trình thạc sĩ kinh tế. Hiểu những khái niệm và nguyên tắc kinh tế cơ bản là mục tiêu
quan trọng của khoá học này. Môn học này cũng nhằm sửa soạn lại những kiến thức nền tảng
về phân tích kinh tế nhằm làm cơ sở cho chương trình kinh tế học nâng cao ở bậc thạc sĩ.
4. Mô tả môn học
Ngoài phần giới thiệu môn học và phương pháp luận để nghiên cứu kinh tế học một cách cơ
bản, nội dung của môn này được phân phối thành hai nhóm kiến thức.
Phần đầu là trình bày về kinh tế học vi mô. Trong phần này học viên được ôn tập lại các vấn
đề cơ bản về thị trường tự do và thị trường có điều tiết bởi chính phủ , cũng như hành vi lựa
chọn của người tiêu dùng và hành vi nhà sản xuất. Thêm vào đó, các cấu trúc thị trường trong
kinh tế thị trường cũng là nội dung cần nghiên cứu.
Phần thứ hai tập trung vào các vấn đề của kinh tế vĩ mô. Trong phần này, giảng viên sẽ nhắc
lại nội dung của các chỉ tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mô, và các chính sách kinh tế vĩ mô để điều
tiết nền kinh tế như : chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ trong nền kinh tế “đóng” lẫn
nền kinh tế “mở” để từ đó học viên có cái nhìn bao quát về lý thuyết lẫn chính sách kinh tế vĩ
mô.


5. Nhiệm vụ của sinh viên
1
2
10 buổi học là thời lượng không đủ để giảng viên có thể thảo luận và làm rõ tất cả những vấn
đề của mô học. Chúng tôi chỉ phân tích có chọn lựa những chủ đề trọng tâm. Do vậy, để đảm
bảo đạt yêu cầu, học viên cần phải tự mình đọc sách và bài giảng trước khi đến lớp những
nội dung cơ bản đã học ở bậc cử nhân (hoặc chuyển đổi) là yêu cầu bắt buộc. Cần nhớ rằng,
kinh tế học là một môn học được xây dựng một cách có hệ thống, và do vậy việc vắng học
một buổi có thể là trở ngại để tiếp thu cho các buổi học tiếp theo.
6. Tài liệu học tập
David Begg, Stanley Fischer và Rudiger Dornbusch, 2007, Kinh tế học, Mc Graw Hill và
Nhà xuất bản Thống kê (sách dịch).
Tài liệu ôn tập do Bộ Môn Kinh tế học – Khoa Kinh tế Phát triển, trường Đại học Kinh tế
Tp.HCM, phát hành.
Bài giảng của giảng viên (download các bài giảng và tài liệu có liên quan đến môn học tại địa
chỉ email: )
Lưu ý rằng, sách tham khảo và bài giảng của giảng viên hoặc các tài liệu đọc thêm là có tính
bổ sung cho nhau, chứ không phải thay thế.
Ngoài ra sinh viên có thể tham khảo thêm một số sách dưới dây:
N. Gregory Mankiw, Kinh tế học vĩ mô (bản dịch), Nhà xuất bản thống kê và Đại học kinh tế
quốc dân Hà Nội, 2003.
Robert S. Pindyck và Daniel L. Rubinfeld, Kinh tế học vi mô, Ấn bản thứ năm, Nhà xuất bản
Prentice-Hall (trang web của sách là: Quyển này cũng đã
dịch ra tiếng Việt.
7. Nội dung môn học (cho 10 buổi)
Buổi Chủ đề và câu hỏi cơ bản Thuật ngữ then chốt Tài liệu đọc
1 Kinh tế học và phương pháp
nghiên cứu
• Tại sao phải nghiên cứu kinh tế
học?

• Phạm vi của kinh tế học?
• Các nhà kinh tế tư duy như thế
nào?
khan hiếm, chi phí cơ hội,
đánh đổi, khuyến khích, biên
tế, trao đổi, đường giới hạn
khả năng sản xuất, vi mô, vĩ
mô, mô hình, biến nội sinh,
biến ngoại sinh, ngắn hạn, dài
hạn,…
Begg, C1 và
2.
2 Cầu, cung, thị trường và chính
phủ
• Cơ sở hình thành cung, cầu?
• Độ co dãn và các ứng dụng?
• Thị trường tự do vận hành như
thế nào?
Cầu, đường cầu, cung, đường
cung, cân bằng, độ co dãn,
thặng dư, thất bại thị trường,
thất bại chính phủ, …
Begg, C3 và
4.
3
• Tại sao chính phủ lại can thiệp
và hệ quả?
3 Lựa chọn của người tiêu dùng
• Giả định về sở thích?
• Cơ sở của sự lựa chọn?

• Từ cầu cá nhân đến cầu thị
trường
Hữu dụng, hữu dụng biên, sở
thích, ngân sách tiêu dùng,
bàng quan, cầu cá nhân, cầu
thị trường…
Begg, C5.
4 Sản xuất và cung ứng
• Mục tiêu và ràng buộc của nhà
sản xuất?
• Các loại chi phí ngắn hạn và
dài hạn?
• Lựa chọn ngắn hạn và dài hạn?
Chi phí, lợi nhuận, sản xuất,
công nghệ, hiệu quả, hiệu suất
theo qui mô, gia nhập ngành,
ra khỏi ngành,…
Begg, C6 và
7.
5 Các cấu trúc thị trường
• Tại sao có các loại cấu trúc thị
trường khác nhau?
• Ra quyết định trong từng cấu
trúc thị trường?
• Cạnh tranh hoàn toàn và độc
quyền thuần tuý?.
độc quyền, cạnh tranh, độc
quyền nhóm, cạnh tranh độc
quyền, công nghệ, lợi thế theo
qui mô, hàng hoá đồng nhất và

dị biệt, chi phí giao dịch, lý
thuyết trò chơi,…
Begg, C8 và
9.
6 Tổng quan về lý thuyết kinh tế vĩ

• Ngắn hạn và dài hạn?
• Tổng cung và tổng cầu?
• Chính sách vĩ mô?
• Hạch toán thu nhập quốc dân?
Ngắn hạn, dài hạn, tổng cung,
tổng cầu, giá cả, chính sách
tiền tệ, chính sách tài khoá,
GDP, GNP, . . .
Beeg, C19.
7 Tổng cầu và chính sách tài khóa
• Tổng cầu
• Sản lượng cân bằng
• Mô hình số nhân Keynes?
• Nghịch lý tiết kiệm?
• Chính sách tài khóa
Cân bằng trong ngắn hạn, số
nhân thuế, số nhân chi tiêu
chính phủ, nghịch lý tiết
kiệm,chính sách tài khóa,…
Begg, C20 và
21.
8 Ngân hàng và thị trường tiền tệ
• Tiền và đo khối tiền như thế
nào?

• Hệ thống ngân hàng?
• Công cụ của chính sách tiền tệ?
• Tạo tiền trong hệ thống ngân
hàng?
• Cung và cầu tiền?
Tiền, thanh khoảng, ngân
hàng trung ương, định chế tài
chính trung gian, chính sách
tiền tệ, số nhân tiền,thị trường
tiền tệ, …
Begg, C22 và
23.
9 Hỗn hợp chính sách tài khoá và
tiền tệ
• Quyết định đầu tư?
IS, LM, Chính sách tài khoá,
chính sách tiền tệ,…
Begg, C24.
4
• Mô hình IS-LM?
• Phối hợp chính sách tài khoá và
tiền tệ
10 Ôn tập

×