Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Đáp án 27 câu hỏi ổn tập môn chủ nghĩa xã hội khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.99 KB, 23 trang )

Câu 1 : Một số quan điểm khác nhau lý giải về nguồn gốc nhà nước? Học
thuyết Mác –Lê nin về nguồn gốc nhà nước? Liên hệ với sự ra đời nhà nước
đầu tiên ở Việt Nam?
1. Một số quan điểm khác nhau lý giải về nguồn gốc NN
- thuyết thần quyền: NN là sản phẩm do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự
chung. Thuyết này bao gồm 3 phái là phái quân chủ, phái giáo quyền và phái dân
quyền
- thuyết gia trưởng: NN là sản phẩm phát triển của gia đình, là hình thức tổ chức tự
nhiên của cuộc sống con người
- thuyết bạo lực: NN xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối
với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng thiết lập 1 hệ thống cơ quan đặc
biệt (NN) để nô dịch kẻ chiến bại
- thuyết tâm lý: NN là do nhu cầu của con người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc
vào các thủ lĩnh, giáo sĩ
2. Học thuyết M-Ln về nguồn gốc NN: theo quan điểm của chủ nghĩa M-Ln, tiền
đề kinh tế cho sự ra đời NN là chế độ tư hữu tài sản. Tiền đề xã hội cho sự ra đời
NN là sự phân chia XH thành các giai cấp.
3. Liên hệ với sự ra đời NN đầu tiên ở VN: NN VN ra đời cách ngày nay khoảng
2500-2700 năm. Hai nhân tố trị thủy và chống ngoại xâm là những yêu cầu khách
quan thúc đẩy nhanh quá trình hình thành NN Văn lang – Âu lạc.
Câu 2 : Bản chất, đặc trưng cơ bản của NN
1. bản chất : theo học thuyết Mác Lênin, bản chất NN được thể hiện ở 2 phương
diện là tính xã hội và tính giai cấp
- tính xã hội của NN
+ Thứ nhất, để tồn tại và phát triển, NN nào cũng phải quan tâm giải quyết các vấn
đề chung của XH


+ Thứ hai, bất kỳ NN nào cũng sẽ k thể tồn tại, phát triển được nếu như giai cấp
thống trị tuyệt đối k chú ý, quan tâm, bảo vệ quyền lợi của các giai cấp, tầng lớp
khác


+ Thứ ba, mức độ thể hiện và thực hiện tính xã hội của các NN k hồn tồn giống
nhau
- tính giai cấp của NN
+ Thứ nhất, NN chỉ ra đời trong XH có giai cấp
+ Thứ hai, NN là do giai cấp thống trị XH tổ chức nên, phục vụ quyền lợi chủ yếu,
trước hết là cho giai cấp thống trị XH
+ Thứ ba, sự thống trị của giai cấp được thể hiện trên 3 mặt là kinh tế, chính trị và
tư tưởng
+ Thứ tư, mức độ thể hiện và mức độ thực thi tính giai cấp trong mỗi thời kỳ, mỗi
giai đoạn là khác nhau, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan
2. đặc trưng cơ bản của NN
- NN là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt với bộ máy quản lý đời
sống XH, thực hiện cưỡng chế trong những trường hợp cần thiết trên cơ sở pháp
luật
- NN có lãnh thổ và thực hiện sự quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh
thổ
- NN có chủ quyền quốc gia
- NN là tổ chức duy nhất có quyền ban hành PL và đảm bảo sự thực hiện PL
- NN có quyền định ra và thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc
Câu 3 Hình thức chính thể: khái niệm, cách phân loại các hình thức chính thể
của nhà nước?
1. Khái niệm hình thức chính thể: là cách thức tổ chức, trình tự thành lập các cơ
quan cao nhất của quyền lực NN, mối quan hệ giữa các cơ quan này với nhau và
mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này


2. Cách phân loại các hình thức chính thể của NN
* chính thể quân chủ: người đứng đầu k do bầu cử mà do thế tập truyền ngôi
- quân chủ tuyệt đối: người đứng đầu nắm trọn quyền lực NN. VD Bruney, Oman,
Qatar, Vatican, Ả rập xê út

- quân chủ hạn chế: quyền của nhà vua bị hạn chế, nhường quyền lực cho các thiết
chế khác của NN (quốc hội, nghị viện, chính phủ)
+ quân chủ nhị nguyên: quyền lực được chia đều cho nhà vua và nghị viện. hình
thức này chỉ tồn tại ở thời kỳ đầu của cách mạng tư sản
+ quân chủ lập hiến: quyền lực của vua bị hạn chế trong tất cả các lĩnh vực, nhà
vua chỉ có 1 số quyền mang tính chất hình thức. VD: Anh, Nhật, Thái..
* chính thể cộng hịa: tồn tại 1 hoặc nhiều thiết chế quyền lực tối cao được hình
thành bằng cơ chế bầu cử
- cộng hịa q tộc: quyền lực tập trung trong tay giai cấp quý tộc. VD NN Xpac,
NN Aten thời cổ đại. Ngày nay k cịn quốc gia nào theo chính thể này
- cộng hòa dân chủ:
+ cộng hòa đại nghị: quyền lực NN tối cao thuộc về nghị viện. Nguyên thủ quốc
gia do nghị viện bầu, k có nhiều thực quyền. Chính phủ chịu trách nhiệm trước
nghị viện. Nghị viện có quyền bất tín nhiệm chính phủ và người đứng đầu chính
phủ có quyền yêu cầu nguyên thủ quốc gia giải tán nghị viện. VD: Miến điện..
+ cộng hòa tổng thống: hành pháp và lập pháp k chịu trách nhiệm lẫn nhau và cả
hai đều do dân bầu. Nguyên thủ quốc gia k những là người đứng đầu NN mà còn
đứng đầu hành pháp. VD: Mĩ, Indonexia, Philippin..
+ cộng hịa lưỡng tính: có sự kết hợp của 2 hình thức trên. Tổng thống do dân bầu
nên vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa lãnh đạo nội các. Nội các do thủ tướng đứng
đầu, do nghị viện thành lập vừa chịu trách nhiệm trước nghị viện vừa chịu trách
nhiệm trước tổng thống. Tổng thống có quyền giải tán nghị viện.. VD: Pháp, Nga,
Singapo..
Câu 4 Hình thức cấu trúc nhà nước: khái niệm, phân loại?


1. Khái niệm hình thức cấu trúc NN: là sự tổ chức NN thành các đơn vị hành chính
– lãnh thổ, tính chất của mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành NN, giữa các cơ
quan NN trung ương với các cơ quan NN địa phương
2. Phân loại

- căn cứ vào liên kết bên trong NN (theo luật hiến pháp) : nhà nước đơn nhất, NN
liên bang và liên minh các nhà nước
- căn cứ vào liên kết bên ngoài giữa các NN (theo luật quốc tế) : các tổ chức quốc
tế, các tổ chức siêu quốc gia và chế độ bảo hộ
Câu 5 Chức năng nhà nước: khái niệm, phân loại, hình thức, phương pháp
thực hiện chức năng của nhà nước?
1. Khái niệm chức năng NN: là các phương diện hoạt động chủ yếu, cơ bản của
NN trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống XH, phù hợp với bản chất, vai trò,
trách nhiệm của NN đối với XH
2. Phân loại chức năng NN:
- theo các lĩnh vực hoạt động cơ bản của NN: chức năng đối nội và chức năng đối
ngoại
- theo ý nghĩa của các chức năng: chức năng chủ yếu và chức năng phái sinh
- theo nguyên tắc phân chia quyền lực: chức năng lập pháp, chức năng hành pháp,
chức năng tư pháp
- theo kiểu NN: chức năng NN chiếm hữu nô lệ, chức năng NN phong kiến, chức
năng NN tư bản, chức năng NN XHCN
3. Hình thức thực hiện chức năng NN: NN dùng các hình thức pháp lý để thực hiện
chức năng của mình, đó là việc NN ban hành các văn bản PL thiết lập các cơ chế
pháp lý và theo đó thực hiện các chức năng của mình. Có các hình thức pháp lý
sau: bằng hoạt động lập pháp, bằng hoạt động hành pháp, bằng hoạt động tư pháp,
bằng các hình thức thỏa thuận để thực hiện chức năng NN. Ngồi ra cịn có các
hình thức các mà k gắn với các hoạt động ban hành, tổ chức thực hiện và bảo vệ
PL như tổ chức, sắp xếp cơ cấu lại các thiết chế, các hình thức tham gia của các
chủ thể XH khác có liên quan đến việc thực hiện chức năng của NN


4. Phương pháp thực hiện chức năng NN: là các cách thức, phương tiện được sử
dụng để thực hiện các chức năng của NN. Đó là các phương pháp: giáo dục,
khuyến khích, thuyết phục, cưỡng chế

Câu 6 Chức năng kinh tế của nhà nước CHXHCN Việt nam?
- NN đã thực hiện nhất quán chính sách kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập sâu
rộng vào đời sống kinh tế quốc tế
- Đặc biệt, sau khi ban hành Hiến pháp 2013, VN đã XD và đổi mới hành lang
pháp lý
- Tuy vậy, để đảm bảo phát triển bền vững, trong thời gian tới, NN cần phải thực
hiện quyết liệt tái cơ cấu nền kinh tế.
Câu 7 Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam: khái niệm, phân loại các cơ
quan nhà nước, vị trí, vai trị, chức năng cơ bản của các cơ quan nhà nước?
1. Khái niệm bộ máy NN CHXHCN VN: là hệ thống các cơ quan NN từ trung
ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung,
thống nhất nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của NN vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, XH dân chủ công bằng văn minh.
2. Phân loại các cơ quan NN và vị trí, vai trị, chức năng cơ bản của các cơ quan
NN
- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của ND, cơ quan quyền lực NN cao nhất,
thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
và giám sát tối cao
- chủ tịch nước là người đứng đầu NN, thay mặt NN về đối nội và đối ngoại
- chính phủ là cơ quan hành chính NN cao nhất, là cơ quan chấp hành của QH,
thực hiện quyền hành pháp
- Tòa án thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ công lý
- Viện kiểm sát thực hành quyền cơng tố và kiểm sốt các hoạt động tư pháp
- Hội đồng bầu cử quốc gia và kiểm toán NN là 2 thiết chế mới có nhiệm vụ tổ
chức bầu cử và kiểm tốn tài sản cơng


- Chính quyền địa phương gồm hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ở 3 cấp:
tỉnh, huyện, xã.
Câu 8 Nhà nước pháp quyền: khái niệm, đặc điểm cơ bản?

1. Khái niệm NN pháp quyền là tư tưởng tiến bộ về tôn trọng, bảo vệ quyền con
người và các giá trị dân chủ, cơng bằng, cơng lý, bình đẳng trên cơ sở xác lập
những cách thức cầm quyền tốt cho người dân, thượng tôn PL, chống sự lạm quyền
2. Đặc điểm cơ bản
- Xác lập và củng cố chế độ Hiến pháp
- bảo đảm tính cơng bằng, minh bạch của PL và khả năng tiếp cận công lý cho
người dân
- thực hiện phân quyền trong tổ chức quyền lực NN
- bảo đảm sự độc lập của tư pháp
Câu 9 Pháp luật được ra đời như thế nào? Nêu các loại nguồn của pháp luật?
Liên hệ với nguồn của pháp luật ở Việt Nam hiện nay?
1. PL được ra đời như thế nào:
- PL của NN ra đời xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có nhu cầu bảo vệ lợi
ích của tầng lớp có thế lực trong XH cũng như nhu cầu của chính đời sống kinh tế,
văn hóa, xã hội của con người
- theo học thuyết M-Ln, trong XH nguyên thủy mặc dù chưa có NN, PL, nhưng để
tồn tại và phát triển, XH nguyên thủy đã tổ chức quản lý cộng đồng với các loại
quy tắc XH như tập quán, đạo đức, luật tục, tín điều tôn giáo..
- vào giai đoạn cuối của XH nguyên thủy, do sự phát triển của lực lượng sản xuất
đã đưa đến 3 lần phân cơng lao động, hình thành chế độ tư hữu và phân chia XH
thành các giai cấp đối lập
- PL xuất hiện 1 cách tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh hành vi và
các quan hệ XH của con người
2. Nêu các loại nguồn của PL


- Nguồn nội dung
+ các nguyên tắc chung của PL
+ điều ước quốc tế
+ tập quán quốc tế

+ học thuyết, tư tưởng pháp lý, lẽ công bằng, hợp đồng
- Nguồn hình thức
+ tập quán
+ án lệ
+ văn bản pháp luật
+ giáo lý, luật lệ tôn giáo
+ khẩu lệnh (PL truyền khẩu)
3. Liên hệ với nguồn của pháp luật ở Việt Nam hiện nay:
- VBPL: là nguồn PL chủ yếu, có thời điểm, được xem là duy nhất.
- Tập quán: BLDS quy định nếu các bên k có thỏa thuận, PL k có quy định thì có
thể áp dụng tập qn k trái những nguyên tắc của PL
- án lệ là loại nguồn PL mới được tòa án cho phép áp dụng trở lại
- ngồi ra cịn có các điều ước quốc tế, nhu cầu XH, chủ trương chính sách của
ĐCSVN là nguồn có giá trị định hướng xây dựng và thực thi PL
Câu 10 Bản chất, thuộc tính cơ bản, vai trò của pháp luật trong xã hội? so
sánh pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác?
1. Bản chất của PL là 1 thể thống nhất bao gồm các phương diện, các tính chất cơ
bản là: tính giai cấp, tính xã hội, tính dân tộc, tính nhân loại, bảo vệ, bảo đảm
quyền con người
- tính giai cấp: thể hiện ở sự phản ánh ý chí, lợi ích của giai cấp thống trị XH trong
hệ thống các VBPL, trong hoạt động áp dụng PL của NN


- tính XH: PL đồng thời bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị còn phải thể hiện,
bảo vệ quyền lợi của các giai cấp, tầng lớp khác và tồn XH nói chung
- tính dân tộc, nhân loại, bảo vệ, bảo đảm quyền con người: trong bối cảnh toàn
cầu hóa, PL quốc gia phải là hệ thống PL mở. Xu hướng phát triển của PL là ngày
càng đảm bảo sự hài hịa, cân bằng các loại lợi ích, trọng tâm là bảo vệ, bảo đảm
các quyền, tự do và sự phát triển toàn diện của con người và sự phát triển bền vững
của XH

2. Thuộc tính cơ bản của PL
- tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung
- tính xác định chặt chẽ về hình thức
- tính được đảm bảo thực hiện bằng NN
3. Vai trò của PL trong XH:
- vai trò PL trong việc bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con người
- vai trò của PL đối với dân chủ, cơng bằng và bình đẳng
- vai trò của PL đối với NN
- vai trò PL đối với đạo đức
- vai trò PL đối với văn hóa, truyền thống và tập qn
- vai trị của PL đối với kinh tế và các vấn đề XH
4. So sánh PL với các loại QPXH khác
- giống nhau: đều là những quy tắc xử sự điều chỉnh các quan hệ xã hội
- khác nhau
Chủ thể
ban hành
Tính chất

PL
NN

Các loại QPXH khác
Phi NN như cộng đồng, tổ chức..

Có tính phổ biến bắt
buộc chung

Chỉ có tính chất bắt buộc riêng trong phạm vi
không gian hẹp (phong tục tập quán.. ) hoặc
trong các tổ chức..



Hình thức

Xác định chặt chẽ
đa dạng phong phú, có thể dưới hình thức bất
theo trình tự thủ tục thành văn hoặc dưới dạng thơ ca hị vè..
quy định của PL
Tính bắt
Do NN đảm bảo việc Thường do dư luận, cộng đồng hoặc trong
buộc thực
thực hiện một cách
nhóm tổ chức và khơng có tính chất cưỡng
thi
bắt buộc
chế bắt buộc thực thi
VD
Quy định đội mũ bảo Trước lễ cưới thì có các lễ như dạm ngõ, nạp
hiểm
tài, ăn hỏi..
Câu 11 Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức? giữa pháp luật và tập quán?
Liên hệ vào thực tiễn Việt Nam hiện nay
1. mối quan hệ giữa PL và đạo đức: đạo đức là cơ sở của PL và cũng là điều kiện
đảm bảo thực hiện PL. Ngược lại, PL là phương tiện ghi nhận, bảo vệ các giá trị
chuẩn mực đạo đức , góp phần đặc biệt quan trọng để bảo vệ đạo đức, tạo lập điều
kiện cho sự hình thành những quan niệm mới, những chuẩn mực đạo đức mới, tiến
bộ và loại bỏ dần những quan niệm, quy tắc đạo đức cũ, có ảnh hưởng tiêu cực đến
lợi ích của con người.
2. mối quan hệ giữa PL và tập qn: PL có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ các
tập quán truyền thống tốt đẹp của các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ quốc gia đồng

thời PL cũng quy định nguyên tắc cấm việc thực hiện các tập quán lạc hậu, phản
tiến bộ
3. liên hệ vào thực tiễn VN hiện nay: Hiện nay ở VN, đạo đức, tập quán với PL có
tác động nhau mạnh mẽ. Những quan niệm đạo đức tốt như tôn sư trọng đạo, lương
y như từ mẫu, kính già yêu trẻ, kính trên nhường dưới.. được NN phát huy, ngược
lại những quan niệm đạo đức lạc hậu như trọng nam hơn nữ, xấu chàng hổ ai, vạch
áo cho người xem lưng, một điều nhịn chín điều lành.. dần được NN đẩy lùi trong
cuộc sống. Bên cạnh đạo đức có sức lan tỏa trong phạm vi khơng gian rộng thì tập
qn có tác động tới từng vùng miền ở phạm vi hẹp hơn và cũng chịu sự điều
chỉnh của PL như những tập quán tốt đẹp như khi làm nhà thì họ hàng, thân quen
giúp nhau, gìn giữ nghi lễ cưới xin như dạm ngõ, bỏ trầu, ăn hỏi.. Còn những tập
quán cổ hủ thì NN từng bước tun truyền để người dân xóa bỏ như khi ốm k đi
bệnh viện mà mời thầy cúng về bắt ma..


Câu 12 Văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam: khái niệm, các loại văn bản
quy phạm pháp luật, hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật? Phân biệt
văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật?
1. Khái niệm: Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) là văn bản có chứa các
QPPL do các chủ thể có thẩm quyền ban hành, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp
dụng nhiều lần và được NN bảo đảm thực hiện
2. các loại VBQPPL
- Văn bản Luật: Hiến pháp, Luật của Quốc hội
- Văn bản dưới luật như Lệnh của Chủ tịch nước; Nghị định của Chính phủ; Thông
tư của bộ trưởng; Nghị quyết của HĐND các cấp; Quyết định của UBND các cấp..
3. hiệu lực của VBQPPL là giá trị tác động của VBQPPL lên các quan hệ XH về
mặt thời gian, không gian và đối tượng tác động
4. Phân biệt VBQPPL và VBADQPPL:
Về hiệu
lực

Về tính
chất (nội
dung)
Về chủ
thể ban
hành
Về hình
thức (tên
gọi)
Cơ sở ban
hành
VD

VBQPPL
Được áp dụng nhiều lần

VBADQPPL
Được áp dụng 1 lần

Chức đựng những quy tắc xử sự Chức đựng những quy tắc xử sự
chung
riêng áp dụng cho cá nhân tổ chức
cụ thể
Ít hơn, được qđ ở trong Luật
Nhiều hơn, là hầu hết các CQNN và
như QH, CP, UBND.. và đa
đa phần là cá nhân (thủ trưởng hoặc
phần là cơ quan NN
cán bộ công chức trong CQNN)
Nhiều hơn như Hiến pháp, Luật, Ít hơn, thường là các QĐ, bản án..

Lệnh, Pháp lệnh, Nghị định,
Thông tư..
VBQPPL cấp dưới căn cứ vào
VB QPPL
VBQPPL của cấp trên, còn
VBQPPL của cấp cao nhất
(Hiến pháp) thì do QH ban hành
Hiến pháp 2013, LHNGĐ 2014, Quyết định khởi tố và bắt tạm giam
Nghị định số 105 về kinh doanh Đinh La Thăng năm 2017
rượu năm 2017
Quyết định xử phạt hành chính cty
Fomosa 560 triệu của UBND Hà


Tĩnh năm 2017
Câu 13 Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật?
1. Khái niệm thực hiện pháp luật: là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa
các quy định PL vào c/s, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể
PL
2. Các hình thức thực hiện pháp luật. VD
- Tuân thủ PL là hình thức thực hiện PL mà các chủ thể PL kiềm chế k tiến hành
những hoạt động mà PL ngăn cấm. VD: không vứt rác, k vượt đèn đỏ..
- Thi hành PL (hoặc chấp hành PL) là hình thức thực hiện PL mà các chủ thể PL
thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng những hành động tích cực. VD: nộp
thuế, đi đăng ký tạm trú..
- Sử dụng PL là hình thức thực hiện PL mà các chủ thể PL thực hiện quyền chủ thể
mà PL quy định. VD: quyền tự do kinh doanh, quyền ứng cử..
- Áp dụng PL là hình thức thực hiện PL chỉ dành cho các cơ quan NN hay nhà chức
trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể PL thực hiện các quy định của PL,
hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của PL để tạo ra các quyết định làm phát

sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ PL cụ thể. VD: công an ra
quyết định xử phạt vi phạm giao thơng. Tịa án ra bản án kết tội người phạm tội
Câu 14 Khái niệm, đặc điểm của áp dụng pháp luật? Áp dụng pháp luật
tương tự là gì? Có những hình thức áp dụng pháp luật tương tự nào?
1. Khái niệm ADPL: là hình thức thực hiện PL chỉ dành cho các cơ quan NN hay
nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể PL thực hiện các quy định
của PL, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của PL để tạo ra các quyết định làm
phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ PL cụ thể
2. Đặc điểm ADPL
- là hoạt động điều chỉnh có tính cá biệt, cụ thể
- là hoạt động mang tính quyền lực NN
- là hoạt động thể hiện sự sáng tạo


- là hoạt động phải tuân theo những hình thức, thủ tục chặt chẽ do luật định
3. ADPL tương tự là gì? (theo giáo trình LL của ĐHLHN) là hoạt động giải quyết
các vụ việc cụ thể của các chủ thể có thẩm quyền khi khơng có các QPPL trực tiếp
điều chỉnh vụ việc đó
4. Có những hình thức ADPL tương tự nào? Có 2 hình thức áp dựng tương tự PL là
áp dụng tương tự QPPL và áp dụng tương tự PL
Câu 15 Quan hệ pháp luật: khái niệm, cơ cấu; chủ thể; căn cứ phát sinh, thay
đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật? Phân loại các sự kiện pháp lý và cho ví dụ
minh họa?
1. Khái niệm quan hệ PL: là hình thức pháp lý của các quan hệ XH xuất hiện trên
cơ sở sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật và các sự kiện pháp lý tương ứng,
trong đó các chủ thể tham gia có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định, được
NN bảo đảm thực hiện
2. Cơ cấu của quan hệ PL: chủ thể, nội dung và khách thể
3. Chủ thể của quan hệ PL là các cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ PL, có các
quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý, có năng lực chủ thể theo quy định của PL để

tham gia vào quan hệ PL nhất định.
4. Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ PL: quy phạm pháp luật, chủ thể
có năng lực chủ thể và sự kiện pháp lý
5. Phân loại các sự kiện pháp lý. choVD
- theo dấu hiệu ý chí, sự kiện pháp lý được phân thành hành vi và sự biến
+ hành vi được phân thành hành vi hợp pháp (nộp thuế) và hành vi k hợp pháp
(giết người)
+ sự biến được phân thành sự biến tuyệt đối (lũ lụt thiên tai) và sự biến tương đối
(đốt lửa trại gây cháy rừng)
- theo hậu quả pháp lý, sự kiện pháp lý được phân thành
+ sự kiện làm phát sinh quan hệ pháp luật: sự kiện kết hôn của chị A với anh B làm
phát sinh quyền và nghĩa vụ trong quan hệ vợ chồng


+ sự kiện làm thay đổi quan hệ PL: cơn bão khiến cho việc giao hàng bị chậm trễ,
phát sinh chi phí khiến hai bên phải đàm phán thay đổi nội dung hợp đồng.
+ sự kiện làm chấm dứt quan hệ PL: cái chết trong tai nạn giao thông của ông A
làm chấm dứt quan hệ vợ chồng với bà B
Câu 16 Ý thức pháp luật là gì? Các cách phân loại ý thức pháp luật? Đặc
trưng của ý thức pháp luật? Các giải pháp nâng cao ý thức chấp hành pháp
luật của sinh viên hiện nay?
1. YTPL là những tư tưởng, học thuyết, quan điểm, thái độ, tình cảm, sự đánh giá
của con người về hiến pháp, pháp luật, về vai trò, giá trị, chức năng của hiến pháp,
PL, về tính cơng bằng hay k cơng bằng, đúng đắn hay k đúng đắn của các quy định
PL hiện hành, PL đã qua trong quá khứ, PL cần phải có, về tính hợp pháp hay k
hợp pháp trong các quyết định, hành vi của các cá nhân, tổ chức nhà nước và xã
hội; về quyền, nghĩa vụ của con người, về cơng bằng, bình đẳng, về trách nhiệm
NN đối với con người và XH (YTPL là những tư tưởng, tình cảm của con người về
tất cả các lĩnh vực của PL)
2. Phân loại

- theo mức độ, trình độ và phạm vi nhận thức : YTPL thông thường, YTPL lý luận,
YTPL nghề nghiệp
- theo tiêu chí chủ thể : YTPL cá nhân, YTPL nhóm, YTPL xã hội
3. Đặc trưng
- YTPL chịu sự quy định, tác động của tồn tại XH
- tính độc lập tương đối của YTPL :
+ sự lạc hậu của YTPL so với tồn tại XH, thực tiễn XH
+ tính kế thừa của YTPL trong q trình phát triển XH
+ tính tiên phong của YTPL
+ sự tác động trở lại của YTPL đối với tồn tại XH
- tính dân tộc, tính giai cấp của YTPL


4. Các giải pháp
- tuyên truyền có hiệu quả : cho những người tác động tới giới trẻ tuyên truyền như
ca sĩ Sơn Tùng..
- xử lý nghiêm minh : Năm 2017, 1 bác gái 54 tuổi ở Phủ Doãn, HN đã bị phạt 6
triệu vì xả rác k đúng nơi quy định (quy định phạt từ 5-7tr). Trước đó, ở phường
Dịch Vọng Hậu đã xử phạt 2 người lái taxi tiểu tiện k đúng nơi quy định với mức
phạt 2 triệu/người (quy định phạt từ 1-3tr). Sở Y tế tp HCM 2018 cho biết thời gian
qua mới xử phạt được 6 cá nhân và 3 đơn vị hút thuốc lá nơi công cộng với mức
phạt 200k/lượt (vứt tàn thuốc bị phạt 500-1tr, hút phạt 100-300k)
- hoàn thiện quy định PL : VD hút thuốc phạt 1-300k trong khi vứt tàn mẩu thuốc
lại phạt 500-1tr. Vứt rác lên vỉa hè lòng đường phạt 5-7tr trong khi tiểu tiện k đúng
nơi qđ chỉ bị phạt 1-3trieu
Câu 17 Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật?
PL và YTPL có mqh mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau theo cả chiều hướng tích
cực và tiêu cực trong đ/s XH, đ/s nn và pl, trong XDPL, ADPL và các hình thức
thực hiện PL khác
1. YTPL đv hđ XDPL : YTPL là tiền đề t2 trực tiếp đối với hđ XDPL. Chlg of c

công đoạn trg qtr XDPL phụ th vào YTPL trk hết là of n nhà làm L of of alll n ng
tgia vào hđ này. Trg XDPL, YTPL of ng dân có ý ng r qt by vi họ là n ng đk tgia
góp ý kiến XDPL
2. YTPL có vtro qt đv t/h, ad PL. Để cho các qđ PL trở thành hiện thực trg đ/s XH,
mỗi cá nh cần có 1 trđộ YTPL nhất định. Việc t/h PL phụ th vào tr độ nth, sự hiểu
bít PL of cng. đv hđ adpl of c CQ, cá nhân công quyền v hđ t/c tực thi PL nói ch,
PL có vtro đb qt
3. vtro v sự tác V of PL đv YTPL. PL có vtro qt trg việc XD nc tr độ YTPL of c cá
nhân. Sự tác V of PL đến YTPL cthe mang tính tích cực or tiêu cực. Điều này phụ
th vào chất lượng, tính đúng đắn of c qđ, VBPL
Câu 18 Pháp chế là gì? Làm thế nào để tăng cường pháp chế trong bối cảnh
nước ta hiện nay? (sách mới k có, sách cũ trang 126)


1. KN PC : là sự yêu cầu, đòi hỏi mọi chủ thể của PL (các cơ quan, công chức, viên
chức NN, các tổ chức kte, t/c XH và mọi cd) phải thực hiện 1 cách bình đẳng,
nghiêm minh và thống nhất PL
2. Làm thế nào (t/h c ntac of PC)
- bảo đảm tính thống nhất of PC : mún mua nhà phải có hộ khẩu, mún có hộ khẩu
phải có nhà. Mâu thuẫn.
- mọi C đều có nv phải chấp hành PL, bđ trk PL
- phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nhch, công minh mọi VPPL
- thl cơ chế để công dân thực hiện các q`, TD đã đk PL ghi nhận và bảo vệ các q`,
TD đó trk các VP
- tính thống nhất of PC phù hợp, hài hịa với tính hợp lý
Câu 19 Khái niệm, các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật; các yếu tố cấu
thành của vi phạm pháp luật; phân loại các vi phạm pháp luật và cho ví dụ
minh họa?
1. KN VPPL : VPPL là hv trái PL (hđ or k hđ), có lỗi của C có nlhv (nlTNPL) t/h,
xâm phạm đến các QHXH đk PL bv đến q`, l/i of cng

2. Các dấu hiệu cơ bản của VPPL :
- VPPL là hvi of cng, t/h dưới dạng hđ or k
- tính trái PL of hv
- tính có lỗi của hv trái PL
3. Các yt cấu thành of VPPL
- mặt kq : hv, hậu quả, t, đ điểm, công cụ phương tiện thủ đoạn..
- mặt cq : lỗi, động cơ, mục đich
- chủ thể : cá nhân, tổ chức, có năng lực chủ thể, đủ tuổi
- khách thể : vật chất, tinh thần, hành vi..


4. p/l : HS, DS, HC, kỷ luật vật chất
5. VD : LVL 18 năm tù, bồi thường hơn 1 tỉ ; fomosa 560 triệu, nữ sinh ĐHL
tpHCM bị đình chỉ học 1 năm vì photo sách
Câu 20 Nguyên nhân của vi phạm pháp luật; Làm thế nào để tăng cường hiệu
quả cơng tác phịng chống vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay? (sách mới k
có, sách cũ tr 120)
1. Ng/nhân XH
- mâu thuẫn giữa QHSX v LLSX
- tàn dư, tập tục đã lỗi thời của XH cũ cịn rơi rớt lại
- trình độ dân trí và ý thức PL thấp của nhiều tầng lớp dân cư
- hoạt động thù địch của các lực lượng phản động
- những thiếu sót trong hđ qli of nn
- 1 số ít người bẩm sinh có xu hướng tự do vơ tổ chức
2. làm thế nào
- xóa đói giảm nghèo, XD kte ptr
- tăng cường cơng tác gdpl, nâng cao dân trí
- đấu tranh kiên quyết với các loại VPPL
- hoàn thiện chế định trách nhiệm pháp lý
Câu 21 Trách nhiệm pháp lý: khái niệm, cơ sở của trách nhiệm pháp lý, các

dạng trách nhiệm pháp lý – cho ví dụ minh họa?
1. KN Theo nghĩa tiêu cực, TNPL là hậu quả pli bất lợi mà chủ thể VPPL phải
gánh chịu về vật chất hoặc tinh thần và được áp dụng bởi các cơ quan NN có thẩm
quyền
2. Cơ sở của TNPL là VPPL
3. p/l + VD


+ HS : LVL 18 năm tù
+ DS : vụ LVL bồi thường 2 tỉ, ni bé Ngọc Bích đến năm 18t
+ HC : fomusa 560 triệu
+ kỷ luật vật chất : năm 2017 1 sv nữ của trường ĐHL tpHCM đã photo 8 cuốn
sách mang cho các em khóa dưới và bị kỷ luật đình chỉ học 1 năm, sau đó rút
xuống là 1 kỳ
Câu 22 Hệ thống pháp luật và các căn cứ để phân chia hệ thống pháp luật;
liên hệ với hệ thống pháp luật Việt Nam
1. KN HTPL w quan niệm rộng, hiện đại bao hàm cả bản thân QPPL, các loại
nguồn PL, các thiết chế PL, thực tiễn PL, cách thức adpl, thủ tục pháp lý, cách thức
giải quyết các loại trch, dịch vụ PL, VH PL, kỹ thuật lập ph, t2 PL, đạo tạo, gd PL
2. Các căn cứ p/c HTPL
- đtg đ/c
- pp đ/c
3. Liên hệ HTPLVN : có sự chuyển biến ở VN trg quan niệm về HTPL hnay từ QN
trth HTPL w cấu trúc của PL tức cơ cấu bên trong của PL thể hiện sự thống nhất
nội tạ của các QPPL và được phân thành các ngành luật, chế định PL và QPPL
sang QN rộng, hiện đại như trên. Tuy nhiên phạm vi giáo trình chỉ xem xét ở
phương diện cấu trúc của PL và được nghiên cứu 1 số ngành luật như sau : Luật
hiến pháp, hành chính, hình sự và TTHS, DS, TTDS, HNGĐ, LĐ, Đ Đ v MT, L
TM, LTC v ngân hàng, L qte v tư pháp qte.
Câu 23 Khái niệm, vai trò của Hiến pháp trong đời sống xã hội, các nội dung

cơ bản của Hiến pháp 2013
- Khái niệm hiến pháp (HP) : là đạo luật cơ bản có hiệu lực tối cao trong hệ thống
các VBPL của mỗi quốc gia quy định cơ cấu tổ chức NN để đảm bảo thực hiện
quyền con người, quyền công dân.


- Vai trò của Hiến pháp trong đời sống XH
+ tạo lập 1 thể chế dân chủ
+ bảo vệ dân quyền và nhân quyền
+ điều chỉnh tổ chức quyền lực NN
- các nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013 : gồm 120 điều bao gồm lời nói đầu và
11 chương
- chương 1 : chế độ chính trị
- chương 2 : Quyền con người, quyền và nvụ cbản của cdân
- chương 3 : kinh tế văn hóa xã hội
- chương 4 : BV tổ quốc
- chương 5-10 : quy định về tổ chức BMNN: Quốc hội; Chủ tịch nước; Chính phủ;
TAND và VKSND; Chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm
toán NN
- chương 11: hiệu lực của HP và việc sửa đổi HP
Câu 24 : Quyền con người (QCN), quyền cơng dân (QCD) bao gồm những
nhóm quyền cơ bản nào
- QCN là quyền được thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu vốn có của con người mà
nếu k được hưởng thì người ta sẽ k thể sống như 1 con người.
- QCD là những quyền con người được ghi nhận và bảo vệ trong PL quốc gia
- Các nhóm quyền cơ bản của con người :
+ nhóm quyền chính trị : quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý NN và XH, thảo
luận kiến nghị với các CQNN..
+ nhóm quyền dân sự : quyền sống, quyền tự do ngơn luận, lập hội, hội họp..
+ nhóm quyền về kte : quyền tự do kinh doanh tất cả những gì mà PL k cấm, quyền

sở hữu thu nhập hợp pháp..


+ nhóm quyền về VH : quyền sử dụng các cơ sở VH, hưởng thụ các giá trị văn hóa
+ nhóm quyền về XH : quyền hưởng an sinh XH, quyền được sống trong môi
trường trong lành..
Câu 25 Khái niệm tội phạm, năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS), độ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự; hình phạt và mục đích của hình phạt; Phân biệt tội
phạm và vi phạm hành chính
1. Khái niệm tội phạm : là hành vi nguy hiểm cho XH được quy định trong BLHS
do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc
pháp nhân thương mại thực hiện 1 cách có lỗi (cố ý hoặc vơ ý) xâm phạm đến các
quan hệ XH được luật hình sự xác lập và bảo vệ
2. Năng lực trách nhiệm hình sự, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
- Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng hay trạng thái của con người, bằng
hành vi của mình, tham gia vào quan hệ PL hình sự.
- độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự : từ đủ 14 tuổi – 16t chỉ phải chịu TNHS trong 1
số tội nặng được liệt kê trong BLHS, từ đủ 16t trở lên phải chịu trách nhiệm hình
sự về mọi loại tội phạm.
3. Hình phạt và mục đích của hình phạt
- hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của NN, do Tòa án quyết
định trong bản án kết tội có hiệu lực PL đối với người, pháp nhân thương mại để
tước bỏ hay hạn chế quyền, tự do theo quy định của BLHS, qua đó nhằm giáo dục,
cải tạo họ và phịng ngừa tội phạm
- mục đích của hình phạt
+ mục đích trừng trị và giáo dục người, pháp nhân thương mại phạm tội
+ mục đích giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tơn trọng PL
+ mục đích đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm
4. Phân biệt tội phạm và vi phạm hành chính
Phân biệt


Tội phạm

VPHC


Mức độ nguy hiểm Rất lớn
cho XH
Chủ thể vi phạm

Hẹp hơn : cá nhân và Rộng hơn : cá nhân và mọi tổ
pháp nhân thương mại chức

Chủ thể áp dụng Chỉ có tịa án
trách nhiệm
Văn bản áp dụng

Ít hơn

Rất nhiều chủ thể (thường là các
CQNN do ngành luật hành chính
quy định

Chỉ có BLHS

Rất nhiều VBPL thuộc lĩnh vực
luật hành chính
Câu 26 : Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự; chế định thừa
kế;
- Năng lực pháp luật dân sự là khả năng của chủ thể (cá nhân hoặc pháp nhân) có

quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
- NL HV DS là khả năng của chủ thể bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện
quyền, nghĩa vụ dân sự.
* Chế định thừa kế bao gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật
- Chủ thể hưởng thừa kế
+ là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn
sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản
chết.
+ là tổ chức thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
- Những người có hành vi sau đây sẽ không được quyền thừa kế:
+ xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc ngược đãi, hành hạ người để lại di sản
+ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản
+ lừa dối, cưỡng ép người để lại di sản hoặc giả mạo, sửa chữa di chúc
- Thời hiệu thừa kế: 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản và 3
năm đối với nghĩa vụ về tài sản của người chết
- Người lập di chúc là người đã thành niên minh mẫn, sáng suốt không bị lừa dối,
đe doạ. Di chúc của người từ 15-18t phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ ok
- Hình thức của di chúc:


+ Văn bản: có người làm chứng hoặc khơng, có thể công chứng, chứng thực
+ di chúc miệng trong trường hợp tính mạng bị đe dọa và phải có ít nhất 2 người
làm chứng ghi chép lại và sau 5 ngày phải đi công chứng or chứng thực. Sau 03
tháng nếu cịn sống thì di chúc miệng bị huỷ bỏ.
- Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc: cha mẹ vợ chồng con
chưa thành niên hoặc đã thành niên mà k có khả năng lao động thì vẫn được hưởng
2/3 suất chia theo PL nếu họ khơng được hoặc được ít hơn 2/3 suất chia theo PL
- Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế do pháp luật quy định. Thừa
kế theo pháp luật được áp dụng khi khơng có di chúc; di chúc không hợp pháp;
người hưởng thừa kế từ chối hoặc k có quyền

- Các hàng thừa kế theo PL:
+ Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi
+ Hàng thừa kế thứ 2: ông bà nội, ông bà ngoại, cháu ruột, anh chị em ruột;
+ Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại; chắt ruột, bác chú cậu cơ dì cháu
C27: Quan hệ pháp luật về hôn nhân và gia đình, quyền, nghĩa vụ của các chủ
thể; nội dung cơ bản của chế định kết hôn, ly hôn
* QHPL HN v GĐ là hình thức pháp lý của các QH HN v GĐ như QH kết hôn,
nhận nuôi con nuôi, ly hôn.. xuất hiện trên cơ sở sự điều chỉnh của các QPPL HN v

* Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể
- Các chủ thể của L HNGĐ: NN, nhà trường, các tổ chức xã hội, cộng đồng, gia
đình


Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hơn nhân và gia đình
Xã hội (nhà trường, các tổ chức xã hội, cộng đồng) có tránh nhiệm giáo dục, vận
động, tun truyền thực hiện pháp luật hơn nhân gia đình
Vợ chồng có trách nhiệm thương yêu, chung thủy, chăm sóc, giúp đỡ nhau, có
nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc
do yêu cầu của nghề nghiệp, cơng việc. Có nghĩa vụ trong việc tạo lập tài sản
chung và đóng góp vào các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.
Cha mẹ con : Thương yêu, tôn trọng, chăm lo con chưa thành niên, con đã thành
niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài
sản để tự ni mình. Con có nghĩa vụ kính trọng, phụng dưỡng cha mẹ
Các thành viên khác của gia đình quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau
* Nội dung cơ bản của chế định kết hôn
- điều kiện kết hôn :
+ tuân thủ chế độ hôn nhân 1v1c : cấm người đang có vk có ck mà chung sống như
vợ chồng với người khác.
+ tuân thủ độ tuổi kết hôn : nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ 2 bên phải có năng lực hành vi dân sự;
+ 2 bên phải khác giới tính
+ k vi phạm về huyết thống : 2 bên k cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong
phạm vi 3 đời
+ k vi phạm đạo đức : 2 bên k phải hoặc đã từng là cha hoặc mẹ nuôi với con nuôi;
cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế
với con riêng của chồng
* Nội dung cơ bản của chế định ly hôn.
- Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật của Tịa án
- Ly hơn được chia thành 2 loại :


+ Thuận tình ly hơn : là khi vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn. Nếu 2 vc đã thỏa thuận
về việc chia tài sản và nuôi dưỡng con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng
của vợ và con thì Tịa án ra qđ cơng nhận thuận tình ly hơn; nếu khơng thỏa thuận
được hoặc có thỏa thuận nhưng khơng bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và
con thì Tịa án ra bản án giải quyết việc ly hôn.
+ Ly hôn theo yêu cầu của một bên
. khi 1 bên mất tích 2 năm thì bên cịn lại có quyền ly hơn
. khi cha, mẹ hoặc người thân thích u cầu ly hơn cho vợ hoặc chồng bị bệnh tâm
thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi, và bị bạo
lực do chồng hoặc vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng,
sức khỏe, tinh thần của họ
. khi vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền,
nghĩa vụ của vợ, chồng
- Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn
+ Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó
+ Tài sản chung của vợ chồng được chia đơi nhưng có tính đến các yếu tố : lỗi

(ngoại tình, bạo hành..), hồn cảnh gia đình, cơng sức đóng góp..
- Chăm sóc con sau khi ly hơn
+ Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con; nếu khơng thỏa thuận được thì
Tịa án quyết định căn cứ vào quyền lợi của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì
phải đk hỏi ý kiến
+ Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người
mẹ không đủ điều kiện hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con



×