Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phan nhật luyện chi trả dịch vụ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.76 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-------

CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

Học Viên: Phan Nhật Luyện
GVHD: TS. Trịnh Trường Giang

TP.HCM, tháng 8 năm 2018


I.

Đặt Vấn Đề

“Chi trả dịch vụ môi trường” là tạo ra lợi ích cho các cá nhân và cộng đồng để bảo vệ
các dịch vụ môi trường bằng cách bồi hồn cho họ khoản chi phí phát sinh từ việc quản
lý và cung cấp những dịch vụ này (ftayrand và Paquin 2004). Theo định nghĩa kinh điển
của Wunder (2005), chi trả dịch vụ môi trường bao gồm năm yếu tố chính là: giao dịch tự
nguyện, một dịch vụ mơi trường được xác định rõ ràng, có ít nhất một người mua dịch
vụ, ít nhất một người cung cấp dịch vụ, và phải có tính điều kiện (người mua chỉ chi trả
khi mà người cung cấp đảm bảo việc cung cấp dịch vụ được diễn ra liên tục).
Ngày 24/9/2010 Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về
chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để triển khai áp dụng thống nhất trên phạm vi
cả nước kể từ ngày 01/01/2011. Đây là một bước tiến mới, thể hiện sự thay đổi đột phá,
có tính chiến lược khơng chỉ trong tư duy, nhận thức mà còn cả hành động trong suốt quá
trình thiết kế, xây dựng, ban hành và thực thi chính sách kinh tế đối với ngành Lâm
nghiệp ở Việt Nam, chuyển hướng tiếp cận hoàn toàn dựa vào nguồn ngân sách nhà nước
theo truyền thống sang tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà
nước, nguồn vốn xã hội cho phát triển ngành.


Lần đầu tiên, một chính sách kinh tế mới trong Lâm nghiệp được thiết lập, vận hành ở
tầm quy mô quốc gia, được các cấp, các ngành và người dân địa phương rất ủng hộ; có
tác động lan toả, tạo ra hiệu ứng tích cực, phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị
trường, mang lại động lực, lợi ích chung cho cộng đồng; tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa
các chủ rừng trong vai trò là bên cung ứng dịch vụ với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh hưởng lợi từ môi trường rừng ( cơ sở thủy điện, nước sạch và du lịch) trong vai trị
là bên sử dụng dịch vụ mơi trường rừng.


II.

Tổng quan về chi trả dịch vụ mơi trường rừng.

II.1Tình hình chi trả dịch vụ mơi trường rừng ở Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết chính trị mạnh mẽ đối với chi trả dịch vụ môi
trường rừng và ban hành nhiều Nghị định, hướng dẫn, Thông tư và Quyết định để định
hướng triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tuy nhiên, khung giám sát và đánh giá
vẫn mới chỉ ở giai đoạn sơ bộ
Cơ cấu tổ chức và thể chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam chủ yếu dựa vào
các Quỹ Bảo vệ và Phát triển Rừng ở cấp trung ương và địa phương. Tỉ lệ giải ngân của
các quỹ tỉnh nhìn chung là tương đối thấp ( 46%) do hầu hết các tỉnh chưa xác định xong
ranh giới diện tích giữa các chủ rừng.
II.2Tiến trình phát triển của chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Ngành lâm nghiệp bị coi nhẹ so với các ngành kinh tế khác do mức độ đóng góp vào tổng
sản phẩm kinh tế quốc nội rất thấp. Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng sửa đổi năm 2004 đã
thay đổi thực trạng này với việc cơng nhận vai trị quan trọng của rừng trong việc cung
cấp các dịch vụ môi trường như là hạn chế xói mịn đất, điều tiết nguồn nước, hấp thụ
carbon, điều hịa tiểu khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học và vẻ đẹp cảnh quan cho các mục
đích giải trí và du lịch.
Tiếp theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng này, Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn

2006-2020 cũng đã được phê duyệt. Chiến lược đặt ra các nhu cầu cần thiết phải đánh
giá các giá trị tài chính của các dịch vụ mơi trường rừng.
Một vài nghiên cứu về lượng giá rừng và định giá rừng, tập trung vào các dịch vụ môi
trường rừng đã được Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam triển khai. Các nghiên cứu đã
cung cấp cơ sở quan trọng cho các cơ quan liên quan để có được hiểu biết sâu sắc hơn về
các vấn đề liên quan tới việc phát triển chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng .
II.3Cơ cấu thể chế cho chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Cơ cấu thể chế cho chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào
các Quỹ Bảo vệ và Phát triển Rừng (FPDF) được thành lập ở cấp trung ương và cấp tỉnh.
Trong cơ cấu này, nhiệm vụ và vai trò của các bên liên quan đã được xác định rõ


Quỹ cấp tỉnh ký hợp đồng với người mua và thu tiền đối với các dịch vụ phát sinh trong
địa bàn tỉnh. Quỹ cũng chuẩn bị kế hoạch chi trả, giám sát và phân phối nguồn tiền tới
người cung cấp dịch vụ.
Những người cung cấp dịch vụ môi trường là các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng hoặc tổ
chức được quỹ cấp tỉnh xác nhận là đủ điều kiện để cung cấp dịch vụ dựa theo các giấy
và chứng nhận quyền sử dụng đất. Những người này phải ký cam kết về việc bảo vệ
rừng.
Người bán, trong trường hợp là các tổ chức, như là ban quản lý rừng phịng hộ và ban
quản lý rừng đặc dụng có thể trích 10% nguồn kinh phí được chi trả từ Quỹ tỉnh để phục
vụ cho các chi phí quản lý và các hoạt động bảo vệ rừng trong phạm vi quản lý.
Trình tự thực hiện chi trả từ cấp trung ương tới địa phương và giữa người bán và người
mua được quy định trong Thông tư số 62 (do Bộ NN&PTNT và Bộ Tài chính phê duyệt
năm 2012) và Thơng tư 20 (do Bộ NN&PTNT phê duyệt năm 2012).
II.4Các thành tựu chính của chi trả dịch vụ mơi trường rừng ở Việt Nam.
Tính tới tháng 12 năm 2012, có 35 trong tổng số 63 tỉnh thành đã thiết lập Ban chỉ đạo để
giám sát việc triển khai Nghị định 05/ NĐ-CP và Nghị định 99/2010/NĐ-CP, và đã có 27
tỉnh thành đã thành lập và vận hành Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh.
Quỹ cấp tỉnh đã ký 94 hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng, bao gồm 62 hợp đồng

các nhà máy thủy điện, 11 hợp đồng với công ty cung cấp nước sạch và 21 hợp đồng với
Cơng ty du lịch. Các tỉnh được kí nhiều hợp đồng bao gồm: Lâm Đồng, Lào Cai, Đăk
Nông, Đăk Lak, Kom Tum, Quảng Nam.
Nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng là rất đáng kể, đặc biệt là nguồn thu từ các
cơ sở sản xuất thủy điện và công ty cung cấp nước. Doanh thu từ chi trả dịch vụ môi
trường rừng trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 là 1.782 tỉ đồng. Chi trả từ các
nhà máy thủy điện chiếm khoảng 98% tổng doanh thu, 2% từ các công ty cung cấp nước,
nguồn thu từ du lịch chiếm tỉ lệ thấp, chưa đến 0.1%


III. Thách thức và bối cảnh thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi
trường trong thời gian tới.

III.1

Các thách thức đối với chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam.

III.1.1

Tỷ lệ giải ngân tiền chi trả dịch vụ môi trường thấp.

Tỉ lệ giải ngân tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng thấp là do công tác kiểm kê rừng chưa
hoàn thiện, sự chậm chạp trong việc giao đất, giao rừng, số lượng lớn người cung cấp
dịch vụ sống rải rác tại các vùng sâu, vùng xa, năng lực kỹ thuật và tài chính hạn chế ở cả
cấp trung ương và địa phương, và sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các cơ quan.
Ưu tiên trước mặt là cần phải nâng cao chất lượng các báo cáo kỹ thuật để thu thập và
cập nhật diện tích rừng, chất lượng rừng và tình trạng pháp lý của việc quản lý rừng phải
được ưu tiên xem xét để triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng một cách hiệu quả và
hiểu ích tại Việt Nam
Ngồi ra, cần có các hướng dẫn về sử dụng nguồn vốn tồn đọng và sự giám sát nội bộ

hoặc giám sát các bên thứ ba về các giao dịch tài chính có thế thúc đẩy q trình thanh
tốn tiền chi trả dịch vụ mơi trường rừng.
III.1.2

Chi phí dịch vụ cao

Chi phí dich vụ cao là do số lượng các chủ rừng, thủ tục hành chính phức tạp, năng lực
hạn chế của cán bộ thực hiện, các mâu thuẫn về lợi ịch, việc chia sẽ thông tin và hợp tác
chưa chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan.
Để giảm chi phí giao dich, việc nhóm các hộ chủ rừng riêng rẽ thành nhóm ở một mức độ
phù hợp theo từng khu vực địa lý có thể làm giảm chi phí đáng kể. Những địa bàn có mật


độ dân số cao, việc chi trả qua ngân hàng và sử dụng công nghệ từ điện thoại di động nên
được xem xét và áp dụng.
III.1.3
Sự chưa rõ ràng về tư cách pháp nhân của cộng đồng để tham gia vào những thỏa
thuận chi trả dịch vụ môi trường rừng
Mặc dù tư cách pháp lý của cộng đồng được công nhận trong Luật bảo vệ và phát triển
rừng năm 2004 với nhiệm vụ bảo vệ và quản lý rừng, cộng đồng lại khơng được xem là
có tư cách pháp nhân để tham gia vào các hợp đồng dân sự theo quy định trong Luật Dân
Sự 2005.

III.1.4
Người sử dụng dịch vụ và người cung cấp dịch vụ môi trường rừng chưa được xác
định rõ ràng.
Người mua dịch vụ, được xác định là các công ty cung cấp nước và cơ sở sản xuất thủy
điện trong nghị định 99, trên thực tế chỉ đóng vai trị là trung gian bởi tiền chi trả dịch vụ
môi trường được chuyển tới người tiêu dùng cuối cùng là người dân.
Để nâng cao hiệu quả của chi trả dịch vụ môi trường rừng, cần nâng cao nhận thức và

hiểu biết của người sử dụng và mua dịch vụ về giá trị của chi trả dịch vụ môi trường rừng
tới sức khỏe và phúc lợi của con người và thúc đẩy sự tham gia của người sử dụng dịch
vụ đề phát triển chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng một cách tồn diện.
Việc trao đổi thông tin giữa người cung cấp dịch vụ, người mua và sử dụng dịch vụ và
bên trung gian phải được thực hiện thường xuyên để đảm bảo tính minh bạch trong hệ
thốn chi trả. Việc phát triển hệ thống chia sẽ thông tin là cần thiết để kết nối người cung
cấp dịch vụ và những người hưởng lợi nhằm đảm bảo sự tham gia rộng rãi của cộng đồng
vào chi trả dịch vụ môi trường rừng
III.1.5
Những người sử dụng dịch vụ là khối tư nhân có những bất lợi nếu so sánh với
người sử dụng dịch vụ là công ty Nhà nước.
Khi Nghị định 99 được thông qua vào năm 2010, các cơ sở sản xuất thủy điện tư nhân bị
ràng buộc bởi một hợp đồng cung cấp điện với Tổng công ty điện lực Việt Nam với một
mức giá cung cấp điện cố định. Vì vậy, họ khơng được phép chuyển tiền chi trả dịch vụ
môi trường rừng tới người tiêu dùng cuối cùng như các công ty Nhà nước. Thông qua các
kênh và diễn đàn khác nhau, vấn đề này đã được giải quyết vào năm 2012. Tuy nhiên,
một vấn đề chưa được làm rõ là liệu các cơ sở sản xuất thủy điện tư nhân này có được
hoàn lại số tiền PFES mà họ đã chi trả cho giai đoạn 2010– 2011 hay không? Tương tự,
nhiều công ty cung cấp nước và công ty du lịch không thể chuyển khoản phí chi trả tới


người tiêu dùng cuối cùng. Việc này dẫn đến việc chia sẻ chi phí khơng cơng bằng giữa
các cơng ty khác nhau và cần phải có sự linh hoạt trong hệ thống để đảm bảo tính ràng
buộc của người sử dụng dịch vụ mơi trường
III.1.6
Quy trình thành lập và vận hành Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ở cấp tỉnh vẫn
khá chậm.
Việc thành lập và vận hành quỹ hiện đang còn chậm, do sự thụ động của một số ban,
ngành ở địa phương, chậm trễ trong việc tuyển dụng cán bộ và thiếu những hướng dẫn cụ
thể về quản lý quỹ. Do chi trả dịch vụ môi trường rừng là một khái niệm trương đối mới,

dẫn đến việc mốt ố nhà hoạch định chính sách ở cấp tỉnh lo ngại việc triển khai không
đúng các quy định. Hơn nũa, một số tỉnh chưa chứng minh được hiệu quả trong việc nâng
cao nhận thức cộng đồng về chi trả dịch vụ mơi trường rừng, dẫn tới thiếu sự quan tâm
thích đáng, sự hỗ trợ và đồng thuận giữa các bên liên quan.

III.1.7

Cần nâng cao chất lượng hoạt động của các quỹ bảo vệ phát triển rừng cấp tỉnh.

Để được xem là hoàn thiện, cơ cấu thể chế cho chi trả dịch vụ môi trường phải đạt được
một số yêu cầu đặt ra, mặc dù hệ thống tổ chức của các quỹ đã có những thành cơng nhất
định tại một số địa phương, tuy hiên vận hành Quỹ ở một số tỉnh vẫn cần xem xét và
điều chỉnh.

III.2
Bối cảnh thực thi chính sách chi trả dịch vụ mơi trường trong
thời gian tới.
III.2.1

Những thay đổi trong hệ thống chính sách có liên quan.

Nhận thức rõ được một số bất cập, tồn tại nêu trên, trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nơng thơn đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số
147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số
99/2010/NĐ-CP, ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng.
Ngày 15/11/2017 vừa qua, Quốc Hội đã thông qua Luật Lâm nghiệp với tổng số 12
chương, 108 điều, trong đó dành hẳn một mục trong Chương VI, từ Điều 61 đến Điều 65
quy định về dịch vụ môi trường rừng. Việc thể chế hoá các quy định này trong Luật Lâm
nghiệp đã thiết lập khuôn khổ pháp lý vững chắc, tạo điều kiện cho các văn bản hướng
dẫn thi hành Luật sớm được ban hành đi vào thực tiễn, Điều 63 của Luật quy định cụ thể:

Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn phải


trả tiền dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng và các đối tượng khác theo quy
định của pháp luật. Cũng tại Điều 63 của Luật, Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết
về đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả dịch vụ môi trường rừng và điều chỉnh, miễn
giảm mức chi trả dịch vụ môi trường rừng ; quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường
rừng.
Như vậy, với việc sửa đổi, nâng mức chi trả đối với cơ sở thủy điện, nước sạch theo quy
định tại Nghị định số 147/2016/NĐ-CP của Chính phủ và việc bổ sung, cụ thể hóa một số
đối tượng sử dụng dịch vụ trong Luật Lâm nghiệp, trong thời gian tới nguồn thu từ chi trả
dịch vụ mơi trường sẽ tăng qua đó tiếp tục khẳng định, nâng cao vai trị, giá trị của rừng;
góp phần bảo vệ, phát triển rừng bền vững; đóng góp vào cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo,
nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của đồng bào sống trong và gần rừng gắn liền với
phát triển nông thôn mới ở các khu vực miền núi.
III.2.2

Tiềm năng hợp tác quốc tế về lĩnh vực dịch vụ môi trường.

Hiện nay ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã và đang tích cực, chủ động hưởng ứng các sáng
kiến quốc tế, kết nối, gia nhập thị trường mua bán tín chỉ các bon thơng qua các chương
trình, dự án “Giảm phát thải khí nhà kính thơng qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo
tồn, nâng cao trữ lượng các bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng”.
Ngoài ra, một kênh huy động tiềm năng, rất cạnh tranh, Việt Nam có thể tranh thủ tham
gia vào Chương trình thí điểm chi trả dựa trên kết quả của Quỹ Khí hậu xanh (GCF) với
giá mua 5 USD/tấn CO2 và tổng kinh phí cam kết dành cho các dự án thí điểm khoảng
500 triệu USD.


IV.

IV.1

Những tồn tại hạn chế và giải pháp hoàn hiện trong thực hiện
chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng.
Những tồn tại trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Nguồn thu và đối tượng thu còn hạn chế, mức thu còn thấp so với tiềm năng; một
số quy định đối với cơ sở du lịch, công nghiệp, thủy sản và cơ sở sử dụng dịch vụ hấp thụ
các bon chưa được hướng dẫn cụ thể.
Nguồn thu toàn quốc lớn, nhưng mức chi cho từng chủ rừng còn chưa cao; người
làm nghề rừng chưa sống được bằng nghề rừng, chưa thực sự yên tâm để bảo vệ, phát
triển rừng.
Ý thức chấp hành chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở một số đơn vị sử
dụng dịch vụ còn chưa nghiêm túc; vẫn còn một số đơn vị trì hỗn, chậm thực hiện nghĩa
vụ chi trả theo cam kết trong hợp đồng.
Hệ thống quy định, hướng dẫn về tiêu chí, chế độ báo cáo giám sát, đánh giá còn
chưa cụ thể, thống nhất; do vậy, chưa đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời và công khai các
thông tin cho các bên quan tâm tới chính sách.
4.2 Giải pháp hồn thiện trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị định 147/2016/NĐ-CP, ngày
02/11/2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số99/2010/NĐCP, ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng cho các
bên cung ứng, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng và đối tượng liên quan.
Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành đảm bảo thu đúng, thu đủ các loại dịch vụ
đã quy định đối tượng thu, mức thu; kịp thời xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc
phát sinh ở địa phương.


Đôn đốc các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc thu nộp tiền DVMTR và các khoản
đóng góp bắt buộc theo quy định.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách chi trả DVMTR; giải

ngân tiền DVMTR kịp thời, đầy đủ.

V.

Kết Luận.

Chi trả DVMTR là một chính sách đột phá của ngành Lâm nghiệp trong việc huy động
các nguồn vốn đầu từ ngoài ngân sách nhà nước, nguồn vốn xã hội cho bảo vệ và phát
triển rừng. Chính sách chi trả DVMTR được triển khai trên cả nước từ năm 2011, đã thu
được nhiều thành quả to lớn, góp phần quản lý, bảo vệ hơn 5 triệu ha rừng, thúc đẩy xã
hội hóa nghề rừng, giảm áp lực chi ngân sách nhà nước. Nguồn thu từ dịch vụ mơi trường
rừng tăng cao. Trong đó, phần lớn nguồn thu là từ các cơ sở sản xuất thủy điện (97,04%),
nguồn thu từ cơ sở sản xuất nước sạch chiếm 2,73%, nguồn thu từ du lịch chiếm 0,23%.
Trong giai đoạn sắp tới, chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng sẽ tiếp tục phát huy
hiệu quả hơn nữa, mức thu dịch vụ môi trường rừng được điều chỉnh tăng lên theo Nghị
định 147/2016/NĐ-CP, Luật Lâm nghiệp ban hành bổ sung các điều khoản quy định về
dịch vụ môi trường rừng. Nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng sẽ tiếp tục tăng lên, góp
phần nâng cao vai trị và giá trị của rừng, xóa đói giảm nghèo và quản lý hiệu quả tài
ngun rừng. Ngồi ra, với việc tích cực tham gia thị trường mua bán tín chỉ các bon, sẽ
mở ra tiềm năng rất lớn cho Việt Nam trong việc nâng cao nguồn thu từ dịch vụ môi
trường rừng.


VI. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, “Báo cáo sơ kết 3 năm thực
hiện Chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng theo Nghị định số
99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ”, 2014, trang 6 – 8.
2. Nguyễn Tuấn Phú, 2008, “Chi trả dịch vụ mơi trường rừng ở Việt Nam”.
3. Ngơ Trí Dũng, 2017, “Tổng quan chính sách chi trả dịch vụ mơi trưởng
rừng ở Việt Nam”.

4. Phạm Thu Thuy, Karen Bennett, Vu Tan Phuong, Jake Brunner, Le Ngoc
Dung,Nguyen Dinh Tien, 2013,”Payments for forest environmental
services in Vietnam”,báo cáo chuyên đề 98, page 1 -59.
5. Juergen Hess và Tô Thị Thu Hương,”Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại
Việt NamKết nối chủ rừng và người sử dụng dịch vụ môi trường rừng” .
6. Luật Bảo Vệ và Phát Triển Rừng, năm 2004.




×