Tải bản đầy đủ (.docx) (218 trang)

Dạy học môn Công nghệ dựa vào năng lực ở trường Trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.86 MB, 218 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÙI MINH HẢI

DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ DỰA VÀO NĂNG
LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BÙI MINH HẢI

DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ DỰA VÀO NĂNG
LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn KTCN
Mã số: 9140111

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. Nguyễn Văn Bính
TS. Nguyễn Thị Thu Hà

Hà Nội - 2022



1

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất
kì cơng trình nào khác.

Hà Nội, ngày

tháng 01 năm 2022

Tác giả luận án

Bùi Minh Hải


2

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận án, trước hết tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất
đến PGS.TS. Nguyễn Văn Bính và TS. Nguyễn Thị Thu Hà đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ để tơi có thể hồn thành cơng trình nghiên cứu này.
Tơi xin cảm ơn phòng Sau đại học, khoa Sư phạm Kỹ thuật của Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành
luận án này.
Tơi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, các bạn đồng
nghiệp, những người luôn động viên, khuyến khích và giúp đỡ về mọi mặt để
tơi có thể hồn thành cơng việc nghiên cứu của mình.
Tơi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

và các đồng nghiệp cơ quan nơi tôi công tác đã tạo điều kiện thuận lợi về
công việc, tài chính và khích lệ mạnh mẽ để tơi có động lực phấn đấu vươn
lên hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian qua.

Hà Nội, ngày

tháng 01 năm 2022

Tác giả luận án

Bùi Minh Hải


3

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
1.1. Cơ sở pháp lý.............................................................................................1
1.2. Cơ sở lý luận..............................................................................................2
1.3. Cơ sở thực tiễn...........................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................3
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................4
3.1. Khách thể nghiên cứu.................................................................................4
3.2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................4
3.3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................4
5. Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................5
6.1. Phương pháp phân tích tổng hợp lí thuyết..................................................5

6.2. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi.........................................................5
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...........................................................5
6.4. Phương pháp thống kê toán học.................................................................5
7. Những luận điểm cần bảo vệ..........................................................................6
8. Đóng góp mới của đề tài.................................................................................6
9. Cấu trúc của luận án.......................................................................................7
10. Khung nghiên cứu của luận án....................................................................7
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DẠY HỌC DỰA VÀO NĂNG
LỰC TRONG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ NHỮNG ÁP
DỤNG TRONG DẠY HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ..............9
1.1. Cách tiếp cận tổng quan tài liệu nghiên cứu..............................................9
1.1.1. Thống nhất cách sử dụng thuật ngữ.........................................................9
1.1.2. Nguồn cơ sở dữ liệu................................................................................9
1.1.3. Lựa chọn cách viết tổng quan tài liệu nghiên cứu.................................11
1.2. Xu hướng chuyển đổi sang nền giáo dục dựa vào năng lực....................12
1.2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài...........................................................12
1.2.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam............................................................14
1.3. Sự thay đổi quan niệm của giáo dục dựa vào năng lực...........................15
1.3.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài...........................................................15
1.3.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam............................................................18
1.4. Tổng quan nghiên cứu về dạy học dựa vào năng lực..............................20
1.4.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài...........................................................20
1.4.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam............................................................27


4
1.5. Tổng quan nghiên cứu về dạy học kỹ thuật/ công nghệ dựa vào năng lực
..........................................................................................................30
1.5.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài...........................................................30
1.5.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam............................................................34

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................37
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ DỰA
VÀO NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.............38
2.1. Những khái niệm cơ bản............................................................................38
2.1.1. Năng lực và cấu trúc năng lực...............................................................38
2.1.2. Các năng lực công nghệ của học sinh phổ thông..................................44
2.1.3. Dạy học dựa vào năng lực.....................................................................45
2.2. Đặc trưng của dạy học dựa vào năng lực trong giáo dục phổ thông..........48
2.2.1. Quan niệm mới về giáo dục dựa vào năng lực trong giáo dục phổ thông..48
2.2.2. Đặc trưng của học dựa vào năng lực trong giáo dục phổ thông............52
2.2.3. Đặc trưng của dạy dựa vào năng lực trong giáo dục phổ thơng............54
2.3. Hệ thống hóa mơ hình dạy học dựa vào năng lực và vận dụng trong dạy
học môn Công nghệ ở trường Trung học cơ sở............................56
2.3.1. Tiếp cận mơ hình lí thuyết về dạy học dựa vào năng lực......................56
2.3.2. Cơ sở lý thuyết cho thiết kế kết quả đầu ra học tập (năng lực đầu ra)...58
2.3.3. Cơ sở lí thuyết cho thiết kế hoạt động dạy học dựa vào năng lực.........61
2.3.4. Đánh giá dựa vào năng lực trong dạy học môn Công nghệ...................79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................81
Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ DỰA VÀO
NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.......................82
3.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng...............................................................82
3.2. Thiết kế nghiên cứu khảo sát.....................................................................82
3.2.1. Phương pháp luận..................................................................................82
3.2.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát...............................................................83
3.2.3. Thiết kế công cụ khảo sát......................................................................83
3.2.4. Xác định kỹ thuật xử lý dữ liệu.............................................................85
3.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..............................................................85
3.3.1. Thông tin chung về mẫu khảo sát..........................................................85
3.3.2. Đánh giá độ tin cậy của dữ liệu khảo sát...............................................87
3.3.3. Đánh giá của giáo viên và học sinh về những năng lực công nghệ được

hình thành qua dạy học mơn Cơng nghệ hiện hành.........................................88
3.3.4. Ý kiến của học sinh về dạy học môn Công nghệ dựa vào
năng lực........................................................................................................91
3.3.5. Ý kiến của giáo viên về dạy học môn Công nghệ dựa vào
năng lực........................................................................................................ 96
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................106


5
Chương 4: THIẾT KẾ DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ DỰA VÀO NĂNG
LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ..................................107
4.1. Nguyên tắc dạy học môn Công nghệ dựa vào năng lực.........................107
4.1.1. Tuyên bố các năng lực đầu ra dựa vào mô tả sự thực hiện
của học sinh.............................................................................................. 107
4.1.2. Thiết kế đa dạng và phân lớp các nhiệm vụ học tập tích hợp..............108
4.1.3. Sử dụng 'giàn giáo nâng đỡ vừa sức' để hỗ trợ học sinh đạt được toàn bộ
các năng lực...................................................................................................108
4.1.4. Kiểm soát năng lực đầu vào (kinh nghiệm nền tảng) để tăng tốc q
trình học tập.................................................................................................. 109
4.1.5. Mục đích chính của dạy học dựa vào năng lực là giúp học sinh học sâu
hơn, không phải học nhanh hơn....................................................................109
4.1.6. Đánh giá năng lực học sinh dựa trên các tiêu chí tham chiếu
và linh hoạt................................................................................................ 109
4.2. Tiến trình thiết kế dạy học mơn Công nghệ dựa vào năng lực ở trường
Trung học cơ sở.............................................................................110
4.2.1. Tiêu chí thiết kế...................................................................................110
4.2.2. Mơ tả tiến trình thiết kế.......................................................................111
4.3. Minh họa thiết kế dạy học môn Công nghệ 9 dựa vào năng lực...........118
4.3.1. Giới thiệu về môn Công nghệ 9 hiện hành (mô đun lắp đặt mạng điện
trong nhà)...................................................................................................... 118

4.3.2. Minh họa thiết kế dạy học 'Bài 9 - Lắp mạch điện hai công tắc ba cực
điều khiển một đèn'.......................................................................................119
4.4. Thực nghiệm sư phạm..............................................................................139
4.4.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm............................................................139
4.4.2. Kết quả thực nghiệm...........................................................................141
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4................................................................................146
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................147
1. Kết luận........................................................................................................ 147
2. Khuyến nghị.................................................................................................150
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ......................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................152
Tài liệu tiếng Việt..........................................................................................152
Tài liệu tiếng Anh..........................................................................................156
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 163
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát học sinh................................................................163
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát giáo viên Cơng nghệ............................................166
Phụ lục 3: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát học sinh trong SPSS..............170
Phụ lục 4: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát giáo viên trong SPSS............179
Phụ lục 5: Bài kiểm tra thực nghiệm.............................................................191


6
Phụ lục 6: Nội dung Bài 9 - trong SGK Công nghệ 9...................................193
Phụ lục 7: Danh sách các trường được lựa chọn xem xét khảo sát...............196
Phụ lục 8: Giáo án lớp đối chứng..................................................................198


7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

T
T
1

BGDĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2

CTGDPT

Chương trình giáo dục phổ thơng

3

ERIC

Education Resources Information Center

4

iNACOL

International Association for K-12 Online Learning

5

K-12


6

OECD

7

PPDH

Kindergarten to 12th grade
Organisation for Economic Cooperation and
Development
Phương pháp dạy học

8

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences

9

THCS

Trung học cơ sở

Từ viết tắt

10 THPT

Viết đầy đủ


Trung học phổ thông


8

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Mơ hình phát triển năng lực trong giáo dục....................................43
Hình 2.2. Các năng lực cơng nghệ của học sinh [5]........................................44
Hình 2.3. Các thành tố chính của dạy học dựa vào năng lực [68]..................57
Hình 2.4. Mơ hình 4C/ID [100].......................................................................63
Hình 4.1. Mơ tả tiến trình dạy học dựa vào năng lực....................................116
Hình 4.2. Cấu trúc của mơ đun lắp đặt mạng điện trong nhà - Cơng nghệ 9 119
Hình 4.3. Kết quả bài kiểm tra đầu vào ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
.....................................................................................................142
Hình 4.4. Kết quả bài kiểm tra đầu ra ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. 143


9

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các thành phần cơ bản của khả năng con người.................................41
Bảng 2.2. Sự khác biệt giữa mơ hình giáo dục dựa vào năng lực và mơ hình giáo
dục truyền thống...............................................................................50
Bảng 2.3. So sánh định nghĩa ban đầu và định nghĩa sửa đổi của giáo dục dựa
vào năng lực.....................................................................................51
Bảng 2.4. Định hướng áp dụng mơ hình 4C/ID trong phát triển năng lực công
nghệ cho học sinh.............................................................................67
Bảng 2.5. Định hướng thiết kế các hoạt động dạy học dựa vào năng lực............77
Bảng 2.6. Các hình thức đánh giá dựa vào năng lực...........................................80

Bảng 3.1. Thông tin chung về mẫu khảo sát.......................................................86
Bảng 3.2. Độ tin cậy của dữ liệu khảo sát học sinh.............................................87
Bảng 3.3. Độ tin cậy của dữ liệu khảo sát giáo viên Công nghệ.........................88
Bảng 3.4. Đánh giá của giáo viên và học sinh về những năng lực công nghệ được
hình thành qua dạy học mơn Cơng nghệ hiện hành..........................89
Bảng 3.5. Đánh giá của học sinh về những đặc điểm của hoạt động học trong
môn Công nghệ hiện hành dưới phương diện học dựa vào năng lực92
Bảng 3.6. Đánh giá của học sinh về các hoạt động học trong môn Công nghệ
hiện hành dưới phương diện học dựa vào năng lực..........................94
Bảng 3.7. Đánh giá của giáo viên về những đặc điểm của hoạt động dạy môn
Công nghệ hiện hành dưới phương diện dạy dựa vào năng lực........97
Bảng 3.8. Đánh giá của giáo viên về những yếu tố cần thiết để nâng cao hiệu dạy
học môn Công nghệ hiện hành dưới phương diện dạy dựa vào năng
lực.....................................................................................................99
Bảng 3.9. Nhận định của giáo viên các dạng (kiểu) nhiệm vụ học tập gì phù hợp
cho dạy học môn Công nghệ dưới phương diện dạy dựa vào năng lực
........................................................................................................ 100
Bảng 3.10. Mức độ sử dụng các hoạt động dạy của giáo viên trong môn Công
nghệ hiện hành dưới phương diện dạy dựa vào năng lực...............102
Bảng 3.11. Nhận định của giáo viên về những hình thức đánh giá phù hợp cho
dạy học môn Công nghệ hiện hành dưới phương diện dạy dựa vào
năng lực..........................................................................................104
Bảng 4.1. Ví dụ xác định yêu cầu cần đạt chung trong môn Công nghệ 9........112
Bảng 4.2. Thiết kế nhiệm vụ học tập dựa vào dự án 'Thiết kế mạch đèn cầu thang
hai công tắc ba cực điều khiển một đèn'.........................................122
Bảng 4.3. Thiết kế nhiệm vụ học tập dựa vào dự án 'Thiết kế mạch đèn phịng
ngủ hai cơng tắc ba cực điều khiển một đèn'..................................126


10

Bảng 4.4. Thiết kế nhiệm vụ học tập dựa vào dự án 'Thiết kế mạch đèn hành lang
hai công tắc ba cực điều khiển một đèn'.........................................130
Bảng 4.5. Tiến trình dạy học 'Bài 9 - Mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển
một đèn'..........................................................................................134
Bảng 4.6. Phiếu danh mục kiểm tra sản phẩm dự án.........................................138
Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra 'Independent Samples T-test' về điểm trung bình của
học sinh trong bài kiểm tra trước thực nghiệm...............................142
Bảng 4.8. Kết quả kiểm tra 'Independent Samples T-test' về điểm trung bình của
học sinh trong bài kiểm tra sau thực nghiệm..................................144


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở pháp lý
Nghị Quyết số 29/NQ/TW của Đảng về đổi mới toàn diện giáo dục
Việt Nam đã xác định rõ quan điểm chỉ đạo chuyển đổi mạnh mẽ giáo dục
từ nền giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang nền giáo dục định hướng
năng lực người học; lý thuyết gắn với thực hành; giáo dục học sinh vừa đáp
ứng yêu cầu xã hội vừa phát triển tiềm năng cá nhân; tập trung hướng dẫn
cách học, dạy cách nghĩ và cách tự học. Theo Công văn số 4612/BGDĐTGDTrH ngày 3/10/2017, BGDĐT thực hiện chủ trương chuyển đổi giáo
dục phổ thông hiện hành theo định hướng năng lực học sinh từ năm học
2017-2018, trong đó khuyến khích giáo viên căn cứ vào sách giáo khoa
hiện hành, lựa chọn chủ đề, rà soát nội dung của chủ đề, sắp xếp lại nội
dung bài học để thực hiện hoạt động dạy học dựa vào năng lực phù hợp với
điều kiện thực tế của nhà trường [4]. CTGDPT 2018 môn Công nghệ đã mô
tả rõ ràng các năng lực công nghệ cần giáo dục cho học sinh thông qua dạy
học môn Công nghệ [5]. Điều này đặt ra hai vấn đề cấp thiết, đó là (1)
chuyển đổi dạy học môn Công nghệ hiện hành dựa vào năng lực nhằm giúp

học sinh đạt được tất cả các năng lực công nghệ như CTGDPT 2018 môn
Công nghệ yêu cầu; và (2) chuẩn bị và định hướng cho việc thiết kế và thực
hiện dạy học dựa vào năng lực trong CTGDPT 2018 môn Công nghệ. Cả hai
vấn đề này điều có chung bản chất là việc nghiên cứu và áp dụng dạy học dựa
vào năng lực trong môn Công nghệ (kể cả môn Công nghệ hiện hành và
CTGDPT 2018 môn Công nghệ) nhằm giúp học sinh phát triển các năng lực
công nghệ (bao gồm: nhận thức, giao tiếp, sử dụng và đánh giá công nghệ, và
thiết kế kỹ thuật). Vào thời điểm luận án này được tiến hành, sách giáo khoa
cho CTGDPT 2018 môn Công nghệ chưa được phát triển và áp dụng trong
thực tế nhà trường phổ thông. Do vậy, luận án này sẽ tiến hành áp dụng dạy


2
học dựa vào năng lực trong môn Công nghệ hiện hành bậc THCS. Tuy nhiên,
khung lý thuyết mà luận án hướng tới là áp dụng cho cả môn Công nghệ hiện
hành và CTGDPT 2018 môn Công nghệ.
1.2. Cơ sở lý luận
Giáo dục dựa vào năng lực - còn được biết đến như giáo dục dựa trên
trình độ, dựa trên thành thạo và dựa trên thành tích, dựa trên kết quả - đã nhận
được sự quan tâm ngày càng nhiều trong những năm gần đây như một phương
pháp giáo dục có thể giúp đảm bảo rằng học sinh tốt nghiệp phổ thông với
kiến thức và kỹ năng cần thiết cho đại học và sự nghiệp của họ [70]. Trong
giáo dục dựa vào năng lực, học sinh phải thể hiện sự thông thạo nội dung
khóa học để được tiến lên cấp độ học tập sâu hơn với nhịp học riêng, thay vì
một bài giảng cố định chung cho tất cả lớp học [70]. Ngày nay, giáo dục dựa
vào năng lực trở thành mơ hình giáo dục nền tảng cho cải cách giáo dục trong
thế kỉ 21.
Giáo dục dựa vào năng lực đã có một lịch sử phát triển lên đến 100
năm và được ứng dụng trong nhiều cấp học khác nhau. Tuy nhiên, những
nghiên cứu và áp dụng của dạy học dựa vào năng lực trong giáo dục phổ

thông là mới thực sự phát triển mạnh mẽ trong 5 năm gần đây. Bằng chứng
cho thấy điều này là có đến 70% tài liệu quốc tế về dạy học dựa vào năng lực
liên quan đến giáo dục phổ thơng được tìm thấy và phân tích trong đề tài có
tuổi đời nhỏ hơn 5 tuổi. Thêm nữa, những quan niệm về giáo dục dựa vào năng
lực cũng liên tục được sửa đổi cho phù hợp với thực tế giáo dục, và gần đây
nhất là sự cập nhật một định nghĩa mới về giáo dục dựa vào năng lực năm 2019
trong giáo dục phổ thông [108]. Điều này khiến cho những nghiên cứu trước
đây về dạy học dựa vào năng lực trong giáo dục phổ thông, một phần đã trở
nên lỗi thời, không phù hợp với quan niệm mới. Do đó, mặc dù dạy học dựa
vào năng lực không phải là một chủ đề mới, nhưng các quan niệm mới trong
giáo dục dựa vào năng lực đã khiến cho vấn đề nghiên cứu dạy học dựa vào


3
năng lực trong giáo dục phổ thông trở nên mới mẻ, cấp thiết trong bối cảnh
hiện nay, kế thừa, không trùng lặp nội dung trong các nghiên cứu trước đây.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Trong khía cạnh dạy học mơn Cơng nghệ ở trường THCS cho thấy có
tới 67,8% quan điểm giáo viên công nghệ cho rằng nội dung kiến thức mơn
Cơng nghệ hiện hành có phần chưa gắn liền với thực tiễn; có 48,3% giáo viên
khẳng định người học gặp khó khăn để vận dụng kiến thức vào thực tế; 57,8%
giáo viên báo cáo gặp khó khăn trong dạy một số nội dung trong sách giáo
khoa theo hướng gắn với thực tế nên thường bỏ qua [36]. Điều này đặt ra vấn
đề cấp thiết trong việc chuyển đổi dạy học môn Công nghệ hiện hành theo
hướng dựa vào năng lực để làm tăng tính thực tiễn của chương trình hiện
hành, giúp học sinh dễ dàng áp dụng kiến thức công nghệ vào trong cuộc sống
hơn. Mặt khác, trong khoảng một thập kỉ trở lại đây, đã có nhiều luận án tập
trung nghiên cứu dạy học môn Công nghệ theo hướng phát triển các năng lực
cụ thể, ví dụ tài liệu [23] tập trung về dạy học Công nghệ nhằm phát triển
năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo; tài liệu [49] bàn luận trực tiếp đến vấn đề

đánh giá kết quả học tập trong dạy học môn Công nghệ bậc THPT theo tiếp
cận năng lực; và nhiều nghiên cứu liên quan khác. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ
nghiên cứu nào bàn luận thỏa đáng về vấn đề dạy học môn Công nghệ dựa
vào năng lực ở trường THCS nhằm giúp học sinh đạt được tất cả các năng
lực công nghệ như CTGDPT 2018 mơn Cơng nghệ u cầu.
Từ các lí do trong cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn ở trên
cho thấy việc nghiên cứu đề tài “Dạy học môn Công nghệ dựa vào năng lực
ở trường Trung học cơ sở” trở nên cấp thiết, mới mẻ, kế thừa và không trùng
lặp nội dung trong các nghiên cứu trước đây.


4

2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa một mơ hình dạy học và đề xuất tiến trình thiết kế dạy
học môn Công nghệ dựa vào năng lực ở trường THCS nhằm giúp học sinh
phát triển các năng lực công nghệ như CTGDPT 2018 môn Công nghệ yêu
cầu.

3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học mơn Cơng nghệ dựa vào năng lực ở trường THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Tiến trình thiết kế dạy học môn Công nghệ dựa vào năng lực ở trường
THCS nhằm phát triển các năng lực công nghệ của học sinh theo yêu cầu của
CTGDPT 2018 môn Công nghệ.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát thực trạng dạy học môn Công nghệ dựa vào năng lực tại các
trường THCS trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Thiết kế minh họa dạy học môn Công nghệ dựa vào năng lực trong

môn Công nghệ 9 (Mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà).
Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THCS Trung Hưng, huyện
Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan nghiên cứu về dạy học dựa vào năng lực trong giáo dục phổ
thông và những áp dụng trong dạy học kỹ thuật cơng nghệ.
Phân tích cơ sở lý luận về dạy học môn Công nghệ dựa vào năng lực ở
trường THCS.
Khảo sát thực trạng về dạy học môn Công nghệ dựa vào năng lực ở
trường THCS.
Thiết kế dạy học môn Công nghệ dựa vào năng lực ở trường THCS.
Kiểm nghiệm sư phạm.


5

5. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu tiếp cận lí thuyết Vùng phát triển gần nhất của Vygotsky để giải
thích cơ chế phát triển năng lực của học sinh và hệ thống hóa được một mơ
hình dạy học dựa vào năng lực, kết hợp với một tiến trình thiết kế dạy học
mơn Công nghệ dựa vào năng lực ở trường THCS rõ ràng, tường minh thì
việc dạy học mơn Cơng nghệ dựa vào năng lực ở trường THCS giúp học sinh
đạt được các năng lực công nghệ như CTGDPT 2018 môn Công nghệ yêu
cầu.

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp phân tích tổng hợp lí thuyết
Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng để đánh giá tổng quan
về dạy học dựa vào năng lực trong giáo dục phổ thông và những áp dụng

trong giáo dục kỹ thuật công nghệ; xây dựng cơ sở lý luận về dạy học môn
Công nghệ dựa vào năng lực ở trường THCS; phân tích các nguyên tắc cơ bản
về dạy học môn Công nghệ dựa vào năng lực và đề xuất tiến trình thiết kế dạy
học môn Công nghệ dựa vào năng lực ở trường THCS.
6.2. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Khảo sát bằng bảng hỏi được sử dụng để đánh giá hiện trạng dạy học
môn Công nghệ ở trường THCS dưới quan điểm của dạy học dựa vào năng lực.
Một khảo sát cắt ngang đã được tiến hành để thu thập dữ liệu từ 60 giáo viên
Công nghệ và 350 học sinh THCS trên địa bàn tỉnh Hưng n. Từ đó, phân
tích dữ liệu với SPSS được tiến hành để chỉ ra những tồn tại của thực tiễn dạy
học để tiếp tục hoàn thiện dạy học môn Công nghệ dựa vào năng lực ở trường
THCS.
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm bài học minh họa trong môn Công nghệ 9 được
thiết kế theo dạy học dựa vào năng lực nhằm đánh giá tác động của nó đến sự
phát triển các năng lực công nghệ của học sinh. Đầu tiên, một thiết kế bài học
minh họa trong "Bài 9 - Lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một


6
đèn", môn Công nghệ 9 đã được thực hiện. Sau đó, phương pháp thực nghiệm
sư phạm có đối chứng được tiến hành để kiểm tra tác động của dạy học dựa
vào năng lực đến sự phát triển năng lực công nghệ của học sinh.
6.4. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp thống kê đã được sử dụng để phân tích các dữ liệu khảo
sát và thực nghiệm với sự hỗ trợ của SPSS. Trong dữ liệu khảo sát thực trạng,
các bài thống kê mô tả và kiểm tra thứ hạng Friedman đã được sử dụng để
phân tích ý nghĩa của xếp hạng các biến trong dữ liệu giáo viên Công nghệ và
học sinh. Trong dữ liệu thực nghiệm sư phạm, bài kiểm tra 't-test độc lập' đã
được sử dụng để so sánh sự khác biệt về điểm trung bình của lớp thực nghiệm

và lớp đối chứng. Trong tất cả các bài kiểm tra thống kê, mức ý nghĩa Alpha
được chọn là 95%.

7. Những luận điểm cần bảo vệ
- Cơ chế tích lũy và phát triển năng lực của học sinh cần phải được giải
thích bằng một lý thuyết học tập rõ ràng, chẳng hạn như lý thuyết Vùng phát
triển gần nhất của Vygotsky.
- Dạy học môn Công nghệ dựa vào năng lực ở trường THCS cần phải
dựa trên một mô hình lý thuyết mơ tả các thành phần chính trong dạy học dựa
vào năng lực, chẳng hạn như mơ hình 'căn chỉnh kiến tạo' của Biggs.
- Một tiến trình dạy học môn Công nghệ dựa vào năng lực ở trường
THCS phải được đề xuất nhằm hướng dẫn các nhà giáo thiết kế dạy học môn
Công nghệ theo hướng giúp học sinh đạt được tất cả các năng lực công nghệ
như CTGDPT 2018 mơn Cơng nghệ u cầu.

8. Đóng góp mới của đề tài
Hệ thống hóa một mơ hình dạy học dựa vào năng lực trong giáo dục
phổ thông và vận dụng trong dạy học môn Công nghệ ở trường THCS. Trong
đó, tập trung làm rõ cách tiếp cận khái niệm năng lực trong giáo dục phổ
thơng và sử dụng lí thuyết Vùng phát triển gần nhất của Vygotsky để giải


7
thích cơ chế tích lũy và phát triển năng lực của học sinh; sử dụng lí thuyết
giàn giáo nâng đỡ vừa sức của Vygotsky để giải thích bản chất của khái niệm
dạy học dựa vào năng lực. Sử dụng mô hình 'căn chỉnh kiến tạo' của Biggs để
giải thích các thành phần chính trong dạy học dựa vào năng lực. Từ đó, sử
dụng lí thuyết của Bloom để chỉ dẫn cách mô tả năng lực công nghệ đầu ra
của học sinh, sử dụng mơ hình 4C/ID trong lí thuyết tải nhận thức để hướng
dẫn cách thiết kế các nhiệm vụ học tập và thiết kế hoạt động dạy học dựa vào

năng lực.
Cung cấp một báo cáo khảo sát cắt ngang về thực trạng dạy học môn
Công nghệ dựa vào năng lực ở trường THCS tại thời điểm học kỳ 2 năm học
2017 - 2018. Những phát hiện mới từ kết quả khảo sát cho thấy việc dạy học
môn Công nghệ ở trường THCS là chưa phát triển toàn diện các năng lực
công nghệ cho học sinh như CTGDPT 2018 môn Công nghệ yêu cầu. Việc
dạy học môn Công nghệ hiện hành vẫn chưa đạt được đầy đủ các đặc trưng
của dạy học dựa vào năng lực nên cần tiếp tục cải thiện. Kết quả nghiên cứu
thực trạng cũng chỉ ra sự cần thiết trong việc áp dụng các quan điểm mới của
dạy học dựa vào năng lực trong môn Công nghệ, và áp dụng mơ hình 4C/ID
để thiết kế và thực hiện dạy học môn Công nghệ dựa vào năng lực ở trường
THCS.
Đề xuất một tiến trình thiết kế dạy học môn Công nghệ dựa vào năng
lực ở trường THCS; minh họa áp dụng tiến trình thiết kế cho 'Bài 9 - Lắp
mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn'. Kết quả thực nghiệm sư
phạm đã cho thấy dạy học môn Công nghệ dựa vào năng lực ở trường THCS
có tác động tích cực đến sự phát triển các năng lực công nghệ của học sinh.

9. Cấu trúc của luận án
Bên cạnh các mục Mở đầu; mục Kết luận và khuyến nghị; Tài liệu
tham khảo và các phụ lục, luận án này có cấu trúc gồm 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về dạy học dựa vào năng lực trong
giáo dục phổ thông và những áp dụng trong dạy học kỹ thuật công nghệ


8
- Chương 2: Cơ sở lý luận về dạy học môn Công nghệ dựa vào năng
lực ở trường THCS
- Chương 3: Thực trạng về dạy học môn Công nghệ dựa vào năng lực ở
trường THCS

- Chương 4: Thiết kế dạy học môn Công nghệ dựa vào năng lực ở
trường THCS.

10. Khung nghiên cứu của luận án
Toàn bộ nội dung luận án được khái quát trong khung cấu trúc dưới đây.


9


10
Chương 1:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DẠY HỌC DỰA VÀO NĂNG LỰC
TRONG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ NHỮNG ÁP DỤNG TRONG
DẠY HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

1.1. Cách tiếp cận tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.1. Thống nhất cách sử dụng thuật ngữ
Thuật ngữ "competency-based education" trong Tiếng Anh được phiên
dịch sang Tiếng Việt với nhiều thuật ngữ khác nhau (nhưng giống nhau về ý
nghĩa giáo dục), chẳng hạn như "giáo dục theo tiếp cận năng lực", "giáo dục
dựa vào năng lực", "giáo dục dựa trên năng lực", "giáo dục phát triển năng
lực". Điều này cũng xảy ra với các thuật ngữ Tiếng Anh khác, bao gồm
"competency-based learning", "competency-based teaching", "competencybased training" và "competency-based instruction". Tuy nhiên, các thuật ngữ
gồm "giáo dục dựa vào năng lực", "dạy học dựa vào năng lực", "học tập dựa
vào năng lực", "đào tạo dựa vào năng lực" là được thống nhất cách gọi và sử
dụng xuyên suốt trong luận án này. Nói theo cách khác, đề tài này nhất quán
sử dụng một thuật ngữ "dựa vào năng lực".
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, thuật ngữ "giáo dục" có nghĩa
là 'hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển trí tuệ, thể

chất của học sinh, làm cho học sinh dần dần có được những phẩm chất và
năng lực theo yêu cầu đề ra' [43]. Trong khi dạy học là một bộ phận, phương
tiện thực hiện chức năng giáo dục [35]. Vì vậy, khi nghiên cứu về dạy học dựa
vào năng lực thì khơng thể bỏ qua việc nghiên cứu về quan điểm, tư tưởng,
bản chất của một nền giáo dục dựa vào năng lực.
1.1.2. Nguồn cơ sở dữ liệu
Giáo dục dựa vào năng lực đã có một lịch sử phát triển 100 năm, bắt
đầu từ phong trào hiệu quả tại nơi làm việc của Tayler năm 1911 và được
chuyển vào trong giáo dục vào những năm 1940 [78]. Khởi nguồn tại Hoa Kỳ


11
và cho đến nay, giáo dục dựa vào năng lực nhận được sự hỗ trợ toàn cầu ở tất
cả các cấp học từ chính phủ các nước và OECD [78]. Kể từ khi được chuyển
vào trong giáo dục năm 1940 cho đến nay, giáo dục dựa vào năng lực là một
chủ đề thu hút được rất nhiều các nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu.
Cơ sở dữ liệu được định nghĩa là nơi có nhiều khả năng tìm thấy các
bài báo, tiểu luận, luận văn, luận án nhất được lập chỉ mục ở cả dạng in (print)
và trực tuyến (online). Cho đến nay, cơ sở dữ liệu ERIC của Hoa Kỳ là một hệ
thống thông tin quốc tế về giáo dục hữu hiệu nhất, nơi mà có thể tìm thấy
phần lớn các tài liệu giáo dục. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu Google Scholar được sử
dụng để tìm kiếm bổ sung nhằm khơng bỏ sót bất cứ tài liệu nào liên quan đến
đề tài. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm thủ cơng được sử dụng để tìm thấy các tài
liệu tiếng Việt, bao gồm sách, tạp chí, cả những bài đăng trên website liên
quan đến dạy học dựa vào năng lực.
Kết quả tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu ERIC cho thấy: có 12.312 tài liệu
được tìm thấy cho từ khóa "competency-based education", 279 tài liệu được
tìm thấy cho từ khóa "competency-based learning", 105 tài liệu được tìm thấy
cho từ khóa "competency-based teaching", 606 tài liệu được tìm thấy cho từ
khóa "competency-based training", 195 tài liệu được tìm thấy cho từ khóa

"competency-based assessment", và 301 tài liệu được tìm thấy cho từ khóa
"competency-based instruction". Ngồi ra, cịn rất nhiều tài liệu về giáo dục
dựa vào năng lực, học tập dựa vào năng lực, dạy học dựa vào năng lực, đào
tạo dựa vào năng lực được tìm thấy thủ cơng trong các tài liệu Tiếng Việt.
Đầu tiên là việc tóm tắt để sàng lọc thơ và sau đó là đọc chi tiết từng bài báo
để sàng lọc tinh, kết hợp với việc loại trừ sự trùng lặp giữa các tài liệu được
tìm thấy giữa các từ khóa tìm kiếm, số lượng cuối cùng của các tài liệu liên
quan trực tiếp đến đề tài là 50 tài liệu. Trong các tài liệu tiếng Anh được tìm
thấy, có 45/50 (90%) tài liệu có tuổi đời nhỏ hơn 10 tuổi, 35/50 (70%) tài liệu
có tuổi đời nhỏ hơn 5 tuổi, tức là kết quả phân tích tổng quan có tính cập nhật
nghiên cứu mới rất cao. Đó là kết quả của việc áp dụng phương pháp phân


12
tích tổng hợp một cách bài bản trong q trình tìm kiếm tài liệu. Các tài liệu
tìm thấy và được lựa chọn trong tiếng Việt là các sách, luận án, bài báo khoa
học liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài.
Nhiều nhà nghiên cứu có thể đặt câu hỏi tại sao khơng giới hạn việc tìm
kiếm trong khía cạnh "giáo dục dựa vào năng lực" chỉ trong mơn "Cơng
nghệ"? Mặc dù cách tiếp cận này có thể có ích trong việc giới hạn lại số lượng
tài liệu được tìm thấy chỉ tập trung vào trong khía cạnh giáo dục dựa vào năng
lực trong môn Công nghệ cho học sinh phổ thơng. Tuy nhiên, điều này có thể
bỏ sót nhiều ý tưởng hay về giáo dục dựa vào năng lực đã được áp dụng trong
các lĩnh vực bộ mơn khác, mà có thể khai thác và sử dụng sáng tạo trong dạy
học Cơng nghệ. Do đó, cách tiếp cận tìm kiếm trên diện rộng sẽ mang tính
bao quát, toàn diện hơn.
1.1.3. Lựa chọn cách viết tổng quan tài liệu nghiên cứu
Theo Creswell (2002), có hai cách để viết tổng quan tài liệu nghiên cứu
là "tổng quan chuyên đề về tài liệu" (Thematic Review of the Literature) và
"tổng quan từng nghiên cứu của tài liệu" (Study-by-Study Review of the

Literature) [77]. Trong tổng quan chuyên đề về tài liệu, một nhà nghiên cứu sẽ
xác định rõ các chuyên đề (Thematic) và trích dẫn ngắn gọn các tài liệu để
viết chuyên đề này. Trong cách tiếp cận này, các tác giả chỉ thảo luận về ý
tưởng chính hoặc kết quả từ nhiều nghiên cứu hơn là chi tiết vào các báo cáo
riêng lẻ. Trái ngược với tổng quan chuyên đề về tài liệu, tổng quan từng
nghiên cứu về tài liệu cung cấp một bản tóm tắt chi tiết của từng tài liệu và
sau đó được nhóm lại theo từng chủ đề lớn hơn.
Khi đọc chi tiết các tài liệu được tìm thấy đã cho thấy sự thay đổi mạnh
mẽ về quan niệm của giáo dục dựa vào năng lực trong những năm gần đây so
với những quan niệm của giáo dục dựa vào năng lực trước đây (khi nó được
đề xướng). Với mục đích nhằm phân tích chi tiết những quan niệm gần đây về
giáo dục dựa vào năng lực, cách tiếp cận "tổng quan từng nghiên cứu của tài
liệu" đã được sử dụng để viết tổng quan của nghiên cứu này. Sau khi viết tóm


13
tắt chi tiết từng tài liệu riêng lẻ, chúng được nhóm lại trong bốn chủ đề lớn:
(1) Xu hướng chuyển đổi sang nền giáo dục dựa vào năng lực; (2) Sự thay đổi
quan niệm của giáo dục dựa vào năng lực; (3) Tổng quan về dạy học dựa vào
năng lực; (4) Tổng quan về dạy học kỹ thuật/ công nghệ dựa vào năng lực.
Vì vậy, luận án này dành riêng một chương để hy vọng có thể lột tả chi
tiết những quan niệm mới về giáo dục dựa vào năng lực trong các tài liệu hiện
có và xem xét liệu đề tài luận án có trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào hiện
có hay khơng. Trọng tâm của tổng quan tập trung vào những tài liệu cốt lõi và
những quan niệm mới nhất phản ánh tư tưởng của giáo dục dựa vào năng lực
trên thế giới và so sánh với các nghiên cứu tại Việt Nam. Điều này có ích để
trả lời các vấn đề: (1) đề tài luận án có trùng lặp với các cơng trình hiện có
khơng? (2) chủ đề nghiên cứu có thể trùng lặp, nhưng vấn đề nghiên cứu có
thể khác nhau? (3) cái gì là những vấn đề cốt lõi của giáo dục dựa vào năng
lực? (4) đã có những nghiên cứu gì về dạy học công nghệ dựa vào năng lực

chưa?

1.2. Xu hướng chuyển đổi sang nền giáo dục dựa vào năng lực
1.2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Phong trào giáo dục dựa vào năng lực đã bắt đầu cách đây hơn 100 năm
[138]. Ý tưởng về giáo dục dựa vào năng lực có nguồn gốc từ cách tiếp cận
tập trung vào hành vi của Taylor (1911) để cải thiện sự thực hiện tại nơi làm
việc, và đồng thời, các phong trào cải cách giáo dục đã kêu gọi các thực hành
giáo dục theo hướng tiêu chuẩn hóa [78], [90]. Các nguyên tắc từ quản lý
khoa học của Taylor đã được áp dụng để chia nhỏ, trình tự và sắp xếp hợp lý
việc học trong lớp; các tiêu chuẩn năng lực đã được áp dụng cho học sinh, và
sự chuẩn bị của giáo viên tập trung vào việc phân phối giảng dạy hiệu quả
phù hợp với các tiêu chuẩn năng lực đó [78]. Vào cuối những năm 1960, Văn
phòng Giáo dục Hoa Kỳ đã chính thức hóa cách tiếp cận dựa vào năng lực
như một thước đo trực tiếp cho việc học tập của học sinh [137]. Sau đó,
phong trào giáo dục dựa vào năng lực lan sang các nước châu Âu như Vương


×