Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Nhận diện những rào cản trong đổi mới công nghệ các làng nghề ở tỉnh nam định ( nghiên cứu trường hợp làng nghề cơ khí xuân tiến, huyện xuân trường, tỉnh nam định)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.7 KB, 20 trang )

Nhận diện những rào cản trong đổi mới công
nghệ các làng nghề ở Tỉnh Nam Định ( nghiên
cứu trƣờng hợp Làng nghề cơ khí Xuân Tiến,
Huyện Xuân Trƣờng, Tỉnh Nam Định)
Nguyễn Quỳnh Trang
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý khoa học và công nghệ
Mã số: 60 34 72
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Trần Ngọc Ca
Năm bảo vệ: 2011
Abstract. Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới công nghệ và làng nghề.
Nhận diện những rào cản và phân tích thực trạng hoạt động sản xuất và đổi mới
công nghệ tại các làng nghề ở tỉnh Nam Định. Đƣa ra một số giải pháp thúc đẩy đổi
mới công nghệ tại các làng nghề ở tỉnh Nam Định
Keywords. Đổi mới công nghệ; Sản xuất; Quản lý khoa học; Quản lý công nghệ;
Làng nghề cơ khí; Nam Định
Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu:
Tỉnh Nam Định có 94 làng nghề, mỗi năm các làng nghề đóng góp từ 13-15 triệu
USD vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Đế n năm 2004, công nghiê ̣p dân doanh làng nghề của
Nam Đinh đã chiế m 50% giá trị sản xuất công nghiệp trên điạ bàn tinh, giải quyết hàng trăm
̣
̉
ngàn lao động có nhiều nghề đã trở thành ng̀n thu nhậphính.
,
c
Hầu hết các làng nghề đều phổ biến tình trạng cơng nghệ và thiết bị sản xuất ở trình độ
lạc hậu, chắp vá, mẫu mã cũ, kiến thức tay nghề khơng tồn diện, tiêu hao nhiều nguyên liệu,
phát thải nhiều chất gây ô nhiễm ra môi trƣờng, sức cạnh tranh kém. Tuy nhiên vấn đề đổi mới
công nghệ sản xuất của các làng nghề hiện nay vấp phải khơng ít những khó khăn, cần đƣợc


nhận diện để từ đó có đƣợc các giải pháp phù hợp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đổi mới cơng nghệ là nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao trong sản xuất và nâng cao sức cạnh
tranh, do đó đây là vấn đề nhận đƣợc nhiều sự quan tâm và nghiên cứu trong thời gian gần đây.


Đã có những nghiên cứu chỉ ra những rào cản đổi mới cơng nghệ trong các doanh nghiệp nói
chung, và trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Tuy nhiên vẫn chƣa có những nghiên
cứu sâu tập trung vào việc nhận diện những rào cản thúc đẩy đổi mới cơng nghệ tại các làng
nghề, để có thể đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ. Riêng đối
với các làng nghề tại tỉnh Nam Định cho đến nay chƣa có nghiên cứu nào đi sâu vào nhận diện
các rào cản trong thúc đẩy đổi mới công nghệ tại các làng nghề của tỉnh.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Nhận diện những rào cản trong đổi mới công nghệ tại các làng nghề ở tỉnh Nam Định,
từ đó đề xuất giải pháp khắc phục các rào cản để thúc đẩy đổi mới công nghệ trong các làng
nghề ở tỉnh Nam Định.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các khó khăn trong việc thúc đẩy đổi
mới công nghệ của các làng nghề ở tỉnh Nam Định.
- Phạm vi không gian: Các làng nghề của tỉnh Nam Định, nghiên cứu sâu tại làng
nghề cơ khí Xuân Tiến, huyện Xuân Trƣờng, tỉnh Nam Định.
- Phạm vi thời gian: 05 năm từ năm 2006 đến nay
5. Mẫu khảo sát:
- Mẫu khảo sát không gian: các cơ sở sản xuất tại làng nghề Xuân Tiến, nghiên cứu 5
cơ sở sản xuất (Công ty cổ phần Thanh Bằng, Công ty TNHH Nhật Việt, Doanh nghiệp tƣ
nhân Tân Việt, Xí nghiệp cơ khí Quang Tuyến, Xƣởng cơ khí Thế Sự).
- Hình thức khảo sát: Phỏng vấn sâu chủ hoặc ngƣời quản lý các doanh nghiệp/cơ sở
sản xuất trên thông qua phiếu hỏi.
6. Câu hỏi nghiên cứu:
- Yếu tố nào là rào cản trong đổi mới công nghệ tại các làng nghề của tỉnh Nam Định?

- Làm thế nào để hạn chế các rào cản đó để thúc đẩy đổi mới công nghệ tại các làng
nghề ở tỉnh Nam Định?
7. Giả thuyết nghiên cứu:
Việc chậm đổi mới công nghệ tại các làng nghề tỉnh ở Nam Định xuất phát từ các rào
cản:
- Rào cản từ chính bên trong các làng nghề: Nhận thức khơng đầy đủ, trình độ nhân
lực thấp, quy mô sản xuất nhỏ, thiếu vốn, thiếu thơng tin…
- Rào cản từ việc thiếu các chính sách đủ mạnh và từ trong công tác quản lý nhà nƣớc
đối với các làng nghề.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phƣơng pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu
- Phƣơng pháp quan sát thực tế
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
9. Kết cấu của luận văn
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ VÀ LÀNG
NGHỀ
1.1. Khái niệm về công nghệ và đổi mới công nghệ


1.2. Khái niệm về làng nghề
1.3. Tổng quan về hoạt động sản xuất và hoạt động đổi mới công nghệ của các làng nghề
Việt Nam
CHƢƠNG 2: NHẬN DIỆN NHỮNG RÀO CẢN TRONG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI
CÁC LÀNG NGHỀ Ở TỈNH NAM ĐỊNH
2.1. Hoạt động sản xuất và thực trạng công nghệ của các làng nghề ở tỉnh Nam Định
2.2. Những rào cản trong đổi mới công nghệ tại các làng nghề ở tỉnh Nam Định
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI CÁC LÀNG NGHỀ Ở
TỈNH NAM ĐỊNH
3.1. Giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất tại các làng
nghề chú trọng đến đổi mới công nghệ

3.2. Giải pháp về hỗ trợ đào tạo nhân lực cho làng nghề
3.3. Giải pháp hỗ trợ về tài chính và đầu tƣ cho phát triển công nghệ theo nhu cầu thực tế
của các làng nghề
3.4. Giải pháp hỗ trợ thông tin, và tƣ vấn tìm kiếm, lựa chọn cơng nghệ
3.5. Giải pháp tằng cƣờng các chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc
3.6. Giải pháp quản lý nhà nƣớc các làng nghề
KẾT LUẬN
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ VÀ LÀNG NGHỀ
1.1. Khái niệm về rào cản, công nghệ và đổi mới công nghệ
1.1.1. Khái niệm về rào cản
Theo Từ điển bách khoa tồn thƣ Việt Nam thì “rào cản” có thể hiểu là việc ngăn,
khơng cho vƣợt qua, là sự trở ngại, ngăn cách. []
1.1.2. Khái niệm về công nghệ
Khái niệm “công nghệ” vốn dĩ là một khái niệm phức tạp với nhiều cách hiểu, cách
định nghĩa khác nhau.
Luật KH&CN năm 2000 có định nghĩa Cơng nghệ là tập hợp các phƣơng pháp, quy
trình, kỹ năng, bí quyết, cơng cụ, phƣơng tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản
phẩm.
Cịn theo Luật chuyển giao cơng nghệ 2006 thì Cơng nghệ là giải pháp, quy trình, bí
quyết kỹ thuật có kèm hoặc khơng kèm cơng cụ, phƣơng tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành
sản phẩm.
1.1.3. Khái niệm đổi mới cơng nghệ
Theo OECD: Đổi mới KH&CN có thể đƣợc xem nhƣ là biến đổi một ý tƣởng thành sản
phẩm mới có thể bán đƣợc hoặc thành q trình vận hành trong công nghiệp, trong thƣơng mại
hoặc thành phƣơng pháp mới về dịch vụ xã hội.
Theo hội đồng tƣ vẫn KH&CN Anh: Đổi mới cơng nghệ là q trình kỹ thuật, công
nghiệp, thƣơng mại nhằm marketing sản phẩm mới, nhằm sử dụng các quá trình kỹ thuật và
thiết bị mới.



1.2. Khái niệm về làng và làng nghề
1.2.1. Khái niệm làng
Làng vốn là một đơn vị hành chính trong hệ thống hành chính của các triều đại phong
kiến nƣớc ta trƣớc đây. Từ năm 1945, sau khi nƣớc ta giành độc lập, theo hiến pháp 1946,
1959, 1980 và đặc biệt là Hiến pháp 1992 đã quy định rõ hệ thống chính quyền 4 cấp: Trung
ƣơng, tỉnh, huyện, xã. Dƣới xã tổ chức thành các thơn/ xóm/ bản và “khái niệm” làng để chỉ
địa danh của một cụm dân cƣ gồm nhiều thơn/ xóm/ bản hợp thành.
1.2.2. Khái niệm làng nghề
Khái niệm làng nghề hiện vẫn đƣợc hiểu và đƣa ra dƣới nhiều hình thức khác nhau.
Năm 2006, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tƣ số
116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 quy định nội dung và các tiêu chí cơng nhận
nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống. Theo đó “Làng nghề là một hoặc nhiều
cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, bn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa
bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại
sản phẩm khác nhau.”
1.3. Tổng quan về hoạt động sản xuất và hoạt động đổi mới công nghệ của các làng nghề Việt
Nam
Theo nhà nghiên cứu Trần Minh Yến, trên thế giới, từ những năm đầu của thế kỷ XX
cũng có một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến làng nghề nhƣ: “Nhà máy làng xã”
của Bành Tử (1922); “Mơ hình sản xuất làng xã” và “Xã hội hóa làng thủ cơng” của
N.H.Noace (1928). Năm 1964, tổ chức WCCI (World crafts council International – Hội đồng
Quốc tế về nghề thủ công thế giới) đƣợc thành lập, hoạt động phi lợi nhuận vì lợi ích chung
của các quốc gia có nghề thủ cơng truyền thống.
Theo thống kê của Hiệp hội làng nghề hiện Việt Nam đang có khoảng 2.790 làng
nghề, thu hút 1,42 triệu hộ gia đình tham gia, với khoảng 1,35 triệu lao động chính và hàng
triệu lao động phụ trong lúc nông nhàn. Tại nhiều làng nghề, tỷ trọng ngành công nghiệp và
dịch vụ đạt từ 60% - 80% và ngành nông nghiệp chỉ đạt 20% - 40%, tập trung tại Đồng bằng
Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực làng nghề
không ngừng tăng, từ 273,7 triệu USD (Năm 2000) lên 900 triệu USD (năm 2009).
Tính từ giai đoạn Cách mạng tháng 8, sau khi nƣớc ta giành đƣợc độc lập đến nay, có

thể chia lịch sử phát triển của các làng nghề nhƣ sau:
- Giai đoạn 1954 – 1978: Do chính sách Cơng nghiệp hóa, ƣu tiên phát triển cơng
nghiệp nặng, khuyến khích các thợ thủ cơng tham gia vào các Hợp tác xã. Tại một số làng nghề
đã xuất hiện những HTX tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu sản xuất các mặt hàng xuất khẩu sang
các nƣớc XHCN, với các hàng hóa chính là hàng thủ cơng mỹ nghệ. Chủng loại, số lƣợng và
giá trị hàng hóa của các sản phẩm này đều đƣợc quyết định bởi đƣờng lối, chính sách của Nhà
nƣớc. Cũng chính trong giai đoạn này, nhiều làng nghề đã bị mai một.
- Giai đoạn 1978 – 1985: Kinh tế chính trị thế giới có nhiều biến động, cùng với sức
ép về dân số và sự cấm vận của Mỹ kinh tế Việt Nam đã lâm vào giai đoạn khủng hoảng.
Đồng thời hệ thống bao cấp đã ngày càng bộc lộ các điểm hạn chế khiến cho các hộ nông dân


và tiểu thủ cơng nghiệp buộc phải tìm đƣờng cải thiện cuộc sống theo con đƣờng tự phát.
Nhiều làng nghề đã đƣợc khôi phục lại nhằm đáp ứng nhu cầu rất thấp của nhân dân.
- Giai đoạn 1986 – 1992: Đây là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển của làng
nghề, nó đƣợc đánh dấu bằng sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao cấp sang cơ chế thị trƣờng.
Trong giai đoạn này, nhiều làng nghề truyền thống đã đƣợc khôi phục và phát triển.
- Giai đoạn từ năm 1993 đến nay: Sự hội nhập nền kinh tế thế giới, cùng với sự dỡ bỏ
cấm vận của Mỹ, sự hợp tác kinh tế mà điển hình là việc Việt Nam gia nhập WTO đã giúp
cho các thị trƣờng của Việt Nam không ngừng đƣợc mở rộng. Nhiều làng nghề đã khơi phục
nhanh chóng, nhiều làng nghề mới đã đƣợc hình thành.
Hiện nay, Nhà nƣớc có nhiều chính sách nhằm khuyến khích làng nghề phát triển, đặc
biệt từ khi Hiệp hội làng nghề Việt Nam đƣợc thành lập (2005.
Các thách thức hiện nay tại các làng nghề
Thách thức mà các làng nghề phải đối mặt chính là hiện nay các làng nghề còn phát
triểu theo kiểu tự phát, mang tính phong trào, thiếu quy hoạch, quy mơ sản xuất nhỏ lẻ,
công nghệ sản xuất lạc hậu, trang thiết bị máy móc cũ kỹ, chắp vá khơng đảm bảo an
tịan và các tiêu chuẩn về kỹ thuật, trình độ lao động cịn yếu kém. Sức cạnh tranh kém
do khơng có sự đầu tƣ và chiến lƣợc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu cho mình, đờng
thời do khâu sản xuất khơng đảm bảo các quy định về an tồn, vệ sinh dẫn đến chất

lƣợng sản phẩm thấp.
Đờng thời, tình trạng thiếu vốn, thiếu thông tin về thị trƣờng cũng là các vấn đề phổ
biến tại hầu hết các làng nghề. Bên cạnh đó, cơ sợ hạ tầng phục vụ cho phát triển làng nghề
còn rất yếu và thiếu nên chƣa phục vụ tốt đƣợc cho các khâu vận chuyển và tiêu thụ sản
phẩm.
Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề cũng đang diễn ra rất nhức nhối tại các
khắp các địa phƣơng trên cả nƣớc. Hầu hết các làng nghề Việt Nam hiện nay đã và đang bị ô
nhiễm.
Cuối cùng, do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới các làng nghề
lại càng phải chịu những ảnh hƣởng nặng nề hơn do tình hình lạm phát tăng cao, giá cả leo
thang, sản xuất đình trệ, thị trƣờng tiêu thụ bị bó hẹp lại, đời sống của ngƣời lao động gặp
nhiều khó khăn…
Trong tình hình hiện nay, quan tâm và đầu tƣ cho đổi mới cơng nghệ chính là một giải
pháp tối ƣu nhằm tăng lực cạnh tranh cho các làng nghề.
CHƢƠNG 2: NHẬN DIỆN NHỮNG RÀO CẢN TRONG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI
CÁC LÀNG NGHỀ TỈNH NAM ĐỊNH
2.1. Hoạt động sản xuất và thực trạng công nghệ của các làng nghề ở tỉnh Nam Định
2.1.2. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Nam Định
Nam Định nằm ở cực Nam châu thổ sông Hồng. Diện tích tự nhiên tồn tỉnh 1.652,29
km2, đƣợc chia thành 10 đơn vị hành chính.
Nam Định nằm trong vùng ảnh hƣởng trực tiếp của Tam giác tăng trƣởng Hà Nội Hải Phòng - Quảng Ninh và tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai - Hà Nội - Hải


Phòng, Hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và Vành đai kinh tế ven vịnh
Bắc Bộ, có mạng lƣới giao thơng thuận lợi tạo điều kiện cho Nam Định phát triển sản xuất
hàng hoá quy mô lớn và mở rộng giao lƣu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong vùng, cả nƣớc và
quốc tế. Song mặt khác cũng là một thách thức lớn đối với Nam Định trong điều kiện cạnh
tranh thu hút vốn đầu tƣ nƣóc ngồi.
2.1.2. Tổng quan về các làng nghề tỉnh Nam Định
Lịch sử hình thành và đặc điểm của làng nghề tỉnh Nam Định

Hiện nay theo thống kê của Sở Cơng thƣơng tỉnh Nam Định có 94 làng nghề đang
hoạt động, mỗi năm các làng nghề đóng góp từ 13 – 15 triệu USD vào kim ngạch xuất khẩu
của tỉnh, giải quyết việc làm cho một luợng lớn lao động trong tỉnh. Năm 2004, công nghiệp
dân doanh làng nghề của Nam Định đã chiếm 50% giá trị sản xuất cơng nghiệp trên địa bàn
tỉnh. Chính quyền tỉnh Nam Định luôn coi việc phát triển kinh tế làng nghề là nhiệm vụ quan
trọng để đẩy mạnh công nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng thơn Nam Định.
Mơ hình hình thành và phát triển làng nghề tỉnh Nam Định
Tƣơng ứng với các giai đoạn lịch sử có thể tạm chia các mơ hình hình thành và phát
triển của các làng nghề tỉnh Nam Định nhƣ sau:
- Giai đoạn trƣớc năm 1960: Làng nghề đƣợc hình thành do yêu cầu của sản xuất và
tiêu dùng của ngƣời dân , trƣớc hế t là điạ bàn khu vƣ̣c . Mô hinh tổ chƣ́c sản xuấ t của các cơ
̀
sở trong làng nghề giai đoạn này chỉ là mô hinh hô ̣ sản xuấ t . Sản xuất dựa vào sức ngƣời là
̀
chính, sớ lƣơ ̣ng và chủng loa ̣i sản phẩ m ít , thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm chủ yếu ở địa bàn
khu vƣ̣c hoă ̣c trong nƣớc . Trong giai đoa ̣n này , mô hình hình thành và phát triể n làng nghề
đƣơ ̣c xác đinh nhƣ sau: Ông tổ nghề + Phƣờng hô ̣i nghề = Làng nghề.
̣
- Giai đoa ̣n tƣ̀ năm 1960 đến năm 1990: quan hê ̣ sản xuấ t trong làng nghề đã có
nhƣ̃ng bƣớc phát triể n cao hơn trƣớc. Dƣới tác đô ̣ng của các chính sách phát triể n kinh tế - xã
hô ̣i của Nhà nƣớc , nhiề u hơ p tác xã tiể u thủ công nghiê ̣p đã đƣơ ̣c thành lâ ̣p . Giai đoa ̣n này ,
̣
các làng nghề truyền thống , làng nghề mới với hạt nhân là các hợp tác xã đã đƣợc hình thành
và phát triển mạnh. Mô hinh hinh thành và phát triể n làng nghề trong giai đoa ̣n này đƣơ ̣c xác
̀
̀
đinh là: Chủ nhiệm + Hơ ̣p tác xã + Sƣ̣ hỗ trợ của nhà nƣớc = Làng nghề.
̣
- Giai đoa ̣n tƣ̀ năm 1990 đến nay: sau khi Luâ ̣t doanh nghiê ̣p tƣ nhân , Luâ ̣t công ty
(sau này là Luâ ̣t doanh nghiê ̣p ) ra đời, nhiều làng nghề đã hình thành và phát triển dựa trên

các nghề truyền thống và các nghề mới . Giai đoa ̣n này chƣ́ng kiế n sƣ̣ lớn ma ̣nh cả về quy mô
,
sản lƣợng chủng loại và chất lƣợng của sản phẩm làng nghề hình làng nghề trong giai đoa ̣n
,
. Mô
này đƣợc xác định nhƣ sau : Doanh nhân + Doanh nghiê ̣p + Sƣ̣ giúp đỡ của Nhà nƣớc = Làng
nghề .
Trong thời gian vừa qua các làng nghề của tỉnh Nam Định đã có những bƣớc phát triển
mạnh mẽ cả về số lƣợng và quy mô. Các làng nghề đƣợc phân bố theo các huyện, thành phố
nhƣ sau:
Bảng 1: Các làng nghề phân bố theo địa bàn hành chính huyện và thành phố năm
2010


Số
Tỷ lệ % so với
Số làng
Tỷ lệ % so với
TT
làng
tổng số làng
nghề truyền
tổng làng nghề
nghề
nghề
thống
truyền thống
1 Huyện Nam Trực
14
14,90%

2
11,1%
2 Huyện Trực Ninh
15
15,95%
6
33,3%
3 Huyện Hải Hậu
5
5,31%
0
0%
4 Huyện Xuân Trƣờng
8
8,51%
1
5,5%
5 Huyện Nghĩa Hƣng
13
13,83%
0
0%
6 Huyện Giao Thuỷ
1
1,06%
1
5,5%
7 TP Nam Định
2
2,12%

1
5,5%
8 Huyện Vụ Bản
11
11,71%
1
5,5%
9 Huyện Ý Yên
21
22,34%
5
27,8%
10 Huyện Mỹ Lộc
4
4,26%
1
5,5%
Cộng
94
100%
18
100%
Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển làng nghề CN-TTCN tỉnh Nam Định 2007.
Tên huyện,
thành phố

Bảng 2: Phân loại các làng nghề tỉnh Nam Định theo ngành nghề năm 2010
Số
Tỷ lệ % so với
Tỷ lệ % so với làng

Số làng nghề
TT
Tên ngành nghề
làng
tổng số làng
nghề
truyền thống
nghề
nghề
truyền thống
1 Cơ khí
15
15,95%
5
27,8%
2 Nứa ghép sơn mài
9
9,57%
2
11,1%
3 Đờ gỗ
7
7,44%
1
5,5%
4 Dệt may
9
9,57%
2
11,1%

5 Mây tre đan
9
9,57%
2
11,1%
6 Cói
7
7,44%
0
0%
7 Chế biến LTTP
7
7,44%
2
11,1%
8 Vật liệu xây dựng
5
5,32%
0
0%
9 Nón lá
8
8,51%
1
5,5%
10 Tơ tằm
4
4,26%
1
5,5%

11 Ngề khác
14
14,9%
2
11,1%
Cộng
94
100%
18
100%
Nguồn: Tổng hợp số liệu về làng nghề CN-TTCN tỉnh Nam Định năm 2010
Tính đến cuối năm 2006, số lao động sản xuất CN – TTCN của các làng nghề tỉnh
Nam Định là 47.837 lao động trên tổng số 88.695 lao động của tồn bộ các làng nghề. Mơ
hình tổ chức sản xuất kinh doanh tại các làng nghề chủ yếu là hộ cá thể. Vì vậy lao động sử
dụng trong các làng nghề chủ yếu là lao động gia đình ở các làng nghề, số lao động thuê
ngoài chỉ chiếm 5%. Thu nhập bình quân của ngƣời lao động từ trên 350.000 đờng tại các
làng nghề sản xuất chiếu cói, nón lá đến 1.200.000 đờng tại các làng nghề cơ khí đúc.


Năm 2006 giá trị sản xuất CN – TTCN tại các làng nghề tỉnh Nam Định đạt khoảng
732.162.000.000 đồng, giá trị xuất khẩu ƣớc đạt 506.000 USD. Giá trị sản xuất của các làng
nghề ƣớc đạt 650 tỷ đồng, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là ở trong nƣớc.
Làng nghề đã góp phần tăng ng̀n thu ngân sách của tỉnh, trong đó năm sau lại cao
hơn năm trƣớc. Cụ thể năm 2003 các làng nghề đã đóng góp vào ngân sách của tỉnh
41.298.000.000 đồng, năm 2004 là 56.351.000.000 đồng và năm 2005 là 67.000.000 đồng.
Hiện tại các làng nghề của tỉnh vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cả từ
bên trong lẫn bên ngồi trong q trình phát triển của mình. Thiết bị, máy móc ở các làng
nghề nhìn chung đều cũ, lạc hậu và chắp vá.
2.1.3. Tổng quan về làng nghề cơ khí Xuân Tiến
Xã Xuân Tiến thuộc huyện Xuân Trƣờng, tỉnh Nam Định nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh

Nam Định. Xn Tiến là một trong những làng nghề cơ khí lớn nhất tại tỉnh Nam Định đƣợc
hình thành khởi đầu từ nghề đúc đờng truyền thống.
Trải qua thời gian, trƣớc những địi hỏi của thị trƣờng, sức ép của cạnh tranh, để có
thể tờn tại và thích ứng đƣợc với những u cầu ngày càng cao của thị trƣờng, làng nghề
Xuân Tiến đã mở rộng sản xuất sang các mặt hàng cơ khí vừa và nhỏ. Hiện nay các cơ sở sản
xuất của làng nghề đã cho ra đời các sản phẩm đòi hỏi không chỉ bàn tay tài hoa của ngƣời
thợ mà cịn địi hỏi trình độ cao về kỹ thuật nhƣ máy đập lúa, máy bóc lạc, tách ngơ, máy trộn
bê tông, máy ép gạch…
Kinh tế phát triển đã tạo điều kiện cho việc phát triển giáo dục, văn hóa, xã hội của
địa phƣơng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân làng nghề. Ông
Mai Xuân Thành – Chủ tịch UBND xã Xuân Tiến ông Mai Xuân Thành cho biết: Tính đến
năm 2003, Xuân Tiến là xã đứng đầu huyện Xuân Trƣờng về số máy điện thoại trên 100
ngƣời dân, 100% ngƣời dân đƣợc dùng nƣớc sạch, y tế đã đƣợc đƣa đến từng thôn.
Theo báo cáo tổng quan làng nghề Xuân Tiến thì đế n năm 2003, cả xã có hơn 300 hơ ̣
làm nghề thu hút trên 2.500 lao đô ̣ng, trong đó có 1 công ty cổ phầ n , 5 công ty trách nhiê ̣m
hƣ̃u ha ̣n và 3 doanh nghiê ̣p tƣ nhân . Đến năm 2009 tổng số doanh nghiệp trong xã đã lên tới
con số 30 trong đó chủ yếu là doanh nghiệp tƣ nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Tính
đến năm 2009, cả xã Xuân Tiến có tới 85% hộ dân hoạt động trong các ngành nghề cơ khí,
dịch vụ. Giá trị sản xuất cơng ngiệp – tiểu thủ công nghiệp của làng nghề Xuân Tiến trong
năm 2010 đạt 41.300.000.000 đồng và giá trị xuất khẩu đạt 20.000 đơ la Mỹ.
Làng nghề cơ khí Xn Tiến đƣợc xác định là đơn vị điển hình nhất về phát triển làng
nghề của huyện Xuân Trƣờng, tỉnh Nam Định nhƣng đến nay cũng chỉ đang ở trong tình
trạng nỗ lực ổn định, duy trì vị thế và có rất ít cơ hội phát triển mới. Làng nghề Xuân Tiến
đang phải đối mặt với khơng ít những khó khăn thách thức. Các sản phẩm của làng nghề đang
phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm khác trên thị trƣờng, đờng thời do tình trạng
nền kinh tế đang có nhiều khó khăn nên thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm đang ngày một co hẹp
lại. Một sản phẩm làm ra do phải cạnh tranh khốc liệt, nên giá thành phải giảm xuống mức tối
đa, trong khi đó do cơng nghệ sản xuất khơng hiện đại, mang tính chắp vá, thiếu đồng bộ lại
không đƣợc cải tiến, cập nhật thƣờng xuyên dẫn đến việc sản phẩm sản xuất ra chất lƣợng,



hình thức chủ yếu vẫn dậm chân tại chỗ. Sản phẩm sản xuất ra không thể tiêu thụ, tồn kho
nhiều, vốn bị dồn lại một chỗ không thể quay hồi để tiếp tục đầu tƣ cho sản xuất.
Để tồn tại làng nghề cần phải tiếp tục đầu tƣ, nghiên cứu để sản xuất thêm nhiều sản
phẩm mới, nâng cao chất lƣợng để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của thị trƣờng, đờng thời
phải tìm cách để tăng hiệu quả sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu và hạ giá thành sản phẩm
do sức ép cạnh tranh với các sản phẩm truyền thống của làng nghề đang ngày một lớn.
Bên cạnh đó làng nghề Xuân Tiến cũng đang gặp phải một vấn đề đau đầu đó chính là
ơ nhiễm mơi trƣờng nghiêm trọng. Nếu tình trạng ơ nhiễm làng nghề khơng đƣợc cải thiện thì
có thể khiến cho làng nghề phải đứng trƣớc nguy cơ bị xóa sổ.
Trƣớc thực tế đó, làng nghề Xuân Tiến hiểu rằng phải chú trọng hơn nữa đến việc đầu
tƣ đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, gia tăng sức cạnh tranh
cũng nhƣ để đảm bảo an toàn lao động, sản xuất thân thiện với môi trƣờng.
Tuy nhiên bài tốn đổi mới cơng nghệ của làng nghề Xn Tiến đang vấp phải vô số
những rào cản khác nhau xuất phát từ tƣ duy, nhận thức, chất lƣợng nguồn nhân lực, nguồn
vốn… cho đến những rào cản từ việc thiếu các chính sách đủ mạnh của nhà nƣớc nhằm hỗ trợ
cho làng nghề đổi mới công nghệ.
2.2 Những rào cản trong thúc đẩy đổi mới công nghệ tại các làng nghề ở tỉnh Nam Định
2.2.1. Rào cản về mặt nhận thức
Rào cản thúc đẩy đổi mới công nghệ trƣớc hết xuất phát từ chính các chủ doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề cũng nhƣ những lao động tại đây. Xuất thân là ngƣời nông
dân đã quen với nếp sống tiêu nông của ngƣời chủ sản xuất nhỏ đã ảnh hƣởng đến hoạt động
sản xuất tại các cơ sở làng nghề nói chung, và việc đổi mới cơng nghệ nói riêng. Họ chỉ nhìn
thấy cái lợi truớc mắt mà khơng tính tốn đến lợi ích lâu dài.
Tại hầu hết các cơ sở sản xuất, ngƣời đứng đầu thƣờng là các thành viên trong gia
đình, lao động trong các cơ sở này phần nhiều là họ hàng, bạn bè. Do đó cách thức hoạt động
cũng mang đặc thù quản lý theo kiểu gia đình, nặng về tình cảm, cả nể mà thiếu đi tính rõ
ràng, chuyên nghiệp trong hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh.
Nhiều làng nghề truyền thống sử dụng lao động chỉ gói gọn trong gia đình, theo kiểu
“cha truyền con nối”, “gia truyền”, “bí truyền” khơng coi trọng việc áp dụng các tiến bộ khoa

học kỹ thuật, vơ hình chung gây cản trở cho việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật mới, thúc
đẩy đổi mới công nghệ.
Các quyết định kinh doanh của ngƣời đứng đầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại
các làng nghề đều mang nặng tính chủ quan, khơng căn cứ vào đặc điểm, nhu cầu của thị
trƣờng. Họ không nhận thức đầy đủ đƣợc vai trị của cơng nghệ và đổi mới công nghệ trong
cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Cho nên các làng nghề chỉ cố gắng để bán ra cái mình
đang có chứ khơng phải cái mà thị trƣờng đang cần.
Ngay tại làng nghề Xuân Tiến – làng nghề tiêu biểu của tỉnh Nam Định, nơi tập trung
rất nhiều các doanh nghiệp cơ khí sản xuất thì nhận thức về vấn đề đổi mới công nghệ cũng
chƣa tốt. Đơn giản bởi ngay những ngƣời đứng đầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất này
cũng đều có xuất phát điểm là ngƣời nông dân chƣa qua đào tạo, thiếu những kiến thức cơ
bản nhất về chuyên môn nghiệp vụ. Trong điều kiện khơng có đủ thơng tin và kiến thức về thị


trƣờng và công nghệ, lại không đƣợc đào tạo bài bản thì nhận thức về đổi mới cơng nghệ của
ngƣời dân sống tại các làng nghề lại càng yếu kém.
2.2.2. Rào cản về quy mơ sản xuất và trình độ nhân lực
Rào cản về quy mô sản xuất
Quy mô sản xuất tại các làng nghề ở Nam Định chủ yếu dừng lại ở quy mô nhỏ, phân
tán không đồng đều, quy trình cơng nghệ sản xuất đơn giản, tinh xảo mang tính cổ truyền có
bí quyết riêng của mỗi nghề, mỗi làng qua từng giai đoạn. Phần lớn sản xuất ở các làng nghề
là do tự phát, sản xuất theo các hộ riêng lẻ nên vốn đầu tƣ cho sản xuất khá khiêm tốn, các
công nghệ đều phần lớn là thơ sơ, lạc.
Do khơng có quy hoạch nên cơ sở hạ tầng thiếu đờng bộ, gây khó khăn cho việc đầu
tƣ xây dựng nhà xuởng, kho bãi kiên cố, thay đó vào đó chủ yếu là mang tính chất tạm bợ,
các chủ doanh nghiệp vì thế cũng ngại khơng muốn đầu tƣ để hiện đại và kiên cố nơi sản
xuất, kinh doanh.
Các cơ sở sản xuất phần lớn đều nằm lẫn cùng với khu dân cƣ, vừa là nơi sản xuất
vừa là nơi ở, nên rất chật chội, tù túng, điều kiện an tồn, vệ sinh mơi trƣờng khơng đƣợc
đảm bảo. Các máy móc, trang thiết bị đƣợc sử dụng ở đây hầu hết đƣợc nhập khẩu từ Trung

Quốc, hoặc Đài Loan, chỉ có một số ít là đƣợc nhập mới trong vịng năm trở lại đây, số cịn
lại có niên đại từ 10 – 20 năm, rất nhiều trong số đó khi hỏng hóc khơng có phụ tùng thay thế,
đã đƣợc chắp vá, và sửa chữa theo kiểu tận dụng.
Tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở làng nghề, một ngƣời thƣờng phải đảm đƣơng
nhiều vị trí, cơng việc khác nhau mà gần nhƣ khơng có sự phân cơng, chun mơn hóa cơng
việc. Hầu hết các vị trí quan trọng nhƣ ngƣời đứng đầu chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý
mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh hay ngƣời làm sổ sách, kế tốn, thu chi, cơng nợ,… trong
các cơ sở này đều là các thành viên trong gia đình. Ở các cơ sở này hầu nhƣ khơng có ngƣời
chun trách về kỹ thuật, đảm nhiệm các cơng việc liên quan đến máy móc, thiết bị, kỹ thuật
sản xuất,…
Rào cản về trình độ năng lực:
Rào cản về trình độ, năng lực của đội ngũ quản lý
Cả chủ và lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề phần lớn đều
khơng có trình độ chun mơn cao, khơng đƣợc đào tạo chính quy, bài bản. Họ chủ yếu làm
việc theo bản năng, kinh nghiệm cho nên gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp thu các kiến thức
mới về cơng nghệ, cũng nhƣ gặp khó khăn trong việc tìm hiểu thị truờng cơng nghệ, mở rộng
việc hợp tác, liên kết để thực hiện đổi mới công nghệ.
Hiện nay, hầu hết đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở sản xuất tại làng nghề còn hạn chế về
kiến thức và kỹ năng quản lý, đặc biệt là yếu về năng lực kinh doanh và cạnh tranh quốc tế;
trình độ ngoại ngữ và khả năng áp dụng tin học hóa cũng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hội
nhập.
Tại làng nghề Xuân Tiến, theo ông Mai Xuân Thành – Chủ tịch UBNX xã Xuân Tiến
cho biết, hầu hết các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở đây đều xuất phát từ ngƣời nơng dân
đi lên, nhiều ngƣời thậm chí chƣa tốt nghiệp hết cấp 3.
Rào cản về trình độ năng lực của đội ngũ lao động


Thiếu nguồn nhân lực giỏi về công nghệ là một tình trạng phổ biến và cũng là bài tốn
khó tại hầu hết các doanh nghiệp, hộ sản xuất tại các làng nghề cơ khí. Một số lớn các doanh
nghiệp cơ khí đang rất cần các cán bộ kỹ thuật giỏi và cơng nhân lành nghề, trong khi chính

họ lại dƣ thừa lao động phổ thông chƣa qua đào tạo. Khả năng kỹ thuật yếu kém của đội ngũ
lao động trong các doanh nghiệp cũng chính là nguyên nhân của sự trì trệ trong đổi mới cơng
nghệ tại các làng nghề.
Điều tra tại làng nghề Xuân Tiến cho thấy, các lao động của làng nghề phần lớn đều là lao
động thủ công, không đƣợc đào tạo bài bản, một là đƣợc đào tạo theo kiểu cha truyền con
nối, hai là khi tham gia vào các nhà máy, xƣởng sản xuất mới bắt đầu đƣợc đào tạo từ đầu
ngay tại nơi làm, mày mò vừa học vừa làm. Hàng năm huyện và xã có tổ chức một số lớp đào
tạo nghề ngắn ngày cho ngƣời lao động địa phƣơng, tuy nhiên do thời gian quá ngắn nên hiệu
quả thực sự chƣa cao. Ngay tại các doanh nghiệp của làng nghề cũng rất hiếm có lao động có
trình độ trung cấp, cao đẳng trở lên. Đối với cán bộ kỹ thuật thì gần nhƣ khơng có, chỉ có
nhân viên kế tốn là đã qua đào tạo hệ trung cấp.
2.2.3 Rào cản về nguồn vốn cho đầu tư đổi mới cơng nghệ
Tình hình chung hiện nay ở hầu hết các làng nghề trên khắp cả nƣớc đều gặp khó
khăn về vốn để mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ. Thị trƣờng
cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các làng nghề chủ yếu là vốn của
chính chủ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất này, của các ngƣời thân trong gia đình, họ hàng,
bạn bè và vay của những ngƣời cho vay lấy lãi.
Việc tiếp cận đƣợc với ng̀n tín dụng của ngân hàng là điều vơ cùng khó khăn, các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề không thể đáp ứng đƣợc các đòi hỏi của ngân hàng về
các thủ tục nhƣ lập dự án khả thi, thủ tục thế chấp, mức lãi suất,… Và nếu có hồn tất đƣợc
tất cả các thủ tục phức tạp đó thì chí phí giao dịch để hoàn thiện các thủ tục sẽ rất cao làm
cho những khoản tín dụng này trở nên quá đắt đối với các doanh nghiệp.
Bởi vì dƣới góc độ của các ngân hàng, thủ tục cho vay các khoản vốn nhỏ cũng không
kém phần phức tạp so với các khoản vốn lớn mà lợi nhuận lại ít và các quy định quá khắt khe
về tài sản thế chấp và dự án khả thi cũng đội các chi phí lên cao. Chính vì thế ngân hàng thì
nhận đƣợc ít lợi nhuận đi cịn các doanh nghiệp thì lại khơng đáp ứng đƣợc các điều kiện vay
vốn, cho nên các ngân hàng không muốn cho họ vay. Ngƣợc lại, các doanh nghiệp nhà nƣớc
thì lại vay vốn mà không cần phải thế chấp tài sản. Đây là một trong những phân biệt đối xử
lớn hiện nay.
Ngồi ra, cịn có một số ngun nhân khác nhƣ các phƣơng pháp định giá tài sản thế

chấp còn không rõ ràng, thƣờng đánh giá rất thấp giá trị của các tài sản thế chấp so với giá trị
thực của nó, và các quy định của các ngân hàng về vấn đề này còn rất tuỳ tiện. Bên cạnh đó,
một số chủ doanh nghiệp ngồi quốc doanh khơng muốn vay ngân hàng vì nhƣ vậy khó trốn
tránh nghĩa vụ nộp thuế.
Các khoản hỗ trợ, viện trợ từ bên ngoài của các quốc gia, các tổ chức, các dự án là rất
hiệu quả nhƣng chƣa thấm tháp vào đâu với nhu cầu của các làng nghề hiện nay. Các chính
sách tài chính tín dụng chƣa đƣợc tiến hành đờng bộ và thực thi hiệu quả nên tác động chƣa
thật tốt đến nhu cầu bức xúc về vốn của các làng nghề.


Trong tình hình hiện nay, khi mà ngân hàng nhà nƣớc đang tiến hành các biện pháp
thắt chặt tiền tệ, thì việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại làng nghề lại
càng trở nên khó khăn hơn.
Với đặc thù là hoạt động chủ yếu theo mơ hình gia đình trị, trình độ chun mơn thấp,
làm báo cáo tài chính, lập các kế hoạch kinh doanh khơng chun nghiệp do cơng tác quản lý
và tài chính, kế tốn phần lớn đều do chính các thành viên trong gia đình đảm nhiệm… nên
đã làm gia tăng các khó khăn khi tiếp cận ng̀n vốn vay tại ngân hàng.
Đầu tƣ cho đổi mới cơng nghệ lại mang tính rủi ro cao, chính sách tín dụng và thuế để
đƣợc hƣởng ƣu đãi lại rất phức tạp nên các nhà nghiên cứu gần nhƣ không thể vay vốn ngân
hàng để đầu tƣ nghiên cứu đổi mới công nghệ. Giống nhƣ một vịng luẩn quẩn, từ cả phía bên
cung và bên cầu đều khơng thể có đủ tiềm lực mà đầu tƣ cho đổi mới công nghệ. Cho dù nhà
nƣớc đã có nhiều nỗ lực để tháo gỡ khó khăn về ng̀n vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
thì vẫn chƣa thấm vào đâu so với nhu cầu của doanh nghiệp.
2.2.4 Rào cản trong tiếp cận thông tin về công nghệ, thị trường
Thiếu thơng tin là tình trạng chung, phổ biến tại các doanh nghiệp hiện nay, nhất là tại
các doanh nghiệp làng nghề.
Điều có thể nhận thấy ngay đƣợc là phần lớn công nghệ của ta tụt hậu ngay từ đầu, từ
lúc mua sắm dây chuyền “thiết bị mới”. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu thông tin nên
không biết công nghệ nào là tiên tiến, hiện đại, là phù hợp để lựa chọn.
Ngoài ra, sự lựa chọn càng khó khăn khi các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thiếu sự tƣ

vấn chuẩn xác về các công nghệ hiện đại đang đƣợc áp dụng trên thế giới.
Khơng ít các đơn vị trong số đó hiện gặp khó khăn về phƣơng tiện, nhân lực làm công
nghệ thông tin, nhân lực khoa học & cơng nghệ có trình độ cao nên thƣờng lúng túng trong
đề xuất ý tƣởng, tìm kiếm và lựa chọn công nghệ để cải thiện sản xuất kinh doanh.
Vì thiếu thơng tin nên khơng biết trình độ cơng nghệ chung trên thế giới đến mức nào
mà chỉ so với ta thì thấy tiến bộ hơn rất nhiều nên vội vàng đầu tƣ đổi mới công nghệ mà chủ
yếu ở đây là nhập ngoại công nghệ. Đến khi sản xuất, phải cạnh tranh trên thị trƣờng thì mới
phát hiện rằng công nghệ vừa mua quá lạc hậu so với thế giới. Và cái vịng luẩn quẩn về việc
hơ hào tiếp tục đổi mới, cải tiến lại diễn ra. Thực tế dây chuyền vừa mua về chƣa thu hồi
đƣợc vốn thì lấy gì mà đổi mới.
Tình trạng lạc hậu dây chuyền và công nghệ sản xuất càng xảy ra phổ biến hơn ở các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tƣ nhân tại các làng nghề vì thiếu thơng tin. Một số trƣờng hợp
công nghệ lúc mua là loại tiên tiến nhất, nhƣng do xác định công suất quá lớn so với khả
năng nguyên liệu lúc bấy giờ, cho nên 10 - 15 năm sau vẫn chƣa thu hồi đƣợc vốn, khơng có
tiền đổi mới cơng nghệ nên thành lạc hậu.
Bản thân các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các làng nghề khơng có thói quen tìm
hiểu, cập nhật các thơng tin, tin tức mới về thị trƣờng, về tình hình cơng nghệ. Ở Việt Nam,
doanh nghiệp và nhà nghiên cứu khơng gặp đƣợc nhau, khơng có thơng tin về nhau cho nên
công nghệ tại các doanh nghiệp vẫn lạc hậu, cịn nhà nghiên cứu thì nghiên cứu xong, nghiệm
thu rồi để đấy.


Cho tới thời điểm này, Việt Nam chƣa có nhiều tổ chức tham gia vào các hoạt động
môi giới chuyển giao công nghệ, đặc biệt là môi giới, chuyển giao công nghệ cho các làng
nghề lại càng hiếm. Các tổ chức trung gian này chƣa có điều kiện để phát triển mạnh ở Việt
Nam vì chƣa có khung pháp lý đầy đủ để cho các tổ chức này hoạt động, đờng thời các chính
sách hỗ trợ cho các tổ chức này cũng vừa yếu lại vừa thiếu.
Rõ ràng, hiện nay cơ chế hợp tác giữa các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất tại vùng nông thôn với các viện nghiên cứu còn nhiều hạn chế.
2.2.5 Rào cản từ việc thiếu các chính sách đủ mạnh để thúc đẩy đổi mới cơng nghệ tại các làng

nghề
Nhìn chung mà nói, rất nhiều các chính sách của chúng ta vẫn chỉ coi trọng thành
phần kinh tế nhà nƣớc và hoạt động của các tổ chức nhà nƣớc.
Xét riêng trong lĩnh vực KH&CN, các chính sách nhằm đầu tƣ cho các hoạt động
KH&CN nói chung và đổi mới cơng nghệ nói riêng thƣờng dàn trải, thiếu tập trung.
Hiện nay trong công tác quy hoạch, quản lý và phát triển thì làng nghề hiện nay vẫn
chƣa đƣợc đặt trong sự quan tâm của các cơ quan quản lý.
Chính sách tín dụng của nhà nƣớc có quá nhiều vấn đề, khi mà suốt hàng chục năm
nay dù xã hội đã lên tiếng kêu gọi một chính sách tín dụng cởi mở và cơng bằng hơn thì vẫn
khơng có nhiều biến chuyển.
Các làng nghề cịn phải đối mặt với vơ vàn những khó khăn khác mà xuất phát từ cơ
chế quản lý yếu kém, thiếu sự đờng bộ trong các chính sách phát triển. Các chính sách hỗ trợ
làng nghề trong việc tiếp cận thơng tin, thị trƣờng, cơng nghệ hiện vẫn cịn đang bị bỏ ngỏ.
Các chính sách dạy nghề, hỗ trợ đào tạo lao động tại các làng nghề hiện vẫn còn rất
nhiều các bất cập, khi không bám sát nhu cầu thực tế, không đáp ứng đƣợc các yêu cầu mới
về chất lƣợng và số lƣợng.
Bên cạnh đó, vẫn cịn thiếu các chính sách liên kết các làng nghề với các tổ chức
nghiên cứu và triển khai trong nƣớc để giúp làng nghề có thể có đƣợc những cơng nghệ phù
hợp với nhu cầu, đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng nhƣ khả năng tài chính của mình.
Thực tế là hệ thống văn bản chính sách của Việt Nam dành cho ƣu tiên phát triển kinh
tế nông thôn, phát triển làng nghề hay thúc đẩy đổi mới công nghệ không phải là ít tuy nhiên
các văn bản này chỉ mang tính ƣớc lệ nhiều hơn, khi đi vào thực tế thì rất chung chung,
khơng cụ thể nên khó thực hiện. Các thủ tục hành chính lại quá rƣờm rà, phiền hà, rất nhiều
chính sách vẫn chỉ coi trọng các thành phần kinh tế nhà nƣớc.
2.2.6. Rảo càn từ sự thiếu thống nhất, đồng bộ trong công tác quản lý nhà nước đối với các làng
nghề
Đến thời điểm hiện tại vẫn chƣa có một cơ quan chính thức nào để quản lý làng nghề,
mỗi bộ, ngành chỉ liên quan đến một phần lĩnh vực quản lý của mình, cịn quản lý chung thì
khơng.
Ngay chính bản thân các nhà quản lý, rất nhiều ngƣời có tâm lý bảo thủ, sợ những

quyết định mạo hiểm, sợ ảnh hƣởng đến vị trí và quyền lợi của mình cho nên thiếu quyết tâm
trong việc đổi mới cơng nghệ. Hiện nay cũng khơng có bất cứ sự khuyến khích hay chế tài
nào gắn quyền lợi, trách nhiệm của nhà quản lý với đổi mới công nghệ.


Ở cấp xã, đơn vị quản lý làng gần gũi nhất thì năng lực quản lý của các cán bộ xã chƣa
thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của thực tiễn. Tính chung trên cả nƣớc chỉ có 0,3% cán bộ cấp xã có
trình độ đại học, 31% có trình độ sơ cấp đến trung cấp. Theo số liệu của Quy hoạch phát triển
nguồn nhân lực tỉnh Nam Định, trên địa bàn tỉnh Nam Định số cán bộ cấp xã có trình độ đại
học cũng chỉ đạt mức 2%, cao đẳng đạt 9,3%, trung cấp là gần 59%, khơng có cán bộ cấp xã
nào có trình độ trên đại học.
Cho đến nay tỉnh Nam Định vẫn chƣa xây dựng đƣợc chƣơng trình quy hoạch, hay kế
hoạch phát triển làng nghề cụ thể cho nên mọi sự đầu tƣ, hỗ trợ hay quy hoạch cho các làng
nghề chỉ năm chung với các chƣơng trình kế hoạch, quy hoạch lớn khác mà chƣa có bất kì
một chƣơng trình hay dự án nào cụ thể đƣợc xây dựng nhằm hỗ trợ cho các làng nghề.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI CÁC LÀNG
NGHỀ Ở TỈNH NAM ĐỊNH
3.1. Giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất tại các làng
nghề chú trọng đến đổi mới cơng nghệ
Ngƣời nơng dân do thiếu hiểu biết, thiếu trình độ nên nhận thức về tầm quan trọng
của đổi mới công nghệ là không cao cho nên, để thay đổi nhận thức của họ trong thời gian
ngắn là không thể. Vì thế cơng tác tun truyền, vận động tại các làng nghề nhà nƣớc phải
đứng ra làm, và phải làm quyết liệt, mạnh mẽ và liên tục thì mới có tác dụng.
Cơng tác tun truyền khơng thể chỉ mang tính hình thức, giáo điều mà phải cụ thể
gắn với nhu cầu của chính các làng nghề, muốn nhƣ vậy phải đi sâu tìm hiểu nghiên cứu thực
trạng cơng nghệ tại các làng nghê, nhu cầu về trang thiết bị, hiện trạng nguồn vốn, nguồn
nhân lực.
Trong công tác tuyên truyền phải lấy quản lý cấp xã làm nòng cốt để giáo dục nâng
cao hiểu biết cho ngƣời dân làng nghề để giúp họ dần thay đổi nhận thức dẫn đến thay đổi
hành vi.

Làng nghề cơ khí Xuân Tiến là một trong những làng nghề có số doanh nghiệp, hộ
sản xuất kinh doanh cũng nhƣ số lao động tham gia sản xuất kinh doanh lớn nhất của tỉnh
Nam Định, trong làng nghề có những doanh nghiệp, cơ sở cơ khí lớn có tƣ duy nhanh nhạy
hơn với thị trƣờng có thể chọn làm thí điểm để thực hiện việc tuyên truyền, nâng cao nhận
thức về đổi mới cơng nghệ, thơng qua hình thức mời chính các doanh nghiệp này tham gia
cùng tuyên truyền, giải thích cho mọi ngƣời cùng hiểu, và dễ dàng tiếp cận hơn với những
thông tin, kiến thức liên quan đến đổi mới công nghệ.
3.2. Giải pháp về đào tạo nhân lực cho các làng nghề
Để nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân lực tại các làng nghề thì phải đồng thời nâng
cao năng lực quản lý cho những ngƣời lãnh đạo quản lý và nâng cao trình độ, tay nghề,
chun mơn cho đội ngũ lao động, nhân viên.
Vì vậy để nâng cao trình độ, năng lực quản lý của chủ các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất làng nghề, cần phải tiến hành các giải pháp sau:
- Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao năng lực quản lý theo các chuyên đề phù hợp với
nhu cầu thực tế và trình độ của đối tƣợng đƣợc đào tạo.


- Tổ chức các buổi hội thảo, giới thiệu các kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, hội nhập
kinh tế quốc tế, môi trƣờng, công nghệ kỹ thuật mới, đổi mới công nghệ, chuyển giao công
nghệ…để trao đổi, phổ biến, nghiên cứu áp dụng vào các cơ sở sản xuất.
- Giới thiệu và giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nắm đƣợc các nội dung quy
định của pháp luật hiện hành về kinh doanh, cơng nghệ,… các chính sách ƣu đãi.
- Ngồi ra cịn tổ chức tƣ vấn, hƣớng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nâng
cao năng lực quản lý, hợp lý hóa sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đầu tƣ dây chuyền sản xuất
mới, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và ứng dụng tiến bộ KH&CN, nâng cao năng lực sản
xuất...
Sau các khóa học nên tiếp tục hƣớng dẫn, tƣ vấn cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
các vấn đề liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm ứng dụng các kiến thức đã học
vào thực tế, phát triển sản xuất, giảm chi phí, đổi mới cơng nghệ và nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh.

Đào tạo nghề cho ngƣời lao động tại các làng nghề chính là cách thức có hiệu quả cao
nhất để đƣa những thành tựu KH&CN mới áp dụng vào các làng nghề. Để công tác đào tạo
có hiệu quả thì trƣớc hết phải gắn đào tạo với nhu cầu thực tế, tức là lấy nhu cầu của các làng
nghề làm mục tiêu đào tạo.
Chƣơng trình đào tạo phải mang tính thực hành cao, trang bị cho ngƣời học những kỹ
năng và kiến thức gần với môi trƣờng mà ngƣời lao động sẽ làm việc. Chƣơng trình cũng
phải cập nhật đƣợc những thay đổi của cơng nghệ mới, để cho ngƣời học có cơ hội đƣợc tiếp
cận với công nghệ hiện đại, sau khi tốt nghiệp có khả năng bắt tay vào cơng việc, có thể vận
hành đƣợc các máy móc, trang thiết bị hiện đại mà không cần qua đào tạo lại tại doanh
nghiệp.
Giáo trình đào tạo phải thƣờng xuyên đƣợc đổi mới cập nhật, học lý thuyết phải đi đôi
với thực hành, trang thiết bị giảng dạy phải đƣợc trang bị đầy đủ và hiện đại. Các cơ sở dạy
nghề cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, mời họ tham gia đóng góp ý kiến
về chƣơng trình đào tạo, đồng thời cho phép ngƣời học đƣợc thực hành ngay tại các doanh
nghiệp này.
Chính vì thế, Nhà nƣớc cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài
nƣớc đầu tƣ vào đào tạo nghề, ban hành các tiêu chuẩn đào tạo nghề ngang tầm khu vực,
giám sát q trình đào tạo hƣớng tới các tiêu chuẩn đó, xây dựng chính sách đào tạo nghề và
giải quyết việc làm cho ngƣời dân gắn với hỗ trợ phát triển kinh doanh trong các làng nghề
tại địa phƣơng. Ƣu đãi các nghệ nhân, thợ giỏi truyền bá lại các kinh nghiệm, kiến thức của
mình.
Bên cạnh đó cần chú trọng thêm đến việc đào tạo kiến thức thị trƣờng, đào tạo ngoại
ngữ và tin học cho ngƣời lao động các làng nghề để họ có thể chủ động hơn khi tiếp cận với
công nghệ mới.
3.3. Giải pháp hỗ trợ về tài chính và đầu tƣ cho phát triển cơng nghệ theo nhu cầu thực
tế của các làng nghề
Đẩy mạnh hơn nữa các chính sách hỗ trợ về tài chính để các làng nghề có thể dễ dàng
tiếp cận và thụ hƣởng những ƣu đãi từ các chính sách này.



Các hoạt động dịch vụ nhƣ: đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ,
tƣ vấn chất lƣợng, xúc tiến thƣơng mại, tài chính ngân hàng hiện nay còn kém phát triển. Do
vậy nhà nƣớc nên hỗ trợ bằng cách miễn giảm thuế cho các tổ chức tiến hành các dịch vụ cho
phát triển làng nghề và miễn giảm phí cho làng nghề khi thụ hƣởng các dịch vụ này.
Các ngân hàng thƣơng mại lớn, đặc biệt là ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc phải tích
cực hơn khi triển khai gói các hỗ trợ cho làng nghề. Khơng chỉ dừng lại ở việc cho vay hỗ trợ
cho các làng nghề mà các ngân hàng nên tiếp tục theo sát, kiểm sốt việc sử dụng ng̀n vốn
sau khi giải ngân để đảm bảo kiểm sốt đƣợc mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng,
cũng nhƣ có thể kịp thời đƣa ra các biện pháp hỗ trợ bổ sung nhƣ kéo dài thời gian cho vay,
giãn nợ,... cho làng nghề nếu tình trạng sản xuất kinh doanh có nhiều khó khăn.
Nhà nƣớc nên tiếp tục mạnh tay trong việc giảm lãi suất cho vay và định hƣớng các
làng nghề đầu tƣ đổi mới công nghệ để sản xuất ra thị trƣờng những sản phẩm có đầu ra chắc
chắn. Tín dụng sẽ đƣợc ƣu tiên cho các nhóm ngành có nhu cầu cấp bách hơn về đổi mới
công nghệ cũng nhƣ có đầu ra sản phẩm ổn định.
Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thủ tục cho vay vốn, đẩy
nhanh thẩm định hồ sơ vay vốn, hạn chế và loại bỏ những tiêu cực, chi phí ngầm liên quan
đến cho vay vốn của nhân viên ngân hàng. Thay đổi điều kiện cho vay, từ cho vay thế chấp
sang cho vay tín chấp. Đờng thời trong tại các địa phƣơng cũng nên xây dựng một đội ngũ
chuyên gia tƣ vấn giúp doanh nghiệp, hộ sản xuất làng nghề trong việc lập dự án vay vốn.
Các làng nghề, doanh nghiệp làng nghề cần tạo ra dòng vốn liên kết giữa những
doanh nghiệp đầu tàu với các hộ sản xuất, doanh nghiệp sản xuất trong làng để tạo đà phát
triển. Các địa phƣơng không nên chỉ trông chờ vào những chính sách từ phía trung ƣơng mà
cũng nên căn cứ vào nhu cầu của các làng nghề tại địa phƣơng của mình để xây dựng các
chính sách hỗ trợ tài chính phù hợp cho các làng nghề. Đối với các trƣờng hợp muốn vay vốn
để đầu tƣ đổi mới công nghệ, địa phƣơng nên kết hợp với ngân hàng hỗ trợ việc lập dự án, hồ
sơ xin vay vốn. Địa phƣơng có thể kết hợp với ngân hàng để cho vay vốn từ ngân sách của
địa phƣơng. Thời gian cho vay có thể kéo dài và lãi suất ƣu đãi để khuyến khích các làng
nghề tích cực đầu tƣ đổi mới công nghệ.
3.4. Giải pháp hỗ trợ thông tin, và tƣ vấn tìm kiếm, lựa chọn cơng nghệ
Cần phải có sự hỗ trợ của nhà nƣớc trong việc giúp các làng nghề có đƣợc những

thơng tin chính xác cũng nhƣ hỗ trợ các làng nghề xử lý thông tin để có thể tìm kiếm và lựa
chọn cơng nghệ phù hợp. Phải giúp các làng nghề có cơ hội tiếp cận với thị trƣờng cơng nghệ
trong và ngồi nƣớc, bằng cách thức đƣa các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh tại các
làng nghề tham gia các triển lãm, hội chợ, giới thiệu về công nghệ. Đồng thời tổ chức và đƣa
các triển lãm, hội chợ, giới thiệu về cơng nghệ mới về các địa phƣơng có nhiều làng nghề,…
để các doanh nghiệp, hộ sản xuất có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các công nghệ mới.
Trƣớc mắt nhà nƣớc cần phải hỗ trợ các làng nghề bằng cách nhanh chóng hồn thiện
hệ thống thơng tin cơng nghệ cho những ngành chính, làng nghề chủ đạo, để mỗi doanh
nghiệp làng nghề khi mua cơng nghệ biết đƣợc mình chọn và mua cơng nghệ nào và mình
bán sản phẩm ra thị trƣờng thì ngƣời tiêu dùng địi hỏi cơng nghệ gì.


Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại làng nghề cũng cần đƣợc nhà nƣớc mà cụ thể là
Sở KH&CN tại mỗi địa phƣơng hỗ trợ các thức xử lý, phân tích thơng tin để tránh các sai sót
khi đƣa ra quyết định đổi mới công nghệ. Đồng thời cần phối hợp với Sở Cơng thƣơng để hỗ
trợ tìm kiếm nhà cung cấp, xác thực thông tin đối tác, hỗ trợ đàm phán, soạn thảo hợp đồng,
cung cấp giá tham khảo…
Ngoài ra nên hƣớng dẫn các doanh nghiệp đặc biệt là các hộ sản xuất tại các làng
nghề cách thức tiếp cận thông tin thông qua các công cụ hỗ trợ trực tuyến trên internet.
Vai trò của các tổ chức trung gian tƣ vấn, môi giới chuyển giao công nghệ cần phải
đƣợc nhà nƣớc chú trọng phát triển hơn nữa để các tổ chức này có thể cùng nhà nƣớc làm tốt
công tác tƣ vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề tìm kiếm, lựa chọn
cơng nghệ. Vì vậy, bên cạnh việc tiếp tục xây dựng, hồn thiện hành lang pháp lý, chính sách
tạo điều kiện cho các tổ chức này phát triển mạnh tại Việt Nam thì các cơ quan quản lý cần
tạo cầu nối cho các tổ chức này và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có nhu cầu cũng nhƣ giới
thiệu các tổ chức có uy tín, có kinh nghiệm cho các làng nghề.
3.5. Giải pháp tăng cƣờng các chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc
Trƣớc tiên cần phải có sự thống nhất đờng bộ, thống nhất trong cách chính sách phát
triển làng nghề, nhất là tập trung cho việc đổi mới công nghệ tại các làng nghề. Về lâu dài,
cần tiếp tục có các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy các tổ chức nghiên cứu và triển khai tích cực

và chủ động hơn nữa trong việc phục vụ nhu cầu đổi mới công nghệ tại các làng nghề.
Nhà nƣớc cần xây dựng những chính sách riêng cụ thể ƣu đãi về tín dụng cho làng
nghề đặc biệt chú trọng ƣu đãi cho những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất muốn đầu tƣ đổi mới
cơng nghệ.
Tiếp tục xây dựng chính sách khuyến khích, mở rộng các loại hình đào tạo và nâng
cao chất lƣợng đào tạo cho lao động làng nghề. Phát triển nhân lực KH&CN bên trong làng
nghề phục vụ đổi mới cơng nghệ. Xây dựng chính sách cải thiện về mặt đời sống, đào tạo...
với đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cơng nhân có tay nghề để tạo thu hút lực lƣợng cho khu vực này;
gắn việc đào tạo của nhà trƣờng với hoạt động của làng nghề.
Ngoài ra cần phải có chính sách hỗ trợ làng nghề trong chuyển giao cơng nghệ, hỗ trợ
ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại vào các khâu sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị
trƣờng.
Đờng thời cần phải có những chính sách hỗ trợ về mặt đầu ra cho làng nghề nhƣ hỗ
trợ xây dựng và đăng ký thƣơng hiệu và các hoạt động xúc tiến thƣơng mại nhằm giải quyết
khó khăn về thị trƣờng, đầu ra cho sản phẩm. Tạo điều kiện cho làng nghề tìm kiếm thị
trƣờng mới, và thực hiện các chính sách kích cầu tiêu dùng để đảm bảo đầu ra cho các sản
phẩm của làng nghề.
3.6. Giải pháp quản lý nhà nƣớc các làng nghề
Trƣớc hết để thống nhất công tác quản lý nhà nƣớc các làng nghề cần phải có một cơ
quan chịu trách nhiệm chính về quản lý các làng nghề, đờng thời chịu trách nhiệm phối hợp
với các đơn vị liên quan trong lĩnh vực của mình.
Một chiến lƣợc phát triển làng nghề là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay, giúp
cho làng nghề có thể tiếp tục ổn định phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công


nghệ, thay thế các công nghệ lạc hậu bằng công nghệ hiện đại phù hợp để tăng cƣờng hiệu
quả sản xuất kinh doanh song vẫn thân thiện với môi trƣờng.
Trong quy hoạch phát triển cần định rõ các loại làng nghề đối với từng địa phƣơng
cho phù hợp để phát huy đƣợc thế mạnh của làng nghề đó, sử dụng hợp lý nguồn nguyên liệu
và lực lƣợng lao động. Quy hoạch cũng cần định rõ bƣớc phát triển thích hợp cho từng loại

hình sản xuất với từng địa phƣơng, xác định đầy đủ các điều kiện đầu vào, đầu ra để đảm bảo
sản xuất ổn định cho các làng nghề.
Thời gian qua, các làng nghề hiện vẫn đang tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, để
thuận tiện cho việc quản lý cũng nhƣ hỗ trợ cho các làng nghề, tỉnh Nam Định cần thiết phải
thành lập Ban Quản lý làng nghề nhƣ một số địa phƣơng khác trên cả nƣớc đã thực hiện.
Ban quản lý sẽ đóng vai trị hỗ trợ cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc quản
lý các hoạt động của làng nghề, nhanh chóng nắm bắt, cập nhật các thơng tin từ phía làng
nghề. Ban quản lý nên tập hợp các thành viên có tâm huyết với làng nghề, là đại diện cho các
doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh trong làng nghề là những ngƣời hiểu rõ nhất về tình
hình hoạt động của làng nghề, từ đó có thể đƣa ra các ý kiến đề xuất với các cơ quan quản lý
nhà nƣớc có thầm quyền về các chính sách hỗ trợ, vốn vay, cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề. Ban
quản lý sẽ là cầu nối trung gian giúp cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong làng nghề có
thể nhanh chóng nắm bắt đƣợc các thơng tin liên quan đến các văn bản, chính sách, pháp luật
của nhà nƣớc, các thông tin cập nhật về thị trƣờng, khoa học & kỹ thuật,…
Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh doanh, tiến hành công tác quy hoạch, kế hoạch
việc sử dụng đất đai, mặt bằng sản xuất, đào tạo nhân lực, hỗ trợ làng nghề tiếp cận với khoa
học & công nghệ, hỗ trợ vốn, xúc tiến thƣơng mại,… và đặc biệt là đẩy mạnh việc cải cách
hành chính, đơn giản hóa các thủ tục giúp cho làng nghề có thể bớt đi những khó khăn trong
các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đổi mới công nghệ do những nguyên nhân xuất phát từ
những rƣờm rà về thủ tục hành chính.
KẾT LUẬN
Các làng nghề trong q trình tờn tại và phát triển đã có nhiều nỗ lực để vƣợt khó, nỗ
lực đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh để có thể phát triển tốt trong điều kiện kinh
tế có nhiều khó khăn và biến động nhƣ hiện nay. Dù không ỷ lại vào chờ nhà nƣớc, nhƣng để
thúc đẩy các làng nghề tích cực, chủ động hơn trong đổi mới cơng nghệ, có rất nhiều vấn đề
mà các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các làng nghề phải đƣợc sự hỗ trợ của nhà nƣớc để
tạo môi trƣờng chính sách thuận lợi cho đổi mới cơng nghệ.
Để thúc đẩy và tăng cƣờng đổi mới công nghệ tại các làng nghề cần phải có nhiều giải
pháp đờng bộ từ bản thân các làng nghề cho đến chính sách vĩ mơ. Lâu nay các chính sách của
nhà nƣớc mới chỉ chú trọng đến các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp quốc doanh mà

không chú ý nhiều đến các doanh nghiệp nhở, cơ sở sản xuất tại các làng nghề. Chỉ khi nào
Nhà nƣớc quan tâm hơn đến thành phần kinh tế tƣ nhân nhỏ ở làng nghề bằng các giải pháp cụ
thể nhƣ chính sách thơng thống, ng̀n vốn dễ tiếp cận, hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại, hỗ trợ đào
tạo nghề, hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng cơng nghệ hiện đại thì các làng nghề mới có thể phát
triển đồng bộ và bền vững.


References
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.

14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.

22.
23.
24.
25.

Đào Duy Anh (1964), Đất nƣớc Việt Nam qua các đời, Nhà xuất bản Sử học.
Nguyễn Hồng Anh (2009), Những rào cản trong chuyển gia công nghệ vào các doanh
nghiệp của làng nghề.
Nguyễn Vân Anh, Bà Rịa - Vũng Tàu: Thúc đẩy CGCN qua chƣơng trình KH&CN hỗ trợ
doanh nghiệp, Tạp chí hoạt động khoa học số 5 – 2011.
Bộ KH&CN, Chiến lƣợc phát triển KH&CN đến năm 2010.
Thông tƣ số 116/2006/TT-BNN, 2006.
Trần Ngọc Ca, Tài liệu bài giảng Công nghệ và Chuyển giao công nghệ.
Đặng Kim Chi (2005), Làng nghề Việt Nam và môi trƣờng, Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật.
Nghị định số 66/2006/NĐ-CP, 2006.
Nghị quyết 24/2008/NQ-CP, 2008.
Vũ Cao Đàm (1997), Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học.
Phạm Xuân Giang, Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiến trình hội nhập quốc
tế.
Nguyễn Quang Hải (2008), Sử dụng cơng cụ tài chính khuyến khích doanh nghiệp
nhỏ và vừa đổi mới cơng nghệ.
Nguyễn Xn Hoản, Cơng nghiệp hóa nơng thôn qua phát triển các cụm công nghiệp
làng nghề: Nghiên cứu trƣờng hợp tại các cụm công nghiệp làng nghề ở Bắc Ninh và Hà
Tây.
Tăng Minh Lộc (2007), Những chủ trƣơng, giải pháp phát triển nông thôn bền vững công bằng trong tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố của Việt Nam đến năm 2020.
Mai Thanh Long, Chính sách thúc đẩy ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn huyện,
Tạp chí khoa học số 5 – 2011.
Phạm Văn Năng, Vấn đề đổi mới công nghệ để tăng năng lực cạnh tranh ở ANSV,
Tạp chí hoạt động khoa học số 4 – 2001.

Phạm Hồng Nhung (2010), Đánh giá hiện trạng môi trƣờng làng nghề chế biến thực
phẩm Dƣơng Liễu, huyện Hồi Đức, thành phố Hà Nội.
Luật Chuyển giao cơng nghệ, 2000.
Luật Chuyển giao công nghệ, 2006.
Sở Công thƣơng Nam Định, Tổng hợp số liệu về làng nghề CN-TTCN tỉnh Nam Định
năm 2010.
Sở Cơng thƣơng Nam Định, Báo cáo tình hình phát triển làng nghề CN-TTCN tỉnh Nam
Định, 2007.
Phạm Sơn (2009), Làng nghề và Thống kê làng nghề.
Quyết định Số: 677/2011/QĐ-TTg, 2011.
UBND tỉnh Nam Định, Báo cáo tổng quan công tác dạy nghề tỉnh Nam Định, 2010.
UBND tỉnh Nam Định, Đề án phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.


26.
27.

UBND tỉnh Nam Định , Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Nam Định giai đoạn
2006-2020
Trần Minh Yến (2004), Làng nghề truyền thống trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.



×