1
Nhận thức của vị thành niên Việt Nam độ tuổi
15- 17 về bình đẳng giới và các yếu tố
tác động
Trần Thị Phương
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Xã hội học
Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Minh
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Làm rõ một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: Nhận thức,
vị thành niên, giới, bình đẳng giới,… Trên cơ sở đó, bước đầu xây dựng cơ sở lý
thuyết cho vấn đề nghiên cứu. Tổng quan một số nghiên cứu có liên quan đến việc
phân tích nhận thức của trẻ vị thành niên về bình đẳng giới. Mô tả thực trạng nhận
thức của nhóm vị thành niên từ 15- 17 tuổi ở Việt Nam hiện nay về vấn đề bình đẳng
giới. Cụ thể là: Nhận thức về bình đẳng giới trong cuộc sống gia đình (vai trò của
người vợ và người chồng, sự phân công lao động trong gia đình, mối quan hệ quyền
lực giữa vợ và chồng qua các quyết định…). Phân tích các nhân tố tác động đến nhận
thức của trẻ vị thành niên (từ 15- 17 tuổi) về bình đẳng giới. Cụ thể: Các nhân tố từ
phía bản thân vị thành niên (giới tính); các nhân tố gia đình (học vấn cha mẹ, nơi ở,
mức sống…).
Keywords. Xã hội học; Bình đẳng giới; Trẻ vị thanh niên
Content.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, là tiêu chí
quan trọng để đánh giá sự phát triển của mỗi xã hội và là yếu tố cơ bản để nâng cao
khả năng tăng trưởng kinh tế của từng quốc gia. Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt
được những thành tựu đáng ghi nhận trong nỗ lực giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng
về giới. Việc đẩy mạnh các hoạt động về giới đã tạo ra sự chuyển biến tích cực về
nhận thức cũng như hành động của xã hội trước những vấn đề bất bình đẳng giới.
Tuy nhiên cuộc đấu tranh cho bình đẳng giới ở Việt Nam còn gặp nhiều khó
khăn và tình trạng bất bình đẳng giới là một trong những thách thức chính về phát triển
đối với Việt Nam. Trước hết, đó là những định kiến giới ở nhiều tầng lớp xã hội coi
trọng nam giới hơn phụ nữ. Nhìn chung, nhận thức về bình đẳng giới của một bộ phận
không nhỏ người dân còn hạn chế. Trong nhiều trường hợp, những quan niệm bất bình
đẳng giới được khái quát hoá và trở thành các chuẩn mực và giá trị xã hội. Trong khi
điều kiện kinh tế đang thay đổi nhanh chóng thì các chuẩn mực, giá trị văn hoá liên
2
quan đến vai trò giới dường như thay đổi rất chậm chạp [19; tr.11]. Do đó, cuộc chiến
đấu chống lại bất bình đẳng giới ở Việt Nam đòi hỏi nỗ lực nhiều hơn trong việc nâng
cao nhận thức người dân về bình đẳng giới.
Vị thành niên là giai đoạn quá độ từ trẻ con sang người lớn, đây cũng là giai
đoạn diễn ra sự học tập, thích nghi và lựa chọn các giá trị, chuẩn mực một cách mạnh
mẽ. Quá trình nhận thức, hình thành nhân cách ở giai đoạn này giữ vai trò quan trọng
trong cuộc đời mỗi con người và chịu sự chi phối không nhỏ từ ý thức hệ chủ đạo đang
tồn tại trong xã hội. Nhóm vị thành niên ở độ tuổi từ 15 đến 17 phần lớn vẫn đang là
học sinh, những hiểu biết xã hội và nhận thức của các em về bình đẳng giới chủ yếu
thông qua quan sát, học hỏi từ cha mẹ, thầy cô và mọi người xung quanh. Vì thế, nhận
thức không đầy đủ sẽ dẫn tới việc nhóm vị thành niên này tiếp thu một cách thụ động
các chuẩn mực, định kiến giới. Mặt khác, quá trình xã hội hoá vai trò giới được chia
thành 3 giai đoạn, mà theo đó, ở giai đoạn thứ ba, giai đoạn ở tuổi vị thành niên, trẻ em
bắt đầu có ý thức hơn về giới do quá trình xã hội hoá toàn diện hơn [13; tr. 47].
Nhận thức của vị thành niên về bình đẳng giới chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu
tố. Ngay từ gia đình, sự định hướng của cha mẹ về lối sống, chuẩn mực, học tập, lao
động- nghề nghiệp và trong cả sự đầu tư của cha mẹ đối với con cái cũng thường có sự
phân biệt tương đối rõ ràng về giới. Trong nhiều gia đình, công việc do trẻ em đảm
nhận thường có sự phân biệt rõ ràng theo vai trò giới. Chính yếu tố này có thể dẫn tới
nhận thức của các em về chuẩn mực cho từng giới trong phân công lao động gia đình.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng các nghiên cứu xã hội học về thanh niên, vị thành
niên hiện nay chủ yếu tập trung vào các vấn đề có liên quan đến sức khoẻ sinh sản,
tình yêu, hôn nhân hay các vấn đề về học tập, lao động- việc làm; nhận thức đối với
bình đẳng giới còn ít được đề cập trong các công trình nghiên cứu. Chính vì thế, tìm
hiểu nhận thức của nhóm vị thành niên độ tuổi từ 15- 17 về bình đẳng giới là hết sức
cần thiết.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Xác định nhận thức của nhóm vị thành niên độ tuổi từ 15- 17 về bình đẳng
giới trong cuộc sống gia đình hiện nay.
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của vị thành niên về bình
đẳng giới trong cuộc sống gia đình.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: Nhận thức, vị
thành niên, giới, bình đẳng giới,… Trên cơ sở đó, bước đầu xây dựng cơ sở lý thuyết
cho vấn đề nghiên cứu.
- Tổng quan một số nghiên cứu có liên quan đến việc phân tích nhận thức của vị
thành niên về bình đẳng giới.
3
- Mô tả thực trạng nhận thức của nhóm vị thành niên từ 15- 17 tuổi ở Việt Nam
hiện nay về vấn đề bình đẳng giới.
- Phân tích các nhân tố tác động đến nhận thức của vị thành niên (từ 15- 17
tuổi) về bình đẳng giới.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Vị thành niên hiện nay quan niệm như thế nào về sự phân công lao động và
quyền quyết định trong các công việc gia đình giữa nam giới và phụ nữ, người vợ và
người chồng?
- Có sự khác biệt trong nhận thức về bình đẳng giới giữa những vị thành niên ở
các hoàn cảnh khác nhau về mức sống, nơi ở, trình độ học vấn của cha mẹ, giới tính
của vị thành niên không?
- Mô hình phân công lao động của cha mẹ và mô hình quyền quyết định các
công việc trong gia đình của cha mẹ có ảnh hưởng đến quan điểm của vị thành niên về
sự phân công lao động và quyền quyết định giữa nam giới và phụ nữ trong gia đình
không?
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Nhận thức của một bộ phận vị thành niên Việt Nam độ tuổi từ 15- 17 về bình
đẳng giới trong cuộc sống gia đình vẫn tiếp tục duy trì quan niệm về sự phân công lao
động và quyền quyết định các công việc giao đình theo mô hình truyền thống.
- Nữ vị thành niên có nhận thức về bình đẳng giới tốt hơn nam vị thành niên;
Nhóm vị thành niên ở khu vực thành thị, nhóm có mức sống cao hơn, nhóm vị thành
niên có cha mẹ trình độ học vấn cao hơn có nhận thức tốt hơn so với các nhóm vị
thành niên còn lại.
- Vị thành niên trong những gia đình có sự bình đẳng giữa cha và mẹ trong
phân công lao động và quyền quyết định các công việc gia đình có nhận thức tốt hơn
về sự phân công lao động và quyền quyết định giữa vợ và chồng trong các công việc
này so với nhóm còn lại.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
- Phương pháp luận chung: Tiếp cận từ quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về
các vấn đề giới. Đồng thời vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và những chính sách, văn
bản pháp luật của nhà nước về bình đẳng giới.
- Phương pháp luận chuyên biệt: Sử dụng một số lý thuyết xã hội học như: Lý
thuyết về Giới và Phát triển, lý thuyết về vai trò xã hội.
Từ đó vận dụng các lý thuyết này vào việc giải thích nhận thức của vị thành
niên Việt Nam hiện nay về bình đẳng giới, sự biến đổi trong nhận thức và các yếu tố
tác động đến nhận thức về bình đẳng giới của nhóm xã hội này.
4
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
5.2.1. Phương pháp phân tích số liệu thứ cấp
Đề tài “Nhận thức của vị thành niên Việt Nam độ tuổi 15 đến 17 về bình đẳng
giới và các yếu tố tác động” sử dụng phương pháp phân tích số liệu có sẵn từ Điều tra
Gia đình Việt Nam năm 2006 do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống
kê, Viện Gia đình và Giới phối hợp thực hiện điều tra trên địa bàn 64 tỉnh/ thành phố
trong cả nước với tổng số mẫu là 9.300 hộ gia đình, chia ra làm 3 nhóm đối tượng:
nhóm từ 18 đến 60 tuổi, nhóm từ 61 tuổi trở lên và nhóm vị thành niên từ 15-17 tuổi.
Các thông tin chi tiết về Cuộc điều tra này có thể tham khảo trong Kết quả điều
tra Gia đình Việt Nam năm 2006 hoặc tham khảo trên website của Tổng cục Thống
kê .
5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Đề tài tiến hành 8 cuộc phỏng vấn sâu để nắm bắt được quan điểm, suy nghĩ
của vị thành niên hiện nay về các vấn đề như phân công lao động gia đình, mối quan
hệ quyền lực giữa vợ và chồng trong các quyết định, đồng thời tìm hiểu những yếu tố
nào tác động đến những nhận thức của vị thành niên, như mô hình phân công lao động
và quyết định công việc trong gia đình, khuôn mẫu truyền thống, khu vực sinh sống,
sự ảnh hưởng của các nhóm bạn bè, giáo dục của nhà trường,
6. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức về bình đẳng giới của vị thành niên Việt
Nam độ tuổi từ 15 đến 17. Trong khuôn khổ của luận văn cao học, tác giả chỉ giới hạn
ở tìm hiểu nhận thức của nhóm vị thành niên độ tuổi 15- 17 về bình đẳng giới trong
cuộc sống gia đình.
- Khách thể nghiên cứu: Nhóm vị thành niên từ 15 đến 17 tuổi
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: 64 tỉnh/ thành phố trên cả nước
Phạm vi thời gian: Năm 2006
7. Ý nghĩa của đề tài
- Góp phần bổ sung những nghiên cứu về nhận thức đối với vấn đề bình đẳng
giới ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là nhận thức của nhóm vị thành niên.
- Cung cấp những luận giải khoa học cho việc đánh giá hiệu quả của công cuộc
đấu tranh cho bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay.
Luận văn “Nhận thức của vị thành niên Việt Nam độ tuổi 15 đến 17 về bình
đẳng giới và các yếu tố tác động” chủ yếu chú trọng đến nghiên cứu, tìm hiểu nhằm
phát hiện cái mới trong nhận thức của vị thành niên về bình đẳng giới và những yếu tố
có ảnh hưởng đến nhận thức. Do đó, trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ này, chúng
tôi không nhấn mạnh đến việc đưa ra các kiến nghị, giải pháp cho vấn đề nhận thức về
bình đẳng giới của vị thành niên.
5
6
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái niệm vị thành niên
Ở Việt Nam, vị thành niên là lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Thanh niên là từ 16 - 24
tuổi. Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi. Về mặt luật
pháp vị thành niên là dưới 18 [11; tr.1].
Đối tượng của cuộc nghiên cứu này là vị thành niên trong độ tuổi từ 15- 17 vì
những lý do sau: Đây là nhóm tuổi phù hợp nhất để tiến hành điều tra (vì độ tuổi từ 15-
17 có thể được xem là tương đối lớn để trả lời các câu hỏi được thiết kế trong bảng hỏi
mà không cần sự có mặt của cha mẹ). Trong luận văn này, thuật ngữ vị thành niên
được dùng để chỉ nhóm tuổi từ 15- 17.
1.1.1.2. Khái niệm nhận thức
Theo định nghĩa trong cuốn Từ điển hiện đại về Xã hội học, “Nhận thức là quá
trình trong đó cá nhân nhận biết và lý giải môi trường sống của mình. Nhận thức bao
gồm tất cả các quá trình mà nhờ nó cá nhân tìm được tri thức, bao gồm quá trình cảm
giác, tri giác, tư duy, ghi nhớ, tìm tòi, tưởng tượng, phán xét” [18; tr. 56].
Khái niệm nhận thức trong luận văn này được dùng với nghĩa là quá trình mà
nhóm vị thành niên hiểu biết ý nghĩa và giá trị về bình đẳng giới và tiếp nhận, học hỏi
được những tri thức khoa học về bình đẳng giới biểu hiện ở trình độ hiểu biết, tri thức
về bình đẳng giới. Từ góc độ xã hội học, khái niệm nhận thức nói đến quá trình nhận
thức về xã hội thông qua các tương tác xã hội, ví dụ nhận thức về bình đẳng giới qua
tương tác giữa các thành viên trong gia đình. Đó là sự hiểu biết của vị thành niên về
các quan niệm, giá trị, chuẩn mực liên quan đến mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới
trong các khía cạnh của đời sống xã hội.
1.1.1.3. Khái niệm Bình đẳng giới
Theo Luật Bình đẳng giới, bình đẳng giới là nam và nữ có vị trí, vai trò ngang
nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của
cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Trong đề tài luận văn này, chúng tôi sử dụng quan điểm về bình đẳng giới với
nhận thức giới, theo đó, bình đẳng giới là nam giới và nữ giới được tạo điều kiện tối đa
để phát huy khả năng của họ cũng như thụ hưởng các thành quả đó có tính tới những yếu
tố khác biệt tự nhiên giữa nam giới và nữ giới.
1.1.2. Những lý thuyết xã hội học vận dụng trong đề tài
1.1.2.1. Lý thuyết về Giới và Phát triển
Lý thuyết về Giới và Phát triển dựa trên quan niệm rằng sự khác biệt giữa nam
và nữ nhất thiết phải được giải thích bằng hai khái niệm đi liền nhưng có sự tách biệt
7
rõ ràng. Thứ nhất, đó là sự khác biệt về đặc điểm sinh học, còn gọi là giới tính, liên
quan chủ yếu đến vai trò sinh sản. Thứ hai là đặc điểm xã hội, còn gọi là giới, có liên
quan đến các yếu tố thể chế chính trị, tôn giáo, văn hoá, kinh tế,… Trong hai nhóm đặc
điểm này, các yếu tố xã hội có vai trò quyết định đối với bản chất của các tương quan
giữa nam và nữ trong gia đình và xã hội. Nếu một gia đình (tương tự như một xã hội)
đã xây dựng được các quan hệ tôn trọng và bình đẳng giữa vợ và chồng thì đó không phải
là do các đặc điểm sinh học của mỗi cá nhân mà do quá trình giáo dục của cha mẹ, của nhà
trường, do môi trường sống và làm việc được tạo dựng bởi các chính sách cụ thể, bởi các cơ
hội mà xã hội mang lại cho mỗi người với tư cách là phụ nữ và nam giới và cuối cùng do
những nỗ lực của bản thân từng người.
Áp dụng lý thuyết về giới trong nghiên cứu này sẽ cho ta thấy được sự tác
động của các yếu tố cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội đến quan niệm, nhận thức
của vị thành niên về bình đẳng giới. Theo đó, vị thành niên chịu sự tác động từ chính
khuôn mẫu trong gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội, từ đó dẫn đến những quan
niệm khác nhau trong các vấn đề như phân công lao động, vai trò của từng giới và mối
quan hệ quyền lực của nam giới và nữ giới trong các quyết định gia đình…
1.1.2.2. Lý thuyết vai trò xã hội
Lý thuyết vai trò xã hội trong xã hội học được đề cập nhiều nhất khi giải thích
về các vấn đề giới. Quan điểm này nhấn mạnh rằng những hành vi ứng xử của con
người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các vai trò xã hội mà họ đóng (Eagly, 1987).
Tuổi vị thành niên là bước đệm để một đứa trẻ bước vào cuộc sống của người
trưởng thành, ở đó họ phải đảm nhận các vai trò, ở các vị trí khác nhau, một mặt là do
sự phấn đấu của từng cá nhân, một mặt là tiếp nhận những vai trò theo khuôn mẫu
truyền thống. Ở lứa tuổi vị thành niên, các em đã biết giúp đỡ gia đình theo khả năng
cũng như sự phân công vai trò cho từng đối tượng. Cũng ở chính giai đoạn này, các em
đã học hỏi và từng bước hình thành nên nhận thức của mình về bình đẳng giới thông
qua các vai trò của mình đảm nhiệm cũng như khuôn mẫu vai trò được giáo dục qua
các khuôn mẫu trong gia đình và ngoài xã hội.
Định kiến giới tồn tại trong từng xã hội đã ảnh hưởng đến nhận thức của mỗi
người trong đó về vị trí, vai trò gán cho từng giới. Những định kiến này đã áp đặt trong
nhận thức của vị thành niên, qua đó giáo dục khuôn mẫu bất bình đẳng giới cho họ. Do
đó, cần thiết phải có sự thay đổi khuôn mẫu giáo dục truyền thống sang khuôn mẫu
hiện đại về giới. Vị thế của người phụ nữ không phải là vị thế cố định mà là vị thế áp
đặt đối với người phụ nữ. Để thay đổi được vị thế này, sự thay đổi trong nhận thức của
vị thành niên là sự khởi đầu cần thiết. Chính vì thế, giáo dục giới cho vị thành niên là
vấn đề đặc biệt quan trọng.
Một số thuật ngữ cơ bản trong lý thuyết vai trò là thuật ngữ sự mong đợi về vai
trò và chuẩn mực, sự đánh giá vai trò và sự trừng phạt. Tuy nhiên đây lại chính là
8
những rào cản lớn để xoá bỏ đi những nhận thức mang tính bất bình đẳng giới. Theo
thuyết vai trò, nhiều sự khác biệt giới là sản phẩm của các vai trò xã hội khác nhau
được nam giới hoặc phụ nữ chiếm lĩnh. Thuyết vai trò cũng nêu ra ý tưởng là các vai
trò xã hội thường dẫn đến những khuôn mẫu xã hội. Điều này gợi ý rằng có thể dần
xoá bỏ những khuôn mẫu giới không phù hợp bằng vào việc thay đổi các vai trò giới
trong thực tế.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI CỦA VỊ
THÀNH NIÊN
2.1. Đặc điểm vị thành niên và các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu
Nơi ở: Cuộc nghiên cứu tiến hành điều tra vị thành niên trên cả nước, trong đó
vị thành niên sống ở nông thôn chiếm tỉ lệ 78,2%, vị thành niên sống ở thành thị là
21,8%. Tỉ lệ này cũng tương ứng với tỉ lệ phân bố dân số nông thôn- đô thị ở nước ta
hiện nay.
Giới tính: Giới tính của vị thành niên tham gia phỏng vấn có sự phân bố tương
đối đồng đều cho cả hai giới, trong đó nữ vị thành niên là 1205 em (chiếm tỉ lệ 49,1%)
và nam vị thành niên là 1247 em (chiếm tỉ lệ 50,9%).
Độ tuổi: Trong 2452 em tham gia cuộc điều tra, vị thành niên 15 tuổi chiếm
27,7% số người được phỏng vấn, vị thành niên 16 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 38,9% và
vị thành niên 17 tuổi là 33,4%.
Mức sống: Luận văn phân tích mức sống thành 3 nhóm chính: Nhóm có mức
sống từ khá trở lên (gồm 2 nhóm giàu có, khá giả) có 303 em, chiếm tỉ lệ 12,4%;
Nhóm có mức sống trung bình có 1673 em, chiếm tỉ lệ 68,2% và nhóm có mức sống
nghèo và rất nghèo có 472 em, chiếm tỉ lệ 19,2%.
Trình độ học vấn của bố và mẹ vị thành niên: Vị thành niên có bố mẹ ở trình
độ học vấn THCS chiếm tỉ lệ cao nhất là 45,7%, tiếp đến là có bố mẹ trình độ học vấn
TH là 25,4%, PTTH là 14,9%, từ trung cấp trở lên là 7,8%, mù chữ là 6,2%.
2.2. Nhận thức về bình đẳng giới trong phân công lao động gia đình
2.2.1. Nhận thức về bình đẳng giới trong công việc gia đình
Theo mô hình phân công lao động truyền thống, đàn ông làm việc bên ngoài gia
đình, còn công việc của phụ nữ là ở trong gia đình. Với nhận định, người chồng lo
kiếm tiền là chủ yếu, còn vợ chăm sóc con và làm các công việc nội trợ, tỉ lệ vị thành
niên đồng tình với quan điểm này chiếm 54,9%. Trong khi đó đối với nhận định ngược
lại, nếu người vợ lo kiếm tiền là chủ yếu, còn chồng chăm sóc con và làm các công
việc nội trợ thì tỉ lệ đồng tình tương ứng là 4,4%. Đây là sự chênh lệch tương đối lớn,
cho thấy quan điểm phân công lao động truyền thống vẫn còn bảo lưu mặc dù đã có sự
cải thiện đáng kể.
9
Số liệu điều tra cho thấy, có 89,4% vị thành niên cho rằng công việc nội trợ
thích hợp với phụ nữ, 0,5% trả lời là thích hợp với nam giới, 10% là cả nam giới và
phụ nữ. Hầu như vai trò của nam giới trong các công việc nội trợ không đáng kể. Xã
hội có thể chấp nhận việc đi làm kiếm tiền của người phụ nữ nhưng không chấp nhận
được việc họ có thể đóng vai trò trụ cột kinh tế và rất ít người nhìn nhận về việc nam
giới cần chia sẻ nhiều hơn với phụ nữ trong công việc nội trợ.
Khi tìm hiểu về việc chăm sóc trẻ em, tỉ lệ vị thành niên cho rằng công việc này
thích hợp với nữ giới chiếm 79,8%, thích hợp với nam giới chiếm 0,7%, thích hợp với
cả nam giới và nữ giới chiếm 19,2%. Điều này cho thấy sự bảo lưu trong một bộ phận
lớn vị thành niên quan niệm truyền thống coi “thiên chức” của người phụ nữ là sinh đẻ
thì cũng gắn với việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ em trong gia đình. Và phải chăng trong
quan niệm của nhiều người, chính từ quãng thời gian “mang nặng đẻ đau” khiến người
phụ nữ trở nên khéo léo, thích hợp với việc chăm sóc trẻ nhỏ hơn là nam giới?
Mặc dù vậy, lại có sự thay đổi rõ rệt khi tìm hiểu về người thích hợp với công
việc chăm sóc người già, người ốm. Tuy có sự chênh lệch đáng kể trong nhận định về
vai trò hai giới trong chăm sóc người già/ người ốm (tương ứng với nam là 2% và nữ
là 48,2%) nhưng tỷ lệ vị thành niên cho rằng chăm sóc người già, người ốm thích hợp
với cả hai giới (49,2%) cao hơn đáng kể so với các công việc khác như nội trợ (10%)
và chăm sóc trẻ em (19,2%).
Sự khác biệt này lại càng thể hiện rõ sự bất bình đẳng trong phân công lao động
gia đình giữa nam và nữ. Nếu như chăm sóc người già, người ốm là công việc phù hợp
với cả hai giới thì không có lý do gì để cho rằng chăm sóc trẻ em là công việc chủ yếu
phù hợp với phụ nữ. Như vậy không phải nam giới không làm được những công việc
chăm sóc trong gia đình, mà họ đã không nhìn nhận rằng đó cũng là trách nhiệm của
họ.
Tóm lại, theo quan điểm của nhiều vị thành niên hiện nay, phụ nữ là người
thích hợp hơn với những công việc trong gia đình như nội trợ, chăm sóc trẻ em, chăm
sóc người già ốm. Đặc trưng của phân công vai trò giới truyền thống trong gia đình là
người chồng giữ vai trò trụ cột về kinh tế, còn người vợ làm nội trợ.
2.2.2. Nhận thức về bình đẳng giới trong hoạt động kinh tế
Khi tìm hiểu quan điểm về người thích hợp với các công việc liên quan đến các
hoạt động tạo thu nhập, chúng ta thấy được vai trò chủ yếu của nam giới trong lĩnh vực
này, đồng thời cũng thấy ở đây sự phân công lao động theo giới rõ rệt. Cụ thể, 33,8%
vị thành niên cho rằng việc sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình là phù hợp với nam
giới trong khi chỉ có 4% cho rằng đó là việc phù hợp với nữ giới.
Những số liệu này cho thấy, trên thực tế, dù người phụ nữ có đóng góp quan
trọng trong kinh tế gia đình nhưng theo quan niệm của nhiều người, vai trò này vẫn
chưa được thừa nhận đúng với đóng góp của họ.
10
Bên cạnh đó, có một vai trò ngầm dành cho phụ nữ đó là “quản lý đời sống
trong gia đình”, nữ giới chủ yếu phải đảm đương các công việc trong gia đình, do vậy,
họ cũng đồng thời là người giữ tiền để chủ động trong các sinh hoạt hằng ngày của gia
đình. Vì vậy, có 65,4% vị thành niên trả lời việc giữ tiền là công việc thích hợp với
phụ nữ, 7,8% cho rằng thích hợp với nam giới. Tỉ lệ này cũng phản ánh phần nào quan
niệm về bản tính của người phụ nữ là chặt chẽ còn bản tính của nam giới là phóng
khoáng, do đó phụ nữ phù hợp hơn với việc giữ tiền.
2.2.3. Nhận thức về bình đẳng giới trong hoạt động giao tiếp
Thực tế ở cộng đồng và xã hội, phụ nữ vẫn ít có tiếng nói trong các công việc
quan trọng. Điều này bắt nguồn từ vị trí thấp của phụ nữ trong các cấp lãnh đạo và
niềm tin phổ biến rằng phụ nữ thì ít quyết đoán và có trình độ nhận thức thấp nên dễ
“nói sai”. Trong xã hội tồn tại định kiến cho rằng chuyện chính trị là lĩnh vực của nam
giới. Thêm vào đó, trong hầu hết các gia đình, nam giới thường làm chủ hộ, do đó họ
sẽ được mời tham gia họp nhiều hơn phụ nữ.
Kết quả điều tra cho thấy, tỉ lệ vị thành niên cho rằng việc tiếp khách lạ hay
thay mặt gia đình giao tiếp với chính quyền là công việc phù hợp với nam giới chiếm tỉ
lệ tương đối cao (tương ứng 60,1% và 72,5%), trong khi phụ nữ giữ vai trò rất nhỏ
(tương ứng 3,7% và 1,9%). Những số liệu này tương tự với kết quả của một cuộc điều
tra đã có trước đó về nhận thức của nam thanh niên về người nên giữ vai trò chính
trong các hoạt động giao tiếp trong gia đình [14; tr.60].
Như vậy, nhận thức truyền thống về phân công lao động theo giới vẫn được bảo
lưu ở các vị thành niên độ tuổi 15- 17. Trong đó, nam giới được cho là thích hợp với
những công việc như sản xuất kinh doanh, làm kinh tế, thay mặt gia đình đối nội, đối
ngoại… Các công việc nội trợ, chăm sóc người già, trẻ em vẫn được cho là công việc
của phụ nữ. Số liệu điều tra cho thấy trong nhận thức của nhóm vị thành niên này đã
có sự bình đẳng hơn về trách nhiệm trong hoạt động kinh tế, lao động sản xuất nhưng
chưa có sự bình đẳng trong các công việc gia đình.
2.3. Nhận thức về bình đẳng giới trong quyền quyết định các vấn đề của
gia đình
2.3.1. Nhận thức về quyền quyết định trong các vấn đề chi tiêu
Điều tra với 2452 vị thành niên ở độ tuổi 15- 17, khi hỏi về việc sau khi lập gia
đình, ai nên là người quyết định chính trong việc chi tiêu, nếu chỉ so sánh giữa vợ và
chồng trong các quyết định thì sẽ thấy sự chênh lệch không nhỏ giữa người vợ và
người chồng trong các nội dung chi tiêu khác nhau. Người vợ là người quyết định
trong các chi tiêu hằng ngày chiếm tỉ lệ tương đối cao (77%) nhưng tỉ lệ quyết định
trong các nội dung chi tiêu được cho là chi tiêu lớn như mua bán/ xây sửa nhà đất hay
mua các đồ đạc đắt tiền lại chiếm tỉ lệ rất thấp (tương ứng là 0,7% và 6%). Trong khi
đó, người chồng thì ngược lại, tỉ lệ vị thành niên cho rằng người chồng nên là người
11
quyết định các khoản chi tiêu lớn chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so với người vợ (tương ứng
là 36,2% và 19,4%).
Như vậy, trong quan điểm về phân công lao động gia đình, người phụ nữ được
cho là thích hợp với việc giữ tiền, nhưng điều này không tương ứng với quyền quyết
định các khoản chi tiêu lớn của gia đình. Trong khi những khoản chi tiêu hằng ngày-
được cho là không mấy quan trọng- thì vai trò quyết định lại được giao cho người phụ
nữ. Nhìn vào bảng số liệu trên, ngoài khoản chi tiêu hằng ngày thì trong các chi tiêu
lớn, tỉ lệ người chồng quyết định luôn cao hơn người vợ (như mua bán/ xây sửa nhà
đất tỉ lệ người chồng quyết định cao gấp 51,7 lần và mua các đồ đạc đắt tiền cao gấp
3,2 lần so với người vợ).
2.3.2. Nhận thức về quyền quyết định trong các hoạt động kinh tế
Khi tìm hiểu nhận thức về quyền quyết định trong các hoạt động kinh tế, số liệu
thu được cho thấy phụ nữ tiếp tục được coi là đóng vai trò mờ nhạt trong những hoạt
động này. Với các quyết định về sản xuất kinh doanh của hộ, có tới 40,3% vị thành
niên cho rằng nên do người đàn ông quyết định và 1,6% cho rằng nên là phụ nữ quyết
định.
Phân tích định tính cho thấy, trong quan niệm của nhiều vị thành niên, người bố
và người mẹ được mặc định cho một số khả năng sẵn có như người bố có tầm nhìn xa
trông rộng, gánh vác những công việc lớn, đóng vai trò là trụ cột, trong khi người mẹ
giữ vai trò là sợi dây liên kết mọi người trong gia đình, chỗ dựa tình cảm cho các
thành viên khác. Do đó, trong những quyết định làm ăn, người chồng, người nam giới
quyết định sẽ mang lại lợi ích lớn hơn.
Đối với các việc như vay vốn, sử dụng vốn vay, số vị thành niên cho rằng nên do cả
hai vợ chồng quyết định cao đáng kể so với quyết định về sản xuất, kinh doanh (68,1%
và 77,1%), mặc dù vẫn có sự chênh lệch lớn giữa vợ và chồng.
Như vậy, trong quan điểm về người quyết định các vấn đề kinh tế trong gia
đình, số vị thành niên cho rằng cả vợ và chồng nên cùng quyết định chính chiếm tỉ lệ
tương đối cao nhưng chênh lệch giữa vợ và chồng còn lớn. Người phụ nữ đã có vai trò
quan trọng trong các quyết định tạo thu nhập của gia đình. Tỉ lệ người vợ và chồng
cùng quyết định trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chỉ chiếm 56% cho thấy nhiều vị
thành niên vẫn duy trì quan niệm cứng nhắc về phân chia vai trò giới, theo đó, người
chồng gắn với công việc sản xuất kinh doanh, còn vợ chịu trách nhiệm công việc nhà.
2.3.3. Nhận thức về quyền quyết định trong các hoạt động khác
Trong các hoạt động như tổ chức giỗ tết, ma chay, cưới xin, phần lớn vị thành
niên cho rằng cả vợ và chồng nên cùng quyết định những vấn đề này. Với việc tổ chức
giỗ Tết, số người cho rằng nên do cả hai vợ chồng cùng quyết định (66,7%) thấp hơn
so với việc tổ chức ma chay, cưới xin (78,9%). Phải chăng, trong các hoạt động này,
quyền lực giữa vợ và chồng, giữa nam giới và nữ giới đã đạt đến sự công bằng hơn cả.
12
Tuy nhiên, cũng cần tính tới yếu tố, các hoạt động như giỗ tết, ma chay, cưới xin là
những hoạt động không chỉ đòi hỏi sự tham gia của cá nhân mà phải có sự đóng góp
của tất cả các thành viên trong gia đình. Đó là trách nhiệm chung của mọi thành viên
trước những sự kiện lớn trong gia đình. Ngoài ra, các hoạt động này liên quan rất
nhiều đến việc tổ chức ăn uống, vốn vẫn được coi là thế mạnh của phụ nữ. Chính vì
vậy, trong các công việc như tổ chức giỗ tết, ma chay, cưới xin, vai trò của người phụ
nữ được đánh giá cao hơn so với những hoạt động khác.
Như vậy, tìm hiểu nhận thức của vị thành niên về phân công lao động gia đình
và quyền quyết định các vấn đề trong gia đình cho thấy có sự phân vai trò rõ rệt trong
các công việc gia đình theo khuôn mẫu truyền thống, nhưng trách nhiệm đối với công
việc không gắn liền với quyền quyết định đối với các công việc đó. Khi tìm hiểu về
quyền quyết định các vấn đề, tỉ lệ vị thành niên cho rằng người chồng nên là người
quyết định luôn cao hơn người vợ, ngoại trừ trong quyết định chi tiêu hàng ngày. Bất
bình đẳng giới trong nhận thức của vị thành niên còn ở chỗ người phụ nữ có sự tham
gia đáng kể vào hoạt động kinh tế và đóng góp thu nhập cho gia đình nhưng điều này
không đồng nghĩa với việc họ được đánh giá cao hơn trong việc đưa ra các quyết định.
Kết quả này cho thấy vai trò của người phụ nữ trong hoạt động kinh tế vẫn chưa được
thừa nhận một cách đúng mức trong tương quan so với nam giới.
CHƢƠNG 3: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ BÌNH ĐẲNG
GIỚI CỦA VỊ THÀNH NIÊN
3.1. Giới tính
Đối với nhận định về công việc thích hợp với nam giới hay nữ giới, tỉ lệ nữ vị
thành niên có xu hướng cho rằng các công việc đều thích hợp với cả nam và nữ cao hơn
so với nam vị thành niên cùng quan điểm. Cụ thể, trong khi có 64,1% nữ vị thành niên
cho rằng sản xuất kinh doanh là công việc thích hợp với cả nam và nữ thì chỉ có 58,5%
nam vị thành niên cùng quan điểm. Tương tự như vậy, trong các công việc khác như nội
trợ, chăm sóc trẻ em, giữ tiền, tiếp khách lạ, thay mặt gia đình giao tiếp với chính quyền,
tỉ lệ nữ giới cho rằng công việc đó thích hợp với cả hai giới luôn cao hơn nam vị thành
niên cùng quan điểm.
Sự khác biệt trên cho thấy, một bộ phận phụ nữ muốn được nam giới chia sẻ
nhiều hơn trong những công việc gắn với vai trò giới truyền thống của mình và ngược
lại, họ cũng muốn được chia sẻ với nam giới những công việc được coi là chỉ phù hợp
với nam giới. Tuy nhiên nhiều nam giới lại e ngại với cụm từ “bình đẳng giới” với sự
phân công lại lao động sẽ làm thiệt hại tới những lợi ích sẵn có của giới họ. Thay vì
gánh vác vai trò trụ cột, nay họ sẽ phải chia sẻ với phụ nữ những việc nội trợ mà ngay
từ khi còn bé, họ không được dạy để làm những việc đó.
13
Phỏng vấn sâu các đối tượng vị thành niên gợi ra rằng, trong khi nữ giới đang
nỗ lực tự cải thiện cuộc sống của họ thì nam giới vẫn còn e ngại trước những thay đổi
cần thiết để tiến tới xoá bỏ bất bình đẳng về giới. Không ít nam vị thành niên lo ngại
rằng xoá bỏ bất bình đẳng đồng nghĩa với việc tăng gánh nặng và trách nhiệm cho bản
thân, thậm chí sẽ hạn chế cơ hội của họ. Những suy nghĩ này cho thấy một bộ phận vị
thành niên đã hiểu chưa đúng về bình đẳng giới.
Bên cạnh đó, kết quả phân tích còn cho thấy, tuy tỉ lệ nữ vị thành niên cho rằng
nội trợ, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người già là phù hợp với nữ giới thấp hơn tỉ lệ nam
vị thành niên, nhưng tỉ lệ này vẫn còn cao. Lý do một phần là do một số nữ vị thành
niên quan niệm đây thực sự là công việc phù hợp với giới mình. Một phần khác, họ
cho rằng để nam giới chia sẻ công việc gia đình là rất khó khăn, có thể gây ra xung
đột, cãi vã trong gia đình, do đó, họ chấp nhận tự mình thực hiện tất cả những công
việc vốn được coi là trách nhiệm của phụ nữ.
Tỉ lệ vị thành niên nữ cho rằng cả hai vợ chồng nên cùng quyết định các vấn đề
về sản xuất kinh doanh của hộ, mua bán/ xây sửa nhà đất, mua các đồ đạc đắt tiền, vay
vốn,… cao hơn so với nam vị thành niên. Nhưng điều đáng chú ý là, đối với quan
điểm để một giới quyết định thì cả nam và nữ vị thành niên đều nhấn mạnh quyền
quyết định của giới mình. Điều này phải chăng cho thấy vẫn có sự tranh chấp ngầm
giữa hai giới cũng như nhu cầu được khẳng định bản thân của mỗi cá nhân.
3.2. Nơi ở
Phân tích tương quan cho thấy, môi trường sống có tác động trực tiếp và rõ nét tới
quan niệm phụ nữ thích hợp với công việc nào, nam giới thích hợp với công việc nào
cũng như quyền quyết định trong gia đình. Những vị thành niên sống ở thành phố có nhận
thức tích cực hơn về vai trò của nam giới và nữ giới, trong khi đó, phần lớn vị thành niên
nông thôn duy trì cách nhìn bảo thủ về vấn đề này.
Cùng hỏi về nhận định “Người chồng lo kiếm tiền là chủ yếu, vợ chăm sóc con và
làm các công việc nội trợ”, tỉ lệ đồng ý ở vị thành niên thành thị là 44,6%, ở vị thành niên
nông thôn là 57,8% (P < 0,01)
Các chuẩn mực cũ cũng có xu hướng được duy trì nặng nề hơn ở nông thôn.
Đây cũng là rào cản để người chồng có thể chia sẻ công việc nội trợ trong gia đình với
vợ cũng như khả năng tham gia vào các quyết định quan trọng trong gia đình của
người phụ nữ. Nhiều người nam giới thể hiện sự quan tâm đối với vợ có thể nhận được
sự chỉ trích của “thế hệ đi trước” với tư tưởng gia trưởng, chẳng hạn bị quy cho là “sợ
vợ”, “để vợ lên đầu”… Điều này đã tác động đến lòng tự trọng của họ, dẫn đến hạn
chế quyền bình đẳng của phụ nữ nông thôn. Quan điểm này tiếp tục được duy trì trong
nhận thức của vị thành niên nông thôn.
Kết quả kiểm định Chi- Square Test cho thấy, ở khu vực đô thị có khác biệt
đáng kể giữa nữ và nam vị thành niên đối với nhận thức về vai trò của vợ và chồng
14
trong phân công lao động, trong khi đó sự khác biệt ở khu vực nông thôn là không
đáng kể.
Bảng số liệu cho thấy, khu vực thành thị, nữ giới có nhận thức chồng lo kiếm
tiền, vợ ở nhà làm nội trợ là 37,3%, trong khi đó nam giới bảo thủ hơn với 51,1% cùng
quan điểm. Trong khi đó, tỉ lệ này lại khá cân bằng ở khu vực nông thôn (không có
khác biệt giới tính giữa nam và nữ vị thành niên nông thôn và nhận thức bảo thủ là phổ
biến với nam là 59,9% và nữ là 55,7% cùng quan điểm).
3.3. Học vấn của cha mẹ
Tìm hiểu ảnh hưởng của học vấn cha mẹ đến nhận thức của con cái vị thành
niên về bình đẳng giới, kết quả phân tích định lượng cho thấy học vấn của người mẹ
có ảnh hưởng rõ ràng lên nhận thức của vị thành niên, học vấn của người bố cũng có
ảnh hưởng nhất định. Trình độ học vấn của cha mẹ vị thành niên cao hơn thì nhận thức
của vị thành niên về bình đẳng giới cũng tốt hơn.
Học vấn của người cha và người mẹ ở trình độ từ THCS trở lên không có sự
chênh lệch đáng kể trong nhận định của vị thành niên, nhưng ở trình độ học vấn tiểu
học và mù chữ, tỉ lệ vị thành niên có thành kiến giới cao hơn hẳn ở nhóm vị thành niên
có bố trình độ học vấn thấp so với nhóm vị thành niên có mẹ trình độ học vấn thấp.
Kiểm định P- value đạt ý nghĩa thống kê. Phải chăng người bố có học vấn thấp có
quan niệm về giới bảo thủ hơn người mẹ có học vấn thấp, dẫn đến sự ảnh hưởng của
họ đến nhận thức của con cái vị thành niên về các vấn đề này?
Tiếp tục tìm hiểu mối quan hệ giữa học vấn người bố với quan niệm về công
việc thích hợp với từng giới, kiểm định P- value cho các công việc: nội trợ, chăm sóc
trẻ em, chăm sóc người già/ người ốm, sản xuất kinh doanh hộ, giữ tiền, tiếp khách lạ
và thay mặt gia đình giao tiếp với chính quyền, chỉ có hai công việc nội trợ và chăm
sóc trẻ em cho kết quả P< 0,05 cho thấy học vấn của người bố có quan hệ chặt chẽ với
nhận thức của vị thành niên về công việc phù hợp với từng giới.
Nhìn chung, tỉ lệ cho rằng cả nam và nữ đều thích hợp với công việc nội trợ
tăng dần theo trình độ học vấn của bố vị thành niên, nhưng tỉ lệ tăng không đáng kể. Ở
nhóm vị thành niên có bố ở trình độ học vấn từ trung cấp/ cao đẳng/ đại học có nhận
định bình đẳng hơn các nhóm còn lại.
Về mối quan hệ giữa trình độ học vấn của người bố với nhận thức của vị thành
niên đối với quyền quyết định các công việc: sản xuất kinh doanh của hộ, mua các đồ đạc
đắt tiền, vay vốn, sử dụng vốn vay, tổ chức Giỗ Tết và tổ chức ma chay cưới xin, kết quả
cho thấy học vấn của người bố có liên quan chặt chẽ với quan điểm về quyền quyết định
đối với các công việc này của vị thành niên. Không có khác biệt nhiều giữa các vị thành
niên có bố ở trình độ học vấn từ PTTH trở xuống, trong khi đó, nhóm vị thành niên có bố
học vấn từ trung cấp/ cao đẳng/ đại học trở lên có xu hướng nhấn mạnh đến quyền quyết
định của cả hai giới.
15
Trong khi nhận thức của vị thành niên chỉ khác biệt rõ rệt ở nhóm có bố trình độ
học vấn từ trung cấp/ cao đẳng/ đại học trở lên và các nhóm còn lại thì nhận thức của con
cái về các vấn đề bình đẳng giới khác biệt rõ hơn khi trình độ học vấn của người mẹ đạt từ
mức trung học cơ sở trở lên.
Học vấn của người mẹ ảnh hưởng đến nhận thức vị thành niên về vai trò của cả
người vợ và người chồng trong các quyết định kinh tế như vay vốn và sử dụng vốn vay.
Học vấn của người mẹ càng cao, tỉ lệ vị thành niên cho rằng các quyết định này cần có sự
thống nhất của cả 2 vợ chồng cũng tăng dần.
Nghiên cứu này tiếp tục khẳng định ảnh hưởng của học vấn người mẹ đến nhận
thức của con cái vị thành niên về bình đẳng giới. Một số nghiên cứu trước cho biết phân
công lao động giữa vợ và chồng không thay đổi nhiều khi học vấn của chồng thay đổi,
thậm chí, học vấn của người chồng tăng lên thì phân công lao động gia đình lại có xu
hướng nghiêng theo mô hình truyền thống [10; tr.102]. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu ở
đây lại cho thấy có mối tương quan giữa học vấn của người cha trong gia đình với nhận
thức của con vị thành niên trong việc phân công lao động gia đình cũng như vai trò, quyền
quyết định của người vợ và người chồng trong các công việc khác.
3.4. Phân công lao động trong gia đình và ngƣời quyết định chính các công
việc gia đình
Kết quả từ cuộc điều tra cho thấy có mối quan hệ giữa người làm chính các công
việc trong gia đình của vị thành niên với nhận thức của các em về người thích hợp với
từng loại công việc. Với những vị thành niên sống trong gia đình có sự phân công mang
tính chất khác biệt giới rõ ràng thì nhận thức về vai trò của từng giới cũng có xu hướng
duy trì khuôn mẫu đó. Trong khi đó, tỉ lệ vị thành niên trong những gia đình cả bố và mẹ
cùng chia sẻ công việc gia đình cho rằng các công việc này thích hợp với cả hai giới luôn
cao hơn nhóm vị thành niên còn lại.
Kiểm định mối quan hệ giữa nhận thức của vị thành niên về sự phù hợp theo giới
của công việc nội trợ và người làm chính công việc nội trợ trong gia đình vị thành niên
cho thấy khuôn mẫu hành vi trong phân công lao động gia đình có tác động rõ rệt lên nhận
thức của vị thành niên. Tỉ lệ vị thành niên sống trong gia đình mà mẹ vị thành niên đảm
nhận chính công việc nội trợ cho rằng nội trợ là công việc thích hợp với nữ giới cao nhất
(90,1%) và thích hợp với cả hai giới (9,4%) thấp nhất so với nhóm vị thành niên có bố
hoặc cả bố và mẹ cùng đảm nhận công việc nội trợ (tương ứng là 16,4% và 18,7%).
Những số liệu này cho thấy, trong những gia đình vị thành niên có bố đảm nhận công việc
nội trợ thì quan niệm của vị thành niên về việc cả hai vợ chồng cùng có trách nhiệm trong
công việc này cao hơn so với vị thành niên trong gia đình mẹ làm chính công việc nội trợ.
Như vậy, việc người đàn ông tham gia vào các công việc gia đình đã có tác động rất tích
cực đến nhận thức của vị thành niên về phân công lao động gia đình.
16
Bên cạnh đó, việc ai là người quyết định cuối cùng công việc trong gia đình cũng
có liên hệ chặt chẽ với nhận thức của vị thành niên về vấn đề này.
Trong quan niệm về quyết định mua bán/ xây sửa nhà đất, kết quả phân tích cho
thấy không có sự khác nhau đáng kể giữa hai nhóm vị thành niên- nhóm trong gia đình
chỉ có bố hoặc mẹ là người quyết định chính công việc này- nhưng lại có sự khác biệt của
hai nhóm này với nhóm có cả bố và mẹ cùng quyết định. Kết quả tương tự cũng xảy ra
đối với quan niệm về quyết định chi tiêu hằng ngày. Tỉ lệ cho rằng chi tiêu hằng ngày nên
do cả vợ và chồng cùng quyết định chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn (38,9%) ở nhóm vị thành niên
có bố mẹ cùng quyết định trong thực tế và không có sự khác biệt ở hai nhóm vị thành niên
có bố hoặc mẹ quyết định.
Những số liệu trên tiếp tục khẳng định gia đình có ảnh hưởng quan trọng đối với
nhận thức của vị thành niên về bình đẳng giới. Vị thành niên có tư tưởng bình đẳng hơn
trong những gia đình có sự bình đẳng giữa bố và mẹ trong các quyết định, ngay cả đó là
những quyết định lớn hay những quyết định thường ngày được cho là thích hợp với từng
giới. Nhận thức về quyền quyết định cũng như phân công lao động giữa vợ và chồng
trong tương lai mô phỏng mô hình phân công lao động trong gia đình hiện tại. Định kiến
giới bắt nguồn từ chính những giá trị, niềm tin được định sẵn, quy định những đặc điểm
điển hình của nam và nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Do đó, nếu trong gia đình có sự
phân công lao động bình đẳng giữa vợ và chồng thì nhận thức về bình đẳng giới của con
cái trong những gia đình đó cũng tích cực hơn.
3.5. Mức sống
Ở mức sống càng cao, tỉ lệ vị thành niên đồng ý với quan điểm “người chồng lo
kiếm tiền là chủ yếu, vợ chăm sóc con và làm các công việc nội trợ” càng giảm. Đặc biệt,
đối với công việc nội trợ, tỉ lệ vị thành niên có mức sống khá cho rằng đó là công việc phù
hợp với phụ nữ thấp hơn nhiều so với những vị thành niên có hoàn cảnh kinh tế trung bình
và nghèo. Nhóm này cho rằng nội trợ là công việc phù hợp với cả hai giới chiếm tỉ lệ cao
hơn đáng kể so với các nhóm có thu nhập thấp hơn. Trong các công việc khác, nhóm này
có xu hướng nhấn mạnh sự thích hợp của cả hai giới hơn là quy về một giới cụ thể. Ví dụ
như việc sản xuất kinh doanh được coi là phù hợp với nam giới, tỉ lệ vị thành niên ở mức
sống khá trở lên cùng quan điểm này thấp hơn vị thành niên ở mức sống trung bình trở
xuống.
Không phải ngẫu nhiên mà các chương trình phát triển của Liên Hiệp quốc gắn
vấn đề bình đẳng giới với đói nghèo. Mục tiêu xoá bỏ đói nghèo được đưa vào trở thành
mục tiêu đầu tiên trong con đường tới bình đẳng giới, được nêu trong Tuyên bố Thiên
niên kỷ đã thiết lập nên Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs). Cản trở chính mà
những nước đang cố thoát khỏi bẫy đói nghèo phải đối mặt là thiếu kỹ năng và trình độ
nguồn lực để tạo ra bước chuyển đổi, trong đó bất bình đẳng giới là một trong những
nguyên nhân lớn nhất. Mối quan hệ hai chiều giữa bình đẳng giới và mức sống đã giúp
17
cho vị thành niên nhận thức được rằng tạo điều kiện cho nữ giới tham gia vào các hoạt
động tạo thu nhập cũng như sự tham gia của nam giới trong các công việc nội trợ gia đình
là bước tiến để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần trong các gia đình.
Trong các quyết định về vay vốn và sử dụng vốn vay, tỉ lệ vị thành niên cho rằng
nên do cả hai vợ chồng cùng quyết định cao hơn so với việc mua bán/ xây sửa nhà đất hay
các quyết định về sản xuất kinh doanh hộ và tăng dần theo mức sống của gia đình vị thành
niên.
Kiểm định Chi- Square Test quan hệ giữa khu vực và mức sống với nhận thức của
vị thành niên về khuôn mẫu giới cho kết quả P < 0,05 ở khu vực thành thị, đạt ý nghĩa
thống kê. Kết quả này khẳng định nhận thức của vị thành niên chịu sự tác động từ cả hai
yếu tố khu vực và mức sống, thể hiện rõ ràng hơn ở nhóm vị thành niên khu vực thành thị.
Ở thành thị, tỉ lệ vị thành niên đồng ý với việc chồng lo kiếm tiền là chủ yếu, vợ chăm sóc
con cái và làm việc nhà thấp hơn ở tỉ lệ vị thành niên cùng quan điểm ở nông thôn và ở cả
hai khu vực, mức độ đồng ý giảm dần ở mức sống cao hơn.
Kết quả phân tích cho thấy vị thành niên nông thôn có suy nghĩ bảo thủ hơn trong
các nhận định về sự phân chia quyền lực trong gia đình so với vị thành niên thành thị và
hầu như không có sự khác biệt giữa các mức sống khác nhau ở nhóm vị thành niên này.
Có 61,6% vị thành niên ở mức sống khá, 61,7% vị thành niên mức sống trung bình và
56,8% vị thành niên ở mức sống nghèo và rất nghèo ở nông thôn cho rằng cả hai vợ
chồng nên cùng quyết định công việc sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, ở khu vực thành
thị trong những gia đình khá giả, nhận thức của vị thành niên nhấn mạnh đến vai trò của
cả nam giới và nữ giới trong việc sản xuất kinh doanh chiếm tỉ lệ tương đối cao (72,6%)
và giảm dần ở mức sống thấp hơn (62,8% ở mức sống trung bình và 54,3% ở mức nghèo
và rất nghèo). Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, sự phân biệt về giới có xu hướng
diễn ra gay gắt nhất trong nhóm người nghèo [3; tr.12].
Tóm lại, qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của vị thành niên độ
tuổi 15- 17 về bình đẳng giới, các yếu tố như giới tính của vị thành niên, trình độ học vấn
của cha mẹ, nơi ở, mức sống có tác động rõ rệt lên nhận thức của nhóm này. Ở độ tuổi 15-
17, các vấn đề về bình đẳng giới không phải mối quan tâm chính của các em, tuy nhiên
bên cạnh các chủ đề quan tâm như học tập, mối quan hệ gia đình, bạn bè, sức khoẻ, tình
yêu,… thì các vấn đề về phân công lao động gia đình, quyền lực giữa vợ và chồng cũng
được nhiều em chú ý. Trong số các vị thành niên được hỏi, nhiều em có tư tưởng tiến bộ
trong cách nhìn nhận về sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ, khả năng, vai trò của từng
giới. Nhóm nữ vị thành niên, vị thành niên sống ở thành thị, vị thành niên có cha mẹ có
trình độ học vấn và mức sống cao hơn có cách nhìn nhận công bằng hơn cho cả hai giới.
18
KẾT LUẬN
Nhận thức của vị thành niên về vị trí, vai trò, quyền lực giữa nữ giới và nam
giới trong mọi mặt của đời sống gia đình sẽ là “kim chỉ nam” cho cách ứng xử trong
gia đình tương lai sau này. Phân tích định lượng và phân tích định tính cho thấy nhận
thức của một bộ phận vị thành niên Việt Nam độ tuổi từ 15- 17 về các vấn đề liên quan
đến giới, bình đẳng giới hiện nay vẫn còn nhiều em có tư tưởng coi trọng nam giới hơn
nữ giới. Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu đặt ra ban đầu của đề tài. Tỉ lệ
vị thành niên đồng ý với mô hình phân công lao động truyền thống tuy có thấp hơn so
với các nhóm trưởng thành khác cùng quan điểm, nhưng tỉ lệ này vẫn còn cao, cho
thấy vẫn còn một bộ phận vị thành niên ngày nay hiểu chưa đúng về bình đẳng giới,
còn những quan điểm thiên lệch trong nhận định về vai trò, năng lực của nữ giới và
nam giới. Đặc biệt trong những công việc như nội trợ, chăm sóc trẻ em, vị thành niên
cho rằng đó là công việc phù hợp với nữ giới chiếm tỉ lệ rất cao. Trong khi đó, các
công việc khác như chăm sóc người già, người ốm, sản xuất kinh doanh,… dường như
có sự bình đẳng hơn trong cách nhìn nhận về vai trò của mỗi giới trong những công
việc này. Trong quan điểm về người quyết định các vấn đề kinh tế trong gia đình, số vị
thành niên cho rằng cả vợ và chồng nên cùng quyết định chính chiếm tỉ lệ tương đối
cao cho thấy người phụ nữ đã ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các quyết định
tạo thu nhập của gia đình, nhưng chênh lệch giữa vợ và chồng còn lớn. Nhận thức của
nhóm vị thành niên về quyền quyết định trong các hoạt động kinh tế qua phân tích
Điều tra Gia đình Việt Nam 2006 không có sự khác biệt đáng kể so với kết quả nghiên
cứu trước đó, điều này cho thấy khuôn mẫu bất bình đẳng giới được lưu truyền và tiếp
nối qua các thế hệ khá bền vững.
Bên cạnh đó, các yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân, gia đình, môi trường sống
của vị thành niên có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức của họ về bình đẳng giới.
Trước hết là yếu tố khu vực. Trong khi vị thành niên nông thôn tỏ ra bảo thủ trong các
quan điểm về vai trò, trách nhiệm của nam giới và nữ giới thì vị thành niên thành thị
lại có quan điểm cởi mở hơn về các vấn đề này. Giới tính cũng là yếu tố có tác động
đến nhận thức của vị thành niên. Tuy nhiên, sự khác biệt giới tính về nhận thức giới
thể hiện rõ ràng hơn ở khu vực thành thị. Còn ở khu vực nông thôn, một số định kiến
giới vẫn tồn tại và chi phối quan niệm của không ít vị thành niên. Nhiều nam giới vẫn
còn e ngại trước những thay đổi cần thiết để tiến tới xoá bỏ bất bình đẳng về giới.
Không ít nam vị thành niên lo ngại rằng xoá bỏ bất bình đẳng đồng nghĩa với việc tăng
gánh nặng và trách nhiệm cho bản thân, thậm chí sẽ hạn chế đi cơ hội của họ.
Ngoài ra, những quan điểm có tính bất bình đẳng giới cũng diễn ra gay gắt hơn
ở các nhóm vị thành niên có mức sống thấp hơn và vị thành niên trong những gia đình
có cha mẹ trình độ học vấn thấp. Trong khi đó, nhóm vị thành niên có cha mẹ trình độ
học vấn cao và trong các gia đình có sự chia sẻ công việc giữa vợ và chồng có nhận
19
thức bình đẳng hơn. Số liệu điều tra cho thấy, nhận thức của vị thành niên về bình
đẳng giới chịu ảnh hưởng sâu sắc từ gia đình. Trong những gia đình có sự phân chia
bình đẳng các công việc, từ việc nội trợ, chăm sóc người già, trẻ em cho tới các hoạt
động sản xuất kinh doanh của hộ, vị thành niên ở những gia đình này quan niệm công
bằng hơn qua tỉ lệ nhấn mạnh đến về vai trò cũng như quyền lực của cả nữ giới và nam
giới. Việc người đàn ông tham gia vào các công việc gia đình đã có tác động rất tích
cực đến nhận thức của vị thành niên về phân công lao động gia đình.
Tìm hiểu ảnh hưởng của học vấn cha mẹ vị thành niên cho thấy những yếu tố
này có tác động rõ rệt lên nhận thức của vị thành niên về bình đẳng giới. Các nghiên
cứu trước đây thường nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng của học vấn người mẹ đến con cái,
trong khi đó học vấn của người cha ít được chú ý đến. Kết quả điều tra cho thấy, học
vấn của người cha cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của con cái họ về bình
đẳng giới. Ở nhóm vị thành niên có bố ở trình độ học vấn từ trung cấp/ cao đẳng/ đại
học lại có nhận định bình đẳng hơn các nhóm còn lại. Đặc biệt, sự ảnh hưởng từ học
vấn của người cha rõ rệt hơn ở nhóm người cha có học vấn thấp, nhận thức của những
vị thành niên có cha học vấn thấp tỏ ra bảo thủ hơn so với những vị thành niên có mẹ
trình độ học vấn thấp. Số liệu này gợi ra vai trò quan trọng của người cha trong nhận
thức của con cái về bình đẳng giới. Do đó, việc giáo dục bình đẳng giới không chỉ
dành cho vị thành niên mà nên có cả sự tham gia của cha mẹ vị thành niên.
Nhìn vào cuộc sống gia đình của người Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể thấy rõ
sự khác biệt giới trong phân công lao động gia đình giữa nam giới và nữ giới, giữa người
vợ và người chồng vẫn đang tồn tại đậm nét trong nhiều gia đình. Sự khác biệt này không
phải lúc nào cũng được thừa nhận bởi lẽ hàng ngàn đời nay mọi người đều nhìn nhận việc
tề gia nội trợ được gắn liền với phụ nữ. Đó là nghĩa vụ, trách nhiệm của người phụ nữ đối
với gia đình. Ngày nay đã có sự thay đổi trong phân công lao động ngoài gia đình, nhiều
công việc không còn là môi trường của riêng nam giới mà đã có sự tham gia của nữ giới,
nhưng trong các công việc nội trợ vẫn còn ít sự chia sẻ của nam giới. Xuất phát từ thực
tiễn này, nhận thức của vị thành niên có nguồn gốc từ khuôn mẫu mà các em gặp trong
cuộc sống hằng ngày của mình. Để thay đổi nhận thức, các em phải được rèn luyện giáo
dục từ nhỏ, từ trong môi trường gia đình, nhà trường và xã hội sao cho nam giới có suy
nghĩ và nhận thức rằng sự chia sẻ công việc nội trợ trong gia đình là trách nhiệm và hợp lý
hoá công việc gia đình và bản thân nữ giới cũng cần nhận thức được việc nhà không phải
là trách nhiệm của riêng nữ giới trong gia đình.
Sự tác động của các yếu tố như khu vực, hoàn cảnh gia đình, mô hình phân công
lao động giữa bố và mẹ, mô hình ra quyết định trong gia đình và các khuôn mẫu vai trò xã
hội đến quan niệm, suy nghĩ của vị thành niên về vị thế, quan hệ bình đẳng giữa phụ nữ và
nam giới, giữa người vợ và người chồng trong đời sống gia đình đã minh họa rõ nét cho
khả năng giải thích của các lý thuyết về giới và phát triển và lý thuyết vai trò xã hội. Các
20
nhóm vị thành niên chịu ảnh hưởng nhiều từ những chuẩn mực xã hội truyền thống có xu
hướng tiếp tục duy trì các vai trò giới truyền thống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp,
sự tác động này cũng thể hiện khác nhau đối với nam và nữ. Theo lý thuyết vai trò xã hội,
vai trò xã hội được gán cho người phụ nữ và người nam giới ảnh hưởng đến nhận thức,
hành vi ứng xử của mỗi giới, nhưng kết quả thu được cho thấy trong khi nhận thức của
nam vị thành niên chịu sự ảnh hưởng bởi những khuôn mẫu vai trò truyền thống này thì
nữ vị thành niên lại cho thấy sự tiến bộ hơn trong nhận thức về vấn đề này.
Trong khi các phương tiện truyền thông, đặc biệt là các chương trình quảng cáo,
vẫn liên tục phát đi những nội dung mang các định kiến về giới thì việc tuyên truyền, phổ
biến rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên những hiểu biết
cơ bản về giới và các vấn đề liên quan là thực sự cần thiết để tiến tới một xã hội công
bằng hơn.
References.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, Tháng 8-2005
2. Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Hữu Minh (2008), Bình đẳng giới ở Việt Nam, NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
3. Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới (2001), Đưa vấn đề giới
vào phát triển thông qua sự bình đẳng về quyền hạn, nguồn lực và tiếng nói, Nhà
xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
4. Barbara S. Mensch, Đặng Nguyên Anh, Wesley H. Clark (2000), Vị thành niên và
biến đổi xã hội ở Việt Nam, Báo cáo Nghiên cứu, Hà Nội.
5. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), Từ điển
Bách khoa Việt Nam, tập 3, NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
6. Trần Thị Hồng (2007), Khuôn mẫu giới trong gia đình hiện nay, Tạp chí Nghiên
cứu Gia đình và Giới, Số 4- 2007, tr. 17- 30.
7. Vũ Tuấn Huy, Deborah S. Carr (2004), Phân công lao động nội trợ trong gia đình,
Gia đình trong tấm gương xã hội học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Nguyễn Hữu Minh (2008), Khía cạnh Giới trong phân công lao động gia đình, Tạp
chí Xã hội học, số 4-2008, tr. 44- 56
9. Trần Thị Cẩm Nhung (2009), Quyền lực của vợ và chồng trong việc quyết định các
công việc của gia đình, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 4-2009, tr. 31- 43.
10. Nguyễn Thị Quỳnh Nga (2001), Ảnh hưởng của học vấn phụ nữ đến phân công lao
động giữa vợ và chồng, Luận văn thạc sỹ, Viện Xã hội học, Hà Nội.
11. Đinh Thị Thanh Ngọc (2011), Sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ tâm thần ở tuổi vị
thành niên,
12. Hoàng Phê (1988), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
21
13. Lê Thị Quý (2009), Giáo trình xã hội học Giới, NXB Giáo dục Việt Nam.
14. Nguyễn Phương Thảo (2007), Vai trò giới của cha mẹ và nhận thức của con trai,
Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, Số 6- 2007, tr. 53- 64.
15. Trần Thị Anh Thư (2010), Quan niệm và thái độ của vợ chồng trẻ về bình đẳng
giới trong gia đình, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 5- 2010, tr. 74- 84.
16. UNICEF, Bộ Văn hoá thể thao và du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và
Giới (2008), Kết quả điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006, Hà Nội.
17. UNICEF (2011), Tuổi vị thành niên- Tuổi của những cơ hội, Tóm tắt Tình hình trẻ
em thế giới, <www.unicef.org/publications>
18. Nguyễn Khắc Viện (1994), Từ điển xã hội học, NXB Thế giới, Hà Nội.
19. Viện Khoa học Giáo dục (2001), Những vấn đề cấp bách trong giáo dục con ở lứa
tuổi thiếu niên trong gia đình thành phố hiện nay, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.