Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.79 KB, 18 trang )

Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên
vi phạm phạm pháp luật ở Trường Giáo dưỡng


Lê Thu Trang


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS. ngành: Tâm lý học; Mã số: 60 31 80
Người hướng dẫn: GS.TS. Trần Thị Minh Đức
Năm bảo vệ: 2012


Abstract. Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về nhu cầu, nhu cầu tham vấn của trẻ vị
thành niên vi phạm pháp luận ở trường giáo dưỡng. Nghiên cứu thực trạng nhận
thức của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật về sự cần thiết phải tham vấn tâm lý,
mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý và hành vi để thỏa mãn nhu cầu tham vấn
tâm lý ở các em. Đưa ra một số kiến nghị nhằm đáp ứng hiệu quả nhu cầu tham vấn
của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng.

Keywords. Tâm lý học; Trẻ vị thành niên; Vi phạm pháp luật; Trường Giáo dưỡng

Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển đất nước, mặt trái của nền kinh tế thị trường và tác hại của các
tệ nạn xã hội đã làm phát sinh tình trạng một bộ phận trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật, làm
đau đớn và nhức nhối cho gia đình và xã hội. Trẻ em mắc phải những tội nghiêm trọng như
cướp của, giết người, vận chuyển ma túy… Năm 2006, theo số liệu thống kê của Viện kiểm
sát nhân dân tối cao riêng trẻ em dưới 14 tuổi có 7000 vụ vi phạm, chiếm đến 70% tội phạm
vị thành niên dưới 18 tuổi. Con số này là một lời cảnh báo về tình trạng trẻ vị thành niên


phạm tội. Trẻ vị thành niên ở lứa tuổi muốn tự khẳng định mình, không muốn phụ thuộc và
dễ bị tác động, rủ rê, lôi kéo bởi các đối tượng xấu. Nhiều em bị ảnh hưởng tâm lý từ các loại
phim, ảnh bạo lực, văn hoá phẩm đồi truỵ trên mạng Internet và ngoài xã hội. Trong khi đó,
nhiều bậc phụ huynh không chú ý đến sự phát triển tâm, sinh lý của con cái, nuông chiều con
cái, không nghiêm khắc trong việc dạy bảo con em mình mà mải lo công việc, kiếm tiền. Một
số trẻ em phải sống trong hoàn cảnh mồ côi bố hoặc mẹ, cha mẹ bất hoà, ly thân, ly hôn dẫn
đến sự thiếu hụt về mặt tình cảm, sự phát triển lệch lạc. Hơn nữa do thiếu sự chỉ bảo, quan tâm
của gia đình nên số thanh, thiếu niên này dễ bị kẻ xấu lợi dụng và lôi kéo vào con đường phạm
tội.
Trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật được đưa vào trường giáo dưỡng hầu như đã bị tổn
thương về nhiều mặt. Các em thiếu tình yêu thương và sự chăm sóc của cha mẹ, gia đình dẫn
tới sự lệch lạc trong cấu trúc nhân cách, rối nhiễu tâm lý, rối loạn hành vi… Hầu hết các em
đều có nhu cầu được chia sẻ những tâm tư nguyện vọng và vượt qua những trở ngại tâm lý,
nhất là trong quãng thời gian nhận sự quản lý, giáo dục ở trường giáo dưỡng. Để các em có
thể yên tâm ở trường học tập, lao động, phấn đấu…, thầy cô giáo phải giúp các em tháo gỡ
những vướng mắc tâm lý, ổn định tinh thần, tư tưởng.
Trong những năm qua, Tổng cục VIII, Bộ công an đã đưa vào thử nghiệm hoạt động
tham vấn cho học sinh trong các trường giáo dưỡng và đã đạt được những kết quả bước đầu
đáng khích lệ. Thực chất công tác giáo dục trong trường giáo dưỡng là giúp trẻ em có hành vi
vi phạm pháp luật thay đổi những cảm xúc - nhận thức - hành vi sai lệch, hình thành cho các
em những phẩm chất tâm lý mới, hành vi mới phù hợp với yêu cầu xã hội.
Thực tế cho thấy, hoạt động tham vấn kịp thời có thể giúp các em vượt qua khủng hoảng
tâm lý, giúp các em nhìn nhận rõ hơn vấn đề của mình và tự giải quyết vấn đề theo hướng
tích cực hơn. Khi nhà tham vấn nhận thấy những biểu hiện bất thường ở trẻ, kịp thời có sự hỗ
trợ tâm lý cho các em thì sẽ giảm bớt nhiều hậu quả xấu và đưa lại những kết quả về mặt kinh
tế, giáo dục, thậm chí còn ngăn chặn, phòng ngừa những rối loạn hành vi trong các em như:
giận dữ, đánh nhau, bỏ ăn, tự sát
Chúng tôi thiết nghĩ rằng, với những trẻ vị thành niên có nhu cầu cần được hỗ trợ tâm lý,
nếu công tác tham vấn được đưa vào trường giáo dưỡng một cách đồng bộ, chuyên biệt thì
chắc hiệu quả giáo dục sẽ rất cao. Nhằm đi sâu tìm hiểu nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành

niên ở trường giáo dưỡng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu tham vấn của trẻ
vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng”.
2. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu mức độ thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm
pháp luật sống trong trường giáo dưỡng
3. Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra thực trạng nhận thức về sự cần thiết phải được tham vấn tâm lý, về mức độ mong
muốn và mức độ thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở
trường giáo dưỡng. Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn
tâm lý của các em.
4. Khách thể nghiên cứu
- Nghiên cứu 141 trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng số 2 - Ninh
Bình
- 02 cán bộ lãnh đạo trường giáo dưỡng
- 02 cán bộ quản lý học sinh trường giáo dưỡng
- 23 thầy cô giáo làm tham vấn các trường giáo dưỡng trong cả nước (4 trường)
5. Giả thuyết nghiên cứu
Chúng tôi cho rằng, sau khi được tham vấn tâm lý, nhìn chung nhu cầu tham vấn tâm lý
của đa số trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng đều được thỏa mãn.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến nội dung đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý thuyết
cho đề tài.
- Nghiên cứu thực trạng nhận thức của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật về sự cần thiết
phải tham vấn tâm lý, mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý và hành vi để thỏa mãn nhu
cầu tham vấn tâm lý ở các em.
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm đáp ứng hiệu quả nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành niên
ở trường giáo dưỡng
7. Giới hạn nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành
niên ở trường giáo dưỡng về những khó khăn tâm lý mà các em gặp phải trong thời gian học

tập và rèn luyện ở trường.
- Địa bàn nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu ở trường giáo dưỡng số 2 – Ninh Bình
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Phương pháp điều tra bảng hỏi (an két)
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp thống kê toán học
(Các phương pháp nghiên cứu này sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể ở chương 2)

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Một số nghiên cứu về tham vấn tâm lý trên thế giới
1.1.2. Sự phát triển tham vấn ở Việt Nam
1.1.3. Một số nghiên cứu về nhu cầu
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Nhu cầu
Nhu cầu chính là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thoả mãn để tồn tại và
phát triển, là sự biểu hiện của mối quan hệ qua lại giữa con người với những điều kiện cụ thể,
luôn biến đổi của đời sống. Nhu cầu là một thuộc tính tâm lý nằm trong cấu trúc xu hướng
của nhân cách.
1.2.2. Khái niệm trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật
Trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật là những người có hành vi vi phạm các quy định của
pháp luật ở các mức độ khác nhau nhưng chưa đến mức bị coi là phạm tội, chưa phải chịu
trách nhiệm hình sự.
Trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật được đưa vào trường giáo dưỡng có độ tuổi từ 12
đến dưới 18 tuổi. Thời gian sống trong trường của các em từ 6 đến 24 tháng. Trong quá trình
phấn đấu tu dưỡng trong trường, các em có thể được giảm án (các em sau khi đã ở trường

được 1/2 thời gian sẽ được xét giảm và thời hạn giảm tối đa là 1/3 thời hạn ghi trong quy
định)
Từ gọi thông thường với trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật là trẻ em làm trái pháp luật,
người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
1.2.3. Khái niệm trường giáo dưỡng
Trường giáo dưỡng là một mô hình trường nội trú “ đặc biệt”, đã có lịch sử hình thành và
phát triển hơn 40 năm qua. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ quản lý, giáo dục đạo đức, pháp
luật, hướng nghiệp, dạy văn hóa, dạy nghề, tổ chức lao động, sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi
người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháo luật nhằm giúp đỡ các em sửa chữa những vi
phạm của mình, học tập, rèn luyện tiến bộ, phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần, trí tuệ để
trở thành công dân lương thiện, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
1.3. Nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trƣờng giáo dƣỡng
1.3.1. Một số đặc điểm của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng
1.3.1.1. Phát triển tâm - sinh lý ở lứa tuổi vị thành niên có ảnh hưởng tới hành vi vi phạm
pháp luật
1.3.1.2. Một số đặc điểm tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật
1.3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi vi phạm pháp luật ở trẻ vị thành niên
1.3.2. Nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng
1.3.2.1. Đặc điểm nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo
dưỡng
1.3.2.2. Mức độ nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật
1.3.2.3. Mối quan hệ của nhu cầu với hứng thú và hoạt động
1.3.2.4. Nội dung tham vấn cho học sinh trường giáo dưỡng

CHƢƠNG 2
TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận
2.1.2. Giai đoạn 2: Khảo sát thử
2.1.3. Giai đoạn 3: Khảo sát chính thức

Các em học sinh ở trường giáo dưỡng được đưa vào trường trong nhóm tuổi từ đủ 12 đến
dưới 18. Có nghĩa là không ít em vào trường từ lúc còn là trẻ em - 12 tuổi và có những em khi
ra trường đã trở thành người lớn trên 18 tuổi.
Số trẻ em được đưa vào trường giáo dưỡng tập trung nhiều ở nhóm từ 14 đến 18 tuổi. Thời
kì mà các em đang hình thành bản sắc cá nhân. Ở giai đoạn này, nếu trẻ em thiếu vắng sự
hướng dẫn, dạy dỗ và tình yêu thương của gia đình; thiếu vắng sự kiểm soát xã hội sẽ gây ra
không ít những trở ngại cho quá trình trưởng thành của các em.
Xét từ khía cạnh giới tính, số trẻ em được đưa vào các trường giáo dưỡng đa phần là nam
giới - chiếm 85,82%. Các em nữ chỉ chiếm 14,18%. Điều này phản ánh một thực tế là các em
gái ít có hành vi vi phạm pháp luật hơn các em trai.
Bảng 2.1. Một số đặc điểm của học sinh trƣờng giáo dƣỡng số 2
Đặc điểm
Số lƣợng
Tỷ lệ (%)

Giới tính
Nam
121
85,82%
Nữ
20
14,18%
Độ tuổi
Từ 12 đến dưới 14
28
19,86%
Đủ 14 đến dưới 16
55
39,01%
Đủ 16 đến dưới 18

58
41,13%

Trình độ học vấn
Tiểu học
37
26,24%
Trung học cơ sở
104
73,76%

Thời gian vào trƣờng
Dưới 6 tháng
56
39,72%
Từ 6 đến 12 tháng
39
27,66%
Từ 12 tháng đến hết thời hạn
chấp hành
47
32,62%
Tổng số
141
100%
Số khách thể còn lại là 02 cán bộ lãnh đạo, 02 cán bộ quản lý học sinh trường giáo dưỡng
số 2 và 23 giáo viên mà chúng tôi lựa chọn nghiên cứu. Những ý kiến của họ giúp cho kết
quả nghiên cứu của chúng tôi có độ tin cậy và khách quan hơn. Cụ thể:
Bảng 2.2. Một số đặc điểm của giáo viên trƣờng giáo dƣỡng
Đặc điểm

Số lƣợng
Tỷ lệ (%)

Giới tính
Nam
15
65,22%
Nữ
8
34,78%
Ngành học
Sư phạm
11
47,83%
Bác sỹ
2
8,70%
Cảnh sát
5
21,74%
Luật
3
13,04%
Tâm lý - Giáo dục
2
8,70%
Công việc chính
Giảng dạy văn hóa
9
39,13%

Giáo vụ hồ sơ
2
8,70%
Quản lý giáo dục
5
21,74%
Dạy nghề
5
21,74%
Y tế
2
8,70%
Thời gian làm việc ở
trƣờng giáo dƣỡng
Dưới 1 năm
3
13,04%
Từ 1 - 3 năm
11
47,83%
Trên 3 - 5 năm
5
21,74%
Trên 5 năm
4
17,39%
Tổng số
23
100%
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (ankét)
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
2.2.4. Phương pháp thảo luận nhóm
2.2.5. Phương pháp quan sát
2.2.6. Phương pháp thống kê toán học
2.3. Tiến độ nghiên cứu

CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nhận thức của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trƣờng giáo dƣỡng về nhu cầu
tham vấn tâm lý
3.1.1. Nhận thức của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng về tham vấn tâm lý
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 95% học sinh hiểu rằng, tham vấn tâm lý là quá trình
trao đổi, chia sẻ giữa nhà tham vấn và thân chủ, giúp thân chủ nói ra và hiểu được những khó
khăn tâm lý của mình, nhận thấy tiềm năng của bản thân và tự tìm ra hướng giải quyết vấn đề
của mình.
Biểu đồ 3.1. Nhận thức về tham vấn tâm lý

3.1.2. Nhận thức của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng về sự cần thiết của tham vấn
tâm lý
Kết quả điều tra cho thấy có đến 80,1% em cho rằng tham vấn tâm lý rất cần thiết đối với
học sinh ở trường giáo dưỡng, 17% em cho là tương đối cần thiết, 2,2 % em thấy có cũng
được không có cũng được và chỉ có rất ít em (0,7%) cho rằng tham vấn tâm lý là không cần
thiết. Nghiên cứu trên cho thấy rằng, nhu cầu được tham vấn tâm lý đối với học sinh trường
giáo dưỡng ở mức độ rất cao.
Biểu đồ 3.2. Nhận thức về sự cần thiết phải tham vấn tâm lý

3.1.3. Nhận thức của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng về lợi ích của tham vấn tâm lý


11,3%
5,0%
95,0%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Một dịch vụ cho lời khuyên
Quá trình NTV trò chuyện, khai thác thông tin
Quá trình trao đổi, chia sẻ
80,1%
17,0%
0,7%
2,1%
Rất cần thiết Tương đối cần thiết
Có cũng được, không có cũng được Không cần thiết
Biểu đồ 3.3. Nhận thức về lợi ích của tham vấn tâm lý

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 85,1% học sinh cho rằng tham vấn tâm lý giúp các em
giải toả được những bức xúc.
Có 43,3% trẻ cho rằng tham vấn tâm lý đã giúp các em có cơ hội trò chuyện, nói lên những
tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của mình.
Có 39,7% trẻ vị thành niên cho rằng tham vấn tâm lý giúp cho các em có nhận thức và
lối sống tích cực.
Kết quà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có 33,3% trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng
nhận thấy tham vấn tâm lý đã giúp các em có thêm hiểu biết về nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Nhìn chung trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng thiếu hụt hiểu biết về nhiều vấn đề trong
cuộc sống. Thông qua quá trình tham vấn, trò chuyện và giảng dạy những bài học văn hóa, thầy

cô đã giúp các em tháo gỡ những vướng mắc về giao tiếp ứng xử trong môi trường mới, những
vấn để tình yêu – bạn bè, những kiến thức sức khỏe tình dục… Điều này có ý nghĩa rất lớn đối
với sự trưởng thành mọi mặt ở các em.
3.1.4. Nhận thức của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng về những phầm chất quan
trọng của nhà tham vấn
Việc trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng nhận thức được những phẩm chất tâm lý quan
trọng của nhà tham vấn có ý nghĩa rất lớn, thể hiện mong muốn của các em về hình ảnh thầy
cô:
Bảng 3.1. Những phẩm chất tâm lý quan trọng của nhà tham vấn
Phẩm chất
nhà tham vấn
Giá trị
trung bình
Thứ
bậc
Mức độ
quan trọng
Năng lực chuyên môn
3,18
2
Quan trọng
Thấu hiểu
2,62
1
Rất quan
trọng
Chân thành
3,26
3
Quan trọng

Chấp nhận thân chủ
3,77
5
Quan trọng
Tin tưởng thân chủ
3,64
4
Quan trọng
Không định kiến
5,40
6
Ít quan trọng
Có tinh thấn khỏe
mạnh
6,13
7
Ít quan trọng
85,1%
33,3%
43,3%
39,7%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%

90%
Giải tỏa bức xúc Có thêm kiến thức
Được trò chuyện Có nhận thức và lối sống tích cực
Các em cho rằng, thấu hiểu là phẩm chất tâm lý quan trọng nhất của nhà tham vấn (xếp ở
thứ bậc 1≈ 2,6). Sự thấu hiểu giúp thầy cô đánh giá được cảm xúc, tâm trạng, mong muốn
của các em mà không quá gắn cảm xúc của mình vào vấn đề của các em, để những nhận xét
của bản thân thầy cô được khách quan hơn.
Yếu tố năng lực chuyên môn của thầy cô cũng được các em đề cao (xếp bậc 2 ≈ 3,18).
Việc lựa chọn năng lực chuyên môn của thầy cô là phẩm chất tâm lý quan trọng bậc 2 cho thấy
các em đã nhận thức được vai trò của yếu tố này.
Các em cũng đề cao phẩm chất chân thành của thầy cô (bậc 3 ≈ 3,26). Bởi sự chân thành
là cơ sở để tạo dựng niềm tin ở các em khi chia sẻ vấn đề của mình.
Tin tưởng vào khả năng tự giải quyết vấn đề của thân chủ là một trong những phẩm
chất tâm lý quan trọng của nhà tham vấn, đây cũng là yếu tố được xếp ở bậc 4 (≈ 3,64)
mà trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng cho là cần thiết.
Hầu hết trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng cho rằng yếu tố tinh thần khoẻ mạnh ít cần
thiết hơn so với những yếu tố khác. Điều này không có nghĩa là phẩm chất này ít quan trọng
mà các em nghiễm nhiên cho rằng, các thầy cô - những người tham vấn cho các em trước hết
phải là những người cân bằng, có tinh thần khoẻ mạnh mới có thể trợ giúp cho các em được.
Đó là yếu tố bắt buộc giúp nhà tham vấn có thể suy nghĩ và hành động một cách hữu hiệu.
3.1.5. Nhận thức của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng về những vấn đề cần được
thầy cô tham vấn
Đa phần trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng đã hoặc đang gặp những khó khăn tâm lý
khác nhau, do đó các em nhận thức rất rõ những vấn đề cần được thầy cô giúp đỡ. Dưới đây
là những vấn đề trẻ vị thành niên thường gặp:
Bảng 3.3. Nhận thức về những vấn đề cần đƣợc thầy cô tham vấn
STT
Nội dung
Trẻ
VTN

Tỉ lệ
%
1
Lo lắng về gia đình
92
65,2
2
Ứng xử trong trường
58
41,1
3
Lo lắng khi trở về cộng đồng
64
45,4
4
Không có hiểu biết về SKTD
28
19,9
5
Lo lắng về chỉ tiêu LĐ, học tập
53
37,6
6
Lo lắng về công việc, tương lai
60
42,6
7
Bạn bè, người yêu bỏ
28
19,9

8
Lo sợ quay lại con đường cũ
68
48,2
Phần lớn trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng đều cảm thấy lo lắng cho gia đình và
người thân (chiếm 65,2%).
Trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng lo lắng về chỉ tiêu lao động, vấn đề học nghề, vấn
đề giảm án cũng chiếm tỷ lệ khá cao (37,6%). Điều các em cũng rất quan tâm là công việc mà
các em sẽ làm trong tương lai (chiếm 42,6%). Các em lo lắng sẽ được học những nghề gì,
liệu nó có ứng dụng trong cuộc sống khi các em ra trường và phục vụ cho việc mưu sinh của
các em sau này hay không. Các em lo sợ khi ra trường không có công ăn việc làm, không có
tay nghề kiếm sống, phải “ăn bám” gia đình nên dễ bị sa ngã vào con đường cũ. Đây cũng là
mong muốn hết sức chính đáng của các em.
Không có hiểu biết về sức khỏe tình dục và lo sợ bạn bè, người yêu bỏ cũng là những
vấn đề mà một số trẻ vị thành niên quan tâm, lo lắng (chiếm 19,9%). Ngoài ra, một số em
cũng gặp phải những vấn đề như lo sợ bạn bè, người yêu bỏ, đây là những vấn đề liên quan
đến ứng xử trong các mối quan hệ tình bạn, tình yêu… các em mong muốn được thầy cô tháo
gỡ.
Lo lắng không được cộng đồng chấp nhận là vấn đề mà các em mong muốn được tham
vấn ở mức độ cao (45,4%). Bên cạnh đó, các em có một nỗi lo lắng chung là sợ không đương
đầu được với cuộc sống. Đây là vấn đề băn khoăn mà đa số các em muốn được thầy cô tham
vấn (chiếm 48,2%). Đặc biệt là sợ không có công ăn việc làm và sợ sẽ đẩy đến nguy cơ trở lại
con đường cũ.
Như vậy, con đường đến trường giáo dưỡng của các em rất khác nhau nhưng vào trường
các em luôn mong mỏi, khát khao sự đồng cảm của thầy cô, sự tin tưởng của bạn bè, sự quan
tâm của gia đình và cái nhìn độ lượng từ mọi người cho những sai lầm mà các em lỡ mắc
phải.
3.2. Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trƣờng giáo
dƣỡng
3.2.1. Mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên ở trường giáo

dưỡng
Biểu đồ 3.6. Mức độ mong muốn đƣợc tham vấn tâm lý

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng rất muốn được thầy cô
tham vấn tâm lý chiếm tỷ lệ cao (59,6%). Trong điều kiện sống mới chịu nhiều áp lực, nhiều
em rơi vào trạng thái tâm lý chán nản, sợ hãi, lo lắng… vừa tổn hại cho sức khỏe vừa gây khó
khăn cho việc chấp hành những yêu cầu của trường giáo dưỡng và tiếp nhận những tác động
giáo dục của nhà trường. Các em cần được tham vấn tâm lý để thực hiện tốt hơn nghĩa vụ của
mình, thay đổi bản thân và có cái nhìn tích cực hơn về tương lai.
Mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng còn
thể hiện rõ hơn khi không có vấn đề khó khăn gì, các em vẫn mong muốn được tham vấn.
Biểu đồ 3.7. Mức độ mong muốn tham vấn khi không gặp phải vấn đề
59,6%
32,6%
6,4%
1,4%
Rất muốn
Muốn
Không muốn
Không biết

Có 64,5% trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng cho rằng, khi không có vấn đề gì, các
em vẫn muốn được tham vấn, Tham vấn không chỉ giúp các em giải quyết các vấn đề khó
khăn về tâm lý mà quan trọng hơn cả nó đã có ý nghĩa bổ trợ và nâng đỡ tinh thần cho các
em.
Số những em cho rằng không cần thiết phải tham vấn khi không có vấn đề gì chiếm
35,5%, những em này lý giải rằng, khi không có vấn đề gì thì không cần thiết thầy cô giúp đỡ
vì lúc đó các em có tư tưởng ổn định và xác định được những việc mình phải làm. Điều này
cho thấy một số trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng đã có sự nhận thức khá rõ về vấn đề
của mình và phạm vi giúp đỡ của thầy cô trong quá trình tham vấn cho các em.

3.2.2. Mức độ e ngại của trẻ vị thành niên khi nói ra vấn đề của mình
Biểu đồ 3.8. Mức độ e ngại khi tham vấn

3.2.3. Mong muốn của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng về những vấn đề thầy cô có
thể giúp đỡ
Những vấn đề các em cho rằng thầy cô có thể giúp được là: Giải toả những bức xúc,
vướng mắc tâm lý; giúp các em có lối sống tích cực, có thêm hiểu biết về giáo dục giới tính,
sức khỏe tình dục và những kỹ năng sống.
Khi bàn về những vấn đề các em cho rằng thầy cô không giúp được, hầu hết các em đều cho
rằng thầy cô ở trường không thể giúp đỡ các em về nhu cầu vật chất, tiền bạc, không thể giúp các
em ra trường trở về với gia đình, gặp gỡ người thân, bạn bè, người yêu… Các em cũng nhận thức
được thầy cô không thể giúp đỡ các em giải quyết một số nhu cầu cá nhân như: “Những sở thích
cá nhân vi phạm nội quy nhà trường”, “Thầy cô không thể giúp chúng em trở về nhà ngay
được”…
Vấn đề mà số đông trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng cho rằng thầy cô không giúp
được là bị các bạn đánh đập, đe nẹt. Ở các em tồn tại tâm trạng thiếu an toàn - luôn lo sợ, các
em có nhu cầu được chở che, bảo vệ. Sự “nổi loạn” ngầm hay ương bướng, chống đối, thậm
chí xuất hiện một vài dấu hiệu bệnh lý tâm thần trong môi trường này là do cơ chế tâm lý
phòng vệ nhằm bảo vệ sự tồn tại của các em. Do vậy, tác động tâm lý, giáo dục ở trường giáo
dưỡng cần chú ý tới đặc điểm này.
64,5%
35,5%

Không
18,4%
29,8%
51,8%
Rất e ngại
E ngại
Không e ngại

3.2.4. Những khó khăn trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng gặp phải nếu không được
tham vấn tâm lý
Nhìn chung, các em đều gặp phải rất nhiều những khó khăn tâm lý nếu không được tham
vấn. Điều này cho thấy nhu cầu được tham vấn tâm lý phát triển mức độ rất cao ở các em học
sinh trường giáo dưỡng. Các em mong chờ được thầy cô đón nhận với những chia sẻ, bao
dung, mong được sự quan tâm của gia đình và cái nhìn độ lượng từ xã hội cho những sai lầm
mà các em lỡ mắc phải.
Từ những vấn đề trẻ em trường giáo dưỡng nhận thức được về khả năng, phạm vi giúp đỡ
của thầy cô và những khó khăn gặp phải nếu không được tham vấn, chúng tôi muốn tìm hiểu
sâu hơn những thuận lợi và khó khăn từ phía thầy cô trong công tác tham vấn trợ giúp cho các
em.
Nhìn chung, thầy cô giáo ở trường giáo dưỡng khi làm tham vấn tâm lý đã nhận thức rất
rõ những thuận lợi và khó khăn của mình trong quá trình tham vấn cho các em.
3.2.5. Tâm trạng của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng khi không được tham vấn
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 45,4% trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng cảm thấy
chán nản khi không được thầy cô tham vấn, 24,8% cảm thấy rất chán nản và số em cảm thấy
bình thường chiếm tỷ lệ ít 29,8%.
Biểu đồ 3.9. Tâm trạng học sinh nếu không đƣợc tham vấn

Trên thực tế, vì một số lý do khách quan và chủ quan, một số em chưa được tham vấn,
do số lượng đăng ký đông trong khi thầy cô không thể sắp xếp để tham vấn tất cả các em,
cũng có thể do các em mong muốn được tham vấn nhưng không dám đăng ký vì có những
vấn đề sâu kín, tế nhị các em không thể bày tỏ lòng mình. Như vậy, số đông trẻ vị thành niên
ở trường giáo dưỡng đều cảm thấy chán nản nếu không được thầy cô tham vấn. Từ tâm trạng
chán nản, các vấn đề vướng mắc không được giải quyết bị đè nén trong khi khả năng nhận
thức và đương đầu của các em còn hạn chế có thể dẫn các em đến những hậu quả tiêu cực
như trầm cảm, rối nhiễu tâm lý, thậm chí gây nên những bệnh lý về tâm thần.
3.3. Sự thoả mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên ở trƣờng giáo dƣỡng
3.3.1. Hành vi tìm đến tham vấn của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng
Những hành vi để thoả mãn nhu cầu tham vấn của các em thể hiện rất rõ đặc điểm tâm lý

của trẻ vị thành niên phạm pháp. Trên đây, chúng tôi đưa ra bốn cách thức khác nhau để các
em lựa chọn: Chờ thầy cô hỏi đến, làm phiếu đăng ký, gặp trực tiếp nhờ giúp đỡ, nhờ bạn bè
nói giùm… Kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ vị thành niên gặp trực tiếp thầy cô nhờ giúp đỡ
chiếm tỷ lệ cao nhất (55,3%).

24,8%
45,4%
29,8%
Rất chán nản
Chán nản
Bình thường
Biểu đồ 3.10. Hành vi tìm đến tham vấn của trẻ vị thành niên

Đặc trưng ở trường giáo dưỡng là, đa phần thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy văn hóa cho
các em ở trên lớp cũng vừa làm tham vấn tâm lý cho các em, do đó, do đó khi thầy trò gặp
nhau luôn có sự gần gũi, thoải mái và hiểu biết khá rõ về nhau, các em có thể tự nhiên đề cập
những khó khăn tâm lý của mình với thầy cô và cũng nhận được những chia sẻ chân thành từ
phía thầy cô.
Có 31,9% trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng đã chọn việc làm phiếu đăng ký để được
tham vấn tâm lý. Các em nhận thức được rằng, số lượng giáo viên ở tổ tham vấn còn hạn chế
không đủ đáp ứng cho nhu cầu của số đông học sinh ở trường. Việc làm phiếu đăng ký sẽ đem lại
sự khách quan và công bằng cho tất cả học sinh trong trường.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có 24,8% học sinh chờ thầy cô hỏi đến khi muốn
được tham vấn và 4,3% học sinh nhờ bạn bè nói giùm để được tham vấn. Cách lựa chọn này
chủ yếu tập trung ở những em mới vào trường bởi những em này mong muốn được thầy cô
giúp đỡ nhưng do tâm lý bỡ ngỡ, mới vào trường, chưa thiết thiết lập được các mối quan hệ
nên thường tự ti, rụt rè khi đề cập vấn đề của mình.
3.3.2. Tần suất được tham vấn của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 15,6% học sinh chưa lần nào được thầy cô tham vấn, số em
được tham vấn từ 1 đến 2 lần chiếm 63,8%, có 15,6% em được tham vấn 3 đến 4 lần và số

em được tham vấn từ 5 lần trở lên chiếm 5%.
Bảng 3.5. Số lần trẻ đƣợc tham vấn
STT
Nội dung
Trẻ VTN
Tỉ lệ %
1
Chưa lần nào
22
15,6
2
Từ 1 – 2 lần
90
63,8
3
Từ 3 – 4 lần
22
15,6
4
Từ 5 lần trở lên
7
5
Số em được tham vấn từ 1 đến 2 lần chiếm tỷ lệ cao, thể hiện rõ nhu cầu của các em
đã trở thành động lực thúc đẩy hành vi tìm đến nhà tham vấn. Tuy nhiên, mức độ được
tham vấn tâm lý không đồng đều ở các em, có 15,6% em chưa lần nào được tham vấn,
trong khi đó có 5% số em được tham vấn tâm lý từ 5 lần trở lên. Trên thực tế, mức độ
được tham vấn tâm lý không đồng đều ở các em, một phần xuất phát từ những lý do chủ quan
và khách quan từ các em nhưng phần khác do vai trò kiêm nhiệm của các thầy cô ảnh hưởng
phần nào đến thời gian cũng như số lần được tham vấn cho các em.
24,8%

31,9%
55,3%
4,3%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
Chờ thầy cô đến hỏi Làm phiếu đăng ký
Gặp trực tiếp nhờ giúp đỡ Nhờ bạn bè nói giùm
3.3.3. Sự thoả mãn nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng thể hiện
qua việc lựa chọn hình thức tham vấn
Biểu đồ 3.12. Mức độ của các hình thức tham vấn

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, có 70,9% học sinh thích hình thức tham vấn cá nhân
nhất. Hình thức cá nhân có nghĩa là chỉ một người trong vai trò là thân chủ, nghĩa là chỉ một
người là “đơn vị chú ý”. Trong thuật ngữ chuyên môn, công việc này được gọi là “một với
một”, nói cách khác một học sinh trò chuyện với một thầy cô.
Có 30,8% học sinh thích hình thức sinh hoạt ngoại khóa, chiếm tỷ lệ khá cao. Đây là
hình thức tham vấn lồng ghép, các em thoải mái đưa ra những vấn đề của mình và thầy cô,
các bạn cùng nhau phân tích vấn đề và giải toả tâm lý cho số đông các em.
Nhìn chung, hầu hết học sinh trường giáo dưỡng (70,9%) đều lựa chọn hình thức tư vấn
cá nhân là hình thức tham vấn phù hợp nhất với các em. Các em cho rằng, tham vấn cá nhân
là sự giao tiếp giữa hai người sẽ khiến bản thân thấy thoải mái và không e ngại, có cảm giác
thân mật và riêng tư. Điều lý giải trên cho thấy, các em thường cảm thấy rụt rè, e ngại khi đối
diện với thầy cô, nhất là kể về những sai lầm mắc phải, những vấn đề mà chính các em cảm
thấy mặc cảm, tự tị. Do vậy mong muốn được thầy cô giữ bí mật là một nhu cầu chính đáng
của các em, đây cũng là một nguyên tắc quan trong trong tham vấn tâm lý, giúp các em có

tâm trạng thoải mái và cảm giác được tin tưởng khi làm tham vấn.
3.3.4. Mức độ thoả mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên ở trường giáo
dưỡng
Đa số trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng có cảm nhận tích cực sau khi tham vấn, số
em cảm thấy rất hài lòng chiếm 58,8%, có 26,1% em cảm thấy hài lòng và số em có cảm
nhận bình thường chiếm tỷ lệ ít 15,1%.
Biểu đồ 3.13. Mức độ thoả mãn nhu cầu tham vấn tâm lý

Đa số thầy cô ở trường giáo dưỡng đều có tâm trạng vui vẻ, thoải mái sau khi làm tham
vấn tâm lý cho các em (chiếm 73,9%), họ cho rằng sở dĩ có tâm trạng như vậy vì đã giúp các
em giải toả tâm lý.
34,8%
16,3%
70,9%
3,5%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
Sinh hoạt ngoại khóa Tư vấn nhóm Tư vấn cá nhân Hình thức khác
58,8%
26,1%
15,1%
Rất hài lòng
Hài lòng

Bình thường
Số ít thầy cô cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, hoặc nặng nề sau khi tham vấn. Trường hợp
này xảy ra khi vấn đề của các em quá phức tạp hay vấn đề liên quan trực tiếp tới gia đình mà
bản thân thầy cô không thể liên lạc hay kết nối với gia đình để có sự phối hợp, giúp đỡ các
em.
Biểu đồ 3.14. Cảm xúc của thầy cô sau khi tham vấn

Tìm hiểu đánh giá của thầy cô về mức độ hài lòng của trẻ em trường giáo dưỡng sau khi
được tham vấn, kết quả cho thấy: Số em cảm thấy hài lòng sau khi được tham vấn chiếm tỷ lệ
cao (78,3%).
Biểu đồ 3.15. Mức độ hài lòng của thầy cô sau khi làm tham vấn

Các thầy cô đều cho rằng, đa số học sinh được giải toả cảm xúc của mình sau khi được
tham vấn, các em vui vẻ, thoải mái hơn (biểu lộ qua nét mặt), các em tự tin hơn khi nhận biết
được vấn đề, nhiều em mong muốn lần sau được gặp lại nhà tham vấn. Thông qua quá trình
tham vấn, thầy cô giúp các em hiểu được bản chất của sự việc, cái gì nên và không nên, có sự
thay đổi tích cực về nhận thức, xúc cảm, tình cảm, hành vi, từ đó các em hòa đồng, hăng hái
học tập và rèn luyện hơn.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có số ít giáo viên (8,7%) cho rằng các em cảm thấy
bình thường sau khi tham vấn, nghĩa là có ít sự thay đổi ở các em so với trước khi tham vấn.
Họ cho rằng, học sinh đa số hài lòng với kết quả tham vấn song có một số em khi tham vấn
xong vẫn cảm thấy bình thường và ít khi thực hiện theo những định hướng của mình trong
quá trình tham vấn.
3.3.5. Những đề xuất của trẻ vị thành niên trường giáo dưỡng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu
tham vấn của các em
Nhìn chung, khi đề xuất những kiến nghị với nhà trường, hầu như trẻ vị thành niên ở
trường giáo dưỡng đều mong muốn được đáp ứng các điều kiện về ăn uống, vật chất, sinh
hoạt. Các em cũng mong muốn thầy cô giúp đỡ giải quyết các mối quan hệ bạn bè, hiện
tượng chèn ép trong phòng ở. Đặc biệt các em mong muốn nhà trường xây dựng và trang bị
26,1%

8,7%
4,3%
73,9%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
Hứng thú Căng thẳng, mệt mỏi Nặng nề Vui vẻ, thoải mái
13,0%
78,3%
8,7%
Rất hài lòng
Hài lòng
Bình thường
cơ sở vật chất cho phòng tham vấn khang trang hơn. Tuy nhiên, hầu hết các em cảm thấy hài
lòng về điều kiện sinh hoạt và nội quy của nhà trường. Chỉ có một số các em có tư tưởng
hưởng thụ, có sự hụt hẫng với điều kiện cuộc sống bên ngoài so với khi vào trường nên nảy
sinh những đòi hỏi vượt quá giới hạn đáp ứng ở trường giáo dưỡng

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Đa số trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng đều cho rằng tham vấn tâm lý rất cần
thiết cho học sinh trường giáo dưỡng. Các em nhận thức rất rõ về những khó khăn tâm lý và
hiểu được vai trò, lợi ích của tham vấn tâm lý trong việc trợ giúp học sinh trường giáo dưỡng
giải quyết những khó khăn gặp phải.

1.2. Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng là rất lớn, đó là
nhu cầu tham vấn hỗ trợ giải quyết các vấn đề về gia đình, các quan hệ ứng xử trong trường,
vấn đề ăn uống sinh hoạt, các kiến thức sức khỏe tình dục, định hướng nghề nghiệp và sự
chấp nhận của cộng đồng khi các em trở về. Đặc biệt, những học sinh mới vào trường và
những em sắp ra trường có nhu cầu trợ giúp cao để giải quyết những khó khăn này.
1.3. Kết quả khảo sát thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên ở trường
giáo dưỡng đã chứng minh được giả thuyết khoa học của đề tài. Học sinh trường giáo dưỡng
có rất nhiều khó khăn, bức xúc trong cuộc sống cần phải giải quyết, nhu cầu tham vấn tâm lý
ở các em là rất lớn. Nhìn chung, trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng đều cảm thấy hài lòng
sau khi được tham vấn. Các em có sự nhìn nhận vấn đề, tìm thấy tiềm năng của bản thân và
có hướng giải quyết vấn đề một cách tích cực. Đề tài cũng đưa ra những giải pháp nhằm tăng
cường hiệu quả và đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên ở trường giáo
dưỡng số 2 nói riêng và tất cả các trường giáo dưỡng khác nói chung.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với lãnh đạo, cơ quan chức năng trực thuộc Bộ Công an
2.2. Đối với nhà trường và thầy cô giáo
2.3. Đối với gia đình
2.4. Đối với trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng


References
A. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học nhân cách - Một số vấn đề lý luận, NXB
ĐHQGHN
2. Bộ Công an (2005), Cẩm nang pháp luật về Quyền trẻ em – dùng cho trại giam và
trường giáo dưỡng, Hà Nội.
3. Bộ GD & ĐT (2006), Kỷ yếu hội thảo: Xây dựng phát triển và mạng lưới tham vấn
trong trường học.
4. Bradon Marian, Gillian Schofield, liz Trinder (Nguyễn Thị Nhẫn dịch) (2001),
Công tác xã hội với trẻ em, Ban xuất bản Đại học Mở bán công Thành phố Hồ Chí

Minh.
5. Nguyễn Thị Chính, Phương Hoài Nga (2009), Hỗ trợ tâm lý thông qua giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh trường giáo dưỡng, Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế: Nhu
cầu định hướng và đào tạo tâm lý học đường tại Việt Nam.
6. Côvaliov A.G, Tâm lý học cá nhân, NXB Giáo dục
7. Lê Minh Công (2009), Nghiện internet - game online ở thanh thiếu niên: báo cáo
qua ba trường hợp lâm sàng, Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế: Nhu cầu định
hướng và đào tạo tâm lý học đường tại Việt Nam.
8. Cục V26, Bộ Công an (2004), Tư vấn với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở
trường giáo dưỡng, NXB Chính trị Quốc gia.
9. Daniel O’Donnel, Hướng dẫn tìm hiểu Công ước về quyền trẻ em, NXB Anvil.
10. Vũ Dũng chủ biên (2008), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
11. Trần Thị Minh Đức, Chủ trì đề tài: Thực hành tham vấn và trị liệu tâm lý - Thực
trạng và giải pháp, Đề tài cấp Đại học Quốc gia, Hà Nội, Mã số QX.2007.
12. Trần Thị Minh Đức, Đỗ Hoàng, Tham vấn học đường - Nhìn từ góc độ Giới, Tạp
chí Tâm lý học, số 11/2006.
13. Trần Thị Minh Đức (2009), Giáo trình tham vấn tâm lý, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội.
14. Trần Thị Minh Đức (2010), Kĩ năng tham vấn cho người chưa thành niên vi phạm
pháp luật, Bản quyền của tổ chức Plan tại Việt Nam
15. Trần Thị Minh Đức (2002), Một số vấn đề cơ bản của Tâm lý học, Đề tài nghiên
cứu, ĐHQGHN.
16. Trần Thị Minh Đức (2009), Nhận biết tâm lý trẻ em qua tranh vẽ, Nhà xuất bản
Khoa học và kĩ thuật - Cục V26 Bộ Công an, Hà Nội.
17. Trần Thị Minh Đức (2002), Quan niệm về tư vấn tâm lý, Tạp chí ĐH & GD chuyên
nghiệp (số 6)
18. Lưu Song Hà (2009), Một số giải pháp tâm lý nhằm hạn chế và khắc phục hành vi
lệch chuẩn của học sinh trung học phổ thông, Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế:
Nhu cầu định hướng và đào tạo tâm lý học đường tại Việt Nam.
19. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập Tâm lý học, NXB Giáo dục

20. Đỗ Thị Lệ Hằng (2009), Các tác nhân gây stress và cách ứng phó với stress của trẻ
vị thành niên, Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế: Nhu cầu định hướng và đào tạo
tâm lý học đường tại Việt Nam.
21. Phạm Thị Lệ Hằng (2009), Nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh trung học phổ
thông ở Hòa Bình, Luận văn thạc sỹ Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn Hà Nội.
22. Hiệp định Cảnh sát Quốc Gia - Pêru Radda Barnen, Chăm sóc và đối xử với trẻ em
thanh thiếu niên, tài liệu do trường giáo dưỡng số 2 cung cấp.
23. Học viện Cảnh sát nhân dân - Bộ môn Tâm lý (2010), Những vấn đề tâm lý cơ bản
trong hoạt động quản lý, giáo dục phạm nhân, trại viên và học sinh trường giáo
dưỡng.
24. Triệu Thị Hương (2006), Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên Học viện Cảnh sát
nhân dân, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
25. Đỗ Văn Giảng (2009), Về sự không tương thích giữa giáo dục gia đình với lớp trẻ
hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế: Nhu cầu định hướng và đào tạo tâm lý
học đường tại Việt Nam.
26. Kathryn Geldard và David Geldard (2000) (Nguyễn Xuân Nghĩa, Lê Lộc dịch),
Công tác tham vấn trẻ em - Giới thiệu và thực hành, Tập 1, 2, trường Đại học Mở
bán công Thành phố Hồ Chí Minh.
27. Kathryn Geldard và David Geldard (2002) (Nguyễn Xuân Nghĩa, Lê Lộc dịch),
Tham vấn thanh thiếu niên, Trường Đại học Mở bán công Thành phố Hồ Chí Minh
(Lưu hành nội bộ).
28. Lê Khanh (2006), Bài giảng Tâm lý học nhân cách, Trường ĐH KHXH&NV
29. Leonchiep A. N (1989), (Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Phạm Huy Châu dịch),
Hoạt động, ý thức, nhân cách, NXB Giáo dục.
30. Nguyễn Hồi Loan (2009), Rối nhiễu tâm lý của trẻ em vị thành niên ở các trường
phổ thông trên địa bàn Hà Nội (thực trạng - nguyên nhân - giải pháp), Kỷ yếu hội
thảo khoa học Quốc tế: Nhu cầu định hướng và đào tạo tâm lý học đường tại Việt
Nam.
31. Nguyễn Văn Lũy và Lê Quang Sơn (đồng chủ biên - 2009), Từ điển Tâm lý học,

Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội.
32. Bùi Thị Xuân Mai (2007), Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ xã hội, Luận
án tiến sĩ, Viện Tâm lý học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
33. Bùi Thị Xuân Mai (2006), Thực trạng nhu cầu tham vấn chon học sinh, sinh viên
hiện nay - Những khuyến nghị, giải pháp”, Kỷ yếu hội thảo: Xây dựng và phát triển
mạng lưới tham vấn trong trường học, Bộ GD và ĐT Hà Nội.
34. Đỗ Hạnh Nga (2009), Những vấn đề nảy sinh trong đời sống tâm lý - xã hội của
học sinh tuổi vị thành niên và nhu cầu tư vấn tâm lý hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa
học Quốc tế: Nhu cầu định hướng và đào tạo tâm lý học đường tại Việt Nam.
35. Chu Thị Hương Nga (2010), Nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên ở một số
trường Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Tâm lý học,
trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.
36. Phan Trọng Ngọ - Nguyễn Đức Hướng (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý
người, NXB ĐHSP Hà Nội
37. Tổng cục Thống kê, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam (2000), Phân tích
kết quả điều tra đánh giá mục tiêu thập kỷ về trẻ em, NXB Thống kê.
38. Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam - Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển
(1996), Tài liệu tham khảo về công tác với trẻ em làm trái pháp luật, Hà Nội.
39. UNICEP Hà Nội (2000), Tài liệu tập huấn về công tác tham vấn.
40. Nguyễn Khắc Viện (2000), Từ điển Tâm lý học, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin,
Hà Nội.
B. Tài liệu tiếng Anh
41. Corey.G (1991), Theory and Practice of Counseling & Phsychotherapy, Books/Cole
Publishing Company.
42. Counseling for Investment in Health Promotion/CIHP, Workshop, Febaruary 2003.
43. Narayana S. Counseling Psychology, McGraw-Hill Publishing Company.
44. Neukrug E.D., The world of the Counselors, Books/ Cole Publishing Company, 1999.
45. Oxford wordpower (2000), Dictionary, Oxford.
C. Một số trang Web
46. Giaoduc.edu.vn

47. Tamlyhoc.net
48. Thamvantamly.com
49. Tuvantamly.vn



×