Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Bảo hiểm thất nghiệp tại bảo hiểm xã hội thị xã kinh môn hải dương luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tài chính bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 69 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

NGUYỄN THỊ LOAN
CQ55/03.02

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI BHXH THỊ
XÃ KINH MÔN- HẢI DƯƠNG
Chuyên ngành

:

Mã số

:

Giáo viên hường dẫn :

Tài chính bảo hiểm
03
PGS.TS Hoàng Mạnh Cừ

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ thực tế của
đơn vị thực tập.


Tác giả luận văn tốt nghiệp
( Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Loan

i


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iv
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG.................................................................. v
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 4
1.1.Khái quát về thất ngiệp ............................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm thất nghiệp ............................................................................. 4
1.2.Bảo hiểm thất nghiệp .................................................................................. 8
1.2.1.Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp .............................................................. 8
1.2.2.Bản chất của bảo hiểm thất nghiệp .......................................................... 8
1.2.3.Vai trò của Bảo hiểm thất nghiệp............................................................. 8
1.2.4.Mức đóng Bảo hiểm thất nghiệp .............................................................. 9
1.2.5.Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp .................................................. 10
1.2.6.Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp ..................................................... 11
1.3. Nội dung hoạt động bảo hiểm thất nghiệp ............................................... 12
1.3.1. Xác định đối tượng tham gia ................................................................. 12
1.3.2. Thu phí bảo hiểm .................................................................................. 13
1.3.3. Quản lý hồ sơ của người lao động ........................................................ 14
1.3.4. Tiếp nhận hồ sơ và chi trả trợ cấp ......................................................... 14
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI BẢO HIỂM

XÃ HỘI THỊ XÃ KINH MÔN- HẢI DƯƠNG .............................................. 17
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội thị xã Kinh Môn- Hải Dương ......... 17
2.1.2. Sự ra đời và phát triển của BHXH thị xã Kinh Môn- Hải Dương ........ 22
2.2. Thực trạng hoạt động bảo hiểm thất nghiệp tại BHXH thị xã Kinh MônHải Dương ....................................................................................................... 29
2.2.1. Xác định đối tượng tham gia ................................................................. 29
2.2.2. Thu phí bảo hiểm .................................................................................. 31
ii


2.2.3. Quản lý hồ sơ của người lao động ........................................................ 32
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo hiểm thất nghiệp tại BHXH thị xã
Kinh Môn- Hải Dương .................................................................................... 36
2.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 36
2.3.2. Đánh giá chung về thực trạng phát triển BHTN trên địa bàn thị xã Kinh
Môn ................................................................................................................. 45
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM THẤT
NGHIỆP TẠI BHXH THỊ XÃ KINH MÔN- HẢI DƯƠNG ......................... 46
3.1. Mục tiêu và định hướng của BHXH thị xã Kinh Môn- Hải Dương ........ 46
3.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm thất nghiệp tại BHXH thị xã
Kinh Môn- Hải Dương .................................................................................... 47
3.3.1. Đối với Quốc hội ................................................................................... 51
3.3.2. Đối với Chính phủ ................................................................................. 52
3.3.3. Đối với BHXH tỉnh Hải Dương ............................................................ 52
3.3.4. Đối với BHXH Việt Nam ..................................................................... 53
3.4. Một số kiến nghị khác ............................................................................ 53
3.4.1. Kiến nghị về hoàn thiện pháp luật ........................................................ 53
3.4.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt
Nam ................................................................................................................. 55
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 60


iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHTN

:

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

:

Bảo hiểm Xã Hội

BHTNLĐ-BNN

:

Bảo hiểm thất nghiệp lao động-bệnh nghề nghiệp

BLLĐ

:

Bộ luật Lao động


BHYT

:

Bảo hiểm y tế

DSPHSK

:

Dưỡng sức phục hồi sức khỏe

NLĐ

:

Người lao động

LĐTBXH

:

Lao động Thương binh Xã hội

UBND

:

Uỷ Ban Nhân dân


TCTN

:

Trợ cấp thất nghiệp

iv


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG
Sơ đồ 1: Sơ đồ Bộ máy tổ chức của BHXH thị xã Kinh Môn ........................ 26
Bảng 1. Số tiền thu của BHXH thị xã Kinh Môn giai đoạn 2018-2020 ......... 29
Bảng 2: Số người tham gia BHTN với Số người tham gia các loại BHXH khác
trên địa bàn thị xã Kinh Môn giai đoạn 2018-2020 ........................................ 30
Bảng 3: Số phí BHTN đã thu so với kế hoạch đề ra của BHXH thị xã Kinh Môn
giai đoạn 2018-2020 ........................................................................................ 32
Bảng 4: Số tiền chi trả TCTN và chi hỗ trợ đào tạo nghề trên địa bàn Thị xã
Kinh Mơn giai đoạn 2018-2020
Bảng 5: Phí thu BHTN với tổng phí thu được của các loại BHXH của BHXH
thị xã Kinh Môn: ............................................................................................. 36
Bảng 6: Kết quả công tác tiếp nhận, giải quyết hồ sơ BHTN Thị xã ................... 40
Kinh Môn ......................................................................................................... 40
Bảng 7: Số liệu các hoạt động tuyên truyền BHTN Thị xã Kinh Môn 2018-2020
......................................................................................................................... 42

v


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế nước Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước
chuyển biến hết sức mạnh mẽ. Kinh tế Việt Nam dần tiến tới hội nhập sâu, rộng
với nền kinh tế thế giới, đời sống của đại bộ phận người dân đã có nhiều thay
đổi. Để đảm bảo hội nhập sâu sắc và chủ động đối phó với những rủi ro trong
cuộc sống cho người dân và xây dựng đất nước phát triển vững mạnh thì điều
quan trọng nhất là phải đảm bảo sự ổn định và công bằng xã hội.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà Nước
góp phần đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật
tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững, công bằng và
xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ Quốc. Là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội
Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đã ra đời và
phát triển để thực hiện những nhiệm vụ của ngành Bảo hiểm xã hội là triển
khai, tổ chức thực hiện các chế độ chính sách về bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp đối với người lao động
và nhân dân.
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được xem
là phao cứu sinh giải quyết không ít khó khăn cho người lao động.
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao
động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm
việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Nhằm mục đích nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về Bảo hiểm xã hội nói
chung và bảo hiểm thất nghiệp nói riêng, cũng như để củng cố lại kiến thức đã
được học tại trường, trong thời gian thực tập tại Bảo hiểm xã hội Thị xã Kinh
Môn, được sự giúp đỡ và định hướng của thầy cô và các anh chị trong trung
tâm e đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Bảo hiểm thất nghiệp tại Bảo hiểm xã
1


hội Thị xã Kinh Môn- Tỉnh Hải Dương” để làm đề tài nghiên cứu và làm
luận văn thực tập tốt nghiệp của mình.

2.Đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Khai thác bảo hiểm thất nghiệp tại Bảo hiểm xã hội
Thị xã Kinh Môn
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích các tài liệu và các số liệu liên
quan đến công tác khai thác Bảo hiểm thất nghiệp, đề tài nghiên cứu đánh giá
làm nổi bật tình hình triển khai Bảo hiểm thất nghiệp tại Bảo hiểm xã hội Thị
Xã Kinh Mơn, từ đó rút ra những mặt cịn hạn chế trong quá trình thực hiện và
cách khắc phục
3.Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu tổng quan về Bảo hiểm thất nghiệp tại BHXH thị xã Kinh Mơn
giai đoạn năm 2018-2020, trên cơ sở đó đi sâu và làm rõ những tồn tại, vướng
mắc, nguyên nhân và cách khắc phục điều đó.
4.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: là phương pháp thống kê những thông tin, số
liệu đã thu thập được phục vụ cho việc lập bảng phân tích
- Phương pháp nghiên cứu: là phương pháp dựa trên những số liệu cụ thể
có sẵn để phân tích những ưu, nhược điểm trong công tác liên quan đến khai
thác Bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm nhằm hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên
cứu: từ đó tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục
- Phương pháp so sánh: là phương pháp dựa trên những số liệu có sẵn để
tiến hành so sánh, đối chiếu về số tương đối và số tuyệt đối để tìm ra sự tăng
giảm của giá trị nào đó, giúp cho quá trình phân tích tình hình khai thác bảo
hiểm thất nghiệp hàng năm được rõ ràng hơn.

2


5.Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và các phụ lục, luận văn được kết cấu
thành 3 chương:

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM THẤT
NGHIỆP
CHƯƠNG 2:HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI BẢO
HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ KINH MÔN- HẢI DƯƠNG
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM THẤT
NGHIỆP TẠI BHXH THỊ XÃ KINH MÔN- HẢI DƯƠNG

3


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM THẤT
NGHIỆP
1.1.Khái quát về thất ngiệp
1.1.1. Khái niệm thất nghiệp
Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có khả năng làm việc,
mong muốn làm việc nhưng lại khơng tìm được việc làm.
Người trong độ tuổi lao động (dân số trưởng thành): là những người ở độ
tuổi được Hiến pháp quy định có nghĩa vụ và quyền lợi lao động.
Lực lượng lao động: là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động (dân số
trưởng thành) thực tế có tham gia lao động và những người chưa có việc làm
nhưng đang tìm việc làm.
Người có việc làm là những người trong độ tuổi lao động đang làm việc
tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, văn hóa, xã hội… hoặc các công việc mang
tính chất tự tạo khác đem lại thu nhập cho bản thân.
1.1.2. Phân loại thất nghiệp
1.1.2.1.Theo hình thức thất nghiệp
Thất nghiệp chia theo giới tính (nam,nữ)
Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn)
Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc
Thất nghiệp chia theo lứa tuổi…

1.1.2.2. Theo lý do thất nghiệp
- Mất việc: là trường hợp người lao động khơng có việc làm do các đơn vị
sản x́t kinh doanh cho thơi việc vì một lý do nào đó
- Bỏ việc: là những người tự ý xin thơi việc vì những lý do chủ quan của
người lao động, ví dụ: tiền cơng khơng đảm bảo, không hợp nghề nghiệp, không
hợp không gian làm việc…
- Nhập mới: là những người đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng
chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm.

4


- Tái nhập: là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay
lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm
1.1.2.3 Phân loại theo tính chất thất nghiệp
-Thất nghiệp tự nguyện
-Thất nghiệp không tự nguyện
1.1.2.4.Phân loại theo nguyên nhân thất nghiệp
Thất nghiệp tự nhiên: là mức thất nghiệp bình thường mà nền kinh tế trải
qua, là dạng thất nghiệp không mất đi trong dài hạn, tồn tại ngay khi thị trường
lao động cân bằng.
Thất nghiệp tự nhiên bao gồm:
-Thất nghiệp tạm thời: X́t hiện khi khơng có sự ăn khớp về nhu cầu trong
thị trường lao động; Chính sách cơng và thất nghiệp tạm thời
-Thất nghiệp cơ cấu: Xuất hiện do sự dịch chuyển cơ cấu giữa các ngành
trong nền kinh tế hoặc sự thay đổi phương thức sản xuất trong một ngành
-Thất nghiệp mùa vụ: Xuất hiện do tính chất mùa vụ của một số cơng việc
như làm nông nghiệp, dạy học, công việc part time dịp hè…
1.1.2.5. Thất nghiệp chu kỳ
Thất nghiệp chu kỳ là mức thất nghiệp tương ứng với từng giai đoạn trong

chu kỳ kinh tế, do trạng thái tiền lương cứng nhắc tạo ra,là dạng thất nghiệp sẽ
mất đi trong dài hạn.
-Thất nghiệp chu kỳ là mức thất nghiệp thực tế xuất hiện cùng với các chu
kỳ kinh tế
-Thất nghiệp chu kỳ cao (cao hơn mức thất nghiệp tự nhiên) khi nền kinh tế
rơi vào suy thoái
-Thất nghiệp chu kỳ thấp (thấp hơn mức thất nghiệp tự nhiên) khi nền kinh
tế đang ở trong trạng thái mở rộng (phát triển nóng)
Chú ý: vì thất nghiệp thường mang nghĩa tiêu cực nên khi người ta nói đến
thất nghiệp chu kỳ thường hàm ý nói về thất nghiệp chu kỳ cao
5


1.1.3. Nguyên nhân và hậu quả của thất nghiệp
1.1.3.1. Nguyên nhân của thất nghiệp
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp:
Lực lượng lao động đang ra tăng với tỷ lệ nhanh chóng với hơn một triệu
việc làm mới mỗi năm. Tỷ lệ thất nghiệp giữa thanh niên đã trở thành một vấn
đề nghiêm trọng ở Việt Nam, nơi mà dân số dưới độ tuổi 24, chiếm phần lớn
trong số người thất nghiệp. Tỷ lệ của những người tìm việc làm lần đầu, đa số
họ là những người lao động trẻ và phụ nữ, trong tổng số người thất nghiệp đã
tăng lên trong thập kỷ qua. Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường có định
hướng xã hội chủ nghĩa đã làm suy giảm số người lao động hiện đang làm việc
tại các xí nghiệp, hợp tác xã quốc doanh.
Việc tự do hoá nền kinh tế và cải cách cơ cấu đã khuyến khích cho các
doanh nghiệp nhỏ thuộc khu vực phi chính quy và khuyến khích việc ký hợp
đồng lao động. Những yếu này được xem là sẽ tạo ra một thị trường năng động,
tích cực hơn, giảm các chi phí về lao động, năng suất cao hơn nhưng cũng là
cách thức để lẩn tránh các điều luật và quy định về lao động . Điều này dẫn tới
mất sự bảo đảm về nghề nghiệp, những lợi ích về kinh tế, xã hội và sự suy giảm

có thể về việc làm và điều kiện lao động cho công nhân.
Nhân lực ở nông thôn thiếu việc làm, thu nhập thấp do đó tràn ra đơ thị
kiếm việc làm và một cuộc sống dễ chịu hơn so với nông thôn. Đây là nguyên
nhân thường gặp ở nhiều nước chậm phát triển. Trong khi đó ở đơ thị, người ta
lại chú trọng nhiều đến loại doanh nghiệp công nghiệp hệ số vốn đầu tư cao
nhưng thường chỉ số có chỉ số sử dụng nhân lực thấp, coi nhẹ tiểu công nghiệp,
thủ công nghiệp, các hoạt động dịch vụ và tổ chức sản x́t của các hộ gia đình.
ở đơ thị tồn tại một khu vực, được gọi là “khu vực không kết cấu “. Đây cũng
là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp hiện nay

6


1.1.3.2. Hậu quả của thất nghiệp
Tác động của thất nghiệp tới sự phát triển kinh tế - xã hội
Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát
Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động
vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hộinhân tố cơ bản để phát triển kinh tế- xã hội. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa
nền kinh tế đang suy thoái- suy thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp
hơn tiềm năng; suy thoái do thiếu vốn đầu tư (vì vốn ngân sách bị thu hẹp do
thất thu thuế, do phải hỗ trợ người lao động mất việc làm…) Thất nghiệp tăng
lên cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến (bờ vực) của lạm phát.
Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động
Người lao động bị thất nghiệp, tức mất việc làm, sẽ mất nguồn thu nhập.
Do đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn. Điều đó
ảnh hưởng đến khả năng tự đào tạo lại để chuyển dổi nghề nghiệp, trở lại thị
trườgn lao động; con cái họ sẽ khó khăn khi đến trường; sức khoẻ họ sẽ giảm
sút do thiếu kinh tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y tế…Có thể nói, thất nghiệp
“đẩy” người lao động đến bần cùng, đến chan nản với cuộc sống, với xã hội;
dẫn họ đến những sai phạm đáng tiếc…

Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội
Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng lãn cơng,
bãi cơng, biểu tình địi quyền làm việc, quyền sống… tăng lên: hiện tượng tiêu
cực xã hội cũng phát sinh nhiều lêm như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại
dâm…; Sự ủng hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy
giảm… Từ đó, có thể có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đên biến động
về chính trị.

7


1.2.Bảo hiểm thất nghiệp
1.2.1.Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một loại bảo hiểm xã hội hỗ trợ người
lao động trong trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với đơn
vị sử dụng lao động. Từ đó, hỗ trợ người lao động học nghề, tìm kiếm việc làm
dựa trên cơ sở Qũy bảo hiểm thất nghiệp.
BHTN được coi là chính sách an sinh xã hội hữu ích với người lao động,
được coi là một chiếc phao cứu sinh giải qút khơng ít khó khăn cho người
lao động.
1.2.2.Bản chất của bảo hiểm thất nghiệp
“Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của
người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì
việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.”
Bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là biện pháp hay giải pháp để nhằm mục
đích giúp người lao động khắc phục tình trạng thất nghiệp, trợ giúp kịp thời cho
những người thất nghiệp khơng có cơng ăn việc làm trong thời gian nghỉ việc
mà chưa tìm được việc làm và tạo cơ hội cho họ học nghề, tìm kiếm cơng việc
mới.
Theo quy định pháp lý, thì chế độ bảo hiểm thất nghiệp chính là là tất cả

các quy phạm pháp luật quy định việc đóng góp và sử dụng quỹ bảo hiểm thất
nghiệp, chi trả một khoản trợ cấp thất nghiệp để bù đắp thu nhập cho người lao
động nghỉ việc, bị mất việc làm và thực hiện các biện pháp, giải pháp hỗ trợ
tìm kiếm việc làm người thất nghiệp trở lại làm việc.
1.2.3.Vai trò của Bảo hiểm thất nghiệp
Đối với người lao động, thì bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thât nghiệp chính
là khoản tiền trợ cấp cần thiết để giúp đỡ những người thất nghiệp có cuộc sống
ổn định khi bị mất việc làm. Ngồi 1 khoản tiền được hưởng thì cơ quan chi trả
bảo hiểm thất nghiệp cũng tạo cơ hội về công việc để họ có thể tiếp tục tìm
8


kiếm các cơng việc khác để có thu nhập. Chính cơ quan chi trả bảo hiểm thất
nghiệp đã tạo ra chỗ dựa về vật chất và tinh thần cho những người lao động khi
lâm vào tình trạng mất việc làm ổn định được cuộc sống.
Đối với người sử dụng lao động thì gánh nặng kinh tế, tài chính của họ
cũng sẽ được chia sẻ khi những người lao động tại doanh nghiệp đã bị mất việc
làm, thất nghiệp họ không cần phải mất một khoản chi để giải quyết chế độ
cho những người lao động nghỉ việc. Đặc biệt, trong những thời kỳ khó khăn,
buộc phải thu hẹp sản xuất, nhiều người lao động thất nghiệp.
Đối với nhà nước, ngân sách nhà nước thì sẽ giảm bớt chi phí khi nạn
thất nghiệp gia tăng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, tạo sự chủ động về
tài chính cho nhà nước.
1.2.4.Mức đóng Bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định:
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trong các doanh
nghiệp bằng 1% tiền lương tháng. Trong đó:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ
đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trường hợp mức tiền lương tháng của người
lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng

bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.
Như vậy, có thể xác định mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu và tối
đa của người lao động trong năm 2021 như sau:
Mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc:
- Khơng thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người làm cơng việc
giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
- Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao
động làm công việc phải qua học nghề, đào tạo nghề.
- Cao hơn ít nhất 5% đối với người làm công việc trong điều kiện lao
động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 7% đối với người làm công việc trong
9


điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm so với mức lương
của cơng việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình
thường.
Theo quy định có nêu rõ:
Trường hợp mức lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối
thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng
lương tối thiểu vùng.
1.2.5.Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định thì người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp để được
hưởng trợ cấp thất nghiệp thì cần có đủ các tiêu ch̉n như sau:
– Người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm
việc, tuy nhiên phải trừ các trường hợp như đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật hoặc đủ điều kiện để hưởng lương
hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
– Người lao động có q trình đóng bảo hiểm thất nghiệp tại doanh nghiệp
trường hợp thứ nhất là lớn hơn hoặc đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng
trước khi thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trường hợp thứ hai là người lao động tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp tại
doanh nghiệp lớn hơn hoặc đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước
khi chấm dứt hợp đồng lao động
– Trong thời gian chính xác là 03 tháng, từ thời điểm chấm dứt hợp đồng
lao động hoặc hợp đồng làm việc có qút định nghỉ việc, thì người lao động
phải nộp hồ sơ để giải quyết và hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ
việc làm.
– Người lao động chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ
sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tuy nhiên trừ các trường hợp như: phải tham
gia nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng
trở lên, Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng,
10


cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, Bị tạm giam, chấp hành
hình phạt tù, Ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp
đồng, Chết.
1.2.6.Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Để hưởng BHTN, người lao động thực hiện 04 bước sau:
Bước 1: Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động,
phải nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hưởng BHTN tới trung tâm dịch vụ việc làm.
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu)
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ là Hợp
đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc; Quyết định thôi việc;
Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa
thuận chấm dứt hợp đồng lao động
- Sổ bảo hiểm xã hội.
Bước 2: Đến trung tâm dịch vụ việc làm nhận quyết định hưởng trợ cấp
thất nghiệp theo ngày ghi trong phiếu hẹn.

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng
trợ cấp thất nghiệp, tới cơ quan bảo hiểm xã hội nhận trợ cấp thất nghiệp tháng
đầu tiên.
Bước 4: Hàng tháng đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thơng báo
tìm kiếm việc làm theo đúng quy định.
- Trong trường hợp người lao động chưa có việc làm thì người lao động tiếp
tục được nhận trợ cấp thất nghiệp trong vòng 07 ngày làm việc.
- Trường hợp người lao động đã có việc làm thì được nhận trợ cấp thất
nghiệp tại tháng thông báo và được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
để làm căn cứ tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm nhận bảo hiểm thất nghiệp khi mất việc
mà người lao động nên thực hiện.
11


1.3. Nội dung hoạt động bảo hiểm thất nghiệp
1.3.1. Xác định đối tượng tham gia
Nhà nước quy định rõ 02 nhóm đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm
thất nghiệp, cụ thể:
- Người lao động:
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo
hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
+ Không xác định thời hạn;
+ Xác định thời hạn;
+ Theo mùa vụ hoặc theo một cơng việc nhất định có thời hạn từ đủ 03
tháng đến dưới 12 tháng.
* Ngoại lệ: Người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình
thì khơng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
* Lưu ý: Trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều
hợp đồng lao động cùng một thời điểm thì người lao động và người sử dụng

lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo
hiểm thất nghiệp.
- Người sử dụng lao động:
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân
dân;
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam;
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ
chức khác
12


+ Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc
hợp đồng lao động đã nêu.
Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao
động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng
lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.
Với mục đích chia sẻ rủi ro bằng việc trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ, tư vấn
giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình
độ kỹ năng nghề, bảo hiểm thất nghiệp đang bảo vệ việc làm cho chính những
người buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
1.3.2. Thu phí bảo hiểm
Thu BHTN từ doanh nghiệp là hoạt động tài chính của Nhà nước; nhằm
thực hiện thu nguồn đóng BHTN từ các doanh nghiệp và NLĐ tại các doanh
nghiệp đó để hình thành quỹ tài chính BHTN thống nhất do Nhà nước quản lý.
Quản lý thu BHTN từ doanh nghiệp của BHXH tỉnh là quá trình BHXH
tỉnh lập kế hoạch thu BHTN từ các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện kế hoạch
thu và kiểm soát việc thực hiện thu BHTN từ các doanh nghiệp, nhằm đạt được

mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, khơng để tình trạng nợ đọng và khơng
để thất thoát tiền đóng BHTN từ các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
về BHTN.
Quản lý thu BHTN từ các doanh nghiệp tại BHXH tỉnh nhằm đạt được
các mục tiêu sau: Thu đúng đối tượng, đúng mức đóng, đúng thời gian đảm bảo
tất các các doanh nghiệp và NLĐ trong các doanh nghiệp mà cơ quan BHXH
tỉnh trực tiếp quản lý thu đều đóng BHTN; giảm tình trạng nợ đọng BHTN tại
các doanh nghiệp; và tăng tỉ lệ đối tượng tham gia BHTN.
Các mục tiêu này được cụ thể hóa thơng qua các chỉ số sau: (1) Tỷ lệ
doanh nghiệp và NLĐ trong doanh nghiệp đã tham gia BHTN; (2) Tỷ lệ mức
đóng bảo hiểm thất nghiệp từ các doanh nghiệp trên tổng mức thu nhập của
người lao động từ các doanh nghiệp; (3) Số tiền thu bảo hiểm thất nghiệp từ
13


các doanh nghiệp; (4) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu bảo hiểm thất nghiệp tại
các doanh nghiệp và (5) Số tiền nợ đọng bảo hiểm thất nghiệp tại các doanh
nghiệp.
1.3.3. Quản lý hồ sơ của người lao động
Quản lý hồ và lưu trữ hồ sơ là một trong những hoạt động không thể
thiếu của BHXH. Hồ sơ được quản lý, lưu trữ và phân loại theo từng chế độ
riêng biệt; thuận lợi cho công tác kiểm tra, thống kê. Quản lý hồ sơ được phân
theo phòng thực hiện. Phòng thu, phòng cấp sổ thẻ sẽ quản lý dữ liệu thu, sổ
thẻ sẽ được Phòng chế độ BHXH quản lý dữ liệu về phần chính sách, chế độ.
Việc thực hiện lưu trữ hồ sơ giấy tờ của người tham gia được thực hiện
theo hai phương pháp: Lưu trữ thủ công và lưu trữ bằng phần mềm.
Để thuận tiện cho việc quản lý hồ sơ của NLĐ cũng như quản lý thu tiền
thu BHTN theo đúng quy định của pháp luật, BHXH đã tiến hành xây dựng mã
đơn vị áp dụng trên toàn bộ địa bàn các tỉnh thành và được sử dụng thống nhất
trên tất cả các loại hồ sơ, tài liệu. Hồ sơ của NLĐ được lưu trữ theo thời gian

tham gia , theo mã đơn vị và theo số thứ tự. Mỗi tập hồ sơ được lưu trữ trong
tủ hồ sơ cá nhân của cán bộ chịu trách nhiệm quản lý. Cùng với đó, việc quản
lý hồ sơ nói chung và việc quản lý thu BHTN trên địa bàn các tỉnh thành phố
trên cả nước được quản lí thông qua phần mềm SMS. Việc quản lý hồ sơ và
tiền thu BHTN thông qua phần mềm quản lý này phát huy được nhiều ưu điểm,
thuận lợi cho việc lưu trữ vĩnh viễn và tìm kiếm khi cần thiết, thuận tiện cho
việc đối chiếu và lập báo cáo gửi lên BHXH các tỉnh.
1.3.4. Tiếp nhận hồ sơ và chi trả trợ cấp
– Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt việc làm thì nộp hồ sơ
cho trung tâm dịch vụ việc làm tại nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất
nghiệp (nơi cư trú).
– Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ
sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
14


+ Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
+ Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm
quyền;
+ Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
– Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường
hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi
trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện.
Các trung tâm Bảo hiểm xã hội sẽ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành xem xét,
giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động
– Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nộp đủ
hồ sơ cho Trung tâm giới thiệu việc làm.
– Chi trả trợ cấp thất nghiệp: Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

– Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động
phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp
thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám
bệnh, chữa bệnh;
+ Trường hợp bất khả kháng.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa
Theo quy định, người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ
được hưởng trợ cấp với mức như sau:
Mức trợ cấp = 60%
hàng tháng

x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất
nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Trong đó, thời gian hưởng trợ cấp phụ thuộc vào số tháng đã đóng bảo
hiểm thất nghiệp: Cứ đóng đủ 12 - 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp,
15


sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng nhưng tối đa
không quá 12 tháng.
Đặc biệt, Nhà nước cũng quy định: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối
đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng
thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức
lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao
động.
Như vậy, mức trợ cấp thất nghiệp tối đa năm 2021 như sau:
Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

Mức hưởng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở, tức là 5 x 1,49 triệu
đồng/tháng = 7,45 triệu đồng/tháng.
Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động
quyết định
Mức hưởng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng.
Tương tự như mức hưởng tối đa, mức lương tối đa đóng bảo hiểm thất
nghiệp 2021 cũng có sự khác nhau giữa người lao động thực hiện chế độ tiền
lương do Nhà nước quy định và do người sử dụng lao động quyết định.
Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định
Trường hợp tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng
lương cơ sở thì mức lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 tháng
lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Do đó, trong năm 2020, những lao động này sẽ đóng tối đa 29,8 triệu
đồng/tháng (20 x 1,49 triệu đồng/tháng).
Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động
quyết định
Trường hợp tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng
lương tối thiểu vùng thì mức lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 20
tháng lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
16


Song song với chi bằng tiền mặt, đến nay các trung tâm BHXH đã thực
hiện chi trả trợ cấp BHTN qua tài khoản thẻ ATM với hàng trăm nghìn người
hưởng hàng tháng.
Với phương thức này, hằng tháng, người hưởng ltrợ cấp BHTN không cần
phải đến địa điểm tập trung để nhận tiền và ký danh sách chi trả.
Với cơ quan chi trả, việc tổ chức thực hiện phương thức này bảo đảm mục
tiêu an tồn tiền mặt trong q trình vận chuyển và lưu trữ, tránh được sai sót,
giảm bớt áp lực, thời gian trong tổ chức chi trả và các bước trung gian qua chủ

sử dụng lao động.
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI BẢO
HIỂM XÃ HỘI THỊ XÃ KINH MÔN- HẢI DƯƠNG
2.1.Giới thiệu về BHXH Thị xã Kinh Môn- Hải Dương
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội thị xã Kinh Môn- Hải Dương
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Kinh Môn là một thị xã thuộc tỉnh Hải Dương, Việt Nam.
Thị xã Kinh Môn thuộc vùng bán sơn địa, một dãy núi đất trong cánh
cung Đông Triều làm xương sống của thị xã. Về núi non, Kinh Mơn có cảnh trí
tương đối giống Chí Linh, nhưng Kinh Mơn cịn có những núi đá xanh rải rác,
các dịng sông bao bọc và những cánh đồng rộng lớn.
Thị xã Kinh Môn nằm ở phía đông bắc tỉnh Hải Dương, cách thành phố
Hải Dương 33 km và cách thủ đô Hà Nội 91 km về phía đơng bắc, có vị trí địa
lý:Phía đông giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phịng;Phía tây giáp
hụn Nam Sách và thành phố Chí Linh;Phía nam giáp huyện Kim Thành và
huyện An Dương, thành phố Hải Phịng;Phía bắc giáp thị xã Đơng Triều,
tỉnh Quảng Ninh.

17


Kinh Môn là thị xã nằm vùng bán sơn địa, được bao bọc xung quanh và
chia cắt bởi nhiều con sơng lớn thuộc hệ thống sơng Thái Bình như: sơng Kinh
Thầy, sông Đá Vách, sông Kinh Môn bao quanh và các con sơng nhỏ như: sơng
Đị Than, sơng Nguyễn Ln... Do đó việc giao thơng đi lại với các địa phương
trong và ngoài thị xã được kết nối bằng rất nhiều cây cầu lớn như: cầu An Thái
(phường Long Xuyên), cầu Đá Vách, Hoàng Thạch (phường Minh Tân), hai
cầu đang xây dựng là cầu Triều (phường Thất Hùng) và cầu Tuần Mây (xã
Thăng Long)... và nhiều bến phà, đò ngang như: đò Vải (xã Lê Ninh), đò Trạm
(xã Bạch Đằng), đị Nống (phường Hiến Thành)...

Địa hình có dãy núi Kinh Môn chạy dọc thị xã kéo dài từ các xã Quang
Thành, Lê Ninh đến phường An Lưu, và khu vực đồi núi thuộc 5 phường phía
Bắc sông Kinh Thầy. Điển hình với một số điểm cao của địa hình: núi Sấu cao
111 mét (giữa hai xã Quang Thành và Lê Ninh), núi Vu cao 191 mét (giữa hai
xã Lạc Long và Lê Ninh), núi Ngang cao 143 mét (phường Tân Dân), núi Thần
cao 155 (phường Phú Thứ) và đỉnh núi cao nhất thị xã là núi An Phụ cao 244
mét (phường An Sinh).
Khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa trung bình 1400 – 1600 mm
thuộc loại trung bình dưới so cùng các khu vực khác ở trung du và đồng bằng
Bắc Bộ. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 với tổng lượng mưa đạt gần 80%
lượng mưa cả năm. Nhiệt độ trung bình năm đạt 23,2 độ C.
Ngày 11-9-2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ra Nghị quyết số
768/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập thị xã Kinh Môn và các phường, xã
thuộc thị xã Kinh Môn. Theo đó, thành lập thị xã Kinh Mơn trên cơ sở tồn bộ
165,33 km2 diện tích tự nhiên với quy mơ dân số 203.638 người của huyện
Kinh Môn; thành lập 14 phường (An Lưu, An Phụ, An Sinh, Duy Tân, Hiến
Thành, Hiệp An, Hiệp Sơn, Long Xuyên, Minh Tân, Phạm Thái, Phú Thứ, Tân
Dân, Thái Thịnh, Thất Hùng) và xã Quang Thành thuộc thị xã Kinh Môn.
18


Sau khi thành lập, thị xã Kinh Mơn có 23 đơn vị hành chính cấp xã, gồm
14 phường (An Lưu, An Phụ, An Sinh, Duy Tân, Hiến Thành, Hiệp An, Hiệp
Sơn, Long Xuyên, Minh Tân, Phạm Thái, Phú Thứ, Tân Dân, Thái Thịnh, Thất
Hùng) và 9 xã (Bạch Đằng, Hiệp Hòa, Hoành Sơn, Lạc Long, Lê Ninh, Minh
Hòa, Quang Thành, Thăng Long, Thượng Quận).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết định thành lập Tòa án Nhân dân,
Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Kinh Môn trên cơ sở kế thừa Tịa án Nhân dân
hụn Kinh Mơn và Viện Kiểm sát nhân dân hụn Kinh Mơn. Nghị qút có
hiệu lực thi hành từ ngày 1-11-2019.

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội thị xã Kinh Môn- Hải Dương
Trước kia, Kinh Môn được xếp vào huyện miền núi, nhiều xã là xã miền
núi trong danh sách hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước, ví dụ khu vực "xã
đảo" (các xã nằm kẹp sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc). Nhưng cũng chính nơi
đây, một phần huyện Kinh Môn, nơi trước đây là khu vực chắn giữa sông Kinh
Thầy, Đá Bạc vốn là nơi đìu hiu, nghèo nàn nhất của huyện, chậm phát triển
nhất tỉnh, thì nay lại là nơi có khu vực cơng nghiệp xi măng lớn nhất nước, đơ
thị hóa rất nhanh, thu nhập bình quân đầu người đạt 49,5 triệu đồng/người/năm
(2018). Khu vực này đúng là một con gà gáy cả ba tỉnh cùng nghe, là nơi ngã
ba tiếp giáp biên giới của Kinh Môn (Hải Dương),Đông Triều (Quảng Ninh)
và Thủy Ngun (Hải Phịng). Dãy núi có đỉnh cao nhất là An Phụ chia huyện
thành hai phần, phần Tây tiếp giáp sông Kinh Môn chạy song song với quốc lộ
số 5 ruộng đồng bằng phẳng, từ Thăng Long, Quang Trung giáp Bến Tuần Mây
kéo đến Bến Nống (An Lưu) là một cánh đồng vựa lúa, sánh với bất cứ cánh
đồng nào của Gia Lộc, Tứ Kỳ vốn nổi danh lúa gạo. Phần bên Đông núi An
Phụ, dân vừa làm ruộng, vừa sinh sống với sông Kinh Thầy, vốn là nơi trên bến
dưới thuyền, nghề chài lưới lẫn với thương hồ hình thành tính cách quả cảm
của dân Kinh Mơn, có những con người cịn lưu dậm dấu vết trong sử sách.
19


×