CƠ SỞ II, TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC PHẦN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DẠY NGHỀ
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH VÀĐẢM BẢO
CHẤT LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG DẠY NGHỀ TỈNH
ĐỒNG NAI
SỐ BÁO DANH: 44
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ XUYẾN
MSSV: 1853101010345
LỚP: Đ18KE1
GVGD: ThS. ĐOÀN THỊ THỦY
Điểm số
Cán bộ chấm thi 1
Điểm chữ
Cán bộ chấm thi 2
TPHCM, 20 THÁNG 01, NĂM 2022
PHỤ LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH VÀ ĐẢM BẢO CHẤT
LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG DẠY NGHỀ TỈNH ĐỒNG NAI ............... 1
2.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................1
2.2. Thực trạng công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng trong hệ thống
dạy nghề tại tỉnh Đồng Nai ............................................................................5
2.3. Đánh giá công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng dạy nghề .............8
3. GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH
VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG DẠY NGHỀ
TỈNH ĐỒNG NAI .......................................................................................... 10
3.1. Giải pháp ...............................................................................................10
3.2. Khuyến nghị ..........................................................................................10
4. KẾT LUẬN ................................................................................................. 11
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 13
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí quan
trọng về chính trị, quốc phịng, an ninh và nằm trong vùng trọng điểm chiến lược phát
triển kinh tế – xã hội của cả nước. Những năm gần đây, song song với việc tập trung
phát triển kinh tế - xã hội, đảng bộ và chính quyền tỉnh Đồng Nai đã thực hiện nhiều
chương trình, đề án, kế hoạch huy động để phát triển nguồn nhân lực, đặt ra nhiệm
vụ nặng nề cho công tác giáo dục nghề nghiệp để cung cấp đủ nguồn nhân lực cho
thị trường sử dụng lao động. Trong bối cảnh đất nước vận hành nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế về giáo dục ngày càng sâu
rộng, kiểm định chất lượng được xem là một cơng cụ góp phần hoàn thiện thể chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực quản lý giáo dục và đào tạo. Do
đó chất lượng đào tạo ln là mối quan tâm hàng đầu của các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp và công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp được xác định là một
trong những công cụ quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo và nâng cao chất
lượng của hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
Trong nhiều năm qua, công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng trong hệ thống
dạy nghề ở tỉnh Đồng Nai là một trong các công cụ quan trọng của việc đảm bảo chất
lượng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường trách nhiệm giải trình của
cơ sở giáo dục với các cơ quan có thẩm quyền và với xã hội về hiệu quả, sự minh
bạch nguồn lực mà cơ sở giáo dục đó sử dụng để cung ứng dịch vụ giáo dục. Tuy
nhiên những vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm định chất lượng vẫn
chưa đáp ứng được đòi hỏi từ thực tiễn, do đó việc nghiên cứu thực trạng thấy được
những ưu điểm và hạn chế tồn tại để nhằm đưa ra giải pháp, kiến nghị nâng cao công
tác kiểm định chất lượng hệ thống dạy nghề ở tỉnh Đồng Nai. Nhận thấy được tầm
quan trọng cấp thiết của vấn đề trên em chọn đề tài “Thực trạng công tác kiểm định
và đảm bảo chất lượng trong hệ thống dạy nghề tỉnh Đồng Nai” để nghiên cứu và
hoàn thiện bài tiểu luận kết thúc học phần Quản lý nhà nước về dạy nghề.
2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH VÀ ĐẢM BẢO CHẤT
LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG DẠY NGHỀ TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. Cở sở lý thuyết
1
2.1.1. Một số khái niệm
- Chất lượng giáo dục nghề nghiệp: Trong hệ thống đào tạo cũng như hệ thống
dạy nghề, chất lượng là vấn đề trừu tượng, phức tạp và đa chiều. Đối với các cơ sở
dạy nghề, chất lượng chính là thương hiệu là lý do để tồn tại, để cạnh tranh và phát
triển trong môi trường đầy biến động như hiện nay.
Hình 2.1: Sơ đồ mối quan hệ chất lượng đáp ứng mục tiêu
Theo hình 2.1 chất lượng là mục tiêu hướng đến và cần đạt được đối với các
chủ thể là: Chính phủ, nhà tuyển dụng, xã hội và người học. Chính vì vậy, chất lượng
đóng vai trò rất quan trọng hiện nay và với giáo dục nghề nghiệp nó cịn là thương
hiệu để khẳng định và phát triển.
- Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp: Theo quy định tại Khoản 1 Điều
3 Nghị định 49/2018/NĐ-CP thì, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp là hoạt
động đánh giá và công nhận mức độ cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình
đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo
dục nghề nghiệp theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
-
Đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp:
+ Bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp được hiểu là một cơ chế quản
lý, giám sát nhằm duy trì các chuẩn mực và không ngừng cải tiến, nâng cao chất
lượng đào tạo.
2
+ Để đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp thì các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp phải thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và từ đó xác định
mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp trong từng giai đoạn nhất định của
cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp (Điều 65 – Luật
Giáo dục nghề nghiệp 2014).
2.1.2. Sự cần thiết của Kiểm định và đảm bảo chất lượng dạy nghề
- Chất lượng dạy nghề đang là mối quan tâm lớn của các nhà quản lý, các
doanh nghiệp, phụ huynh, người học cũng như toàn xã hội.
- Xu thế tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế vừa là cơ hội vừa là thách thức,
khi lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về Quốc gia nào có nhiều nhất nguồn nhân lực đào tạo
từ các cơ sở đào tạo có chất lượng cao.
- Việc quản lý chất lượng giáo dục nghề nghiệp hiện nay của các cơ sở dạy
nghề chưa có chuẩn mực để vừa ràng buộc, vừa thúc đẩy các cơ sở dạy nghề từng
bước nâng cao chất lượng đào tạo trong những điều kiện hiện có, bằng các thước đo
cụ thể, khách quan.
- Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp là chức năng quan trọng, quyết
định chất lượng đào tạo nghề nghiệp do vậy trên bình diện thực tiễn để đánh giá chất
lượng giáo dục nghề nghiệp đảm bảo tính hệ thống, bao phủ và tồn diện thì cần thiết
phải hình thành mạng lưới tổ chức kiểm định.
2.1.3. Những quy định cơ bản về Kiểm định chất lượng dạy nghề
(Theo Khoản 6, điều 65 của Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014) thì:
Mục tiêu của kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp:
-
+ Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
+ Xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp trong từng giai
đoạn nhất định của cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình giáo dục nghề
nghiệp.
-
Đối tượng Kiểm định:
+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
+ Chương trình đào tạo các trình độ giáo dục nghề nghiệp
- Nguyên tắc Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp:
3
+ Độc lập, khách quan; Đúng Pháp luật; Trung thực, cơng khai, minh bạch;
Bình đẳng, định kỳ; Bắt buộc với một số chính sách, chương trình đào tạo.
+ Bắt buộc đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo các
ngành, chuyên ngành hoặc nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế; cơ sở giáo
dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo các ngành, nghề phục vụ u cầu cơng tác
quản lý nhà nước.
- Quy trình kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo các bước
(Điều 10 của Thông tư Số: 27/2018/TT-BLĐTBXH):
+ Tự đánh giá: Đây là bước quan trọng nhất, thể hiện tính hướng đích của
cơng tác kiểm định chất lượng. Về bản chất, việc tự đánh giá của cơ sở dạy nghề làm
cho các cá nhân trong đơn vị tự nhìn lại, tự soi mình và tất yếu để tìm ra các yếu điểm
cần khắc phục.
+ Đánh giá ngoài của tổ chức kiểm định. Một Đoàn chuyên gia đánh giá
ngoài được thành lập mà thành phần là các kiểm định viên ở nhiều lĩnh vực có liên
quan đến chun mơn của cơ sở đăng ký kiểm định. Đoàn chuyên gia sẽ tiến hành
hoạt động kiểm định tại cơ sở trên cơ sở tiêu chuẩn kiểm định đã được ban hành và
trên bản tự đánh giá của cơ sở đăng ký kiểm định.
+ Cơng nhận kết quả đánh giá ngồi và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn
kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Căn cứ báo cáo kết quả tự đánh giá của
cơ sở dạy nghề, báo cáo kết quả kiểm định của Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài và ý
kiến của cơ quan quản lý kiểm định chất lượng dạy nghề, cơ quan quản lý nhà nước
về dạy nghề ra quyết định công nhận cơ sở dạy nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất
lượng tương ứng theo các cấp độ.
- Chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp (Điều 11 của Thông tư
Số: 27/2018/TT-BLĐTBXH ):
+ 05 năm đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo đạt
tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
+ Trường hợp cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình đào tạo khơng
đạt tiêu chuẩn kiểm định: Trong thời hạn 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận
kết quả cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc chương trình đào tạo khơng đạt tiêu chuẩn
kiểm định chất lượng phải thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
4
2.1.4. Những quy định cơ bản về đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Theo Thông tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 6 năm 2017 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Về nội dung: Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của các cơ sở giáo dục
dạy nghề bao gồm 2 hoạt động quan trọng:
+ Xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng
+ Thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo tiêu chí, tiêu
chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
- Về yêu cầu: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đánh giá là đạt tiêu chuẩn kiểm
định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Tổng số điểm đánh giá các tiêu chí đạt từ 80 điểm trở lên
+ Điểm đánh giá của từng tiêu chí đạt từ 60% điểm chuẩn trở lên
+ Điểm đánh giá của các tiêu chí 2, 3, 4, 5 đạt từ 80% điểm chuẩn trở lên.
2.2. Thực trạng công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng trong hệ thống
dạy nghề tại tỉnh Đồng Nai
2.2.1. Quy định của pháp luật
- Luật giáo dục Nghề nghiệp năm 2014
- Nghị định số 49/2018/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng giáo dục
nghề nghiệp
- Thơng tư số 15/2017/TT-BLĐTBXH Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định
chất lượng giáo dục nghề nghiệp
- Thông tư 27/2018/TT-BLĐTBXH đánh giá cấp thẻ kiểm định viên chất
lượng giáo dục nghề nghiệp
2.2.2. Hệ thống cơ sở giáo dục dạy nghề tỉnh Đồng Nai hiện nay
Cùng với quá trình đổi mới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề cũng
đã từng bước phát triển, mạng lưới cơ sở dạy nghề hiện đại, dễ tiếp cận, đa dạng về
loại hình, hình thức tổ chức, phân bố hợp lý về cơ cấu ngành nghề, trình độ đủ năng
lực đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao. Những năm qua, hệ thống các cơ sở
dạy nghề, các trường trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng đã có những bước phát
triển về quy mô, từng bước đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập
5
quốc tế. Đó là mục tiêu Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất tại dự thảo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục
nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bảng 2.1: Hệ thống cơ sở giáo dục dạy nghề tỉnh Đồng Nai năm 2020 và
năm 20211
Trình độ
2020
2021
Cao đẳng
12
12
Trung cấp
5
5
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp
23
24
Tổng
40
41
(Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai)
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, năm 2020 trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai có 12 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp, 23 trung tâm giáo dục
nghề nghiệp. Có 4.000 giáo viên dạy nghề, trong đó dạy cao đẳng nghề 1.000 người,
trung cấp nghề 1.500 người, dạy sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng (không bao
gồm người dạy nghề) là 1.500 người. Phấn đấu đến cuối năm 2020 có 80% giáo viên
dạy nghề có trình độ cao đẳng, đại học; 20% giáo viên có trình độ sau đại học. Năm
2021 trên địa bàn tỉnh có 12 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp và 24 trung tâm giáo
dục nghề nghiệp.
2.2.3. Thực trạng công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng
Những năm qua, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai luôn chú trọng đặc
biệt đến hoạt động giáo dục dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Trong đó, cơng tác kiểm tra,
giám sát, thanh tra tại các cơ sở đào tạo trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ học
nghề, việc quản lý và sử dụng kinh phí ln đặt lên hàng đầu, bảo đảm không để xảy
ra tiêu cực. Định kỳ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở,
ngành có liên quan, như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn… tổ chức kiểm tra các cơ sở dạy nghề trên địa bàn
tỉnh. Qua đó, đánh giá các hoạt động đào tạo nghề tại cơ sở, chấn chỉnh kịp thời những
hạn chế, tránh sai phạm trong quá trình hoạt động dạy và học nghề.
- Về tổ chức tự đánh giá:
6
+ Việc triển khai kiểm định, bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp là cơ
hội để các trường tự xem xét thấy điểm mạnh, điểm yếu, từ đó có phương hướng, kế
hoạch cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
+ Để nâng cao chất lượng kiểm định và bảo đảm chất lượng trong hệ thống
dạy nghề thì các trường phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong đánh giá, xây dựng
hệ thống bảo đảm chất lượng.
- Về tổ chức triển khai một số hoạt động thực tiễn:
+ Năm 2020 có 6 trường đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
quyết định công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp cấp độ 3 (mức
cao nhất). 6 trường nói trên gồm: Trường cao đẳng Kỹ thuật Đồng Nai, Trường cao
đẳng Nghề công nghệ cao Đồng Nai, Trường cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2,
Trường cao đẳng Cơ giới và thủy lợi, Trường cao đẳng Nghề số 8 và Trường trung
cấp Kinh tế - kỹ thuật số 2.
+ Theo Quyết định số 1836/QĐ-LĐTBXH ngày 27/11/2017 của Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội phê duyệt ngành, nghề trọng điểm đảm bảo chất lượng
dạy nghề ở tỉnh Đồng Nai; trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm giai đoạn
2016-2020 và định hướng đến năm 2025, tỉnh Đồng Nai có 11 trường được lựa chọn,
trong đó có 7 trường Cao đẳng và 4 trường Trung cấp. Có 2 Trường Cao đẳng được
Chính phủ Đức chọn đầu tư thành Trung tâm đào tạo chất lượng cao chuẩn quốc tế là
Trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2 và Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy
lợi.
-
Mục tiêu định hướng đảm bảo chất lượng dạy nghề:
+ Định hướng đến năm 2025, Đồng Nai sẽ có 7 trường cao đẳng và 4 trường
trung cấp được phê duyệt đầu tư ngành nghề trọng điểm.
+ Một trong những mơ hình mới của Đồng Nai trong lĩnh vực đào tạo nghề
là việc phát triển được 2 mơ hình trường đào tạo nghề đạt chuẩn quốc tế với sự đầu
tư hợp tác của Cộng hòa liên bang Đức. Cụ thể: Trường cao đẳng Cơng nghệ quốc tế
Lilama 2 (Huyện Long Thành) có 9 nghề đạt chuẩn quốc tế và Trường cao đẳng Cơ
giới và thủy lợi (Huyện Trảng Bom) đang trong quá trình đầu tư.
7
Kiểm định chất lượng dạy nghề nhằm đánh giá, xác định mức độ thực hiện
mục tiêu, chương trình, nội dung dạy nghề đối với cơ sở dạy nghề, một mặt, giúp các
cơ sở dạy nghề tự đánh giá và hoàn thiện các điều kiện bảo đảm chất lượng. Mặt khác,
giúp cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề đánh giá, qua đó cơng bố với xã hội về
thực trạng chất lượng của cơ sở dạy nghề để người học và xã hội biết được thực trạng
chất lượng đào tạo và giám sát. Kết quả kiểm định cũng là cơ sở giúp các cơ quan
quản lý các cấp có chính sách phù hợp để phát triển dạy nghề.
2.3. Đánh giá công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng dạy nghề
2.3.1. Ưu điểm
Đánh giá chung cho thấy những kết quả tích cực của cơng tác kiểm định và đảm
bảo chất lượng dạy nghề đạt được trong thời gian qua:
- Hệ thống văn bản, chính sách đối với hoạt động kiểm định chất lượng dạy
nghề từng bước phù hợp với thực tế, hình thành quy trình, hệ thống, tạo sự đồng nhất
trong đánh giá.
- Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tinh gọn, tuy nhiên vẫn đảm bảo
tính bao phủ tồn tỉnh Đồng Nai, đa dạng về loại hình, trình độ đào tạo và mơ hình
hoạt động.
- Thơng qua chính sách và hoạt động hợp tác quốc tế đã tiếp thu, học hỏi được
nhiều kinh nghiệm hay cho công tác tổ chức và quản lý giáo dục nghề nghiệp. Tạo
nhiều cơ hội để các cơ sở dạy nghề và học viên trong nước được tiếp cận với sân chơi
quốc tế.
- Trong công tác đào tạo nghề, nhà trường đã thực hiện đa dạng hóa các phương
thức tổ chức đào tạo, với phương thức dạy nghề, thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với
các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đáp ứng yêu cầu người học, người sử dụng
lao động.
- Sự phát triển về chất lượng của đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề đã góp
phần tích cực nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại cơ sở. Đây cũng là điều kiện cơ
bản để đơn vị dạy nghề nâng chuẩn chất lượng đào tạo và góp phần cung cấp thêm
các địa chỉ đào tạo tin cậy cho doanh nghiệp và học sinh lựa chọn học nghề.
8
Có được kết quả như trên là nhờ sự quyết tâm thực hiện của các cấp, các ngành
trong việc phối hợp triển khai thực hiện các chủ trương, chỉ đạo của cấp trên về công
tác kiểm định và đảm bảo chất lượng dạy nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2.3.2. Hạn chế
Nhờ triển khai tích cực các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước, cơng tác kiểm định và đảm bảo chất lượng dạy nghề thời gian qua đã đạt nhiều
kết quả quan trọng, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cơng tác này vẫn bộc lộ khơng ít hạn chế, bất cập như sau:
- Nhận thức về công tác kiểm định chất lượng dạy nghề chưa cao.
- Vấn đề đào tạo kiểm định viên và cán bộ tự kiểm định chất lượng dạy nghề
còn một số hạn chế: Đội ngũ kiểm định viên tuy đã được hình thành, nhưng cịn thiếu
và yếu.
- Cơng tác triển khai tự kiểm định chất lượng dạy nghề tại các trường chưa thật
sự được coi trọng.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật cũng như lợi ích của
kiểm định và đảm bảo chất lượng dạy nghề chưa được quan tâm nhiều.
2.3.3. Nguyên nhân
- Nhiều cơ sở dạy nghề vẫn chưa hiểu được tác dụng của kiểm định chất lượng
đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc xác định các mặt mạnh, mặt yếu,
kế hoạch, giải pháp khắc phục. Nhiều cơ sở dạy nghề vẫn quan niệm kiểm định chất
lượng dạy nghề là hoạt động thanh tra nên khơng quan tâm, thậm chí cịn né tránh.
Chất lượng văn hóa đã từng bước hình thành trong các cơ sở dạy nghề, nhưng chưa
sâu rộng, chưa thu hút được sự tham gia của toàn bộ giáo viên, cán bộ của cơ sở dạy
nghề.
- Hầu hết kiểm định viên được huy động từ các cơ sở dạy nghề, họ rất có kinh
nghiệm về giảng dạy và quản lý trường học, nhưng lại thiếu các kiến thức và kỹ năng
cần thiết trong quá trình kiểm định.
- Một bộ phận khơng ít nhà quản lý các cơ sở dạy nghề còn chưa nhận thức
đầy đủ và thấy được tầm quan trọng của công tác kiểm định nên sẽ rất khó khăn để
triển khai cơng tác này nên các hoạt động tự đánh giá, kiểm định trường chủ yếu do
9
một vài đơn vị chuyên trách thực hiện, chưa thực sự trở thành hoạt động thường kì
tại nhà trường.
- Chưa có chính sách khuyến khích các cơ sở dạy nghề đạt chuẩn kiểm định
chất lượng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các trường chưa thực
sự chú trọng đến công tác kiểm định.
- Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức còn hạn chế.
3. GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH
VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG DẠY NGHỀ TỈNH
ĐỒNG NAI
3.1. Giải pháp
Để khắc phục những hạn chế trên, cần triển khai một số giải pháp:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận thức của cơ quan quản
lý các cấp và các cơ sở dạy nghề về tầm quan trọng của kiểm định chất lượng, sẵn
sàng và tự nguyện tham gia kiểm định chất lượng và có những hành động cụ thể để
đưa văn hóa chất lượng vào trong cơ sở dạy nghề.
- Ban hành chính sách ưu đãi đối với cơ sở dạy nghề đạt chuẩn kiểm định chất
lượng.
- Đào tạo đội ngũ kiểm định viên chất lượng dạy nghề và cán bộ tự kiểm định
của các cơ sở dạy nghề.
- Các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch và đôn đốc các cơ sở dạy nghề
trực thuộc thực hiện tự kiểm định và đăng ký kiểm định chất lượng dạy nghề.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm định
chất lượng dạy nghề, có sự kết nối thơng tin về đảm bảo chất lượng giữa cơ sở dạy
nghề và cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, cơ sở đào tạo cần cung cấp cho cơ
quan quản lý nhà nước phụ trách các chỉ số/dữ liệu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt
động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
3.2. Khuyến nghị
10
Phát huy những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, Đồng Nai mong muốn
sớm trở thành tỉnh có thế mạnh về đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực
chất lượng cao phục vụ cho thị trường lao động và theo xu thế hội nhập quốc tế, thông
qua công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng trong hệ thống dạy nghề có một sơ
khuyến nghị cần xem xét để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác trên là:
- Định kỳ hàng năm, tổ chức hội thảo mời các chuyên gia, các nhà sử dụng lao
động đánh giá tính thực tiễn của chương trình dạy nghề, trên cơ sở đó có những đề
xuất điều chỉnh chương trình cho phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động.
- Khuyến khích các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh có những bước đi phù hợp
với xu thế phát triển của thị trường lao động, đào tạo phải đáp ứng nhu cầu của doanh
nghiệp.
- Công bố các đơn vị giáo dục đã thực hiện nhiệm vụ tự đánh giá chất lượng
giáo dục, các đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ đánh giá ngoài và được cấp giấy chứng
nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa hệ thống thơng tin nhằm
bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, từ đó có thể kết nối thông suốt
với hệ thống thông tin quản lý chất lượng quốc gia, nâng cao công tác kiểm định chất
lượng trong toàn hệ thống dạy nghề.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về công tác
kiểm định và đảm bảo chất lượng dạy nghề, huy động sự tham gia và phát huy vai trò
của các chủ thể liên quan, đặc biệt là người học và người sử dụng lao động.
4. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh đất nước vận hành nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế về giáo dục ngày càng sâu rộng, công tác kiểm
định và đảm bảo chất lượng trong hệ thống dạy nghề ở tỉnh Đồng Nai nó mang lại cả
cơ hội và thách thức làm cho sự cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ngày
càng gay gắt hơn, không những giữa các cơ sở trong nước với nước ngoài mà ngay
cả các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong nước. Lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về cơ sở
giáo dục nghề nghiệp nào có chất lượng cao. Do đó cơng tác tác kiểm định và đảm
11
bảo chất lượng trong hệ thống dạy nghề lại đóng một vai trị vơ cùng to lớn để góp
phần hình thành nên một cơ sở giáo dục uy tín và đem đến sự cạnh tranh lớn trong hệ
thống giáo dục.
Qua bài nghiên cứu này thấy rõ được thực trạng của công tác kiểm định và đảm
bảo chất lượng trong hệ thống dạy nghề ở tỉnh Đồng Nai và thấy được ưu điểm, hạn
chế, nguyên nhân. Để từ đó đưa ra những giải pháp và khuyến nghị nhằm cải thiện
và góp phần nâng cao tối đa hiệu quả trong thực hiện công tác kiểm định và đảm bảo
chất lượng trong hệ thống dạy nghề. Kiểm định chất lượng được xem là một cơng cụ
góp phần hồn thiện thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực
quản lý giáo dục đào tạo và đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý,
các doanh nghiệp, phụ huynh, cũng như người học và toàn xã hội.
12
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Công (02/04/2021), “Tinh gọn, phát huy lợi thế trường nghề”, Báo
Đồng Nai, được truy cập tại địa chỉ vào ngày 23/1/2022.
2. Huỳnh Văn Tịnh (7/2019), “Đồng Nai: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề,
đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao”, Báo mới được truy cập tại địa chỉ
vào ngày 21/1/2022.
3. Lê Xuân ( 21/01/2021), “Đồng Nai chú trọng đào tạo nghề, nâng cao chất
lượng cuộc sống người lao động”, Báo tin tức thôn tấn xã Việt Nam, truy cập tại địa
chỉ vào ngày22/01/2022.
4. Lương Thị Ngọc Thúy (23/9/2021), “Đồng Nai tăng cường công tác quản lý
về hoạt động giáo dục nghề nghiệp”, Báo quản lý nhà nước, được truy cập tại địa chỉ
vào ngày 19/01/2022.
5. Tường Vi (20/8/2020), “Đồng Nai có 6 trường đạt kiểm định chất lượng giáo
dục nghề nghiệp cấp độ 3”, Báo Đồng Nai, được truy cập tại địa chỉ vào ngày 19/01/2022.
6. Ban Tuyên giáo Trung ương (9/10/2020), “Công tác giáo dục nghề nghiệp:
Thực trạng và một số giải pháp”, Trang thông tin Giáo dục nghề nghiệp, được truy
cập tại địa chỉ vào ngày 24/01/2022.
13