Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

tiểu luậnCHÍNH SÁCH BẢO HỘ HÀNG NÔNG SẢN CỦA EU_KHẢ NĂNG XÂM NHẬP CỦA VIỆT NAM.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.28 KB, 43 trang )

Chính sách bảo hộ nông sản của EU - khả năng xâm nhập của Việt Nam
CHÍNH SÁCH BẢO HỘ NÔNG SẢN CỦA EU -
KHẢ NĂNG XÂM NHẬP CỦA VIỆT NAM
Giảng Viên hướng dẫn:
ThS Vũ Thị Hiền
Đỗ Ngọc Kiên
Sinh viên thực hiện:
Trưởng nhóm: Trịnh Thị Quyên
Trần Ngọc Bảo
Đỗ Thị Thuý Hà
Nguyễn Thanh Huyền
Vũ Việt Linh
Đặng Xuân Thuỷ
Nhóm 3 - Trung 2 - K44F Trang 1
Chính sách bảo hộ nông sản của EU - khả năng xâm nhập của Việt Nam
Lời nói đầu
Tham gia vào thương mại quốc tế là một hoạt động quan trọng trong quan hệ
kinh tế đối ngoại của mỗi nước.Thương mại quốc tế ngay từ xa xưa đã được
chúng minh là đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia. Tuy nhiên không phải
tất cả các ngành các mặt hàng mà các nước đem ra trao đổi buôn bán với
nhau đều đem lại lợi ích cho quốc gia đó.Mỗi quốc gia chỉ có lợi thế so sánh
ở một hoặc một số mặt hàng nhất định. Hơn nữa khi gia nhập sân chơi chung
các nước buộc phải mở cửa của mình cho các nước khác,Vậy thì vấn đề đặt
ra là nhứng mặt hàng mà quốc gia đó không có lợi thế cạnh tranh thì chắc
chắn sẽ bị ảnh hưởng.Vì thế mà mỗi quốc gia tuỳ thuộc vào điều kiện và tình
hình cụ thể của nước mình để có những chính sách quản lí hoạt đọng thương
mại quốc tế cho hợp lí.
Với Eu thì ngành nông nghiệp là một ngành cần được bảo hộ chặt chẽ vì
nhiều lí do. Song đây lại là một thị trường rộng lớn có nhu cầu rất phong
phú và đa dạng về hàng hoá nói chung và hàng nông sản nói riêng. Trong đề
án phát triển xuất khẩu 2006-2010, nước ta cũng đã xác địn Eu là một trong


những thị trường xuất khẩu quan trọng , đặc biệt là vớim hóm hàng nông
sản. Vì trong khi thị trường châu á chưa có khả năng thay đổi đột biến, thị
trường Hoa kỳ mới bắt đầu xâm nhập, thị trường Nga đang trong quá trình
phục hồi, htị trường Mỹ la tinh và châu Phi vẫn còn ở dạng tiềm năng thì rõ
ràng Eu là sự kựa chọn hợp lí.Hơn nữa một số nước Đông âu mà chúng ta đã
có quan hệ khá tốt trước đây hiệ nay cũng đã là thành viên của Eu, đều này
càng tạo nhiều thuận lợi cho chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường
này.
Tuy vậy Eu lại là thị trường khó tính và cực kỳ khó xâm nhập, không chỉ vì
sự cạnh tranh gay gắt với các nước xuất khẩu khác mà còn vì thị hiếu tiêu
dùng khắt khe, kênh phân phối phức tạp, và đặc biệt là có chính sách bảo hộ
rất chặt chẽ đối với nông sản nhập khẩu , không chie trợ cấp lớn cho nông
nghiệp mà cồn có rất nhiều quy định ngặt nghèo.
Trong khi đó nông sản Việt nam lại có rất nhiều lợi thế, sản lượng dồi dào,
đa dạng.Tuy vậy chất lượng nông sản và các yếu tố khác như bao bì mẫu
Nhóm 3 - Trung 2 - K44F Trang 2
Chính sách bảo hộ nông sản của EU - khả năng xâm nhập của Việt Nam
mã... còn thấp kém. Vậy để có thể đạt được mục tiêu xuất khẩu nông sản vào
Eu tù 2006-2010 đạt tăng trưởng bình quân 18,9% và đến năm 2010 là 22%
thì chúng ta phải làm gì?
Xuất phát từ những suy nghĩ trên nhóm tiểu luận xin được tìm hiểu về đề
tài:"CHÍNH SÁCH BẢO HỘ HÀNG NÔNG SẢN CỦA EU_KHẢ NĂNG
XÂM NHẬP CỦA VIỆT NAM" Vói mục đích tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề
này, đánh giá khả năng của chúng ta đồng thời gợi ra hướng cho nông sản
Việt Nam trong thời gian tới.
Kết cấu tiểu luận gồm 2 phần.
phần 1:tìm hiểu về chính sách bảo hộ hàng nông sản của Eu
phần 2: đánh giá khả nâưng xâm nhập vào thị trường này của nông sản Việt
nam.
Do rất nhiêu nguyên nhân nên mặc dù đã nỗ lực cố gáng hết sức song tiểu

luận chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong thầy cô cùng các bạn
xem xét góp ý và chỉnh sửa để bài tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô VŨ THỊ HIỀN và thầy ĐỖ
NGỌC KIÊN đã giúp đỡ chúng em rất nhiều để chúng em hoàn thành bài
tiểu luận này.
Chúng em xin trân thành cảm ơn!
Nhóm 3 - Trung 2 - K44F Trang 3
Chính sách bảo hộ nông sản của EU - khả năng xâm nhập của Việt Nam
Mục lục
I )Chính sách bảo hộ hàng nông sản của EU_Ảnh hưởng của nó với Việt
Nam
1)vì sao Eu phải bảo hộ hàng nông sản
2) Chính sách bảo hộ nông sản của EU:
2.1) Đặc điểm chung
2.2)Nội dung các chính sách
2.2.1 Thuế quan
2.2.2 Phi thuế quan
a)Trợ cấp Nông nghiệp
b)Cấm nhập khẩu
c)Hạn ngạch thuế quan
d). Cấp giấy phép nhập khẩu
e). Chứng chỉ kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificates):
3).Ảnh hưởng của chính sách bảo hộ hàng nông sản của EU đối với xuất
khẩu nông sản của Việt Nam
3.1 Ảnh hưởng chung
3.2 Ảnh hưởng đến một số mặt hàng cụ thể
II) Khả năng xâm nhập của nông sản Việt Nam
1)Đánh giá khả năng xâm nhập của nông sản Việt Nam vào thị trường EU
1.1.Mối quan hệ Việt Nam – EU
1.2)Trên phương diện doanh nghiệp/ngành trong hoạt động xuất khẩu Việt

Nam
1.3)Phương diện sản phẩm
2) Giải pháp xâm nhập
2.1)Nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam
2.2)Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam
a) Những đặc điểm của thị trường EU
b) Những giải pháp thâm nhập thị trường EU từ phía doanh nghiệp
Nhóm 3 - Trung 2 - K44F Trang 4
Chính sách bảo hộ nông sản của EU - khả năng xâm nhập của Việt Nam
Đôi nét về EU
EU (tên viết tắt của thị trường chung Châu Âu) từ 6 thành viên ban đầu vào
năm 1958, đến 1-5-2004 châu Âu có 25 thành viên với 445 triệu dân.
Ngày 1.1.2007, Liên minh Châu Âu (EU) chào đón thêm 30 triệu dân từ hai
thành viên mới: Bulgaria và Romania. Sự kiện này đánh dấu việc hoàn tất
lần mở rộng lịch sử thứ năm, thống nhất Tây và Đông Âu sau nhiều thập kỷ
chia cắt.
Như vậy,hiện EU có 27 nước thành viên gồm: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà lan,
Lúc- xăm-bua, Anh, Ailen, Đan mạch, Hylạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,
Áo, Thuỵ điển và Phần lan, Séc, Hungaria, Ba lan, Slovakia, Slovenia, Litva,
Latvia, Estonia, Malta, Síp, Bungari và Rumani.
E.U là một khu vực thương mại đơn lớn nhất thế giới. Hiện nay E.U chiếm
khoảng 40% xuất nhập khẩu hàng hoá (bao gồm cả thương mại giữa các
thành viên E.U) của toàn thế giới. Chỉ riêng thương mại giữa các thành viên
E.U chiếm khoảng ¼ tổng xuất khẩu hàng hoá trên toàn thế giới. Trong khi
đó NAFTA chiếm khoảng 23% tổng nhập khẩu và khoảng 19% tổng xuất
khẩu toàn thế giới. Nếu không tính thương mại giữa các quốc gia thành viên
thì E.U chỉ dứng sau Hoa Kỳ về tổng nhập khẩu.
I )Chính sách bảo hộ hàng nông sản của EU - Ảnh hưởng của nó với Việt
Nam
1) Tại sao Eu phải bảo hộ hàng nông sản

Nông nghiệp là ngành phản ánh bản sắc quốc gia và yếu tố chính trị.Là
ngành có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh quốc gia, cân bằng nền
kinh tế.
Hiện nay, trong EU chỉ có trên 10 triệu người làm việc trong lĩnh vực nông
nghiệp và trên 40% diện tích của 25 nước thành viên trong khối được sử
dụng để sản xuất nông nghiệp(tính đến 2005). Nên ngoài mục đíchbảo hộ
ngành nông nghiệp trong nước, đảm bảo cân đối cho nền kinh tế còn để đảm
bảo công ăn việc làm cho một bộ phận lao động trong nước.Bởi nông sản
vốn là ưu thế của các nước đang phát triển, nếu không bảo hộ thì ngay lập
tức cơn lốc hang nông sản từ các nước này sẽ tràn ngập thị trường trong
nước. Ngành nông nghiệp nội địa sẽ tê liệt.Một bộ phận lao động sẽ thất
nghiệp, làm tăng gánh năng trợ cấp thất nghiệp cho chính phủ.
Với Eu có lẽ bảo hộ còn thêm một mục đích nữa là nâng cao chất lượng
hàng nhập khẩu đẻ bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng .
Kết quả là Eu đã có một chính sách bảo hộ hàng nông sản vào loại khắt khe
nhất thế giới.
Nhóm 3 - Trung 2 - K44F Trang 5
Chính sách bảo hộ nông sản của EU - khả năng xâm nhập của Việt Nam
2) Chính sách bảo hộ nông sản của EU:
2.1) Đặc điểm chung
Nét đặc trưng trong chính sách Thương mại của EU là bảo hộ nông nghiệp,
bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng.EU dùng trợ cấp
sản phẩm nông nghiệp trong khối, đánh thuế cao và áp dụng hạn ngạch đối
với một số nông sản nhập khẩu ( gạo, đường, muối ); yêu cầu xuất xứ, tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được thực hiện một cách nghiêm
ngặt.Quá trình tự do hoá Thương mại, hàng rào phi thuế quan (Quota) sẽ bị
bãi bỏ, thuế quan bị giảm. Nhưng xuất khẩu vào EU không dễ dàng hơn
trước vì những quy định và yêu cầu về an toàn, sức khoẻ, môi trường và chất
lượng.
Trong quá khứ, chính sách Thương Mại của EU tập trung vào bảo hộ nền

sản xuất của EU thì hiện này những chính sách thương mại đó lại nhằm bảo
vệ cho môi trường và người tiêu dùng nhiều hơn. Đây là điểm thay đổi trong
chính sách thương mại của EU nói riêng và của tất cả các quốc gia nói
chung. Vì vậy xu hướng chung là: giảm thuế và tăng các biện pháp phi thuế
quan.
Tất cả các nước thành viên EU áp dụng chính sách ngoại thương chung đối
với ngoại khối. Chính sách này được xây dựng dựa trên các nguyên tắc
không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng.
Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn
ngạch, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu.
Hơn nữa EU xác định nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm, nên từ lâu đây là
lĩnh vực có truyền thống được bảo hộ chặt chẽ. Khi kết nạp thêm 10 thành
viên mới vào năm 2004 EU dự kiến chi thêm cho lĩnh vực này 2,1 tỷ Euro
tương đương 25% so với mức chi hiện nay, năm 2005 là 3,6 tỷ Euro tăng
30%, năm 2006 là 3,9 tỷ Euro tăng 35% và đến năm 2013 sẽ là 100% so với
mức hỗ trợ hiện nay (Nguồn: TC Thương mại, số 13, 4/2004, tr. 2 – 3.)
CAP - Chính sách Nông nghiệp chung của Liên minh châu Âu- là một hệ
thống chi tiết với các mục tiêu sản xuất và cơ chế thương mại hoá nhằm tạo
khuôn khổ cho hoạt động trao đổi thương mại nông sản giữa các nước trong
nội bộ EU và giữa EU với thế giới bên ngoài
( />2.2)Nội dung các chính sách
Tham gia vào thương mại quốc tế nhìn chung mang lại lợi ích cho tất cả các
quốc gia. Xong không phải tất cả các ngành kinh tế, các mặt hàng đều được
lợi, bởi mỗi quốc gia có một lợi thế nhất định về một ngành sản xuất nhất
định. Do đó để đảm bảo lợi ích quốc gia các nước đều sử dụng một hệ thống
các công cụ để điều chỉnh hoạt động thương mại sao cho có lợi cho
mình.Một trong các công cụ đó là công cụ quản lí nhập khẩu.Mặc dù công
Nhóm 3 - Trung 2 - K44F Trang 6
Chính sách bảo hộ nông sản của EU - khả năng xâm nhập của Việt Nam
cụ quản lí nhập khẩu các nước rất khác nhau, phong phú về hình dạng , xong

có thể thấy rằng một trong những mục đích của công cụ này là ngăn cản xuất
khẩu của các nước vào lãnh thổ nước mình, bảo hộ sản xuất trong nước.
Tiếp cận vấn đề theo cách trên, bài tiểu luận xin được đưa ra các chính sách
sau
2.2.1 Thuế quan
EU áp dụng hệ thống thuế quan chung:
T
imp
=C
CIF
* T
suất
C
CIF
: tiền hàng, cước phí, bảo hiểm.
T
suất
: tuỳ vào loại hàng và xuất xứ
điểm then chốt của vấn đề nằm ở chỗ trợ cấp của các nước phát triển cho
người nông dân nước họ và việc áp đặt thuế quan bị cấm đối với một số sản
phẩm lại là lợi ích xuất khẩu của các nước đang phát triển. Các nước công
nghiệp hóa chiếm 88% tổng hỗ trợ trong nước. Thuế quan đối với hàng nông
nghiệp trung bình tại các nước công nghiệp cao hơn từ hai đến bốn lần so
với thuế quan các mặt hàng chế tạo. Ngoài ra, thuế đỉnh là 500% đối với
hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Thuế quan cũng tăng theo mức
độ chế biến tạo ra một cơ cấu thuế quan leo thang hạn chế tiếp cận đối với
thị trường lương thực chế biến.
Từ 01/01/2006 đến 31/12/2008, EU áp dụng GSP mới dành cho 143 nước
độc lập, 36 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Hệ thống ưu đãi
thuế quan phổ cập mới này đơn giản hoá việc phân loại sản phẩm hàng hoá

từ loại là rất nhạy cảm, bán nhạy cảm và không nhạy cảm thành 2 loại là sản
phẩm không nhạy cảm và nhạy cảm. Theo hệ thống mới này, sản phẩm nhạy
cảm (gồm rất nhiều sản phẩm nông nghiệp, dệt may, gang và thép) được
giảm một mức thuế chung là 3,5% đối với những sản phẩm tính thuế theo trị
giá (có một số ngoại lệ chủ yếu là hàng dệt may); và giảm 30% đối với sản
phẩm tính thuế đặc định so với mức thuế MFN. Các sản phẩm không nhạy
cảm được miễn thuế hoàn toàn khi nhập khẩu vào EU.
Mặt hàng nông sản thực phẩm chịu mức thuế cao hoặc thuế đặc biệt từ 0% –
408.7%. hiện nay mức thuế quan trung bình đánh vào hàng nông sản là: 18%
Hàng năm Ủy ban châu Âu sẽ đăng trên Công báo của Cộng đồng về biểu
thuế quan hưởng theo Tối huệ quốc (MFN) đối với tất cả danh mục hàng
nhập khẩu vào Cộng đồng.
Thuế nhập khẩu được áp dụng cho tất cả các sản phẩm nhập khẩu được
thống nhất áp dụng cho tất cả các nước thành viên EU. Về cơ bản, biểu thuế
quan được chia thành ba nhóm nước:
Nhóm 3 - Trung 2 - K44F Trang 7
Chính sách bảo hộ nông sản của EU - khả năng xâm nhập của Việt Nam
• Nhóm thứ nhất áp dụng đối với nhập khẩu từ các nước có thực
hiện quy chế tối huệ quốc (MFN).
• Nhóm thứ hai là thuế quan ưu đãi, áp dụng đối với hàng nhập
khẩu từ các nước đang phát triển được hưởng đơn thuần ưu đãi
GSP của EU.
• Nhóm thứ ba, được gọi là thuế quan đặc biệt, thực hiện đối với
hàng nhập khẩu từ một số nước đang phát triển được hưởng ưu
đãi theo hiệp định song phương khác như cá nước trong các
hiệp định châu Âu, EC – ACP và các nước chậm phát triển
nhất.
Ngoài ra, Thuế quan còn được áp dụng trong các biện pháp thương mại tạm
thời như: Thuế nhằm bảo hộ các sản phẩm, thuế chống bán phá giá
-) Thuế nhằm bảo hộ các sản phẩm: trong chính sách nông nghiệp chung

( CAP) được ban hành và thực thi để bảo hộ sản xuất thực phẩm nội địa. Mặt
hàng nông sản cũng là đối tượng điều chỉnh đặc biệt các sản phẩm nông
nghiệp ôn đới. Nếu giá nhập khẩu dưới giá khởi điểm tối thiếu, một mức
thuế bổ sung sẽ được đánh thêm vào thuế hải quan. Mức thuế và giá khởi
điểm sẽ phụ thuộc vào lý do này.
-) Thuế chống bán phá giá: ( Anti-dumping) Thuế chống bán phá giá được
áp dụng cho các sản phẩm nhập khẩu được bán ở EU với mức giá thấp hơn
so với mức giá được bán tại thị trường nước xuất khẩu. khi các sản phẩm
nhập khẩu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến một ngành nội địa của EU.
-)Thuếthựcphẩm
Để bảo vệ sản xuất thực phẩm trong liên minh, EU ban hành Chính sách
nông nghiệp chung (CAP). Theo hệ thống CAP, nếu giá nhập khẩu thực
phẩm nhỏ hơn mức giá tối thiểu, thì sẽ bị đánh thuế thêm.
Hệ thống giá này được áp dụng với các loại quả quanh năm như cà chua,
dưa chuột, bí xanh và theo mùa như cam quýt, táo, mơ, atisô, anh đào, đào,
mận và nho. Hệ thống thuế nhập khẩu không có hiệu lực với rau quả ngoại
lai.

-)Thuế nông sản và hải sản
Liên minh châu Âu tham gia Vòng đàm phán Uruguay nhằm huỷ bỏ mức
thuế nhập khẩu nông sản trước kia của mình và thay bằng các công cụ thuế
được chấp nhận rộng rãi hơn. Thuế nông sản gồm nhiều phần khác nhau,
thuế theo mùa và dựa trên giá thời điểm nhập khẩu. Các cơ quan thuế quan
Nhóm 3 - Trung 2 - K44F Trang 8
Chính sách bảo hộ nông sản của EU - khả năng xâm nhập của Việt Nam
thuộc Liên minh châu Âu quản lý nhập khẩu và thu thuế trên các mặt hàng
này.
So với Eu hiện tại Hoa áp dụng mức thuế nhập khẩu nông sản thấp hơn
nhiều. Mức thuế quan trung bình đối với các sản phẩm nông nghiệp năm
2004 là 9,7%, mức này không đổi so với năm 2002(53 quản lá).Song đây

cũng là một con số khá cao.Bên cạnh Mỹ và Eu, Nhật bản cũng là quốc gia
cũng có mức thuế đánh vào hàng nông sản cao. Theo cơ cấu thuế nhập khẩu
trung bình thì thuế đối với hàng nông sản có xu hướng tăng qua các năm, từ
11,8% năm 1998 lên 17,5% năm 1999 và đến năm 2000 là 17%.[113;3]
2.2.2 Phi thuế quan
a. Trợ cấp Nông nghiệp
Một trong những nguyên nhân làm thất bại vòng đàm phán Doha chinhs là
vấn đề trợ cấp nông nghiệp. Các cuộc đàm phán bế tắc là do bất đồng quan
điểm giữa các nứoc phát triển với các nước đang và kém phát triển .Các
nước phát triển gây sức ép mở cửa thị trường đối với các nước đang phát
triển (như bãi bỏ hạn ngạch thuế quan, giảm thuế nhập khẩu…)thì các nước
này lại duy trì hệ thống trợ cấp nông sản và các rào cản khắc nghiệt đối với
nông sản của nước mình. Làm cho nôn sản vốn là mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của các nước đang và kém phát triển không thể xâm nhập và thị trường
này được. Nên các nước này ra sức đòi các nước phát triển cắt giảm trợ cấp
nông sản. Nhưng liệu vấn đề này sẽ đi đến đâu?
WTO quy định, trợ cấp là "những lợi ích mà Chính phủ đem lại cho một đối
tượng nhất định và có thể lượng hoá về mặt tài chính". Trong nông nghiệp,
WTO phân chia trợ cấp thành hai nhóm chính là: Hỗ trợ trong nước và trợ
cấp xuất khẩu. Hỗ trợ trong nước là những lợi ích được Chính phủ dành cho
một hoặc một số đối tượng mà không trực tiếp gắn với hoạt động hay kết
quả xuất khẩu của đối tượng đó. Trợ cấp xuất khẩu có thể hiểu một cách đơn
giản là những lợi ích gắn với hoạt động hoặc kết quả xuất khẩu.
( Nguồn: Bản tin Sản xuất và Thị trường, số 27 tuần từ 01/07 - 07/07/2005)
Theo ước tính, trong khi cả thế giới chi khoảng 300 tỷ USD cho hoạt động
trợ cấp thì riêng 21 quốc gia phát triển đã chi khoảng 250 tỷ USD gấp hơn 6
lần viện trợ phát triển cho các nước nghèo. Nhìn chung, tỷ lệ trợ cấp trung
bình theo GDP ở các nước đang phát triển thấp hơn nhiều so với các nước
phát triển.
Nhóm 3 - Trung 2 - K44F Trang 9

Chính sách bảo hộ nông sản của EU - khả năng xâm nhập của Việt Nam
Hiện EU là khu vực trợ cấp xuất khẩu nông sản lớn nhất. Năm 2004 trợ cấp
sản xuất trong EU đã lên tới 133,4 triệu USD, tương đương với khoảng 33%
doanh thu nông sản, so với mức 36% năm 2003 và 34% năm 2002.Trong đó
theo thống kê của tổ chức farmsubsidy.org, các nông trại được hưởng số tiền
trợ cấp lớn nhất ở Châu Âu năm 2004 là:
- Tại Anh có Farmcare Limited nhận số tiền trợ cấp là 3.788.023 euro.
- Tại Hà Lan có Maatschap JEn GJ Schouten nhận số tiền trợ cấp là 427.350
euro.
Còn trong năm 2005 thì
- Tại Thụy Điển có KC Ranch AB nhận số tiền trợ cấp là 987.004 euro.
- Tại Đan Mạch có Bregentved Godskontor nhận số tiền trợ cấp là 985.123
euro.
Mặc dù tính đến đầu 2007 khi Eu đã có 27 thành viên tuy công bố có giảm
bù giá, hỗ trợ giá nông sản, đồng thời có đề xuất giới hạn trợ giá cho mỗi
nông trại chỉ còn 300000 euro, nhưng trên thực tế tính chất trợ cấp không
giảm mà còn tăng dưới hình thức khác, như: các trang trại ở các nước EU
được hưởng lợi từ Hệ thống hỗ trợ trang trại (SFP) thay cho trợ cấp trực tiếp
cho các trang trại, mức dự kiến tăng từ 26,9 tỷ Eurô năm 2005 lên 28,4 tỷ
Eurô năm 2008 đối với 15 nước thành viên cũ (trước năm 2004) tương
đương 233 Eurô/ ha.
Hiện nay theo “Chính sách nông nghiệp chung” của EU một khi được hoàn
chỉnh, các nông trại mỗi năm sẽ nhận tiền trợ cấp dựa trên diện tích đất canh
tác thay vì được trợ cấp trên sản phẩm như trước đây. Những nông dân trước
đây không được trợ cấp như người trồng rau, người có bãi giữ ngựa... sẽ
được đưa thêm vào danh sách được trợ cấp. Trong đó Pháp, nước được
hưởng lợi nhiều nhất từ hệ thống trợ cấp nông nghiệp của EU. [4]
Bảng 1:
Nước
Pháp Đức Tây

ban
nha
Ý Anh Hy lạp Ai len Các
nước
hác
số tiền 22,5 15,7 13,7 13,1 9,2 6,1 4 15,7
Đơn vị: tỉ bảng Anh
Nguồn:ủy hội châu Âu-2002
Xét một số mặt hàng cụ thể.Với ngàng chăn nuôi bò Eu trợ cấp 2,3$/1 con
bò một ngày.(trong khi đó có tới 2,8 tỉ người tại các nước đang và kém phát
triển phải sống với dưới 2$/1ngày. Nếu làm phép nhẩm tính cũng có thể thấy
được rằng 1 con bò tai Eu cũng có thu nhập lớn hơn trung bình ½ số dân thế
Nhóm 3 - Trung 2 - K44F Trang 10
Ngành Nông
nghiệp
Viện trợ
vùng
Hành
chính
Nghiên
cứu
Viện trợ
quốc tế
Số tiền
chi
47 41 6 5 7
Chính sách bảo hộ nông sản của EU - khả năng xâm nhập của Việt Nam
giới) Riêng hỗ trợ cho sản xuất thịt bò đã chiếm tới 84% giá trị sản xuất
nông nghiệp toàn khối. Đối với sản phẩm đường, để ngăn cản đường của
các nước đang phát triển xâm nhập thị trường EU, EU đã dựng lên hàng rào

thuế cao cộng với chính sách trợ giá trị giá 1 tỉ bảng Anh mỗi năm. EU hiện
đang trợ cấp cho khoảng 2 – 2,5 triệu tấn đường xuất khẩu mỗi năm.Tính ra
mức giá trợ cấp cho đường của EU là 631 euro/tấn (750 USD/tấn), cao hơn
gấp 3 lần so với giá đường thế giới. Bảng 2:
(đơn vị :tỷ bảng anh)
Nguồn:hội ủy châu âu-2002
So với Eu, Mỹ cho rằng mình có mức thuế và trợ cấp nông nghiệp thấp hơn,
kể cả so với Nhật. Điều đó đúng nhưng từ năm 2002 Mỹ cũng đã tăng mạnh
chi ngân sách cho chương trình nông nghiệp.
Có thể so sánh tương quan về trợ cấp nông nghiệp của 3 cường quốc này
dựa vào
Bảng 3:
BQ thời kỳ
2000-01
đến 2004-
05
Niên vụ
2005-
06
Niênvụ
2010-11
Liên minh châu Âu
Hỗ trợ giá ngũ cốc EUR/
tấn
103 101 101
Nhóm 3 - Trung 2 - K44F Trang 11
Chính sách bảo hộ nông sản của EU - khả năng xâm nhập của Việt Nam
Bù giá ngũ cốc EUR/
ha
289 142 31

Hỗ trợ giá gạo EUR/
tấn
269 150 150
Nhật Bản
Hỗ trợ giá lúa mì 1000 Yên/
tấn
114 120 120
Hỗ trợ giá lúa mạch 1000
Yên/tấn
57 71 71
Hoa kỳ
Mức cho vay sx lúa mì USD/
tấn
99,3 101,0 101,0
Mức cho vay sx ngô
USD/tấn
76,3 76,8 76,8
Như vậy rõ ràng. Eu là khu vực trợ cấp nhiều nhất cho nông sản của mình.Vì
vậy trong thời gian qua Eu luôn bị gây sức ép trong việc cắt giảm trợ cấp
nông nghiệp. Đáp lại tình hình trên, Eu cho biết sẽ dỡ bỏ tất vả những trợ
cấp đối với nông sản nếu các đối tác thương mại cũng có hành động tương
tự.Và trước những nhượng bộ của các nước đang phát triển, Eu cung nhất trí
sẽ xóa bỏ trợ cấp cho nông nghiệp vào năm 2013.
b)Cấm nhập khẩu
EU áp dụng biện pháp cấm hoàn toàn hoặc chỉ cho phép nhập khẩu khi đáp
ứng những điều kiện nhất định đối với những mặt hàng nguy hiểm như: Các
sản phẩm hóa chất độc hại, các chất phế thải. Một số mặt hàng bị cấm nhập
khẩu vào EU do ảnh hưởng đến an toàn an ninh và sức khỏe của cộng đồng
như thực phẩm, giống cây trồng, vật nuôi ngoại lai, các nông sản, thủy sản
có dư lượng kháng sinh, lượng chất độc cho phép...

Tất cả các loại thịt bò, thịt lợn, thịt động vật hoang và động vật nuôi, thịt
chim chạy... nhập vào EU cho mục đích tiêu dùng của con người phải được
xuất kho từ các lò giết, mổ, cắt và kho lạnh và được sự đồng ý của EU. Vận
chuyển hàng hoá cũng phải có giấy phép của EU. Từ năm 1989 EU đã cấm
nhập các loại thịt từ gia súc nuôi có dùng hormon sinh trưởng
c)Hạn ngạch thuế quan
EU hiện có khoảng 90 hạn ngạch thuế quan bảo hộ, chiếm khoảng 38% sản
lượng nông nghiệp.
Đối với hàng nông sản:
Nhóm 3 - Trung 2 - K44F Trang 12
Chính sách bảo hộ nông sản của EU - khả năng xâm nhập của Việt Nam
Hiện nay EU sử dụng rào cản kĩ thuật và các biện pháp kiểm dịch là chủ
yếu, chỉ có riêng mặt hàng gạo EU có áp dụng một số hạn ngạch ưu đãi cho
một số nước nhất định. Nhu cầu nhập khẩu gạo của EU không nhiều, mỗi
năm nhập khoảng 150 ngàn tấn gạo và ngũ cốc từ các nước thành viên của
WTO và chỉ dành 100 ngàn tấn cho mọi xuất xứ với mức thuế 28euro/tấn.
Việt Nam chỉ có thể tham gia xuất khẩu vào 100 ngàn tấn nói trên.
[2;127]
Ngoài ra EU đã quyết định mức hạn ngạch thuế quan đối với nhập khẩu
chuối trong giai đoạn 2004 – 2006. Từ 2006 trở đi, nhập khẩu chuối sẽ chỉ
phải điều tiết bằng hệ thống thuế quan. Theo FAO, những quyết định của
EU sẽ có ảnh hưởng lớn đến thị trường chuối toàn cầu, do khu vực này
chiếm tới 1/3 tổng lượng giao dịch chuối toàn cầu
Để biết thêm thông tin chi tiết về biểu thuế cùng những quy định về mã số,
giấy phép, các doanh nghiệp có thể tham khảo trang Web của Cơ quan thuế
của EU:
http/www.europa.eu.int/comm/taxation– customs/dds/en/tarhome.htm.
d. Cấp giấy phép nhập khẩu
EU áp dụng biện pháp cấp giấy phép nhập khẩu đối với các mặt hàng nông
sản như: rượu, sữa, lúa mỳ, thịt, gạo.

Vì vậy, EU yêu cầu giấp phép nhập khẩu đối với mọi sản phẩm nông nghiệp
chịu hạn ngạch thuế quan, như ngũ cốc, gạo, đường, dầu và chất béo, sản
phẩm sữa, rau quả tươi, rau quả chế biến...( báo đầu tư số 101 22/08/2007)
Giấy phép nhập khẩu là bắt buộc với các mặt hàng nông sản thực phẩm xuất
khẩu sang thị trường EU,
e). Chứng chỉ kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificates):
Đối với các mặt hàng như hoa quả tươi, rau, và các nguyên liệu từ thực vật
đều dòi hỏi phải có chứng chỉ kiểm dịch thực vật. Chứng chỉ này tuỳ thuộc
vào việc hàng hoá rời cảng xuất trong tình điều kiện an toàn về vệ sinh thực
vật. Cơ quan kiểm dịch tại nước xuất khẩu có trách nhiệm kiểm dịch hàng
hoá xuất khẩu nhằm đảm bảo mặt hàng xuất khẩu khẩu có sâu bệnh và các
yếu tố gây hại khác.
f)Tiêu chuẩn kĩ thuật
Các tiêu chủân kĩ thuật có rất nhiều mục đích mang tính chất tích cực, như
đối với ngứời tiêu dùng, ngứời sản xuất và đối với cả người bán Nhưng trên
thực tế hầu hết các nước đều áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật như một hàng
rào nhằm bảo hộ cho thị trường nội địa và sản xuất trong nước.
EU là thị trường tiêu dùng khắt khe nhất thế giới, chính vì thế mà rào cản kĩ
thuật mà hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển rất khó để vào được
EU.Để được thị trường EU chấp nhận yếu tố chất lượng được quan tâm hàng
đầu chứ không phải là yếu tố giá cả. Nguồn hàng đó phải đa dạng, phong
Nhóm 3 - Trung 2 - K44F Trang 13
Chính sách bảo hộ nông sản của EU - khả năng xâm nhập của Việt Nam
phú thoả mãn được thị hiếu của người tiêu dùng. Cụ thể thì một sản phẩm
phải đáp ứng được 5 tiêu chuẩn kĩ thuật sau:
(1) Tiêu chuẩn chất lượng: thể hiện qua hệ thống quản lý ISO 9000
(International Standard Organzation). ISO 9000 là hệ thống quản lý
chất lượng hiện nay trên thế giới áp dụng rất phổ biến. Thậm chí nó
còn được coi là “giấy thông hành” “phương tiện xâm nhập” vào thị
trường Eu. Chính vì thế nó không đơn thuần là tiêu chuẩn chất lượng

sản phẩm mà nó còn là một hệ thống giám sát. ISO 9000 nhằm giúp
các đơn vị sản xuất cải tiến hệ thống quản lý nhằm đạt được mục tiêu
tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm lãng phí và tỉ lệ phế
phẩm để duy trì một dạng sản phẩm luôn có chất lượng đồng nhất phù
hợp với giá thành. Khi một sản phẩm được quản lý theo ISO 9000 là
một đảm bảo về chất lượng hàng hóa và người tiêu dùng có thể yên
tâm với những sản phẩm này.
(2) Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm: Các doanh nghiệp chế biến hàng thực
phẩm sang EU phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. HACCP
(Hazard Analysis Critical Control Point) là hệ thống phân tích nguy
cơ và kiểm soát các khâu trọng yếu trong quá trình chế biến thực
phẩm. HACCP được thiết kế riêng cho công nghiệp thực phẩm và các
ngành có liên quan đến thực phẩm ( chăn nuôi, trồng trọt…) tập trung
vào vấn đề vệ sinh và đưa ra một cách tiếp cận có hệ thống để phòng
ngừa và giảm thiểu nguy cơ. Hệ thống HACCP có tính chất bắt buộc
đối với các công ty chế biến thực phẩm tại EU, Các công ty sản xuất
và kinh doanh hàng thực phẩm nước ngoài không có nghĩa vụ phải
tuân thủ các quy định của HACCP. Tuy nhiên trong thực tế thì các
nhà nhập khẩu nguyên liệu của EU mua nguyên liệu từ nước ngoài về
và họ phải chịu trách nhiệm với nguyên liệu đó để phù hợp với tiêu
chuẩn HACCP. Chính vì thế các nhà sản xuất nước ngoài cũng gián
tiếp phải tuân thủ theo những nguyên tắc của HACCP. HACCP đã trở
thành tiêu chuân chung cho hàng hoá của các nước xuất khẩu vào EU
chứ không còn là riêng tiêu chuẩn cho hàng hoá của EU nữa. Các sản
phẩm nông nghiệp muốn xuất khẩu được sang EU thì phải tuân thủ
nghiêm ngặt các quy tắc này.
(3) Tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng: Ở EU có các tổ chức định về
độ an toàn chung của sản phẩm là: Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn,
Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện định chuẩn viễn thông
của Châu Âu, chịu trách nhiệm đưa ra các quy chế định chuẩn. Quy

định về mã kí hiệu trên hàng hoá rất nghiêm ngặt: Các sản phẩm thực
phẩm, đồ uống phải ghi rõ tên sản phẩm, nhãn mác, danh mục thành
Nhóm 3 - Trung 2 - K44F Trang 14
Chính sách bảo hộ nông sản của EU - khả năng xâm nhập của Việt Nam
phẩm, thành phần, trong lượng, thời gian, cách sử dụng, địa chỉ nơi
sản xuất hoặc nơi bán, các điều kiện bảo quản…. Các sản phẩm khác
nhau thì có những yêu cầu khác nhau.==> Sản phẩm nông nghiệp của
Việt Nam cần phải đáp ứng được những yêu cầu khắt khe này thì mới
có thể xâm nhập được vào thị trường EU.
(4) Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: thị trường EU yêu cầu các hàng hoá
có liên quan đến môi trường phải dán mác sinh thái ( Ecolabels) hoặc
nhãn tái sinh theo quy định và đảm bảo tuân thủ hệ thống quả lý môi
trường ISO 14000.Đây là bộ tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở các
thoả thuận quốc tế. Không chỉ Việt Nam mà tất cả các nước khác
muốn được thị trường EU chấp nhận sản phẩm của mình thì phải tuân
thủ và tôn trọng các quy tắc này. Cụ thể của tiêu chuẩn này là tiêu
chuẩn GAP (Good Agricultural Practice) và nhãn hiệu sinh thái chứng
tỏ các cấp độ khác nhau về môi trường. Tiêu chuẩn ISO 14000 ( hệ
thống quả lý môi trường) và các bộ luật mang tính xã hội về đạo đức.
Chương trình hành động về môi trường của EU nhấn mạnh: Phải xứ
lý tận gốc những vấn đề gây tác động xấu đến môi trường chứ không
phải chỉ đối phó với những rắc rối khi chúng xẩy ra. EU đ đề ra một
danh mục các sản phẩm có ảnh hưởnh đến môi trường: thực phẩm
tươi, thực phẩm chế biến, dược phẩm, hoá chất, đồ da, đồ gổ…cùng
các vấn đề nhạy cảm có liên quan như lượng thuốc trừ sâu không
phân huỷ, phụ gia thực phẩm, hoá chất độc hại đến môi trường và
không khí….
(5) Tiêu chuẩn về lao động: EU cấm nhập khẩu những hàng hoá mà quá
trình sản xuất doanh nghiệp sử dụng bất kì một hình thức lao động
cưỡng bức nào như xác định trong Hiệp ước Geneva ( ngày 25/9/1926

và 7/9/1956) và các hiệp ước laođộng quốc tế số 29 và 105.
Như vậy có thể thấy là rào cản mà Eu dựng lên cho nông sản để bảo vệ
sản xuất trong nước là rất cao.Cùng mục đích như Eu,Mĩ và Nhật cũng là
những quốc gia bảo hộ mạnh mẽ cho nông sản, nên cũng có những biện
pháp quản lá khắt khe đối với mặt hàng này.Song dường như nhứng
bieejpháp mà các quốc gia này áp dụng không thể cao và khắt khe như
Eu
2)Ảnh hưởng đến Việt Nam
1.Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào Eu trong thời gian qua
Trước năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông sản chiếm
khoảng 31,3% kim ngạch xuất khẩu, nông sản luôn là một trong năm mặt
hang xuất khẩu chủ lực với tốc độ tăng trưởng 64%. Kim ngạch xuất khẩu
nông sản trong giai đoạn này tăng nhanh cùng với sự thay đổi về cơ cấu xuất
khẩu của các nông sản chính như gạo, cao su, chè với tốc độ tăng trưởng từ
Nhóm 3 - Trung 2 - K44F Trang 15
Chính sách bảo hộ nông sản của EU - khả năng xâm nhập của Việt Nam
65% đến 103% cùng chất lượng từng bước được nâng cao nhưng nhìn chung
còn thấp kém so với tiêu chuẩn chất lượng trên thị trường quốc tế.
Sau năm 2000 nhóm hàng nông sản chiếm gần 25% kim ngạch xuất khẩu
với những mặt hàng chủ yếu là gạo, cà phê, cao su, chè, rau quả, hạt tiêu và
hạt điều; trừ mặt hàng chè còn lại các mặt hàng khác đều đạt kim ngạch trên
100 - 1000 triệu USD/năm. Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng
nông sản dự báo sẽ có mức tăng trưởng tương đối cao và ổn định với việc
tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng nông sản có hàm lượng chế biến cao, giảm việc
xuất khẩu sản phẩm thô.
Trong những năm 2000 - 2004, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường
EU được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan (GSP) của EU và chỉ riêng hàng dệt
may bị quản lý bằng hạn ngạch.
Dù giá trị xuất khẩu liên tục tăng, song tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào
EU có xu hướng giảm so với các thị trường khác khi từ 22% trong các năm

1998 - 1999 xuống còn 18% năm 2004, và 17% năm 2005. Trong khi đó, tỷ
trọng của các thị trường lớn khác, như Hoa Kỳ (từ 29%/năm lên hơn
70%/năm ), Đông Á trong xuất khẩu Việt Nam lại tăng.
Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU
những năm gần đây thường xuyên chiếm 18 - 19% kim ngạch xuất khẩu
toàn ngành nông nghiệp nước ta. Những nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu
vào thị trương EU ổn định và liên tục tăng từ năm 2000 đến nay như: sản
phẩm gỗ 77%/năm, điều nhân 32%/năm, chè 35,8%/năm, cao su sơ chế
44,7%/năm, rau quả 35,5%/năm. Riêng cà phê đã có dấu hiệu phục hồi sau
vài năm đi xuống. Cụ thể
- Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu nông sản vào EU đạt trên 577 triệu
USD/năm
- Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu nông sản vào thị trường EU đạt 600 triệu
USD/năm
- Năm 2006 quan hệ thương mại Việt Nam-EU tiếp tục phát triển tốt mặc dù
có một số biến động phức tạp (áp thuế chống phá giá giày mũ da xuất khẩu
từ Việt Nam). Kim ngạch thương mại hai chiều tăng 22,2% đạt 9,9 tỷ USD
(so với 8,2 tỷ USD năm 2005), trong đó xuất khẩu tăng 25% đạt 6,9 tỷ USD
và nhập khẩu tăng 16% đạt 3 tỷ USD.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2007 đạt
khoảng 18 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị
trường các nước EU chiếm 20%, ước tính đạt mức 3.6 tỷ USD. Những mặt
hàng chính được xuất khẩu sang EU là giày dép, cà phê, hàng dệt may, gỗ và
sản phẩm gỗ, thủy sản. Trong cán cân thương mại với các nước EU, Việt
Nam vẫn duy trì mức xuất siêu
Nhóm 3 - Trung 2 - K44F Trang 16
Chính sách bảo hộ nông sản của EU - khả năng xâm nhập của Việt Nam
Bảng 4: Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang 15 nước EU
(Triệu USD)
1998 1999 2000 2001 2002

Hải sản 91.5 89.1 100.3 116.7 97.9
Cà phê, chè 203 210.9 204.2 201.8 170.5
Dệt may 516.4 555.1 609 607.7 551.9
Giày dép 626.9 937 1039.2 1163 1327.9
Thủ công mỹ nghệ 59.7 111.3 119.2 149.5
Nguồn: Tổng cục Hải Quan
Bảng 5: Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang 10 nước thành
viên mới EU (Triệu USD)
1998 1999 2000 2001 2002
Cà phê 6.23 5.77 9.15 12.03 17.5
Chè 0.78 0.98 2.07 2.19 2.44
Gạo 5.82 19.36 11.62 15.44 1.82
Giày dép 8.18 11.6 15.85 12.45 13.51
Dệt may 45.66 53.82 54.75 68.59 66.82
Hạt tiêu 0.85 2.13 2.46 1.32 1.94
Thủ công mỹ nghệ 2.31 2.53 2.26 4.26 5.69
Linh kiện điện tử 0.02 0.16 0.2 2.12
Thực phẩm 11.28 13.32 11.11 12.04 9.9
Hải sản 1.24 0.16 0.52 1.69 6.6
Nguồn: Tổng cục Hải Quan
Hiện nay thị trường EU mới chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
nông sản của Việt Nam
Vì thế, theo các chuyên gia kinh tế, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường
EU cần thay đổi từ tư duy để tiếp tục "tấn công" vào EU, nhà xuất khẩu lớn
nhất và nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới.
*Mục tiêu đặt ra
Năm 2010 xuất khẩu vào thị trường EU sẽ đạt được 17,2% kim ngạch
xuất khẩu tương ứng với 8-8,5 tỷ USD
3).Ảnh hưởng của chính sách bảo hộ hàng nông sản của EU đối với xuất
khẩu nông sản của Việt Nam

Chính sách bảo hộ hàng nông sản của EU với Việt Nam nằm trong
chính sách với các nước đang phát triển, hợp tác trong khuôn khổ Việt Nam
là thành viên của ASEAN, WTO.Các biện pháp bảo hộ của EU bao gồm các
Nhóm 3 - Trung 2 - K44F Trang 17

×