Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tiểu luận QS 3.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.38 KB, 15 trang )

Trong cuộc sống hiện đại, khoa học kỹ thuật đóng vai trò then chốt và
có ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện tới mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Với
sự phát triển của lịch sử loài người, nhân loại đã từng bước nâng cao trình độ
khoa học kỹ thuật. Các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là những mốc son
đánh dấu sự phát triển về trí tuệ của nhân loại.
Nói đến sự ảnh hưởng của khoa học kỹ thuật ta không thể không nhắc
tới một lĩnh vực đặc thù là lĩnh vực quân sự. Hoạt động quân sự là hoạt động
luôn diễn ra ở mọi quốc gia vì trên thế giới luôn luôn xảy ra những mâu
thuẫn và xung đột, do đó luôn có chiến tranh. Mặt khác khi có một bước
phát triển hay thành tựu mới trong khoa học thì thành tựu đó luôn được ứng
dụng đầu tiên vào quốc phòng. Khoa học kỹ thuật tác động mạnh mẽ tới mọi
lĩnh vực quân sự : vũ khí trang thiết bị, tính chất, cơ cấu của lực lượng vũ
trang và cả nghệ thuật tác chiến, nghệ thuật quân sự...
Lấy một ví dụ cụ thể là vũ khí trang bị trong chiến tranh, ta thấy các
giai đoạn phát triển về vũ khí gắn liền với những phát minh về khoa học và
kỹ thuật. Các giai đoạn đó bắt đầu từ vũ khí lạnh (gậy gộc, giáo mác,...) thô
sơ, đến khi phát minh ra thuốc súng (thế kỷ thứ X) và cuộc cách mạng Công
nghiệp thì vũ khí nóng cũng đồng thời ra đời với uy lực mạnh hơn nhiều lần.
Và khi khoa học phát triển lên một mức cao hơn nữa, với những thành tựu
trong lĩnh vực vật lý hạt nhân (khoảng giữa thế kỷ XX) thì một loại vũ khí
mới cũng xuất hiện. Đó là vũ khí nhiệt hạch với những khả năng công phá,
sát thương cực kỳ khủng khiếp, có thể dẫn đến thảm hoạ mà hai quả bom
nguyên tử Mỹ ném xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki là ví dụ.
Và hiện nay, một loại vũ khí mới đang xuất hiện, đó là vũ khí công nghệ
cao, và gắn liền với nó tất nhiên phải là những thành tựu tiến bộ nhất của
khoa học hiện đại. Vì vậy ta có thể khẳng định khoa học kỹ thuật có vai trò
hết sức to lớn trong hoạt động quân sự.
Sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai, hàng loạt nước trên thế
giới đã đề ra cương lĩnh và chương trình phát triển kinh tế, chính trị và quốc
phòng dựa vào tiến độ phát triển của khoa học kỹ thuật. Tại Việt Nam ,
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa Xã hội, thì việc đề ra chiến


lược phát triển kỹ thuật quốc phòng có ý nghĩa quyết định với việc nâng cao
sức mạnh tổng hợp của quốc gia, tăng cường thực hiện cạnh tranh cục diện
với thế giới. Vì vậy chúng ta cần phát huy khoa học kỹ thuật trong công
cuộc hiện đại hoá quốc phòng, tăng cường khả năng quốc phòng của đất
nước.
Như ta đã thấy vai trò và sự ảnh hưởng của khoa học kỹ thuật đối với
quân sự nói chung là rất mạnh mẽ. Trong lĩnh vực riêng là lĩnh vực phòng
không thì vai trò ấy lại càng thể hiện rõ nét hơn nữa bởi nhiều lý do. Thứ
nhất, do đặc điểm riêng của hoạt động phòng không là phải đối phó với
những phương tiện tiến công đường không có tốc độ cực kỳ cao, thủ đoạn
cực kỳ tinh vi. Thứ hai, chính các phương tiện tiến công đường không này là
những vũ khí rất tối tân và được áp dụng những thành tựu tiến bộ nhất. Mặt
khác, theo lý thuyết quân sự của thế giới hiện nay, trong việc tác chiến
không - bộ thì không quân là lực lượng quyết định. Bởi các lý do đó mà vai
trò của khoa học kỹ thuật đối với lực lượng phòng không ngày càng trở nên
quan trọng.
Tại Việt Nam phòng không đã được coi trọng ngay từ những ngày đầu
của cuộc kháng chiến chống Pháp. Lực lượng phòng không chiến đấu của bộ
đội binh chủng hợp thành đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi Điện Biên
Phủ (1954). Trong kháng chiến chống Mỹ, phòng không Việt Nam đã đánh
bại chiến tranh phá hoại bằng không quân của địch, bảo vệ miền Bắc, góp
phần giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Trong tương lai, phòng
không phải đối phó với những cuộc tiến công đường không bằng các phương
tiện vũ khí hiện đại, luôn được cải tiến và hoàn thiện với các thủ đoạn mới,
quy mô rộng và có tính bất ngờ cao. Vì vậy, hơn lúc nào hết, mỗi người
chiến sĩ phòng không đều phải nêu cao tinh thần cảnh giác, phải tiếp thu,
nắm vững khoa học kỹ thuật để hoàn thành trách nhiệm nặng nề mà Tổ quốc
đã giao phó.
*
* *

Để thấy được tác động mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật tới lĩnh vực
phòng không, trước hết ta hãy điểm qua sự phát triển của các trang thiết bị,
vũ khí và khí tài phòng không. Đó là sự phát triển mang tính quy luật, nhằm
đối phó với các phương tiện tiến công đường không ngày càng hiện đại hơn,
tinh vi hơn.
Đặc điểm của phòng không, như đã nói ở trên, là phải đối phó với
những vũ khí tiến công đường không có vận tốc rất lớn. Đó là các loại máy
bay chiến đấu, máy bay ném bom, tên lửa chiến thuật và chiến lược...Vì vậy,
nhiệm vụ của lực lượng phòng không: đảm bảo giữ vững bầu trời Tổ quốc,
bảo vệ các mục tiêu quan trọng, phát hiện những dấu hiệu tiến công đường
không của địch để kịp thời đánh trả và phòng chống là rất khó khăn. Do đó
cần phải đem những thành tựu tiên tiến nhất của khoa học kỹ thuật áp dụng
vào lĩnh vực này nhằm xây dựng một lực lượng phòng không vững mạnh, đủ
năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đó.
Trong lĩnh vực vũ khí nói chung và vũ khí phòng không nói riêng, các
tính năng của các loại vũ khí tăng mạnh nhờ những nghiên cứu về thuốc
phóng, động cơ, vật liệu chế tạo, điều khiển đường đi, cải tiến hình dáng khí
động học... Tác động ảnh hưởng sâu sắc nhất của khoa học công nghệ tới vũ
khí là hoả lực và khả năng cơ động.
Trong các loại vũ khí phòng không thì pháo chiếm một vai trò quan
trọng. Với những sự cải tiến không ngừng thì sự kéo dài về tầm xa của
chúng so với mốc năm 1945 được biểu diễn trong biểu đồ sau:
0
5
10
15
20
25
30
35

40
Ph¸o d· chiÕn Ph¸o ph¶n lùc Ph¸o tªn löa
chèng t¨ng
N¨m 1945
HiÖn nay
Tầm hoạt động của pháo những năm 1945 và hiện nay (tính theo km)
Cùng với việc nghiên cứu để tăng tầm bắn thì việc nâng cao tính cơ
động của các loại pháo phòng không cũng là một vấn đề đặt ra cần được giải
quyết. Xu hướng nghiên cứu là chế tạo pháo tự hành để nâng cao tính cơ
động, rút ngắn thời gian chuẩn bị bắn để nâng cao tốc độ bắn, do đó khả
năng sát thương cũng được tăng theo. Cùng với những hướng cải tiến đó thì
pháo còn được giảm tối ưu kết cấu, thuận lợi cho việc vận chuyển, cất giữ và
triển khai.
Nếu ở thời điểm đầu lịch sử chế tạo pháo nói chung mà tiêu biểu là
những khẩu thần công thì độ rộng nòng pháo càng lớn, uy lực của vũ khí đó
càng cao. Tất nhiên là đường kính nòng pháo không thể tăng đến vô hạn vì
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khả năng chịu đựng của vật liệu, độ
chính xác và giới hạn của công nghệ chế tạo... Nhưng hiện nay với công
nghệ tiên tiến hơn hẳn thì đường kính nòng pháo không cần phải là rất lớn,
mà điểm mấu chốt là việc tăng độ tích hợp của các vật liệu chế tạo nên nòng
pháo, đạn pháo. Do đó tuy đường kính nòng pháo tuy không lớn nhưng khả
năng hoả lực lại tăng lên.
Mặt khác, độ chính xác trong việc điều khiển, vận hành các cỗ pháo
cũng rất quan trọng để có thể tiêu diệt mục tiêu. Nếu ngày xưa việc sử dụng
pháo chỉ gói gọn trong các thao tác đơn giản: nhồi thuốc nổ, lấy góc bắn,
châm bùi nhùi... để bắn thì hiện nay, các phương tiện pháo còn được trang bị
nhiều thiết bị phụ trợ khác như: radar, các thiết bị máy tính để xử lý số liệu,
máy đo cự ly, máy hỏi để tránh bắn phải máy bay quân nhà... Các cỗ pháo tự
hành có khả năng cơ động lớn do đó việc di chuyển trận địa đòi hỏi ít thời
gian hơn, nâng cao hiệu suất chiến đấu lên nhiều lần.

Ví dụ: pháo tự hành M109 của Mỹ, nặng 55 tấn, trang bị động cơ 1500
mã lực, khi di chuyển đạt đến tốc độ 60-70 km/h, có thể bắn xa đến 50km,
với tốc độ bắn 12 phát/phút. Pháo tự hành Herter của Nga nhoài 2 nòng pháo
155mm, 1 nòng 30mm còn có thiết bị khác như: thiết bị truyền hình để tăng
khả năng chính xác khi bắn, thiết bị ảnh nhiệt để quan sát, 1 giá phóng tên
lửa chống tăng. Do vậy mà loại pháo này có thể sẵn sàng chiến đấu trong
mọi địa hình, mọi điều kiện thời tiết.
*
* *
Bên cạnh các loại pháo phòng không thì một vũ khí khác là tên lửa
phòng không cũng ngày càng mở rộng khả năng chiến đấu. Tên lửa trở nên
đa năng hơn, có thể vừa chống máy bay vừa chống tên lửa chiến thuật. Việc
phóng tên lửa có thể được thực hiện ở nhiều địa hình, hoàn cảnh khác nhau:
phóng trên mặt đất, trên biển, trên không; có thể phóng nghiêng hoặc thẳng
đứng. Cũng giống như pháo, tên lửa cũng được tăng khả năng cơ động, rút
ngắn thời gian chuẩn bị bắn, nâng cao độ chính xác...Tuy ra đời sau pháo
phòng không nhưng tên lửa đã chứng tỏ được sức mạnh của mình trong
nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, đánh trả các phương tiện tiến công đường không.
Nhờ những cải tiến về nhiên liệu phóng mà tầm xa của các loại tên lửa
được tăng lên rõ rệt. Ngày nay tên lửa thường sử dụng nhiên liệu rắn hoặc
tuabin phản lực, được ghép nối từ nhiều tầng để tăng cự ly phóng. Đầu đạn
tên lửa có thể là thuốc nổ thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân. Hệ thống
điều khiển dẫn đường sẽ đảm bảo cho tên lửa bay đúng hướng và tới đích
chính xác. Các loại tên lửa ngày nay thường dùng các hệ thống dẫn đường
như: radar, tia hồng ngoại, tia laser... Một số loại kháclại có khả năng tự tìm
mục tiêu như tên lửa tầm nhiệt, tên lửa chống radar,.. Nhờ có những tính
năng đó mà hiệu suất cuả tên lửa được nâng cao.
Một số loại tên lửa và hệ thống diều khiển
Sự xuất hiện của tên lửa mang đầu đạn hạt nhân làm cho máy bay
không còn là phương tiện mang vũ khí hạt nhân duy nhất nữa. Mặt khác, do

tốc độ bay của tên lửa rất lớn (thường tính bằng đơn vị vận tốc âm thanh)
nên việc phòng chống tấn công bằng tên lửa trở nên khó khăn. Vì vậy, trong
điều kiện kỹ thuật cao thì tác chiến tên lửa sẽ trở thành cuộc giao chiến đầu
tiên, có ảnh hưởng dến toàn bộ quá trình chiến tranh. Thực tế trong cuộc
chiến tranh vùng Vịnh và các cuộc không kích nhằm vào Nam Tư của Mỹ và
NATO, tên lửa được sử dụng như một phương tiện tấn công chính, nhằm đạt
được những ưu thế trên chiến trường.
*
* *
Một loại khí tài không thể thiếu trong phòng không là RADAR. Radar
là từ viết tắt của tiếng Anh (Radio Detection and Ranging), có nghĩa là
phương tiện dùng sóng vô tuyến điện để phát hiện và xác định vị trí mục
tiêu. Việc phát minh ra radar là một trong những thành tựu khoa học và kỹ
thuật vĩ đại nhất trong thời đại ngày nay. Radar đã được ứng dụng vào rất
nhiều ngành kỹ thuật và đời sống khác nhau.
Khi được áp dụng trong kỹ thuật quân sự, do radar có thể phát hiện ra
máy bay ở cự ly rất xa, trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, tính toán được
tốc độ, hướng bay và các đặc điểm của máy bay để chị thị cho các đơn vị
hoả lực có thể bám sát và tiêu diệt.
Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai đã xuất hiện nhiều đài radar có
công dụng khác nhau, và chúng đã góp phần đắc lực vào việc tiêu diệt máy
bay đối phương, bảo vệ không phận. Khi kỹ thuật tên lửa và vũ khí tiến công
đường không ngày càng phát triển thì vai trò của radar càng trở nên quan
trọng. Trong các vũ khí, khí tài quân sự nói chung và trong phòng không nói
riêng không thể không trang bị radar nhằm xác định mục tiêu và điều khiển
hoả lực chính xác hơn.
Khi xảy ra chiến tranh vùng Vịnh, nhờ các ưu thế về vũ khí công nghệ
cao mà Mỹ và liên quân đã vô hiệu hoá hệ thống radar phòng không của
Irắc, từ đó làm rối loạn hệ thống chỉ huy, làm mất hiệu lực hệ thống phòng
không, khiến cho Irắc phải thất bại, mặc dù lực lượng quân sụ của Irắc rất

mạnh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×