Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ cơ cấu lại KINH tế NÔNG NGHIệP ở THàNH PHố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.59 KB, 106 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cơ cấu lại kinh tế nơng nghiệp
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm trên địa bàn
Hợp tỏc xó
Kinh tế nụng nghiệp
Kinh tế - xó hội
Kinh tế thị trường
Khoa học và cụng nghệ
Lực lượng sản xuất
Nhà xuất bản
Nụng nghiệp và phỏt triển nụng thụn
Phân cơng lao động xó hội
Ủy ban nhõn dõn

Chữ viết tắt
CNH,HĐH
CCLKTNN
GDP
GRDP
HTX
KTNN
KT-XH
KTTT
KH&CN
LLSX
Nxb
NN&PTNT


PCLĐXH
UBND


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ CƠ CẤU LẠI KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3
11

1.1. Những vấn đề chung về kinh tế nông nghiệp và cơ cấu lại
kinh tế nông nghiệp
1.2. Quan niệm, nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu lại
kinh tế nông nghiệp ở thành phố Hà Nội

11
21

Chương 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU LẠI KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

40

2.1. Thành tựu và hạn chế trong cơ cấu lại kinh tế nông
nghiệp ở thành phố Hà Nội
2.2. Nguyờn nhõn của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt


40

ra từ thực trạng cơ cấu lại kinh tế nụng nghiệp ở thành phố
Hà Nội

56

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ CẤU LẠI KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG
THỜI GIAN TỚI

68

3.1. Quan điểm cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp ở thành phố Hà
Nội trong thời gian tới
3.2. Giải pháp cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp ở thành phố Hà
Nội trong thời gian tới
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

68
75
94
96
101


3
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Quỏ trỡnh CNH,HĐH và đơ thị hóa dẫn đến những biến đổi to lớn cơ
cấu của nền kinh tế. Nông nghiệp là một trong những trụ cột của nền kinh tế,
qua hơn 30 năm đổi mới thể chế về sở hữu và quản lý, đó gần hết dư địa phát
triển về chiều rộng. Điều đó đặt ra yêu cầu phải thay đổi cách thức tổ chức
sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, vừa để giải quyết nhu cầu lương thực,
thực phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu, vừa giải quyết vấn đề lao
động, việc làm của một bộ phận lao động thiếu việc làm, vừa đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững. Cơ cấu lại kinh tế nơng nghiệp góp phần giải quyết cơ
bản vấn đề nói trên.
Thực hiện chủ trương Nghị quyết Đại hội Đảng và xuất phát từ yêu cầu
khách quan nội tại của ngành nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn xây dựng đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, với mục tiêu xây dựng một nền
nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của người tiêu dùng trong nước và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Cụ thể hóa chủ trương của Đảng và kế hoạch của ngành nơng nghiệp,
Đảng bộ và chính quyền thành phố Hà Nội đó triển khai và thực hiện Kế
hoạch: Tái cơ cấu nông nghiệp thành phố Hà Nội theo hướng nâng cao giá
trị gia tăng và phát triển bền vững. Qua 5 năm thực hiện đề án tái cơ cấu
ngành nông nghiệp thành phố Hà Nội (2013 - 2017), nụng nghiệp Thành phố
đó đạt được những thành tựu rất quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Tuy
nhiờn, quỏ trỡnh CCLKTNN ở thành phố Hà Nội vẫn cũn tồn tại một số khó
khăn, hạn chế như: quỏ trỡnh chuyển dịch cơ cấu cõy trồng, vật nuụi, cơ cấu
sản phẩm, diễn ra cũn chậm; ứng dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ trong sản
xuất giống, làm đất, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến chưa tương
xứng với tiềm năng, lợi thế của Thành phố; năng suất cây trồng, vật nuụi cũn


4

thấp; sản xuất cũn manh mỳn, nhỏ lẻ, sản phẩm cũn phõn tỏn, khả năng cạnh
tranh thấp, chưa khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, miền; khả
năng ứng phó với biến đổi khí hậu và dịch bện cũn chậm; chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm và sử lý ụ nhiễm mụi trường cũn nhiều hạn chế. Những
hạn chế, yếu kém đó đó làm ảnh hưởng đến kết quả phát triển nơng nghiệp,
nơng thơn nói riêng, đến tiến độ, mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế của thành
phố Hà Nội núi chung. Do vậy, cơ cấu lại KTNN ở thành phố Hà Nội hiện
nay không chỉ là vấn đề kinh tế - kỹ thuật đơn thuần mà cũn là vấn đề xó hội
mang tớnh cấp bỏch nên đó thu hỳt được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều
nhà khoa học dưới nhiều góc độ, phạm vi khác nhau.
Trong khi đó hiện nay chưa có cụng trỡnh nào nghiên cứu một cách hệ
thống về cơ cấu lại KTNN ở thành phố Hà Nội. Với mong muốn làm rừ cơ
sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các quan điểm, giải phỏp phự hợp để quỏ
trỡnh cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp ở thành phố Hà Nội cú hiệu quả, tác giả
chọn đề tài: “Cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp ở Thành phố Hà Nội”, làm luận
văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Tỡnh hỡnh nghiờn cứu cú liờn quan đến đề tài
Liên quan đến vấn đề nghiên cứu đó cú nhiều cụng trỡnh cụng bố dưới
các góc độ tiếp cận khác nhau, tiêu biểu là:
* Cỏc cụng trỡnh nghiờn cứu về CCKTNN và chuyển dịch CCKTNN
Nguyễn Tiến Dũng (2002), Đổi mới hoàn thiện một số chính sách
nhằm đẩy nhanh quá trỡnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, [8].
Trong luận án, tác giả đó phõn tớch quỏ trỡnh đổi mới chính sách kinh tế,
tỡnh hỡnh triển khai thực hiện và sự tỏc động của chính sách đến sự chuyến
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đồng thời đề xuất những phương hướng và
giải pháp thích hợp để tiếp tục hồn thiện, đổi mới hệ thống chính sách thêm
một bước mới, nhằm đẩy nhanh quá trỡnh chuyến dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp trong thời gian tới.
Phạm Văn Khôi (2004), Phỏt triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội



5
theo hướng nông nghiệp sinh thái, [26]. Trong cuốn sách này, tác giả đó đánh
giá những thành tựu và hạn chế của sản xuất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội
theo tiêu chí nơng nghiệp sinh thái vùng ven đơ. Tác giả cũng đó cung cấp
nhiều kinh nghiệm quý bỏu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng sinh thái của các đơ thị trong và ngồi nước, đồng thời đề ra các giải
pháp để đẩy mạnh quá trỡnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại
thành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Trần Thị Hồng Việt (2006), Những giải phỏp kinh tế chủ yếu nhằm
chuyển dịch CCKTNN ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái,
[57]. Trong luận ỏn này, tác giả đó làm rừ cơ sở lý luận về nền nông nghiệp sinh
thái, đồng thời đánh giá CCKTNN ngoại thành Hà Nội theo: cơ cấu ngành, cơ
cấu vùng và cơ cấu kỹ thuật; chỉ ra những điểm hạn chế, bất cập của CCKTNN,
đồng thời đưa ra những giải pháp kinh tế tác động nhằm làm cho CCKTNN
ngoại thành Hà Nội chuyển dịch theo hướng nông nghiệp sinh thái.
Phạm Thị Khanh (2010), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát
triển bền vững ở Việt nam, [25]. Trong cuốn sỏch này tác giả đó trỡnh bày
một cỏch hệ thống cơ sở lý luận về chuyển dịch CCKT theo hướng phát triển
bền vững. Phân tích thực trạng chuyển dịch CCKT theo hướng phát triển bền
vững trên cả ba nội dung là: cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu
thành phần kinh tế. Tác giả làm rừ những thành tựu và hạn chế của CCKT, từ
đó, đề xuất một số quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy
mạnh chuyển dịch CCKT theo hướng phát triển bền vững Ở Việt Nam trong
những năm tiếp theo.
Đặng Văn Thắng và Vừ Thị Hồng Hạnh (2012),“Chuyển đổi mô hỡnh
tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp [38]. Trong bài viết này, tỏc giả đó
khỏi quỏt chung ba mụ hỡnh tăng trưởng kinh tế trong nơng nghiệp, trong đó
nhấn mạnh lựa chọn mụ hỡnh nào cần phải thể hiện rừ mối quan hệ giữa số
lượng và chất lượng tăng trưởng. Thông quá việc đỏnh giỏ mụ hỡnh tăng



6
trưởng trong nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, theo tỏc giả đây
vẫn là mô hỡnh tăng trưởng chất lượng thấp và kộm hiệu quả, mới chủ yếu
tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, dựa trên mức độ thâm dụng các yếu tố
vật chất đầu vào cho sản xuất và nguồn lực tự nhiên cao,…. Từ đó đó đề
xuất mô hỡnh tăng trưởng trong nông nghiệp theo chiều sâu và sáu giải pháp
chuyển đổi mụ hỡnh tăng trưởng kinh tế nông nghiệp từ chủ yếu theo chiều
rộng sang chiều sâu.
Nguyễn Khắc Hải (2015), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp ở
tỉnh Hưng n [16]. Luận văn đó làm rừ một số vấn đề lý luận về cơ cấu kinh
tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trên cơ sở đánh giá đúng thực
trạng, chỉ rừ những nguyờn nhõn của thành tựu và hạn chế của quỏ trỡnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tác giả đưa ra một số quan điểm và
giải pháp để đẩy mạnh quỏ trỡnh chuyển dịch cơ cấu KTNN ở tỉnh Hưng Yên
trong thời gian tới.
Đỗ Tuấn Anh (2016), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Huyện
Chương Mỹ, thành phố Hà Nội [1]. Luận văn đó làm rừ một số vấn đề lý luận
về cơ cấu kinh tế nụng nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, đồng thời chỉ rừ nguyờn nhõn thành tựu
và hạn chế của quỏ trỡnh chuyển dịch cơ cấu KTNN ở huyện Chương Mỹ,
thành phố Hà Nội, tác giả đó đưa ra một số quan điểm, giải pháp để đẩy mạnh
quá trỡnh chuyển dịch cơ cấu KTNN ở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
đi đúng hướng trong thời gian tới.
* Cỏc cụng trỡnh nghiờn cứu về tỏi cơ cấu kinh tế và CCLKTNN
Nguyễn Minh Phong (2010), Tỏi cấu trỳc nền kinh tế thành phố Hà
Nội theo hướng phát triển hiện đại và bền vững giai đoạn 2010 - 2020, tầm
nhỡn 2030, [32]. Trong đề tài này, tác giả đánh giá tổng quan nền kinh tế Hà
Nội giai đoạn 2000 - 2010, đồng thời nhấn mạnh những hạn chế và thách thức

làm cản trở đến sự phát triển, tăng trưởng của Thành phố. Trên cơ sở đó tác
giả đề xuất các giải pháp nhằm tái cấu trúc nền kinh tế thành phố Hà Nội giai


7
đoạn 2010 - 2020 và tầm nhỡn 2030 theo hướng phát triển hiện đại và bền
vững.
Đặng Kim Sơn (2012), Tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam theo
hướng giá trị tăng cao, [33]. Trong cuốn sách, tác giả đó làm rừ những đóng
góp của nơng nghiệp Việt Nam cho q trỡnh đổi mới và cơng nghiệp hóa
thời gian qua, kinh nghiệm của quốc tế về phỏt triển nụng nghiệp giỏ trị cao
và một số mụ hỡnh tổ chức sản xuất thành cụng trong nước; chỉ ra những
thách thức khó khăn của nông nghiệp Việt Nam hiện tại và tương lai. Từ đó
đề xuất quan điểm, định hướng, nội dung tái cấu trúc ngành vùng trong nông
nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng và các giải pháp chiến lược.
Nguyễn Ngọc Toàn và Bùi Văn Huyền (2013), Tỏi cấu trỳc kinh tế Việt
Nam nhỡn từ cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế, [35]. Trong cuốn
sỏch này, tỏc giả đó làm rừ khỏi niệm, cụng cụ và nội dung của tỏi CCKT, kinh
nghiệm tỏi cơ cấu của các nước trên thế giới, đồng thời đi sâu phân tích cơ cấu
ngành kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta trong những năm gần
đây; xác định những mặt tích cực và hạn chế trong CCKT Việt Nam và các
nguyên nhân. Cỏc tỏc giả cũng đưa ra những dự bỏo tỡnh hỡnh kinh tế thế giới
và trong nước đến năm 2015; xác định quan điểm và phương hướng tái cơ cấu
ngành kinh tế và tái cơ cấu thành phần kinh tế.
Vương Đỡnh Huệ (2013), “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta hiện
nay” [18]. Trong bài viết, tỏc giả đó khỏi quỏt thực tiễn và những hạn chế tồn
tại trong phỏt triển nụng nghiệp của nước ta từ khi đổi mới đến nay, chỉ ra
những thách thức, mâu thuẫn cần tập trung giải quyết. Đặc biệt, tác giả đề
xuất những nội dung cần tập trung tái cơ cấu: thứ nhất, tái cơ cấu không gian
sản xuất nông nghiệp; thứ hai, tái cơ cấu chuỗi ngành hàng nông sản; thứ ba,

tái cơ cấu đối tượng tham gia sản xuất nơng nghiệp. Thơng qua đó, tác giả đề
xuất những giải pháp cần quan tâm khi thực hiện tái cơ cấu như là: cơ chế,
chính sách đất đai; cơ chế, chính sách đầu tư cho nông nghiệp và hỗ trợ nông


8
dân; cơ chế, chính sách phát triển chuỗi ngành hàng nơng sản; cơ chế, chính
sách đổi mới tồn diện hệ thống quản lý, dịch vụ cho nụng nghiệp.
Lê Sĩ Cương (2016), Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa, [5]. Trong luận văn, tác giả làm rừ một số vấn đề lý luận về nơng
nghiệp nói chung, tái cơ cấu ngành nơng nghiệp nói riêng, trên cơ sở đánh giá
thực trạng tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, chỉ ra
nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải, đồng thời đề xuất những quan
điểm cơ bản và giải pháp nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
Phạm Thị Hiền (2017), Cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Phú
Thọ, [17]. Luận văn đó trỡnh bày rừ cơ sở lý luận về cơ cấu lại kinh tế
nông nghiệp. Trên cơ sở đánh giá thực trạng của quá trỡnh cơ cấu lại kinh
tế nơng nghiệp, tác giả đó đưa ra một số quan điểm và giải pháp để đẩy
mạnh quá trỡnh cơ cấu lại nền kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ đi đúng
hướng trong thời gian tới.
Hà Thị Cẩm Tiờn (2018), Cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp ở huyện Trảng
Bàng, tỉnh Tây Ninh [45]. Luận văn đó làm rừ một số vấn đề lý luận về nông
nghiệp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp. Trên cơ sở
đánh giá đúng thực trạng của quá trỡnh cơ cấu lại KTNN ở huyện Trảng Bàng,
tác giả đó đưa ra một số quan điểm và giải pháp để đẩy mạnh quá trỡnh cơ cấu
lại KTNN ở huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.
Nguyễn Ngọc Tứ (2019), Cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp ở huyện Di
Linh, tỉnh Lâm Đồng, [48]. Trong luận văn, tác giả đó làm rừ những vấn đề lý
luận chung về kinh tế nông nghiệp, cơ cấu KTNN và cơ cấu lại KTNN. Trên

cơ sở đó đánh giá thực trạng CCLKTNN trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh
Lâm Đồng trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp
CCLKTNN ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới.
Cỏc cụng trỡnh nghiờn cứu nói trên, đều ít nhiều liên quan đến hướng
nghiên cứu của đề tài theo nhiều góc độ, phạm vi khác nhau, tác giả có thể kế


9
thừa, làm tài liệu tham khảo. Tuy nhiờn, đề tài: “Cơ cấu lại kinh tế nụng
nghiệp ở thành phố Hà Nội”, có hướng đi hồn tồn độc lập, chưa có đề tài nào
nghiên cứu một cách có hệ thống và tồn diện dưới góc độ kinh tế chính trị.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về CCLKTNN ở thành phố Hà
Nội, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm đẩy mạnh cơ
CCLKTNN ở thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiờn cứu
Luận giải cơ sở lý luận về CCLKTN ở thành phố Hà Nội: xác định quan
niệm, nội dung và những nhân tố tác động đến CCLKTNN ở thành phố Hà Nội.
Đánh giá đúng thực trạng cơ cấu lại KTNN ở thành phố Hà Nội, xác
định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm đẩy mạnh cơ cấu lại KTNN ở
thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp.
* Phạm vi nghiờn cứu
Về nội dung: nghiên cứu cơ cấu lại KTNN theo nghĩa rộng ở thành phố
Hà Nội trờn 3 nội dung: cơ cấu lại KTNN theo phõn ngành; cơ cấu lại KTNN
theo vựng và cơ cấu lại KTNN theo thành phần kinh tế.

Về khụng gian: nghiờn cứu quỏ trỡnh CCLKTNN ở thành phố Hà Nội.
Về thời gian: dựa trên các số liệu, tư liệu chủ yếu từ năm 2015 đến
năm 2019.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối, chủ trương của Đảng về KTNN nói
chung và cơ cấu lại KTNN nói riêng.
* Cơ sở thực tiễn
Đề tài dựa trờn kết quả nghiờn cứu của cỏc cụng trỡnh khoa học đó được
cơng bố về cơ cấu lại KTNN; dựa trờn cơ sở nghiên cứu thực trạng CCLKTNN
ở thành phố Hà Nội từ năm 2015 đến năm 2019 và cỏc bỏo cỏo tổng kết,


10
thống kờ của thành phố Hà Nội; Bộ, Ban ngành cú liờn quan.
* Phương pháp nghiên cứu
Trờn cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mỏc Lờnin, luận văn sử dụng các phương pháp sau: phương pháp trừu tượng hoá
khoa học, kết hợp lụgớc và lịch sử, phõn tớch và tổng hợp, thống kờ, so sỏnh,
sơ đồ, biểu đồ và phương pháp chuyên gia,... để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
6. í nghĩa của đề tài
Những kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú thêm
vấn đề lý luận và thực tiễn về CCLKTNN ở thành phố Hà Nội. Đồng thời, kết
quả của luận văn cũn cú thể dựng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy mụn
kinh tế chính trị Mác - Lênin ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài Quân đội.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.

Chương 1

CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ CƠ CẤU LẠI KINH TẾ NễNG NGHIỆP
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1.1. Những vấn đề chung về kinh tế nụng nghiệp và cơ cấu lại kinh tế
nụng nghiệp
1.1.1. Kinh tế nụng nghiệp
* Quan niệm về nụng nghiệp
Nơng nghiệp được nói đến như một ngành kinh tế truyền thống, là lĩnh
vực cơ bản đầu tiên và có vai trũ quan trọng gắn liền với con người và xó hội
lồi người. Trong quỏ trỡnh phỏt triển của xó hội lồi người, các nghiên cứu
về nông nghiệp cũng từng bước tiếp cận theo hướng phù hợp hơn.
Theo từ điển Bách khoa tồn thư:
Nơng nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xó hội: sử dụng đất đai để trồng
trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo


11
ra lương thực thực phẩm và một số nguyờn liệu cho cụng nghiệp. Nụng nghiệp là một ngành sản xuất
lớn, bao gồm nhiều chuyờn ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng cũn bao
gồm cả lõm nghiệp và thủy sản [47, tr.303].

Theo tổ chức Lương nông thế giới (FAO) của Liên Hiệp Quốc: “Nông
nghiệp theo nghĩa rộng cũn bao gồm cả sản xuất, bảo quản, chế biến và
marketing cỏc sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, lâm sản và thủy sản” [58, tr.11].
Như vậy, cỏc quan niệm trên đều khẳng định rừ vai trũ của nụng nghiệp là
một ngành sản xuất cơ bản của xó hội, cung cấp lương thực, thực phẩm và các
sản phẩm thiết yếu khác để duy trỡ cuộc sống, bảo đảm cho sự tồn tại và phỏt
triển của xó hội lồi người. Trong đó, nơng nơng nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành
sản xuất vật chất cơ bản của xó hội, cung cấp sản phẩm trồng trọt và sản phẩm
chăn nuôi, phục vụ đời sống con người và một số nguyờn liệu cho ngành cụng

nghiệp, gồm cú hai phõn ngành là trồng trọt và chăn nuôi. Theo nghĩa rộng,
nụng nghiệp là tổ hợp cỏc phõn ngành sản xuất gắn liền với cỏc quỏ trỡnh sinh
học, bao gồm tất cả cỏc ngành sản xuất cú đối tượng tác động là cây trồng, vật
nuôi, gắn liền với yếu tố tự nhiờn, gồm cú 4 phõn ngành là trồng trọt, chăn ni,
lâm nghiệp, thủy sản. Trong đó:
Trồng trọt là ngành sử dụng đất đai với cây trồng làm đối tượng chủ yếu
để sản xuất ra lương thực, thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp. Ngành
trồng trọt được chia ra thành: cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây
rau và hoa, cây trồng làm thức ăn cho gia súc và cây dược liệu.
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, với
đối tượng sản xuất và các loại động vật nuôi. Ngành chăn nuôi cung cấp thực
phẩm nhiều chất đạm như thịt, sữa, trứng; cung cấp da, lông; sản phẩm phụ của
chăn ni làm phân bón; đại gia súc làm sức kéo.
Lâm nghiệp là các hoạt động chăm sóc, ni dưỡng và bảo vệ rừng;
khai thác, vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng; trồng cây, tỏi tạo
rừng, duy trỡ tỏc dụng phũng hộ nhiều mặt của rừng.


12
Thủy sản là ngành kinh tế hỡnh thành trờn cơ sở các hoạt động khai
thác và nuôi trồng thủy, hải sản. Các ngành của thủy sản bao gồm: khai thác;
nuôi trồng và dịch vụ thủy sản.
Như vậy, để phù hợp với phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả
quan niệm nông nghiệp như sau: nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất
cơ bản của xó hội, được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các ngành nông,
lâm và ngư nghiệp. Tiếp cận quan niệm về nụng nghiệp như trên sẽ làm
cho sản xuất nụng nghiệp khụng bị phỏt triển một cỏch hạn hẹp, phiến
diện. Cho phép huy động mọi nguồn lực để đầu tư sản xuất, khai thác, sử
dụng có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước
ta. Qua đó, thúc đẩy LLSX phỏt triển và từng bước hoàn thiện QHSX

trong nụng nghiệp.
* Đặc điểm của nông nghiệp
Là một ngành sản xuất vật chất của xó hội, nụng nghiệp cũng cú những
đặc điểm phản ánh tính đặc thù của nó, đặc điểm đó được thể hiện trên những
nội dung sau:
Một là, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế được
trong sản xuất nông nghiệp
Trong nông nghiệp, đất đai không chỉ là nền móng, là địa bàn trên đó
diễn ra các quá trỡnh sản xuất như đối với ngành công nghiệp và các lĩnh vực
khác, mà cũn là tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế. Đất đai là tư liệu
sản xuất đặc biệt vỡ nú vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động.
Đồng thời nó khơng giống như những tư liệu sản xuất khác ở chỗ: giới hạn về
số lượng, diện tích, khơng đồng nhất về chất lượng giữa các thửa đất, nếu
được sử dụng hợp lý thỡ độ phỡ nhiờu của đất sẽ không ngừng tăng lên. Vỡ
cú vai trũ quan trọng đối với sản xuất nơng nghiệp và đặc tính riêng có của
ruộng đất nên khơng có một tư liệu sản xuất thơng thường nào khác có thể
thay thế được. Do vậy, chớnh sỏch quản lý, sử dụng, khai thỏc tài nguyờn đất


13
và không ngừng nâng cao độ phỡ nhiờu của đất là vấn đề sống cũn của sản
xuất nụng nghiệp, đặc biệt là trong quá trỡnh đẩy mạnh CNH,HĐH nền kinh
tế, cũng như tác động của q trỡnh đơ thị hóa ngày càng cao như hiện nay.
Hai là, đối tượng sản xuất của nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi,
những cơ thể sống phát sinh, phát triển theo những quy luật sinh học nhất định
Sinh vật nông nghiệp sống trong môi trường tự nhiên. Các yếu tố đất,
nước, thời tiết, khí hậu cũng tồn tại đồng thời và tác động vào sinh vật theo
những quy luật tự nhiên vốn rất đa dạng và phức tạp. Đặc tính tự nhiên của
sinh vật và mơi trường của nó là hai yếu tố có mối quan hệ hữu cơ tạo ra tính
di truyền và biến dị của sinh vật. Trong hai thuộc tính đó, di truyền là mặt bản

chất của sinh vật. Đây là đặc điểm quan trọng để trong quá trỡnh sản xuất
nụng nghiệp, cỏc nhà khoa học cần lựa chọn cỏc giải phỏp kỹ thuật và cụng
nghệ thớch hợp. Vỡ thế, ngày nay trong thời đại khoa học - công nghệ, nhất là
cụng nghệ sinh học vẫn giữ vai trũ trọng tõm, là cỏi cốt lừi chi phối và điều
khiển các quá trỡnh cụng nghiệp húa và hiện đại hóa trong sản xuất nơng
nghiệp, góp phần phát triển nơng nghiệp theo hướng hiện đại, đem lại giá trị
gia tăng cao và phát triển bền vững.
Ba là, sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn
và mang tính khu vực
Mỗi quốc gia nhất định, thỡ cú điều kiện khác nhau về đất đai, thời tiết
và khí hậu ở từng vùng. Lịch sử hỡnh thành cỏc loại đất, quá trỡnh khai phỏ
và sử dụng các loại đất ở từng vùng cũng có sự khác nhau, các hoạt động
nơng nghiệp diễn ra ở từng vùng cũng không giống nhau. Điều kiện thời tiết,
khí hậu với lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng …trên từng địa bàn gắn bó
chặt chẽ với điều kiện hỡnh thành và sử dụng đất. Do điều kiện ở từng khu
vực có sự khác nhau đó làm cho nụng nghiệp mang tớnh khu vực rất rừ rệt.
Đặc điểm này đũi hỏi quỏ trỡnh tổ chức sản xuất nụng nghiệp cần phải chỳ ý
cỏc vấn đề kinh tế - kỹ thuật như: phải tiến hành điều tra một cách tổng thể


14
các nguồn tài nguyên về nông, lâm, thủy sản trên phạm vi cả nước cũng như ở
từng vùng, từng địa phương để từ đó làm tốt cơng tác quy hoạch bố trí sản
xuất các cây trồng, vật ni cho phù hợp; việc xây dựng phương hướng sản
xuất kinh doanh, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phải phù hợp với đặc điểm và
yêu cầu sản xuất nông nghiệp ở từng vùng; hệ thống các chính sách kinh tế
theo đó cũng phải phù hợp với điều kiện từng vùng.
Bốn là, sản xuất nụng nghiệp mang tớnh thời vụ
Đây là nét đặc thù điển hỡnh nhất của sản xuất nụng nghiệp, bởi vỡ một
mặt sản xuất nghiệp là quỏ trỡnh tỏi sản xuất kinh tế liờn quan tới quỏ trỡnh

tỏi sản xuất tự nhiờn, thời gian lao động xen kẽ với thời gian sản xuất và
khơng hồn tồn trung khớp với thời gian sản xuất, làm cho sản xuất nơng
nghiệp có tính thời vụ cao. Mặt khác do đối tượng của sản xuất nơng nghiệp
là các sinh vật sống, nên nó có chu kỳ sinh trưởng nhất định. Tính chất mùa
vụ của sản xuất nông nghiệp dẫn đến làm cho vấn đề sản xuất, cung ứng hàng
hóa ra thị trường thường không đồng đều, mất cân đối với nhu cầu tiêu thụ.
Chính vỡ vậy, quỏ trỡnh sản xuất cần phải tổ chức, bố trớ cơ cấu cây trồng vật
nuôi, cơ cấu mùa vụ cho phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng sản
xuất nông nghiệp, tránh tỡnh trạng “được mùa mất giá”.
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm của nông nghiệp, cho chúng ta cách
nhỡn đầy đủ, toàn diện hơn về một ngành sản xuất vật chất đặc biệt của xó
hội. Từ đó thấy được những thuận lợi và khó khăn và yêu cầu đặt ra trong
phát triển nông nghiệp ở mỗi điều kiện lịch sử cụ thể, nhằm đề ra những giải
pháp cụ thể, phù hợp.
* Quan niệm về kinh tế nụng nghiệp
Theo Từ điểm tiếng Việt: kinh tế là tổng thể nói chung hoạt động sản
xuất và tái sản xuất của cải vật chất cho con người và xó hội [36, tr. 680]. Như
vậy, theo quan niệm trên, phạm trù kinh tế được tiếp cận là một hoạt động.


15
Hoạt động đó liên quan đến việc tính tốn các yếu tố trong nội bộ từng khâu
và mối quan hệ giữa các khâu sao cho đem lại lợi ích cao nhất, phù hợp với
mục tiờu của cỏc tổ chức kinh tế và mục tiờu của nền sản xuất xó hội. Trong
cỏc hoạt động đó, con người là chủ thể giải quyết các mối quan hệ ở tất cả các
khâu, các yếu tố của quá trỡnh sản xuất và tỏi sản xuất, để cho quá trỡnh sản
xuất phự hợp hơn với nhu cầu của xó hội lồi người.
Trên cơ sở quan niệm về nông nghiệp và kinh tế, tỏc giả đưa ra quan
niệm về kinh tế nụng nghiệp như sau: KTNN là tổng thể cỏc mối quan hệ
giữa LLSX và QHSX trong sản xuất và tỏi sản xuất nụng nghiệp, nhằm sản

xuất ra cỏc nụng sản hàng húa đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Như vậy KTNN là ngành kinh tế ở đó thể hiện mối quan hệ giữa con
người với con người trong quá trỡnh sản xuất, phõn phối, trao đổi, tiêu dùng
thuộc phạm vi nông nghiệp, phản ánh những nét đặc thù của hoạt động sản
xuất nông nghiệp do sự tác động của các yếu tố tự nhiên và xó hội mang lại.
Từ quan niệm về KTNN, ta thấy trong cấu trỳc của KTNN có những
thành phần cơ bản sau đây:
Người lao động. Trong kinh tế nụng nghiệp, người lao động là những
người với năng lực về thể lực, trớ lực, kinh nghiệm, kỹ năng và khả năng lao
động. Đó là những người nơng dân cú sức mạnh cơ bắp và những tri thức,
kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất nông nghiệp của mỡnh. Được họ sử dụng vào
trong quá trỡnh lao động sản xuất nông nghiệp, nhằm sản xuất ra các loại
nông phẩm phục vụ đời sống của bản thân, gia đỡnh và nhu cầu của xó hội.
Đối tượng lao động. Trong kinh tế nụng nghiệp, đối tượng lao động rất
phong phú và đa dạng, trong đó đất đai là thành phần quan trọng nhất, chủ
yếu nhất của đối tượng lao động trong nông nghiệp. Bên cạnh đất đai thỡ đối
tượng lao động trong nông nghiệp cũn bao gồm cả nguồn nước, các loại cây
trồng, vật nuôi.
Tư liệu lao động. Trong kinh tế nụng nghiệp tư liệu lao động bao gồm


16
các công cụ sản xuất và điều kiện vật chất cần thiết phục vụ cho quỏ trỡnh sản
xuất nụng nghiệp. Đối với các cơng cụ sản xuất nơng nghiệp, đó là cỏc vật
dụng tham gia trực tiếp vào quỏ trỡnh sản xuất nụng nghiệp như máy bơm
nước, máy làm đất, máy thu hoạch, hệ thống máy móc sơ chế, hệ thống nhà
kho, thiết bị sơ chế và bảo quản. Trong đó, yếu tố KH&CN ngày càng trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp, góp phần nâng cao hiệu quả của các hoạt
động sản xuất nông nghiệp. Điều kiện vật chất cần thiết của quỏ trỡnh lao
động trong nông nghiệp là những yếu tố tham gia giỏn tiếp vào quỏ trỡnh sản

xuất nụng nghiệp, như đường sá, cầu cống, phương tiện vận chuyển, hệ thống
điện lưới, thủy điện, thông tin liên lạc,… phục vụ sản xuất nụng nghiệp.
Quan hệ sản xuất trong kinh tế nụng nghiệp. Là một hệ thống các quan hệ
giữa con người với con người trong quá trỡnh tỏi sản xuất và tỏi sản xuất nụng
nghiệp, hệ thống các quan hệ đó được thể hiện ở cả 4 khâu của quá trỡnh tỏi sản
xuất, bao gồm: sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng, trong đó sản xuất là khâu
cơ bản, quyết định. Trong quan hệ sản xuất gồm cú quan hệ sở hữu, quan hệ tổ
chức, quản lý và quan hệ phõn phối. Đối với quan hệ sở hữu trong nụng nghiệp,
tương ứng với nó sẽ hỡnh thành và phỏt triển nhiều hỡnh thức tổ chức sản xuất kinh
doanh nụng nghiệp đa dạng, năng động và hiệu quả. Đối với tổ chức quản lý trong
KTNN là yêu cầu cần thiết, nhằm đảm bảo vận hành KTNN một cách hiệu quả.
1.1.2. Cơ cấu lại kinh tế nụng nghiệp
* Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các nhân tố, các bộ phận cấu thành của nền kinh
tế với vị trớ, vai trũ và tỷ trọng khác nhau trong những điều kiện nhất định. Cơ
cấu kinh tế thường được xem xét trên 3 góc độ chủ yếu là: cơ cấu ngành kinh
tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế; giữa chúng có mối quan
hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.
Trong nền kinh tế quốc dân, KTNN là một bộ phận cấu thành quan
trọng, đồng thời nó cũng là một hệ thống được cấu thành bởi các bộ phận


17
khác nhau. Theo đó, CCKTNN vừa chịu sự chi phối chung của nền kinh tế
quốc dân đồng thời vừa phản ánh những nét riêng biệt mang tính đặc thù của
một ngành mà đối tượng sản xuất là những cơ thể sống.
Từ những phân tích trên đây, tác giả cho rằng: Cơ cấu kinh tế nông
nghiệp là tổng thể các yếu tố, các bộ phận cấu thành kinh tế nông nghiệp,
giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau; mỗi yếu tố, bộ phận với vị trớ,
vai trũ và tỷ trọng khỏc nhau trong những điều kiện lịch sử nhất định.

Quan niệm trên chỉ ra: cơ cấu KTNN là một tổng thể bao gồm các nhân
tố, các bộ phận có mối quan hệ với nhau, tác động quan lại lẫn nhau trong nền
kinh tế nông nghiệp. Trong từng điều kiện lịch sử cụ thể thỡ mỗi nhõn tố, mỗi
bộ phận cú vị trớ, vai trũ, tỏc dụng khỏc nhau và chiếm tỷ trọng khỏc nhau
trong kinh tế nụng nghiệp. Tỷ lệ cỏc nhõn tố, cỏc bộ phận trong cơ cấu kinh tế
nông nghiệp không phải là cố định, bất biến mà nó sẽ có sự thay đổi cùng với
sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Nhận thức đúng xu
hướng thay đổi của cơ cấu kinh tế để có sự tác động phù hợp là đũi hỏi khỏc
quan của quản lý kinh tế vĩ mụ.
Tùy theo góc độ nghiên cứu mà người ta nghiên cứu cơ cấu kinh tế nơng
nghiệp ở các góc độ khác nhau, trong đó nghiên cứu CCKTNN theo ngành
(phân ngành), cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần trong KTNN là phổ biến nhất.
* Cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp
Nước ta đang trong quá trỡnh đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, nông
nghiệp với vai trũ là một ngành kinh tế lớn, là trụ đỡ của nền kinh tế, do vậy
KTNN cũng khơng nằm ngồi q trỡnh đó. Xung quanh vấn đề này, thời
gian qua trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các bài báo, tạp trí,
hội thảo, cỏc tài liệu, cụng trỡnh nghiờn cứu được cụng bố; trong các quyết
định của Chính phủ, các Bộ, Ban ngành cũng chưa đưa ra được quan niệm về
cơ CCLKTNN một cỏch rừ ràng mà mới chỉ dừng lại ở việc đề cập đến các
khía cạnh, các lát cắt khác nhau, cú thể chỉ ra một số quan niệm sau:


18
Theo quan điểm của Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cơ quan tham mưu cho Chính phủ ban hành Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế của
cả nước thỡ: tái cơ cấu hay cơ cấu lại kinh tế là quỏ trỡnh thay đổi tỷ trọng, vị trí
các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế và hỡnh thành cỏc mối quan hệ hữu cơ
tương đối ổn định hợp thành. Tái cơ cấu kinh tế có thể được hỡnh thành tự nhiờn
trong quỏ trỡnh phỏt triển cũng cú thể được hoạch định để chuyển dịch theo một
chiến lược được định trước. Quá trỡnh tỏc động để đạt mục tiêu này gọi là tái cơ

cấu (hay cơ cấu lại) nền kinh tế. KTNN là một bộ phận cấu thành quan trọng của
nền kinh tế quốc dân, do đó cũng cần thiết phải cơ cấu lại.
Theo tỏc giả Vừ Xuõn Tiến: tái cơ cấu (cơ cấu lại) nụng nghiệp là quỏ
trỡnh thay đổi lại hệ thống nông nghiệp theo hướng hiện đại, khai thác lợi thế
của mỗi vùng để sản xuất hàng hóa nơng sản nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu
của thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế. Theo tỏc giả, hệ thống nụng
nghiệp bao gồm: chủ thể sản xuất, hỡnh thức tổ chức, phương thức quản lý,
cỏch phõn phối và tiờu thụ sản phẩm [46, tr. 51 - 58]. Như vậy, về bản chất
thỡ tỏi cơ cấu hay cơ cấu lại kinh tế nụng nghiệp là quỏ trỡnh cỏc chủ thể xem
xột lại vai trũ của cỏc khu vực, cỏc bộ phận trong nụng nghiệp; đánh giá và
coi trọng đúng mức vai trũ của khu vực kinh tế tư nhân trong phát triển sản
xuất, để từ đó thu hút mạnh đầu tư của tư nhân vào phỏt triển nụng nghiệp.
Đồng thời đó cũng là quá trỡnh sắp xếp và lựa chọn cỏc hỡnh thức tổ chức
sản xuất nụng nghiệp sao cho phự hợp với điều kiện của các nguồn lực hiện
có, gúp phần thúc đẩy quá trỡnh chuyển dịch cỏc nguồn lực theo hướng tích
tụ và tăng quy mơ sản xuất; gắn sản xuất với chế biến và thị trường thiêu thụ;
gắn kết người sản xuất và tiêu dùng trong chuỗi giá trị nông sản.
Theo tỏc giả Vương Đỡnh Huệ: “Trong tái cơ cấu nông nghiệp cần chú
trọng mục tiêu tái cơ cấu nhằm xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, giá
trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, liên kết
chặt chẽ với chuỗi giá trị toàn cầu, tạo việc làm, tăng thu nhập của nông dân, bảo


19
đảm an ninh lương thực - thực phẩm, ổn định xó hội” [18]. Cỏch tiếp cận trờn
thống nhất với mục tiờu của CCLKTNN đó xác định trong đề án tái cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
mà Thủ tướng Chính phủ đó phờ duyệt. Theo đó, một mặt, CCLKTNN bảo đảm
duy trỡ được tốc độ tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của
nông nghiệp thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của nơng

sản. Mặt khỏc, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân
nông thụn, đảm bảo an ninh lương thực; khai thỏc, sử dụng, quản lý cú hiệu quả
cỏc nguồn tài nguyên và bảo vệ mơi trường.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Tồn và Bùi Văn Huyền thỡ: “Tái cơ cấu, về
bản chất, là phân bổ lại nguồn lực trong nền kinh tế giữa các bộ phận sao cho
nguồn lực được sử dụng có hiệu quả nhất” và “tái cơ cấu nền kinh tế là tập hợp
các hoạt động có chủ đích nhằm thay đổi lại phân bổ nguồn lực giữa các bộ phận
trong nền kinh tế và hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực và
hiệu quả chung của nền kinh tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và lợi thế cạnh
tranh quốc gia” [34, tr. 23]. Như vậy, theo quan niệm trờn, ta có thể hiểu tái cơ
cấu KTNN chính là q trỡnh hoạt động có chủ đích của các chủ thể nhằm phõn
bổ lại cỏc nguồn lực trong KTNN, nhằm bảo đảm cho việc sử dụng các nguồn
lực đó được sử dụng hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện cụ thể, nâng cao sức
cạnh tranh của nông sản.
Như vậy, xung quanh vấn đề CCLKTNN cũn cú rất nhiều cỏch hiểu
khỏc nhau, căn cứ vào mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau, có
quan niệm khỏc nhau về CCLKTNN. Thụng qua việc nghiên cứu những quan
niệm về CCLKTNN hiện nay, có thể rút ra mấy vấn đề sau:
Một là, cỏc cỏch hiểu trờn chưa phõn biệt được cơ cấu lại KTNN với
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu lại và chuyển dịch cơ cấu KTNN đều gắn
với sự thay đổi cơ cấu KTNN theo hướng tiến bộ. Tuy nhiên, cơ cấu lại
KTNN khỏc chuyển dịch cơ cấu KTNN ở nhiều điểm như:


20
Chuyển dịch cơ cấu KTNN mang tớnh khỏch quan và là mục tiờu của
CCLKTNN, cũn cơ cấu lại là mang tớnh chủ quan, là những hành động có tính chủ
đích của các chủ thể để đạt được mục tiêu đó. Tuy nhiên, không phải mọi sự chuyển
dịch cơ cấu KTNN đều là sản phẩm của CCLKTNN. Chuyển dịch cơ cấu KTNN
diễn ra thường xuyờn hơn, liờn tục hơn, do sự phỏt triển của cỏc bộ phận trong kinh

tế nụng nghiệp cũng như sự thay đổi của môi trường, của cỏc điều kiện kinh tế.
Chuyển dich cơ cấu KTNN cú thể được xem như là một quỏ trỡnh, cũng
cú thể chỉ là sản phẩm của một chuỗi hoạt động có chủ đích mà chủ thể tiến
hành, cũng cú thể chỉ là sự thay đổi mang tớnh tự phỏt. Cũn CCLKTNN là tập
hợp những hành động có chủ đích của chủ thể thực hiện cơ cấu lại.
Cơ cấu lại nhằm tạo ra những thay đổi lớn cho cơ cấu KTNN, trong
thời gian tương đối ngắn. Nếu thành công, sau cơ cấu lại, thỡ sẽ làm cho cơ
cấu KTNN có sự thay đổi rừ nột, thậm chớ có những thay đổi mang tính bước
ngoặt so với trước khi cơ cấu lại. Chuyển dịch cơ cấu KTNN có thể chỉ là
những thay đổi nhỏ, không rừ nột của cơ cấu kinh tế nụng nghiệp.
Hai là, mặc dự cú nhiều cách hiểu khác nhau nhưng các quan niệm đều
thống nhất về mục đích của CCLKTNN là tạo ra một cấu trúc mới tốt hơn, ưu
việt hơn, đem lại hiệu quả kinh tế - xó hội toàn diện hơn trong một thời kỳ
nhất định. Nhằm từng bước đạt được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu KTNN
theo mục tiêu đó xỏc định.
Ba là, cơ cấu lại KTNN không thể thực hiện một cách đơn lẻ, một bộ
phận mà phải được xem xét và tiến hành một cách tổng thể và là tổng hợp các
hành động có chủ đích của cả hệ thống chính trị, của các thành phần, các lực
lượng nhằm làm thay đổi cấu trúc của KTNN.
Trên cơ sở kế thừa cỏc quan niệm trờn về CCLKTNN, tác giả đưa ra
khái niệm: Cơ cấu lại KTNN là việc bố trớ, sắp xếp lại cỏc yếu tố, cỏc bộ
phận trong KTNN, thụng qua tập hợp cỏc hoạt động có chủ đích của các
chủ thể để thúc đẩy phỏt triển kinh tế nụng nghiệp theo hướng giá trị gia
tăng cao và phỏt triển bền vững.


21
1.2. Quan niệm, nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu lại kinh
tế nụng nghiệp ở thành phố Hà Nội
1.2.1. Quan niệm cơ cấu lại kinh tế nụng nghiệp ở thành phố Hà Nội

Cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp là một chủ trương lớn, nhất quán của
Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả,
sức cạnh tranh của nông nghiệp nước nhà trong điều kiện tồn cầu hóa và hội
nhập kinh quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công
nghệ hiện đại, nhất là cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Hà Nội là thủ đơ, là trung tâm chớnh trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao
của cả nước, bên cạnh phát triển mạnh mẽ cụng nghiệp và dịch vụ thỡ kinh tế
nụng nghiệp cũng đóng vai trũ rất quan trọng, một mặt đảm bảo tốt hơn nhu
cầu ngày càng cao cả về số lượng, chất lượng và chủng loại lương thực, thực
phẩm của người dân thủ đô; đẩy mạnh xuất khẩu, nõng cao thu nhập cho nụng
dõn, góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái đô thị, xõy dựng thành cụng nụng
thụn mới. Nhất là bảo đảm tốt an ninh lương thực của Thành phố trước tác
động của biến đổi khí hậu, thiên tai và đại dịch như trong thời gian vừa qua.
Do vậy, CCLKTNN là một chủ trương lớn, quan trọng trong phát triển KT XH của Thành phố trong những năm vừa qua cũng như trong thời gian tới.
Trên cơ sở các quan niệm về CCLKTNN nói chung, vận dụng vào điều
kiện cụ thể của Thành phố Hà Nội, theo tác giả: Cơ cấu lại KTNN ở thành
phố Hà Nội là việc bố trí, sắp xếp lại các yếu tố, các bộ phận trong KTNN,
thơng qua tập hợp các hoạt động có chủ đích của các chủ thể để thúc đẩy
phát triển kinh tế nông nghiệp Thủ đô theo hướng hiện đại, cú giá trị gia
tăng cao và phát triển bền vững.
Quan niệm trờn đó chỉ rừ mục đích, chủ thể, phương thức, nội dung
tiến hành cơ cấu lại KTNN ở thành phố Hà Nội.
Mục đích của cơ cấu lại KTNN ở thành phố Hà Nội: nhằm xây dựng nền
nông nghiệp Thủ đơ theo hướng hiện đại, có giá trị gia tăng cao và phát triển bền
vững. Cụ thể, cơ cấu lại nhằm sử dụng hiệu quả hơn cỏc nguồn lực trong nông


22
nghiệp trên địa bàn Thành phố; xây dựng và hh́nh thành các vùng sản xuất hàng
hóa chuyên canh, tập trung, ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất

lượng hàng hóa nơng sản. Trong đó, ưu tiên cơ cấu lại một số lĩnh vực, ngành
hàng sản xuất cú giỏ trị kinh tế cao, cỏc sản phẩm cú lợi thế so sỏnh của Thành
phố, phù hợp với điều kiện canh tác, khí hậu thổ nhưỡng của địa phương. Duy
trỡ tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng
suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đáp ứng tốt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu
dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.
Chủ thể tiến hành cơ cấu lại KTNN ở thành phố Hà Nội, được xác định
gồm cú:
Một là, cấp ủy, chính quyền thành phố Hà Nội, là cơ quan lónh đạo, chỉ
đạo tồn bộ quá trỡnh CCLKTNN của Thành phố, cú vai trũ to lớn trong việc
đề ra các chủ trương, định hướng cho quá trỡnh CCLKTNN; xây dựng quy
hoạch, kế hoạch, đề án cho cơ cấu lại; ban hành cơ chế, chính sách phù hợp
nhằm thúc đẩy quá trỡnh cơ cấu lại, đồng thời theo dừi, kiểm tra, giỏm sát hoạt
động CCLKTNN của Thành phố.
Hai là, Sở Nụng nghiệp và Phỏt triển nụng thụn thành phố Hà Nội; Sở
Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội; Sở Khoa học và Cụng nghệ thành phố
Hà Nội; Sở Cơng thương, Sở Tài chính của Thành phố Hà Nội,… có trách
nhiệm nghiên cứu, tham mưu cho cấp ủy và chính quyền thành phố về xây
dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án, các cơ chế chính sách; tổ chức triển khai thực
hiện, tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả CCLKTNN theo chức năng nhiệm
vụ. Trong đó, sở Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn thành phố Hà Nội
đóng vai trũ chủ yếu trong việc phối hợp với các sở, ngành và các địa phương
để triển khai thực hiện kế hoạch CCLKTNN; nghiờn cứu, đề xuất cơ chế
chính sách huy động nguồn lực xó hội theo kế hoạch nhằm thỳc đẩy quá trỡnh
cơ cấu lại KTNN.
Ba là, các chủ thể kinh tế trên địa bàn như: kinh tế nông dân, kinh tế
trang trại, cỏc doanh nghiệp, cỏc HTX nụng nghiệp, cỏc tổ hợp tỏc, cỏc hiệp


23

hội ngành hàng,… đây là chủ thể trực tiếp chủ yếu thực thi quỏ trỡnh
CCLKTNN ở thành phố Hà Nội.
Phương thức cơ cấu lại KTNN ở thành phố Hà Nội: là cách thức, biện
pháp thực hiện CCLKTNN. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xó
hội chủ nghĩa hiện nay thỡ phương thức cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp là kết
hợp giữ thị trường với vai trũ điều tiết của chính quyền các cấp ở thành phố Hà
Nội, thụng qua cụng tỏc quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách.
1.2.2. Nội dung cơ cấu lại kinh tế nụng nghiệp ở thành phố Hà Nội
Cơ cấu lại KTNN là nội dung quan trọng của quỏ trỡnh CNH, HĐH
nông nghiệp nông thôn và xõy dựng nụng thụn mới của thành phố Hà Nội.
CCLKTNN ở thành phố Hà Nội hiện nay có nội dung rộng lớn, đề cập đến tất
cả các vấn đề của kinh tế nông nghiệp. Căn cứ vào tỡnh hỡnh thực tiễn,
CCLKTNN cần tập trung vào 03 nội dung sau:
Một là, cơ cấu lại cỏc phõn ngành trong kinh tế nụng nghiệp
Đây là nội dung trọng tõm trong CCLKTNN ở thành phố Hà Nội hiện
nay. Bởi lẽ, cơ cấu phõn ngành là nội dung cốt lừi, là nền tảng của cơ cấu
kinh tế nông nghiệp và thực chất của CCLKTNN là việc tổ chức, sắp xếp lại
cỏc yếu tố, cỏc bộ phận thuộc cỏc phõn ngành nụng nghiệp trong quỏ trỡnh
sản xuất, kinh doanh cho phự hợp với thực tiễn của từng ngành, từng địa
phương và xu thế phát triển chung của nông nghiệp cả nước trong quá trỡnh
hội nhập. Nếu quỏ trỡnh này diễn ra đúng hướng sẽ góp phần thúc đẩy
KTNN phỏt triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững, tăng thu
nhập, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân. Cụ thể cơ cấu lại trong
từng phân ngành như sau:
Trong nụng nghiệp. Đối với trồng trọt, cơ cấu lại theo hướng giảm diện
tích gieo trồng cây lương thực có hạt (chủ yếu là diện tích lúa) và cây lâu năm
hiệu quả kinh tế thấp, tăng nhanh diện tích gieo trồng các loại cõy trồng chủ lực
của Thành phố như: cây rau, màu, cây ăn quả, cây dược liệu, hoa, cây cảnh,…



24
đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tăng số lượng, quy mô và chất lượng các mô
hỡnh sản xuất nụng nghiệp cụng nghệ cao, nụng nghiệp hữu cơ, nông nghiệp
theo quy trỡnh vietGAp, globalGAP.
Đối với chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng nhanh
số lượng, chủng loại và năng suất cỏc loại vật nuụi mà Thành phố cú thế mạnh,
đem giá trị kinh tế cao như lợn, bũ thịt, bũ sữa, gia cầm (chủ yếu là gà). Đẩy
mạnh nghiên cứu đưa vào sản xuất các giống vật ni mới, giống lai, thuần
chủng có giá trị kinh tế cao, chống chịu tốt dịch bệnh để thay thế các giống cũ,
hiệu quả thấp.
Trong lõm nghiệp. Tăng tỷ lệ rừng kinh tế trong tổng diện tích rừng của
Thành phố; tăng tỷ lệ rừng trồng cỏc giống cõy gỗ cú giỏ trị kinh tế cao; đầu tư
thâm canh để tăng năng suất, chất lượng rừng phù hợp với điều kiện cụ thể từng
vựng sinh thỏi. Tăng tỷ lệ có rừng trong rừng phũng hộ đạt trên 95%. Bảo tồn
các hệ sinh thái rừng đặc dụng, bảo vệ quỹ gen, đảm bảo đa dạng sinh học, bảo
vệ cảnh quan rừng để rừng vừa phục vụ nghiên cứu khoa học vừa phục vụ tham
quan du lịch. Quản lý tốt việc khai thỏc tài nguyờn rừng, chuyển đổi cơ cấu sản
phẩm từ khai thỏc gỗ non để sản xuất dăm gỗ sang khai thỏc gỗ lớn nhằm tạo
vựng nguyờn liệu tập trung, cung cấp gỗ cho cụng nghiệp chế biến gỗ.
Trong thủy sản. Đối với nuôi trồng thủy sản, tiếp tục tận dụng và khai
thỏc cú hiệu quả diện tớch ao, hồ nhỏ trong khu dân cư để nuôi trồng thủy sản,
tập trung vào các đối tượng nuôi cá truyền thống theo phương thức thâm canh
và quảng canh cải tiến như: trắm cỏ, trắm đen, trôi mè, chép lai, chim trắng.
Tăng nhanh sản lượng thủy sản nuôi trồng. Cơ cấu lại giống thủy sản ở các
vựng nuụi trồng thủy sản tập trung, hướng vào các giống cá có giá trị kinh tế
cao như: cỏ chộp lai, cỏ rụ phi đơn tính, cá thủy sản đặc sản như: cá lăng, cá
điêu hồng, trắm đen, trắm giũn, chộp giũn. Phỏt triển nuụi cỏ lồng bố ở một số
sụng (sơng Bùi, sơng Trích, sơng Hồng, sông Đà), các hồ chứa nước (hồ Đồng



25
Sương, hồ Miễu, hồ Văn Sơn, hồ Văn Xó,…) kết hợp với bảo vệ môi trường
sinh thái, du lịch, dịch vụ.
Đối với khai thác thủy sản, tập trung khai thác các nguồn lợi thủy sản chủ
yếu trên các tuyến sông lớn. Tiếp tục đầu tư, ứng dụng công nghệ hiện đại trong
khai thác, bảo quản, chế biến nâng cao giá trị, giảm tổn thất và bảo đảm vệ sinh
an toàn thực phẩm.
Hai là, cơ cấu lại kinh tế vựng nụng nghiệp
Mỗi địa phương, mỗi vựng có đặc điểm, điều kiện về tự nhiên, xó hội
khỏc nhau. Đối với thành phố Hà Nội do điều kiện về địa hỡnh, thổ nhưỡng,
thời tiết khí hậu hết sức đặc biệt, việc phân định thành các vùng kinh tế theo
địa lý như vùng đồng bằng, vùng trung du, miền nỳi và vựng ven biển như
các địa phương khác là rất khó khăn. Do vậy, tác giả xác định nội dung cơ cấu
lại kinh tế vùng nông nghiệp ở thành Phố Hà Nội theo hướng gắn với việc
hỡnh thành cỏc vựng sản xuất tập trung chuyờn canh, phù hợp với điều kiện
sinh thỏi của từng vựng. Cụ thể:
Tổ chức quy hoạch lại quỹ đất nông nghiệp ở các địa phương làm cơ
sở cho quy hoạch lại cỏc vựng sản xuất tập trung, chuyờn canh cỏc cõy
trồng chủ lực của Thành phố, theo hướng “cánh đồng mẫu lớn”, “cánh đồng
liên kết” đặc biệt là ở những nơi có kinh nghiệm, truyền thống và lợi thế sản
xuất. Quy hoạch lại cỏc vựng sản xuất gắn với cụng tỏc bảo quản, chế biến
và tiờu thụ sản phẩm theo chuỗi giỏ trị. Khuyến khớch liờn kết vựng với
nhiều hỡnh thức phong phỳ đa dạng. Tập trung các nguồn lực đầu tư xây
dựng hoàn thiện hạ tầng cơ sở ở vùng bảo đảm sản xuất khộp kớn, chủ động tưới,
tiờu ỳng, ỏp dụng rộng rói cơ giới hóa sản xuất.
Giảm chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán ở các hộ gia đỡnh, giảm chăn nuôi tập
trung trong khu đông dân cư, tăng số lượng và chất lượng các trang trại chăn
nuôi quy mơ lớn ngồi khu dân cư, quy hoạch lại và quy hoạch mới các khu
chăn ni tập trung ngồi khu dân cư, cỏc xó chăn ni trọng điểm. Tăng cường



×