Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Ngan hang cau hoi ly thuyet may dien 2 nam 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.22 MB, 24 trang )

NGÂN HÀNG CÂU HỎI MÁY ĐIỆN 2 – NĂM 2021
A. MÁY ĐIỆN KHÔNG ĐỒNG BỘ
Câu 1: Tại sao động cơ khơng đồng bộ cịn được gọi là động cơ cảm ứng? Giải thích cụ
thể hai từ “cảm” và “ứng”.
Câu 2: Hai phần của một động cơ cảm ứng là gì? Mạch điện tương đương của động cơ
cảm ứng giống với các mạch điện tương đương của máy biến áp như thế nào?
Câu 3:
1. Nêu và giải thích ý nghĩa các thông số cơ bản trên nhãn động cơ cảm ứng ba pha.
2. Cho nhãn máy dưới đây:

a) Vẽ sơ đồ nguyên lý các kiểu đấu nối dây quấn, chỉ ra vị trí và giá trị các thơng
số dịng điện và điện áp trên các sơ đồ này.
b) Loại máy điện gì (máy phát hay động cơ)? Mấy pha?
c) Cho biết các thông số sau đây của máy điện: công suất định mức, điện áp định
mức, tốc độ định mức, độ trượt định mức khi máy điện ở tần số 50 Hz và 60
Hz.
d) Giải thích các kí hiệu: I.Cl. F; S1; kW; Hz; min-1; IP 55; cosφ.
e) Khi tần số 50 Hz thì momen định mức là bao nhiêu?
f) Nếu thay S1 trên nhãn máy thành S2 thì tính chất của máy điện có thay đổi
khơng? Nếu có thì thay đổi như thế nào?
g) Máy điện trên được làm mát theo phương pháp nào?
h) Khi điện áp lưới điện là 230V thì động cơ sẽ được đấu nối theo kiểu nào để phù
hợp?
1


Câu 4:
1. Tại sao phải làm mát cho động cơ? Có bao nhiêu cách làm mát cho động cơ?
2. Phân loại các động cơ sau theo phương pháp làm mát và bảo vệ: drip-proof motor,
splash proof motors, totally enclosed nonventilated motors, totally enclosed fan
cooled motors, explosion proof motors.


Câu 5:
1. Cấu tạo của động cơ rotor lồng sóc khác với động cơ rotor dây quấn như thế nào?
Mô tả cấu tạo của mỗi loại bao gồm vẽ sơ đồ nguyên lý đấu nối rotor dây quấn.
2. Ưu và khuyết điểm của động cơ rotor lồng sóc và động cơ rotor dây quấn trong
vấn đề giảm dòng khởi động. Ứng dụng của động cơ cảm ứng 3 pha rotor dây quấn.

Câu 6: Tại sao động cơ rotor dây quấn có đặc tính khởi động tốt hơn động cơ rotor lồng
sóc? Một vài lý do gì mà trong thực tế động cơ rotor dây quấn ít được sử dụng rộng rãi
hơn động cơ rotor lồng sóc?

Câu 7: Mơ tả vắn tắt từ trường quay được sinh ra bởi các dòng điện ba pha ở stator như
thế nào? Các yếu tố quyết định tốc độ đồng bộ của động cơ là gì?
2


Câu 8: Đảo chiều quay động cơ cảm ứng ba pha.
1. Vẽ sơ đồ nguyên lí đảo chiều quay trực tiếp (theo tiêu chuẩn IEC).
2. Từ trường quay được đảo chiều như thế nào (đảo chiều quay của động cơ)? Chứng
minh.
Câu 9: Tại sao tốc độ của một động cơ cảm ứng chậm hơn tốc độ của từ trường? Sự
khác biệt khi gọi tốc độ đồng bộ và tốc độ rotor là gì?
Câu 10:
1. Giải thích các định nghĩa: Tốc độ từ trường, tốc độ rotor, tốc độ định mức, độ
trượt, độ trượt tới hạn.
2. Khi không tải, sự chênh lệch giữa tốc độ đồng bộ và tốc độ rotor là khoảng bao
nhiêu phần trăm?
Câu 11:
1. So sánh và phân biệt các dòng điện trong động cơ cảm ứng: dòng điện khơng tải,
dịng điện đầy tải, dịng điện định mức, dịng điện ngắn mạch, dịng điện khởi động.
2. Các thơng số của một động cơ cảm ứng 3 pha như sau:


a) Động cơ này có mấy cực? Tốc độ từ trường? Tốc độ trên trục động cơ? Tại sao
tốc độ trên trục của động cơ cảm ứng chậm hơn tốc độ của từ trường?
b) Dòng điện định mức? Dòng điện khởi động?
c) Khi nào động cơ có hiệu suất cao nhất và giá trị? Giải thích.
d) Khi nào động cơ có hệ số cơng suất cao nhất và giá trị? Tại sao?
e) S.F: 1.0 có nghĩa là gì?
f) Phân biệt: momen điện từ, momen đầu ra của động cơ, momen cản, momen tới
hạn, momen max, momen ngắn mạch, momen khởi động của động cơ cảm ứng.
Ghi giá trị của những momen có trong bảng thơng số trên.
Câu 12: Vẽ sơ đồ nguyên lí khởi động trực tiếp động cơ cảm ứng ba pha. Giảm dòng
khởi động của động cơ cảm ứng 3 pha rotor dây quấn bằng cách nào? Momen tới hạn có
thay đổi khơng? Ứng dụng của động cơ cảm ứng rotor dây quấn?
Câu 13: Điều gì quyết định một động cơ rotor lồng sóc có thể khởi động đầy áp?
3


Câu 14: Động cơ 3 pha sẽ tiếp tục quay nếu một trong các dây nguồn cấp bị hở mạch
hay khơng? Động cơ có thể tự khởi động khi nguồn 3 pha bị mất 1 pha hay không?

Câu 15: Cho một động cơ có các đầu dây được đấu nối như hình:

4


1. Động cơ trên được đấu theo kiểu Sao hay Tam giác, tại sao?
2. Vẽ mạch nguyên lí (theo tiêu chuẩn IEC) để khởi động động cơ trên theo phương
pháp khởi động đổi nối Sao – Tam giác.
3. Trình bày ngắn gọn nguyên lý hoạt động.
4. Tại sao người ta lại dùng phương pháp khởi động này? Ưu, nhược điểm khi sử

dụng.
5. Dòng điện sau khi khởi động tăng hay giảm bao nhiêu lần? Chứng minh.
6. Điện áp lưới điện là 380V, hãy chọn điện áp định mức Y/Δ của động cơ.
Câu 16: Tại sao tần số cảm ứng trên rotor bằng độ trượt nhân với tần số stator? Tần số
cảm ứng trên rotor bằng gì khi rotor đứng yên nhưng stator được cấp điện?
Câu 17: Mô tả hoạt động của động cơ rotor lồng sóc kép. So sánh momen và dịng điện
khởi động của động cơ rotor lồng sóc kép với động cơ rotor lồng sóc tiêu chuẩn.
Câu 18:
1. So sánh dịng điện khơng tải của máy biến áp với dịng điện khơng tải của động cơ
cảm ứng ba pha.
2. Trong động cơ cảm ứng ba pha, dòng điện khơng tải thường bằng bao nhiêu phần
trăm dịng điện định mức?
Câu 19: Giải thích tại sao điện áp và tần số được cảm ứng trong rotor của động cơ cảm
ứng giảm khi tốc độ tăng?
Câu 20: Khi thay đổi điện trở rotor của động cơ cảm ứng rotor dây quấn thì momen tới
hạn có thay đổi khơng? Tại sao?
Câu 21: Trình bày các phương pháp thay đổi tốc độ động cơ cảm ứng 3 pha.
Câu 22: Giải thích phương pháp điều khiển tốc độ của động cơ cảm ứng 3 pha rotor dây
quấn trong sơ đồ sau:

5


Câu 23: Nêu các đặc điểm về điện áp, dòng điện và momen của các phương pháp giảm
dòng khởi động động cơ rotor lồng sóc bằng cách giảm áp. Phạm vi ứng dụng của từng
phương pháp.
Câu 24: Muốn động cơ khơng đồng bộ có momen khởi động lớn, dịng điện khởi động
thấp và hiệu suất cao khi làm việc nên chế tạo động cơ khơng đồng bộ như thế nào?
Trình bày nguyên lý làm việc cơ bản của các phương pháp chế tạo.
Câu 25: Làm thế nào mà cùng một động cơ rotor lồng sóc có thể được vận hành tại hai

tốc độ xác định? Xét về bộ dây quấn, động cơ này có mấy loại?
Câu 26: Khi tải cơ đặt vào động cơ cảm ứng tăng thì tốc độ rotor và dòng điện rotor
như thế nào?
Câu 27: Tốc độ của động cơ rotor dây quấn được thay đổi như thế nào, vẽ sơ đồ nguyên
lý? Khuyết điểm của phương pháp điều khiển tốc độ này.
Câu 28: Bằng cách nào mà một động cơ rotor lồng sóc được vận hành trong một dãy tốc
độ có thể điều chỉnh liên tục? Các giới hạn của phương pháp điều khiển tốc độ này?
Câu 29: Mô tả vắn tắt momen được sinh ra trong động cơ cảm ứng như thế nào? Chiều
quay của rotor cùng hay ngược chiều quay của từ trường?
Câu 30: Trở kháng của rotor ảnh hưởng gì vào độ trượt?
Câu 31:
1. Mơ tả các thay đổi về tốc độ, dịng điện rotor, và momen khi thêm tải vào một
động cơ cảm ứng. Động cơ có thể điều chỉnh dịng điện stator của nó với những
thay đổi ở tải cơ như thế nào?
2. Ảnh hưởng của sự thay đổi tần số của rotor khi tải được tăng từ không tải đến
đầy tải? Ảnh hưởng khi tải được tăng đáng kể trên mức đầy tải?
Câu 32: Momen điện từ là gì? Momen điện từ của một động cơ cảm ứng phụ thuộc vào
các yếu tố nào?
Câu 33: Khi động cơ hoạt động, mạch rotor của động cơ rotor dây quấn hở mạch hay
kín mạch?
Câu 34: Phân tích các ảnh hưởng bên ngồi dẫn đến động cơ hoạt động khơng bình
thường.
Câu 35: Trình bày ba phương pháp khác nhau để khởi động động cơ rotor lồng sóc bằng
cách giảm áp. Phạm vi ứng dụng của từng phương pháp.
Câu 36: Ở động cơ cảm ứng, khi tải được tăng từ không tải đến đầy tải thì điều gì sẽ
xảy ra đến độ trượt, tốc độ, momen, dịng điện stator, hệ số cơng suất và hiệu suất của
động cơ?
6



Câu 37: Trình bày phương pháp giảm dịng khởi động động cơ 3 pha rotor dây quấn.
Phạm vi ứng dụng.
Câu 38: Dựa vào mạch tương đương của động cơ cảm ứng, giải thích tại sao khi khởi
động và quá tải dịng điện stator tăng?

Câu 39: Khi khơng tải và tải tăng, hệ số công suất động cơ không đồng bộ sẽ thay đổi
như thế nào? Tại sao?
Câu 40: Tại sao khi tải nhẹ thì hệ số cơng suất của động cơ cảm ứng rất thấp? Điều gì
sẽ xảy ra đối với hệ số công suất khi tăng tải?
Câu 41: Quá trình biến đổi năng lượng của động cơ cảm ứng? Phân biệt: công suất đầu
vào, công suất đầu ra, công suất định mức.
Câu 42: Thông số của một động cơ như sau:

1. Explosion-proof motors nghĩa là gì?
2. Cho biết giá trị của dòng điện định mức, dòng điện khởi động, điện áp định mức.
3. Hệ số công suất và hiệu suất khi đầy tải là bao nhiêu?
4. Momen định mức, momen khởi động, momen tới hạn bằng bao nhiêu?
Câu 43: Một động cơ điện không đồng bộ ba pha đang vận hành, dùng ampe kế kẹp
đo được dòng điện của một pha là 10A, khi lần lượt đo hai dây và ba dây pha thì số
đọc của ampe kế phải là bao nhiêu?
7


Câu 44:
1. Giải thích các điểm trên đặc tính cơ của động cơ không đồng bộ và chỉ ra vùng
hoạt động bình thường của động cơ.

2. Vẽ dạng đặc tính cơ khi thêm biến trở vào rotor, giải thích?
Câu 45: Liệt kê các tổn thất của một động cơ cảm ứng. Tổn thất nào là hằng số, tổn
thất nào là thay đổi?


Câu 46: Tại sao khe hở khơng khí lớn lại làm hệ số công suất giảm, hệ số công suất nhỏ
có tốt hay khơng? Tại sao?
Câu 47: Tại sao q nguyên lại cải thiện được đặc tính làm việc và khả năng giảm tiếng
kêu của máy?
Câu 48: Tại sao A (tải đường) và Bδ lớn thì tổn hao đồng và tổn hao sắt tăng lên?
Câu 49: Tại sao không chọn số sợi ghép song song là 1 rồi chọn số mạch nhánh song song
tăng lên?
8


Câu 50: Giải thích các thơng số sau:

Câu 51: Cho nhãn của một máy điện:

1. Cho biết đây là động cơ hay máy phát? Đồng bộ hay không đồng bộ? Mấy pha?
Mấy cực?
2. Cho biết các thông số cơ bản (cơng suất, điện áp, dịng điện, tần số, chế độ làm
việc,…) trên nhãn máy.
3. Ở tần số 50 Hz, tốc độ đồng bộ, độ trượt và momen định mức của máy điện là bao
nhiêu?
4. Máy điện trên có Stator được đấu theo kiểu nào? Vẽ hình minh hoạ.
5. Biết máy điện có R1 = 0,1; R’2 = 0,12; X1 + X’2 = 0,75. Hỏi dòng điện khởi
động và momen khởi động của máy điện ở tần số 50 Hz là bao nhiêu?
B. ĐỘNG CƠ CẢM ỨNG MỘT PHA
Câu 52: Trình bày các loại động cơ không đồng bộ một pha. Vẽ sơ đồ nguyên lý và ứng
dụng của từng loại.
9



Câu 53: Từ trường quay được thành lập trong động cơ cảm ứng một pha? Cái gì quyết
định hướng quay của nó?
Câu 54: Tại sao cuộn dây khởi động của động cơ chia pha được ngắt ra sau khi động cơ
đã được khởi động?
Câu 55: Vẽ sơ đồ nguyên lý động cơ cảm ứng một pha đảo chiều quay, ứng dụng.
Câu 56:
1. Giữa hai loại động cơ: động cơ chia pha và động cơ có tụ khởi động, động cơ nào
có đặc tính khởi động tốt hơn?
2. Động cơ có tụ thường trực là gì, ứng dụng?
3. Loại tải nào có thể cần động cơ có hai giá trị tụ?
Câu 57: Trong các loại động cơ cảm ứng một pha, động cơ loại nào có momen khởi động
lớn nhất? Giải thích.
Câu 58: Ảnh hưởng của vịng ngắn mạch khi nó được sử dụng để khởi động động cơ cảm
ứng? Động cơ sử dụng phương pháp khởi động này thường được chế tạo đến công suất
khoảng bao nhiêu?
Câu 59: Cho nhãn máy sau:

1. Máy điện trên là động cơ hay máy phát? Mấy pha?
2. Tìm và ghi các thơng số của máy điện trên: Công suất định mức, điện áp định
mức, dòng điện định mức, tốc độ định mức, tần số, hệ số cơng suất.
3. Giải thích các kí hiệu: IP 44; DUTY S1; INS.Cl B. Nếu thay đổi DUTY S1 thành
DUTY S2 thì tính chất của máy điện thay đổi như thế nào?
4. Momen định mức của máy điện bằng bao nhiêu?
5. Giả sử tốc độ từ trường là 1500 vịng/phút thì hệ số trượt của máy điện trên khi
quay ngược là bao nhiêu?
10


Câu 60: Nguyên tắc hoạt động của công tắc ly tâm. Các loại động cơ một pha nào có sử
dụng công tắc ly tâm?

Câu 61: Cho một động cơ ba pha 4 dây như hình sau, hãy vẽ cách đấu nối động cơ trên
thành động cơ một pha.

Câu 62: Cho một động cơ ba pha 3 dây như hình sau, hãy vẽ cách đấu nối động cơ trên
thành động cơ một pha.

C. DÂY QUẤN MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU
Câu 63: Các bước cơ bản xây dựng sơ đồ dây quấn và vẽ sơ đồ dây quấn: đồng khuôn,
đồng tâm 1 lớp cho động cơ không đồng bộ 3 pha.
Câu 64: Vẽ sơ đồ trải dây quấn động cơ:
1. Theo kiểu đồng khn tập trung 1 mặt phẳng của stator có Z = 24, 2p = 4.
2. Theo kiểu đồng khuôn tập trung 1 mặt phẳng của stator có Z = 36, 2p = 6.
3. Theo kiểu đồng tâm 1 mặt phẳng của stator có Z = 24, 2p = 4.
4. Theo kiểu đồng tâm 1 mặt phẳng của stator có Z = 36, 2p = 6.
5. Theo kiểu móc xích của stator có Z = 36, 2p = 6.
6. Theo kiểu móc xích của stator có Z = 24, 2p = 4.
7. Theo kiểu đồng tâm 2 mặt phẳng của stator có Z = 36, 2p = 6.
8. Theo kiểu đồng tâm 2 mặt phẳng của stator có Z = 24, 2p = 4.
9. Theo kiểu đồng khuôn 1 mặt phẳng của stator có Z = 36, 2p = 6.
10.Theo kiểu đồng khn 1 mặt phẳng của stator có Z = 24, 2p = 4.
11


D. MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ
Câu 65: Những thơng tin gì được tìm thấy trên nhãn một máy phát điện xoay chiều?
Câu 66: Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều. Nêu đặc điểm về hình dáng và ứng dụng
của rotor cực từ lồi và rotor cực từ ẩn.
Câu 67: Vẽ nguyên lý cấu tạo và giải thích nguyên lý hoạt động của máy phát điện xoay
chiều không chổi than.
Câu 68: Các sự khác biệt chính giữa máy phát điện cực từ ẩn và máy phát điện cực từ

lồi.
Câu 69: Vẽ sơ đồ nguyên lý và trình bày từ trường của một máy phát điện xoay chiều
được kích thích như thế nào.
Câu 70: Tại sao các máy phát điện xoay chiều công suất lớn thường được chế tạo với
phần ứng tĩnh và phần kích từ quay (ưu điểm)? Tại sao dây quấn stator thường được
đấu sao?
Câu 71: Các loại nguồn DC cấp cho cuộn dây kích từ của máy phát AC, vẽ sơ đồ nguyên
lý.
Câu 72: Cho nhãn của một máy điện sau:

1. Đây là động cơ hay máy phát? Đồng bộ hay khơng đồng bộ? Mấy pha? Mấy cực?
2. Tìm và ghi các giá trị cơ bản của máy điện trên (công suất, tần số, hệ số công
suất, điện áp kích từ, dịng điện kích từ, tốc độ,…).
3. Dịng điện kích từ là để kích cái gì? Tại sao máy điện trên phải được kích từ bởi
dịng điện có giá trị 1120A?
12


4. Để ổn định điện áp đầu ra của loại máy điện trên người ta làm như thế nào? Vẽ
hình minh hoạ và giải thích.
5. Muốn đo được giá trị của sức điện động trên một pha của máy điện, ta làm như
thế nào? Vẽ hình.
6. Biết tổng trở trên một pha của máy điện có giá trị 600 + j.750 . Phần trăm thay
đổi điện áp của máy điện là bao nhiêu? Tải của máy điện trên thuộc loại tải nào?
7. Một động cơ sơ cấp (động cơ Diesen) dùng để kéo máy điện trên có tốc độ thay
đổi từ 820 đến 1960 vịng/phút. Tìm khoảng biến thiên tần số của điện áp ra.
8. Điện áp trên đầu cực của máy phát thay đổi như thế nào nếu đầu cực được nối với
tải trở, tải cảm, tải dung?
Câu 73: Vẽ đặc tuyến tải của máy phát đồng bộ.
Câu 74: Trình bày đặc tuyến khơng tải của máy phát điện đồng bộ.

Câu 75: Độ thay đổi điện áp của máy phát đồng bộ: Công thức, ý nghĩa.
Câu 76: Chú ý gì khi dừng máy phát điện?
Câu 77: Trình bày phương pháp điều chỉnh điện áp của máy phát điện xoay chiều.
Câu 78: Độ lớn của sức điện động được sinh ra trong máy phát điện xoay chiều phụ
thuộc vào yếu tố gì? Trong vận hành thực tế, yếu tố nào là có thể thay đổi được?
Câu 79: Tải kilowatt được chia theo tỉ lệ cần thiết giữa hai máy phát xoay chiều vận
hành song song như thế nào?
Câu 80: Các yêu cầu cần thiết phải được thoả mãn trước khi các máy phát được mắc
làm việc song song với nhau? Khi nói rằng hai máy phát đang được đồng bộ hóa với
nhau có nghĩa là gì?
Câu 81: Phản ứng phần ứng là gì? Phản ứng phần ứng của máy phát điện đồng bộ qua
các loại tải?
Câu 82: Giãi thích Sơ đồ nguyên lý máy phát điện đồng bộ (kích từ trực tiếp):

13


Câu 83: Giãi thích sơ đồ nguyên lý máy phát điện đồng bộ (loại không chổi than, dùng
máy phát đầu trục):

Câu 84: Phản ứng phần ứng ảnh hưởng của như thế nào đến hệ số công suất của tải?
Câu 85: Các điều kiện phải được thỏa mãn trước khi một máy phát được nối với hệ thống
3 pha? Cách thực hiện để đạt được các điều kiện này.
Câu 86: Cho nhãn máy:

1. Cho biết máy điện có nhãn trên là động cơ hay máy phát? Đồng bộ hay không
đồng bộ? Mấy pha? Mấy cực?
2. Tìm và ghi các giá trị sau của máy điện: các cơng suất, các dịng điện và điện áp,
hệ số công suất, chế độ làm việc, tốc độ,…
3. Máy điện trên có cần dịng điện để kích từ hay khơng? Nếu có thì bằng bao nhiêu?

Tại sao phải có dịng kích từ?
14


4. Momen định mức của máy điện trên là bao nhiêu?
5. Để thay đổi tốc độ định mức của máy điện trên, người ta sử dụng những phương
pháp nào?
6. Điện áp trên đầu cực của máy phát như thế nào nếu đầu cực được nối với các loại
tải trở, tải cảm, tải dung?
7. Giả sử tổng trở của máy điện là 50 + j.26 và hệ số công suất bị trễ. Sức điện
động sinh ra trên stator của máy điện được đo như thế nào? Giá trị bằng bao
nhiêu? Vẽ hình minh hoạ cách đo.
8. Tìm hiệu suất của máy điện khi đầy tải.
9. Máy điện trên khác với máy điện khơng đồng bộ ở điểm nào (nêu ít nhất một điểm
khác biệt)?
Câu 87: Cho thông số và sơ đồ nguyên lý máy phát điện:

15


1. Mô tả các bộ phận: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
2. Thực hiện kết nối các đầu cọc U1, U2,…, U6 cho mỗi điện áp và tần số sau:
a) 230V; 50Hz.
b) 230V; 60Hz.
c) 115V; 50Hz.
d) 115V; 60Hz.
Câu 88: Phương pháp hịa đồng bộ chính xác.
Câu 89:
1. Viết công thức tần số của một máy phát điện xoay chiều.
2. Vẽ mạch tương đương của máy phát đồng bộ và giải thích tất cả các thơng số.


Máy phát vận hành ở chế độ không tải.

Mạch mô tả hoạt động cho máy phát
điện.

Mạch tương đương của máy phát điện 3
pha quy về 1 pha.

Điện áp, trở kháng khi kết nối với tải
trong máy phát điện 3 pha.
16


Câu 90: Làm thế nào để kiểm tra thứ tự pha của một máy phát điện?
Câu 91: Làm thế nào để có thể điều chỉnh hệ số cơng suất của một máy phát xoay chiều
đang làm việc song song với các máy phát xoay chiều khác?
Câu 92: Tổn hao và hiệu suất của máy phát đồng bộ.
Câu 93: Kể tên các loại tổn thất của máy phát điện xoay chiều. Các loại tổn thất này
như nhau tại tất cả các hệ số cơng suất?
Câu 94: Đặc tính điều chỉnh của máy phát điện đồng bộ là gì? Để giữ điện áp phát không
thay đổi ta phải điều chỉnh như thế nào?
Câu 95: A.V.R là gì? Giải thích ngun lý hoạt động của A.V.R trong mạch sau:
1. Conventional:

2. Static:

3. Brushless:

17



Câu 96: Giải thích nguyên lý hoạt động của máy phát đồng bộ sau. Nói rõ chức năng
của bộ AVR trong mạch.

Câu 97: Một máy phát 3 pha quay với tốc độ 1200 rpm, sinh ra điện áp không tải 9kV,
60Hz. Điện áp trên đầu cực của máy phát như thế nào nếu đầu cực được nối với các loại:
1. Tải trở.
2. Tải cảm.
3. Tải dung.
Câu 98: Một máy phát 3 pha quay với tốc độ 1200 r/min, sinh ra điện áp khơng tải 9kV,
60 Hz, nếu giữ ngun dịng điện kích từ, tính điện áp khơng tải và tần số khi tốc độ là:
a) 1000 r/min.
b) 5 r/min.
Câu 99: Một máy phát đồng bộ ba pha sinh ra điện áp dây khơng tải là 13,2 kV. Nếu
một tải có hệ số công suất 0,8 trễ được nối với máy, thì dịng kích từ phải tăng hay giảm
để giữ điện áp này không đổi?
Câu 100: Ảnh hưởng của tải không đối xứng là gì?
Câu 101: Cho sơ đồ nguyên lý máy phát điện xoay chiều sau:

18


1. Tên các bộ phận bằng tiếng Việt: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
2. Nguồn cấp cho cuộn 6 lấy từ đâu? Nguồn AC hay DC?
3. Giải thích ngắn gọn nguyên lý hoạt động máy phát điện này.
Câu 102: Giải thích máy phát điện trong hình vẽ bên dưới:

Câu 103: Giải thích sơ đồ bên dưới:


Câu 104: So sánh cấu tạo của một động cơ đồng bộ với một máy phát đồng bộ.
Câu 105: Mô tả nguyên tắc hoạt động của động cơ đồng bộ. Nguyên tắc hoạt động của
động cơ đồng bộ khác với động cơ cảm ứng như thế nào?
Câu 106: Trình bày phương pháp khởi động động cơ đồng bộ.
19


Câu 107: So sánh giữa động cơ đồng bộ và động cơ cảm ứng về: chi phí ở tốc độ thấp,
momen khởi động, hệ số công suất và hiệu suất.
Câu 108: Ưu điểm của động cơ đồng bộ so với động cơ không đồng bộ. Kể một vài ứng
dụng của động cơ đồng bộ.
Câu 109: Các phương pháp giảm thời gian dừng động cơ đồng bộ lớn.
Sử dụng các phương pháp hãm sau:
1. Giữ đầy đủ kích từ DC cùng với ngắn mạch phần ứng.
2. Giữ đầy đủ kích từ DC cùng với phần ứng nối với điện trở ngoài.
3. Áp dụng hãm cơ khí.
Câu 110: Có thể đảo chiều quay của động cơ đồng bộ như thế nào?
Câu 111: Cái gì quyết định tốc độ của động cơ đồng bộ? Tốc độ được thay đổi như thế
nào?
Câu 112: Phải chú ý gì đối với mạch từ của một động cơ đồng bộ trong thời gian khởi
động?
Câu 113: Tại sao một động cơ đồng bộ không thể tự khởi động? Kể một vài cách khởi
động của chúng?
Câu 114: Các loại bộ điều khiển gì được sử dụng để khởi động động cơ đồng bộ? Các
dạng bảo vệ động cơ gì thường được cung cấp?
Câu 115: Tốc độ động cơ đồng bộ có thay đổi khi tải thay đổi?
Câu 116: Ưu điểm của động cơ đồng bộ so với động cơ không đồng bộ. Ứng dụng của
động cơ đồng bộ.
Câu 117: Động cơ đồng bộ điều chỉnh ngõ vào công suất điện của nó với các thay đổi
cơng suất cơ ngõ ra như thế nào?

Câu 118: So sánh phương pháp điều chỉnh hệ số công suất của một động cơ đồng bộ với
phương pháp điều chỉnh hệ số công suất của một máy phát điện đồng bộ vận hành song
song với các máy phát điện đồng bộ khác.
Câu 119: Vẽ và giải thích giản đồ vector đơn giản của máy phát đồng bộ trong 3 trường
hợp: cosφ = 1, cosφ = 0,8 (trễ), cosφ = 0,8 (sớm).
Câu 120:
1. Cho từ trường kích từ khơng đổi, ảnh hưởng gì vào hệ số công suất của một tải
đang tăng?
2. Cho một công suất cơ đầu ra không đổi, hệ số công suất của động cơ đồng bộ vận
hành khi đó được thay đổi như thế nào?
20


Câu 121: Khi nào một động cơ đồng bộ được nói là (a) q kích từ; (b) dưới kích từ?
Câu 122: Các động cơ đồng bộ được phân loại theo tốc độ như thế nào?
Câu 123: Các hệ số công suất định mức tiêu chuẩn của các động cơ đồng bộ là gì?
Câu 124: Phải chú ý gì trong việc vận hành một động cơ đồng bộ tại một hệ số công
suất sớm pha hơn hệ số công suất định mức của nó?
Câu 125: Dưới điều kiện hoạt động gì mà mạch kích từ có khuynh hướng nóng lên khơng
bình thường?
Câu 126: Một động cơ đồng bộ, nếu quá kích từ thì cơng suất cơ ngõ ra có tăng khơng?
Câu 127: Cho nhãn máy sau:

1. Cho biết máy điện trên là động cơ hay máy phát? Mấy pha? Mấy cực? Được sản
xuất ở đâu?
2. Tìm và ghi ra các giá trị của công suất định mức, tốc độ định mức, điện áp định
mức, điện áp kích từ, dịng điện kích từ của máy điện trên.
3. Tại sao máy điện trên có sử dụng dịng điện kích từ một chiều? Giải thích.
4. Cơng suất tiêu thụ trên mạch ở điều kiện định mức của máy điện là bao nhiêu?
5. Tìm hiệu suất của máy điện này khi đầy tải.

6. Momen ra của máy điện ở điều kiện định mức là bao nhiêu?
7. Máy điện trên khác với động cơ cảm ứng ở điểm nào?
Câu 128: Tại sao hệ số công suất thấp là không mong muốn?
21


Câu 129: Giải thích làm thế nào mà một động cơ đồng bộ có thể nâng cao hệ số cơng
suất của một tải với một hệ số công suất trễ pha thấp?
Câu 130: Bù đồng bộ là gì? Nguyên tắc bù như thế nào?
E. TỦ ATS
Câu 131: Automatic Transfer Switches (ATS) là gì? Vai trị, chức năng hoạt động của
ATS là gì? Nêu ngun lí chung của tủ ATS, ứng dụng cụ thể trong trường hợp nào?

Câu 132: Có mấy kiểu kết nối tủ ATS với máy phát điện? Kể ra.

22


Câu 133: Giải thích sơ đồ nguyên lí sau đây:

Câu 134: Tại sao bảng tủ điện điều khiển ATS chuyển mạch tự động lại quan trọng?
Câu 135: Ưu điểm và nhược điểm của bộ chuyển đổi nguồn tự động ATS là gì?
Câu 136: Trình bày quy trình vận hành của tủ ATS.

23


Câu 137: Bảng tủ điện điều khiển ATS hoạt động và công tắc chuyển tự động như thế
nào?


Câu 138: Chọn tủ ATS như thế nào là hợp lý? Thông số tùy chỉnh của ATS đặt như nào
cho phù hợp với điện lưới Việt Nam?
Câu 139: Khi lắp đặt tủ ATS cần lưu ý những gì đối với phần tử bảo vệ đầu phát điện?
F. CÁC LOẠI MÁY ĐIỆN-THIẾT BỊ ĐIỆN KHÁC
Câu 140: Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ bước. Ứng dụng.
Câu 141: Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ servo. Ứng dụng.
Câu 142: Khớp nối điện từ là gì?
Câu 143: Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ vạn năng. Ứng dụng.
Câu 144: Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy phát tốc. Ứng dụng.

24



×