Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

tiểu luận môn luật hiến pháp so sánh so sánh chế định Nghị viện của Hiến pháp Nhật Bản năm 1946 với chế định Quốc hội của Hiến pháp Việt Nam năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.96 KB, 15 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

ISO
9001:2015

TIỂU LUẬN
MÔN LUẬT HIẾN PHÁP SO SÁNH
SO SÁNH CHẾ ĐỊNH NGHỊ VIỆN
CỦA HIẾN PHÁP NHẬT BẢN NĂM 1946
VỚI CHẾ ĐỊNH QUỐC HỘI
CỦA HIẾN PHÁP VIỆT NAM NĂM 2013
Ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính
Mã ngành: 8380102
Họ và tên học viên: Nguyễn Trường Huyến
Mã số học viên: 911420055
Mã lớp: CH20LHP_BL9_2, khóa 9, đợt 2, năm 2020
GVHD: TS. Nguyễn Thị Phương Hà

1


TRÀ VINH, NĂM 2021
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của tiểu luận
Có nhiều quan điểm và định nghĩa về Hiến pháp. Tuy nhiên, hiểu một cách khái
quát, Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia, dùng để xác định thể chế chính trị,
cách thức tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo vệ các quyền con người, quyền
công dân.
Trong hệ thống pháp luật của quốc gia, hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao
nhất. Tất cả các văn bản pháp luật khác phải phù hợp, không được trái với hiến pháp. Vị trí


tối cao của hiến pháp là do nó phản ánh sâu sắc nhất chủ quyền của nhân dân và về nguyên
tắc phải do nhân dân thông qua (qua hội nghị lập hiến, quốc hội lập hiến hoặc trưng cầu ý
dân). Điều này khác với các đạo luật bình thường chỉ do quốc hội (nghị viện) gồm những
người đại diện do dân bầu và uỷ quyền xây dựng.
Đại đa số Hiến pháp các nước (nếu khơng nói là tất cả) đều có một chương riêng quy
định về Nghị viện (Quốc hội). Những quy định này là cơ sở để Nghị viện các nước ban
hành các luật, bản nội quy về tổ chức, hoạt động, quy trình làm việc của Nghị viện. Với
tính chất là đạo luật cơ bản của nhà nước, Hiến pháp các nước quy định về tổ chức và hoạt
động của Nghị viện, chức năng của Nghị viện, quy trình lập pháp, quy trình lập ngân sách,
quyền và trách nhiệm của nghị sĩ...
Khi mới xuất hiện, nghị viện chỉ là cơ quan giúp việc cho nhà vua sau đó thực sự có
ưu thế hơn hẳn các cơ quan nhà nước khác. Mặc dù phải chia sẻ quyền lực nhà nước với
giai cấp phong kiến, nhưng nghị viện – cơ quan quyền lực nhà nước do nhân dân trực tiếp
bầu ra có một ưu thế nhất định so với các cơ quan nhà nước khác.
Theo lịch sử, sự phát triển nghị viện được phát triển theo bốn giai đoạn ứng với các
giai đoạn hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Bốn giai đoạn này cũng hình thành
nên bốn mơ hình của Quốc hội.
- Thời kỳ của chế độ phong kiến, Quốc hội mới được hình thành chỉ là cơ quan giúp
việc cho nhà vua.
- Thời kỳ đầu chủ nghĩa tư bản – tư bản tự do cạnh tranh – là thời kỳ hoàng kim của
nghị viện. Nghị viện thật sự có ưu thế hơn hẳn các cơ quan nhà nước khác. Mặc dù lúc bấy

2


giờ có nhiều nước quyền lực nhà nước phải chia sẻ nhưng nghị viện vẫn có một ưu thế
nhất định so với các cơ quan nhà nước khác.
- Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước thành chủ nghĩa đế quốc, chế
độ đại nghị bị khủng hoảng do sự lấn quyền của bộ máy hành pháp và nghị viện tư sản đã
trở thành cơ quan hình thức, nơi bị bộ máy hành pháp thao túng. Nghị viện trở thành nơi

hợp lý hóa các quyết định đã rồi của các thế lực cầm quyền.
- Hiện nay mặc dù nghị viện khơng cịn vị trí pháp lý tối cao một cách tuyệt đối như
thời hoàng kim như trước đây nhưng nó vẫn cịn có một chỗ đứng xứng đáng nhất định
không thể thiếu được trong hệ thống bộ máy nhà nước tư sản, được gọi với thuật ngữ là
“Nghị viện với vị trí hợp lý hóa”. So với các cơ quan khác trong toàn bộ hệ thống các cơ
quan nhà nước của từng quốc gia, nghị viện có những đặc điểm rất đặc thù. Trước hết, viện
trong trong tất cả các cơ quan hợp thành bộ máy nhà nước của các chế độ tư bản và đang
phát triển thành tư bản, nghị viện là cơ quan duy nhất đại diện do nhân dân với đủ các tầng
lớp cư dân thành lập ra bằng phương pháp bầu cử. Vì vậy khác với đại đa số các cơ quan
nhà nước khác, nghị viện là cơ quan duy nhất có thành phần khơng thống nhất, chứa đựng
trong mình các quan điểm và quyền lợi rất khác nhau, thậm chí cịn là đối lập. Nghị viện
trở thành một thiết chế không thể thiếu được trong chế độ dân chủ. Hay nói cách khác, tổ
chức và hoạt động của quốc hội trở thành một tiêu chí của dân chủ.
Quyền lập pháp được hình thành như là một trong ba quyền cơ bản: Lập pháp, hành
pháp, tư pháp cùng được tổ chức và hoạt động cấu thành nên hoạt động của nhà nước. So
với các nhánh quyền lực hành pháp và tư pháp thì quyền lập pháp vẫn có những điểm
mạnh hơn vì nó gắn với dân chủ nhiều hơn các quyền còn lại.
Trước hết, quyền lập pháp này do các đại diện được nhân dân trực tiếp bầu ra, do
vậy chức năng đại diện cho nhân dân là một trong những đặc trưng quan trọng của nghị
viện. Và sau đây là thành phần của lập pháp luôn luôn là những đại diện đông đảo hơn của
hành pháp và tư pháp.
Quyền lập pháp thuở ban đầu được dùng để chỉ các hành vi thảo luận và ban hành
các văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật, quyền này còn được gọi là quyền làm luật (ra
luật), nhưng sau đó theo thời gian quyền làm luật được mở rộng sang các lĩnh vực khác
như: giám sát, thành lập chính phủ - hành pháp, bỏ phiếu tín nhiệm hành pháp, thậm chí
cịn là xét xử cả các quan chức cao cấp… Tất cả những hành vi nói trên đều được hiểu
trong phạm vi của quyền lập pháp, quyền của cơ quan được thành lập từ sự ủy thác của cử
tri, quyền này ngang ngửa và đối trọng với các quyền hành pháp và tư pháp.

3



Ngày nay, Quốc hội (nghị viện) đều thực hiện chức năng đại diện cho mọi tầng lớp
nhân dân của mình, bảo đảm cho việc bảo vệ các quyền lợi khác nhau trong mọi tầng lớp
xã hội của quốc gia, sau đó là chức năng giám sát hoạt động các cơ quan nhà nước, mà
trong bộ máy nhà nước hiện đại khơng một cơ quan tổ chức nào có thể thực hiện được.
Bên cạnh đó trước sau Quốc hội vẫn giữ vững chức năng lập pháp và thông qua
ngân sách của mình. Đó cũng là một trong nhiều chức năng vốn có của Quốc hội mà cũng
khơng thể có cơ quan nhà nước nào thay thế được.
Từ những phân tích trên, cho thấy việc so sánh chế định Nghị viện của Hiến pháp
Nhật Bản năm 1946 với chế định Quốc hội của Hiến pháp Việt Nam năm 2013 có thể giúp
hiểu rõ hơn chức năng của Hiến pháp, các thể chế Hiến pháp và các quan niệm Hiến
pháp…Đặc biệt hiểu rõ hơn về chế định Nghị viện, chế định Quốc hội của Hiến pháp mỗi
quốc gia, cụ thể trong phạm vi tiểu luận này là Hiến pháp Nhật Bản năm 1946 và Hiến
pháp Việt Nam năm 2013.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận, so sánh chế định Nghị viện của Hiến pháp
Nhật Bản năm 1946 với chế định Quốc hội của Hiến pháp Việt Nam năm 2013, từ đó nêu
lên quan điểm về nguyên nhân của những điểm tương đồng và khác biệt của chế định so
sánh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định chế định của Nghị viện (Quốc hội) được quy định trong Hiến pháp hiện
hành của mỗi quốc gia.
- So sánh chế định Nghị viện (Quốc hội), qua đó đánh giá và nêu lên được quan
điểm về những điểm tương đồng và khác biệt của chế định so sánh.
3. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến tiểu luận
Đã có một số bài viết trên các tạp chí, báo như:
- Bùi Ngọc Sơn (2014) “Luật hiến pháp so sánh trong thời đại tồn cầu hóa”,Tạp chí
nghiên cứu lập pháp, [ (truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021).

- Nguyễn Ngọc Nghiệp và Nguyễn Tuấn Việt , (2021) “Vai trò của hiến pháp trong

4


việc đảm bảo quyền con người, quyền công dân - Khảo sát trường hợp Nhật Bản”, Viện
Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, [ (truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021).
- Trên các tạp chí, báo của một số tác giả có đề cập đến một số vấn đề liên quan đến
chủ đề này (phạm vi rất ít). Chưa đi sâu vào so sánh, đánh giá những điểm tương đồng và
khác biệt giữa chế định Nghị viện của Hiến pháp Nhật Bản năm 1946 với chế định Quốc
hội của Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp; thống
kê, so sánh; phân loại; phương pháp lịch sử.
5. Phạm vi giới hạn tiểu luận
Trong phạm vi Hiến pháp Nhật Bản năm 1946, Hiến pháp Việt Nam năm 2013, tập
trung nghiên cứu các vấn đề chế định Nghị viện (Quốc hội). Các thông tin được sử dụng
để nghiên cứu tập trung vào hai bản Hiến pháp nói trên.
6. Đối tượng nghiên cứu
- Các chương, điều trong Hiến pháp Nhật Bản năm 1946, tập trung vào chế định
Nghị viện.
- Các chương điều trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013, tập trung vào chế định
Quốc hội.
7. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần chính của luận văn gồm
có 2 chương:
Chương 1: Tổng quan về Hiến pháp Nhật Bản năm 1946
Chương 2: Những điểm tương đồng và khác biệt giữa chế định Nghị viện của Hiến
pháp Nhật Bản năm 1946 với chế định Quốc hội của Hiến pháp Việt Nam năm 2013

5



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HIẾN PHÁP NHẬT BẢN NĂM 1946

1.1. Tổng quan về Hiến pháp Nhật Bản năm 1946
1.1.1. Bối cảnh
Trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh (15/8/1945), Tuyên bố Postdam ra đời, trong
đó có đoạn: “Nhà nước Nhật phải gỡ bỏ mọi cản trở cản trở các xu hướng dân chủ trong
nhân dân Nhật. Tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do tư tưởng cũng như sự tôn trọng nhân
quyền phải được thiết lập”. Bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai đồng nghĩa với việc
Nhật sẽ phải chịu sự chiếm đóng của quân Đồng minh. Do đó, từ năm 1945 – 1952, Nhật
chịu sự chiếm đóng của quân đội Mỹ, đứng đầu là Douglas MacArthur – Tư lệnh Tối Cao
của các Lực lượng Đồng minh.
Tại Hội nghị Potsdam, Douglas MacArthur cho rằng: Để đạt được mục đích dân
chủ hóa nước Nhật thì nhất thiết phải sửa đổi Hiến pháp Minh Trị 1889.
Theo đó, sau khi xem xét lại Hiến pháp Minh Trị, tháng 2/1946, phía Nhật Bản viết ra một
dự thảo hiến pháp, nhưng Douglas MacArthur khơng chấp nhận, coi đó là “bình cũ rượu
pha” của Hiến pháp Minh Trị, không đáp ứng nhu cầu dân chủ hóa nước Nhật. Cuối
cùng ơng đã ra lệnh cho văn phịng của mình thảo ra một bản hiến pháp hoàn toàn mới sao
cho kịp xong trước phiên họp ngày 26/2/1946 của quân Đồng minh bởi ông không muốn
sự can thiệp của Liên Xô và các nước đế quốc khác nhúng tay vào nội tình Nhật Bản. Cuối
cùng, bản hiến pháp mới đã được thảo ra chỉ trong vòng một tuần bởi một hội đồng gồm
25 người. Ba người trực tiếp chấp bút cho bản dự thảo hiến pháp này là thiếu
tướng Courtney Whitney, trung tá kiêm luật sư Milo Rowell, nữ thông dịch viên Beate
Sirota Gordon.
Cuối cùng, sau những buổi bàn thảo quyết liệt vào tháng 3/1946, phía Nhật Bản
cuối cùng đã chấp nhận dự thảo hiến pháp do phía Mỹ soạn. Tướng Whitney cịn nói rằng
nếu nội các Nhật khơng có khả năng đưa ra một quyết định thích hợp, tướng MacActhur sẽ
đem bản dự thảo này ra trưng cầu dân ý. Thiên hoàng lúc bấy giờ là Hirohito, tuy khơng

cịn quyền hành nhưng đã viết thư trả lời chính thức ủng hộ hiến pháp mới. Trong bản hiến

6


pháp năm 1946 này, Nhật hoàng được coi là biểu tượng của nhà nước và đoàn kết toàn
dân, song đã bị tước mọi quyền hành thực. Mọi hành vi của Nhật hoàng liên quan tới nhà
nước phải được sự chấp thuận của nội các chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Một cấu trúc
lập pháp quốc hội lưỡng viện được thành lập, trong đó thượng viện đóng vai trị thứ yếu.
Trừ hoàng gia Nhật, mọi quyền lợi của quý tộc khanh tướng bị bãi bỏ hoàn toàn. Mùa thu
năm 1946, đại đa số nhân dân Nhật Bản đã bỏ phiếu ủng hộ các đại biểu tán thành bản hiến
pháp mới.
Ngày 3 tháng 11 năm 1946, Hiến pháp mới của Nhật chính thức được Thiên hồng
cơng bố, và có hiệu lực vào 3/5/1947 (năm Showa thứ 22).
1.1.2. Về cấu trúc của bản hiến pháp
Gồm lời nói đầu, 11 chương, 103 điều khoản, cụ thể:
- Lời nói đầu: Nói về việc ai tạo ra hiến pháp và nguyên tắc chung trong việc xây
dựng hiến pháp. Điểm nhấn ở đây là ở hiến pháp này, nhân dân trở thành nền tảng, cơ sở
trong việc xây dựng hiến pháp. Hơn nữa, nhân dân Nhật Bản cam kết ủng hộ lí tưởng hịa
bình. “Nhân dân Nhật Bản mong muốn hịa bình vĩnh viễn… Chúng ta mong muốn có
được một vị trí đáng kính trọng trong cộng đồng quốc tế đang ra sức duy trì hịa bình và
loại bỏ vĩnh viễn chế độ chuyên chế và nô lệ, áp bức và bất công ra khỏi trái đất”.
- Nội dung cơ bản của các chương như sau:
+ Thiên Hoàng (1-8): Thiên hoàng là biểu tượng của quốc gia và sự thống nhất của
dân tộc. Mọi hoạt động của Hồng đế phải diễn ra trong khn khổ của hiến pháp.
+ Từ bỏ chiến tranh (9): Nhật Bản phủ nhận vĩnh viễn chiến tranh như là một quyền
tối cao của đất nước, từ bỏ đe doạ hoặc sử dụng vũ lực làm phương tiện giải quyết tranh
chấp với các quốc gia khác.
+ Quyền và nghĩa vụ của công dân (10-40): Cơng nhận quyền tự do, bình đẳng, u
cầu, chính trị của dân. Các quyền cơ bản của con người được hiến pháp đảm bảo và là

những quyền vĩnh viễn và bất khả xâm phạm.
Bên cạnh đó, người dân cũng phải thực hiện các nghĩa vụ như đóng thuế, khơng
được tước đoạt quyền tự do,…

7


+ Quốc hội (41-64): Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan
duy nhất có quyền lập pháp. Quốc hội có 2 viện là Thượng nghị viện và Hạ nghị viện,
trong đó Hạ nghị viện có thẩm quyền hơn Thượng nghị viện.
+ Nội các (65-75): Nội các thực hiện quyền hành pháp, chịu trách nhiệm tập thể
trước Quốc hội. Đây là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của chính phủ, lập ra chính sách
và kế hoạch của chính phủ, chỉ đạo các Bộ, quản lý công tác đối nội và đối ngoại, nộp các
đề nghị về lập pháp lên Quốc hội nhân danh tiểu ban thực hiện.
+ Tư pháp (76-82): Quyền tư pháp do Toà án tối cao và các Toà án cấp dưới sử
dụng. Tồ án tối cao có quyền quyết định cuối cùng tính hợp hiến của các đạo luật và các
văn bản quy phạm.
+ Tài chính (83-91): Quyền quản lí tài chính quốc gia thực hiện theo quyết định của
Quốc hội.
+ Tự trị địa phương (92-95): Chế độ tự quản địa phương được thiết lập rộng rãi.
Các quan chức địa phương đều do dân cử và có nhiều quyền hạn hơn trong thuế và pháp
luật.
+ Sửa đổi Hiến pháp (96): Việc sửa đổi Hiến pháp thì một mình Quốc hội không thể
làm được mà quốc dân phải bỏ phiếu tán thành hay phản đối.
+ Đạo luật tối cao (97-99): Hiến pháp này chính là “đạo luật tối cao”, do đó Thiên
hoàng, bộ trưởng, nghị viện quốc hội, thẩm phán, tất cả đều phải có nghĩa vụ tuân theo
hiến pháp này.
+ Điều khoản bổ sung (100-103)
1.1.3. Hiến pháp được xây dựng dựa trên nguyên tắc
- Dân chủ: Tức là dân làm chủ, tồn dân trị nước, dân có quyền quyết định trị nước,

và Quốc hội chính là đại diện cho quốc dân, do dân bầu ra. Vì vậy, Quốc hội chính là
người thay mặt quốc dân để quyết định việc nước. Đây gọi là “dân chủ theo chế độ đại
biểu”. Một kiểu dân chủ nữa là “dân chủ trực tiếp”. Trong hiến pháp lần này có giả sử nếu
như có sửa đổi hiến pháp thì một mình quốc hội khơng thể quyết định được mà phải bỏ
phiếu để biết từng người dân phản đối hay đồng ý. Khi đó, quốc dân trực tiếp quyết định
việc nước vì vậy đây được gọi là cách làm “dân chủ trực tiếp”. Hiến pháp mới chọn hai

8


cách trị nước là dân chủ theo chế độ đại biểu và dân chủ trực tiếp nhưng chủ yếu là dân
chủ theo chế độ đại biểu, dân chủ trực tiếp chỉ giới hạn trong những việc quan trọng nhất.
Như vậy, với Hiến pháp này, quyền lực của Thiên hoàng bị hạn chế, và quyền tối
thượng từ Thiên hoàng sang tay Quốc hội – cơ quan của nhân dân thông qua bầu cử. Lần
đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, quyền tối ca thuộc về nhân dân, Thiên hồng chỉ đóng vai
trò tượng trưng cho đất nước. Đây là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất. Vai trị của
Thiên hồng đơn giản chỉ là biểu tượng của quốc gia và tượng trưng cho sự thống nhất dân
tộc.
- Hịa bình: Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở phủ định khuynh hướng quân
phiệt, xâm lược trong quá khứ và quán triệt ngun tắc hịa bình. Điều 9 của Hiến pháp
quy định Nhật Bản từ bỏ chiến tranh, mong muốn một nền hịa bình, an ninh, tơn trọng
chính nghĩa, khơng dùng vũ lực để tranh chấp quốc tế. Nhật Bản sẽ không bao giờ duy trì
các lực lượng lục quân, hải quân, không quân hay các tiềm năng quân sự khác. Nước Nhật
không được quyền tham chiến.
Nguyên tắc này đã đánh dấu một bước chuyển biến mới của Nhật từ đế quốc qn
phiệt thành một nước hịa bình, từ bỏ lực lượng quân sự riêng, từ bỏ chiến tranh.
+ Tôn trọng các quyền cơ bản của mỗi cơng dân: Đó là các quyền tự do sống,
quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền khiếu nại, quyền tự do
ngôn luận, quyền tự do tín ngưỡng,…. Đó là những “quyền đặc biệt và bất khả xâm
phạm”.

CHƯƠNG 2
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA CHẾ ĐỊNH NGHỊ VIỆN
VỚI CHẾ ĐỊNH QUỐC HỘI CỦA HIẾN PHÁP

2.1. Điểm tương đồng
Chế định Nghị viện của Hiến pháp Nhật Bản năm 1946 với chế định Quốc hội của
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 có những tương đồng nhất định, đó là: Đều được quy định
cụ thể trong Hiến pháp mỗi nước; Quốc hội mỗi nước đều là cơ quan đại biểu cao nhất ở
cấp trung ương do nhân dân cả nước bầu ra theo những trình tự và thủ tục hợp hiến; tồn

9


bộ quyền lực lập pháp theo Hiến pháp chỉ được trao cho Quốc hội mà không trao cho cơ
quan nào khác.
- Đều nắm quyền lập pháp và quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất
nước mình do Hiến pháp quy định.
- Có quyền sửa đổi Hiến pháp.
- Đều thành lập các ủy ban của Quốc hội hay Nghị viện nhắm giám sát các hoạt
động của Chính phủ.
- Thủ tướng Chính phủ đều do Quốc hội hay Nghị viện bầu ra.
- Làm ra tất cả các luật cần thiết để cho Hiến pháp có hiệu lực, Quốc hội hay Nghị
viện quyết định quyết định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; quyết định
chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách Nhà nước; quy định,
sửa đổi hoặc bãi bỏ các loại thuế.
- Quốc hội hay Nghị viện quyết định vấn đề chiến tranh hay hịa bình; quy định về
tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia.
- Hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ làm việc theo chế độ hội nghị và
quyết định theo đại đa số.
2.2. Điểm khác biệt

- Nghị viện Nhật Bản có vị trí pháp lý hoàn toàn ổn định theo quy định của Hiến
pháp Nhật Bản suốt hơn 70 năm tồn tại. Vị trí pháp lý của Quốc hội Việt Nam có sự biến
thiên nhất định theo các giai đoạn lịch sử, đặc biệt là từ sau bản Hiến pháp năm
1946. Qua các bản Hiến pháp của Nhà nước Việt Nam, vị trí pháp lý của Quốc hội càng
thể hiện rõ quan điểm, tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam là
ngày càng nâng cao hơn vị trí tối cao của Quốc hội trong hệ thống các cơ quan nhà nước.
- Hiến pháp Nhật Bản năm 1946, chế định Quốc hội được quy định tại Chương IV.
Hiến pháp Việt Nam năm 2013, chế định về Quốc hội được quy định tại Chương V.
- Khác với Hiến pháp Nhật Bản năm 1946 (Nghị viện theo cơ cấu lưỡng viện gồm
Hạ viện và Thượng viện), Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định Quốc hội có cơ cấu một
viện.

10


- Tổ chức của Quốc hội Việt Nam gồm có Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng
dân tộc và các ủy ban (Uỷ ban pháp luật; Uỷ ban kinh tế và ngân sách; Uỷ ban quốc
phòng và an ninh; Uỷ ban các vấn đề xã hội…). Khi xét thấy cần thiết, Quốc hội thành lập
ra ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra về một vấn đề nhất định.
- Uỷ ban thường vụ Quốc hội Việt Nam gồm có Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ
tịch Quốc hội và các Uỷ viên. Uỷ ban thường vụ Quốc hội là một cơ quan đặc biệt, không
tồn tại ở hầu hết các nước khác. Việc thiết lập Uỷ ban thường vụ chủ yếu do Quốc hội
không hoạt động thường xuyên như các Quốc hội (Nghị viện) khác, nên phải có một cơ
quan thường trực thực hiện những công việc do Quốc hội ủy quyền.
- Quốc hội Việt Nam ngoài chức năng lập pháp, Quốc hội có vai trị quan trọng
trong việc thành lập, giám sát các cơ quan nhà nước khác ở trung ương (Chủ tịch nước,
Chính phủ, Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao…).
- Một điểm khác cơ bản so với Hiến pháp Nhật Bản là Hiến pháp Việt Nam quy
định Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước tối cao, không những có quyền lập pháp mà
cịn có quyền lập hiến.

- Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 5
năm. Hiến pháp Nhật Bản năm 1946 quy định: Nhiệm kỳ đại biểu của Hạ viện là 4 năm,
nhưng nhiệm kỳ sẽ chấm dứt trước thời hạn nếu Hạ viện bị giải tán. Nhiệm kỳ Thượng
nghị sĩ là 6 năm, cứ 3 năm bầu lại một nữa tổng số thành viên.
- Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: Quốc hội họp công khai. Trong trường
hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định
họp kín. Quốc hội họp mỗi năm hai kỳ. Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ
Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu
cầu thì Quốc hội họp bất thường. Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập kỳ họp Quốc hội.
- Hiến pháp Nhật Bản năm 1946 quy định: Quốc hội được triệu tập thường lệ mỗi
năm một lần. Trong trường hợp đặc biệt, Nội các có thể yêu cầu triệu tập phiên họp bất
thường của Quốc hội. khi có yêu cầu của từ 1/4 tổng số đại biểu của 2 Viện, Nội các phải
triệu tập phiên họp bất thường của Quốc hội. Số đại biểu quy định tại mỗi khóa họp là 1/3
và trong các cuộc thảo luận hay biểu quyết các vấn đề thì có ít nhất 2/3 đại biểu tham dự.
Mỗi Viện tự lựa chọn Nghị trưởng cũng như các viên chức cấp cao của mình.

11


- Quyền hạn của Nghi viện Nhật Bản theo Hiến pháp năm 1946: Một dự luật để trở
thành Luật ngoài cần có sự chấp thuận của Quốc hội, cần có sự ban hành của Thiên Hồng.
Vai trị Thiên Hồng tương tự Quân chủ trong chế độ quân chủ các quốc gia khác, nhưng
tại Nhật Bản Thiên Hồng chỉ có quyền thông qua mà không được phép bác bỏ.
- Quốc hội Việt Nam có quyền hạn: Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ
do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
- Về tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo nguyên
tắc phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước. Gồm 3 cơ quan thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân,
Chính phủ là cơ quan chấp hành và là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt nam, Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân thực hiện xét xử và
kiểm sát hoạt động tư pháp).
- Nhật Bản cũng có 3 nhánh, tuy nhiên Nghị viện là cơ quan quyền lực nhất. Nghị
viện sẽ giới thiệu cho Nhật hoàng để chỉ định người đứng đầu hành pháp và tư pháp; đứng
đầu nội các là Thủ tướng, được chỉ định bởi hồng đế về hình thức dưới sự giới thiệu của
quốc hội. Tư pháp Nhật Bản độc lập với hai nhánh hành pháp và lập pháp. Thẩm phán tối
cao sẽ được chỉ định bởi Nhật hoàng theo giới thiệu của quốc hội.
2.3. Quan điểm về nguyên nhân của những điểm tương đồng và khác biệt của
chế định so sánh
Quan điểm về nguyên nhân sự tương đồng về vị trí pháp lý giữa hai Quốc hội xuất
phát từ sự tương đồng nhất định về tư tưởng giữa các nhà lập hiến hai nước về nguồn gốc
quyền lực nhà nước và quan điểm về sức mạnh của quyền lực lập pháp, cụ thể: tư
tưởng nguồn gốc quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân, tư tưởng về quyền lập pháp
mạnh hơn các quyền khác.
Sự khác biệt về chế định Nghị viện (Quốc hội) là do sự chi phối của nguyên tắc tổ
chức quyền lực mỗi nước. Hình thức chính thể của Nhật Bản là quân chủ lập hiến, Nhật
Hoàng là nguyên thủ quốc gia và là biểu tượng thống nhất của dân tộc. Đây là chế độ kế vị
cổ nhất thế giới. Nhật Hồng được cơng dân Nhật Bản kính trọng nên có ảnh hưởng lớn
trong xã hội. Quyền hạn của Nhật Hoàng được quy định trong Hiến pháp.

12


Quốc hội Việt Nam mang đặc trưng của mơ hình Quốc hội các nước xã hội chủ
nghĩa, theo mơ hình chính thể cộng hịa xã hội chủ nghĩa; việc tổ chức và hoạt động của
Quốc hội phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hiến pháp Nhật Bản tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của trường phái dân chủ tự do,
là bản Hiến pháp theo mô hình quân chủ đại nghị, kết tinh những giá trị tiến bộ mà chính
người Nhật tự mình tiếp thu và thừa nhận, nên nó có sức sống mạnh mẽ, chống lại được
các sức ép và nỗ lực đòi thay đổi Hiến pháp.

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 thực sự là sự kết tinh trí tuệ của tồn Đảng, tồn dân,
tồn quân ta, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
toàn diện đất nước, Hiến pháp kế thừa những nội dung tiến bộ của 4 bản Hiến pháp trước
đồng thời chắt lọc, tập hợp trí tuệ, tâm huyết của tồn Đảng, tồn dân và toàn quân ta. Hiến
pháp cũng đã tham khảo, tiếp thu có chọn lọc nhiều nội dung Hiến pháp của các quốc gia
trên thế giới. Đặc biệt, trong Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện rất rõ việc Nhà nước ta tơn
trọng thực hiện các điều ước quốc tế nói chung. Một nguyên tắc đã được thừa nhận ngay
tại Điều 12, Chương 1 của Hiến pháp là Nhà nước ta “tuân thủ Hiến chương Liên hợp
quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
PHẦN KẾT LUẬN
Như vậy quốc hội hay nghị viện là cơ quan cao nhất của nhà nước, góp phần thúc
đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, quyết định những vấn đề quan trọng của
nước nhà. Việc đi sâu tìm hiểu nghiên cứu các vấn đề trên đây khiến cho nhận thức và hiểu
biết đúng đắn hơn về tổ chức và hoạt động của cơ quan đứng đầu mỗi quốc gia./.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn phòng Quốc hội (2009), “Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới”,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
2. Bùi Ngọc Sơn (2014) “Luật hiến pháp so sánh trong thời đại tồn cầu hóa”, Tạp
chí nghiên cứu lập pháp, [ (truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2021).
3. Nguyễn Ngọc Nghiệp và Nguyễn Tuấn Việt , (2021) “Vai trò của hiến pháp
trong việc đảm bảo quyền con người, quyền công dân - Khảo sát trường hợp Nhật Bản”,
Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, [ (truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021).

14



15



×