Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Bài tập lớn Pháp luật kinh doanh quốc tế Đề tài Hợp đồng bảo hiểm FTU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.61 KB, 101 trang )

lOMoARcPSD|10804335

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LUẬT
----------

BÀI TẬP LỚN
PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Lớp tín chỉ

: PLU410(GD2-HK1-2021).1

Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS Bùi Ngọc Sơn

Nhóm thực hiện

: Nhóm 2

Hà Nội, tháng 12 năm 2021

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


KHOA LUẬT
----------

BÀI TẬP LỚN
PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Lớp tín chỉ

: PLU410(GD2-HK1-2021).1

Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS Bùi Ngọc Sơn

Nhóm thực hiện

: Nhóm 2

Hà Nội, tháng 12 năm 2021

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2
STT


HỌ TÊN


SINH VIÊN

NHIỆM VỤ

ĐÁNH GIÁ

GHI

10/10

CHÚ

Đánh giá quy định về
hợp đồng bảo hiểm và
giải pháp hoàn thiện
1

Lương Thị Hòa

1817710064

quy định pháp luật,
nâng cao hiệu quả

10/10

thực hiện hợp đồng

bảo hiểm ở Việt Nam
hiện nay
Chủ thể và khách thể
2

Vũ Văn Hoàng

1817740032 của hợp đồng bảo

3

Hoàng Thị Huệ

1917740048

4

Vũ Thị Huệ

1817710067

5

Dương Tường Huy

1817710071

6

Lê Thanh Huyền


1915510072

7

Nguyễn Thị Huyền

hiểm
Khái niệm hợp đồng
bảo hiểm
Đặc điểm của hợp
đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm
con người
Hợp đồng bảo hiểm
tài sản
Hợp đồng bảo hiểm

1917720028 trách nhiệm dân sự;
Tổng hợp bài tập lớn
Hợp đồng bảo hiểm

10/10

10/10
10/10
10/10
10/10
Nhóm
10/10


8

Đỗ Thị Hương

1917720026

9

Nguyễn Diệu Hương

1915510064 trách nhiệm hợp đồng

10/10

Lại Nhật Khánh

bảo hiểm
1817730019 Trách nhiệm do vi

10/10

10

tài sản
Thời hạn thực hiện

phạm hợp đồng bảo

Downloaded by Con Ca ()


10/10

trưởng


lOMoARcPSD|10804335

hiểm; Chế tài đối với
hành vi vi phạm hợp
đồng bảo hiểm
Thời hạn thực hiện
11

Lương Ngọc Khánh

2011210052 trách nhiệm hợp đồng

12

Phùng Đức Khánh

1817710074

13

Bùi Thị Khuyên

1812210177


bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm
con người
Thuyết trình

10/10

10/10
10/10

Phần mở và kết bài
14

15
16

Bùi Hồng Lam

Nguyễn Ngọc Lan
Nguyễn Thị Hương
Lan

1917720175 tập lớn; Các nguồn

1815510060
2011210055

luật điều chỉnh
Một số vấn đề cần lưu
ý về bồi thường

Đối tượng bảo hiểm

10/10

10/10
10/10

17

Bùi Thị Mỹ Linh

1917740057 Số tiền bảo hiểm
Điều khoản, điều kiện

10/10

18

Đỗ Thị Thùy Linh

1917720031 bảo hiểm và phạm vi

10/10

19
20

21

Mai Phương Linh

Phùng Thị Phương
Linh
Vũ Phương Linh

1917740060
1817710090

trách nhiệm bảo hiểm
Loại trừ trách nhiệm
bảo hiểm
Thiết kế slide
Mức phí bảo hiểm,

1917720528 phương thức đóng bảo

10/10
10/10

10/10

hiểm
Phân tích các ví dụ về
22
23

Đỗ Thị Hồng Ly

1917720034 nguyên tắc giao kết

10/10


Lê Thị Ngọc Mai

hợp đồng bảo hiểm
1917710087 Các nguyên tắc giao

10/10

kết hợp đồng bảo

Downloaded by Con Ca ()

Nhóm phó


lOMoARcPSD|10804335

hiểm
Trình tự giao kết hợp

24

Trần Thị Kiều My

1817710110

25

Hà Thiên Ngân


1917720036

26

Nguyễn Hà Ngân

1917720037 đồng bảo hiểm

27
28

29

Nguyễn Thị Kim
Ngân
Bùi Trần Bảo Ngọc
Nguyễn Thị Phương
Ngọc

1917720038
1915510041

đồng bảo hiểm
Quyền và nghĩa vụ
bên mua bảo hiểm
Trình tự giao kết hợp

Quyền và nghĩa vụ bên
mua bảo hiểm
Quyền và nghĩa vụ

bên bán bảo hiểm

1917720039 Quyền và nghĩa vụ

30

Đinh Thị Thúy Nhàn

1915510125

31

Nguyễn Chí Nhân

1816610093

bên bán bảo hiểm
Hủy bỏ hợp đồng bảo
hiểm
Thuyết trình

10/10
10/10

10/10

10/10
10/10

10/10


10/10
10/10

Thời hạn bảo hiểm;
32

33

34

Lưu Văn Nhất
Tạ Dương Hồng
Nhung
Trần Thị Nhung

1812210272 Thiết lập hợp đồng

1917720535
1917720040

bảo hiểm
Chấm dứt hợp đồng
bảo hiểm
Phân tích các trường
hợp tranh chấp trong
hợp đồng bảo hiểm

Downloaded by Con Ca ()


10/10

10/10

10/10


lOMoARcPSD|10804335

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BH
HĐBH
HĐBHCN
HĐBHTND
S

Bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm con người
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

KDBH

Kinh doanh bảo hiểm

DNBH

Doanh nghiệp bảo hiểm

BMBH


Bên mua bảo hiểm

BLDS

Bộ Luật dân sự

ICC

International Chamber of Commerce- Phòng Thương mại Quốc tế

MỤC LỤ

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM...................................3
I. Khái quát về hợp đồng bảo hiểm....................................................................3
1. Khái niệm.........................................................................................................3
2. Đặc điểm..........................................................................................................3
2.1. Đặc điểm về chủ thể..................................................................................3
2.2. Đặc điểm về hình thức..............................................................................4
2.3. Đặc điểm về tính pháp lý..........................................................................4
3. Phân loại hợp đồng bảo hiểm.........................................................................5
3.1. Hợp đồng bảo hiểm con người.................................................................5
3.2. Hợp đồng bảo hiểm tài sản.....................................................................10
3.3. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự................................................13

4. Nguồn luật điều chỉnh...................................................................................15
II. Chủ thể và khách thể của hợp đồng bảo hiểm...........................................15
1. Chủ thể...........................................................................................................15
1.1. Khái niệm về chủ thể của hợp đồng.......................................................15
1.2. Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm.............................................................15
2. Khách thể.......................................................................................................18
2.1. Khái niệm về khách thể của hợp đồng...................................................18
2.2. Khách thể của hợp đồng bảo hiểm.........................................................19
CHƯƠNG 2: GIAO KẾT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM..........................................20
I. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng...................................................................20
1. Chủ thể kí kết phải hợp pháp.......................................................................20
2. Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp......................................................20
3. Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp........................................................20
4. Hợp đồng phải kí kết đúng quy tắc pháp luật.............................................20
II. Giao kết hợp đồng bảo hiểm........................................................................20
1. Các nguyên tắc giao kết hợp đồng...............................................................20
1.1. Ngun tắc cơng bằng đơi bên cùng có lợi.............................................20
1.2. Nguyên tắc bàn bạc thống nhất..............................................................21
1.3. Nguyên tắc tự nguyện.............................................................................21

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

1.4. Ngun tắc khơng làm tổn hại lợi ích chung của xã hội.......................22
2. Trình tự giao kết hợp đồng...........................................................................22
III. Thủ tục thành lập hợp đồng.......................................................................23
1. Đề nghị giao kết hợp đồng............................................................................23
2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.........................................................24

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM................25
I. Các nội dung cơ bản......................................................................................25
1. Đối tượng bảo hiểm.......................................................................................25
1.1. Khái niệm................................................................................................25
1.2. Phân loại.................................................................................................26
2. Về số tiền bảo hiểm........................................................................................27
2.1. Quy định về số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm con người......27
2.2. Quy định về số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản............28
2.3 Quy định về số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân
sự.........................................................................................................29
3. Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm và điều khoản, điều kiện bảo hiểm..........30
3.1. Điều khoản, điều kiện bảo hiểm.............................................................30
3.2. Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm...............................................................32
4. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm..................................................33
4.1. Khái niệm................................................................................................33
4.2. Những rủi ro không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm...................33
4.3. Các quy định pháp luật về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. 34
5. Thời hạn bảo hiểm.........................................................................................36
5.1. Khái niệm về thời hạn bảo hiểm.............................................................36
5.2. Phân tích về thời hạn bảo hiểm..............................................................36
6. Mức phí bảo hiểm và phương thức đóng bảo hiểm....................................37
6.1. Mức phí bảo hiểm...................................................................................37
6.2. Phương thức đóng bảo hiểm..................................................................38
II. Thời hạn thực hiện trách nhiệm hợp đồng bảo hiểm................................39
1. Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm.................................................39
2. Thời điểm kết thúc trách nhiệm bảo hiểm...................................................40

Downloaded by Con Ca ()



lOMoARcPSD|10804335

III. Hủy bỏ và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm..................................................41
1. Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm...........................................................................41
2. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm......................................................................44
CHƯƠNG 4: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM.......................................48
I. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng bảo hiểm.............................................48
1. Khái niệm thực hiện hợp đồng bảo hiểm.....................................................48
2. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng bảo hiểm bảo hiểm............................48
2.1. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối.............................................................48
2.2. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm..........................................49
2.3. Nguyên tắc số đông (quy luật số lớn).....................................................50
2.4. Nguyên tắc bồi thường...........................................................................51
2.5. Nguyên tắc khoán...................................................................................53
2.6. Nguyên tắc nguyên nhân gần.................................................................53
II. Quyền và nghĩa vụ của các bên...................................................................54
1. Quyền và nghĩa vụ của bên tham gia bảo hiểm...........................................54
1.1. Quyền của bên mua bảo hiểm................................................................54
1.2. Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm............................................................56
2. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm..........................................57
2.1. Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm........................................................57
2.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm...................................................59
CHƯƠNG 5: TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM........62
I. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng bảo hiểm..............................................62
1. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm...............................................................62
2. Các trường hợp miễn trách trong vi phạm hợp đồng bảo hiểm................66
2.1. Các quy định pháp luật về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. 66
2.2. Quy định về điều khoản loại trừ trách nhiệm trong hợp đồng bảo hiểm
.............................................................................................................67
II. Các chế tài đối với hành vi vi phạm hợp đồng bảo hiểm...........................68

III. Một số vấn đề cần lưu ý khi bồi thường....................................................70
1. Giám định tổn thất........................................................................................70
2. Hồ sơ khiếu nại..............................................................................................72

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

3. Nguyên tắc tính tiền bồi thường...................................................................73
IV. Phân tích các vi phạm thực tế liên quan đến hợp đồng bảo hiểm............74
CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH VỀ BẢO HIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.........................................81
I. Đánh giá pháp luật về hợp đồng bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay...............81
1. Ưu điểm..........................................................................................................81
2. Hạn chế..........................................................................................................81
II. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện
hợp đồng bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay................................................82
KẾT LUẬN............................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................84

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hội nhập tích cực hiện
nay, bảo hiểm với tư cách là một loại hình dịch vụ tài chính và là

một trong những cơ chế đảm bảo an sinh - xã hội đã ngày càng
chứng minh được vai trò quan trọng của mình đối với đời sống kinh
tế - xã hội. Không thể phủ nhận rằng với sự phát triển không ngừng
của nền kinh tế - xã hội, bảo hiểm thương mại đang trở thành một
trong những ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và
phạm vi hoạt động.
Trải qua quá trình phát triển lâu dài, thị trường bảo hiểm
ngày nay ngày càng sôi động; cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
kinh doanh bảo hiểm trên các nghiệp vụ bảo hiểm càng gay gắt thì
tranh chấp nảy sinh càng nhiều. Trong các tranh chấp đó thì tranh
chấp về hợp đồng bảo hiểm là một trong những vấn đề cần phải
quan tâm nhất vì hợp đồng khơng những là sự khởi đầu cho giao
ước bảo hiểm; mà hợp đồng còn có tính pháp lý cao nhất trực tiếp
ảnh hưởng đến các bên tham gia bảo hiểm.
Mọi người tham gia bảo hiểm ngày nay với mục đích bù đắp
tài chính khi rủi ro được bảo hiểm xảy ra; đồng thời hạn chế rủi ro
xảy ra. Với vai trò là phương thức chuyển giao rủi ro phổ biến hiện
nay, bảo hiểm được thực hiện thông qua một hợp đồng gọi là hợp
đồng bảo hiểm. Cho đến nay, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường,
bảo hiểm càng thể hiện rõ là nhu cầu khơng thể thiếu, là yếu tố
quan trọng góp phần đảm bảo cho q trình tái sản xuất có thể tiến
hành thường xuyên và liên tục, đồng thời góp phần ổn định đời
sống an sinh xã hội cũng như tài chính cho cá nhân và doanh
nghiệp. Thấu hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của hợp đồng bảo
hiểm là cách chúng ta tìm được giải pháp hồn hảo để giảm bớt các
rủi ro.

1

Downloaded by Con Ca ()



lOMoARcPSD|10804335

Bài tiểu luận của nhóm chúng em gồm có ba phần: phần mở
đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung được chia
thành sáu chương như sau:
-

Chương 1: Khái quát về hợp đồng bảo hiểm

-

Chương 2: Giao kết hợp đồng bảo hiểm

-

Chương 3: Các nội dung cơ bản của hợp đồng bảo hiểm

-

Chương 4: Thực hiện hợp đồng bảo hiểm

-

Chương 5: Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng bảo hiểm

-

Chương 6: Đánh giá quy định về hợp đồng bảo hiểm và giải pháp

hoàn thiện quy định pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng
ở Việt Nam hiện nay

2

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
I. Khái quát về hợp đồng bảo hiểm
1. Khái niệm
“Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp
bảo hiểm (DNBH) phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho
người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.”
(Khoản 1, Điều 12, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000)
Như vậy, đứng trên góc độ pháp lý thì hợp đồng bảo hiểm thực chất là một
hợp đồng kinh tế trong đó một bên đồng ý bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho bên kia
khi xảy ra sự kiện bảo hiểm với điều kiện bên kia chấp nhận đóng phí bảo hiểm.
Theo hợp đồng bảo hiểm, mối quan hệ nhất định giữa hai bên ràng buộc với nhau
bởi hai vấn đề cơ bản: bồi thường và nộp phí bảo hiểm.
2. Đặc điểm
2.1. Đặc điểm về chủ thể
Hợp đồng bảo hiểm có thể có các chủ thể sau:
-

-


Người bảo hiểm: Họ đó là các cơng ty bảo hiểm được phép kinh doanh bảo
hiểm
Người mua bảo hiểm: Họ là các tổ chức cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm
và trả phí bảo hiểm
Người được bảo hiểm: Họ có thể làm người mua bảo hiểm có thể là một
người khác với người mua bảo hiểm (ví dụ cơng ty tư vấn mua bảo hiểm
trách nhiệm nghề nghiệp cho nhân viên của mình)
Người thụ hưởng: Họ là người được hưởng một phần hay tồn bộ tiền bảo
hiểm có thể là người mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm hoặc một
người khác do người mua bảo hiểm chỉ định (ví dụ trong bảo hiểm hàng hóa
xuất khẩu bằng đường biển có thể người mua bảo hiểm là người xuất khẩu
nhưng người hưởng là người nhập khẩu)

2.2. Đặc điểm về hình thức
Các quốc gia trong đó có Việt Nam đều địi hỏi hợp đồng bảo hiểm phải được
lập thành văn bản. Trong luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam năm 2000 có quy
định: “Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp
3

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

đồng bảo hiểm là chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các
hình thức khác do pháp luật quy định.”
2.3. Đặc điểm về tính pháp lý

-


- Hợp đồng bảo hiểm có tính may rủi: Các rủi ro được mua bảo hiểm phải là
các rủi ro không chắc chắn, không lường trước được thời điểm xảy ra rủi ro
và giá trị thiệt hại. Nếu nguyên nhân gây ra thiệt hại đối với đối tượng bảo
hiểm không phải là rủi ro đã được mua bảo hiểm, người bảo hiểm không
phải bồi thường và người mua bảo hiểm phải tự mình gánh chịu những tổn
thất đó. Trong thời hạn thực hiện hợp đồng, nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra
gây tổn thất, thiệt hại thì bên mua bảo hiểm được người bảo hiểm bồi
thường. Ngược lại nếu không xảy ra sự kiện bảo hiểm bên mua bảo hiểm
phải đóng phí bảo hiểm và khơng nhận được bất kỳ một khoản chi trả nào.
Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng mang tính bồi thường: Tính bồi thường
của hợp đồng bảo hiểm thể hiện ở chỗ công ty bảo hiểm cam kết bồi thường
cho những thiệt hại thực tế mà bên mua bảo hiểm phải gánh chịu khi có tổn
thất xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm. Bên bảo hiểm chỉ bồi thường để khơi
phục về mặt tài chính cho bên được bảo hiểm như trước khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm bên bảo hiểm không bồi thường vượt quá thiệt hại thực tế mà bên
mua bảo hiểm phải gánh chịu

-

Khi tham gia hợp đồng bảo hiểm, bên được bảo hiểm phải có lợi ích được
bảo hiểm: Xuất phát từ mục đích cơ bản của hợp đồng bảo hiểm là bồi thường
cho những thiệt hại mà bên được bảo hiểm phải gánh chịu do rủi ro đã được
mua bảo hiểm gây ra, cho nên, bên được bảo hiểm phải có lợi ích được bảo
hiểm đối với đối tượng bảo hiểm. Nếu bên mua bảo hiểm khơng có lợi ích
được bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm bên mua bảo hiểm cũng sẽ khơng
có thiệt hại hoặc tổn thất, khi có hư hỏng hoặc tổn thất đối với đối tượng được
mua bảo hiểm.

-


Hợp đồng bảo hiểm là loại hợp đồng có thể chuyển nhượng được: Bên mua
bảo hiểm có thể chuyển nhượng quyền được hưởng lợi ích từ hợp đồng bảo
hiểm cho người khác.

-

Hợp đồng bảo hiểm dựa trên nguyên tắc trung thực tuyệt đối: Trong giao
dịch bảo hiểm nguyên tắc trung thực là cực kỳ quan trọng. Chỉ có người được
4

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

bảo hiểm mới biết được tồn bộ các thơng tin, yếu tố ảnh hưởng đến hàng hóa
của mình bao gồm cả các khuyết tật, do vậy người được bảo hiểm có nghĩa vụ
cung cấp tồn bộ các thơng tin về các yếu tố trên, thậm chí khai báo những
khuyết tật. Công ty bảo hiểm cũng phải trung thực khi công bố thông tin tư
vấn cho khách hàng và bảo mật thơng tin cho khách hàng, vi phạm ngun tắc
này có thể làm cho hợp đồng bảo hiểm vô hiệu.
3. Phân loại hợp đồng bảo hiểm
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 quy định, dựa trên sự phân
loại về đối tượng bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm chia thành 3 loại:
-

Hợp đồng bảo hiểm con người
Hợp đồng bảo hiểm tài sản
Hợp đồng trách nhiệm dân sự


3.1. Hợp đồng bảo hiểm con người
3.1.1. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người
“1. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức
khỏe và tai nạn con người.
2. Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đây:
a) Bản thân bên mua bảo hiểm;
b) Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;
c) Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng;
d) Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.”
(Điều 31, mục 2, Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10)
3.1.2. Phân loại hợp đồng bảo hiểm con người
a. Phân loại theo thời hạn bảo hiểm
HĐBHCN chia làm 2 loại: HĐBHCN ngắn hạn và HĐBHCN dài hạn
- HĐBHCN ngắn hạn: là loại hợp đồng mà trong đó người tham gia bảo hiểm
cam kết trả phí bảo hiểm trong một thời hạn ngắn thường là một năm trở xuống.
Người bảo hiểm cam kết thanh tốn trợ cấp khi có các rủi ro bảo hiểm xảy ra đối
với người được bảo hiểm.
5

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

- HĐBHCN dài hạn: là loại hợp đồng mà trong đó người tham gia bảo hiểm
cam kết trả phí bảo hiểm trong một thời gian dài thường là trên một năm cho đến
hết đời.
b. Phân loại theo hình thức bảo hiểm
HĐBHCN được chia ra làm 2 loại: HĐBHCN bắt buộc và HĐBHCN tự
nguyện

HĐBHCN bắt buộc: là loại hợp đồng mà theo pháp luật bắt buộc các đối
tượng phải tham gia ví dụ như bảo hiểm tai nạn hành khách.
HĐBHCN tự nguyện: là loại hợp đồng mà theo đó người được bảo hiểm hoặc
người tham gia bảo hiểm có thể đưa ra rất nhiều nhu cầu bảo hiểm, còn người bảo
hiểm có thể chấp nhận hay khơng chấp nhận là tùy theo sự thỏa thuận và cam kết.
Tính tự nguyện khiến người bảo hiểm phải phục vụ tốt hơn, cung cấp các dịch vụ
tốt hơn đến khách hàng.
c. Phân loại theo rủi ro bảo hiểm
HĐBHCN chia ra làm 2 loại: HĐBHCN nhân thọ và HĐBHCN phi nhân thọ.
- HĐBH nhân thọ: là loại hợp đồng bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro liên
quan đến tuổi thọ của con người và được chia ra làm các loại sau:
 HĐBH tử kỳ: là loại hợp đồng mà theo đó, nếu người được bảo hiểm
chết trong thời hạn thỏa thuận thì doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ trả
tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng.
 HĐBH sinh kỳ: là loại hợp đồng mà theo đó nếu người được bảo hiểm
sống đến hết thời hạn thỏa thuận, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ trả
tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng.
 HĐBH hỗn hợp: là loại hợp đồng chỉ liên quan đến các rủi ro như bệnh
tật, tai nạn, mất khả năng lao động và cả tử vong. Đặc điểm này không
liên quan đến tuổi thọ của con người.
- HĐBH phi nhân thọ: là loại hợp đồng chỉ liên quan đến các rủi ro như bệnh
tật, tai nạn, mất khả năng lao động và cả tử vong. Đặc điểm này không liên
quan đến tuổi thọ của con người.
3.1.3. Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm con người
6

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335


a. Hợp đồng bảo hiểm con người là hợp đồng thanh tốn có định mức
Đối tượng của bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn
con người. Đó là những thứ vơ giá khơng thể tính tốn được, khơng thể xác định
được chính xác và trên thực tế không thể bù đắp hết nổi. Không ai có thể xác định
được tính mạng con người trị giá là bao nhiêu. Vì thế trong HĐBHCN khơng tồn tại
điều khoản giá trị bảo hiểm. Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) ở đây là
trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng và không phải là trách nhiệm bồi
thường tổn thất mà là giúp đỡ về mặt vật chất cho người được bảo hiểm. Và cũng
chính từ đối tượng HĐBHCN khơng thể tính tốn được thành tiền nên số tiền
DNBH trả cho khách hàng chỉ có thể là một số tiền ấn định sẵn ngay từ khi ký kết
hợp đồng. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên bảo hiểm sẽ thanh toán cho bên tham
gia bảo hiểm và thường không bị giới hạn bởi nguyên tắc giá trị thiệt hại giống như
HĐBH tài sản và HĐBH trách nhiệm dân sự.
Chính từ đặc điểm này mà người tham gia HĐBHCN khi ký kết hợp đồng cần cân
nhắc dựa trên mức thu nhập, khả năng tài chính để quyết định số tiền tham gia phù
hợp.
b. Hợp đồng bảo hiểm con người không áp dụng nguyên tắc bảo hiểm trùng và
nguyên tắc thế quyền
Thứ nhất, HĐBHCN không áp dụng nguyên tắc bảo hiểm trùng. Cụ thể:
Căn cứ vào khoản 2, Điều 44, Luật KDBH số 24/2000/QH10: “Trong trường hợp
các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh
nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm
đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo
hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không
vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.”, một người có thể tham gia hoặc được
bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng bảo hiểm con người. Tuy nhiên các hợp đồng đó sẽ
chi trả độc lập trong trường hợp người được bảo hiểm gặp biến cố, tai nạn có phát
sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
Vì thế mà HĐBHCN khơng áp dụng nguyên tắc này.


7

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

Thứ hai, HĐBHCN không áp dụng nguyên tắc thế quyền. Điều đó có nghĩa là
người bảo hiểm sau khi đã thanh tốn, chi trả số tiền bảo hiểm, khơng được phép
thế quyền người tham gia bảo hiểm hay người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để
khiếu nại người thứ ba truy địi số tiền bảo hiểm tương ứng. Hay nói cách khác, một
người có thể đồng thời nhận được khoản chi trả thanh tốn của cơng ty bảo hiểm và
khoản bồi thường của người thứ ba gây thiệt hại.
c. Hợp đồng bảo hiểm con người tuân thủ nguyên tắc khoán
Đối với bảo hiểm thiệt hại người ta thường áp dụng nguyên tắc bồi thường.
Nhưng trong nghiệp vụ bảo hiểm con người, người ta áp dụng nguyên tắc khoán.
Như đã phân tích ở đặc điểm thứ nhất, thì đối tượng được bảo hiểm trong bảo hiểm
nhân thọ là con người nên giá trị của con người thì khơng thể xác định được bằng
tiền. Do vậy, khi tham gia bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm và công ty bảo hiểm
thỏa thuận ấn định trước số tiền bảo hiểm vì trong bảo hiểm nhân thọ khơng có bản
chất thiệt hại tính được bằng tiền từ rủi ro xảy ra đối với con người.
Chính vì vậy, việc ấn định trước khoản tiền mà công ty bảo hiểm sẽ chi trả cho
bên mua bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra được gọi là nguyên tắc khoán.
d. Các loại hợp đồng trong bảo hiểm con người rất đa dạng, phức tạp
Thứ nhất, trong HĐBHCN có các sản phẩm bảo hiểm khác nhau rồi mỗi một
hợp đồng có sự khác nhau của thời hạn bảo hiểm, số tiền bảo hiểm rồi độ tuổi của
người tham gia.
Thứ hai, chủ thể trong HĐBHCN có thể có bốn bên tham gia: người bảo hiểm,
người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng. Đặc điểm này

chỉ có duy nhất trong HĐBHCN và vì thế làm cho hợp đồng này phức tạp hơn.
e. Hợp đồng bảo hiểm con người chịu ảnh hưởng của những điều kiện kinh tế
xã hội nhất định
Khi điều kiện kinh tế phát triển, áp lực cuộc sống giảm đi, họ khơng phải lo
cho cuộc sống hàng ngày thì đến lúc đó, họ mới có thể nghĩ đến bảo hiểm. Ở các
nước kinh tế phát triển thì loại hình bảo hiểm này phát triển từ rất lâu (bảo hiểm
nhân thọ là loại hình chủ yếu của bảo hiểm con người đã ra đời và phát triển từ lâu),

8

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

trong khi đó thì ở các nước kém phát triển hoặc đang phát triển thì hình thức bảo
hiểm này hoặc là chưa có hoặc là mới bước đầu triển khai.
3.1.4. Tình huống liên quan tới HĐBHCN
Vụ việc:
Ngày 05/10/2006, bà V. làm hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ của Prudential
cho ông T. với tổng số tiền hơn sáu triệu đồng, đóng làm hai đợt. Khi mua bảo
hiểm, bà và ơng T. chưa phải là vợ chồng hợp pháp nhưng 20 ngày sau họ đã đăng
ký kết hơn tại chính quyền địa phương.
Hơn hai tháng sau, ngày 14/12/2006, ông T. về quê và bất ngờ qua đời tại
Trung tâm Y tế huyện Tây Sơn (Bình Định) do bị ung thư gan. Sau cái chết của
chồng, bà V. nộp giấy tờ yêu cầu và Prudential đã lập hồ sơ để giải quyết quyền lợi
bảo hiểm theo hợp đồng đã ký kết. Tuy nhiên, đã hơn hai năm trôi qua, bà nhiều lần
hối thúc nhưng Prudential vẫn khất lần với lý do: “Đang thu thập thêm thông tin từ
các cơ quan chức năng”. Vì thế, bà V. đã khởi kiện yêu cầu Prudential phải chi trả
cho bà 150 triệu đồng theo hợp đồng bảo hiểm đã ký và tiền lãi của số tiền này từ

khi bà cung cấp hồ sơ cho Prudential đến thời điểm hiện tại.
Tại phiên tòa xét xử:
Theo Prudential, khi bà V. gửi hồ sơ về cái chết của ông T. thì cơng ty phát
hiện tại thời điểm ký hợp đồng bảo hiểm, bà chưa phải là vợ của ông T. Căn cứ vào
điểm B, Khoản 2, Điều 31, Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10: “Bên mua
bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo
hiểm”, bà T đã có hành vi gian dối. Prudential cho rằng hợp đồng bảo hiểm trên là
vơ hiệu vì sự lừa dối đó và chỉ đồng ý trả lại cho bà V. hơn sáu triệu đồng đã bỏ ra
lúc mua bảo hiểm.
Tại biên bản lời khai được cơng bố tại tịa, nhân viên của đại lý bảo hiểm
Prudential (người trực tiếp tư vấn và bán bảo hiểm cho bà V.) cho biết lúc mua bảo
hiểm, bà V. cũng nói rõ là mình “sắp có hơn thú”. Do vâ ̣y tòa cho rằng khi ký kết,
nhân viên đại lý của Prudential biết rõ bà V. chưa phải là vợ hợp pháp của ông T.
nhưng vẫn làm hợp đồng là lỗi thuộc về nhân viên bảo hiểm chứ khơng phải của bà
V. Thực tế thì 20 ngày sau khi mua bảo hiểm, bà V. và ông T. đã làm đăng ký kết
9

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

hôn nên khi sự kiện bảo hiểm xảy ra (tức ông T. chết), bà V. đã thuộc đối tượng của
hợp đồng bảo hiểm ((là vợ của ông T.) như đã ký kết theo điểm B, Khoản 2, Điều
31, Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10.
Về phần lãi suất, tòa đồng ý một phần yêu cầu của bà V., buộc Prudential phải
trả tiền lãi cho số tiền trên tính từ khi bà nộp đủ hồ sơ là 30 tháng 10 ngày. Tính
theo lãi suất cơ bản tại thời điểm hiện tại, Prudential phải trả cho bà V. hơn 26 triệu
đồng. Tổng cộng các khoản, Prudential phải trả cho bà V. hơn 170 triệu đồng. Ngồi
ra, Prudential cịn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là hơn tám triệu đồng.

3.2. Hợp đồng bảo hiểm tài sản
Khái niệm: Hợp đồng bảo hiểm tài sản được thiết lập nhằm cung cấp sự đảm
bảo về tài chính cho người mua bảo hiểm trong trường hợp bị thiệt hại liên quan tới
tài sản. Bên cạnh đó hợp đồng bảo hiểm tài sản cịn có ý nghĩa to lớn trong việc
phân chia rủi ro giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp khi có sự kiện bảo hiểm
xảy ra.
Hợp đồng bảo hiểm tài sản được quy định và giải thích rất rõ từ Điều 42 đến
Điều 51 trong Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000.
3.2.1. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản
Điều 40, Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 có quy định:
“Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực,
tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.”
Nhưng trên thực tế đối tượng mà hợp đồng bảo hiểm tài sản trực tiếp bảo vệ
không phải là tài sản mà là quyền lợi tài chính mà bên mua bảo hiểm có trong đối
tượng tài sản đó.
Ví dụ: Hợp đồng bảo hiểm tài sản với rủi ro hỏng một chiếc ô tô, mặc dù ơ tơ
chính là đối tượng tài sản bảo hiểm, là đối tượng trực tiếp bị tổn thất, bị hỏng hóc
nặng nề do va chạm giao thơng, nhưng bản chất và vai trò của hợp đồng bảo hiểm
được cấp ra không phải là bảo vệ trực tiếp cho bản thân chiếc ô tô mà hợp đồng bảo
hiểm tài sản cung cấp sự bảo vệ quyền lợi của bên mua bảo hiểm có chiếc ơ tơ đó.
Đặc điểm về đối tượng bảo hiểm: Đối tượng trong hợp đồng bảo hiểm tài sản
phải là tài sản thỏa mãn các điều kiện sau đây:
10

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

-


Tài sản được bảo hiểm phải là tài sản hợp pháp, được phép lưu thông trên
thị trường.

-

Tài sản trong bảo hiểm tài sản phải tồn tại tại thời điểm giao kết hợp đồng.
Người mua bảo hiểm cần chứng minh được tài sản cần bảo hiểm đang tồn
tại cịn nếu khơng thì khơng thể hình thành quan hệ bảo hiểm.

-

Tài sản phải định lượng được. Tức là tài sản có thể tính tốn được giá trị
của nó để xác định giá trị bảo hiểm.

3.2.2. Phân loại hợp đồng bảo hiểm tài sản
Tại mục 3, Luật Kinh doanh bảo hiểm Việt Nam số 24/2000/QH10 có quy
định, hợp đồng bảo hiểm tài sản được chia ra làm 3 loại:
-

Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị

-

Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị

-

Hợp đồng bảo hiểm trùng
Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị: Theo điều 42, Luật Kinh doanh bảo


hiểm Việt Nam số 24/2000/QH10: “Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp
đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm
tại thời điểm giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm
không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.”
Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị: Theo điều 43, Luật Kinh doanh bảo
hiểm Việt Nam số 24/2000/QH10: “Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là hợp
đồng trong đó số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm
tại thời điểm giao kết hợp đồng.”
Hợp đồng bảo hiểm trùng: Theo điều 44, Luật Kinh doanh bảo hiểm Việt
Nam số 24/2000/QH10: “Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo
hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo
hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.”
3.2.3. Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản
Hợp đồng bảo hiểm tài sản có các đặc điểm cơ bản sau:

11

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

-

Thời hạn hợp đồng: Khoảng một năm trở xuống. Ngay sau khi hết hạn hợp
đồng, bên tham gia bảo hiểm có thể tái tục bảo hiểm, có nghĩa là ký tiếp
một thời hạn tiếp theo. Khi đó, thủ tục ký kết đơn giản vì có thể giảm bớt
được một số khâu trong đánh giá rủi ro, trong việc thỏa thuận phí bảo hiểm
và số tiền bảo hiểm…


-

Hợp đồng Bảo hiểm tài sản là loại hợp đồng bồi thường và mức giới hạn
bồi thường cao nhất là số tiền bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm. Trường
hợp tài sản được bảo hiểm bị rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm thực tế tổn thất
bao nhiêu, bồi thường bấy nhiêu. Tuy nhiên, khi xem xét bồi thường cịn
phải tính đến mức phí bảo hiểm đã nộp, thời hạn nộp phí, bảo hiểm trùng
và mức miễn thường nếu có...

-

Trong q trình thực hợp đồng, nếu người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho
tài sản được bảo hiểm, thì Doanh nghiệp bảo hiểm vẫn bồi thường cho bên
tham gia bảo hiểm, nhưng bên tham gia phải chuyển quyền yêu cầu người
thứ ba bồi hồn khoản tiền mà mình đã nhận cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Nếu bên tham gia bảo hiểm từ chối yêu cầu trên thì Doanh nghiệp bảo
hiểm có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tuỳ theo mức độ lỗi của bên
tham gia bảo hiểm.

-

Trong thời hạn hợp đồng hai bên phối hợp thực hiện các quy định về an
toàn cho tài sản được bảo hiểm như: phòng cháy, chữa cháy, an toàn vệ
sinh lao động và những quy định khác của pháp luật. Nếu tổn thất xảy ra,
bên tham gia bảo hiểm không được từ bỏ tài sản được bảo hiểm, trừ trường
hợp pháp luật có quy định hoặc các bên có thỏa thuận riêng.

3.3. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Khái niệm: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là hợp

đồng về bảo hiểm trách nhiệm dân sự hay chính là sự thoả thuận
bằng văn bản giữa bên bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) với bên
tham gia bảo hiểm (tổ chức, cá nhân), theo đó doanh nghiệp bảo
hiểm cam kết sẽ thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với
người thứ ba thay cho bên được bảo hiểm nếu sự kiện bảo hiểm xảy
12

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

ra trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, cịn bên tham gia bảo
hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm.
3.3.1. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Điều 52, mục 4, Luật kinh doanh bảo hiểm quy định số 24/2000/QH10 quy
định: “Đối tượng của HĐBHTNDS là trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo
hiểm đối với bên thứ ba theo quy định của pháp luật.”
Khác với hợp đồng bảo hiểm tài sản có đối tượng là tài sản cụ thể, hợp dồng
bảo hiểm con người là bảo hiểm đối với một người cụ thể, đối tượng của hợp đồng
bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người tham gia
bảo hiểm đối với bên thứ ba, đó là thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai, trong
phạm vi, giới hạn bảo hiểm và thuộc trách nhiệm bồi thường của bên tham gia bảo
hiểm. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại mang tính trừu tượng chúng ta khơng nhìn
thấy, khơng cảm nhận được bằng giác quan và thực tế chúng không tồn tại hiện hữu
trong không gian tại thời điểm giao kết hợp đồng. Chỉ khi nào người tham gia bảo
hiểm gây thiệt hại cho người khác và phải bồi thường thì mới xác định được trách
nhiệm bồi thường thiệt hại là bao nhiêu.
3.3.2. Phân loại hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Căn cứ vào tính ý chí của chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm, HĐBHTNDS

được chia thành 2 loại: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc và hợp
đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện.
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh trách nhiệm, HĐBHTNDS được chia thành 2
loại: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự phát sinh theo hợp đồng và hợp đồng
bảo hiểm trách nhiệm dân sự phát sinh ngoài hợp đồng.
Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm cụ thể HĐBHTNDS chia thành các loại là:
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ tàu, bảo hiểm trách nhiệm của chủ đóng tàu, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp,
bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách,
bảo hiểm trách nhiệm công cộng, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm, bảo hiểm trách

13

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động đối với người lao động, bảo hiểm trách
nhiệm của chủ nuôi chó, các loại bảo hiểm trách nhiệm khác.
3.3.3. Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
HĐBHTNDS có các đặc điểm cơ bản sau:
-

HĐBH trách nhiệm cũng là loại hợp đồng bồi thường, thời gian ngắn,
thường 1 năm trở xuống. Đối với người tham gia bảo hiểm, việc đảm nhận
trách nhiệm bồi thường dân sự có nghĩa là phải chi trả tiền thiệt hại cho
người khác do mình gây ra. Khi mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ
gánh vác cho họ khoản chi này, đó chính là lợi ích bảo hiểm của người
tham gia bảo hiểm.


-

Trong thời hạn hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi
thường khi người bị thiệt hại (người thứ ba) yêu cầu người tham gia bảo
hiểm bồi thường. Doanh nghiệp bảo hiểm khơng có trách nhiệm trực tiếp
với người bị thiệt hại. Cho nên hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm chỉ tồn tại
giữa doanh nghiệp bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, dựa
theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận trong hợp đồng, DNBH
có thể trực tiếp bồi thường cho người thứ ba về những thiệt hại do người
tham gia bảo hiểm gây ra cho họ.

-

HĐBH TNDS chỉ giới hạn trong phạm vi trách nhiệm bồi thường về mặt
kinh tế, không chịu các trách nhiệm khác của người tham gia bảo hiểm
trước pháp luật như: Trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự.

-

HĐBH trách nhiệm luôn phải quy định hạn mức trách nhiệm bồi thường
tối đa của doanh nghiệp bảo hiểm.

Ví dụ: Hạn mức trách nhiệm bồi thường tối đa trong bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới
đối với người thứ ba là 50 triệu.

4. Nguồn luật điều chỉnh
Nguồn luật điều chỉnh một hợp đồng bảo hiểm trong nước gồm có Luật Quốc
gia và quy tắc bảo hiểm của người bảo hiểm.


14

Downloaded by Con Ca ()


lOMoARcPSD|10804335

Ở Việt Nam, đó là Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Với những vấn đề
mà luật này không quy định thì dẫn chiếu đến Bộ luật Dân sự năm 2005. Quy tắc
bảo hiểm của các công ty bảo hiểm có những quy định cụ thể, chi tiết hơn, đặc biệt
về các thủ tục đòi bồi thường (nhưng các quy định này không được trái với các
nguyên tắc chung của luật).
Một hợp đồng bảo hiểm có yếu tố nước ngồi cịn có thể được
điều chỉnh bởi luật nước ngồi, tập quán quốc tế. Ví dụ, trong kinh
doanh quốc tế, hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu là
một hợp đồng có yếu tố nước ngồi. Yếu tố nước ngồi có thể được
thể hiện ở chỗ: Bên mua bảo hiểm là bên nước ngồi, bên địi bồi
thường ở nước ngồi, cơng ty bảo hiểm ở nước ngồi, bên địi bồi
thường ở nước ngoài, sự kiện bảo hiểm xảy ra ở nước ngồi, hàng
hóa đó là đối tượng bảo hiểm ở nước ngồi… Khi đó, luật áp dụng
có thể là luật quốc gia nước người bảo hiểm, luật quốc gia nước có
tài sản. Tập quán quốc tế liên quan đến bảo hiểm hàng hóa xuất
nhập khẩu bằng đường phổ biến nhất là các điều kiện bảo hiểm (A,
B, C) do Phòng thương mại Quốc tế ban hành (năm 1963, 1982).
II. Chủ thể và khách thể của hợp đồng bảo hiểm
1. Chủ thể
1.1. Khái niệm về chủ thể của hợp đồng
Chủ thể của hợp đồng là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức (pháp nhân) các chủ
thể khác được pháp luật dân sự quy định có năng lực hành vi dân sự thỏa thuận với
nhau dưới hình thức hợp đồng dân sự về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt

quyền, nghĩa vụ dân sự.
1.2. Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm
Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm bao gồm bên bảo hiểm và bên mua bảo hiểm.
a. Bên bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm
“Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt
động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp

15

Downloaded by Con Ca ()


×