Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

TỪ KHÓA các nước CHÂU PHI và mĩ LA TINH 1945 – 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.83 KB, 8 trang )

Chủ đề 9. CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH 1945 – 2000
1. Châu Phi được ví như “lục địa mới trỗi dậy” vì: sau chiến tranh
thế giới thứ hai, cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc
bùng nổ ở Châu Phi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế
quốc thực dân.
2. Phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi bùng nổ sớm nhất ở:
vùng Bắc Phi với thắng lợi mở đầu ở Ai Cập.
3. Năm 1960 được ghi nhận là “Năm Châu Phi” vì có 17 nước châu
Phi (Tây Phi, Đông Phi, Trung Phi) tuyên bố độc lập.
4. Sự kiện đánh dấu các nước Châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc là: sự ra đời của nước Cộng hòa
Nammibia (1990).
5. Sự kiện đánh dấu bước phát triển mới của phong trào cách mạng
giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh là: Thắng lợi của cách mạng
Cuba.
6. Khu vực Mĩ Latinh Mĩ Latinh được gọi là “lục địa bùng cháy” sau
chiến tranh thế giới thứ hai vì: Từ những năm 60 đến những năm
80 của thế kỉ XX, dưới ảnh hưởng của cách mạng Cuba, phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Mĩ Latinh phát
triển mạnh với nhiều hình thức đấu tranh phong phú (bãi công
của công nhân, nổi dậy của nơng dân địi ruộng đất, đấu tranh nghị
trường để thành lập các chính phủ tiến bộ, đặc biệt là: cao trào đấu
tranh vũ trang) đã bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh.
7. Lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh là: Cuba
8. Cuba được mệnh danh là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân
tộc ở Mĩ Latinh vì:
- Là nước đầu tiên nổ ra phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc
tài thân Mĩ và đã giành được thắng lợi, lật đổ được chính quyền tay sai
của Mĩ.
- Là nước đầu tiên ở Mĩ Latinh giành được thắng lợi cách mạng bằng
cuộc đấu tranh vũ trang, Cũng là nước đầu tiên ở Mĩ Latinh đã tiến hành


cải cách dân chủ triệt để.

ĐẶNG BÍCH HỢP-DIỄN ĐÀN KHỐI C

Page 7


- Nêu tấm gương một nước nhỏ bé, có biên giới nối liền với đế quốc Mĩ
vẫn có thể đấu tranh giành độc lập và tiến lên xây dựng CNXH.
9. Điều kiện khách quan thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở Á,
Phi, Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là:
- sự thất bại hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của các nước
thực dân, đế quốc.
- Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng lớn mạnh là chỗ dựa
vững chắc cho phong trào giải phóng dân tộc.
- sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế, của các lực lượng dân
chủ, hịa bình tiến bộ trên thế giới.
10. Quốc gia giành được độc lập sớm ở Châu Phi là: Ai Cập (1952).
11. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc hà khắc ở Nam
Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bởi vì chế độ
này là: một hình thái của chủ nghĩa thực dân.
12. Phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai đã
góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới vì:
- Phong trào giải phóng dân tộc đưa đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia
độc lập trẻ tuổi, sau khi giành độc lập các nước ngày càng tích cực tham
gia và có vai trị quan trọng trong đời sống chính trị thế giới.
- góp phần làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực
dân kéo dài nhiều thế kỉ.
- góp phần vào q trình xói mịn và tan rã` của trật tự 2 cực Ianta…
13. Kết quả to lớn trong phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân

Mĩ Latinh đạt được trong những năm 60 -80 của thế kỉ XX là:
chính quyền độc tài thân Mĩ ở nhiều nước bị lật đổ, nền dân chủ
được thành lập.
14. Nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển và thắng lợi
của phong trào cách mạng giải phóng tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh là: sự
phát triển lớn mạnh của các lực lượng ở mỗi nước.
15. Nền tảng tác động quan hệ Việt Nam - Cuba:
- cùng chung lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
- cùng chung chiến hào đánh Mĩ.
ĐẶNG BÍCH HỢP-DIỄN ĐÀN KHỐI C

Page 7


- cùng được lãnh đạo bởi chính đảng vơ sản.
- Hồ Chí Minh - Fidel Caxttro đặt nền móng xây dựng tình hữu nghị.
16. Sự kiện đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản
bị tan rã là: nhân dân Ăngơla và Mơdămbích giành được độc lập
từ thực dân Bồ Đào Nha (năm 1975)
17. Từ cuối những năm 70 của thể kỉ XX, chủ nghĩa thực dân ở Châu
Phi: chỉ cịn tồn tại dưới hình thức phân biệt chủng tộc, tập trung ở
ba nước miền Nam Châu Phi là: Rêđêđia, Tây Nam Phi, Cộng hòa
Nam Phi.
18. Nét nổi bật về tình hình chính trị của khu vực Mĩ Latinh sau chiến
tranh thế giới thứ hai là: Khu vực Mĩ là tinh giành được độc lập
sớm (đầu thế kỉ XIX), nhưng sau đó bị lệ thuộc và trở thành “sân
sau” của Mĩ.
19. Mục tiêu đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực
Mĩ Latinh là: đấu tranh xóa bỏ chế độ độc tài thân Mĩ, thành lập

các chính phủ tiến bộ, qua đó giành, bảo vệ và củng cố độc lập.
20. Mục tiêu đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi
là: nhằm lật đổ chính quyền thực dân kiểu cũ.
21. Hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh: có nhiều hình
thức phong phú (bãi cơng của cơng nhân, nổi dậy của nơng dân địi
ruộng đất, đấu tranh nghị trường để thành lập các chính phủ tiến
bộ, đấu tranh vũ trang), trong đó chủ yếu là đấu tranh vũ trang.
22. Hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Phi là hình thức
đấu tranh chính trị hoặc vũ trang; trong đó chủ yếu là đấu tranh
chính trị, thương lượng, hịa bình.
23. Đặc điểm riêng của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi sau
chiến tranh thế giới thứ hai:
- Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) thành lập vào ngày 25/5/1963 giữ
vai trò quan trọng trong việc phối hợp hành động và thúc đẩy sự nghiệp
đấu tranh cách mạng của các nước châu Phi.
- Lãnh đạo phong trào là chính Đảng của giai cấp tư sản vì giai cấp vơ sản
chưa trưởng thành.

ĐẶNG BÍCH HỢP-DIỄN ĐÀN KHỐI C

Page 7


- Hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh chính trị và thương lượng (do
được tạo điều kiện từ văn kiện “tuyên bố thủ tiêu chủ nghĩa thực dân của
Liên Hợp Quốc”).
- Phát triển rộng khắp và lên cao nhưng diễn ra không đồng đều giữa các
quốc gia.
- Mức độ giành được độc lập ở từng khu vực cũng khơng đồng đều (vùng
châu Phi xích đạo chậm, vùng Bắc Phi phát triển nhanh chóng).

24. Đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh:
- Diễn ra sơi nổi, rộng lớn, hình thức đấu tranh phong phú chủ yếu là đấu
tranh vũ trang.
- Lãnh đạo phong trào bao gồm cả tư sản và vô sản.
- Mục tiêu đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới (độc tài thân
Mĩ), để thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ, qua đó giành độc lập và
chủ quyền dân tộc.
25. Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba, lôi kéo, dụ dỗ
các nước Mĩ La Tinh Mĩ đã: đề xương thành lập tổ chức Liên minh
vì tiếng bộ (1961).
26. Sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủ tộc ở Nam Phi chứng tỏ:
- một biện pháp thống trị của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ.
- sự sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghia thực dân ở Châu
Phi.
27. Cuba tuyên bố đi theo con đường XHCN trong điều kiện: vừa
đánh thắng sự can thiệp của Mĩ (Chiến thắng Hiron (4/1961): các
lực lượng vũ trang Cuba đã đập tan cuộc tập kích của lực
lượng lưu vong do Mĩ hỗ trợ nhằm tiêu diệt Nhà nước non trẻ).
28. Cuộc đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài thân Mĩ của nhân
dân Cuba mở đầu bằng sự kiện: cuộc tấn cơng vào trại lính
Mơncađa (ngày 26/7/1953).
29. Cơ sở pháp lí để nhân dân Châu Phi đứng lên đấu tranh giành độc
lập sau chiến tranh thế giới thứ hai là: Nghị quyết "Phi thực dân
ĐẶNG BÍCH HỢP-DIỄN ĐÀN KHỐI C

Page 7


hoá" (1960) và "Xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc" (1963) của
Liên Hợp Quốc.

30. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng sau khi giành được độc
lập, khu vực Châu Phi thường xảy ra xung đột và mâu thuẫn sắc
tộc ở một số nơi là: do hậu quả của việc phân chia thuộc địa trước
đây của các nước thực dân.
31. Giai đoạn đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng
dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh là: Từ những năm 60 đến những năm
70 của thế kỉ XX.
32. Kết quả to lớn từ cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Mĩ Latinh
trong những năm 60 - 80 của thế kỉ XX là: Chính quyền độc tài bị
lật đổ, các chính phủ dân chủ được thiết lập ở nhiều nước Mĩ
Latinh.
33. Những quốc gia nào ở khu vực Mĩ Latinh đã được xếp vào hàng
ngũ các nước công nghiệp mới (NICs) là: Braxin, Áchentina,
Mêhicô
34. Quốc gia nào được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải
phóng dân tộc ở Mĩ Latinh” là Cuba
35. Mục đích Mĩ đề xướng việc tổ chức “Liên minh vì tiến bộ” (năm
1961) là: để ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba (1959)
36. Mốc đánh dấu sự phát triển của phong trào đấu tranh giành và bảo
vệ độc lập ở khu vực Mĩ latinh là: 124. thắng lợi của nhân dân
Cuba trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài Batixta
37. Sự khác biệt căn bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Châu
Phi với Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là: Châu Phi đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ, khu vực Mĩ la tinh đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân mới.
38. Kết quả lớn nhất trong phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ
Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: lật đổ chính quyền độc
tài, thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ.
39. Nhân tố quyết định nhất đến sự phát triển và đi đến thắng lợi của
phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Châu Phi và Mĩ Latinh

sau chiến tranh thế giới thứ hai là: ý thức độc lập và sự lớn mạnh
của các lực lượng dân tộc.

ĐẶNG BÍCH HỢP-DIỄN ĐÀN KHỐI C

Page 7


40. Những bất ổn chính trị ở châu Phi hiện nay có nguồn gốc từ: hậu
quả nền thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ.
41. Nền độc tài thân Mĩ thiết lập ở Mĩ La tinh sau chiến tranh thế giới
thứ hai thực chất là hình thái thống trị của: chủ nghĩa thực dân kiểu
mới của Mĩ.
42. Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt hoàn toàn chế độ phân biệt

chủng tộc ở Châu Phi là: Nenxon Mandena làm tổng thống
4/1994.
43. Từ đầu thế kỉ XIX nhiều nước Mĩ Latinh đã giành được độc

lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nhưng sau
đó lại lệ thuộc vào: đế quốc Mĩ.
44. Sự kiện mở ra giai đoạn mới cho phong trào đấu tranh của

nhân dân Cuba: Cuộc tấn công pháo đài Môncađa ( -71953).
45. Tổ chức thống nhất ãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng

dân tộc ở Châu Phi : “Tổ chức thống nhất châu Phi” (OAU).
46. Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào
giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh diễn ra chủ yếu dưới hình thức:
khởi nghĩa vũ trang.

47. Dựa vào ưu thế về kinh tế và sức mạnh quân sự, sau chiến tranh
thế giới thứ hai, đế quốc Mĩ đã biến khu vực Mĩ Latinh trở thành
“sân sau” của mình.
48. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Phi nổ ra sớm
nhất ở khu vực Bắc Phi, vì:
- Bắc Phi có những nước có trình độ kinh tế, chính trị, văn hóa phát triển
nhất ở Châu Phi ((Angiêri, Tuynidi, Ai Cập, Marốc, Libi)
- Nhân dân Bắc Phi có nhiều mối liên hệ mang tính ràng buộc truyền
thống như: cùng chung một dân tộc Ả Rập, phần lớn đều theo đạo Hồi,
chung nhiều nét về lịch sử, văn hóa.

ĐẶNG BÍCH HỢP-DIỄN ĐÀN KHỐI C

Page 7


49. Trong thập niên 90 của thế kỷ XX, các cuộc xung đột quân sự xảy
ra một số nước châu Phi là một trong những: di chứng của cuộc
chiến tranh lạnh.
50. Đặc điểm phát triển không đều trong phong trào giải phóng dân
tộc của các nước trong khu vực Châu Phi, sau chiến tranh thế giới
thứ hai được quy định bởi: sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh
tế, chính trị ở mỗi nước.
51. Biến đổi to lớn nhất của các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế
giới thứ hai là: từ thân phận thuộc địa, phụ thuộc trở thành các
quốc gia độc lập.
52. Nhân tố thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi sau
chiến tranh thế giới thứ hai:
Nhân tố khách quan:
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc cùng những thay đổi về tình hình

quốc tế.
-Thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của Anh, Pháp là 2 quốc gia
thống trị nhiều thuộc địa ở Châu Phi.
- Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, trước hét là của
Việt Nam và Trung Quốc đã cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh giải phong
dân tộc ở Châu Phi.
Nhân tố chủ quan:
- ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc (giai cấp tư sản
trưởng thành, nhanh chóng năm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng thơng qua
các chính đảng của mình)

ĐẶNG BÍCH HỢP-DIỄN ĐÀN KHỐI C

Page 7


- Tổ chức thống nhất Châu Phi (OAU), giữ vai trò quan trọng trong phối
hợp hoạt động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh giải phóng của Châu Phi.
53. Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chế độ phân biệt chủng tộc
tập chủ yếu ở ba nước miền nam châu Phi là: Rơđêdia, Tây Nam
Phi và Cộng hịa Nam Phi.

ĐẶNG BÍCH HỢP-DIỄN ĐÀN KHỐI C

Page 7



×