Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính lịch sử tự nhiên của các hình thái kinh tế xã hội và ý nghĩa của nó đối với nhận thức và hành động của sinh viên trong cuộc sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.08 KB, 14 trang )

lOMoARcPSD|9242611

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

( Lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính lịch sử
- tự nhiên của các hình thái kinh tế - xã hội và ý
nghĩa của nó đối với nhận thức và hành động của
sinh viên trong cuộc sống )

Lê Thành Đạt- 20H1120116- 010400510502
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thế Anh

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021


lOMoARcPSD|9242611

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

Trang

MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................................3

1. Vấn đề về tính lịch sử tự nhiên của các hình thái kinh tế xã hội.................................3
1.1.


Phạm trù hình thái kinh tế xã hội..........................................................................3

1.2.

Tính lịch sử tự nhiên của các hình thái kinh tế xã hội..........................................6

2. Ý nghĩa lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính lịch sử - tự nhiên của các hình
thái kinh tế - xã hội và ý nghĩa của nó đối với nhận thức và hành động của sinh viên
trong cuộc sống...............................................................................................................8
2.1. Ý nghĩa lý luận tính lịch sử tự nhiên của các hình thái kinh tế - xã hội và ý nghĩa
đối với nhận thức và hành động của sinh viên trong cuộc sống ....................................8
2.2. Ý nghĩa lý luận tính lịch sử tự nhiên của hình thái kinh tế - xã hội đối với đất
nước ta..........................................................................................................................10
KẾT LUẬN..................................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................12


lOMoARcPSD|9242611

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Xã hội càng ngày phát triển thì lịch sử càng ngày được thay đổi và kinh
tế cũng là thành phần quan trọng của xã hội trong quá khứ cho tới hiện tại. Lý
luận hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩ duy vật lịch sử do
C.Mác và Ph Ăngghen phát hiện ra vào những năm 40. Được xây dựng nhằm
mục đích tìm hiểu quy luật về vận động và phát triển của loài người. Lý luận
chỉ rõ ra sự phát triển của từng xã hội, bản chất của từng xã hội, nghiên cứu về
cấu trúc cơ bản của xã hội, phân tích chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa các
lĩnh vực cơ bản của xã hội và đặc biệt chỉ ra được quy luật vận động và quá
trình phát triển lịch sử - tự nhiên của các hình thái kinh tế xã hội.

Vì những lý do trên: “Lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính lịch
sử - tự nhiên của các hình thái kinh tế - xã hội và ý nghĩa của nó đối với nhận
thức và hành động của sinh viên trong cuộc sống”. Rất có ý nghĩ thiết thực
trong thực tiễn nên tôi xin chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục Tiêu.
Hình thái kinh tế - xã hội là một trong nhưng vấn đế ảnh hưởng đến xã
hội và kinh tế ngày nay đặc biệt là tính lịch sử - tự nhiên của nó. Vì thế mục
tiêu của đề tài tìm hiểu về vấn đề của tính lịch sử tự nhiên của hình thái kinh tế
xã hội, nhận thức và hành động của sinh viên và ý nghĩa lý luận chủ nghĩa duy
vật lịch sử.
Do đó bài tiểu luận của tôi sẽ thống nhất đưa ra các vấn đề quan trọng
của lịch sử - tự nhiên của các hình thái kinh tế - xã hội. Và ý nghĩa đối với nhận
thức, hành động đối với sinh viên.

1


lOMoARcPSD|9242611

3. Phương pháp nghiên cứu.
5 phương pháp trong quá trình nghiên cứu:
• Phương pháp phân tích.
• Phương pháp đặt câu hỏi nghi vấn.
• Phương pháp tìm hiểu.
• Phương pháp thu thập dữ liệu.
• Phương pháp đưa ra kết luận.
4. Kết cấu bài tiểu luận.
Trước hết là có phần mở đầu và phần kết luận và phần nội dung chính gồm có
2 phần chính:
1: Vấn đề về tính lịch sử tự nhiên của các hình thái kinh tế xã hội.

2: Ý nghĩa lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính lịch sử - tự nhiên của
các hình thái kinh tế - xã hội và ý nghĩa của nó đối với nhận thức và hành động
của sinh viên trong cuộc sống

2


lOMoARcPSD|9242611

NỘI DUNG:
1. Vấn đề về tính lịch sử tự nhiên của các hình thái kinh tế xã hội.
1.1 Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội.
Thứ nhất ta cần làm rõ cho câu hỏi hình thái kinh tế - xã hội là gì ?
Hình thái kinh tế xã hội chính là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch
sử. Phạm trù hình thái kinh tế xã hội dùng để diễn tả xã hội từng giai đoạn trong
lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù
hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc
thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất. Phạm trù
còn chỉ ra được kết cấu xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử gồm có ba yếu tố
được thể hiện trong cấu trúc của hình thái kinh tế - xã hội.
Về cấu trúc của hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hồn chỉnh, có
cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ
sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Mỗi mặt của hình thái đều có vị trí riêng và
tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau.
Thứ nhất đó là lực lượng sản xuất, là nền tảng vật chất – kỹ thuật của
hình thái kinh tế - xã hội là một tiêu chuẩn khách quan và ranh giới để phân
biệt các thời đại kinh tế xã hội khác nhau, là sự biểu hiện mối quan hệ giữa con
người với sự tự nhiên trong quá trình sản xuất, và là kết quả năng lực thực tiễn
của con người trong quá trình tác động vào tự nhiên. Lực lượng sản xuất còn là
sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất trong đó người lao động

đóng vai trị quan trọng nhất của lực lượng sản xuất.
Vậy thì người lao động trong quan điểm của triết học là gì ? Người lao
động trong triết học là một người với thể lực vật chất, kỹ năng kinh nghiệm,
trình độ lao động. Là chủ thể có vai trị quan trọng quyết định trong quá trình
sản xuất tự nhiên, người lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội kinh tế.
3


lOMoARcPSD|9242611

Người lao động khơng phải là con người nói chung và khơng phải người nào
có sức mạnh thể chất và tinh thần cũng được coi là người lao động. Chỉ những
người nào dùng sức mạnh thể chất và tinh thần tham gia vào quá trình sản xuất
nhằm tạo ra của cải, vật chất mới được coi là người lao động với tư cách là yếu
tố cấu thành của lực lượng sản xuất. Theo V.I.Lênin “ Lực lượng sản xuất hàng
đầu của tồn thể nhân loại là cơng nhân, là người lao động”.
Và tư liệu sản xuất, công cụ lao động cũng là những yếu tố quan trọng
trong thành phần cấu tạo lực lượng sản xuất. Tư liệu sản xuất chính là những
vật chất được tác động bởi người lao động để tạo ra thành các sản phẩm. Cịn
cơng cụ lao động là yếu tố động nhất của lực lượng sản xuất là cơng cụ khơng
ngừng được cải tiến hồn thiện, cơng cụ lao động cịn làm thay đổi tất cả tồn
bộ tư liệu sản xuất và q trình sản xuất. Đây chính là nguyên nhân sâu xa làm
thay đổi xã hội.
Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất của mỗi hình thái kinh tế - xã hội
tạo ra tiền đề vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Lực
lượng sản xuất cũng là tiêu chí cơ bản để đánh giá sự tiến bộ xã hội trong mỗi
giai đoạn lịch sử nhất định. Vì thế lực lượng sản xuất cũng chính là thước đo
đánh dấu sự phát triển đóng vai trị quan trọng quyết định đến hoạt động sản
xuất vật chất và sự hình thành phát triển xã hội trong mỗi hình thái kinh tế - xã
hội.

Thứ hai là quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế - vật
chất giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất, là một quan hệ vật
chất quan trọng nhất trong quan hệ kinh tế và là quan hệ chi phối quyết định
trong quan hệ xã hội. Quan hệ sản xuất là biểu hiện của quan hệ xã hội là quan
hệ đầu tiên và quyết định những quan hệ khác.
Quan hệ sản xuất gồm quan hệ sở hữu trong tư liệu sản xuất, quan hệ tổ
chức và quản lý, quan hệ phân phối sản phẩm. Có thể nói quan hệ sản xuất được
4


lOMoARcPSD|9242611

thống nhất của ba mặt trên hữu cơ tạo thành quan hệ sản xuất. Quan hệ sở hữu
là quan hệ giữ vai trò quan trọng còn quan hệ tổ chức và quản lý lại là về phân
phối sản phẩm có liên kết tác động lại nhau với quan hệ sản hữu về tư liệu sản
xuất. Mỗi quan hệ sản xuất xác định đều là điều kiện hình thành của mỗi hình
thái kinh tế khác nhau. Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất quy định bản
chất quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội có tính độc lập tương đối và lao động đến
lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất có quy định mục đích, khi phù hợp với
trình độ của lực lượng sản xuất thì sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển,
còn khi quan hệ sản xuất khơng phù hợp thì kìm hãm sự phát triển của lực lượng
sản xuất.
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một mối
quan hệ biện chứng. Với lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và
quan hệ sản xuất tác động ngược lại với lực lượng sản xuất.
Thứ ba cuối cùng đó chính là kiến trúc thượng tầng là bao gồm các hệ
thống kết cấu hình thái ý thức xã hội là tồn bộ các quan điểm tư tưởng về
chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật...và thiết chế. Dựa
trên những thiết chế xã hội nhà nước, giáo hội, đảng phái... mà hình thành nên
cơ sở hạ tầng nhất định. Trong đó quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế

của xã hội là toàn bộ cơ sở hạ tầng: quan hệ tàn dư, quan hệ thống trị, và quan
hệ mới.
Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là
mối quan hệ mà cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, mỗi cơ sở hạ
tầng tạo nên hệ thống kiến trúc thượng tầng tương ứng, những biến đổi của cơ
sở hạ tầng tạo nên sự thay đổi với kiến trúc thượng tầng. Và kiến trúc thượng
tầng có sự tác động ngược lại đối với cơ sở hạ tầng, bảo vệ cơ sở hạ tầng được
hình thành nên nó, thúc đẩy hoặc kìm hãm đến sự phát triển của cơ sở hạ tầng,

5


lOMoARcPSD|9242611

và yếu tố cuối cùng quan trọng là nhà nước có sự tác động sâu sắc nhất tới cơ
sở hạ tầng.
1.2 Tính lịch sử tự nhiên của các hình thái kinh tế xã hội.
Trong lịch sử, nhân loại đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau tương
ứng là các hình thái kinh tế - xã hội. Các hình thái là sự vận động, phát triển và
thay thế lẫn nhau do sự tác động của các quy luật khách quan trong đó quy luật
quan hệ sản xuất của q trình phát triển lực lượng sản xuất chi phối sâu sắc
nhất. Lịch sử xã hội là kết quả của hệ thống nhất giữa sự phát triển của hình
thái kinh tế - xã hội và lịch sử. Xu hướng chung, cơ bản của sự vận hành, phát
triển lịch sử nhân loại là sự phân phối của quy luật khách quan, đến là sự phát
triển của lực lượng sản xuất. Sự phát triển của hình thái kinh tế - xã hội của
tồn bộ lịch sử thể loại là sự liền kề, kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế - xã
hội từ thấp đến cao. Đó là con đường tất yếu của bộ lịch sử. Mặt khác, sự phát
triển của xã hội nhân loại cịn mang tính chất lịch sử. Các hình thái như các
trạng thái khác nhau về chất trong lịch sử nhân loại, với những điều kiện về
không gian, thời gian cụ thể, với các chi tiết về sự phát triển lực lượng sản xuất,

hệ thống sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng của mỗi xã hội.
Khơng có một hình thái kinh tế - xã hội nào tồn tại vĩnh viễn trong lịch sử. Do
sự vận động phát triển của xã hội là ở sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất đã quyết định , làm thay đổi quan
hệ sản xuất. Đến quan hệ sản xuất thay đổi sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng
thay đổi theo, và do đó mà hình thái kinh tế - xã hội cũ ln được thay thế bằng
hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn, tiến bộ phát triển hơn. Vì thế khơng có
một hình thái kinh tế xã hội với lực lượng sản xuất cũ, quan hệ sản xuất cũ, và
kiến trúc thượng tầng cũ mà tồn tại mãi mãi.

6


lOMoARcPSD|9242611

Và sự tác động của các nhân tố thuộc về điều kiện địa lý, tương quan lực lượng
chính trị của các giai cấp, tầng lớp xã hội, truyền thống văn hóa của mỗi quốc
gia, điều kiện tác động của tình hình quốc tế đối với qua trình phát triển của
mỗi quốc gia trong lịch sử. Chính vì do sự tác động của các nhân tố này mà quá
trình phát triển của mỗi quốc gia có thể diễn ra với những con đường, bước đi
khác nhau, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong lịch sử phát triển nhân loại. Vì
tính chất phong phú, đa dạng của quá trình phát triển các hình thái kinh tế - xã
hội có thể bao hàm các bước phát triển bỏ qua một vài hình thái kinh tế - xã hội
nhất định. Những sự bỏ qua hình thái như vậy đều phải có những điều kiện
khách quan và chủ quan nhất định.
Trình độ phát triển hình thái kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia đều có sự
khác nhau do các yếu tố tác động đến nhau. Lực lượng sản xuất, vị trí địa lý,
chính trị, tầng lớp xã hội. Chỉ có một trong các yếu tố thay đổi ảnh hưởng đến
các yếu tố khác đã tạo nên sự khác biệt. Lịch sử không phát triển theo đường
thẳng mà vì thế mà mỗi nước đều có hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Mỗi

quốc gia đều có sự phát triển riêng biệt, sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau
dưới nhiều hình thức, sự tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của dân tộc, cộng
đồng và lịch sử. Các tính chất khơng đồng đều có quốc gia tiến lên phía trước,
có quốc gia thì dừng lại do nhiều lý do nguyên nhân, và có một số quốc gia bỏ
qua hình thái kinh tế - xã hội này để qua một hình thái kinh tế - xã hội khác.
Tổng kết lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử phát triển của mỗi quốc
gia nói riêng ln tn theo các quy luật của xã hội, chịu sự tác động của các
nhân tố tự nhiên khác và cả nhân tố ý chí chủ quan của con người. Vì thế đó
mà lịch sử phát triển kinh tế - xã hội là biểu hiện lịch sử thống nhất trong tính
đa dạng và đa dạng trong chính bản thân nó.

7


lOMoARcPSD|9242611

2. Ý nghĩa lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính lịch sử - tự
nhiên của các hình thái kinh tế - xã hội và ý nghĩa của nó đối với nhận
thức và hành động của sinh viên trong cuộc sống.
2.1 Ý nghĩa lý luận của tính lịch sử tự nhiên hình thái kinh tế - xã hội đối
với nhận thức và hành động của sinh viên trong cuộc sống.
Lịch sử xã hội nhân loại là một q trình lịch sử có quy luật giống như
quy luật tự nhiên. Sự vận động và phát triển của xã hội khơng tn theo ý chí
chủ quan của con người mà là quy luật khách quan, là quy luật của chính cấu
trúc hình thái kinh tế - xã hội. Nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của
xã hội mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa,.... đều từ nguyên nhân trực
tiếp và dán tiếp của lực lượng sản xuất. Từ rất lâu Đảng và nhà nước ta đã nhận
thức được tầm quan trọng của thế hệ trẻ sinh viên học sinh trong việc góp phần
bảo vệ, xây dựng hình thái kinh tế - xã hội đất nước. Quy luật chi phối sự vận
động phát triển đời sống là quy luật giúp cho thế hệ trẻ sinh viên hiểu, nhận

thức được về đời sống xã hội quan trọng, là sự vận động quyết định đời sống
của công dân của một quốc gia. Là lý do tại sao mà chúng ta, cơng dân nói
chung, sinh viên hay cả học sinh nói riêng đều cần phải có hành động là học
tập và làm việc là con đường duy nhất góp phần làm thay đổi kinh tế, chính trị,
văn hóa,... thay đổi quá trình trên con đường hình thành nên hình thái kinh tế xã hội. Trách nhiệm của mỗi sinh viên là cần phải hành động phải chăm chỉ
sáng tạo học tập, lao động có mục đích. Thực hiện tốt các chủ trương chính
sách của Đảng, tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong, tham gia góp phần xây
dựng hình thái kinh tế - xã hội bằng những việc làm thiết thực, biết phê phán
đấu tranh với những hành vi trái ngược với lợi ích của quốc gia dân tộc.

8


lOMoARcPSD|9242611

Không những như thế tầm quan trọng của sinh viên, con người hay chính
chúng ta, chính là những người lao động là hoạt động thực tiễn, thành phần
quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất là thành phần
quyết định lịch sử hình thái kinh tế - xã hội nhân loại. Do đó khi nhận thức
được đời sống xã hội quan trọng mà chúng ta con người được trang bị những
nguyên tắc phương pháp luận trong nhận thức và thực tiễn và sử dụng các quy
luật vận động, phát triển của xã hội để lý giải phân tích những hiện tượng đời
sống trong xã hội.
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đã đưa ra các luận điểm khoa học,
cách mạng về sự tồn tại, vận động phát triển của xã hội. Giá trị khoa học là cơ
sở phương pháp luận của khoa học xã hội, là hòn đá tảng của mọi nghiên cứu
về xã hội. Lý luận hình thái kinh tế đã đưa ra giải pháp một cách khoa học loại
bỏ các chế độ xã hội, thay thế loại bỏ các quan niệm duy tâm, siêu hình đã từng
thống trị khoa học xã hội. Và cơ bản nhất là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quy luật kiến trúc thượng tầng

phù hợp với cơ sở hạ tầng. Chỉ rõ sự phát triển của lịch sử kinh tế xã hội không
phải do hiện tượng siêu tự nhiên mà hình thành, mà do chính năng lực sản xuất
của con người, vật chất thực tiễn sản xuất dưới sự tác động của các quy luật
khách quan. Nhờ các nghiên cứu khoa học mà các công cụ lao động ngày càng
được cải tiến nâng cao năng suất lao động. Người lao động có cơ hội tiếp thu
những tri thức khoa học để tạo ra những đa dạng trong sản xuất mới làm cho
lực lượng sản xuất phát triển.
Những giá trị khoa học là lý luận hình thái kinh tế - xã hội là những giá
trị về mặt phương pháp luận chung về việc nghiên cứu xã hội và lịch sử nhân
loại. Nó khơng thể bị thay thế cho những phương pháp trong quá trình nghiên
cứu từng lĩnh vực của xã hội.

9


lOMoARcPSD|9242611

2.2 Ý nghĩa lý luận tính lịch sử tự nhiên của hình thái kinh tế - xã hội đối
với đất nước ta.
Khơng những thế học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở cho việc
xác định con đường phát triển của đất nước ta chính là sự quá độ lên chủ nghĩa
xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế
độ tư bản ở nước ta là phù hợp với quy luật phát triển bỏ qua rút ngắn trong
lịch sử nhân loại. Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa ra bản chất là rút ngắn giai
đoạn, bước đi của nền văn minh, sự nhảy vọt tăng trưởng của lực lượng sản
xuất. Đồng thời với việc phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất. Đảng đã
xác định việc phát triển nền kinh tế nhiều phần trong giai đoạn quá mức là tất
yếu khách quan, đây là bước đi tự động trong việc phát triển chính sách của
Đảng và Nhà nước từ sau Đại hội VI đến nay, các thành phần kinh tế là nhữmg
bộ phận cấu hình thành phần kinh tế nhất, được phát triển lâu dài, hợp tác phát

triển và cạnh tranh lành mạnh với nhau. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội,
phương pháp luận khoa học trong quán triệt đường lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Chủ nghĩa mục tiêu xã hội ở nước ta được xác định với các tiêu chí về
lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng. Đồng thời xác định
các phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
hội ở nước ta.
Do có sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng. chủ nghĩa xã hội nước
ta càng ngày được củng cố, với nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên phong phú
là điều kiện giúp đất nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội. Gặt hái được nhiều
thành tựu to lớn, công cuộc đổi mới đất nước, xu thế hội nhập mở cửa đã mang
lại cho đất nước ta những điều kiện thuận lợi trong công cuộc xây dựng. Tuy
rằng hiện nay có nhiều thách thức khó khăn nhưng đất nước ta vẫn có khả năng
đi lên chủ nghĩa xã hội.

10

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

KẾT LUẬN
Cuối cùng từ các phương pháp nghiên cứu về ý nghĩa lý luận của chủ
nghĩa duy vật lịch sử về tính lịch sử - tự nhiên của các hình thái kinh tế - xã hội
và ý nghĩa của nó đối với nhận thức và hành động của sinh viên trong cuộc
sống. Tơi khẳng định rằng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là nền tảng của
mọi quốc gia trên thế giới vì đây là nền tảng kinh tế - xã hội của mọi nước, có
các yếu tố lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng... là
những nhân tố chính của hình thái kinh tế - xã hội.
Thể hiện được tầm quan trọng của phạm trù hình thái kinh tế - xã hội

trên con đường phát triển lịch sử nhân loại. Hiểu rõ nhận thức được tầm quan
trọng giúp cho sinh viên, học sinh những mầm mống của non nước hiểu rõ được
vấn đề tầm quan trọng của chính bản thân đối với hình thái kinh tế - xã hội ở
nước ta hay còn gọi là nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cần phải
làm gì để giúp đất nước phát triển, giúp cải thiện đời sống cơng dân. Và có
được nhận thức có hành động đúng đắn trong việc góp phần xây dựng hình thái
kinh tế - xã hội ở nước ta. Cũng chỉ rõ được sự phát triển của đất nước ta mang
tính lịch sử tự nhiên hình thái kinh tế - xã hội. Hiểu được quá trình quá độ chủ
nghĩa xã hội của đất nước ta.
Như vậy để xây dựng hình thái kinh tế - xã hội ở nước ta không những
gắn kết các yếu tố lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng.
Mà còn phải có những phương pháp hiệu quả phù hợp với đất nước ta và sinh
viên một bộ phận tinh túy, quan trọng trong thanh niên Việt Nam, là lực lượng
kế tục, phát huy nguồn trí tuệ nước nhà, là nguồn lực chủ yếu trong thời đại
kinh tế tri thức, khoa học cơng nghệ, đóng vai trị then chốt trong phát triển đất
nước, là lực lượng to lớn trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc trên con đường phát triển hình thái kinh tế - xã hội ở nước ta.

11

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- V.I.Lênin(1978): Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, Mátxcơva, , tập 38, tr. 430.
- Bộ Giáo dục và đào tạo (2019), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
- Bộ Giáo dục và đào tạo hội đồng trung ương (2007): Giáo trình Triết học

Mác - Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia.
- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
(1991), NXB Sự thật Hà Nội.
- Phạm Bá Khoa ,Chuyên đề 2 những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch
sử< [24/8/2021].
- Nguyễn Trần Phương Hiền, Học thuyết C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội hòn đá tảng cho xu hướng phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người
< >[ 24/8/2021]
- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng: Thông qua
“Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Ngày 276-1991”.
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt
Nam.

12

Downloaded by tran quang ()



×