LỜI NÓI ĐẦU
Triết học có lịch sử ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ
VI trước công nguyên tại các trung tâm văn hoá - văn minh cổ đại Trung
Quốc, Ấn độ và Hy Lạp. Trải qua một quá trình phát triển của lịch sử, triết
học có ảnh hưởng hết sức lâu dài trong lịch sử văn hoá phương Đông và
phương Tây. Triết học được coi là khoa học của mọi khoa học, với ý nghĩa
bao quát trong nó mọi tri thức, đều có căn nguyên lịch sử từ sự phát triển
chưa đầy đủ của tri thức nhân loại. Triết học với tư cách là một khoa học,
có nhiệm vụ nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và
tư duy, từ đó xây dựng thế giới quan và phương pháp luận cơ bản, có tính
định hướng cho cả quá trình nhận thức và cải tạo thế giới.
Trong lịch sử nhận thức và thực hiện của nhân loại, triết học thông
qua hai chức năng thế giới quan và phương pháp luận của mình để giải
thích về thế giới, định hướng cho quá trình nhận thức và cải tạo thế giới.
Do vậy xây dựng một thế giới quan triết học đúng đắn khoa học là tiền đề
để xây dựng một phương pháp luận chuẩn xác trong nhận thức và thực tiễn.
Thế giới quan và phương pháp luận triết học khoa học trong thời đại ngày
nay thuộc về triết học Mác-Lênin. Thế giới quan và phương pháp luận ấy
xuất phát từ việc giải quyết một cách khoa học vấn đề cơ bản của triết học.
Do đó, muốn nắm vững những vấn đề về thế giới quan và phương pháp
luận thì cần phải hiểu rõ về triết học.
Trong triết học có đề cập đến chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy
vật lịch sử. Trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, lý luận hình thái kinh tế-xã
hội là lý luận cơ bản nhất, vạch ra xã hội không phải là sự kết hợp một cách
ngẫu nhiên, máy móc của các cá nhân, mà là một hệ thống vận động phát
triển theo các quy luật khách quan. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã đưa
lại một phương pháp thực sự khoa học để phân tích các hiện tượng trong
1
đời sống xã hội. Ngày nay, mặc dầu nhân loại đã và đang có nhiều thay đổi
nhưng lý luận đó vẫn nguyên giá trị. Lý luận đó cũng luôn luôn được Đảng
ta vận dụng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Nhận thấy được tầm quan trọng về lý luận hình thái kinh tế - xã hội
và ý nghĩa phương pháp luận của nó cũng như sự vận dụng một cách khoa
học và linh hoạt vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong việc xây dựng
chủ nghĩa xã hội (CNXH), em quyết định chọn đề tài nghiên cứu : "Lý luận
hình thái kinh tế - xã hội và vận dụng nó trong quá trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở nước ta".
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài bao gồm hai nội dung
chính :
Phần I : Khái quát chung về hình thái kinh tế - xã hội
Phần II : Vận dụng hình thái kinh tế -xã hội vào quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Nhân dịp này, cho em gửi lời cảm ơn tới PGS. TS. Đoàn Quang Thọ
đã giúp đỡ và hướng dẫn rất tận tình để em hoàn thành đề tài này.
2
PHẦN I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
I. HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUÁ
TRÌNH LỊCH SỬ TỰ NHIÊN
1. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội
Xã hội không là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên giữa các yếu tố với
nhau theo ý muốn chủ quan của con người, mà là một hệ thống trong đó
các yếu tố thống nhất với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và không ngừng
tác động với tự nhiên, làm biến đổi tự nhiên. Trên cơ sở phân tích các mặt
trong đời sống xã hội và các mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng. Các Mác đã
đi đến khái quát xã hội bằng phạm trù hình thái kinh tế - xã hội và coi sự
phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên.
Trong hệ thống các quan hệ xã hội hết sức phức tạp, C.Mác đã vạch
ra quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản của xã hội, là cơ sở của các quan hệ
xã hệ khác, nó quy định tính độc đáo riêng của từng xã hội trong lịch sử.
Trong tác phẩm của mình, Mác đã viết "tổng hợp lại thì những quan hệ sản
xuất hợp thành cái mà người ta gọi là những quan hệ xã hội và hơn nữa hợp
thành một xã hội ở vào một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, một xã
hội có tính độc đáo riêng biệt. Xã hội thời cổ, xã hội phong kiến, xã hội tư
bản đều là những tổng thể quan hệ sản xuất như vậy, mỗi tổng thể đó đồng
thời lại đại biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù trong lịch sử nhân
loại.
Căn cứ vào các tư tưởng của Mác và Lênin, các nhà triết học macxit
đã nêu ra các định nghĩa về hình thái kinh tế - xã hội.
Theo G.E Glê-dec-man, hình thái kinh tế - xã hội là một giai đoạn
lịch sử nhất định trong sự phát triển của xã hội mà cơ sở của nó là một
phương thức sản xuất đặc trưng chỉ riêng cho nó. Đó không phải là xã hội
3
"chung chung" mà là xã hội thuộc một kiểu nhất định, hoặc là phong kiến
hoặc là tư bản chủ nghĩa hoặc là cộng sản chủ nghĩa ...
Trong cuốn từ điển triết học, hình thái kinh tế - xã hội là kiểu xã hội
có tính lịch sử dựa trên cơ sở một phương thức sản xuất nhất định và biểu
hiện từ chế độ nguyên thuỷ qua chế độ nô lệ, phong kiến và tư bản đến hình
thái cộng sản.
Trong giáo trình của nhà trường, hình thái kinh tế - xã hội là một
phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn
lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó
phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến
trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
Như vậy hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống xã hội hoàn chỉnh
có cấu trúc phức tạp, trong đó các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan
hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Mỗi mặt của hình thái kinh tế - xã hội
có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau. Trong đó
lực lượng sản xuất là cơ sở vật chất - kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã
hội. Hình thái kinh tế - xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau.
Suy cho cùng, sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự hình
thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội. Mỗi
hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng của nó.
Quan hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội.
2. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử
- tự nhiên
Các mặt cấu thành của hình thái kinh tế - xã hội không ngừng tác
động qua lại lẫn nhau, làm cho các hình thái kinh tế - xã hội không ngừng
vận động và phát triển. Theo Mác, xã hội vận động và phát triển theo các
quy luật khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan của con người.
Theo Lênin, sự vận động của xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên chịu
4
sự chi phối của những quy luật không những không phụ thuộc vào ý chí, ý
thức và ý định của con người mà trái lại, còn quyết định ý chí, ý thức và ý
định của con người. Sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế - xã
hội vừa bị chi phối bởi các quy luật chung, phổ biến, vừa bị chi phối bởi
các quy luật đặc thù. Quy luật phổ biến của sự vận động, phát triển của các
hình thái kinh tế - xã hội là các quy luật chi phối sự vận động, phát triển
của mọi hình thái kinh tế - xã hội. Đó là quy luật của quan hệ sản xuất phù
hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng
quyết định kiến trúc thượng tầng và các quy luật phổ biến khác. Bên cạnh
các quy luật phổ biến, mỗi hình thái kinh tế - xã hội còn bị chi phối bởi các
quy luật đặc thù, các quy luật riêng có của từng hình thái kinh tế - xã hội.
Các hình thái kinh tế - xã hội vận động, phát triển từ thấp đến cao, từ hình
thái kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn. Quá
trình đó diễn ra một cách khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ
quan.
Việc nắm vững các quy luật vận động, phát triển phổ biến của xã hội
là hết sức cần thiết nhưng chưa đủ. Vì mỗi hình thái kinh tế - xã hội lại có
những quy luật đặc thù chi phối nên đòi hỏi phải làm sáng tỏ những quy
luật lịch sử riêng biệt đang chi phối sự phát sinh, tồn tại, phát triển và sự
diệt vong của một cơ thể xã hội nhất định và sự thay thế cơ thể xã hội đó
bằng một cơ chế xã hội khác cao hơn. Sự tác động của các quy luật khách
quan làm cho các hình thái kinh tế - xã hội phát triển thay thế nhau từ thấp
lên cao - đó là con đường phát triển chung của nhân loại.
3. Giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế - xã hội
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đã đem lại cho khoa học xã hội
một phương pháp thực sự khoa học. Học thuyết đã chỉ ra sản xuất vật chất
là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định các mặt của
đời sống xã hội. Cho nên không thế xuất phát từ ý thức tư tưởng, từ ý chí
5