Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN TRONG TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN. VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ NÀY VÀO VẤN ĐỀ HỘI NHẬP NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI CỦA VIỆT NAM.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.62 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI

HỌC XÂY DỰNG MIỀN TÂY
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐỀ TÀI:

NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ
BIẾN TRONG TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN.
VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ NÀY VÀO VẤN ĐỀ
HỘI NHẬP NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
CỦA VIỆT NAM.

Giảng viên hướng dẫn: Lê Phương Anh Võ
Người thực hiện đề tài: Lê Phước Thọ
Tên học phần: Triết học Mác Lênin
Lớp: XD20D01
Năm học: 2020 - 2021

Vĩnh long, 2020


TRƯỜNG ĐẠI

HỌC XÂY DỰNG MIỀN TÂY
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


ĐỀ TÀI:

NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ
BIẾN TRONG TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN.
VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ NÀY VÀO VẤN
ĐỀ
HỘI NHẬP NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
CỦA VIỆT NAM.
Giảng viên hướng dẫn: Lê Phương Anh Võ
Người thực hiện đề tài: Lê Phước Thọ
Tên học phần: Triết học Mác Lênin
Lớp: XD20D01
Năm học: 2020 - 2021


Vĩnh long, 2020


NHẬN XÉT CỦA GIÁM KHẢO


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu

1

Nội dung

2


Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

12
13


MỞ ĐẦU
Hiện nay, tồn cầu hóa là xu hướng chung của thế giới, là xu thế tất yếu của
thời đại. Q trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ
và sâu rộng, nó diễn ra khắp các châu lục và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh
tế, xã hội của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đây là thời cơ cũng như là
thách thức đối với mỗi quốc gia khi hệ quả tất yếu của kinh tế tồn cầu hóa là
làm cho sự phụ thuộc giữa các nền kinh tế ngày càng chặt chẽ. Việt Nam cũng
không ngoại lệ. Nền kinh tế Việt Nam với những bước phát triển đáng ghi nhận
đang từng bước hồ mình vào nền kinh tế thế giới. Với bài tiểu luận này, trên cơ
sở vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong chủ nghĩa Mác – Lê-nin,
tơi sẽ phân tích, đánh giá điều kiện, khả năng cũng như thời cơ, thách thức của
nền kinh tế Việt Nam khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới và từ đó, đề xuất một
số giải pháp để việc hội nhập diễn ra một cách hiệu quả nhất.

1


NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật,
hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động,
ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật,

của một hiện tượng trong thế giới.
1.1.

Khái niệm về mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến:

Mối liên hệ là phạm trù triết học thể hiện mối quan hệ phụ
thuộc, ảnh hưởng và quy định lẫn nhau giữa các yếu tố của một
đối tượng hoặc giữa các đối tượng.
Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các
mối liên hệ hoặc các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện
tượng.
1.2. Tính chất của các mối liên hệ
1.2.1. Tính khách quan
Phép duy vật biện chứng khẳng định tính khách quan của
các mối liên hệ, tác động trong thế giới. Có rất nhiều mối liên
hệ, có thể là quan hệ giữa vật chất và vật chất hay vật chất và
tinh thần hoặc giữa các hiện tượng tinh thần. Dù vậy, chúng ta
phải khẳng định một điều: Mối liên hệ giữa các sự vật, hiện
tượng trong thế giới là khách quan, vốn có của sự vật và hiện
tượng, khơng phụ thuộc ý chí con người. Con người chỉ có thể
tiếp nhận và vận dụng nó.

2


MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI
1.2.2. Tính phổ biến
Mối liên hệ chẳng những có ở các sự vật, hiện tượng mà
cịn có ở các mặt, các yếu tố, các quá trình cấu thành sự vật,
hiện tượng, có ở mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.

Chủ nghĩa duy vật khẳng định: “Các sự vật, hiện tượng của
thế giới không tồn tại tách rời và cô lập lẫn nhau mà chúng là
một thể thống nhất.” Bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ
thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ
thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.

3


CÁC YẾU TỐ CỦA MƠI TRƯỜNG SỐNG
1.2.3. Tính đa dạng, phong phú
Mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là đa dạng, phong
phú và vô cùng, vô tận. Giữa chúng có sự biến đổi chuyển hóa
cho nhau
Sự vật khác nhau, hiện tượng khác nhau, không gian khác
nhau, thời gian khác nhau thì các mối liên hệ biểu hiện khác
nhau.
Có nhiều mối quan hệ với vị trí và vai trị khác nhau đối
với sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng. Có nhiều mối
liên hệ về khơng gian, thời gian. Có liên hệ tác động lên mọi lĩnh
vực, có liên hệ mang tính đặc thù của một hay một số lĩnh vực
nào đó. Có liên hệ trực tiếp, cũng có liên hệ gián tiếp. Có liên hệ
là tất nhiên cũng có liên hệ ngẫu nhiên. Có liên hệ bản chất, có
liên hệ phụ thuộc. Có liên hệ chủ yếu, có liên hệ thứ yếu, …
đồng thời, mỗi mối liên hệ đó lại có những biểu hiện phong phú
khác nhau trong những điều kiện cụ thể khác nhau…
4


1.3. Ý nghĩa phương pháp luận

Ý nghĩa này thể hiên qua hai nguyên tắc chủ yếu.
1.3.1. Nguyên tắc toàn diện
Từ tính khách quan và phổ biển của các mối liên hệ đã cho
thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan
điểm tồn diện:
 Nghiên cứu, xem xét sự vật, hiện tượng phải nhận thức nó
trong tất cả các
mặt, các yếu tố, các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” có liên
quan đến sự vật, hiện tượng.
 Trong nhận thức, cần tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa các
bộ phận, giữa
sự vật này với sự vật khác, giữa lý luận và thực tiễn, …
1.3.2. Quan điểm lịch sử cụ thể
Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã
cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, khi thực hiện
quan điểm tồn diện thì đồng thời cũng cần phải kết hợp với
quan điểm lịch sử - cụ thể.
Quan điểm lịch sử cụ thể yêu cầu: Khi xem xét sự vật, hiện
tượng cần xem xét đúng mức hoàn cảnh lịch sử - cụ thể phát
sinh sự vật, hiện tượng đó.

5


2. Thành tựu kinh tế Việt Nam những năm gần đây
(2016-2020)
 Kinh tế vĩ mô phát triển
Kinh tế tăng trưởng từng
bước vững chắc và ngày càng
được cải thiện, quy mô kinh tế

mở rộng, các cân đối lớn của
nền kinh tế được bảo đảm.

Giá cả hàng hoá tương đối ổn
định, lạm phát được kiểm sốt.

Chính sách tiền tệ chủ động,
linh hoạt, thị trường ngoại hối và tỉ
giá đi vào ổn định, lãi suất giảm
dần.

Cơ cấu thu chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng
thu nội địa, các nhiệm vụ chi cơ bản được thực hiện theo đúng
dự toán, tăng tỉ lệ chi đầu tư phát triển, giảm chi thường xuyên,
bảo đảm các mục tiêu về bội chi và nợ công.

6


Huy động nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng
lên, hiệu quả sử dụng dần được nâng cao, vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tăng mạnh và đạt mức kỉ lục.

Cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá được cải thiện rõ rệt,
chuyển từ thâm hụt sang thặng dư, cơ cấu xuất, nhập khẩu
chuyển dịch tích cực, bền vững hơn.

7



Thương mại trong nước tăng trưởng nhanh, kết cấu hạ
tầng thương mại phát triển nhanh chóng, nhất là các hình thức
bán lẻ hiện đại.

 Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng
trưởng, nâng cao năng
suất, hiệu quả và sức cạnh tranh
Mơ hình tăng trưởng chuyển dịch từ chiều rộng sang chiều
sâu, năng suất lao động được nâng lên rõ rệt.
Cơ cấu lại các lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế được
thực hiện quyết liệt và đạt nhiều kết quả tích cực.
8


Cơ cấu lại các ngành kinh tế đi vào thực chất, tiếp tục
chuyển dịch tích cực và đúng hướng, tỉ trọng công nghiệp chế
biến, chế tạo và ứng dụng công nghệ cao tăng lên.
Phát triển kinh tế vùng theo hướng tăng cường liên kết, kết
nối vùng, các tiểu vùng; tốc độ đơ thị hố tăng nhanh, bước đầu
gắn kết với cơng nghiệp hố, hiện đại hố và phát triển nơng
thơn.
Mơi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ,
doanh nghiệp thành lập mới tăng cao cả về số lượng và số vốn
đăng ký
 Thực hiện các đột phá chiến lược
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
đang dần được hoàn thiện theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội
nhập.
Quy mô nguồn nhân lực tăng trong tất cả các ngành, lĩnh
vực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong các ngành, lĩnh vực

đột phá; các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại được
ứng dụng nhanh chóng, rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, hệ sinh
thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia bắt đầu hình thành.
Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số
cơng trình hiện đại, nhất là hệ thống giao thông và hạ tầng đô
thị lớn.
3. Thời cơ và thách thức khi hội nhập vào kinh tế thế
giới:
3.1. Thời cơ
Ngày nay, trong thời đại tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế trở
thành xu thế chung của tất cả các quốc gia để phát triển. Hàng
hóa, dịch vụ, tiền tệ, vốn đầu tư của các nước đều có thể lưu
thơng, ln chuyển trên quy mơ tồn cầu; phân cơng và hợp tác

9


sản xuất cũng có thể diễn ra ở nhiều quốc gia; doanh nghiệp
của một nước có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, …
Nhờ hội nhập, Việt Nam mở rộng thị trường xuất, nhập
khẩu hàng hóa, dịch vụ; thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài,
các thành tựu khoa học – công nghệ, để đạt những thành tựu
phát triển như những năm qua. Trong những năm tới, những nền
tảng hội nhập kinh tế đã xây dựng, những hiệp định thương mại
tự do thế hệ mới đã ký kết sẽ có hiệu lực, những hiệp định mới
sẽ được ký kết, tiếp tục mở ra cơ hội cho Việt Nam phát triển.
Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ và
Trung Quốc thay thế hàng hóa của một số nước bị cản trở xuất
khẩu vào những thị trường này. Việt Nam có cơ hội thu hút các
nhà đầu tư nước ngoài và thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc

đầu tư vào Việt Nam để sản xuất hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ, đi
vịng tránh thuế quan cao và hàng rào thương mại của Mỹ với
hàng hóa Trung Quốc.
Sự phát triển của hệ thống internet và các mạng thơng tin
kết nối tồn cầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và
truyền bá tri thức. Điều này tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển
giáo dục, có hệ thống hạ tầng cơng nghệ thơng tin, cơ hội để
Việt Nam tiến vào hiện đại, phát triển theo hình thức rút gọn, đi
tắt đón đầu, phát triển kinh tế nhanh, rút ngắn khoảng cách về
phát triển kinh tế với các nước tiên tiến trên thế giới.
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Đơng Nam
Á, trở thành khu vực phát triển năng động, có vai trò quan trọng
để phát triển kinh tế thế giới. Trong khu vực, có nhiều nền kinh
tế lớn, tiềm lực tài chính, khoa học – cơng nghệ mạnh, phát
triển năng động như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan, có những thị trường lớn, các nguồn vốn đầu tư lớn. Là một
nước trong khu vực phát triển năng động này, thu hút được sự
10


quan tâm của cộng đồng quốc tế, tạo ra cho Việt Nam những cơ
hội phát triển
3.2. Thách thức
Hội nhập quốc tế đặt các doanh nghiệp Việt Nam, các sản
phẩm hàng hóa của Việt Nam trước thách thức phải cạnh tranh
quyết liệt với các doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa nước ngoài
ở cả thị trường nội địa và quốc tế. Doanh nghiệp Việt Nam chủ
yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơng nghệ thấp, tài chính hạn
chế, phải cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn, cơng nghệ
cao, tiềm lực tài chính hùng hậu, có những sản phẩm có thương

hiệu nổi tiếng trên thế giới. Hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam
tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, phần lớn là ở những
cơng đoạn có trình độ cơng nghệ thấp.
Hội nhập quốc tế, kinh tế Việt Nam đứng trước thách thức
sẽ chịu tác động trực tiếp, nhanh chóng từ những biến động
kinh tế từ bên ngoài, những biến động trên thị trường khu vực
và thế giới về giá cả, lãi suất, tỷ giá của các đồng tiền, nhất là
những đồng tiền có ảnh hưởng lớn; từ những thay đổi các luồng
hàng hóa, tài chính, đầu tư quốc tế và nghiêm trọng hơn là sự
tác động, ảnh hưởng rất nhanh của các cuộc khủng hoảng kinh
tế, tài chính. Nếu khơng chủ động có biện pháp ứng phó và nếu
nội lực của nền kinh tế yếu thì tác động đó sẽ gây ảnh hưởng
nghiêm trọng. Đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam còn đối mặt
với các thách thức từ những cuộc tấn công mạng vào hệ thống
quản lý đánh cắp dữ liệu, công nghệ, kế hoạch, các bí quyết
kinh doanh.
Khi hội nhập quốc tế, việc giữ vững, củng cố nền kinh tế
độc lập, tự chủ của đất nước cũng gặp những thách thức bởi
một tỷ lệ không nhỏ các yếu tố vốn, công nghệ, máy móc, thiết
bị, vật tư, nguyên liệu, ... là nhập khẩu từ nước ngoài và thị
11


trường bên ngồi có vai trị rất lớn, rất quan trọng đối với tiêu
thụ sản phẩm, hàng hóa mà nền kinh tế đất nước tạo ra. Hàng
hóa nước ngồi nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tạo ra thách thức
khi chúng chiếm lĩnh thị trường và đẩy hàng hóa Việt Nam ra
khỏi thị trường, bóp chết sản xuất trong nước.
Các điều kiện vay vốn nước ngồi càng dễ dàng, thuận lợi
thì nợ nước ngồi càng có khả năng, điều kiện tăng nhanh trở

thành thách thức lớn nếu sử dụng kém hiệu quả. Các dự án đầu
tư trực tiếp nước ngồi có thể trở thành thách thức lớn nếu quản
lý thiếu chặt chẽ, dẫn đến ô nhiễm môi trường, nước ta trở
thành bãi thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển. Việc
nhà đầu tư nước ngồi lợi dụng các chính sách ưu đãi, khai thác
tài nguyên, nguồn lao động giá rẻ của đất nước, khi hết thời hạn
ưu đãi, không thể khai thác tài nguyên và tận dụng lao động rẻ,
họ sẽ bỏ đi, để lại nhiều gánh nặng mà đất nước phải giải
quyết…
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo cho Việt Nam nhiều
thách thức lớn phải vượt qua để nắm bắt được cơ hội, chuyển cơ
hội thành hiện thực. Thách thức rất lớn đối với Việt Nam là tốc
độ phát triển rất nhanh của cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
những thay đổi, phát triển công nghệ diễn ra nhanh chóng trên
thế giới. Theo kịp tốc độ phát triển này đối với Việt Nam là một
thách thức lớn. Hơn nữa, ở Việt Nam chưa hình thành hệ thống
thể chế cho các mơ hình kinh doanh mới, bảo vệ sở hữu trí tuệ,
người tiêu dùng, xử lý tranh chấp, quản lý các hoạt động kinh
tế, sinh hoạt xã hội trong thời đại công nghiệp 4.0.
Để nắm bắt được cơ hội, Việt Nam phải đáp ứng tất cả các
yêu cầu đặt ra, địi hỏi đất nước phải có trình độ cao về khoa
học – cơng nghệ, có nguồn nhân lực chất lượng cao, từ cán bộ
khoa học, sáng tạo công nghệ, thiết kế sản phẩm đến những
12


người trực tiếp sản xuất; đòi hỏi những thay đổi về tâm lý, thói
quen sống

của người dân; thay đổi tổ chức, quản lý hệ thống


chính quyền các cấp, các ngành. Khơng vượt qua được những
thách thức nhỏ này, thì thách thức lớn nhất đối với Việt Nam sẽ
là tụt hậu xa hơn so với các nước khác.
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương có sự cạnh tranh ảnh
hưởng mạnh mẽ, kìm chế lẫn nhau giữa các nước lớn, đặc biệt
là Mỹ và Trung Quốc. Tranh chấp chủ quyền Biển Đơng giữa các
nước rất căng thẳng, có nguy cơ gây mất ổn định khu vực. Giữ
vững chủ quyền biển đảo là thách thức lớn đối với Việt Nam.
4. Đề xuất giải pháp để hội nhập có hiệu quả
4.1. Nguyên tắc hội nhập
Hội nhập phải dựa trên nguyên tắc độc lập tự chủ và nhằm
mục đích tối thượng là quyền lợi của đất nước, của dân tộc,
khơng vì tác động hay sức ép của bất kỳ thế lực nào khác.
Coi chủ động và tích cực hội nhập như một phương châm
trong hội nhập quốc tế, biết sớm nhận ra những xu thế mới, chủ
động dự báo và xử lý linh hoạt mọi tình huống phát sinh; nhận
ra và tận dụng thời cơ nhằm mang lại lợi ích cho đất nước.
4.2. Giải pháp
 Xây dựng và mở rộng hệ thống tài chính – tiền tệ.
 Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả;
nâng cao sức cạnh
tranh của các doanh nghiệp.
 Xây dựng chính sách thuế phù hợp.
 Cải cách hành chính nhanh chóng, tồn diện và hợp lý.
 Chú trọng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao.
 Xây dựng những chính sách phù hợp để thu hút vốn đầu tư
và sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn này.

13


 Có chính sách hợp lý phát triển kinh tế nông thôn, sử dụng
hợp lý nguồn
lao động.
 Đẩy mạnh nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến.
 Ln lưu tâm vấn đề chủ quyền dân tộc, môi trường đảm
bảo phát triển
bền vững.
 Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, các cơng trình giao
thơng, đặc biệt là
đánh giá đúng tiềm năng giao thông sắt và thủy cũng như
đường hàng khơng, đường ống.

KẾT LUẬN
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay,
Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung đang có nhiều cơ hội
cũng như đang đối mặt với nhiều thách thức. Điều quan trọng là ta phải biết nắm
bắt cơ hội, khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh để vượt qua những
thách thức. Nhận thức được điều này, ta cần có những chính sách hợp lý để hịa
nhập có hiệu quả và đảm bảo “hịa nhập nhưng khơng hồ tan”.
Qua bài tiểu luận này, tơi hy vọng mang đến được cái nhìn sâu sắc hơn,
cũng như thể hiện quan điểm, suy nghĩ của mình về việc vận dụng nguyên lý về
mối liên hệ phổ biến vào hội nhập kinh tế thế giới.

14


1.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả
thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và
phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2026,
/>
2.

621157/ , Thứ Ba, 20-10-2020, 04:44
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác – Lê-nin, 2019, Hà

3.

Nội
PGS.TS Nguyễn Văn Thạo, Những cơ hội và thách thức đối với phát
triển kinh tế của Việt Nam, 2019, />
15



×